Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc

2. KHẢ NĂNG VÔ HẠN CỦA TRÍ TUỆ



Bạn có biết:

– Bộ não của bạn có khả năng giống như não của nhà bác học Albert Einstein?

– Bạn có thường xuyên dùng những bằng chứng khoa học tự nhiên để giải thích về bộ não của con người hay không?

Mọi người sinh ra đều mang bản chất hiếu kỳ tự nhiên và đều được tạo hoá ban cho tất cả những công cụ cần thiết để thỏa mãn sự hiếu kỳ đó. Đã bao giờ bạn xem một đứa trẻ khám phá đồ chơi chưa? Trước tiên, nó ngậm đồ chơi vào miệng xem vị như nào. Sau đó, nó lắc đồ chơi, giơ lên, từ từ đưa vòng quanh người để xem từng cạnh đồ chơi. Tiếp đến, nó đưa đồ chơi lên lắng tai nghe, ném xuống đất, rồi lại nhặt lên tháo rời từng mảnh và xem xét từng bộ phận một.

Quá trình khám phá này được gọi là “học tổng thể” (global learning). Học tổng thể được coi là một phương pháp có hiệu quả đối với trẻ từ lúc còn bé đến 6 hoặc 7 tuổi. Trí tuệ của trẻ ở độ tuổi này gi như bọt biển, chúng hấp thu sự kiện, các đặc tính tự nhiên, và sự phức tạp của ngôn ngữ một cách vui vẻ và thoải mái. Thêm vào đó, các yếu tố phản hồi tích cực và sự thúc đẩy của môi trường cũng giúp chúng tạo được những điều kiện học tập lý tưởng.

Chúng ta hãy chú ý đến những mốc học ban đầu trong cuộc sống của một đứa trẻ bình thường, khoẻ mạnh. Khả năng của đứa trẻ này rất giống khả năng hồi nhỏ của bạn. Đến 1 tuổi bạn tập đi – một quá trình phức tạp cả về mặt tự nhiên và hệ thần kinh mà không thể dạy nếu không có sự mô phỏng. Trong quá trình tập đi, có thể rất nhiều lần bạn bị ngã hoặc bị va mạnh, nhưng không bao giờ cảm thấy thất bại khi bị trượt chân. Tại sao vậy? Tôi chắc chắn rằng, khi lớn lên, bạn có thể bỏ học một thứ gì đó sau khi thất bại chỉ một hai lần. Nhưng tại sao bạn lại rất cố gắng khi bạn tập đi?

Câu trả lời đó là: Bạn chưa có khái niệm thất bại. Thêm vào đó, cha mẹ luôn ở bên cạnh động viên bạn. Mỗi thành công của bạn đều làm cha mẹ vui lòng và thậm chí còn ca ngợi hơn cả những gì mà bạn đạt được.

Bạn đã thực hiện được những thành công đáng kể trong những năm đầu đời nhờ khả năng phi thường của trí tuệ:

1 tuổi: bạn học đi.

2 tuổi: bạn bắt đầu học giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5 tuổi: bạn hiểu được 90% các từ người lớn sử dụng thường ngày.

6 tuổi: bạn học đọc.

Khoảng 2 tuổi, bạn bắt đầu phải học giao tiếp bằng ngôn ngữ – một kỹ năng bạn phải học không có sự trợ giúp của sách ngữ pháp, lớp học hay sự sát hạch nào. Trên thực tế, cũng như tất cả mọi người khác, đến 5 tuổi, bạn đã học được khoảng 90% các từ sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn lớn lên trong một gia đình nhiều ngôn ngữ, bạn có thể thông thạo được ngôn ngữ đó.

Đến 6 hoặc 7 tuổi, bạn phải học đọc – một nhiệm vụ học thật khó khăn nhất mà con người phải đảm nhiệm. Bạn học kỹ năng này nhờ khả năng kỳ diệu của bộ não.

Có thể sẽ có một ngày, khi bạn học lớp 1 hoặc lớp 2, đang ngồi trong lớp cô giáo hỏi: “Bạn nào có thể trả lời được câu hỏi này?”. Bạn giơ tay, bật dậy khỏi chỗ ngồi, sôi nổi chờ cô giáo gọi tên. Với vẻ tự nhiên bạn đưa ra câu trả lời, rồi ngay sau đó nghe thấy một số bạn khác cười và tiếng cô giáo nói: “Sai rồi, em ạ. Cô rất ngạc nhiên vì em!”.

Bạn cảm thấy xấu hổ trước bạn bè và cô giáo, người có uy quyền nhất trong cuộc đời bạn lúc bấy giờ. Sự tự tin của bạn bị lung lay, và mầm sống của sự thiếu tự tin bắt đầu hình thành trong bạn.

Đối với nhiều người, đó chính là điểm khởi đầu khiến họ có những nhận thức tiêu cực về bản thân. Từ đó, việc học trở thành một việc vặt. Sự thiếu tự tin lớn dần lên và họ bắt đầu gặp ngày càng nhiều nguy cơ.

Năm 1982, Jack Canfield, một chuyên gia nghiên cứu về lòng tự trọng của con người đã đưa ra một kết quả nghiên cứu được thực hiện trên một trăm đứa trẻ tình nguyện. Công việc của nhà nghiên cứu là ghi lại số lượng những lời nhận xét tích cực và những lời nhận xét tiêu cực mà đứa trẻ nhận được trong một ngày. Canfield nhận thấy rằng, trung bình mỗi đứa trẻ nhận được 460 lời nhận xét tiêu cực hay chỉ trích, trong khi đó số lời nhận xét tích cực hoặc ủng hộ chỉ là 75, bằng 1/6 so với những nhận xét tiêu cực.

Những phản hồi tiêu cực thường xuyên diễn ra sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với trẻ. Sau vài năm học ở trường, bọn trẻ có thể sẽ “ngừng học” và vô tình gói gọn kinh nghiệm học của mình lại. Đến cuối cấp tiểu học, từ “học” đã gợi cho nhiều học sinh cảm giác căng thẳng và bị ép buộc.

Cũng trong khoảng độ tuổi mà sự “ngừng học” xảy ra, trường học truyền thống lại chuyển từ phương pháp “học tổng thể” từ chính thể luận và vui vẻ sang phương pháp học cứng nhắc, theo tuyến và được định hướng bằng ngôn ngữ. Cô giáo buộc học sinh phải ngồi 1 tiếng đồng hồ, theo hàng lối và đứng giảng bài. Những trò chơi và hoạt động tập thể, những ý tưởng nghệ thuật đa sắc màu, mối quan hệ thân thoải mái và tất cả những trò chơi “lông bông” của thủa thời học sinh tiểu học đã kết thúc. Để phát triển, quá trình giáo dục phải thay đổi từ “học tổng thể” thủa ban đầu của trẻ sang một hệ thống phần lớn phụ thuộc vào não trái. “Sự mất cân bằng” này sẽ khiến cho một số học sinh cảm thấy không có hứng thú học và cảm thấy việc học là không có giá trị.

Trước khi nghiên cứu sâu hơn, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về bộ não và nghiên cứu xem làm thế nào để học “tư duy bằng cả bộ não” nhưng vẫn cảm thấy dễ dàng và hứng thú.

2.1. VÀI NÉT VỀ BỘ NÃO NGƯỜI

Bộ não người là một khối chất nguyên sinh phức tạp nhất trong thế giới vạn vật. Nó được biết đến như một cơ quan phát triển cao, có thể tự học tập. Cơ thể khoẻ mạnh và môi trường thuận lợi sẽ giúp cho họat động của bộ não có thể duy trì tốt trong vòng hơn 100 năm.

Bộ não ta có ba phần cơ bản: Phần cuống (stem) hay còn gọi là “não loài bò sát”; Hệ thống limbic hay “não của động vật có vú”; Vỏ não. Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Paul MacLean gói gọn ba phần này thành “bộ não ba ngôi một thể”, bởi vì mỗi bộ phận của bộ não phát triển trong các khoảng thời gian khác nhau trong quá trình tiến hoá của cơ thể chúng ta, mỗi phần cũng có cấu trúc thần kinh và chức năng nhiệm vụ khác nhau.

Giai đoạn phát triển đầu tiên là “não bò sát”. Ở giai đoạn này não của ta cũng giống như não của tất cả các loài bò sát, bộ phận trí tuệ thấp nhất của loài người. Bộ phận này họat động như một dây thần kinh vận động cảm giác – nhận biết hiện thực tự nhiên thông qua 5 giác quan.

Hành vi được điều khiển bởi “phần não bò sát” mang bản năng sinh tồn, đây là xu hướng của tất cả các loài. Phần não này quan tâm đến thức ăn, chỗ ở, sinh sản và bảo vệ lãnh thổ. Khi ta cảm thấy nguy hiểm, “phần não bò sát” sẽ thúc đẩy ta chống chọi và đấu tranh hoặc chạy trốn khỏi nguy hiểm, đây là sự phản ứng “chiến đấu hoặc tháo chạy”. Trong suốt giai đoạn phát triển đầu tiên của loài người, phản ứng này rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu phần não này chi phối thì chúng ta không thể tư duy ở mức độ cao hơn. Xung quanhần não bò sát là một hệ thống limbic phức tạp khổng lồ hay còn gọi là “não của động vật có vú”. Đây là giai đoạn phát triển cao hơn rất nhiều trong thời kỳ tiến hóa của con người và là một phần mà con người giống với tất cả các loài động vật có vú khác. Hệ thống limbic nằm ngay trung tâm của bộ não chúng ta. Nó có chức năng thể hiên tình cảm và nhận thức khi thể hiện cảm giác, khoái cảm, trí nhớ và khả năng học tập. Nó cũng kiểm soát nhịp sinh học của con người như cơn buồn ngủ, đói, khát, huyết áp, nhịp tim, dục vọng, nhiệt độ, hệ thống chuyển hoá và miễn dịch của cơ thể.

Hệ thống limbic là phần não điều khiển tình cảm của con người đồng thời cũng kiểm soát tất cả các chức năng khác của cơ thể. Điều này đã giải thích tại sao tình cảm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.

Hệ thống limbic là bảng điều khiển trung ương, là cơ quan nhập thông tin từ thị giác, thính giác và trong một số trường hợp từ vị giác và khứu giác. Sau đó, hệ thống này sẽ phân phát thông tin tới bộ phận tư duy của bộ não, đó là vỏ não.

Vỏ não bao trùm xung quanh đỉnh và cạnh của hệ thống limbic, chiếm 80% tổng bộ não của con người. Phần não này là trung tâm trí tuệ con người. Nó chọn lọc những thông báo nhận được thông qua nhìn, nghe, và các giác quan khác của cơ thể.

2.2. MỖI PHẦN CỦA BỘ NÃO ĐỀU ĐẢM NHIỆM CÁC CHỨC NĂNG RIÊNG

Ngoài ra, quá trình tư duy của vỏ não còn có: tranh luận, tư duy, đưa ra quyết định hành vi có mục đích, ngôn ngữ, kiểm soát dây thần kinh chủ động và những ý nghĩa không thể hiện ra bằng lời nói.

Vỏ não là nơi hội tụ tất cả các khả năng trí tuệ cao giúp phân biệt con người với các loài động vật khác. Tiến sĩ tâm lý Howard Gardnerd đã xác định một số khả năng đặc biệt về trí tuệ hoặc “phương thức nhận biết” có thể được phát triển trong con người. Trong số đó có khả năng ngôn ngữ, toán học, trực giác/không gian, động lực/mưu lược, âm nhạc, khả năng hiểu biết giữa các cá nhân với nhau và hiểu biết nội tâm của con người.

Có lẽ, sự phát triển cao nhất của trí tuệ, đồng thời cũng là dạng tư duy sáng tạo lớn nhất là trực giác. Trực giác là khả năng tiếp nhận hoặc lĩnh hội thông tin không có sẵn tới 5 cơ quan cảm giác. Khả năng này đặc biệt sắc bén ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Song, chúng thường bị các bậc cha mẹ ngăn cản do họ cho đó là những hành vi phi lý. Mọi người thường sợ khả năng trực giác bởi họ cho rằng, chính khả năng này sẽ ngăn cản tư duy lý trí. Tuy nhiên, không thể có khả năng trực giác nếu không có tư duy lý trí.

2.3. THỜI GIAN VÀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Tất cả khả năng trí tuệ cao hơn gồm cả trực giác đã tồn tại trong bộ não ngay từ khi mới sinh, và cho đến khi 7 tuổi, những khả năng này không được bộc lộ nếu không được khuyến khích thích hợp.

Để khuyến khích đúng đắn những khả năng trí tuệ này, cần phải đáp ứngđiều kiện sau:

• Những cấu trúc thần kinh thấp hơn phải được phát triển thích đáng nhằm cho phép năng lượng chuyển tới mức độ cao hơn.

• Đứa trẻ phải cảm thấy an toàn về tình cảm cũng như về thể xác.

• Cần phải có một mô hình khuyến khích thích hợp.

Hãy nghiên cứu các mốc thời gian phát triển trí tuệ dưới đây:

Khả năng ngôn ngữ chưa được bộc lộ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ.

Trẻ không thể tự dạy cho mình ngôn ngữ bản địa. Nếu người mẹ có khả năng nói ngôn ngữ đó, thì bà cũng không ngăn cản được con mình học nói. Trên thực tế, nếu đứa trẻ được đặt vào một môi trường ngôn ngữ trong bất kỳ thời gian nào từ khi sinh cho đến 7 tuổi, thì khả năng nhận biết ngôn ngữ của nó sẽ được hình thành.

Trong khoảng thời gian từ khi chào đời cho đến 1 tuổi, chức năng của dây thần kinh cảm giác ở trẻ bắt đầu phát triển. Chức năng này được hoàn thiện thông qua sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ với môi trường xung quanh, với người mẹ và với những đồ vật trong thế giới trẻ thơ. Khi đứa trẻ đưa một thứ gì đó vào miệng, rồi giơ lên ánh sáng, rồi đập mạnh vào vật khác, có nghĩa là nó đang nghiên cứu về đồ vật đó dưới một cách thức duy nhất, đó là thông qua cảm giác.

Khi tròn 1 hoặc 2 tuổi, chức năng của dây thần kinh ở bộ não phát triển khá đủ, trẻ chuyển sang một giai đoạn phát triển tiếp theo, các mắt xích thần kinh tăng trưởng rất lớn, hệ thống tình cảm – nhận thức cũng phát triển nhanh chóng, hành vi của trẻ thay đổi chỉ qua một đêm. Hành vi mới thường xuyên được xem như “một sự thay đổi nhanh chóng đột biến” và thường làm các bậc cha mẹ lo sợ. Nhưng chúng ta cần phải lưu ý rằng, việc đứa trẻ trải qua giai đoạn phát triển tình cảm này là hết sức cần thiết để đạt được mức độ tư duy cao hơn.

Ở giai đoạn này, cùng với sự phát triển về mặt tình cảm, đứa trẻ cũng chuẩn bị cho mức độ phát triển trí tuệ cao hơn thông qua việc chơi. Bắt chước, kể chuyện và một số hoạt động vui chơi giàu trí tưởng tượng khác là những cách thức mà trẻ phát triển khả năng nhận biết biểu tượng và các ẩn ý đằng sau biểu tượng.

Đến 4 tuổi, dây thần kinh cảm giác và cấu trúc thần kinh nhận thức tình cảm đã phát triển được 80%. Lúc này, đứa trẻ mới có đủ năng lượng để chuyển tới các chế độ tư duy cao hơn. Bây giờ là thời điểm các khả năng trí tuệ khác bắt đầu phát triển. Nếu được khuyến khích đúng đắn những khả năng này sẽ được phát triển mạnh. Nếu đứa trẻ cảm thấy bị đe dọa hoặc không có một mô hình hướng dẫn nào thì những khả năng trí tuệ này rốt cuộc sẽ ngừng phát triển ngay từ khi đứa trẻ lên 7 tuổi.

Đối với những đứa trẻ được khuyến khích thích hợp, nhiều quá trình tư duy cao hơn có thể bộc lộ và phát triển mạnh không mấy khó khăn. Ở những đứa trẻ này, dây thần kinh phần não bò sát đã phát triển, đủ để nhận thức được rằng, chỉ hành động khi gặp nguy hiểm. Hệ thống limbic cũng phát triển cao và tiếp tục kiểm soát tâm lý an toàn và tình cảm lành m. Khi đứa trẻ có tình cảm lành mạnh, nó sẽ tự do hoạt động ở những mức độ cao hơn của cấu trúc vỏ não.

Vỏ não người được cấu tạo từ 12 đến 15 tỷ tế bào thần kinh, gọi là các neuron. Các tế bào này có khả năng tiếp xúc với nhau hoặc tiếp xúc với các tế bào khác bằng cách rung các nhánh có cấu tạo hình cây. Mỗi neuron có khả năng tiếp xúc với các neuron ở vùng lân cận nghĩa là các tế bào trong bộ não người có khả năng tiếp xúc với nhau nhiều hơn so với các nguyên tử trong vũ trụ! Sự tiếp xúc này cũng xác định khả năng học tập nghiên cứu của con người.

Ở các mắt nối giữa các nhánh hình cây này có một chất gọi là myelin. Có thể giải thích rằng, myelin là một prôtêin béo do bộ não tiết ra nhằm bao phủ các khớp nối giữa các nhánh cây khi bộ não nghiên cứu thông tin mới.

Cần rất nhiều năng lượng để hình thành các khúc nối đầu tiên. Sau đó quá trình hình thành này sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi chất myelin tạo thành một chất bao phủ dày hơn. Dần dần quá trình này cứ lặp đi lặp lại, khớp nối sẽ được cung cấp đủ myelin và có khả năng hoạt động dễ dàng, đồng thời các khớp nối khác cũng đang được hình thành.

Quá trình tạo myelin đã giải thích tại sao việc đưa các dữ liệu trong 45 phút mỗi tiết học ở lớp không mang lại hiệu quả. Theo Joseph Pearce, một tác giả tầm cỡ quốc tế đồng thời là nhà nghiên cứu quá trình học tập, một đứa trẻ trung bình chỉ nhớ được khoảng 3% những thông tin được dạy trên lớp.

Để đạt được khả năng ghi nhớ cao, mỗi học sinh phải có niềm say mê đối với môn học. Ở SuperCamp, dữ liệu được dạy ở các lớp học bán trú, với cường độ lớn. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy một học sinh đạt được bước đột phá trong những tiết học buổi ch. Đó là thời điểm mà chúng đã tích tụ đủ myelin để gắn những thông tin thành một phần trong cấu trúc bộ não của chúng.

Đã bao giờ con của bạn đề nghị bạn đọc đi đọc lại một câu chuyện nó yêu thích chưa?

Nhưng chỉ sau khi đọc được ít phút, nó đã chán ngấy và sẵn sàng chuyển sang câu chuyện mới. Bởi vì trong quá trình đọc đi đọc lại, đứa trẻ đã bị lôi cuốn bởi các liên kết mang tính biểu tượng và ẩn dụ trong câu chuyện. Các kết nối neuron được kích hoạt, các myelin bắt đầu hình thành. Khi các kết nối neuron được cung cấp đủ myelin, đứa trẻ sẽ không cần đọc một câu chuyện cụ thể trong nhiều thời gian nữa, mà chỉ cần một chút thời gian là đủ. Sau khi các myelin được cung cấp đủ, đứa trẻ rất hiếm khi phải đọc lại câu chuyện đó nữa. Nếu sau nhiều năm, câu chuyện đó không được đọc lại, các myelin bắt đầu tan. Bạn có thể gọi đó là cách để bộ não “tự làm sạch”.

Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bộ não, tiến sĩ Marian Diamond đã dành 30 năm để thực hiện một loạt các thí nghiệm về bộ não. Bà đã đưa ra kết luận: Ở bất kì độ tuổi nào từ khi sinh ra đến khi chết, con người có thể tăng khả năng trí tuệ nhờ sự khuyến khích của môi trường. Nghiên cứu về cuộc sống đã chỉ ra rằng, khi bộ não phải bận tâm một vấn đề gì đó thì câu ngạn ngữ cổ xưa “hoặc là sử dụng hoặc là vứt bỏ” lại là một lời khuyên có giá trị. Bộ não càng quan tâm đến các họat động trí tuệ và liên kết với môi trường thì càng có nhiều những kết nối giữa các tế bào. Bạn có thể nhận thấy rằng, khả năng của bạn là vô hạn (Nghiên cứu liên quan đến môi trường học của Diamond sẽ được đề cập chi tiết ở chương 4).

Bằng sự nhắc đi nhắc lại, các tế bào thần kinh sẽ kết nối với nhau và được cung cấp đủ myelin để dễ dàng nhớ lại thông tin. Nếu không nhắc lại thường xuyên, các myelin sẽ bắt đầu tan ra.

SỬ DỤNG NÓ…

HAY

VỨT BỎ NÓ

2.4. NÃO PHẢI, NÃO TRÁI

Bộ não 3 phần của bạn cũng được chia thành bán cầu não phải và bán cầu não trái.

Ngày nay, hai bán cầu não này thường được gọi là não phải và não trái.

Những thí nghiệm về hai bán cầu não đã chỉ ra rằng, mỗi bán cầu có một chế độ tư duy riêng, đảm bảo những kỹ năng nhất định, mặc dù chúng có sự liên kết và trao đổi chéo với nhau.

Quá trình tư duy của não trái mang tính logic, liên tục, có định hướng và lý trí. Phần não này được tổ chức khá chặt chẽ và có khả năng giải thích được những vấn đề mang tính tượng trưng và trừu tượng. Nó cũng phải đảm nhiệm các nhiệm vụ như: diễn đạt bằng lời nói, viết, đọc, liên kết thính giác, xếp đặt các chi tiết và sự kiện, ngữ âm và biểu tượng hoá.

Chế độ tư duy của não phải mang tính ngẫu nhiên, không theo trật tự, mang tính trực giác và thuộc về chính thể luận. Các chế độ này rất phù hợp với các phương thức nhận biết không thuộc lời nói như: cảm giác và tình cảm, các nhận thức căn cứ vào xúc giác, nhận thức về không gian, hình thù và mô hình, nhận thức về âm nhạc, nghệ thuật, nhạy cảm màu, sáng tạo và hình dung.

Cả hai bán cầu não đều quan trọng như nhau. Những người sử dụng hai bán cầu não cân bằng nhau thì có xu hướng giải quyết cân bằng mọi vấn đề trong cuộc sống. Họ sẽ học dễ dàng hơn, vì họ biết lựa chọn chế độ cần thiết nhất để đảm nhiệm việc học.

Do hầu hết các giao tiếp đều được thể hiện dưới dạng viết hoặc lời nói, nên chức năng giao tiếp là đặc trưng của não trái. Các lĩnh vực như giáo dục, thương mại và khoa học cũng có xu hướng thiên về não trái nhiều hơn. Trên thực tế, nếu bạn là người hoạt động thuộc các lĩnh vực đòi hỏi não trái làm việc nhiều hơn mà trong cuộc sống không cố gắng tham gia những hoạt động cần đến não phải, thì chính sự mất cân bằng này sẽ là nguyên nhân khiến bạn bị stress, đồng thời thể chất và tâm hồn của bạn trở nên nghèo nàn.

Để cân bằng hai bán cầu não, cần phải có các hoạt động như âm nhạc và thẩm mĩ trong quá trình học, đồng thời bạn phải tích cực tự điều chỉnh. Những điều đó giúp bạn có được xúc cảm tích cực, điều khiến cho bộ não của bạn làm việc hiệu quả hơn. Xúc cảm tích cực sẽ đem lại khả năng cho bộ não, đem đến cho bạn những thành công, giúp bạn có lòng tự trọng cao, rồi từ đó lại có được những cảm xúc tích cực – 1 chu kì đầy sinh lực giúp bạn vươn cao hơn. (Bạn có nhận thấy rằng, những người rất thành công trong cuộc sống dường như đều có niềm say mê thưởng thức 1 lo hình nghệ thuật nào đó?).

Bất luận là chúng ta nói đến hệ thống limbic hay vỏ não, đến não phải hay não trái, thì cũng phải khẳng định rằng, không có một bộ phận nào của bộ não có thể họat động riêng lẻ một cách đầy đủ và sáng tạo như đặc trưng vốn có của nó, bộ phận này chỉ có thể họat động được khi các bộ phận khác của bộ não kích thích và ủng hộ. Đó chính là những gì chúng tôi đề cập đến khi nói về “toàn bộ não” hoặc “học toàn diện”.

Trong quá trình sống, tất cả chúng ta đều có kết luận về bộ não của chúng ta và về khả năng của bộ não. Có thể những gì mà bạn thể hiện ở trường học khiến bạn kết luận rằng, bộ não của bạn “không được tốt” như bộ não của các học sinh có sức học khá. Có thể bạn cũng đã từng kết luận rằng, bạn có thể học tốt môn này, nhưng học tồi ở môn kia. Hoặc cũng có thể bạn đã chấp nhận rằng, có những điều mà bạn không có khả năng học bởi vì não của bạn đã không dành cho chúng. Thật đáng tiếc, tất cả những kết luận này đều không đúng.

Tất cả chúng ta đều có những chức năng thần kinh giống nhau, mặc dù có những chức năng khác nhau về trí tuệ và mức độ thành công trong cuộc sống. Chức năng sinh lý của bộ não của bạn cũng rất giống với của bất kì 1 người nào khác, thậm chí của cả các nhà tư tưởng như Einstein và Da Vinci. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có những hội tuyệt vời. Nếu bạn biết về 1 người mà cách cư xử của người đó khiến bạn khâm phục, hoặc thành công của người đó là điều mà bạn luôn ao ước đạt tới, bạn có thể coi người đó là một “mẫu hình” của mình. Bạn có thể thành công như người đó bằng cách học theo anh ta. Các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi của con người gọi đó là “sự noi gương”.

Một tấm gương điển hình phải kể đến là lực s1;i Anh Roger Bannister, người đầu tiên chạy một dặm trong chưa đến 4 phút. Một bác sĩ đã tranh luận gay gắt rằng, nếu một người chạy với tốc độ nhanh như thế, tim của anh ta sẽ vỡ tung vì họat động quá sức.

Hiển nhiên, Roger Bannister không thể đoán trước được kết quả này. Anh đã chạy nhanh hơn bất cứ ai trong lịch sử. Trải qua nhiều thập kỉ với hàng nghìn vận động viên điền kinh được đào tạo chính quy, Roger Bannister là người đầu tiên lập được kỉ lục đó, làm sửng sốt thế giới với thời gian 3 phút 59,4 giây. Thậm chí ngay cả khi kỉ lục này được công nhận thì nhiều người vẫn cho rằng, đó chỉ là một sự may mắn mà siêu nhân Bannister đạt được và không ai trên thế giới này có thể lặp lại được kỉ lục đó.

Tuy nhiên, chỉ sau 1 tháng, vận động viên người Úc John Landy đã phá vỡ được kỷ lục này. Sau đó, nhiều người đã chạy 1 dặm mà chưa mất tới 4 phút.

Tại sao lại xảy ra điều này? Có thể giải thích như sau: Có những siêu nhân là những “tấm gương”, sau đó mọi người có thể noi theo những tấm gương đó để thực hiện thành công điều mà họ mong muốn thực hiện.

Bạn có những khả năng tiềm tàng giống như những người khác. Điều khác là ở chỗ, bạn sẽ sử dụng trí tuệ của bạn như thế nào. Bạn sẽ trả lời được điều đó khi đọc cuốn sách này.

Những gì người này có thể làm thì những người khác cũng có khả năng làm Anthony Robbins- nhà chiến lược, nhà văn, nhà hùngiện nổi tiếng thế giới – đã giúp đỡ hàng trăm nghìn người thoát khỏi những suy nghĩ hạn chế về bản thân và mở ra cho họ những khả năng to lớn. Mục đích của Tony là đưa ra những tấm gương thường xuyên đạt được thành công. Ông đã khám phá ra niềm tin của họ và phát hiện được những chiến lược giúp họ thành công. Sau đó, ông đã truyền đạt lại niềm tin và chiến lược này cho mọi người.

Một trong những họat động mà Tony dạy các học sinh của mình là “đi trên lửa”. Ông đã hướng dẫn các học sinh đi trên một thảm than hồng rực với bàn chân trần. Tony đã sử dụng những khái niệm về lập trình ngôn ngữ thần kinh, giúp họ thực hiện được kỳ công khó có thể tưởng tượng. Lập trình ngôn ngữ thần kinh – một nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng của ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không được thể hiện bằng lời nói đến hệ thống thần kinh của con người – đã được John Grinder và Richard Bandler phát triển thêm.

Một trong những tấm gương mà Tony yêu thích là Stu Mittleman. Anh đã phá kỷ lục thế giới với việc chạy 1,000 dặm chỉ trong 11 ngày. Stu đã là tấm gương cho những người Ấn Độ và Nam Mỹ những người đã chạy được 75 dặm trong một ngày.

Việc tìm được một người nào đó đã đạt được thành công mà bạn mong muốn giúp bạn tiết kiệm không chỉ năng lượng, mà còn rất nhiều thời gian. Bạn muốn gì trong cuộc sống của mình? Chướng ngại vật nào bạn muốn vượt qua? Hãy tìm một ai đó đã thành công mục tiêu mà bạn mong muốn và học lại những thành công của họ, bạn sẽ đạt được những thành công đó.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.