Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
Chương 27: Làm sao diệt được sự mệt mỏi làm ta ưu tư và uất hận
Một trong những nguyên nhân chính của sự mệt nhọc là nỗi buồn chán. Để chứng minh, tôi xin kể chuyện cô Alcice, thư ký đánh máy và tốc ký,ở cùng đường với tôi. Đêm đó, cô về nhà, đau lưng như người mỏi mệt. Mà cô mỏi mệt thiệt. Cô nhức đầu, đau lưng, dã dượi muốn đi năm liền, không ăn uống gì hết. Má cô dỗ dành… cô mới chịu ngồi ăn. Giữa lúc đó, điện thoại kêu: Tình thân nhân của cô mời cô khiêu vũ. Mắt cô bỗng sáng ngời, tinh thần cô bừng tỉnh liền. Tới ba giờ sáng, về nhà, cô chẳng mệt nhọc mảy may mà còn vui tới nỗi không ngủ được nữa.
Vậy buổi tối, khi có vẻ mệt nhọc và cử động uể oải, cô ta thiệt mệt không! Chắc chắn là thiệt. Cô ta mệt mỏi vì cô chán ngán công việc, có lẽ chán ngán cả đời sống. Hàng triệu người như cô Alice; bạn dễ thương cũng là một trong những ngừơi ấy đấy.
Ai cũng biết rằng tinh thần buồn bã thường sinh ra mệt nhọc nhiều hơn là sự cố sức. Mấy năm trước, ông Joseph E.Barrmack đăng ở tạp chí “Tâm lý báo” một bài trong đó ông báo cáo vài thí nghiệm về sự mệt nhọc do buồn chán gây nên. Ông bảo một nhóm sinh viên làm những chắc nghiệm mà ông biết trước rằng họ không thích nhút nhát nào hết. Kết quả? Họ thấy mệt nhọc, buồn ngủ, bực tức, cáu kỉnh và phàn nàn rằng nhức đầu, mỏi mắt, hoặc đau bao tử. Có phải toàn là tưởng tượng không? Không.
Nghiên cứu kỹ, ông Barnack thấy khi ta buồn chán, áp lực của máu và số dưỡng khí hít vào đều giảm, còn vui thích làm việc thì những cái đó tăng liền.
Say mê làm việc hứng thú, rất ít khi thấy mệt. Chẳng hạn, mới rồi toio nghỉ hè ở bên hồ Louisse, trong dãy núi Canadian Rockies. Mấy ngày liền, tôi câu cá trêm một dòng suối, phải len lỏi trong bụi cây cao, trèo qua những cảnh đổ, hằng tám giờ liền mà không thấm mệt. Vì sao vậy? Vì tôi hăng hái thích thú vô cùng. Tôi hãnh diện đã làm được một thủ đoạn: câu được sáu con cá lớn. Nhưng nếu tôi chán ngán không muốn câu thì bạn thử đoán sẽ ra sao? Tôi sẽ mệt lử sau khi trèo gian nan ở trên núi cao hơn 2.000 thước.
Vậy sự chán nản có thể làm cho ta mệt nhiều hơn là công việc, dù công việc ấy cực kỳ khó nhọc như leo núi đi nữa. Lại như chuyện ông S.H.Kingman Hội trưởng Công nông Nã Đại bảo hội leo núi Cadian Alpine Club cho vài người cán bộ để huấn luyện một đội binh leo núi. Ông Kingman được lựa vào số huấn luyện vuên ấy. Theo lời ông thì ông và các huấn luyện khác – từ 42 tới 59 tuổi – dắt những người lính trẻ tuổi qua những khu băng tuyết mênh mông tới chân những ngọn núi bích lập cao chừng 40 thước rồi dạy họ dùng thừng, bíu vào vách đá nhẵn mà lần lên ngọn. Họ leo hết ngọn này tới ngọn khác. Sau 15 giờ leo trèo, những thanh niên sung sức ấy, những thanh niên mới tập luyện sáu tháng trong một đội cảm tử ấy, người nào người nấy mệt lử.
Có phải tại một vài bắp thịt không quen vận động mà mệt chăng? Vô lý. Vì ai đã ở trong một đội cảm tử đều nhận rằng bắp thịt nào cũng đã được luyện hết. Họ mệt lử vì họ ngán leo núi. Nhiều người mệt tới nỗi lăn ra ngủ, không kịp ăn. Nhưng các huấn luyện viên gì gấp hai, bà tuổi họ lại không mệt chút nào. Họ ăn rồi, bàn tán hàng giờ về những kinh nghiệm trong ngày. Họ không mệt vì họ thích công việc ấy.
Khi bác sĩ Edward Thordike ở Columbia thí nghiệm về mệt nhọc, ông dùng những chắc nghiệm làm cho học sinh luôn luôn thích thú để họ thức gần trọn một tuần. Người ta kể lại câu chuyện này của ông: “Sự chán nản là nguyên nhân độc nhất giảm sức làm việc”.
Nếu bạn làm việc về tinh thần mà thấy mệ thì hcwa chác đã phải vì bạn làm nhiều đâu, dễ thường vì bạn làm nhiều đâu, dễ thường vì bạn làm quá ít đó. Chẳng hạn, bạn thử nhớ tuần trước, một hôm bạn luôn luôn bị bất mãn, thư gởi đi không có hồi âm, hẹn hò thì lỡ, lo cái này, lo cái nọ, không có cái gì nên thân hết. Bặn chẳng làm được gì cả, mọi việc trôi chảy, bạn làm nhiều gấp 40 lần hơn trước, vậy mà về nhà vãn tươi như hoa. Bạn đã kinh nghiệm như vậy rồi chứ? Tôi cũng vậy. Chúng ta đã học được bài học này: mệt nhọc thường không do công việc mà di lo lắng, bất mãn và uất hận.
Trong khi viết cuốn này, tôi đi coi diễn lại một nhạc kịch vui rất lý thú của Jerome Kerrn, nhan đề là Show Boat. Một vai trong kịch, đại tá Andy nói: “Những kẻ may mắn là những kẻ có một việc làm hợp ý”. Những kẻ đó may mắn vì họ có nhiều nghị lực để làm việc ấy. Đi một khúc đường ngắn với bà vợ càu nhàu, có thể mệt hơn là sánh vai đi 20 cây số với một gia nhân mà mình thương yêu.
Vậy phải làm sao? Xin bạn hãy nghe câu chuyện của một tốc ký trong một công ty dầu lửa. Cứ mỗi tháng, cô ta lại phải làm luôn trong nhiều ngày một thứ việc chán nhát trần ai là biên số và tên người vào những giấy phép in sẵn. Công việc đó chán đến nỗi cô quyết định làm cho nó hoá vui mới có thể sống mà chịu nổi được. Cô nghĩ ra cách đua với cô mỗi ngày., Buổi sáng, cô đếm xe bữa ấy biên được bao nhiêu tờ, rồi buổi chiều cô ráng biên được nhiều hơn. Cuối ngày cô cộng lại xem được bao nhiêu tờ rồi cô ráng bữa sau làm hơn số đó. Kết quả là cô lập kỷ lục hơn những cô bạn đồng nghiệp. Và rồi cô được lợi cái gì? Lời khen. Không?… Lời cảm ơn?không….. Thăng cấp? Không… Tăng lướng “đúp”? Không… nhưng được khỏi thấy mệt vì chán ngán. Nhờ vậy tinh thần cô hăng hái. Vì ráng hết sức làm cho một công việc chán nản thành ra vui thích, nên có thấy có nhiều nghị lực hơn, và những lúc rảnh được vui vẻ hơn, hứng thú hơn. Tôi được biết chuyện của cô vì tôi đã… cưới cô làm vợ.
Dưới đây là một chuyện cô thư ký khác luôn luôn hành động như thể vốn thích công việc của mình. Trước kia cô thường càu nhàu về công việc, nhưng sau cô thôi hẳn. Tên cô là Vallie G.Golden. Cô kể:
“Trong sở có bốn cô thư ký, mỗi cô đánh máy cho vài ông chủ sự. Nhiều phen chúng tôi túi bụi vì việc. Có lần, một ông phó giám dốc bắt tôi đánh lại một bức thư dài, nhưng tôi không tuân lệnh. Tôi ráng chỉ cho ông ta rằng bức thư đó có thể sửa lại được, thì không cần đánh lại. Ông ta liền đáp nếu tôi không chịu đánh lại thì tôi sẽ kiếm ngừơi khác! Tôi nghe mà muốn nổi doá. Thề rồi trong khi đánh lại bức thư kia, đột nhiên tôi nghĩ rằng có bao nhiêu người khác chờ sẵn, chực nhẩy vào chiếm chỗ tôi đang làm. Tôi lại nghĩ rằng người ta trả lương cũng chỉ để tôi làm công việc ấy. Nghĩ vậy, tôi thấy dễ chịu hơn. Thình lình tôi nẩy ra cái ý nên làm như mình thích công việc, dù thiệt tâm mình ghét nó. Sau đó toio thấy một điều quan trọng, là nếu tôi làm việc như tôi thật tâm thích nó, thì rồi tôi thích nó một vài phần được.
Tôi cũng lại thấy rằng vui vẻ làm thì công việc mau xong, thành thử bây giờ ít khi tôi phải ở lại trễ. Nhờ có thái độ ấy, tôi được đắc lực và khi một ông chủ cần một thư ký riêng, ông ta yêu cầu tôi giúp – vì ông bảo tôi không có thói cằn nhằn! Vậy tôi đã tìm được chân lý này: Thái độ tinh thần có một năng lực mạnh mẽ. Và sự ấy vô cùng quan trọng đối với tôi. Nó đã hóan cải đời tôi một cách lạ lùng”.
Như thế, té ra cô Vallie Golden đã vô tình theo triết lý “giải hoá thiệt”. Giáo sư William James khuyên ta “làm bộ như chúng ta can đảm, rồi chúng ta sẽ thấy can đảm, “làm bộ như” chúng ta sung sướng rồi ta sẽ sung sướng. “Làm bộ như” bạn đã thích công việc của bạn và sự gaiar đó sẽ làm cho bạn thấy thích thiệt, bớt mệt, bớt lo lắng.
Mấy năm trước, anh Harlan A. Howard đã có một quyết định làm thay đổi hẳn đời anh. Anh quyết làm cho công việc buồn tẻ của anh thành ra vui thích. Mà công việc của anh đáng chán thiệt: rửa chén, cọ bàn và dọn kem tại phòng ăn moot trường đại học, trong khi các sinh viên cùng trạc tuổi anh học vui vẻ đá banh hoặc đùa bỡn. Anh ghét công việc của anh lắm, nhưng đã không thể bỏ nó được, anh nhất quyết giải trí, nhưng đã không thể bỏ nó được, anh nhất quyết giải trí bằng cách nghiên cứu làm kem cách nào? Bằng những thức gì? Tại sao có kem ngon, có kem dở? Anh nghiên cứu về phương diện hoá học rồi anh thành một sinh viên giỏi nhất trong những giờ hoá học. Anh thích học thực phẩm tới nỗi sau anh vào đại học Masschesets và giỏi nhất về môn “thực phẩm chuyên môn dụng ngữ”. Khi hãng bán ca cao ở Nữu ước treo một giải 100 Mỹ kim để thưởng bài luận nào hay nhất về cách dùng ca cao, gai giật giải, bạn biết không? Đúng. Chính là anh Harlan Howard. Mà cuộc thi ấy mở chúng cho hết thảy sinh viên các trường đại học.
Thấy khó kiếm việc làm quá, anh mở một phòng thí nghiệm và nghiên cứu về vi trùng học ngay trong hầm nhà anh tại Massachussets. ít lâu sau, một đạo luật ra, bắt buộc các nhà bán sữa phải khai số vi trùng trong sữa trước khi bán. Mười bốn công ty bán sữa ở Ambert nhờ anh việc đó và anh phải mướn thêm hai người phụ tá.
Thử đoán coi hai mươi lăm năm nữa, anh Howard sẽ ra sao? Lúc đó, những người hienej nay chế tạo thực phẩm sẽ về hưu hoặc chết, nhường chỗ cho những thanh niên đầy nhiệt thuyết và sáng kiến. Vậy hai mươi lăm năm nữa, chắc chắn anh sẽ thành một người có uy quyền trong nghề, còn một sóo bạn học của anh mà hồi trước anh phải dọn keom hầu, sẽ thất nghiệp để mà chua xót, nguyền rủa chính phủ và phàn nàn không gặp thời. Nhưng anh Harlan A. Howard chắc chắn đã không gặp thời, nếu anh đã không quyết định làm cho công việc buồn chán của anh thành ra có hứng thú.
Mấy chục năm trước, có một thanh niên khác tên Sam, rất chán cái việc phải đứng suốt ngàu tiện bù loong trong một xưởng nọ. Anh muốn bỏ, nhưng sợ khó kiếm được việc khác. Đã bắt buộc phải làm công việc buồn tẻ này, nên anh quyết làm cho nó hoá vui. Và anh thi đua với một bạn thợ máy ngồi bên. NGười này phải dũa bù loong nhãn, còn anh phải tiện nó cho đường trực kính đúng kích tấc. Hai người thỉnh thoảng lại đổi máy lẫn nhau để xem ai được nhiều bù loong.
Về sau, viên đốc công thấy Sam vừa nhanh vừa khéo bèn cho anh một việc khác nhiều lương hơn. Từ đó, anh leo hết cấp này đến cấp khác. Ba chục năm qua, anh Sam Vauclain thành Hội trưởng công ty đóng đầu máy xe lửa Baldwin. Nhưng khi xưa, nếu anh không biết làm cho công việc buồn tẻ thành ra hứng thú, có lẽ bây giờ anh vẫn còn là chú thợ máy quèn.
Ông H.V.Kaltenborn, nhà phê bình tin tức nổi danh tren đài phát thanh, cũng đã có lần phải áp dụng phương sách đó. Lúc ấy ông 22 tuổi, muốn qua chơi Châu Âu, bèn xin chăn muôn bò trên một chiếc tàu chở bò. Sau khi đạp xe máy vòng quanh nước Anh, ông tới Ba lê thì vừa hết tiền. ÔNg liền cầm chiếc máy chụp hình lấy năm mỹ kim, để lấu tiền đăng lời rao tìm việc trên báo The New Yor Herald xuất bản ở Balê. Tiếp đó, ông được một chân bán kính thực thể. Nếu bạn vào khoảng tuổi 40 tôi chắc bạn còn nhớ nhữn kính thực thể tho sơ hồi đó, mà ta thường đưa lên mắt để ngó hai hình giống nhau như in, đặt ở trong ông kính. Nhìn vào thì hai hình chồng lên như thành một, làm ta cảm tưởng hình đó có bề sâu và bề xa.
Vậy ông Kaltenborn bắt đầu đi từng nhà ở Ba Lê để bán những kính ấy cho những người Pháp mà ông không biết nói tiếng của họ. Vậy mà ngay trong năm đầu, ông đã thâu được 5.000 mỹ kim huê hồng và nổi danh là tay bán báo dạo kiếm được nhiều tiền hạng nhất hồi ấy. ÔNg nói với tôi rằng kinh nghiệm ấy có ích cho ông hơn một năm học ở Đại học đường Harward và giúp ông phát triển một đức tính để thành công là đức tự tín. ÔNg tin chắc có thể bán cho các bà nội trợ Pháp bất kỳ món gì, cả những tờ báo cáo về Đại hội nghị Liên Hiệp Quốc viết bằng tiếng Anh nữa.
Kinh nghiệp đó đã giúp ông hiểu rõ dời sống người Pháp. Sau này, ông lại thấy tự hiểu biết đó thiệt là vô giá, khi ông m cái việc bình phẩm trên đài phát thanh những tin tức ở Châu Âu.
ÔNg làm cách nào mà tài tình như vậy, nhất là khi không biết nói tiếng Pháp? Thưa rằng thế này: ÔNg xin chủ hãng kính viết cho một câu tiếng pháp chào khác, rồi ông học thuộc câu ấy. Ông đi từng cửa, kéo chuông. Và khi gặp bà chủ nhà, ông đọc câu tiếng Pháp với một giọng kỳ dị tới nỗi bà nào cũng tức cười. Rồi ông đưa kính và hình cho bà nọ. Nếu bà ta hỏi câu gì thì ông rút cổ, đáp: “Người Mỹ… Người Mỹ”. Rồi dở nón, chỉ vào một miếng giấy trong dán trong đó, có chép đúng câu tiếng Pháp mà ông đã học để chào khách. bà chủ nhà cười, ông cũng cười, và lại đưa bà ta coi thêm hình. Ông thú thiệt công việc bán kính ấy không dễ dàng đâu. Ông kiếm ăn được, nhờ có mỗi một đức tính là quyết làm cho công việc hoá ra có hứng thú. Mỗi sáng, trước khi ông đi ngó trong gương và tự khuyến khích: “Này, Kaltenborn, nếu muốn có cơm ăn, anh phải làm công việc ấy. Anh đã phải làm nó thì tạo sao không vui vẻ mà làm? Sao không tưởng tượng rằng mỗi khi anh kéo chuông, là anh đóng vai trò trên sân khấu và có nhiều khán giả ngó anh? Mà nghĩ kỹ, việc anh làm đó cũng tức cười, khác chi một trò hề trên sân khấu. Vậy tại sao không hăng hái vui vẻ đóng trò đi?’.
Chính nhờ lối đóm, ông đã làm cho một công việc ông vừa sợ vừa ghét hoá ra một việc thú và rất có lợi.
Khi nghe tôi hỏi gì nên khuyên những thanh niên Mỹ hăng hái muốn thành công, ông đáp: “Có, tự chiến đấu với họ mỗi buổi sáng. Người ta nói nhiều về sự quan trọng của thể dục, nhưng chúng ta còn cần luyện tinh thần hơn. Mỗi buổi sáng chúng ta phải tự khuyến khích can đảm làm việc cả ngày”.
Phương pháp tự khuyến khích ấy ngớ ngẩn, nông nổi và ngây thơ ư? Không đâu. Trái lại, nó là tinh tuý của một triết lý sâu xa:”tinh thần của ta ra sao thì đời ta như vậy”. Lời đó bây giờ cũng vẫn đúng như 18 thế kỷ trước, khi Marc Aurele viết, lần đầu tiên trong cuốn “Trầm tư” của ngài: “Tinh thần ta ra sao thì đời ta như vậy”.
Mỗi ngày tự khuyên tự nhủ một giờ, bạn có thể hướng tinh thần của bạn tới sự can đảm, hạnh phúc, nghị lực và bình tĩnh.
Khi nuôn những tư tưởng chân chính, sẽ thấy công việc đỡ chán nhiều. Ông chủ của bạn muốn bạn yêu nghề, để ông thâu được nhiều tiền hơn. Nhưng hãy quên cái muốn của họ đi mà chỉ nghĩ đến cái lợi của bạn khi bạn yêu công việc hơn lên. Bạn nên nhớ rằng tinh thần ấy có thể làm cho hạnh phúc trong đời bạn tăng lên gấp đôi vì ta chỉ dùng phần nửa những đức tính của ta để làm
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.