Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

CHƯƠNG III NGHĨA VỀ VỊ TRÍ ĐỐI VỚI MỘT DOANH NGHIỆP



NHỮNG LƯU Ý VỀ CƠ SỞ HÀNH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NHÂN THEO QUAN ĐIỂM PHONG THỦY

Đối với doanh nhân, mục tiêu là tìm một nơi có điều kiện sinh lời và phát triển. Vì vậy họ cần quan tâm đến các phép phong thủy để cầu điều lợi ích, tìm “vị trí” kinh doanh, ta nên hiểu “vị trí kinh doanh” với một nghĩa rộng. Nó không chỉ nói về nơi kinh doanh mà còn đề cập đến vị trí sắp xếp nội thất, vị trí sắp xếp các phòng, ban, thậm chí vị trí sắp xếp hài hòa; nơi treo biển hiệu, treo bảng quảng cáo…

1. Nơi xây dựng cơ sở doanh nghiệp

Muốn có nơi xây dựng cơ sở doanh nghiệp, ta tham khảo phần hai, chương một để tìm một thửa đất, hay để mua một cơ sở có sẵn hợp với chủ doanh nghiệp và với các ý nghĩa đẹp tốt, phát đạt v.v…

Ví dụ: Một khu đất bằng phẳng, xung quanh cũng bằng phẳng (bằng phẳng tự nhiên) không do con người san lấp mà thành) xây dựng cơ sở doanh nghiệp đây sẽ tiến phát; ngày càng có thêm tiền của.

Một thửa đất có môi trường hành thủy (tức là môi trường có ao, hồ, các nhà xung quanh có hình thù dị dạng và cơ sở kinh doanh làm bằng nhiều chất liệu gỗ, cột không tròn trĩnh. Mà cửa xây dựng theo Hành Mộc). Thủy sinh Mộc, như vậy kinh doanh hay thực hành mọi ngành nghề sẽ rất thuận tiện và phát đạt nhanh.

Khu đất gần chợ lợi cho kinh doanh. Cơ sở kinh doanh không nằm trên nơi lõm khuất của phố, của đường lộ và không bị các nhà xung quanh che lấp từ xa khó nhìn thấy.

Nơi có đường lớn nhân). Kinh doanh ở hội.

phía Nam của cơ sở (tính theo hướng khí của doanh vị trí này sẽ giàu, có danh tiếng trên thương trường và xã

Nên tránh ở phương Đông hay phương Bắc của nhà có đại lộ. Ở vị trí như vậy thì việc kinh doanh sẽ không tốt.

Trong môi trường Mộc (khu đất thuộc Hành Mộc) có nhiều cây; cây cối xanh tươi, có nhiều nhà làm bằng chất liệu gỗ. Nhà của doanh nghiệp được kiến trúc có mái nhọn, có tháp nhọn, mái dốc. Nhà cửa có góc cạnh có cột tròn to cao v.v… Nghĩa là cơ sở phải kiến trúc theo dạng thuộc Hành Hỏa. Mộc sinh Hỏa. Ở vị trí có môi trường thuộc Hành Mộc mà cơ sở thuộc Hành Hỏa sẽ phát tiến, tính toán thông minh, tài chính thành công; nghề nghiệp hưng thịnh.

2. Sắp xếp vị trí nội thất

Theo quan điểm phong thủy cơ sở kinh doanh cũng giống như cơ thể con người. Ví trí điều hành của giám đốc ví như cái đầu. Vị trí của thủ quỹ như dạ dày thông với miệng và vị trí kinh doanh ví như trái tim con người vậy.

Từ quan niệm phong thủy, ta không nên tùy tiện, sắp xếp các vị trí nội thất được.

Vị trí phòng điều hành nên đặt ở góc chéo với cửa vào. Ở vị trí này sẽ bao quát được toàn bộ các vấn đề của cơ sở.

Vị trí quầy thu ngân phải bố trí ở cung của cải trong “Bát quái định vị”. Nếu không thể đặt được ở cung của cải thì nên bố trí nó ở gần và chéo với cửa ra vào, không nên ngang với cửa ra vào. Ở vị trí này, người thủ quỹ sẽ quan sát được khách ra vào.

3. Hàng hóa hay nơi sản xuất cần sắp xếp khu vực trung tâm, dễ thấy, dễ nhìn và cần phải sáng sủa và riêng biệt. Không sắp xếp lộn xộn chủng loại hàng hóa hoặc theo các trình tự công đoạn sản xuất.

Ví dụ: Các loại hàng tạp hóa được sắp xếp theo nhóm hàng. Cửa hàng sách báo được phân loại càng tỉ mỉ càng tốt, giúp người mua không bị rối trí. Các kệ sách cũng phải đóng theo kích thước hợp lý, bố trí thoáng khí để tránh ẩm ướt.

Ví dụ: Kích thước kệ sách theo “Âm Dương hữu dụng”.

Vị trí treo biển hiệu, cũng rất quan trọng. Biển hiệu là tên, là thương hiệu. Nó được công chúng hóa. Nó mang tính thông báo và khẳng định. Trên biển hiệu có tên doanh nghiệp – nơi tàng chứa “khí lực” của ban điều hành và ý nguyện của nân viên… Biển hiệu có màu sắc, số chữ và tên, ý nghĩa “số hóa” mang số biểu lý nhất định (tham khảo ở phần sau và sách “dự đoán tương lai qua số hóa” của cùng tác giả) để hiểu thêm và ứng dụng cho có lợi nhất, may mắn và tiến phát. Vì các lý do trên, biển hiệu cần được treo trang trọng, vừa tầm và đúng hướng khí của doanh nhân.

Bố trí ở nơi dễ thấy, sáng sủa, không bị che, bị khuất và biển hiệu cũng không được che lấp cửa chính hay cửa sổ, vì các cửa đều là cửa khí.

Thế núi thuộc Hành Hỏa, gần khu này nên làm nhà mái bằng (Hành Thổ) để hưởng theo phong thủy ngũ hành

Bảng quảng cáo cũng có tầm quan trọng nhất thời hoặc lâu dài. Nó đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Vì thế nên:

Biển quảng cáo cần được treo ở vị trí nổi bật và cố định. Ta cần tránh ý nghĩ tùy tiện, thích treo đâu cũng được (hôm nay treo chỗ này, ngày sau treo nơi khác). Theo phong thủy, nó không “định khí” vì vậy mà biển quảng cáo không tạo thành “khí lực” để có thể giúp ta thực hiện được ý đồ của mình khi quảng cáo.

Ví dụ: Các tiệm tóc, cửa hàng trang phục… biển quảng cáo thường lâu dài nên chọn vị trí quảng cáo hợp quan niệm phong thủy.

Rạp chiếu phim, các cửa hiệu kinh doanh v.v… Biển quảng cáo có tuổi đời ngắn nên không khắt khe quá. Song càng cần có tác dụng phong thủy.

Dù ngắn hay dài về thời gian quảng cáo, các doanh nhân càng cần lưu tâm đến vị trí treo tại cơ sở của mình để đạt hiệu quả.

II. NGOẠI HÌNH CỦA CƠ SỞ DOANH NGHIỆP

Ngoại hình của cơ sở doanh nghiệp đóng góp nhiều vào sự thành công của doanh nhân.

Theo quan điểm phong thủy, các doanh nhân cần tham khảo ngoại hình kiến trúc phù hợp để tận dụng các lợi ích mà kiểu dáng kiến trúc của cơ sở mang lại.

Ở nơi có môi trường Thủy, nhà cần có dáng kiến trúc Hành Mộc. Nhà làm bằng vật liệu gỗ là chính. Công trình cần cao vươn lên mái có hình tán cây (nhà bốn mái). Mái nhà không nên quá dốc.

Ở nơi có địa hình thuộc Hành Mộc, ta nên xây dựng kiểu nhà Hành Hỏa (nhà có mái dốc nhọn, sơn màu sáng…). Chỉ có 2 Hành trên là phù hợp với doanh nghiệp.

Ở khu doanh nghiệp rộng, nếu ta xây nhà không có tầng, ta không xây tường cao hơn 2m. Nếu tường cao hơn 2m, nó sẽ che chắn hết sinh khí vào cơ sở. Nếu cơ sở là kiến trúc cao tầng, nhiều tầng (ví dụ 10 tầng) ta cần xây tường bao cao hơn 2 mét để tạo sự hài hòa về cấu trúc. Và để sự cân bằng Âm Dương trong khu doanh nghiệp này, ta cần có một khoảng sân lộ thiên để thu nạp và chứa khí thiên địa tốt.

– Cổng vào khu doanh nghiệp cần rộng, hài hòa với tổng thể. Cổng là “miệng” nạp khí theo ý nghĩa phong thủy. Theo ý nghĩa quy mô cổng cần phù hợp với dòng người qua lại cổng, nhằm không gây ách tắc hay thưa loãng. Cả hai tình trạng này đều bất lợi.

4. Bố trí các khu phụ cận trong khu doanh nghiệp.

Khu vệ sinh nên tránh gần cửa chính. Và không bố trí ở hướng Bắc và Đông Bắc hay Tây Nam của cơ sở.

Bãi đậu xe không nên bố trí ở hướng Bắc. Vì nó sẽ không lợi.

Khu ăn uống nên được bố trí ở hướng Nam hay Tây – Nam. Nhà bếp nên để ở hướng Đông hay Đông – Nam. Nằm ở hướng này thuộc Hành Hỏa phù hợp với bếp đun nấu.

Tóm lại bố trí vị thế ngoại hình cho một khu doanh nghiệp để có phong thủy tốt ta cần.

Các cửa mở phải hợp “hướng khí” của tuổi của chủ doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, ta cũng cần nghiên cứu địa thế, địa hình. Nếu các vấn đề này không cho phép, ta cần dùng các phép phong thủy để sửa chữa thiếu sót. Các cách sửa chữa nhằm tạo khí và tránh ảnh hưởng xấu của thời tiết và địa hình.

Các cửa ra vào cần dễ lưu thoát khí; và dòng chuyển động của con người. Nơi có đủ ánh sáng tự nhiên và không khí thoáng mát. Nó gây hứng cảm đầu tiên cho khách.

Ta không nên đặt cầu thang ở giữa nhà. Miệng cầu thang không hướng thẳng ra cửa chính. Bố trí như vậy theo quan niệm của phong thủy là sẽ làm buột khí, tài chính sẽ tiêu tán dần.

Không kể tuổi doanh nhân, hướng cầu thang nên tránh hướng Tây – Bắc. Hướng có 3 cung vị “Hợi”, “Càn” và “Tuất”. Đó là các cung vị không lợi về tài chính của một khu doanh nghiệp.

III. BÀN THÊM VỀ LONG TƯỢNG CÁC DÒNG NƯỚC

Long tượng là chỉ các dòng nước chảy như sông, suối, ngòi, rạch, kênh, mương v.v…

Long tượng chỉ về nguồn sinh khí được chuyển vận. Long tượng vì thế chỉ đem lợi lộc về tài chính đến. Song nếu nó chảy thẳng và siết thì do nguồn khí mạnh của nó sẽ là “ác khí” gây hại.

1. Long tượng đem lợi

Dòng nước chảy tới ôm vào một bên sườn nhà sẽ đem lợi tài chính cho nhà đó.

Nếu dòng nước chảy tới rồi rẽ đi luôn là điềm lợi đến lái buột đi không được hưởng nữa.

Dòng nước từ hướng Bắc (cung Nhâm, Tý, Quý) chảy tới phía Canh, Tân rồi ra phía trước nhà là “cách giàu to” (đại phú).

Như vậy, hướng khí của ngôi nhà này là Đinh, Ngọ, Bính. Dòng nước chảy về từ phía Bạch Hổ vòng qua trước.

Dòng nước chảy từ cung Khảm (thuộc Thủy) hay các phương khác đến phía trước nhà đổ vào một hồ, đầm lớn v.v… cũng thuộc cách đại phú. Nhưng dòng chảy từ hướng Bắc là tốt hơn cả so với các hướng khác chảy từ sau ra trước.

Hai nhánh dòng nước bao lấy thửa đất là cực quý “sinh khí nhị long” rất dồi dào sinh khí làm cho “cù lao” này hưởng nhiều lợi và nhiều hào kiệt sinh ra đấy.

Dòng chảy lượn quanh co trước nhà cũng sinh của cải.

2. Long tượng đem sát khí

Dòng nước chảy thẳng vào nhà rồi rẽ ngang đem điều không tốt cho gia trạch hay thửa đất.

Dòng nước chảy ngang phía trước thẳng đi không có lợi lộc gì mà nó còn kéo theo sinh khí của gia trạch.

Trước nhà có dòng nước chảy đâm thẳng vào. Tuy nó dừng ở một điểm nhỏ (ao, hồ, vũng) phía trước, song nó vẫn là dòng ác khí gây hại cho gia trạch. Ví dòng chảy như vậy giống một mũi tên bắn vào một đích (ao) mà bóng của cái đích đó là nhà.

Cách gọi long

Những gia trạch thiên phong thủy và có điều kiện đất rộng thoáng, họ thường đào một cái ao trước nhà.

Ao này là thế “Minh đường dụ long”. Ý nghĩa nó là nơi ngưng tụ “khí rồng” sẽ tạo nguồn của cải cho gia trạch.

Những cung vua, phủ chúa được kiến tạo nhiều ao hồ như vậy trước cung.

Những nhà hào phú thường có nhà thủy tạ trên hồ nước với các hòn giả non.

Hình tượng ao trời có Bạch Hổ và Thanh Long phò trợ.

Thời xưa ở Trung Hoa phái “Thủy Long” – một trường phái phong thủy thiên về “nước thế” đã đề xướng nhiều ý tưởng về mô hình “dụ Long” mô hình “Minh Đường” v.v… bằng cách tạo các kênh đào, ao, hồ (nhân tạo) để giúp các gia chủ muốn phát phú (muốn giàu có) được toại nguyện.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.