Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

PHẦN V THỰC HÀNH KHẢO CỨU PHONG THỦY VÀ CÁC DỤNG CỤ DÙNG TRONG VIỆC THỰC HÀNH KHẢO CỨU PHONG THỦY – CHƯƠNG I QUAN SÁT CÁC KHÍA CẠNH PHONG THỦY CỦA MỘT KHU ĐẤT, MỘT THỬA ĐẤT HAY MỘT NGÔI NHÀ, MỘT CƠ SỞ



YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ PHONG THỦY

Muốn làm nhà phong thủy (thầy địa lý) hay thầy phong thủy đòi hỏi năng lực về nhiều lĩnh vực. Đặc biệt nhà phong thủy phải có sự linh cảm khác thường và một “nhãn quan” siêu việt. Với các khả năng khác người như vậy mới đặt đến đỉnh cao của một lĩnh vực vừa khoa học vừa tâm linh lại vừa nhân sinh hiện hữu.

1. Nhà nghiên cứu phong thủy

Trong thực tiễn, nhà nghiên cứu phong thủy khác nhà thực hành phong thủy (thầy địa lý). Nhà nghiên cứu phong thủy làm các việc điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh những vấn đề thuộc khái niệm phong thủy. Họ cần nhiều kiến thức khoa học ở một số lĩnh vực khác nhau ví dụ địa vật lý, địa lý, thiên văn, thần học, tâm sinh lý học, y học, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường… và hiểu thấu đáo nhiều thuyết lý cổ đại như: Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch lý… thậm trí cả những hiểu biết về các thuật “Kỳ môn độn giáp”, “tử vi”, “Tam Ngươn cung phi” thuật “tính danh dự đoán”…

Những kiến thức trong các lĩnh vực trên giúp cho các nhà nghiên cứu phong thủy có được những kiến thức về các hiện tượng phong thủy một cách khoa học và có sức thuyết phục đúng đắn.

Nhà nghiên cứu phong thủy đứng trước một vấn đề có tính phong thủy cần năng lực phát hiện và yên tĩnh, lý giải thấu đáo và giải thích đến nơi đến chốn bằng khoa học. Họ biết sắp xếp các hiện thể vào các loại hình phong thủy khác nhau, hiện tượng phong thủy khác nhau.

Nói tóm lại nhà nghiên cứu phong thủy lấy thực tế để khảo sát và kiểm chứng, lấy kiến thức để lý giải. Họ là những nhà phong thủy lý thuyết.

2. Nhà thực hành phong thủy – thầy địa lý.

Thầy địa lý cần nắm rất vững những kiến thức mà nhà nghiên cứu phong thủy đã cung cấp để vận dụng vào thực tiễn. Thầy địa lý cần những phẩm chất như:

Thông tuệ.

Quan sát tinh tế, ghi chép đầy đủ cẩn thận.

Áp dụng phù hợp Chu đáo tận tình Chân thật.

Đúng mực, không xảo biện kiến lời.

Nhiệt tình kiểm chứng các lý thuyết.

Trên hết, nhà thực hành phong thủy – thầy địa lý luôn lấy lời dặn của thánh nhân là “Tâm, đức, hoạt” làm đầu: Có tâm để giúp đời, có đức để không hại người, có hoạt để có khả năng sử lý tốt mọi vấn đề phong thủy đặt ra.

II. BƯỚC QUAN SÁT THỰC ĐỊA THỬA ĐẤT

Quan sát là yêu cầu đầu tiên đối với một nhà phong thủy hay một thầy địa lý. Quan sát, khảo sát, điều tra thực địa là bước không thể thiếu để có thể lập phương án xử lý phong thủy.

1. Quan sát cảnh quan, môi trường thực tế…

Quan sát cảnh quan, môi trường để không chỉ nắm bắt được hiện trạng thực địa mà cần xếp loại một trường theo phong thủy.

Công việc này cần thầy địa lý đến thực địa, không thể nghe miêu tả của chủ đất.

Thực địa có những vấn đề mà chỉ dưới con mắt của thầy mới nhận biết và phát hiện ra.

Điều tra để nắm được “lịch sử” khu đất, thửa đất Ví dụ:

Khu đất được san lấp hay khu liền thổ

Khu đất trước đây là nghĩa địa, nghĩa trang

Thửa đất nằm gần hay trên mạng lưới ống ngầm, cống ngầm… hoặc nhà máy, các cơ sở.

Nhà hay công sở ở trên thửa đất “lành” hay “dữ”.

Nhà với các chủ trước của nó.

Thực trạng ngôi nhà, thửa đất (hình dạng, tình trạng)… điều tra để nắm bắt được các vấn đề có liên quan đến phong thủy mà qua quan sát không còn nhìn thấy hay còn có hiện trạng nữa. Những vấn đề thuộc về lịch sử chỉ có qua điều tra mới nắm được nhằm đưa ra những lời khuyên đúng đắn hợp với ý muốn của gia chủ dự định xây dựng một căn nhà ở, một cơ sở kinh doanh hay một công sở, nhà máy… hay họ có ý định mua lại một cơ sở có sẵn…

Cả hai vấn đề quan sát về điều tra chỉ thiên về các khía cạnh phong thủy mà thôi.

Trong thực tế những nơi có bán sẵn các cơ sở đã được xây dựng ví dụ như: nhà ở, văn phòng, cửa hàng… rất cần được điều tra kỹ trước khi mua. Nếu có vấn đề về phong thủy ta nên suy xét kỹ về khả năng khắc chế.

Nhà phong thủy có thể đưa ra lời khuyên là nên hay không nên mua cho thân chủ của mình.

III. LẬP HỒ SƠ PHONG THỦY VỀ THỬA ĐẤT

Sau khi đã khảo sát thực địa và điều tra các vấn đề lịch sử khu đất thửa đất đồng thời nghe những yêu cầu của thân chủ ta lập một hồ sơ chi tiết cho thửa đất như sau:

1. Họ và tên chủ đất

Ngày tháng năm sinh

Họ và tên vợ

Ngày tháng năm sinh

Họ và tên con trai trưởng

Ngày tháng năm sinh

Họ và tên tuổi các thành viên khác trong gia đình cũng cần được ghi cụ thể chu đáo.

2. Thửa đất

Địa chỉ thửa đất

Vị trí thửa đất với phân định Đông, Tây, Nam, Bắc cùng với các đặc điểm nổi bật xung quanh thửa đất… chú ý các đặc điểm nổi bật của môi trường.

3. Phương thức thực hiện các bước để tiến hành xây dựng

Lập đồ hình thửa đất với đầy đủ các phần tốt, xấu Ngày tháng động thổ

Phương hướng và trình tự động thổ.

Các buổi có thể động thổ trong măm.

Các nghi lễ động thổ, đặt nóc; đổ trần từng tầng và trần tầng cuối cùng.

4. Nhập trạch

Ngày tháng

Chủ lễ

Nghi thức nhập trạch, khai trương v.v…

5. Các vấn đề liên quan đến phong thủy

Cần thông báo với gia chủ để xử lý trước, trong khi thi công công trình và cả khi hoàn tất công trình.

IV. CÁC BƯỚC THỰC HÀNH KHẢO CỨU PHONG THỦY ĐỐI VỚI MỘT NGÔI NHÀ HAY MỘT CƠ SỞ

Khảo cứu để lập phương án phong thủy cho một ngôi nhà, một cửa hàng, một văn phòng, một công ty… là việc làm mà nhà phong thủy cần thực hiện đầu tiên khi chủ nhân các cơ sở đó có vấn đề phong thủy cần hỏi về cơ sở của họ.

1. Khảo sát về môi trường của cơ sở

Khảo sát quang cảnh của một cơ sở khác với khảo sát quang cảnh của một thửa đất.

Khảo sát môi trường của một cơ sở cần tỉ mỉ và được ghi chép chi tiết như:

Về đất: núi đồi tự nhiên và nhân tạo, phong cảnh xung quanh.

Về nước: sông, suối, ao hồ đầm nước, bờ biển, vịnh…

Về khí: Hướng nhà, hướng khí, Huyền quan, cổng ngõ.

Về các tác nhân phong thủy nhà:

Nhà cửa trong khu vực và lân cận (ghi rõ hình thế kiến trúc, mái nhà).

Cây cao (bụi, lùm và dáng cây thực trạng về chúng như tươi xanh, khô héo, to cao, dáng cành, thế và vị trí của chúng).

Đường lộ quanh nhà, đường vào nhà…

Các cột cao to.

Hệ thống cáp treo, ngầm.

Ống khói nhà máy.

Bồn phun nước…

2. Nhận định phong thủy

Hình thế phong thủy (như tứ linh thế: Thanh Long, Bạch Hổ, Kim Phụng, Hắc Quy).

– Hành chủ đạo của môi trường của khu đất, điểm đất v.v…

3. Phương pháp sửa chữa và tư vấn

Bổ xung sinh khí.

Khắc chế ác khí ác vật.

Tư vấn và đưa ra lời giải thích rõ ràng cụ thể cho thân chủ. Đây là khâu quan trọng nhất. Bởi vì kết quả của quá trình thực hành phong thủy có được hiện thực hóa hay không là do bước này – bước thân chủ quyết định.

Thân chủ chấp nhận hay không là ở bước này.

Nhà phong thủy cần lưu tâm tới câu nói của thánh nhân Đời Hán Trung Hoa xưa là Hán Công rằng: “Biết mà không nói là đại bất nhân. Nói mà không đủ là đại bất nghĩa…”

Đây là cái “đức” và cái “tâm” của nhà thực hành phong thủy.

V. KHẢO CỨU NỘI THẤT CỦA MỘT CƠ SỞ

Khảo cứu nội thất của một cơ sở dưới góc độ phong thủy là một bước cuối cùng cần làm trong tác nghiệp phong thủy. “Khảo” là xem xét tỉ mỉ.

“Cứu” là tìm các biện pháp, giải pháp để xử lý vấn đề.

Muốn hoàn thành bước khảo cứu một cơ sở, nhà phong thủy cần đi từng phân đoạn cụ thể gồm:

1. Cửa

Muốn vào nhà thì phải qua cửa trước tiên. Cửa gồm cổng (nhà có cổng) cửa chính và nhỏ hơn là các cửa phòng, cửa sổ để xem:

Cửa có đúng hướng khí hay không.

Dạng cửa

Kích thước cửa

Màu sắc sơn cửa

Phương mở cửa cánh cửa, cửa cổng (trái phải, kéo vào hay đẩy ra)

Bát quái đồ về tám hướng cửa chính gia trạch

2. Phòng khách

Phòng đầu tiên của một cơ sở trong thực tế có nhiều tên như là phòng đầu, phòng khách, tiền sảnh, nơi đón tiếp… Ta cần quan sát:

Hình dáng của phòng, (vuông, chữ nhật, bán nguyệt…)

Cấu cấu trúc của phòng: cột, tường, trần (tròn, vuông, phẳng lối).

Màu sơn của tường của trần.

Cách bài trí dưới con mắt phong thủy (trang trí, vị trí bày đặt. ..)

Các đồ dùng nội thất hay trong phòng khách (gồm bàn ghế, tivi…) đúng sai, phù hợp, không phù hợp…

3. Bếp

Bếp là phần quan trọng thứ hai sau cửa (nơi “sinh khí” vào và nơi ác khí ra). Do bếp cũng được xét theo hướng khí của chủ nhân như là Huyền Quan, nên ta phải xem hướng bếp đúng hay sai, phương vị của bếp có hợp ngũ Hành không?….

Bố trí các bộ phận của bếp (bếp nấu, vòi nước, ống dẫn nước cấp vào và thải ra, đường dẫn ga đun….

Đèn chiếu sáng

Màu sơn của tường của các vật dụng (từ bếp, tủ lạnh, máy giặt…)

Nền sàn bếp (bằng phẳng hay lồi lõm, cao hay thấp so với mặt bằng chung của ngôi nhà.

4. Phòng thờ – Ban thờ

Người châu Á rất coi trong nơi thờ cúng tổ tiên thực ra ở đó có một trong 2 nguồn lực bổ trợ quan trọng của con người là (Âm phù, dương trợ) tâm linh và hiện thực. Vì vậy nơi thờ cúng có ý nghĩa phong thủy rất lớn và được lưu tâm về:

Vị trí đặt phòng thờ, bàn thờ, tượng chúa trong nhà.

Hướng ban thờ, phương vị ban thờ.

Bài trí phòng thờ, nơi thờ cúng.

Những điều phạm kỵ.

Lời tư vấn sau khi đã khảo cứu cho thân chủ.

5. Phòng ngủ

1/3 đời người gắn với phòng ngủ vì vậy phòng này quan trọng lắm. Nơi tạo cho con người được hưởng một vài thứ trong “Tứ khoái” (bốn thứ khoái lạc của con người). Bởi vậy phòng ngủ cần được xem xét về phong thủy một cách kỹ lưỡng.

Vị trí trong nhà.

Phương vị trong bát quái.

Cấu trúc của phòng: vuông, cân hay méo lệch…

Nền lát chất liệu màu sắc lát nền.

Mầu của tường, phòng, trần.

Trang trí trong phòng: đèn, đồ nội thất tủ gương, bàn trang điểm.

Hướng cửa phòng có phù hợp hướng khí.

Loại giường (chất liệu).

Hướng kê giường ngủ – phương vị bát quái của các phần.

Linh cảm. Đây là điều mà chỉ nhà phong thủy có ngoại cảm mới hiểu rõ nguyên nhân. Người bình thường chỉ có thể cảm nhận về sự ấm cúng hay lạnh lẽo của phòng ngủ qua quan sát kỹ gian phòng. Phòng ngủ phải tĩnh ấm.

6. Phòng ăn

Phòng ăn được khảo cứu về các khía cạnh gồm.

Vị trí đặt trong nhà.

Phương vị của phòng.

Các phòng lân cận có ảnh hưởng đến phòng ăn hay không? – Cách bài trí và hình thức bài trí.

Màu sắc của tường, đèn, tranh ảnh, đồ nội thất v.v…

Kiểu cách bàn ăn (vuông, tròn, chữ nhật, bát giác).

Tư vấn sửa chữa của nhà phong thủy.

24 phương vị Độ với can, Chi – quái vị

Can vị: Giáp, Ất, Bính, Canh, Tân, Nhâm, Quý (theo chiều kim đường hộ).

Chi vị: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ.

Quái vị: Càn, Khôn, Tôn, Cấn.

7. Phòng tắm

Phòng tắm là nơi rửa trôi của cải, vì vậy nó cần được xem:

Vị trí phòng tắm trong gia trạch: Đúng, sai.

Phương vị Bát quái hợp hay không hợp.

Cửa phòng và mối tương quan với các phòng lân cận.

Nền phòng tắm.

Ngày nay ở thành phố thường kết hợp phòng tắm với phòng vệ sinh ở gia trạch. Về phong thủy hai loại này đều được đặt ở phần đất “xấu” trong gia trạch nên không đối kháng phong thủy.

8. Thư phòng – phòng học, đọc sách

Đây là phòng thuộc về cung trí thức trong bát quái. Thế mà trong thực tế quan niệm về thư phòng còn coi nhẹ, Những gia đình khá giả rộng rãi đấy song chưa hẳn họ đã có ý thức về phòng này.

Dù muốn dù không gia đình nào cũng có một nơi để con, cháu học, cha ông đôi lúc viết lách. Vì vậy thư phòng cũng là vấn đề mà phong thủy quan tâm không kém và là một trong 8 phương vị Bát quái. Thư phòng, nơi học tập cần được xem xét về các mặt:

Phương vị Bát quái có ở cung “trí thức” không.

Cách bài trí.

Nội cảnh thư phòng (các đồ dùng: giá sách bên…)

Mối tương quan với các phòng khác trong gia trạch.

Tĩnh hay động, ấm hay lạnh.

Sự tư vấn của nhà phong thủy cho thân chủ.

VI. KHẢO CỨU MỘT VÀI CƠ SỞ KHÁC

Các cơ sở khác như. Công sở, văn phòng, nhà máy, cửa hàng kinh doanh… đều là các đối tượng mà nhà phong thủy nghiên cứu.

Những cơ sở này được phân làm ba loại hình cơ sở.

Đó là cơ sở kinh doanh.

Cơ sở hành chính, nghiên cứu, học tập, giao dịch (dịch vụ, bệnh viện).

Cơ sở sản xuất.

Hai loại hình cơ sở 1 và 2 cũng có những vấn đề cần khảo cứu như đối với các khảo cứu về gia trạch.

Riêng cơ sở thuộc loại hình sản xuất ví dụ như: nhà máy, xí nghiệp… cần được lưu ý trong quá trình khảo cứu.

1. Khảo cứu loại hình công xưởng

Vị trí (địa điểm cụ thể) các vị trí phân bố khu vực.

Môi trường thực địa.

Cửa (Huyền Quan)

Các tác nhân ngoại cảnh

Các khiếm khuyết về phân bố vị trí của các bộ phận

2. Khảo cứu bên trong công xưởng

Bên trong công xưởng có một số vấn đề mà nhà phong thủy cần khảo cứu.

Trước tiên những vấn đề cần xem xét là:

Vị trí bố trí nơi sản xuất có đúng cung tốt theo Bát quái phương vị. Nơi sản xuất nên được sắp đặt vào cung “Nghề nghiệp” một trong “Tam môn bát quái”. Nơi sản xuất đặt vào cung “nghề nghiệp” nhằm cầu mong sự tinh xảo của sản phẩm. Nơi sản xuất cũng có thể đặt vào cung “quý nhân phù trợ”. Đặt vào cung này theo Bát quái. Công xưởng sẽ hy vọng được nhiều lời tư vấn nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ và nhiều đơn đặt hàng…

Nơi sản xuất rất kị đặt vào vị trí các cung như: “Ngũ quỷ” “Hoạ hại” hay “tuyệt mệnh” theo phân định phương vị của bát quái.

Đặt vào một trong ba cung này sẽ hoặc bị quấy phá, gây chuyện, hoặc bị tai nạn, điều tiếng, kiện cáo v.v… hoặc có sự chết chóc do các tai nạn lao động…

– Nội môi trường thế nào trong nội thất.

Nội môi trường là môi trường bên trong công xưởng ví dụ: Quá nóng bức. Tức là đã có sự mất mát cân bằng Âm – Dương. Nếu là một môi trường quá nóng, nhà phong thủy khắc cứu bằng màu sơn tường lạnh, trắng, thậm trí về các tranh lớn cảnh tuyết băng hay thác nước sông, ngòi, biển, hồ.

Nếu một môi trường sản xuất đồ đông lạnh, ta sơn màu tường thuộc hành hoả hay hành thổ.

Môi trường ồn, ta có thể làm tường Hành thổ, Hành thủy sần sùi Hành Hoả khắc Kim – Sóng ánh sáng sẽ chế ngự bớt sóng Âm thanh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.