Tâm lý học căn bản

Chương 2 – Phần 5



ỨNG DỤNG THỰC TIỄN

GIÁ TRỊ THƯƠNG MẠI CỦA NÃO BỘ

“A há! Bạn đã có được Baby lý tưởng!”

“Em (Anh) rất thích điều Anh (Em) đã làm cho Em (Anh)!”

“Cứ làm đi!”

“Thật khủng khiếp nếu bạn lãng phí trí tuệ!” Nghe có vẻ quen tai phải không? Hẳn là quen rồi, bởi vì bạn có thể đã nghe dược những câu này không biết bao nhiêu lần. Bất kỳ ngày nào, một người Mỹ bình thường cũng phải tiếp xúc với khoảng 300 quảng cáo. Tính trong một năm, các quảng cáo đã lên đến con số trên 100.000.

Dĩ nhiên các nhà thiết kế quảng cáo không chỉ nhất thời quan tâm đến việc làm cho bạn nhớ đến các quảng cáo của họ. Để đạt được điều này họ đã cung cấp vật liệu để ươm mầm kỹ thuật mới gắn kết việc ứng dụng quảng cáo với khoa học tâm lý sinh học.

Những nỗ lực đầu tiên để tìm hiểu sinh học hậu thuẫn cho quãng cáo đã khởi sự với những công cụ liên kết xung điện dược phát ra từ lòng bàn tay với các nội dung quảng cáo. Sử dụng một dụng cụ đo sự dẫn truyền xung điện dọc trong lòng bàn tay, các nhà thiết kế quảng cáo đã đo được từng khoảnh khắc một các mức độ chú ý dành cho các quảng cáo. Thí dụ như những người đang xem một mẫu thử nghiệm quảng cáo của hãng Kodak đã cho thấy sự chú ý ở mức cao nhất khi nhìn thấy hình ảnh một bé gái tóc thắt bím đang mỉm cười dược lồng vào mẫu quảng cáo, điều này cho phép các nhà thiết kế ra mẫu quảng cáo hiểu được là chính hình ảnh bé gái đó là then chốt cho sự thành công của mẫu quảng cáo do họ thiết kế.

Những sáng kiến gần đây trong việc thử nghiệm độ hiệu quả của quảng cáo đã dựa trên công cuộc nghiên cứu về sự thật hóa của bán cầu não phải và trái. Công trình nghiên cứu được thực hiện trong một phòng thực nghiệm đã cho thấy các mẫu quảng cáo thu hút sự chú ý do có tính logic, thí dụ như những quảng cáo biểu diễn đề–mô (dùng thử) các sản phẩm, sẽ được xử lý tư duy bởi bán cầu não trái. Trái lại, các mẫu quảng cáo chủ yếu vận dụng cảm xúc dường như được xử lý tư duy bởi bán cấu não phải.

Thông tin này đã giúp các nhà thiết kế quảng cáo dự đoán được các vấn để nghiêm trọng sẽ nảy sinh với các mẫu quảng cáo Thí dụ như một mẫu quảng cáo bắt đầu với hình ảnh một ông bố dang trò chuyện rất tình cảm và thân thương với cô con gái của mình sẽ dẫn đến sự xử lý tư duy chủ yếu bên bán cầu não phải. Nhưng khi mẫu quảng cáo đột ngột chuyển sang phần trình bày các thông tin về sản phẩm (đòi hỏi logic) do đó chuyển sang sự xử lý tư duy chủ yếu của bán cầu não trái, thì anh hưởng còn lưu lại của sự xử lý tư duy của bán cầu não phải có thể sẽ cản trở việc hiểu rõ các thông tin về sản phẩm vốn do bán cấu não trái xử lý tư duy.

Điều quan trong cần nhớ là phần nhiều các công trình nghiên cứu về quảng cáo chỉ mới trong giai đoạn thực nghiệm và giả thuyền. Chưa có một kết quả cụ thể nào liên hệ sự thành công của một mẫu quảng cáo với việc xử lý tư duy do bán cấu não phải hoặc trái. Tuy vậy, việc các nhà thiết kế quảng cáo quan tâm đến các công trình khảo sát các dấu hiệu sinh học đáng chú ý trong các mẫu quảng cáo là một thí dụ thú vị về ứng dựng thực tiễn bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu trong ngành tâm lý sinh học.

8. Mô–đun não: xem xét lại cấu trúc của não bộ

Hẳn các bạn còn nhớ ở phần trước cũng trong chương này chúng ta đã thảo luận về cấu trúc não liên quan đến các dạng kết nối nơron. Tuy nhiên các nhà tâm lý học có một phương thức khác đế nghiên cứu cấu trúc não căn cứ vào một liên hệ giữa các chức năng chuyên biệt, một mặt, với các cấu trúc của não, và mặt khác, với các tiến trình nhận thức phức tạp như tư duy (thinking), hiểu biết (understanding), nhận biết (perceiving), và ý thức (awareness).

Theo một quan điểm mới về phương thức vận hành của não thì não được tổ chức thành nhiều hệ thống mô–đun. Các mô–đun não (brain module) là các đơn vị tách biệt thực hiện các công việc chuyên biệt. Được phân bố khắp não, các mô–đun này vận hành tương thuộc nhau và gần như đồng thời trong việc xử lý thông tin.

Khái niệm căn bản làm cơ sở cho hướng tiếp cận kiểu mô–đun này là những khả năng mà trước đây đã được cho rằng nên xử lý như là một tổng thể thì nay được thấy là thật sự được cấu thành bởi nhiều hoạt động có tầm cỡ nhỏ hơn. Lấy thí dụ về khả năng xử lý thông tin thị giác của não chẳng hạn. Trước đây, người ta cho rằng trong não có một vùng duy nhất điều hành xử lý các tín hiệu thị giác. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thảo luận khi nghiên cứu về thị giác ở Chương 3, các chứng cớ ngày càng nhiều gợi ý là có những vùng tách biệt trong não liên quan đến những khía cạnh chuyên biệt khác nhau của thị giác. Thí dụ như một vùng não dường như xử lý các tín hiệu về màu sắc; một vùng khác chuyên xử lý sự chuyển động của hình ảnh; và còn một vùng khác nữa chuyên trách cảm nhận về độ nông sâu. Mỗi mặt này của thị giác được xử lý đồng lúc bởi một mô–đun tách biệt, sau đó thông tin sẽ được hội nhập thành một hình ảnh tổng hợp và toàn vẹn.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ biệt hóa mô–đun rất cao. Thí dụ như ngày nay người ta đã thấy dường như não bộ có thể xử lý ngôn ngữ viết và nổi độc lập nhau nhờ vào sự hiện hữu của các mô–đun tách biệt nhau. Thay vì có một hệ thống duy nhất để học các quy tắc trong một hệ thống ngôn ngữ, thì nay có lẽ các mô–đun tách biệt sẽ nghiên cứu phương thức phát âm các thuật ngữ, viết các thuật ngũ, phân tích nguồn gốc các thuật ngữ, cú pháp, và các khía cạnh khác của hệ thống ngôn ngữ. Cũng tương tự như với thị giác, mỗi đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ sẽ được xử lý đồng lúc và độc lập nhau, rồi sau đó các thông tin sẽ được tổng hợp.

Các chứng cớ ngày càng nhiều về sự hiện hữu của nhiều mô–đun não bộ độc lập với nhau đã cung cấp cho chúng ta phương thức liên kết các nơron cá thể với ý thức tổng thể mà chúng ta có được khi làm người. Michael Gazzaniga, một nhà tâm lý sinh học nổi tiếng, đã dự đoán ràng điều mà đã cung cấp cho mọi người một thế giới quan thống nhất chính là một mô–đun duy nhất chỉ có ở loài người: “mô–đun thông dịch” (interpreter) khu trú ở bán cầu não trái.

Theo Gazzaniga, mô–đun thông dịch này giúp chúng ta tự xây dựng các giả thuyết để giải thích các phản ứng của chúng ta. Mô–đun thông dịch đã cung cấp cho chúng ta phương thức phát triển và thay đổi các niềm tin của chúng ta về thế giới, cũng như hiểu điều gì đang xảy ra trong môi trường quanh ta.

Hãy còn quá sớm để có thể nói giả thuyết của Gazzaniga đúng hay sai. Tuy nhiên, rõ ràng là não bộ và hệ thần kinh của loài người đang ngày càng bộc lộ các bí ẩn của chúng trước một đội ngũ các nhà tâm lý sinh học, các nhà nghiên cứu về nội thần kinh chuyên về nhận thức (cognitive neuroscientists), và các nhà nghiên cứu thuộc các lãnh vực khác.

9. Tóm tắt và ôn tập IV

A. TÓM TẮT

* Vỏ não (Cerebral cortex) bao gồm 3 vùng chính: vùng vận động, vùng cảm giác, và vùng điều phôi. Các vùng này điều khiển lần lượt cử động hữu ý, cảm giác, và các tiến trình trí tuệ cao cấp (bao gồm tư tưởng, ngôn ngữ, ký ức, và khả năng vận ngôn).

* Hai bán cầu não tương đồng về mặt cấu trúc, nhưng dường như chúng chuyên trách các chức năng khác biệt nhau. Bán cầu não bên trái liên hệ chặt chẽ nhất đến ngôn ngữ và các kỹ năng nói, còn bán cầu não bên phải liên hệ đến các kỹ năng phi ngôn ngữ như năng khiếu âm nhạc, biểu lộ tình cảm, nhận thức mô hình, và xử lý các tín hiệu thị giác.

* Hệ nội tiết tiết ra các kích thích tố, là các hóa chất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và vận hành cơ thể.

* Phản hồi sinh học là một kỹ thuật theo đó người ta học cách kiểm soát một số tiến trình sinh lý bên trong cơ thế, nhờ đó chữa trị được nhiều chứng bệnh chuyên biệt.

B. HỌC ÔN

1. Thuỳ… nằm phía sau thùy trán và thùy… nằm phía sau thùy thái dương.

2. Một bác sĩ phẫu thuật gắn một điện cực lên một bộ phận thuộc não bộ của bạn và kích thích điện. Lập tức, cổ tay phải của bạn co giật mạnh. Rất có thể vị bác sĩ ấy đã kích thích một bộ phận thuộc vùng… trong não bộ của bạn.

3. Vùng vận động trong não bộ được phân thành những phân đoạn kiểm soát các phần khác nhau của cơ thể. Độ chính xác cần thiết cho các vận động của các phần cơ thể này càng cao thì diện tích tương ứng nằm trên não bộ càng lớn. Đúng hay sai?…

4. Các vùng cảm giác trong não bộ được phân theo kích thước của các cơ quan cảm giác. Như vậy, do da (cơ quan cảm giác) ở phần lưng con người rộng hơn so với da ở các đầu ngón tay (cơ quan cảm giác) nên phần nằm trong vùng cảm giác ở não liên kết với các cảm giác ở lưng sẽ lớn hơn nhiều so với phần liên kết với các cảm giác ở đầu ngón tay. Đúng hay Sai?…

5. Bạn trông thấy một người đàn ông được yêu cầu chuốt viết chì. Ông ta xoay đồ chuốt viết chì trong suốt năm phút mà không sao đút được cây viết chì vào lỗ chuốt được. Chứng bệnh có thể gây nên thể loại hành vi này được gọi là…

6. Các bán cầu não điều khiển phần cơ thể cùng phía với chúng, bán cầu trái điều khiển phần cơ thể bên trái, và bán cầu não phải điều khiển phần cơ thể bên phải. Đúng hay sai?…

7. Các lĩnh vực phi ngôn ngữ, như tình cảm và âm nhạc, được điều hành chủ yếu bởi bán cầu não…, còn bán cầu não… chịu trách nhiệm nhiều hơn về các kỹ năng nói và đọc.

8. Các lý thuyết hiện hành gợi ý rằng não bộ được tổ chức thành một bộ các… mỗi bộ ấy vận hành tương thuộc để thực hiện một công việc nhất định.

9… là một kỹ thuật theo đó người ta học cách theo dõi và cải biến các hiện tượng sinh lý, trong tương lai có kỹ thuật này có thể được áp dụng để giúp đỡ các sinh viên tập trung học tập.

C. CÂU HỎI TỰ VẤN

Hãy nghĩ đến hai người bạn từng quen biết. Hãy căn cứ vào mức độ khác biệt họ cho thấy mà ước đoán bán cầu não phải hoặc trái chi phối họ nhiều hơn.

(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)

V. HỆ NỘI TIẾT: CÁC NỘI TIẾT TỐ VÀ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

Một khía cạnh khác của não bộ chưa được chúng ta xem xét là hệ nội tiết (endo–crine system), một mạng lưới truyền tin bằng hóa chất gởi các tín hiệu đi khắp hệ thống thần kinh thông qua sự tuần hoàn máu. Mặc dù bản thân nó không phải là một cấu trúc của não bộ, nhưng hệ nội tiết liên kết mật thiết với vùng dưới đồi (hạ đồi). Công việc của hệ nội tiết là tiết ra các kích thích tố (hormone) khác nhau. Kích thích tố là các hóa chất tuần hoàn theo máu để tác động lên sự vận hành hoặc phái triển của các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Giống như nơron, các kích thích tố dẫn truyền các tín hiệu đi khắp cơ thế, mặc dù tốc độ và phương thức dẫn truyền hoàn toàn khác biệt nơron. Trong khi các tín hiệu được thần kinh truyền đi với tốc độ tính bằng phần ngàn giây, thì các tín hiệu được kích thích tố truyền đi có thể phải tính bằng phút mới đến được nơi cần đến của chúng. Ngoài ra, các tín hiệu thần kinh di chuyển xuyên suốt các nơron theo những con đường chuyên biệt (giống như các sợi dây điện căng giữa các trạm điện thoại), nhưng các tín hiệu do các kích thích tố dẫn truyền lại đi khắp cơ thể, tương tự như các làn sóng truyền thanh phủ khắp một vùng địa lý. Và giống như sóng truyền thanh chỉ tạo đáp ứng khi radio bắt trúng đài, các kích thích tố lưu chuyển theo dòng máu cũng chỉ kích hoạt được các tế bào nào tiếp nhận và “cảm ứng” (tuned) với tín hiệu tương thích do kích thích tố truyền đến.

Thành phần chủ yếu của hệ nội tiết là tuyến yên (pituitary gland), được tìm thấy ở gần vùng hạ đồi và cũng được điều hòa bởi vùng hạ đồi. Có lúc tuyến yên còn được gọi là “tuyến chủ” (master gland) bởi nó điều khiển sự vận hành của các phần còn lại trong hệ nội tiết. Tuy nhiên tuyến yên không chỉ là tuyến điều khiển hoạt động của các tuyến khác, nó còn có các chức năng quan trọng của riêng nó. Thí dụ như các kích thích tố do tuyến yên tiết ra và chuyên kiểm soát sự tăng trưởng của cơ thể. Những người quá lùn – người thon – và những người cao lớn dị thường – người khổng lồ – thường bị khuyết tật ở tuyến yên.

Mặc dù được gọi là “tuyến chủ”, nhưng thật sự tuyến yên chỉ là nô bộc của não bộ, bởi vì não chịu trách nhiệm tối hậu về sự vận hành của hệ nội tiết. Não điều hòa tình trạng cân bằng nội tiết của cơ thể để bảo đảm duy trì được tình trạng hằng định nội môi thông qua tác động của vùng hạ đồi. Tuy vậy, con đường từ não bộ đến hệ nội tiết không chỉ chuyên một chiều: các kích thích tố có thể thường xuyên cải biến phương thức tổ chức các tế bào não. Thí dụ như hành vi tình dục ở người trưởng thành được coi là bị ảnh hưởng bởi sự sản xuất các kích thích tố cải biến các tế bào ở vùng hạ đồi.

Tương tự, những cảnh ngộ đặc biệt trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các kích thích tố. Thí dụ như một cuộc nghiên cứu thực nghiệm các cặp sinh viên đại học đối đầu nhau trong chơi game đã cho kết quả là những cá nhân thắng cuộc đã có sự gia tăng sản xuất kích tố nam, testosterone, một kích thích tố liên quan tới hành vi gây hấn.

Các loại kích thích tố chuyên biệt cũng có thể đóng một số vai trò tùy thuộc hoàn cảnh sống. Thí dụ như kích thích tố oxytocin là nguồn gốc của nhiều cảm giác thỏa mãn và khoái lạc trong cuộc sống. Ở các sản phụ, oxytocin làm nảy sinh nhu cầu chăm sóc đứa con mới sinh ra. Kích thích tố này dường như cũng kích thích việc thực hiện các động tác vuốt ve, âu yếm giữa các thành viên cùng giống loài. Và – ít nhất ở loài chuột cống – nó kích thích các chuột đực còn trong độ tuổi có khả năng tình dục trở nên cuồng nhiệt hơn trong việc tìm chuột cái; và nó kích thích chuột cái cảm ứng hơn đối với hành vi dẫn dụ tình dục của chuột đực. Một nghiên cứu thật sự cho thấy tỷ lệ chuột cái chủ động đi tìm chuột đực giao phối sau khi được cho oxytocin đã tăng tới 60% đến 80% cao hơn so với nhóm đối chứng gồm những chuột cái không được cho oxytoxin.

Hình 2–18: Trình bày các tuyến nội tiết khác có ảnh hưởng đến các phản ứng tình cảm, các thôi thúc tình dục, và các mức độ năng lượng.

Chức năng quy định bởi chất tiết ra:

Các loại hormone ảnh hưởng đến các chất tiết ra bởi tuyến giáp, tiểu đảo Langehans, vỏ thượng thận, và các tuyến sinh dục cũng tiết ra các hormones tăng trưởng

Chuyển hóa nước và muối

Tốc độ chuyển hoá

Các hormone insulin và glucagon điều khiển sự chuyển hóa đường.

Điều khiển sự chuyển hóa muối và car–bohydrate; điều khiển các phản ứng viêm của cơ thể.

Hoạt động nhằm đánh thức cảm giác và trong tình trạng ngủ của cơ thể nhờ các hormone: epinephrine và nonepinephrine.

Sinh sản các loại hormone anh hưởng đến sự phát triển cơ thể và các loại hormone nuôi dưỡng các bộ phận sinh dục ở người trưởng thành.

Thành quả của các nghiên cứu thuộc Tâm lý học: học cách kiểm soát hoạt động của tim và não nhờ vào hiệu ứng phản hồi sinh học (biofeedback)

Khi áp huyết cô tăng cao đến mức không thể chấp nhận được, ban đầu Carla Lewitt đã được đề nghị dùng thuốc theo một công thức trị liệu chuẩn. Khi cô hỏi liệu có liệu pháp nào khác không, bác sĩ của cô đề nghị một phương thức đòi hỏi cô phải học cách kiểm soát huyết áp của mình một cách chủ ý. Mặc dù Carla không tin rằng cô có khả năng kiểm soát được thứ gì đó ngoài tầm hiểu biết của mình, nhưng cô cũng đã đồng ý làm thử. Sau ba tuần lễ làm thử, huyết áp của Carla hạ trở về mức bình thường.

Suốt đời Bill Jackson bị hành hạ bởi những cơn nhức đầu khủng khiếp. Dường như không có loại thuốc nào chặn đứng được chúng, và các cơn nhức đầu ấy thường đi kèm với sự ăn mất ngon và nôn mửa. Khi một người bạn đề nghị ông thử dùng một phương pháp mới được thiết kế nhằm giúp ông chủ ý khống chế các cơn nhức đầu nhờ vào luyện tập cách điều khiến sự co thắt các cơ trên đầu, ông đã cười bảo: “Tôi đang học cách chặn đứng chứng nhức đầu suốt cả đời đây và chưa bao giờ thành công.” Được bạn bè thuyết phục rằng dù sao biện pháp ấy cũng đáng được làm thử nên ông tìm đến một nhà tâm lý học chuyên về khoa phản hồi sinh học – và sau bốn tuần lễ làm thử ông đã dứt được các cơn nhức đầu.

Chúng ta thường cho rằng nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp, và các chức năng khác của cơ thể thuộc quyền điều khiển của các bộ phận thuộc não mà chúng ta không thể nào can thiệp vào được. Nhưng, như các trường hợp ở trên đã minh họa, các nhà tâm lý đang khám phá ra là các hiện tượng mà trước đây người ta từng tin rằng là các đáp ứng sinh học hoàn toàn ngoại ý lại có thể được kiểm soát một cách chủ ý – và, trong tiến trình nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã biết được nhiều điều về những kỹ thuật trị liệu quan trọng cho một số chứng bệnh.

Kỹ thuật giúp cho chưa Lewitt hạ huyết áp, và giúp Bill Jackson dứt các cơn nhức đầu chỉ là một: sự phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học (biofeedback) là một kỹ thuật trong đó người ta học cách kiểm soát các tiến trình sinh lý nội tại như huyết áp, nhịp tim, vận tốc hô hấp, nhiệt độ ở da, xuất mồ hôi, và sự co cơ.

Làm thế nào người ta có thể kiểm soát được các đáp ứng thường được xem là “ngoại ý” ấy? Người ta kiểm soát được chúng nhờ luyện tập với các dụng cụ điện tử cung cấp các phản hồi liên tục đối với các đáp ứng sinh lý phải kiểm soát. Thí dụ như trường hợp Carla Lewitt muốn kiểm soát huyết áp cô được gắn một máy monitor để thường xuyên theo dõi và thông báo trị số huyết áp cho Carla biết. Vi Carla chủ động có ý muốn thay đổi trị số huyết áp của mình, nên qua máy monitor cô nhận được ngay lập tức trị số huyết áp tức phản hồi về mức độ thành công của cô trong việc kiểm soát huyết áp qua ý chí tư duy. Theo phương thức này, cuối cùng cô học được cách khống chế không cho huyết áp tăng. Tương tự, nếu một người muốn khống chế các cơn nhức đầu nhờ vào hiệu ứng phản hồi sinh học như trường hợp Bill Jackson, ông ta có thể được cấy các bộ cảm ứng điện tử vào các cơ ở đầu rồi nhờ các phản hồi do các cảm ứng này phát ra ông ta sẽ học được cách điều khiển sự co và thư giãn các cơ. Như vậy, khi cảm thấy cơn nhức đầu sắp xảy đến, ông ta có thể thư giãn các bắp thịt có liên quan để vô hiệu hóa cơn đau.

Mặc dù việc kiểm soát các tiến trình sinh lý nhờ vào việc sử dụng hiện tượng phản hồi sinh học không phải là dễ học được, nhưng nó đã được sử dụng thành công trong nhiều chứng bệnh khác nhau bao gồm các rối loạn về cảm xúc [như lo âu (anxiety), trầm cảm (depression), các ám ảnh gây sợ hãi (phobia), nhức đầu do căng thẳng (tension headache), mất ngủ (insomnia), và bứt rứt (hyperactivity)], các chứng bệnh có nhân tố tâm lý [như hen suyễn (asthma), cao huyết áp (high blood pressure), loét (ulcer), vọp bẻ (muscle spasms), và chứng thiên đầu thống (nhức nửa đầu, migraine)], và các bệnh về thể xác [như các tổn thương đến thần kinh vận động cơ do cơn đột quỵ (stroke), chứng bại não (cerebral palsy), và chứng vẹo cột sống (spinal curvature, ảnh 2–19).

Hình 2–19: Biện pháp cổ điển để trị chứng vẹo cột sống phổ biến sử dụng một vòng đai lưng vừa mất thẩm mỹ vừa gây vướng. Ngược lại, liệu pháp phản hồi sinh học sử dựng một bộ đai gọn nhẹ gắn với một thiết bị điện tử phát ra những âm thanh phản hồi khi bệnh nhân không đứng thẳng đúng tư thế. Như vậy bệnh nhân học được cách giữ được một tư thế đúng để giảm dần độ vẹo lệch của cột sống cho đến khi không còn cần dùng thiết bị nữa.

Bởi vì kỹ thuật phản hồi sinh học vẫn còn trong vòng thử nghiệm, chúng ta cũng không thể cho rằng liệu pháp này sẽ thành công trong mọi trường hợp. Nhưng, có điều chắc chắn là việc tìm hiểu thông qua kỹ thuật phản hồi sinh học đã mở ra một số khả năng tạo phấn khởi trong việc điều trị các bệnh nhân có vấn đề về phương diện thể chất và tâm lý. Ngoài ra, một số nhà tâm lý học còn ước đoán đến một ngày trong tương lai, việc sử dụng kỹ thuật phản hồi sinh học sẽ trở thành một bộ phận trong đời sống thường ngày. Như trường hợp một nhà nghiên cứu đã đề nghị có thể cho các sinh viên hay tỏ ra lơ đểnh trong giờ học được gắn một thiết bị đem lại cho họ sự phản hồi để họ biết liệu họ có đang chú tâm đến các thông tin họ đang học không. Nếu họ ngưng chú tâm, thiết bị sẽ báo động để đưa họ về trạng thái chú tâm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.