Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

CHƯƠNG IV SỬ DỤNG MÀU SẮC THEO PHONG THỦY



MÀU SẮC THEO PHÉP PHONG THỦY TUỲ VÀO TUỔI.

Trong phong thủy việc sử dụng màu phù hợp với tuổi (tính tuổi Âm lịch theo hàng chi mà không tính kèm theo, hàng can).

Các tuổi theo hàng chi gồm: Tuổi Tý, tuổi Sửu, tuổi Dần, tuổi Mão, tuổi Thìn, tuổi Tị, tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tuổi Thân, tuổi Dậu, tuổi Tuất và tuổi Hợi.

Mỗi tuổi phù hợp với một số màu sắc. Việc dùng màu phù hợp để trang trí trong phòng riêng sẽ tạo sự thoải mái, dễ chịu cho chủ nhân…

Sự khác biệt màu sắc được phân biệt trong phong thủy cho từng tuổi khác với màu sắc hợp tuổi theo “ngũ hành” (tương sinh tương khắc với mệnh). Màu sắc hợp mệnh lệ thuộc cả can và chi của chủ nhân – ví dụ: ai có mệnh thủy thì hợp với mầu: Trắng, đen, xanh, mệnh hỏa thì hợp với các màu hợp: đỏ, vàng, da cam, vàng đỏ v.v… Ta muốn xác định được người nào thuộc mệnh gì thì phải biết tuổi với cả can và chi. Ví dụ: tuổi Giáp Thân thuộc Thủy – nước trong suối). Nhưng với tuổi Mậu Thân lại thuộc hành thổ (đại trạch thổ – đất nền nhà); tuy cả hai đều là tuổi Thân. Như vậy ta thấy cùng tuổi Thân song nếu một tuổi mà khác hàng can đi cùng sẽ khác “Mệnh” và đương nhiên nó sẽ phù hợp với một màu sắc khác. Bởi vì với các màu hợp “Mệnh” có tính thường xuyên gắn kết với người như: áo quần, đồ trang sức, đồ dùng cá nhân. Nghĩa là mọi thứ luôn theo người. Các màu đó có màu phù hợp với “Mệnh” sẽ làm ta thư thái, thích thú ta không có cảm giác bức bách, khó chịu và nó góp phần làm tăng sức khoẻ, lý do là các màu ấy tương sinh, là hợp “mệnh” ta. Ví dụ ai mệnh Hoả nếu mặc áo quần màu mạnh như: đỏ, vàng hay họ có thể đeo đồ trang sức có đá Rubi, Topa sapire có màu vàng hay các đá quý có màu đỏ khác…

Ai mệnh thủy nên mặc áo quần mầu trắng, xanh, đen, đeo đồ trang sức như bạch ngọc, ngọc xanh lý… các loại sapire màu huyền. Vì mệnh của họ là mệnh thủy nên không hợp Rubi, mã não hay các đồ trang sức gắn đá quý có màu sắc thuộc tính dương. Cứ như vậy ta suy ra các mệnh khác.

Đối với nội ngoại thất công trình, phép phong thủy về màu phù hợp chỉ có tính tương đối. Vì nội thất không mang tính riêng chủ “thư từ” cho nên ta chỉ cần tính tuổi Âm lịch hàng chi là được. Căn cứ vào tuổi hàng chi ta sơn phòng ở, sắm đồ dùng nội thất cho phù hợp thì rất hay.

Bảng màu hợp tuổi theo phép phong thủy.

MÀU SẮC CHO MỘT CÔNG TRÌNH, MỘT BẢNG HIỆU

Màu sắc trong quan niệm phong thủy

Màu sắc được áp dụng cho công trình, cho bảng hiệu, cho nội ngoại thất nhằm tạo ra sự hài hoà, tươi mát, tạo cho tâm lý thoải mái ngoài ra còn giúp khắc chế nhau để làm giảm tác dụng giữa các màu. Nghĩa là tạo sự hài hoà về Âm – Dương (theo thuyết Âm Dương) ví dụ trong một căn phòng không thể trang trí các thứ đều có cùng một màu đơn điệu. Màu có thuộc tính thuần dương (Màu mạnh) hay màu có thuộc tính thuần âm (màu nhạt) nó sẽ làm cho ta có những cảm giác khác nhau và không tồn tại các dạng tâm lý cân bằng, bình ổn, vui mắt khác nhau.

2. Màu sắc trong phong thủy mang tính chất chung dung

Nó không chỉ dành riêng cho mình ông chủ, mà nó còn ảnh hưởng tới mọi thành viên sống, hay làm việc ở trong cùng một công trình đó.

Màu sắc trong phong thủy gây ra nhiều tác dụng, nó gây ấn tượng hay khêu gợi, gây chú ý hay tạo khí hậu và lôi cuốn v.v…

Việc phối màu nếu được tuân thủ phép phong thủy, ta sẽ đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy việc sử dụng màu sắc là một nghệ thuật. Trong đó, kiến thức phong thủy theo Âm Dương và các triết lý của 2 thuyết ngũ hành luôn luôn là cơ sở khoa học.

Do tính “chung dung” nên phép phong thủy áp dụng màu, ta chỉ tính tuổi Âm lịch với mình hàng Chi, tức các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ta không cần tính đến tuổi Giáp Tý hay Bính Tý, Mậu Tý…

Cách tính như vậy làm cho việc vận dụng mầu sắc được mở rộng.

MÀU SẮC THEO PHONG THỦY ĐỀ CẬP ĐẾN HƯỚNG

Màu sắc theo hướng

Áp dụng màu sắc theo hướng dành cho xử lý ngoại thất (bên ngoài một công trình, hay một biển hiệu treo ngoài cửa hàng, công ty, văn phòng v.v…).

Với một công trình, ta dùng màu sơn hay màu vôi để sơn quét mặt tiền (hướng khí) ta nên vận dụng phép phong thủy để có được hiệu quả. Theo phép phong thủy, có màu hợp với hướng này và có màu hợp với hướng khác trong 8 hướng, như vậy ta thấy không phải hướng nào cũng phù hợp với bất cứ màu sắc nào. Một màu ở hướng này thì có lợi. Song cũng màu đó nếu ở hướng khác lại mang đến điều bất lợi.

Màu sắc theo phép phong thủy là kết quả nghiên cứu Địa lý. Các nhà Địa lý nghiên cứu kỹ lưỡng và đã rút ra ảnh hưởng tới màu sắc, sự ảnh hưởng ấy chính là sự ảnh hưởng của các tia bức xạ từ 8 hướng tới màu sắc. Nói khác đi, màu sắc sẽ được tăng cường hay sẽ bị khắc chế, hấp thụ hay phản chiếu các bức xạ của tự nhiên.

Ví dụ: Màu sắc thâm, đen thì hấp thụ nhiệt – tia nóng mặt trời nhiều, mầu trắng lại phản chiếu, kém hấp thụ các loại tia xạ tự nhiên. Ở mỗi phương, hướng. Các tia xạ không đồng nhất ở tất cả các hướng và rất khác nhau. Ví dụ phương Đông và phương Tây thì bức xạ nhiệt lớn hơn, mạnh hơn phương Bắc và phương Nam…

Màu sắc và các bức xạ có mối liên quan mà con người đã hiểu biết từ lâu và đã ứng dụng vào đời sống. Hàng ngày, người dân ở xứ nóng bức, nhiều ánh sáng thường mặc đồ trắng, như dân cư các nước Ả Rập ở châu Phi. Dân cư xứ lạnh lại chuộng y phục đậm màu, họ ít dùng y phục có màu trắng, sáng bóng.

Việc dùng màu sắc cho bên ngoài của một công trình theo phép phong thủy cũng nhằm triệt tiêu hay tăng cường các hiệu ứng của môi trường đối với chúng.

IV. MÀU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

1. Bảng màu sắc cơ bản quan hệ tới các phương hướng.

Theo bảng trên, ta thấy thiếu một số màu cơ bản cũng như các màu pha trộn (màu pha trộn thì vô cùng phong phú).

Những màu cơ bản theo phương, hướng ở trên là đặc trưng nhất về việc có lợi và không có lợi. Như vậy nếu các màu sắc không đề cập trong bảng trên ta có thể tuỳ ý áp dụng phối hợp sao cho phù hợp với sở thích riêng. Khi sử dụng màu cho các bảng hiệu, phép phong Thủy khuyên ta nên dùng xen kẽ hoặc 3 màu hoặc 5 màu, nghĩa là trên bảng hiệu, ta thấy có mặt của 3 màu hay 5 màu khác nhau.

2. Ý nghĩa

nghĩa của sự hợp tố này là: Số 3 tượng trưng cho sự lớn mạnh, vững vàng. Theo nghĩa dịch 3 là bắt đầu của sự phát triển. Số 5 tượng trưng sự đầy đủ, cân đối, theo Ngũ Hành, nó trọn đủ năm Hành sinh, khắc luân hồi; nó phản ánh nguyên lý tạo ra sự hài hoà, bình ổn và phát triển cân bằng. Một yêu cầu cơ bản của nhịp sống trên trái đất. Hai thế giữa chính tà đúng sai, thiện ác, bao giờ cũng cùng tồn tại để phát triển theo vòng 5 hành sinh và khắc.

MÀU SẮC VỚI CÁC “KHÍ”

Màu sắc với ý nghĩa phong thủy là sự hài hoà cả “Thiên và Địa”, phát hiện ra sự hài hoà để áp dụng là công sức tìm tòi, trải nghiệm của các nhà nghiên cứu phong thủy trên cơ sở một sự tổng hợp các kiến thức khoa học trong nhiều lĩnh vực, thiên văn, địa lý, kiến trúc, vật lý địa cầu (địa vật lý) hội hoạ, văn hóa, tập tục… và cả trên cơ sở 2 thuyết Âm Dương và ngũ Hành cũng như vận dụng cả Dịch lý, Bát quái để bổ trợ thêm.

Dùng màu sắc cho một công trình với quan điểm phong thủy không chỉ cần phù hợp cho phần ở ngoại thất (phía bên ngoài công trình) mà còn cần phù hợp hài hoà ở cả nội thất (phía bên trong công trình) và các đồ nội thất cơ bản nhất như: bàn ăn, bàn làm việc, giường, tủ, kệ… các vật trang trí như Đèn, bình, lọ, tranh ảnh, tượng, cây cảnh, (màu sắc cây màu lá)… Ta nên nhớ rằng màu sắc đặc biệt quan trọng trong trang trí nội thất. Sử dụng màu sắc nội thất nói chung sao cho ta cảm thấy được thư giãn hay hăng say, mê đắm… khi ta ở trong đó. Nó phải vừa vui mắt, vừa khoa học, vừa tinh tế, vừa khích lệ, ví như phòng ngủ cần các màu gây cho ta cảm giác yên tĩnh, mát dịu, phòng làm việc cần các màu gây hưng phấn, phòng khách cần các màu tươi sáng, rộng mở, phòng ăn lại cần các màu ấm cúng….

Màu sắc cũng mang thuộc tính Âm, Dương. Theo thuyết Âm Dương, phong thủy quan tâm tới sự hài hoà, cân bằng. Sự cân bằng Âm, Dương tạo hiệu ứng tâm trạng cho chủ nhân trong cuộc sống hàng ngày. Thường gần 1/2 cuộc đời của một con người là sống trong một căn nhà cùng các đồ nội thất.

– Các màu sắc thuộc Dương như vàng, đỏ, tím… (Các màu sáng, mạnh).

Các màu sắc thuộc tính Âm như: Các màu xanh, (Xanh lục, xanh lam, xanh lơ, xanh da trời…) Các màu thẫm, như (đen, sạm…).

3. Sử dụng sự tương phản Âm Dương cần quân bình

Việc sử dụng màu cần cân bằng Âm dương. Nó không quá mạnh, gây sự khô khan, chói tức. Màu sắc phản chiếu ánh sáng tuỳ cấp độ. Vì vậy, thuật sử dụng màu sắc nhằm tạo hiệu quả và phân bổ ánh sáng hợp lý thêm trong nội thất của cả một công trình.

Áp dụng phép phong thủy trong sử dụng màu sắc không đòi hỏi sự bắt buộc cứng nhắc. Ta vận dụng sao cho vừa hài hoà tâm lý, sở thích vừa phù phợp với phép phong thủy để giúp ta có được một công trình hoàn mỹ, đem lại cho ta niềm vui và sức khoẻ lâu dài hay kinh doanh phát đạt, lôi cuốn được khách hàng.

Những yêu cầu về một biển hiệu. Như trên đã trình bày về màu sắc cho một biển hiệu gồm sự tương phản giữ các màu không thái quá; không nên bóng láng. Màu phù hợp với hướng treo biển, hợp với tuổi chủ nhân… Ngoài màu sắc ra, một biển hiệu còn cần đề cập đến: Tên cơ sở; kích cỡ của một biển hiệu theo phép phong thủy. Nghĩa là tên phải dễ đọc, dễ nhớ đặc biệt là tên không chỉ tượng trưng cho công việc của cơ sở mà còn nói lên ước nguyện, tinh thần và ý chí của ban giám đốc của người điều hành văn phòng, công ty, xí nghiệp, cửa hàng v.v…

Đặt tên là một yêu cầu khắt khe và cần thận trọng (bạn đọc có thể tham khảo cách tìm tên đẹp, qua quyển “Dự hoá” đã xuất bản) tham khảo để cách dễ dàng và khoa học. đoán tương lai qua phương pháp số ta có thể tìm được cái tên đẹp cho cơ sở một

1. Biển hiệu theo phong thuỷ

đây về phép phong thủy ta cần lưu ý thêm rằng: Một cái tên đẹp, mang điều lành, tránh điều xấu còn cần tuân thủ sự cân bằng Âm và Dương giữa các chữ với nhau.

Những chữ thuộc tính Dương thuộc vần “trắc”.

Những chữ thuộc tính Âm thuộc vần “bằng” ví dụ các từ Vần trắc được quy định gồm: những từ có các dấu sắc (/), dấu ngã (~), dấu hỏi (?), dấu nặng (.), đều thuộc vần trắc.

Ví như từ thế, tập, bãi… thuộc Dương.

Những từ đều thuộc Âm như các từ có dấu huyền và không dấu ví như các từ: làm, vui… đều thuộc Âm.

2. Biển hiệu theo ngũ hành

Phép phong thủy còn phân ra các chữ cái theo ngũ hành.

Ví dụ những từ bắt đầu bằng các chữ cái: C, Q, R, S, X thuộc hành kim.

Các chữ cái G; K thuộc hành Mộc.

Các chữ cái Đ, B, P, H, M thuộc hành Thủy.

Các chữ cái D, L, N, T, V, thuộc hành Hoả.

Các chữ cái A, Y, E, U, O, I thuộc hành Thổ.

Như vậy khi đặt tên doanh nghiệp, cơ sở nào ta cố gắng xử lý mối quan hệ tương sinh. Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc.

Nếu ta tránh được quan hệ tương khắc thì hay.

Quan hệ tương khắc gồm: Hoả khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc thuỷ; Thủy khắc Hoả.

Ngoài ra các từ hợp thành một tên cũng cần tuân thủ sử cân bằng Dương Âm liên kết.

Như: Dương – Âm hay Âm – Dương cho tên biển hiệu có 2 từ.

Như: Dương – Âm – Dương hay Âm – Dương – Âm cho các tên biển hiệu có 3 từ.

Như: Dương – Âm – Âm – Dương hay Âm – Dương – Dương – Âm cho các biển hiệu có 4 từ.

Như: Dương – Dương – Âm – Dương – Âm – Âm hay Âm – Âm – Dương – Âm – Dương – Dương cho các biển hiệu có 6 từ

Như: Dương – Âm – Dương – Âm – Dương- Âm – Dương hay các biển hiệu có 7 từ.

Tóm lại những biển hiệu có số từ chẵn hay lẻ đều tuân theo quy luật kết nối Âm – Dương… hay Dương – Âm… như các ví dụ trên đã cho.

VI. BẢNG HIỆU VÀ KÍCH THƯỚC

Theo phép phong thủy, ta cũng lưu tâm tới sự cân bằng kích thước của biển hiệu.

Kích thước của biển hiệu theo phép phong thủy tức tuân thủ Âm Dương

Ta biết rằng các số chẵn là Âm và các số lẻ là Dương (đã trình bày ở 2 thuyết này). Như vậy ta có:

Các số thuộc Âm: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20…. 88, 100, 102…

Các số thuộc Dương. 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13… 89, 101, 103….

2. Vậy các kích thước cần tuân thủ

Chiều dài là Dương thì chiều rộng là Âm.

Ví dụ: chiều dài 89 cm thì chiều rộng là 82 cm, hay chiều dài 202 cm thì chiều rộng là 81 cm… Ta tuân thủ Âm – Dương cân bằng trong sự cân bằng hình học. Thực ra việc thiết lập quan hệ kích thước theo quan điểm hình học gắn kết với kích thước theo Âm Dương không khó.

Ví dụ chỉ dịch nhau 1 cm ở một trong 2 kích thước ấy là ta sẽ có ngay sự liên kết Âm – Dương về kích thước.

Ngoài sự liên kết về kích thước với nhau, ta còn có thể quan tâm đến tổng số nét từ của các từ (trong bảng) hợp với các số tốt như. 21, 23, 24, 25, 31, 32, 33, 35, 37, 39, 41, 45, 47, 48, 52, 57, 61, 63, 65, 67, 68, 81, 83, 85, 86, 87, 88, 91, 93, 95, 96, 97, 98, 101, 103, 105, 107, 108…

Theo quy luật lấy 80 cộng với lần lượt các số trên để có 1 số đẹp có tổng lớn hơn các số đã cho.

3. Cách tính các nét chữ cái theo kiểu chữ cái in hoa:

Căn cứ vào quy tắc tính nét chữ cái trên, ta có thể tính được tổng số nét của một tên hay một tên biển hiệu để ta có một số biểu lý đẹp như trên đã cung cấp.

Tóm lại phép phong thủy khuyên ta, đặc biệt là các doanh nhân, cần coi trọng đến biển hiệu của cơ sở mình. Nó không chỉ có ý nghĩa về màu sắc, kích thước, số nét chữ mà còn ý nghĩa cả sự liên kết Âm dương, Ngũ hành việc hướng treo cũng như quy cách treo biển hiệu cũng không kém phần quan trọng.

Cụ thể nếu treo biển hiệu ở hướng Đông cần treo cao, biểu hiện mặt trời ở cao.

Nếu treo ở hướng Đông – Nam ta nên treo ở độ cao trung bình. Ta treo quá cao thì sẽ làm cản khí tốt.

Biển hiệu nên treo vừa phải ở hướng Nam. Nếu treo cao quá là mạch

Dương không tốt.

Treo biển hiệu cách mặt đất 6m ở phía Tây Nam.

Cũng cách về khung cảnh như trên, ta treo biển hiệu ở các hướng Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông – Bắc đều nên treo ở độ cao vừa phải để tránh các điều xấu. Nó không mất sự cân bằng, nó không cản trở khí tốt. Mặt khác, nó cần phù hợp các yêu cầu Ngũ hành đã đề cập. Theo Ngũ hành nó phải hợp tương sinh tránh tương khắc đồng thời tuân thủ quy tắc cơ bản cho một biển hiệu như:

Biển hiệu phải đẹp mắt.

Hình dáng cân đối, cân bằng Âm Dương.

Tránh hình tam giác, méo, tròn, bầu dục.

Treo hợp hướng, độ cao.

Treo vững chắc.

Chất liệu bền vững.

Đủ hợp tố màu: 3 hay 5 màu.

Màu sắc hợp tuổi, hướng khí lợi.

Treo biển hiệu không lấp cửa chính hay cửa sổ.

Treo quá thấp vướng tầm nhìn cản luân chuyển khí.

VII. KÍCH THƯỚC ĐỒ NỘI THẤT THEO QUAN ĐIỂM PHONG THỦY

Phong thủy quan tâm không chỉ các vấn đề lớn mà ngay cả các vấn đề nhỏ nhặt nhằm giúp ta, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp, sử dụng các đồ nội thất một cách có lợi nhất. Phong thủy quan niện rằng tất cả đều dựa vào Âm – Dương cân bằng và Ngũ Hành sinh khắc. Kích thước các đồ vật cũng vậy. Ta cứ tưởng nó có sự kết hợp kích thước một cách ngẫu nhiên.

Không phải thế, sự phối hợp kích thước rất tôn trọng sự hài hoà, tức nó rất tôn trong sự cân bằng giữa kích thước Âm và Dương; sự chênh lệch rất nhỏ 1 đơn vị thôi thì một kích thước có thuộc tính Dương đã sang một kích thước có thuộc tính Âm và ngược lại (số chẵn thuộc Âm, số lẻ thuộc Dương). Cảm giác của con người nhiều khi bị lầm lẫn. Ví dụ ta nhìn một cái ca uống nước, ta vẫn cho rằng miệng ca có kích thước kém hơn kích thước chiều cao của nó thực ra số ∅ của cái ca gần bằng chiều cao chiếc ca, chúng chỉ nhích hơn nhau ~ 1 đơn vị để đảm bảo sự cân bằng Âm – Dương.

Việc thiết kế kích cỡ các loại như bàn, ghế, kệ, đôn, giá đỡ thì các kích thước này đều phải phù hợp phép tắc Âm Dương, Ngũ Hành và theo quan điểm phong thủy. đây ta không nên lầm lẫn việc làm của nhà thiết kế kỹ thuật với việc làm của nhà phong thủy – Dưới con mắt của nhà kỹ nghệ là sự hài hoà. Dưới con mắt của nhà phong thủy là sự cân bằng Âm Dương là Ngũ Hành, là Dịch Lý.

Hai cách nhìn khác nhau. Song nó đều đạt đến một mục đích là đẹp, tốt và có lợi nhất. Nhà Kỹ nghệ lấy sự tiện lợi hài hoà. Nhà phong thủy lại nghĩ đến sự vận hành của khí sự cân bằng của Âm Dương và sinh khắc của Ngũ Hành, sự phù hợp về Dịch Lý.

Một vài kích thước các đồ dùng hợp phép phong thủy để tham khảo

VIII. BÀN THÊM HƯỚNG KHÍ TRONG CƠ SỞ DOANH NGHIỆP

Trong thực tế thì hướng khí không phải luôn luôn cố định. Sự vận động của quả đất là liên tục và nó gây ra những biến động của “khí” khí sẽ thay đổi nhanh trong khoảng 20 đến 30 năm. Nó thay đổi chậm thì cũng chỉ 60 đến 80 năm. Trên trái đất không có gì là vĩnh cửu. Vì vậy ở địa điểm này kinh doanh phát đạt chỉ trong thời gian còn thuận hướng khí. Hết thời gian đó kinh doanh sẽ kém dần đi. Ý nghĩa này không chỉ riêng cho doanh nghiệp hay nhà ở… mà thôi.

1. Lý do thay đổi “hướng khí”

Việc đổi hướng khí nó còn phụ thuộc nhiều nguyên nhân khác nữa tác động vào. Ví dụ: do thay đổi chủ cơ sở, do thay đổi cấu trúc kiến tạo trong vùng như hàng xóm sửa đổi kiến trúc nhà họ tạo ra các xung khắc mới. Những nhà được xây mới xung quanh. Môi trường địa hình thay đổi như ao, hồ bị san lấp mất, cây cối bị đốn hạ, hay được trồng mới, một đường lộ mới được mở, đồi đất bị đào bới làm thay hình, đổi dạng…

Tất cả các thay đổi khách quan đều có thể ảnh hưởng tới “hướng khí” bởi vậy, hướng khí tốt có khi bị mất đi trong thời gian rất ngắn 2 đến 5 năm là thường.

2. Khí mang tính khu biệt

“Khí” cho chung một khu đất, cho riêng một thửa đất, một cơ sở. Nó còn cho riêng một phòng. Do vậy, nhà phong thủy phải định vị tỉ mỉ “Cung vị khí” riêng biệt phù hợp làm sao chủ nhân có lợi nhất. Để định hướng khí tốt ta cần tham khảo giờ sinh theo Ngũ hành và phương hướng theo Ngũ Hành.

Ví dụ: Phương hướng trong Ngũ hành như: Đông – Mộc, Tây – Kim, Nam –

Hoả, Bắc – Thủy, Tây – Bắc – Kim, Tây – Nam: Thổ, Đông – Bắc: Thổ, Đông –

Nam: Mộc; (Xin tham khảo ở phần ba chương ba mục III).

3. Biết giờ sinh để định hướng

Biết giờ sinh ta sẽ biết hành trong Ngũ hành và sẽ ấn định được ngay hướng thuận lợi cho một ai đó. Ví dụ: một người sinh vào 10 giờ sáng – giờ Tỵ nên thuộc Hành Thổ. Hành Thổ có phương Nam là thuận hoặc hướng Đông – Nam càng tốt.

Một số hình mẫu bố trí nội thất tốt nhất của một cơ sở doanh nghiệp H1, 2.

Cách sắp xếp cần tạo ra sự lưu thông sinh khí, đồng thời nó đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng tiếp cận hàng hóa và chuyển dịch dễ dàng trong một siêu thị hay một cửa hàng.

Các nhân viên bán hàng dễ dàng quán xuyến, người quản lý dễ dàng giám sát toàn cảnh và người thủ quỹ thu tiền thuận tiện an toàn.

Trong thực tế của nhiều hộp đêm, nhiều quán ăn, quán giải khát do trước việc kinh doanh kém, sau khi sửa chữa một số chi tiết cấu trúc nhỏ nó đã đem lại hiệu quả doanh thu rõ ràng.

Ví dụ: ta chỉ thay cột vuông sang cột tròn để khí được chuyển vận dễ dàng hơn. Các cột vuông cản trở khí và tạo ra các ác vật, do các cạnh sắc nhọn của chúng.

Mở lại cửa vào, ra ở cung vị hợp lý.

Sắp xếp lại chỗ thu ngân, văn phòng quản lý.

Bố trí lại buồng thay đồ…

Cải tạo lại phòng vệ sinh ở vị trí khác.

Thay đổi hướng hay vị trí của bếp ở các quán ăn, cà phê giải khát.

Trang trí lại phòng chính như đèn treo, màu sắc của sơn tường, các đồ đạc, trần phòng ở các hộp đêm, vũ trường.

Đặt thêm các bức tranh ảnh, các cây xanh, bể cá (tượng đá, gỗ, đất) quả cầu, ti vi, vi tính….

Đặt thêm một bức mành, một bức bình phong thì càng làm thay đổi nhiều về hiệu quả kinh tế.

Sắp xếp lại các hàng lối quầy, kệ ở các siêu thị, hiệu sách hay các hàng bàn ghế ở quán ăn, giải khát cho hợp lý tránh sự va chạm vướng víu giữa khách với người phục vụ khi từ bếp ra, từ quầy ra…

Nhiều sửa chữa rất nhỏ do có sự tư vấn của nhà phong thủy, ta đã làm thay đổi sự rung động của “khí” và kết quả kinh doanh sẽ được thay đổi theo hướng tốt hơn.

Qua hai ví dụ về một hiệu sách ta thấy khi chưa được sửa chữa, hiệu sách này đã đặt giá tạp chí chắn mất luồng khí ép lên cao tận trần ngay từ cửa ra vào và phía bên kia bị ngay bàn thu ngân chắn bớt. Sự lưu thông khí bị cản trở.

Sau khi sửa chữa quầy thu ngân, chuyển chỗ giá tạp chí và mở một cửa sổ cạnh quầy thu ngân, phong thủy của hiệu sách đã được cải thiện. Việc kinh doanh của hiệu sách tốt hơn nhiều.

Một văn phòng chỉ được bố trí lại hệ thống đèn chiếu sáng thôi cũng đã làm thay đổi phong thủy.

Ta biết rằng các vấn đề trang trí, ánh sáng, không khí nóng bức hay giá lạnh, thời tiết, khí hậu… đều ảnh hưởng tới tâm sinh lý của nhân viên làm việc trong văn phòng.

Hệ thống đèn chiếu sáng giữ một vai trò đáng kể. Nó góp vào việc thay đổi nhiệt độ, độ sáng, tối, làm cho bầu không khí làm việc của nhân viên cũng vì thế mà thay đổi theo.

Ví dụ: ta chỉ thay đổi tầm treo và vị trí treo các bóng đèn, mầu sắc ánh sáng (đỏ, nê-ông, halogen, hay bóng mờ, bóng sáng…) cũng sẽ làm thay đổi phong thủy căn phòng ngay lập tức.

Ví dụ: độ cao treo đèn chuẩn theo Âm – Dương.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.