Tâm lý học căn bản
Chương 3 – Phần 7
THỤ HƯỞNG THÀNH QUẢ CỦA TÂM LÝ HỌC: KHÁM PHÁ VÀ CHỮA TRỊ BỆNH KHÓ ĐỌC – VIẾT (DYSLEXIAL)
Thoạt nhìn, Chris King dường như biểu trưng cho một mẫu người thành đạt. Ông đã từng làm chủ tịch ban đại diện học sinh khối tú tài trường trung học Staples ở thành phố westport thuộc tiểu bang Connecticut và ông đã từng thủ vai chính trong vở Mr Roberts của câu lạc bộ kịch nghệ ở trường. Sau khi học xong trung học, ông tốt nghiệp đại học ở viện đại học Northwestem, và nhận bằng cao học ở Columbla Universlty Teacher’s College. Hiện nay, ông là một doanh nhân thành công.
Tuy nhiên, Chris hẳn là người đầu tiên thú nhận rằng ông còn lâu mới là một mẩu người lý tưởng. Mới đây ông tâm tình như sau: “Khi đọc sách tôi thấy các mẫu tự bị đảo lộn cả lên và tôi gặp rắc rối khi tôi suy nghĩ và trình bày các ý tưởng ấy ra giấy. Nếu phải vội thì mọi lời lẽ cứ rối tung lên và tôi phải dừng lại như có thứ gì đó ‘đâm vào tim’ vậy. Tôi hiểu rằng tôi thực hiện được bất cứ điều gì dự định làm nhưng phải tốn thật nhiều công sức hơn bất cứ ai.”
Chris king bị bệnh khó – đọc – viết. Có lẽ đến 10% dân Mỹ mắc phải bệnh này. Chứng khó đọc – viết (dyslexia) là tình trạng kém khả năng đọc do cơ sở nhận thức. Đối với một người bị chứng khó đọc – viết, mọi mẫu tự có gạch dưới trong câu này dường như bị lộn ngược đầu xuống. Chữ viết của những người khó đọc – viết thường rất khó đọc, nhầm lẫn trái phải, mắc phải các lỗi chính tả vừa lạ thường, vừa rất hiển nhiên, và vụng về so với những người khác.
Nguyên nhân gây ra chứng khó đọc–viết còn bí ẩn mặc dù có chứng cứ mới đây cho rằng nó có liên hệ đến rối loạn chức năng ở não bộ chịu trách nhiệm về thị giác. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chứng cứ cho thấy một số con đường thần kinh chủ yếu từ mắt đến não bộ có thể hoạt động không đồng bộ với nhau ở những người bị chứng khó đọc – viết. Do đó, các thông tin về thị giác không truyền đến não là theo đúng trình tự khiến cho những người gặp khó khăn trong việc cảm nhận.
Tuy nhiên, chứng cứ như thế vẫn chỉ là sơ bộ, và các nhà nghiên cứu chưa nhận diện được nguyên nhân đích thực của rối loạn này. Dù nguyên nhân ấy có là gì đi nữa, rõ ràng là bệnh khó đọc – viết không liên hệ gì đến trí thông minh cả. Nhiều nhân vật nổi danh như nhà phát minh Thomas Edison, nhà điều khắc Anguste Rodin, tổng thống Woodrow Wilson, và diễn viên Tom Cruise, đều là những người bị chứng khó đọc – viết.
Chúng ta phải làm gì khi một đứa trẻ bị nghi ngờ mắc chứng khó đọc – viết điều quan trọng nhất nên làm là hỏi ý kiến của một nhà tâm lý chuyên về các vấn đề kém khả năng học vấn. Nhà tâm lý ấy sẽ thực hiện một loạt trắc nghiệm nhằm đánh giá năng khiếu nhận thức của đứa trẻ và nhân đó sẽ phân tích bản chất đặc thù về các sai lầm nhận thức của nó. Vào thời điểm này hay thời điểm khác, hầu hết các đứa trẻ đều có thể mắc phải các sai lằm giống như người bệnh khó đọc – viết, nên điều quan trọng chính là phải nhờ đến một chuyên gia chứ không phải phụ huynh hay thầy giáo thực hiện việc chẩn đoán này.
Trong mấy năm qua người ta đã đưa ra nhiều kỹ thuật chữa trị mới mẻ. Trong số đó biện pháp tập luyện phát âm lớn các từ thường được xem là kỹ thuật chữa trị thành công. Trẻ em tập nhìn một mẫu tự, nghe cách phát âm để bắt chước phát âm theo, rồi tập viết mẫu tự ấy nhiều lần. Khi đã nắm chắc các điểm căn bản rồi, chúng phải cố sáng tạo các từ căn cứ vào các mẫu tự và phát âm ấy. Việc xây dựng lòng tự tin cho các em bị chứng khó đọc – viết cũng là một thành tố quan trọng để giúp cho công tác chữa trị được thành công, bởi vì các em thường gặp phải thất bại trong học tập. Muốn xây dựng lòng tự tin, người ta nên nhấn mạnh đến các năng lực rất đáng kể ở các lãnh vực khác của những người bị chứng khó – đọc – viết. Ngoài ra, các sinh viên bị chứng bệnh này cũng nên trình bày rõ tình trạng của mình cho các vị phụ trách giảng huấn và nên cố gắng chuẩn bị trước để thực hiện luân phiên các thủ tục trắc nghiệm – như các bài trắc nghiệm khẩu vấn (Ngay những bài trắc nghiệm theo tiêu chuẩn như các bài trắc nghiệm SAT*, cũng có thể thực hiện theo cách thức không ấn định thời gian làm bài nếu như đã được chuẩn bị trước).
Mặc dù nghiên cứu mới đây khám phá một số trẻ em có thể thôi khỏi chứng khó đọc viết, đối với nhiều người chứng bệnh này kéo dài suốt cuộc đời. Do đó, các khó khăn về đọc chữ mà một người trưởng thành mắc phải có thể là chứng khó đọc viết không nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng bởi vì trong quá khứ nhiều ca bệnh khó đọc – viết bị xem thường hoặc được chẩn đoán sai lầm.
Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ tình trạng của chính mình, người trong gia đình, hay của một người bạn – thì cách giải quyết tốt nhất là nhờ một nhà nhận thức chuyên về các rồi loạn nhận thức khám bệnh. Chứng khó đọc – viết không còn là chứng bệnh bí ẩn như trước đây nữa, và các khó khăn của người bệnh có thể khắc phục được nhờ một chương trình tập luyện thích hợp.
2. Tóm tắt và học ôn IV
A. TÓM TẮT
– Ảo tưởng thị giác hay ảo thị (visual illusion) là các kích thích vật lý thường xuyên gây ra các nhận thức sai lầm. Ảo thị thường thấy nhất là ảo thị Muller – lyer.
– Ảo giác xảy ra ở cả giai đoạn cảm nhận kích thích thị giác lẫn ở cách thức não bộ diễn dịch thông tin thị giác.
– Chứng khó đọc – viết (Dyslexia) là tình trạng kém năng lực đọc và viết gây ra bởi rối loạn về một nhận thức. Người bị chứng khó đọc – viết thấy các mẫu tự bị lộn đầu xuống, nhầm lẫn trái phải, và phạm các lỗi chính tả kỳ lạ mà hiển nhiên.
B. HỌC ÔN
1/ Người ta đã chứng minh rằng ảo thị là một chức năng thuộc cấu trúc của não bộ, nên nó phổ biến ở các nền văn hóa. Đúng hay Sai?…
2/ Câu nào trong số những câu dưới đây không được đề nghị là cách giải thích. Nguyên nhân tại sao chúng ta bị ảo thị?
a–Các biên dị (variation) ở các bộ phận cảm nhận thị giác trong mắt.
b–Khoảng cách giữa hai nhãn cầu (eyeballs) nhỏ.
c–Não bộ diễn dịch sai lầm thông tin thị giác.
d–Kinh nghiệm học hỏi trước đây.
3/ Bạn mượn tập ghi chép bài học trong giờ trước ở người bạn ngồi bền cạnh. Khi cô ấy đưa cho em, bạn đế ý thấy nhiều mẫu tự bị lộn ngược, chữ viết khó đọc, và có nhiều chỗ phạm lỗi chính tả. Loại rối loạn nào gây ra tình trạng bất bình thường này?
C. CÂU HỎI TỰ VẤN
Như đã đề cặp ở thảo luận của chúng ta về các ảo tưởng thị giác, các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác không bị ảo giác giống như chúng ta, và chúng ta không mắc phải một số ảo giác giống như họ. Trang bị kiến thức này, bạn được yêu cầu hướng dẫn một thổ dân Châu Úc đi viếng khu phố Manhattan (thuộc thành phố new York). Những vấn đề gì có thể xảy ra? Bạn sẽ làm cách nào để vượt qua các khó khăn ấy? Bạn có nghĩ mình sẽ gặt hái được kiến thức nào đó từ kinh nghiệm ấy không?
(Giải đáp và học ôn ở cuối chương)
V. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ
* Cảm sắc (sesation) là gì và các nhà tâm lý nghiên cứu nó theo cách nào?
1. Cảm giác là sự tiếp xúc ban đầu của chúng ta với các kích thích (các dạng năng lượng khởi động một cơ quan cảm giác). Theo truyền thống, cảm giác được nghiên cứu tìm hiểu bởi chuyên ngành tâm lý học gọi là tâm vật lý (psycho–physics). Chuyên ngành này tìm hiểu mối tương quan giũa bản chất vật lý của các loại kích thích với các phản ứng giác quan của con người đối với các loại kích thích ấy.
* Mối tương quan giũa bản chất của một kích thích vật lý với các loại phản ứng giác quan gây ra bởi kích thích ấy là gì?
2. Một lãnh vực quan trọng thuộc ngành tâm vật lý là nghiên cứu về ngưỡng cảm nhận tuyệt đối (absolute threshold). Ngưỡng này là mức cường độ thấp nhất nhờ đó người ta nhận biết được một kích thích vật lý. Mặc dù trong điều kiện lý tưởng các giác quan cực kỳ nhạy cảm ở các ngưỡng cảm nhận tuyệt đối này, nhưng sự hiện diện của nhiệt náo (noise: các loại kích thích vốn có sẵn ở hiện trường xen tạp vào các loại kích thích muốn cảm nhận) làm giảm khả năng cảm nhận của các giác quan. Ngoài ra, các yếu tố như các kỳ vọng và động cơ cá nhân cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận kích thích.
3. Lý thuyết phân biệt tín hiệu (signal detection theory) hiện nay được vận dụng để dự đoán tính chính xác của các thẩm định bằng cách kiểm tra hai loại nhầm lẫn mà các quan sát viên thường phạm phải – đó là báo cáo có một kích thích trong khi nó không hiện hữu hoặc báo cáo không có kích thích trong khi thực tế nó hiện hữu.
4. Ngưỡng cảm nhận sai biệt (diffrerence threshold) là khoản sai biệt nhỏ nhất có thể cảm nhận được giữa hai kích thích, cũng gọi là sai biệt cụ thể (just noticable difference). Theo quy luật Weber, sai biệt cụ thể tỷ lệ bất biến đối với cường độ của kích thích ban đầu.
5. Hiện tượng thích ứng của cơ quan cảm giác (sensory adaptation) phát sinh khi chúng ta đã quen thuộc với một kích thích kéo dài và thay đổi cung cách thẩm định của chúng ta đối với kích thích ấy. Mức độ nhạy cảm sẽ giảm đi rõ rệt sau khi chịu kích thích thường xuyên.
* Các các quan chủ yếu là các giác quan nào, các cơ chế nào làm nền tảng cho hoạt động của chúng?
6. Thị giác hoạt động nhờ tính nhạy cảm đối với ánh sáng, các sóng điện từ phản chiếu từ các vật bên ngoài cơ thể. Mắt điều chỉnh ánh sáng thành hình ảnh trên võng mạc, sau đó hình ảnh này được chuyển hóa thành các xung lực thần kinh để cho não bộ thực hiện công tác diễn dịch.
7. Bước đầu khi vào đến mắt, ánh sáng đi xuyên qua giác mạc (comea) rồi xuyên qua đồng tử (pupil), một lỗ đen tròn nằm ở trung tâm mống mắt (lrls). Đồng tử điều chỉnh kích thước mở rộng hay khép lại tùy theo lượng ánh sang đi vào mất. Sau đó, ánh sáng đi vào thủy tinh thể (lens), và bộ phận này nhờ một tiến trình gọi là điều tiết mắt (accomodation) hội tụ các tia sáng vào đáy mắt. Đáy mắt có một bộ phận chủ yếu là võng mạc (rectina), đã tạo bởi các tế bào thần kinh nhạy cảm đối với ánh sáng gọi là tế bào hình que (rods) và tế bào hình nón (cones). Các tế bào hình que và hình nón được phân bố không đồng đều trên võng mạc, và các tế bào hình nón tập trung nhiều nhất ở một vùng gọi là hố mắt (fovea).
8. Các thông tin thị giác thu thập bởi các tế bào hình que và hình nón được các tế bào lưỡng cực (bipolar cells) và các tế bào hạch (ganglion cells) dẫn truyền qua dây thần kinh thị giác, đến chỗ giao thoa thị giác (optic chasm) – là nơi dây thần kinh thị giác xuất phát từ hai mắt gặp nhau rồi tách đôi ra để nối liền đến hai bán cầu não. Bởi vì hình ảnh trên võng mạc ngược lại và lộn đầu xuống, nên các hình ảnh bên phải của một võng mạc thực tế đến từ thị trường phía bên trái cơ thể con người và ngược lại. Ngoài ra, hiện tượng thích ứng phải mất thời gian điều chỉnh mới có thể nhìn được trong các tình huống sáng hơn hoặc tối hơn nhiều so với môi trường ánh sáng trước đó…
9. Cơ chế nhìn màu (color vision) dường như căn cứ vào hai tiến trình được miêu tả bởi lý thuyết tam sắc và xử lý đối nghịch. Thuyết tam sắc (trichro–matic theory) cho rằng võng mạc có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại nhạy cảm với một nhóm màu sắc. Còn thuyết xử lý đối nghịch (opponent – process theory) giả thiết rằng võng mạc có các tế bào thụ thể màu liên kết từng cặp khác biệt nhau và hoạt động đối nghịch nhau.
10. Tai nhạy cảm đối với âm thanh, chuyển động và tình trạng thăng bằng của cơ thể. Dưới dạng sóng do các phân tử không khí rung động, âm thanh truyền vào qua tai ngoài (outer ear), đi qua rãnh thính giác (auditory canal) đến màng nhĩ (ear drum). Các rung động ở màng nhĩ được truyền vào tai giữa (middle ear), và bộ phận này có chứa ba tiểu cốt: xương búa (hammer), xương đe (anvil), và xương bàn đạp (stirrup). Các tiểu cốt này dẫn truyền các rung động ấy đến cửa sổ bầu dục (oval window), là một màng mỏng dẫn vào tai trong (inner ear). Ở bên trong tai trong, các rung động chuyển đến ốc tai (cochlea), và bên trong ốc tai là lá nền (basilar mem–brane). Các tế bào lông (hair cells) trên lá nền chuyển hóa năng lượng cơ học của sóng âm thanh thành các xung lực thần kinh để dẫn truyền vào não bộ. Ngoài việc xử lý âm thanh, tai còn có nhiệm vụ cảm nhận tình trạng thăng bằng và chuyển động của cơ thể nhờ các ống bán nguyệt (semi – circular canals) và các viên nhĩ thạch (otoliths, sỏi tai)
11. Âm thanh có một số đặc tính quan trọng. Đặc tính thứ nhất là tần số (frequency) đó là con số đỉnh sóng đếm được trong một giây đồng hồ. Các luồng sóng âm thanh có tần số khác nhau sẽ có các cao độ (pitch) khác nhau. Đặc điểm thứ hai là cường độ âm thanh (intensity), đó là áp lực rung động gây ra bởi một luồng sóng âm thanh khi nó di chuyển trong không khí. Người ta đo cường độ âm thanh theo đơn vị decibel. Thuyết định vị thính lực (place theory of hearing) và thuyết tần số thính lực (frequency theory of hearing) giải thích các tiến trình theo đó chúng ta phân biệt các loại âm thanh có tần số và cường độ khác nhau.
12. So với thị giác và thính giác, người ta am hiểu khá ít về khứu giác, vị giác, và các giác quan ở da. Nhưng người ta biết chắc rằng chức năng ngửi mùi vận dụng các tế bào khứu giác (olfactory cells, là các tế bào thụ thể ở mũi) và chức năng nếm tập trung ở các chồi vị giác (taste buds) trên lưỡi, có khả năng cảm nhận được các phối hợp gồm các vị ngọt, chua, mặn, và đắng.
* Các nguyên nào làm nền tảng cho việc bố trí và tổ hợp các kích thích mà các giác quan của chúng ta cảm nhận được để giúp chúng ta tìm hiểu môi trường chung quanh?
13. Nhận thức (perception) là tiến trình nhờ đó chúng ta sàng lọc, diễn dịch phân tích và hợp nhất các kích thích mà các giác quan của chúng ta cảm nhận được. Nhận thức tuân thủ các quy luật Gestalt về cách bố trí và tổ hợp các kích thích. Các quy luật này cống hiến một loạt các quy tắc nhờ đó chúng ta bố trí và tổ hợp các mảnh vụn thông tin thành các tổng thể có ý nghĩa (meaningful wholes), gọi là các gestalts. Các quy luật quan trọng nhất là tính khép kín (closure), tính tương cận (proximity), tính đồng dạng (similarity), và tính giản lược (simplicity).
14. Các công trình nghiên cứu về việc phân biệt giữa ảnh và nền (figure – ground distinction) cho thấy nhận thức là một tiến trình xây dựng (a construđive process) trong đó người ta vượt ra khỏi phạm vi hiện hữu vật chất của các kích thích và cố gắng xây dựng được một tình huống có ý nghĩa. Ngoài ra, các nhà tâm lý thuộc trường phái gestalt cũng minh chứng đầy thuyết phục rằng tiến trình nhận thức tuân thủ một quy tắc tổng quát: “Cái tổng thể lớn hơn các thành tố của nó cộng lại.”
15. Thuyết phân tích đặc điểm (fea–ture analysis) tìm hiểu cách chúng ta nhận thức một hình thể, mô thức, hoặc sự vật theo các yếu tố cá biệt cấu thành chúng. Các đặc điểm thành tố này sau đó được phối hợp lại thành một dạng biểu trưng cho toàn bộ sự vật ấy trong não bộ. Cuối cùng, dạng phối hợp các đặc điểm này được so sánh với các ký ức có sẵn để giúp chúng ta nhận diện sự vật.
16. Việc xử lý các kích thích nhận thức diễn ra theo cả hai phương thức từ – trên xuống và từ – dưới – lên. Theo cách xử lý từ trên – xuống, nhận thức được chỉ đạo bởi các kiến thức, kinh nghiệm, kỳ vọng và động cơ ở cấp cao. Theo cách xử lý từ dưới – lên, tiến trình nhận thức bao gồm nhận diện và xử lý các thông tin về các thành tố cá biệt của kích thích.
17. Tính bất biến của nhận thức (per–ceptual constancy) giúp chúng ta nhận thức các kích thích là không biến đổi và hằng cửu, bất kể các thay đổi của mội trường hay ở dáng vẻ bên ngoài của sự vật đang được quan sát. Hai lý thuyết đối nghịch nhau tìm cách lý giải các tác dụng bất biến của nhận thức: thuyết xây dựng cho rằng chúng ta vận dụng kinh nghiệm có sẵn về kích thước của sự vật để suy diễn vô thức về vị trí của nó trong môi trường, còn thuyết sinh thái học (ecologi–cal theory) cho rằng mối tương quan giữa các sự vật khác nhau hiện diện trong môi trường cho chúng ta các thông tin về kích thước của chúng. Có lẽ cả hai tiến trình này phối hợp vận hành để phát sinh hiện tượng bất biến của nhận thức.
* Chúng ta làm ách nào để nhận thức được thế giới chung quanh theo không gian ba chiều trong khi võng mạc của chúng ta chỉ có khả năng cảm nhận được các hình ảnh không gian hai chiều?
18. Nhận thức chiều sâu (depth perception) là năng lực nhận thức khoảng cách và nhìn thế giới theo ba chiều, mặc dù các hình ảnh hiện trên võng mạc của chúng ta là các hình ảnh hai chiều. Chúng ta có thể thẩm định chiều sâu và khoảng cách nhờ sự khác biệt do hai mắt (binocu–lar dispanty, là sai biệt giữa các hình ảnh hiện trên võng mạc của hai mắt) và các gợi ý độc nhãn (monocular cues), như thị sai do chuyển động (motion parallax, là chuyển động biểu kiến của sự vật khi bộ phận đầu xoay qua chuyển lại), kích thước tương đối của các hình ảnh trên võng mạc, và phối cảnh thẳng (linear perspegtive).
19. Nhận thức chuyển động (motion perception) lệ thuộc vào một số gợi ý. Các gợi ý này bao gòn sự chuyển đồng của vật được nhận thức qua võng mạc và các thông tin về cách thức chuyến động của đau và mắt.
* Chúng ta làm cách nào để sàng lọc các kích thích thính giác, để chỉ chú ý đến các kích thích đặc biệt và lờ đi đối với các kích thích khác?
20. Chú ý có chọn lựa (selective at–tention) là một tiến trình nhận thức có chọn lựa loại kích thích nào cần phải cảm nhận. Các nhà tâm lý nghiên cứu vấn đề chú ý sử dụng phương pháp nghe rẽ đôi (dichotic – listening procedure), trong đó mỗi tai được nghe một thông điệp và người nghe được yêu cầu lặp lại, hay “bắt bóng” (shadow), một trong hai thông điệp ấy.
* Các ảo tưởng thị giác (virtual illution) cho chung ta những đầu mối nào để giúp chúng ta tìm hiểu các cơ chế nhận thức tổng quát của con người?
21. Ảo thị là các kích thích vật lý thường xuyên gây ra các nhận thức sai lầm. Nó là nguyên nhân gây ra các thẩm định không phản ảnh chính xác tình trạng thực tế của kích thích vật lý. Một ảo thị nổi tiếng nhất là ảo thị Muller – Lyer. Hầu hết các chứng cứ đều cho rằng ảo thị là hậu quả của các sai lầm trong việc diễn dịch các kích thích thị giác do não bộ thực hiện.
22. Chứng khó đọc – viết (dyslexia) là tình trạng kém năng lực đọc gây ra bởi các rối loạn về một nhận thức. Người bị chứng này thường thấy các mẫu tự bị lộn ngược đầu xuống, viết chữ khó coi, và phạm phải các lỗi chính tả vừa kỳ lạ vừa rõ rệt, và có thể biểu hiện lóng ngóng vụng về. Nếu được chẩn đoán chính xác, chứng đọc – viết có thể được chữa trị thành công.
VI. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI
I.
1/ Ngành tâm vật lý.
2/ Sai; cường độ kích thích thấp nhất có thể cảm nhận được.
3/ Có thể báo cáo kích thích hiện hữu trong khi nó không hiện hữu, hoặc báo cáo kích thích không hiện hữu trong khi thực sự hiện hữu.
4/ Sai; các ngưỡng cảm nhận rất khác biệt nhau tùy theo dạng kích thích.
5/ Quy luật Weber.
6/ Hiện tượng thích ứng.
II/1–1/ Giáp mạc.
2/ Võng mạc.
3/ Sai; được hội tụ nhờ thủy tinh thể.
4/ Mống mắt.
5/ Điều tiết mắt
6/ Giáp mạc, đồng tử, thủy tinh thể.
7/ Sai; hố mắt tập trung số lượng tế bào hình nón nhiều nhất.
8/ 1–a, 2–b.
9/ d.
10/ Sáng; tối.
11/ Tam sắc.
II/3,4–1/ Rãnh thính giác.
2/ Sai; nó rung động khi sóng âm thanh chạm vào, và truyền âm thanh đi.
3/ Cửa sổ bầu dục.
4/ Lá nền.
5/ Cường độ; cao độ.
6/ Lý thuyết tần số thính lực 7/ Các ống bán nguyệt.
8/ Các chất pheromones.
9/ Đúng.
10/ Cổng kiểm soát.
III.
1/ Tính bất biến của nhận thức 2/ 1–b, 2–a
3/ Nhận thức chiều sâu; Định vị nơi xuất phát âm thanh 4/ Sự chênh lệch do hai mắt 5/ Sai; các vật càng ở gần thì chênh lệch do hai mắt càng lớn.
6/ 1–c, 2–a, 3 b
7/ a–3, b–1, c–4, d–2
8/ Đặc điểm
9/ Từ – trên – xuống; từ – dưới – lên.
IV.
1/ Sai; các ảo tưởng thị giác bị quy định phần nào bởi nền văn hoá.
2/ b
3/ Chứng khó đọc – viết (Dyslexia)
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.