Tại Sao Em Ít Nói Thế?

ĐÔI LỜI TÁC GIẢ



Tất cả mọi người, bạn bè, thầy cô, những người quen biết hoặc những người tôi mới gặp lần đầu đều hỏi tôi câu này. Có lẽ là họ đang muốn hỏi thăm liệu tôi có đang cảm thấy ổn không hoặc chí ít tìm ra một lý do lúc đó vì sao tôi lại đang “thu mình” như con ốc sên như thế. Đôi lúc câu hỏi này được lặp đi lặp lại nhiều lần đến nỗi tôi không biết nói gì hơn và chỉ muốn đứng dậy đi về.
Thực sự khó có thể giải thích sự im lặng của tôi kéo dài như vậy. Đôi lúc tôi im lặng chỉ vì đang mải mê quan sát gì đó hoặc đang có dòng suy tưởng trong đầu cứ chạy hoài mà không chịu dừng lại. Đôi lúc tôi thích nhìn mọi người nói chuyện với nhau, cười đùa với nhau hơn là nói, vì e rằng nếu có nói ra sẽ là những thứ gì đó hơi tối nghĩa. Hoặc đơn giản, tôi im lặng chỉ vì tính cách sinh ra đã thế. Im lặng.
Càng lớn lên và đọc nhiều tài liệu sách báo, tôi mới hiểu thêm rằng sự im lặng này cũng có liên quan đến hướng nội ( tôi không có ý cho rằng người hướng nội thì họ phải hay im lặng). Và kể từ khi biết rằng tôi hay im lặng, tôi là người thiên về hướng nội thì tôi mới hiểu vì sao khi còn nhỏ tôi lại có những cách cư xử có phần “lạ lùng” và nó khiến cho những người khác tại thời điểm đó muốn “uốn nắn” lại tính cách của tôi. Chỉ có điều họ không thể nào chỉnh sửa tính hướng nội của tôi khi ấy.
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn ít nói, vẫn thích lặng lẽ quan sát mọi sự kiện diễn ra hàng ngày. Đó là khi nhìn thấy mọi người nói chuyện, cười đùa vui vẻ với nhau; đó là khi tôi nhìn thấy những bức ảnh của bạn bè chia sẻ cập nhật trên Facebook, Instagram, Zalo nhưng không like hay comment mà chỉ gửi tin nhắn cho họ nếu là dịp gì đó đặc biệt với họ; đó là khi tôi chỉ xem các comment chứ không comment hay thực hiện các tương tác như : Like, Love, Haha mặc dù khi đó tôi cũng có đang cảm xúc tương tự như vậy. Tôi ít nói khi tôi chăm chú lắng nghe nhưng tôi cũng nói rất nhiều, rất nhiều khi được “gãi đúng chỗ ngứa”, trái lại với tính hướng nội cố hữu của bản thân ít-nói đấy.
Tại sao tôi lại viết cuốn sách này ?
Từ khoảng vài năm trở lại đây, chủ đề hướng nội- hướng ngoại được bàn luận rất nhiều và sôi nổi trên những trang web, mạng xã hội nhất là Facebook. Ở đó tôi tìm thấy được “đồng minh” cũng ít nói và thấy vui khi cũng có người cư xử lạ lùng giống tôi. Nhiều bài viết rất hay như “Thế giới kỳ bí của người hướng nội” của bạn Trang PS Blog hay “Người hướng nội – Vũ khí bí mật của các công ty hiện đại” của Cafebiz hoặc bài viết “Là người hướng nội: Món quà hay lời nguyền?” của bạn Lập Chí bên kenh14 và cùng rất nhiều tiêu đề khác là những bài viết điển hình khắc họa rõ nét hơn về người hướng nội. Khi đọc xong tất cả, soi xét lại bản thân và cũng nhận ra rằng mình đang nằm trong số đó và thực lòng cũng rất vui vì đang phát huy ưu điểm ngày càng tốt đẹp hơn.
Nhưng chưa phải là tất cả.
Có nhiều bài viết về người hướng nội hay và ý nghĩa nhưng cũng có xuất hiện một số bài về người hướng nội mang hơi hướng tiêu cực và mang màu sắc khá ảm đạm dù cho phân tích rất đúng. Nhưng thực tế nói lên rằng rất nhiều người ngoài kia, bao gồm cả người hướng nội, tự mặc định những tính chất “loser” như thế dành cho mình bao gồm các câu hỏi như : Nào là “không phải là người biết “cư xử khéo léo”, “biết ‘gần gũi’ cấp trên”, “quá ít nói và không biết bày tỏ sự thân thiện”, hay thậm chí “tin rằng tình yêu nhẫn nại và bao dung của mình có thể cảm hóa được người kia”…
“Tại sao mình cống hiến như vậy, mà cuối cùng họ lại âm thầm chơi xấu sau lưng?”
“Tại sao mình đã cho đi chân thành, để rồi cái nhận lại là phản bội?”
“Tại sao mình không thể sống “khéo” hơn, trong khi dường như mọi người đều có thể?”
Bất kỳ ai có những suy nghĩ như vậy về người hướng nội, xin hãy tỉnh lại dùm! 
( Trích từ “Introvert không phải là loser – Lien Anh Nguyen , một beauty blogger ) 
Tôi đã từng được đọc cuốn Hướng Nội- Sức mạnh của yên lặng trong thế giới không ngừng, bản gốc là Quiet của Susan Cain được hai dịch giả là chị Uông Xuân Vy và chị Nguyễn Hoàng Phước Diễm thực hiện. Cuốn sách đó phải nói là rất hay và miêu tả đầy đủ và chính xác về chân dung người hướng nội trong thế giới chuộng hướng ngoại như thế nào. Những gì được viết trong đó phần nào đã khiến tôi cảm thấy thỏa mãn hơn và hiểu hơn về con người mình rất nhiều.
Chỉ là tôi lại có tính đòi hỏi hơn chút, dù đã tham khảo, đọc nhiều nhiều sách báo và tài liệu nhưng bản thân tôi lại muốn được nhìn người hướng nội trong đời thường như thế nào, tôi muốn được nghe các chia sẻ thật sự của những bạn hướng nội trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tôi vẫn rất muốn mong chờ có một tác giả nào đó có thể viết ra cuốn sách ấy để tôi, những người hướng nội có thể đọc nhưng rồi vẫn chưa thấy ai.

Thêm vào đó, cách đây không lâu khi được đọc bài viết “Dân Hướng Nội à, làm ơn ngừng gõ phím đi được không” của tác giả Đoản Tăng trên Spiderum. Ban đầu thì tôi hơi nóng mặt, nhưng cố gắng đọc kỹ rồi mới thấy rằng, dù cho bài viết đó còn nhiều yếu tố chưa được khách quan, nhưng tôi cũng hiểu rằng người hướng nội không nên chìm đắm vào cảm xúc quá nhiều, không nên gây sự chú ý của mình chỉ vì mình là hướng nội. Có lần dạo lang thang trên FB, vài người trong số họ là introvert, nhưng status của họ lại so-deep quá. Lướt từ trên xuống, toàn ảnh và caption có phần hư ảo mang tính chất chìm đắm cảm xúc quá nhiều, không thực tế. Tôi không dám phán xét, vì đấy là cách sử dụng mạng xã hội của riêng họ. Lâu lâu thì không sao, chứ ngày nào cũng deep quá mức thì bấm unfollow vì tôi không muốn bị ảnh hưởng thứ cảm xúc kia. Và tôi luôn cho rằng chính sự muốn được chú ý của họ lại gây ra sự ác cảm không nhỏ đến người hướng nội. Từ đó tôi quyết tâm viết sao cho khách quan nhất, thực tế nhất có thể.
Tất nhiên những gì viết trong cuốn sách này có thể chưa được đầy đủ lắm và còn nhiều thiếu sót. Dù đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng khách quan nhất nhưng không thể nào tránh khỏi những ý kiến cá nhân còn tồn tại bên trong. Nếu như các bạn đọc thấy được sự đồng cảm thì tôi cùng chia vui, còn nếu các bạn đọc xong mà thấy “Sách này viết sai về người hướng nội” hết cả rồi thì tôi rất lấy làm tiếc và chúng ta cùng hi vọng chờ một tác giả khác có thể viết về chủ đề này sao cho khách quan hơn.
Video trailer sách do Skybooks giới thiệu
Vì vậy tôi viết cuốn sách này với dạng chỉ để chia sẻ góc nhìn của tôi và tâm sự có thật của những bạn hướng nội khác. Những phần mục trong cuốn sách đều là dạng chia sẻ và có những cách thức làm sao đó để vượt qua vài trở ngại trong đời sống. Các bạn tự đọc, tự nghiệm và rút ra bài học cho chính mình, tất nhiên là không phải bạn đọc hết sách là sẽ hết ngay đâu mà còn phải thực tế bên ngoài nữa.
Tôi viết cuốn sách này như thế nào ?
Dù cho tôi là người hướng nội và hiểu rõ bản thân nhưng không thể nào hiểu tuyệt đối được, vì tôi không phải là nhà tâm lý hay trị liệu gì cả. Thậm chí tôi đang còn đang gặp phải nhiều vấn đề mà tôi chưa khắc phục được điểm yếu của tính hướng nội trong mình. Muốn viết được, tôi phải order những cuốn sách từ nước ngoài để xem trong đó các tác giả sẽ viết gì về chủ đề hướng nội, tham khảo ghi chép nhiều nguồn khác nhau, tìm trong những cuốn sách khác nhau bổ sung cho đoạn đang viết, tất nhiên là tôi cũng có trích dẫn ý tưởng ở một vài đoạn nho nhỏ ở những cuốn sách như “The Introvert Advantage” “The Secret Lives of Introvert” “200 jobs for Introvert” hoặc “The Secret Strength of Introvert Kids”…vv…..tham khảo từ các website khác như Lifehack, CNN.. Bên cạnh đó, các group về hướng nội như WIG- Hướng Nội Tuyệt Vời có nhiều tâm sự sẻ chia về góc nhìn hướng nội là nơi để tôi có thể lấy ý tưởng và viết bài. Tất cả tôi sẽ ghi phần diễn giải và trích nguồn tham khảo thêm.
Một vài tiêu đề trong cuốn sách
Tôi đã không biết mình là người hướng nội ( An Ngân )Cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễNhững kiểu nghề nghiệp không mong muốn của người hướng nộiNhững điều người hướng nội muốn nói với bạn trong chuyện ấyTĩnh lặng, sức mạnh tiềm ẩn thực sự của người hướng nộiNgười hướng nội và niềm vui ngày TếtNgười hướng nội và sinh nhật của bản thân.Bạn hướng nội hay nhút nhát & phương pháp vượt qua sự nhút nhátLiệu cặp đôi hướng nội- hướng ngoại có thực sự hoàn hảo ?…….

Lời cảm ơn
Tôi có viết và tổng hợp dưới nhiều tiêu đề, ví dụ cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ; cách người hướng nội có được kỹ năng giao tiếp, chào hỏi, và tận hưởng bữa tiệc và cùng vài tiêu đề khác nữa. Nhưng nếu không có sự động viên của anh admin của group Người đọc sách và những đóng góp ý kiến chỉnh sửa của anh Huy trong bài Khi người hướng nội làm lãnh đạo, chị An góp ý bài Những bất ổn trong cặp đôi người hướng nội hay cô gái với biệt danh tên Bi thì e rằng tôi không thể nào hoàn thiện cuốn sách này.
Tôi cảm ơn tác giả bức ảnh có tên là Alexandru Zdrobău đã cho phép sử dụng bức ảnh cô gái với đôi mắt làm bìa cuốn sách, đồng thời cảm ơn anh Linh đã design bìa cover.
Sau cùng, tôi chỉ muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô gái tên K. Không biết phải nói sao cả nhưng tôi luôn cảm ơn mà cách cô ấy xuất hiện trong đời mình. Cô ấy luôn động viên và nhắc nhở và tôi cũng lấy đó để tạo động lực hoàn thiện cuốn sách này.
Lời nhắn nhủ
Mặc dù còn có những ý kiến trái chiều liên quan đến tính cách hướng nội- ngoại và cho rằng tâm lý của con người rất phức tạp và rất khó giải thích chứ không chỉ hướng nội- hướng ngoại như thế này. Vậy thì tôi xin được mạn phép viết về mặt tính cách này trong hàng loạt những tính cách khác.
Dù bạn hướng nội hay hướng ngoại thì không có tính cách nào được gọi là ưu việt. Hướng nội hay hướng ngoại thì không bao giờ có hướng nào tuyệt vời nhất cả. Kiểu tính cách nào cũng có tính hai mặt, nhưng Nhưng nếu bạn là một hướng nội, bạn biết rõ mình điểm mạnh chỗ nào và cần phát huy như thế nào, điểm yếu thế nào và cần hạn chế ra sao. Từ đó bạn ngày càng hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn thì đó mới là điều


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.