Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

PHẦN IV PHONG CÁCH BỐ TRÍ NỘI THẤT THEO PHÉP PHONG THỦY – CHƯƠNG I BỐ TRÍ NỘI THẤT CHO NHÀ Ở



Bố trí nội thất cho nhà ở là hết sức quan trọng. Ta không được hiểu một cách đơn giản là “đâu mà chẳng được”. Bố trí nội thất không chỉ cần phải phù hợp phong thủy, mà nó còn cần phù hợp cấu trúc tổng thể của ngôi nhà. Nó phù hợp với cảnh quan môi trường. Nó tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt của mọi thành viên sống trong đó. Nó đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và hợp lý nữa.

Trong khuôn khổ sách bàn về phép phong thủy, do đó sách sẽ gợi ý và tư vấn về các vấn đề phong thủy trong việc bố trí nội thất. Với quan điểm phong thủy, ta sẽ được các điều tốt cho ngôi nhà và cho những chủ nhân của nó.

PHÂN BỐ CÁC PHÒNG HỢP PHONG THỦY

Nội thất như cơ thể con người. Phong thủy xem ngôi nhà ở như một cơ thể con người – một cơ thể hoàn mỹ nhất mà tạo hoá tạo ra để cơ thể sống trong mọi tác động của Thiên – Địa – Khí. Vì vậy cho nên ngôi nhà cũng phải được phân bố các cửa, các phòng… sao cho hợp lý, sao cho nó phù hợp với chức năng của nó.

2. Phòng ngủ

Phòng ngủ của chủ nhà như là trái tim. Nó bảo đảm sức sống của toàn gia. Ta có 1/3 cuộc đời trong phòng ngủ. Vì vậy phòng ngủ của chủ nhà nên đặt tại khu vực sau trung tâm nội thất tính từ cửa vào. Nhà tầng nên ở tầng trung tâm của ngôi nhà. Đặt như vậy giúp ta kiểm soát được mọi mặt. Nếu đặt phòng ấy xa quá vào trong sẽ tạo sự xa cách với mọi thành viên, nhưng nếu ta đặt gần cửa ra vào sẽ không an bình, hơn nữa nó cũng gây tâm lý luôn muốn nghỉ ngơi ngay khi về đến nhà.

3. Phòng khách

Phòng khách là nơi đối ngoại của gia đình; là nơi thể hiện phong cách sống của các chủ nhân; là nơi sáng tạo tâm lý thoải mái đầu tiên cho khách và chủ nhân khi bước vào nhà.

Vì vậy, phòng khách cần đặt ngay gần cửa ra vào. Phòng khách cần sáng sủa; cửa được mở vào trong thể hiện sự hiếu khách của gia chủ và hút khí vào nhà, phòng này nên sơn màu sáng, trang khí đơn giản nhưng hài hoà và lịch lãm để không cản mất khí vào nhà.

Phòng khách gần cửa ra vào là nơi nhận lấy khí nên luôn luôn cửa rộng mở, không nên bày biện quá nhiều đồ đạc.

4. Phòng bếp

Phòng bếp là một trong ba bộ phận quan trọng nhất trong ngôi nhà, nó xếp sau cửa chính và phòng thờ.

Theo phong thủy phòng bếp nên đặt ở cung của cải trong “bát quái đinh vị”.

Phòng bếp là một trong ba thứ tối cần của con người ăn – mặc – ở.

Trong phong thủy, khi ta không đạt được hướng khí – hướng cửa chính – huyền quan, ta xoay hướng bếp hay hướng ban thờ để khắc phụ khí khuyết đó.

Vì vậy, phòng bếp nên được bố trí cuối nhà, ngăn cách với phòng khách và xa phòng ngủ, nhà vệ sinh.

Nếu đầu tiên bước vào nhà, ta thấy ngay bếp nó sẽ làm ta nghĩ đến ăn, đến các đồ thực phẩm. Khách vào cũng thường nghĩ đến ăn uống mà ít để ý tới các vấn đề khác của gia chủ.

Phòng bếp không nên có nền cao hơn mặt bằng chung (của nhà) nó giúp dễ thoát nước, thoát khí độc, mùi độc. Phòng bếp phải thật sáng sủa (ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo) tránh tối âm u. Nó trái với Hành Hoả và thuộc tính dương của bếp.

5. Phòng thờ – nơi thờ tự

Người Á Đông và phần lớn người châu Á rất tôn trọng nơi thờ cúng. Trong nhà ta luôn có nơi thờ tự. Đó là chỗ dựa tâm linh – Một phần quan trọng của con người. Bởi vậy cần bố trí và thờ ở một nơi yên tĩnh, cách xa các loại phòng khác:

Nếu nhà chật chội ta cần bố trí bàn thờ ở nơi trang trọng nhất trong nhà.

Nơi thờ không nên lẫn với nơi ngủ và cách xa nơi xú uế.

Ban thờ có thể giúp ta chỉnh sửa “hướng, khí” cho hợp với tuổi của chủ nhân bằng cách xoay hướng ban thờ.

Phòng thờ cần trang nghiêm, cần ánh sáng ấm không nên quá sáng chói. Sơn phòng thờ với màu ấm tối, ta không nên sơn màu lạnh sáng.

Bố trí phòng thờ nơi cao nhất của nhà tầng để dễ tiếp “Thiên” và yên tĩnh, ít thành viên qua lại.

6. Phòng tắm – nhà vệ sinh

Phòng tắm là nơi trôi mất của cải nhưng nó cũng là nơi không kém phần quan trọng trong sinh hoạt của gia đình. Phòng tắm, buồng vệ sinh cần được chú ý phân bố hợp lý cho các phòng ngủ. Bởi vậy phong thủy khuyên ta cần chú ý khi bố trí phòng tắm, buồng vệ sinh.

Phòng tắm cần bố đối diện với cửa phòng trí gần mỗi phòng ngủ. Song cửa phòng tắm không được ngủ.

Phòng tắm – vệ sinh chung thì cần đủ rộng thông gió tốt. Song nó không nên thông thiên các cửa để tránh gió lùa, khí buột, dương thoát gây hại.

Phòng tắm – vệ sinh không nên bố trí gần cửa ra vào. Quan điểm phong thủy cho rằng bố trí như vậy thì sức khoẻ và của cải của gia đình sẽ hao tổn, bị trôi tuột dần. Và về mặt tâm lý nó làm ta có cảm giác đầu tiên mới bước vào nhà hay đi khỏi nhà là cần đi vệ sinh hay muốn tắm rửa ngay. Và người nhà sẽ tốn nhiều thời gian vào đó.

Cửa phòng tắm không được đối diện cửa phòng bếp nấu và cả 2 phòng này không nên đặt ở ngang đường tâm của nhà để tránh các bệnh sống lưng và bụng (trên cả mạch Nhâm và mạch Đốc).

7. Phòng học, đọc sách – nơi học, đọc sách

Phòng học, thư viện gia đình cần đặt ở cung “Kiến thức” đối với Bát quái nhà, nếu ở trong một phòng thì nên đặt ở góc “Kiến thức” theo Bát quái cung vị phòng. Đặt đúng vị, hiệu quả của việc học hành nghiên cứu và thu nạp kiến thức… sẽ thông tuệ. Đó là khí lực của Bát quái hỗ trợ.

Phòng học, đọc sách phải bố trí nơi yên tĩnh của căn nhà hay yên tĩnh nhất của phòng thì tốt.

Phòng này không nên gần cửa ra vào hay phòng ngủ để tránh bị phân tán tư tưởng.

Phòng cần đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo và cần thoáng khí. Ta sơn màu vàng nhạt để hợp dương khí.

8. Phòng giải trí

Nhà có điều kiện ta có thể có phòng giải trí và ta cũng cần quan tâm đến phép phong thủy cho phòng này.

Phòng giải trí có thể là nơi thực hành các trò giải trí như chơi cờ, bài… hay tập thể thao thể dục.

Vì vậy phòng này không bố trí ở gần cửa ra vào. Bố trí ở đây người trong nhà sẽ tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào đó.

II. VIỆC BỐ TRÍ CÁC CỬA VÀ KÍCH THƯỚC CỬA

1.Cửa chính là vô cùng quan trọng, cửa chính là

“Huyền quan” là cửa chỉ “Hướng khí” đưa vào nhà, phong thủy ví cửa chính như miệng của con người, là nơi nạp và xuất khí lành, thải khí độc.

Vì vậy nó phải được bố trí ở “Hướng khí” – mặt tiền – Huyền quan của nhà theo đúng với tuổi của gia chủ.

2. Cửa thường trùng với “hướng khí” của chủ nhà

Song cũng có khi nó không trùng với hướng mặt tiền. Và tuy nó ở mặt tiền song nó lại phải quay theo “hướng khí” ví theo tuổi của chủ nhà.

Cửa chính cần được mở cao, rộng hơn các cửa phòng.

Cánh cửa mở vào, không đẩy ra và cánh cửa cần được làm bằng vật liệu vững chắc.

3. Các cửa phòng cũng cần chú ý:

Nó không cầu kỳ như cửa chính. Song theo phép phong thủy các cửa phòng cũng cần có kích thước âm dương, thường thường ta hay dùng quy cách Lỗ-Ban. Quy cách này đều tôn trọng Âm dương và dịch lý. Tuy nhiên nó không cần tính theo tuổi của chủ nhà.

4. Thước Lỗ – Ban đã được ngài Lỗ – Ban (Trung Hoa)

Sáng tạo ra theo thuyết âm dương và theo cách tính của kinh dịch (Trung Hoa). Nó có đủ các cung lý tốt, xấu. Ta chỉ cần chọn một cung lý sao cho phù hợp với chiều cao, rộng của cửa chính của nhà và cửa của từng loại phòng là được. Đương nhiên, ta cần chọn cung như ý, ví dụ tài lộc, phú quý, thọ trường, may mắn, học thức v.v…

Cửa các phòng không bố trí đối diện nên và mở ra cùng chiều, đặc biệt nên tránh trong cùng phòng mà có 2 cửa mở cánh cùng chiều

+ Bố trí cửa phòng không làm mất không gian sử dụng của phòng.

Cửa không đối diện với cửa sổ. Bố trí như vậy sẽ không buột khí. Khí trong phòng lưu thoát chậm – Nó tránh gió lùa thẳng.

Cửa phòng rất kị có 2 khoá nếu muốn thật an toàn, ta dùng một khóa là đủ. Một cửa dùng 2 khóa về mặt phong thủy là Kim cứng quá khắc Mộc mềm không nên.

Về mặt “an toàn quá hóa nguy”, khi có điều gì bất chắc ta sẽ lúng túng xử lý chậm để ra ngoài.

6. Phòng chứa đồ – Kho

Về phòng chứa đồ – Kho ta nên bố trí ở khu vực xấu trong “Trạch vị”. Nó không yêu cầu chặt chẽ lắm. Song không để lộ liễu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.