Tâm lý học căn bản

Chương 2 – Phần 6



VI. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ

* Tại sao các nhà tâm lý học nghiên cứu não bộ và hệ thần kinh

1. Sự hiểu biết toàn diện về hành vi của con người đòi hỏi phải có kiến thức về các ảnh hưởng sinh học làm nền tảng cho các hành vi ấy. Chương này xem xét lại những điều mà ngành tâm lý sinh học (các nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về các tác động của các cấu trúc và các chức năng sinh học gây ra cho hành vi) đã học được về hệ thần kinh của con người.

* Hệ thần kinh gồm có các thành tố cơ bản nào?

2. Nơron, thành tố cơ bản nhất của hệ thần kinh, cho phép các xung điện thần kinh truyền đi từ một bộ phận này đến một bộ phận khác trong cơ thể. Thông thường các thông tin nhập vào nơron theo các đuôi gai được truyền đến các tế bào khác qua sợi trục, và cuối cùng đi ra nơi các nút thần kinh của nơron.

* Hệ thần kinh truyền các tín hiệu điện và hóa từ bộ phận này đến bộ phận khác của cơ thể ra sao?

3. Hầu hết các nơron đều được bảo vệ bởi một màng bọc gọi là bao my–elin. Khi một nơron tiếp nhận một tín hiệu khởi động, nó phóng thích một điện thế hoạt động, tức là điện tích di chuyển ngang qua tế bào. Nơron hoạt động tuân theo quy luật tất cả – hoặc – không có gì: chúng hoặc ở trạng thái nghỉ hoặc một điện thế động đang di chuyển qua chúng. Không có tình trạng lưng chừng.

4. Khi nơron khởi động, các xung điện thần kinh được truyền đến các nơron khác nhờ sự sản xuất các hóa chất, gọi là các chất dẫn truyền thần kinh. Thực tế các chất này bắc cầu qua các khoảng trống – gọi là các xy–náp/ khớp liên hợp thần kinh – giữa các nơron. Các chất dẫn truyền thần kinh có thể thuộc loại kích thích, ra lệnh cho các nơron khác khởi động, hoặc thuộc loại ức chế, ngăn cấm hoặc làm giảm khả năng khởi động của các nơron khác. Các chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu là acety–choline (ACh) gây co cơ khung xương, và dopamine liên quan đến bệnh Parkinson và một số chứng rối loạn tâm thần, thí dụ như chứng tầm thần phân liệt.

5. Endorphin, một loại chất dẫn truyền thần kinh khác, liên quan đến tác động giảm đau. Nhờ tương tác với các thụ thể thuốc phiện – các nơron chuyên biệt giảm đau – chúng dường như sản xuất một thể loại morphine tự nhiên và có lẽ chịu trách nhiệm tạo ra tâm trạng hưng Phấn (euphoria) mà những người chạy jogging đôi lúc đã cảm nhận được sau khi chạy.

* Các bộ phận thuộc hệ thần kinh liên kết với nhau theo cách nào?

6. Các nơron liên kết với các nơron khác thông qua các mạng lưới, tức là các nhóm gồm các dây liên lạc thông tin có tổ chức giữa các tế bào. Các mạng lưới chủ yếu là mạch trực tuyến, mạch đa nguồn/ hội tụ, và mạch độc nguồn/ phân kỳ.

7. Hệ thần kinh con người được cấu tạo bởi hệ thần kinh trung ương (não bộ và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (phần còn lại của hệ thần kinh). Hệ thần kinh ngoại biên gồm có phân hệ cảm thể chịu trách nhiệm điều khiển các cử động chủ ý và việc truyền đạt thông tin đi và đến các cơ quan cảm giác, và các phân hệ tự động điều khiển các chức năng ngoại ý như các vận hành của tim, mạch máu, và phổi chẳng hạn.

8. Phân hệ tự động của hệ thần kinh ngoại biên còn chia nhỏ ra thành các bộ phận giao cảm và đối giao cảm. Bộ phận giao cảm chuẩn bị cho cơ thể đáp ứng với các tình huống khẩn cấp, còn bộ phận đối giao cảm giúp cho cơ thể trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường.

* Các bộ phận chủ yếu của não bộ là gì, và các bộ phận ấy chịu trách nhiệm đối với loại hành vi nào?

9. Tủy trung ương thuộc não bộ được cấu tạo bởi hành tủy (điều hành các chức năng như hô hấp và nhịp tim), cầu não (phối hợp hoạt động của các cơ bắp và hai bên cơ thể), tiểu não (điều khiển sự cân bằng cơ thể), cấu tạo lưới (tác động nhằm nâng cao cảnh giác trong các tình huống khẩn cấp), đồi não (truyền dẫn các tín hiệu đến và đi từ não bộ), và hạ đồi (duy tri tình trạng hằng định nội môi, hoặc tình trạng quân bình cơ thể, và quy định các hành vi tồn tại căn bản của giống loài). Các chức năng của các bộ phận thuộc tủy trung ương tương tự với các chức năng được tìm thấy ở các loài động vật có xương sống khác; bộ phận này của não bộ đôi khi được gọi là “não nguyên thủy”. Các chứng cứ ngày càng cho thấy não bộ của nam giới và nữ giới có thể dị biệt không đáng kể về mặt cấu trúc.

10. Vỏ não – còn gọi là “não đương đại” gồm các vùng điều khiển động tác chủ ý (vùng vận động); điều khiển các loại tri giác (vùng cảm giác); và điều khiến tư duy, lý luận, ngôn ngữ, và ký ức (vùng điều phối). Hệ bản tính/ limbic, nằm ở vùng ranh giới giữa “não nguyên thủy” và “não đương đại” liên hệ đến hành vi tìm kiếm thức ăn sinh sản, tình dục, cảm giác khoái lạc và đau đớn.

* Hai bán cầu não hoạt động tương tác ra sao?

11. Não bộ chia ra thành hai bán cầu não: Nói chung mỗi bán cầu não điều khiển phần cơ thể đối ngược lại vị trí của nó. Tuy nhiên, mỗi bán cầu não lại chuyên trách các chức năng khác nhau: bán cầu não trái hoạt động thuận lợi nhất ở các việc làm liên hệ đến ngôn ngữ, như logic, lập luận, nói năng, và đọc sách; còn bán cầu não phải chuyên về các công tác phi ngôn ngữ, như tìm hiểu không gian, nhận thức các mô hình, và diễn tả cảm xúc.

12. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy não bộ được tổ chức thành một loạt các mô–đun. Mô–đun là một đơn vị cá biệt thực hiện một chức năng cụ thể. Được phân bố khắp não bộ, các mô–đun này vận hành tương thuộc và gần như đồng lúc trong việc xử lý thông tin.

13. Hệ nội tiết tiết các kích thích tố giúp não bộ gởi các tín hiệu đi khắp cơ thể. Thành phần chủ yếu của hệ nội tiết là tuyến yên tác động lên sự tăng trưởng của cơ thể.

* Việc tìm hiểu về hệ thần kinh đã giúp chúng ta tìm ra các phương pháp chữa tri bệnh tật và làm giảm đau đớn như thế nào?

14. Phản hồi sinh học là một kỹ thuật giúp người ta học cách chế ngự các tiến trình sinh lý bên trong cơ thể. Nhờ kiểm soát được các hiện tượng trước đây được xem là các phản ứng ngoại ý, người ta có thể làm giảm lo âu, căng thẳng, các chứng thiên đầu thống, và rất nhiều chứng rối loạn về tâm lý và thể chất.

VII. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI ÔN TẬP

I.

1/ Nơron.

2/ a.

3/ bao myelin.

4/ điện thế động.

5/ tất cả hoặc không có gì.

6/ tương đối; tuyệt đối.

II.

1/ c

2/ chất dẫn truyền thần kinh 3/ a–3; b–2; c–1

4/ Dopamine

5/ mạch trực tuyến 6/ đúng

7/ phản xạ

8/ tự động

9/ sai; tủy sống thuộc hệ thần kinh trung ương 10/ d

III.

1/ Kỹ thuật quét phân hình não bộ.

2/ a–3; b–4; c–1; d–2.

3/ Sai; nằm trong “bộ óc ngày xưa” hay tủy trung ương.

4/ a–1; b–3; c–2; d–4.

5/ Đồi não.

6/ Cấu tạo dưới đồi; sự hằng định nội môi.

7/ Đúng.

8/ Sai; nó là một giả thuyết thú vị, nhưng chưa được chứng minh.

9/ Hệ bản tính.

IV.

1/ Đỉnh, chẩm

2/ Vận động

3/ Đúng

4/ Sai, nó được phân chia tuỳ theo mức độ cảm giác cần thiết.

5/ Chứng thất điều (Apraxia) 6/ Sai, chúng điều khiển các bên cơ thể đối xứng.

7/ Bên phải, bên trái.

8/ Module.

9/ Kỹ thuật phản hồi sinh lý.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.