Tại Sao Em Ít Nói Thế?

KHÔNG PHẢI CHÁN NẢN HAY MỆT MỎI, CÔ ĐƠN MỚI LÀ DẤU HIỆU CỦA TRẦM CẢM!



Trong cuộc sống, con người chúng ta luôn cần sự gắn kết với người khác. Kể cả với hầu hết những người hướng nội, họ vẫn cần giao tiếp với những nhóm nhỏ hoặc với một ai đó.
Nhưng khi ai đó bị trầm cảm, họ không thể hối thúc bản thân thực hiện bất kì kế hoạch nào, rời khỏi nhà, hay thậm chí còn không tắm rửa và thay quần áo. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không cần bạn bè.
Ngược lại, họ thực sự cần một ai đó để trò chuyện nhiều đến nỗi điều đó giày vò những người xung quanh. Nhưng họ e ngại phải nói ra điều đó. Họ biết họ chỉ làm phiền người khác và họ cũng biết chơi với họ chẳng vui vẻ gì mấy vì lúc nào cũng thấy buồn và khó có thể tận hưởng những thú vui mà họ từng thích.
Họ cảm thấy tội lỗi khi mong muốn có một ai đó như thế ở bên.
Khi ai đó bị trầm cảm nặng, họ mong mỏi có ai đó để nói chuyện, ai đó có thể hiểu mà không đánh giá họ. Nhưng dường như họ không thể mở miệng để nhờ người khác giúp đỡ như thế. Họ bị mắc kẹt bởi chính những suy nghĩ đó của mình. 
Họ có thể thấy con người bên trong mình đang gào thét, nhưng thật không may, chẳng ai có thể đọc được suy nghĩ của họ cả. Càng lún sâu vào trầm cảm, họ càng tách biệt bản thân ra khỏi thế giới xung quanh, càng mất đi động lực giao tiếp với người khác. Nhưng đấy chính là lúc họ thực sự cần một ai đó để ý tới mình, cảm thấy những gì bản thân đang trải qua và tìm đến để giúp họ.
Đôi khi, cách tốt nhất để giúp một người bạn hoặc người thân yêu đang bị trầm cảm chỉ đơn giản là dành thời gian cho họ, cùng họ làm những gì mà họ muốn. Thậm chí điều đó chỉ đơn giản là cùng ngồi xem Netflix hay mang cà phê hoặc bữa tối tới, chỉ cần bạn tỏ ra rằng, bạn quan tâm đến người kia thì người bạn đó sẽ cảm thấy khá hơn. Thậm chí cả khi người bạn đó có vẻ không nghe được những lời động viên và an ủi của bạn, sự hiện diện của bạn vẫn chứng tỏ rằng, bạn luôn quan tâm và chân thành yêu quý người đó.
Trầm cảm là căn bệnh của sự cô đơn. Vì vậy sự giao tiếp với những người xung quanh chính là yếu tố quan trọng để giúp người bị trầm cảm vượt qua chính bản thân mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.