Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

CHƯƠNG IV NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI CHỌN “HƯỚNG KHÍ”



các phần trên, ta đã có kiến thức về 3 phương pháp chọn “hướng khí” theo phép phong thủy. Đó là về phía chủ quan. Vậy ta còn cần lưu ý gì thêm về vấn đề này?

CHÚ Ý MÔI TRƯỜNG QUANG CẢNH

Không chọn “hướng khí” mà đối chiếu với môi trường bên ngoài bất lợi. Mặc dù “hướng khí” của ta được coi là tốt đối với ta. Song nếu các yếu tố bên ngoài tác động ngược lại, gây hại cho chủ nhân ngôi nhà thì ta nên chọn hướng khác, căn cứ vào 3 phương pháp đã cung cấp ở trên để tránh.

Ví dụ: hướng ta chọn tốt nhưng nó lại trông ra một nghĩa trang; một khu thờ cúng; một vực sâu v.v… thì dứt khoát ta phải chuyển dời cửa chính v.v… (tham khảo ngoại cảnh xấu đối với nhà ở…).

II. CHÚ Ý HUYỀN QUAN – CỬA CHÍNH

Cửa chính (Huyền Quan) được các nhà phong thủy Trung Hoa xem như cái miệng của con người, nơi nạp và thải khí, nạp và thải năng lượng v.v… Nó rất quan trọng.

Chính vì lẽ đó mà cửa chính không nên bị quan niệm phong thủy) trước bên ngoài, chủ các vật cản trở hay xâm hại (theo yếu từ đối diện mặt tiền.

Ví dụ: cửa chính đối diện với một góc nhọn của tường nhà đối diện.

Ở cách trước cửa nhà có cây to dáng như một cái nạng cao su (có 2 cành to chẽ) song ta lại không được phép đốn bỏ cây đó, cành cây đó, ta cũng nên chuyển hướng cửa chính sang điểm khác.

Ở cách trước cửa nhà là một cái ao, hồ, đầm v.v… mà các thứ đó có một góc nhọn đâm thẳng vào cửa chính (Huyền Quan) cũng cần tránh lệch đi hoặc chuyển sang phương vị khác để tránh điều bất lợi. v.v… (tham khảo ở phần khác).

Ngoài cửa chính thì cổng chính cũng rất quan trọng, cửa chính là “miệng” của nhà, còn cổng là “miệng” của cả thửa đất. Vì vậy nó cũng có ý nghĩa và có những điều cần tránh như đối với cửa chính (Huyền Quan).

Tất nhiên trong thực tế (phần lớn nhà sát đường phố) nhiều nhà ở chỉ có cửa chính. Nó vừa là cửa chính vừa là cổng nhà.

Những thửa đất cho phép ta có cả cửa chính và cổng nên ta cần tìm một hướng cho cổng ở góc khác hay lệch khỏi cửa chính và cũng ở một phương vị tốt khác nữa.

Lúc này cổng đóng vai trò chủ đạo và nó cần phải tránh các ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài. Nó đã thay cho cửa chính.

Không chỉ người châu Á mà cả người châu Âu, châu Mỹ v.v… cũng rất chú ý đến xây dựng cổng. Các kiến trúc cầu kỳ và tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về cửa hay cổng của các khu hay cung điện, nhà thờ v.v… Người Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Pháp, Italy, Ai Cập v.v… cũng đều tôn trọng phép “kiêng kỵ”. Theo quan niệm của mỗi dân tộc, khi bố trí cửa hay cổng với những quy tắc kiến trúc và mỹ thuật.

Như vậy, “phép phong thủy” đã được con người áp dụng ngay ở góc độ này (hướng khí). Nó đều mang tính khoa học và là kinh nghiệm sống đã được tích lũy, đã rút ra quy tắc từ hàng ngàn năm trước.

Ta cũng không nên áp đặt đúng chính phương của một hướng chính nào. Đó là phương chính Bắc, chính Nam, chính Đông hay chính Tây.

Khi ta chọn một trong 4 “hướng khí” này, ta nên chỉnh lệch đi 1° đến 5° là tốt nhất.

Ví dụ ta chọn hướng chính Nam thì nên xây mặt tiền hướng cửa hay cổng (tùy điều kiện thực tế) lệch đi 1° đến 5° độ la bàn. Nó đảm bảo tính giao động của dòng khí và “tiến động” của trái đất lên quỹ đạo.

CHỌN ĐỊNH “HƯỚNG KHÍ” DỰA VÀO QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT “NGŨ HÀNH” TRUNG HOA

Thuyết Ngũ Hành (đã trình bày ở phần thuyết Ngũ Hành) không chỉ phân định các hướng theo các hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Mà để chi tiết thêm họ còn phân định cả các giờ (12 giờ can chi) cũng mang thuộc tính các hành cụ thể.

Vậy phép phong thủy định “hướng Khí” cho một chủ sở hữu của (nhà ở, văn phòng, công xưởng v.v…) dựa vào Ngũ Hành là gì? Đó là dựa vào giờ sinh của chủ sở hữu ấy đã định “hướng Khí” cho công trình của họ.

2. Hành của các giờ quy đổi Âm – Dương lịch

Giờ sinh theo Ngũ Hành và định hướng khí tham khảo dựa vào “Bát quát hướng”

IV. NHẬN XÉT TỔNG HỢP VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH “HƯỚNG KHÍ” VÀ CÁC KIẾN GIẢI KHI ÁP DỤNG TÌM “HƯỚNG KHÍ”

1. Xác định “hướng khí” cho một công trình là hết sức quan trọng

Ai có quan điểm tôn trọng phép phong thuỷ trong xây dựng thì không thể xem nhẹ. Đây là bước đầu tiên cần đề cập đến khi ta có một thửa đất mà ta dự định xây dựng một công trình trên đó.

Quan sát thửa đất, các tác động của môi trường là bước đầu khi ta khảo sát để đưa vào ý tưởng xây dựng công trình. Đó là nhà ở, biệt thự, văn phòng, công ty, nhà xưởng, cửa hàng v.v… Ta cần phải nghĩ ngay đến “hướng khí” tốt, xấu hay là hướng nhà có hợp phép phong thủy hay không. Quan sát để ta chọn hướng cho công trình.

Ngay cả khi mua một công trình đã xây dựng sẵn, ta cũng phải nghĩ ngay tới “hướng Khí” xem nó có hợp hay không hợp với chủ không. Ta có thể cải tạo để chuyển đổi “hướng khí” không được.

2. Định hướng căn cứ thực địa

Từ thực địa của công trình, ta vận dụng các phương pháp định “hướng khí” hay hướng của cả công trình đó để chọn lựa lấy một hướng thỏa mãn được tất cả, hay một phần mà thực tế ấy cho phép.

Những phần không thuận (không phù hợp) cần được cân nhắc kỹ. Nếu những khiếm khuyết ấy có thể cho phép khắc phục (cũng bằng các phép phong thủy), ta có thể chấp nhận. Nếu thực tế công trình không phù hợp với ta. Các phép khắc phục lại quá phức tạp, phiền hà, thì tốt hơn hết ta tìm thửa đất khác; công trình đã xây dựng sẵn có khác. Mục đích là để có một công trình phù hợp với ta hơn.

Chọn hướng khí ta cũng không nên quá cầu toàn.

Ta chỉ cần áp dụng một trong các phương pháp mà ta đã được tư vấn phù hợp để thực hiện. Ta không nên đưa tất cả các phương pháp vào để tìm chọn.

Các phương pháp đã đưa ra là đi từ tổng thể đến chi tiết; nhằm giúp ta lựa chọn “hướng khí” được rộng rãi hơn. Các phương pháp đã nêu mở rộng khả năng chọn hướng và cả phương pháp xử lý để khắc phục những vấn đề mà thực địa và thực tế không thể đáp ứng được, hay nó không cho phép ta đạt được ý nguyện.

Chọn một phương pháp định “hướng khí” đơn giản. Tổng thể đối với chủ sở hữu là điều kiện “cần” còn điều kiện “đủ” thì ta nên cho là thứ yếu để giúp ta tạo được, chọn được một “hướng khí” tạm vừa ý mà thôi.

4. Để hiểu kỹ vấn đề này ta xem xét một ví dụ cụ thể sau:

Một chủ là nam giới sinh năm Giáp Thân 1944, hay Mậu Thân năm 1968…

Có hướng khí Tây – Nam – quẻ Khôn.

Như vậy chủ nhà này chỉ cần hướng mặt tiền nhà hay cửa chính vào hướng Tây – Nam là được.

Nếu tính hướng quẻ là “Khôn” ta xét thêm quẻ Khôn có 8 phương vị tốt, xấu. Ta xem có phương vị nào phù hợp.

Nếu hướng Tây – Nam mà theo quẻ “Khôn” trong “Bát cẩm trạch” không được phương vị vừa ý thì ta chuyển hướng cửa chính vào phương vị tốt hơn. Như thế là giản đơn hướng khí. Nếu cách trên cũng không được nữa và nếu ta cầu kỳ thì phải thay hướng phòng ở, bàn thờ, bếp cho thật đúng phương vị tốt là được.

Tính về phương vị độ, ta còn có thể áp dụng thêm phương vị độ la bàn theo “quẻ” dịch lý đã trình bày.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.