Tâm lý học căn bản

Chương 7 – Phần 3



2. Bước sáng tạo: Tìm ra giải pháp

Nếu bài toán khá đơn giản thì một giải đáp trực tiếp có thể đã có ăn trong ký ức lâu dài của chúng ta rồi, chỉ cần nhớ lại các thông tin thích hợp là được. Nếu không thể nhớ lại hoặc chưa từng biết cách giải, chúng ta phải xúc tiến một tiến trình nhờ đó mà tìm ra được giải pháp khả dĩ rồi so sánh với các thông tin có sẵn trong ký ức ngắn hạn cũng như lâu dài.

Ở mức độ thô sơ nhất, giải pháp cho bài toán có thể có được nhờ phương pháp thăm dò (trial–and–error: thử thách và sai lầm). Sở dĩ Thomas Edison phát minh được bóng đèn điện chỉ vì ông đã thử đi thử lại hàng ngàn loại vật liệu làm dây tóc khác nhau trước khi thành công với một loại vật liệu là carbon. Dĩ nhiên, phương pháp thăm dò vấp phải một trở ngại là một số bài toán quá phức tạp đến mức phải mất cả đời người mới thử qua hết mọi khả năng có thể phát sinh. Thí dụ, theo một ước tính phải có đến khoảng 10120 nước cờ khác nhau trong một bàn cờ vua.

Để thay thế cho phương pháp thăm dò trong việc giải các bài toán phức tạp, người ta thường dùng các heuristics – các quy tắc chỉ đạo giúp tìm ra giải pháp. Có lẽ, loại heuristics thông dụng nhất là phân tích biện pháp – mục tiêu. Theo phép phân tích biện pháp – mục tiêu (means – ends analysis), người ta lặp đi lặp lại công tác kiểm chứng đối với các dị biệt giữa kết quả mong đợi với kết quả hiện có, mỗi lần thử thách nhằm làm giảm cách biệt ấy. Thí dụ, khi sử dụng phép phân tích biện pháp mục tiêu để tìm kiếm một số con đường liên tiếp nhau dẫn đến một thành phố nhìn thấy từ xa, người ta sẽ phân tích các giải pháp khả dĩ để tìm hiểu xem đối với mỗi giải pháp họ phải đi bao nhiêu đường đất mới đến đích nhằm tìm ra lộ tuyến ngắn nhất. Dù sao, kế hoạch như thế chỉ hữu hiệu trong trường hợp có một giải pháp trực tiếp cho bài toán. Nếu bài toán buộc phải thực hiện các bước gián tiếp nhanh làm tăng thêm sự cách biệt biểu kiến, thì phép phân tích biện pháp – mục tiêu có thể đem lại kết quả trái ngược. Thí dụ, nếu như các con đường ghi trên sơ đồ theo cách thức khiến người ta phải tạm thời đi ra xa khỏi thành phố rồi sau cùng mới về được đến đích, thì phép phân tích này sẽ khiến người ta khó lòng đạt được mục đích.

Đối với một số bài toán, cách đảo ngược lại phép phân tích biện pháp – mục tiêu là phương pháp hữu hiệu nhất: đi ngược lại bằng cách khởi đi từ mục tiêu trở về tình trạng ban đầu. Thay vì cải biến các yếu tố của bài toán thành một loạt các bước đi ngày càng gần đến đích, người ta có thể đi ngược chiều, đi ra xa khỏi mục tiêu để trở về điểm xuất phát.

A. CÁC MỤC TIÊU NHẤT THỜI

Một phương pháp heurPistic thường dùng khác là chia bài toán thành các bước trung gian, hay các mục tiêu nhi thất (subgoals) rồi tìm cách giải quyết mỗi bước này. Thí dụ, nếu quay lại bài toán Tháp Hà Nội, bạn sẽ có một vài mục tiêu nhất thời hiển nhiên để chọn lựa, như làm cách nào để dời chiếc dĩa lớn nhất đến vị trí thứ ba chẳng hạn.

Nếu như công việc giải quyết mục tiêu nhất thời là một bộ phận thuộc giải pháp tối hậu cho bài toán, thì việc nhận diện các mục tiêu nhất thời phải là kế hoạch thích hợp. Thế nhưng, có những trường hợp trong đó các thông tin về các mục tiêu nhất thời không phải đều là các thông tin hữu ích và việc đạt đến các mục tiêu nhất thời ấy thực tế có thể khiến cho người ta phải phí mất nhiều thời gian và công sức mới tìm được giải pháp sau cùng. Thí dụ, có một số bài toán không thể đưa nhỏ ra được. Còn các bài toán khác thì lại quá khó chia nhỏ đến mức phải mất nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng các biện pháp khác. Cuối cùng, ngay trong trường hợp bài toán có thể chia ra thành các mục tiêu nhất thời, người ta cũng không dám chắc phải làm điều đi sau khi đã đạt được một mục tiêu nhất thời nào đó.

B. TIA CHỚP TRÍ TUỆ

Một số khảo hướng giải tán ít quan tâm đến các tiến trình từng bước, nhưng lại chú trọng đến các tia chớp tỏ hiểu đột ngột lóe lên trong lúc tìm cách giải bài toán. Ngay sau Thế Chiến thứ 1, nhà tâm lý học người Đức là ông Wolfgang Kohler khảo cứu các tiến trình học tập và tìm giải pháp ở loài hắc tinh tinh (Kohler, 1927). Trong các cuộc nghiên cứu của ông, Kohler cho các chú hắc tinh tinh rơi vào các tình huống thách đố, trong đó bày biện sẵn một yếu tố để chú khỉ đạt được giải pháp; và các chú tinh tinh cần phải tập hợp các yếu tố ấy lại với nhau.

Thí dụ, trong một loạt các cuộc khảo cứu một chú tinh tinh bị nhốt trong một cái cũi với hàng tá thùng gỗ và gậy gộc vương vãi khắp nơi trong đó, cùng với một nải chuối treo lơ lửng trên trần cũi cách xa tầm với như trêu ngươi chú tinh tinh. Thoạt đầu con tinh tinh bị cuốn hút và rất nhiều lần cố gắng theo kiểu thăm dò nhằm lấy cho được nải chuối. Nó ném gậy gộc vào nải chuối, nhảy lên một thùng gỗ, hoặc cuồng cuồng phóng vọt lên. Cuối cùng, dường như nó đành chịu bó tay trong tâm trạng tuyệt vọng, giương mắt nhìn những quả chuỗi đầy cám dỗ lơ lửng phía trên đầu nó. Nhưng rồi, trong một trạng thái giống như tia chớp đột ngột lóe lên trong đầu nó, chú tinh tinh từ bỏ hết một cách thức khác để chồng các thùng gỗ lên nhau và đứng lên trên cùng cây gậy trong tay với tới nải chuối. Kohler gọi tiến trình tâm trí làm nền tảng cho hành vi này của con tinh tinh là tia chớp trí tuệ (Insight), một trí thức đột ngột lóe lên về các mối tương quan giữa nhiều yếu tố trước đây vốn dường như chẳng dinh líu gì với nhau cả.

Mặc dù Kohler nhấn mạnh đến tinh chất đột nhiên không thể chối cãi được theo đó giải pháp được tìm thấy, nhưng các công trình khảo cứu sau đó đã chứng minh rằng kinh nghiệm trước đây cũng như việc thực hiện các động tác thăm dò ban đầu đều là các điều kiện tiên quyết để nảy sinh tia chớp trí tuệ. Một cuộc khảo cứu đã chứng minh rằng các chú tinh tinh đã từng có kinh nghiệm sử dụng gậy mới có thể tìm được giải pháp này, còn các chú tinh tinh chưa có kinh nghiệm ấy không hề kết hợp được động tác đứng trên các thùng gỗ với động tác cầm gậy với tới nải chuối. Một số nhà khảo cứu cho rằng hành vi của loài khỉ biểu thị các động tác rời rạc chứ không phải là sự nối kết liền lạc các phản ứng đã học tập được trước đây, không khác chi cách học mổ vào chìa khóa theo lối thăm dò của loài bồ câu. Như vậy, hiển nhiên là tia chớp trí tuệ tùy thuộc vào kinh nghiệm trước đây đối với các yếu tố liên hệ trong bài toán.

3. Bước phán đoán: Thẩm định các giải pháp

Bước sau cùng trong công việc giải bài toán bao gồm phán đoán tính chính xác của giải pháp đã tìm được. Thông thường, đây là một vấn đề đơn giản. Nếu có một giải pháp sáng tỏ – như trong bài toán Tháp Hà Nội – chúng ta sẽ tức thời biết rằng liệu chúng ta đã thành công hay chưa. Ngược lại, nếu giải pháp kém cụ thể hoặc không có một giải pháp duy nhất chính xác, thì việc thẩm định các giải pháp trở thành khó khăn hơn.

Nếu có nhiều cách giải bài toán hay nếu các tiêu chuẩn giải đáp tỏ ra mơ hồ, chúng ta phải quyết định xem giải pháp chọn lựa nào là tối ưu. Rủi thay, đôi khi chúng ta hoàn toàn sai lầm trong việc thẩm định giá trị của quan điểm của chính mình. Thông thường, ít khi có một tương quan giữa cách phán đoán giá trị quan điểm của chúng ta với các tiêu chuẩn khách quan.

Về mặt lý thuyết, nếu như các heuristics và thông tin chúng ta dựa vào để đề ra các quyết định đều phù hợp và có giá trị, thì chúng ta chọn lựa được giải pháp chính xác trong số các giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy ở đoạn kế dưới đây, có một số trở ngại và thiên kiến trong việc giải bài toán tác động đến phẩm chất của các quyết định cũng như các phán đoán của chúng ta.

Trong một cuộc biểu diễn cách tìm giải pháp ngoạn mục, chú học tinh tinh Sultan của Kohler nhìn thấy nải chuối treo lơ lửng ngoài tầm với của nó (a). Sau đó, nó lo thu gom các thùng gỗ trong phòng (b), rồi xếp các thùng gỗ ấy chồng lên nhau để có thể với tới các quả chuối.

4. Các trở ngại đối với công tác giải bài toán

Hãy xem xét trắc nghiệm khả năng giải bài toán sau đây: Người ta cấp cho bạn một số đinh bấm, nến, và diêm quẹt trong các hộp nhỏ, roi yêu cầu bạn đặt 3 ấy nến ngang tầm mất trên một cánh cửa gần đó sao cho chặt sáp không rơi xuống sàn nhà khi nến cháy (xem Hình 7–4). Bạn sẽ làm cách nào để giải quyết thách đố này?

Nếu có gặp khó khăn trong việc giải bài toán này, thì bạn không phải là người duy nhất. Hầu hết mọi người đều không thể giải được khi bài toán được trình bày theo cách thức minh họa ở hình vẽ, trong đó các vật liệu được đặt ở bên trong các chiếc hộp. Ngược lại, nếu các vật được đặt bên ngoài các chiếc hộp, thì bạn sẽ có nhiều cơ hội giải được bài toán hơn – và nếu muốn biết sự thể ra sao, bạn chỉ cần tính các chiếc hộp lên cửa ngang tầm mắt bằng đinh bấm, rồi cắm các cây nến vào hộp (xem Hình 7–6 ở trang sau).

Hình 7–4: Bài toán ở đây là đặt 3 cây nến ngang tầm mắt trên cách cửa ở gần đó sao cho chất sáp chảy không rơi xuống sàn nhà trong khi nến cháy – chỉ dùng các vật liệu trong hình vẽ (đinh bấm, nến, và các que diêm trong các hộp). Tham khảo giải đáp ở trang kế tiếp trong Hình 7 – 6.

Khó khăn có thể gặp phải khi giải bài toán này phát sinh từ cách trình bày bài toán và có liên hệ đến sự kiện bạn bị đánh lạc hướng trong giI đoạn chuẩn bị ban đầu. Thực ra, các trở ngại quan trọng đối với việc giải bài toán đều hiện hữu ở một giai đoạn trong ba giai đoạn chính. Mặc dù các khảo hướng hoạt động tâm trí về vấn đề giải toán cho rằng tiến trình tư duy xúc tiến theo cách thức hoàn toàn hợp lý khi con người đối phó với một vấn đề cũng như khi cân nhắc giữa nhiều giải pháp khác nhau, nhưng cũng có nhiều yếu tố tác động gây trở ngại cho việc tìm ra các giải pháp sáng tạo, thích hợp và chính xác.

A. ĐỊNH KIẾN CHỨC NĂNG VÀ ĐỊNH KIẾN TÂM TRÍ

Nguyên nhân khiến cho hầu hết mọi người gặp phải khó khăn với bài toán cắm nến vừa đề cập căn cứ vào một hiện tượng gọi là định kiến chức năng (functional fixedness). Hiện tượng này liên hệ đến khuynh hướng chỉ xem xét một sự vật theo cách sử dụng điển hình của nó. Định kiến chức năng phát sinh bởi vì lúc đầu các vật liệu được xuất hiện bên trong hộp; nên những chiếc hộp này chỉ được xem là công cụ chứa đựng các vật chứ không phải có thể là một bộ phận thuộc giải pháp.

Hình 7–5: Hãy làm thử bài toán mẫu cổ điển này. Nó minh chứng tầm quan trọng của định kiến tâm trí trong việc giải bài toán. Mục đích ở đây là dùng các chiếc bình vào mỗi dòng để tính ra dung tích chỉ định. Sau khi tính được đáp số cho 5 dòng đầu, có lẽ bạn sẽ gặp rắc rối ở dòng thứ 6 – cho dù giải đáp thực ra còn dễ dàng hơn so với 5 dòng trên. Thụt tế, nếu thử giải dòng thứ 6 trước tiên có lẽ bạn không gặp chịu khó khăn nào.

Định kiến chức năng là thí dụ của một hiện tượng tổng quát hơn gọi là định kiến tâm trí (mental set). Hiện tượng này chính là khuynh hướng cố chấp vào các mô hình giải toán cũ đã thực hiện trước đây. Hiện tượng này được minh chứng trong một thí nghiệm kinh điển do Abraham Luchins thực hiện (1946). Như bạn thấy ở Hình 7–5, mục tiêu công việc ở đây là sử dụng các chiếc bình vào mỗi dòng để tính ra dung tích chỉ định (Bạn hãy cố tự mình tìm hiểu tầm quan trọng của hiện tượng định kiến tâm trí trước khi đọc tiếp).

Nếu đã thử làm bài toán này, bạn hẳn đã biết rằng cả 5 dòng đầu đều được giải theo cùng một cách: Đổ đầy bình to nhất B rồi chiết sang cho đầy bình có dung tích vừa phải A và sang bình nhỏ nhất C hai lần. Số còn lại trong bình B là dung tích chỉ định (Phát biểu dưới dạng công thức là: B – A – 2C). Định kiến tâm trí phát sinh ở dòng thứ 6 của bài toán là nơi có lẽ bạn gặp phải đôi chút khó khăn. Nếu giống như đa số mọi người, bạn cố áp dụng công thức và bị bối rối vì không tính được dung tích chỉ định. Thực ra, bạn đã bo lỡ cơ hội tim ra giải pháp đơn giản (nhưng khác hẳn) là chỉ cần lấy A trừ đi C. Điều thú vị là những người nào giải dòng thứ 6 trước trên sẽ không gặp chút khó khăn nào cả.

Cho các chiếc bình có dung tích như sau (đơn vị tính là quart):

C

 

Tính được

  

1

21

127

3

100

2

14

163

25

99

3

18

43

10

5

4

9

42

6

21

5

20

59

4

31

6

28

76

3

25

Định kiến tâm trí có thể ảnh hưởng đến nhận thức. Nó có thể ngăn không cho bạn tìm được cách giải vượt ra ngoài phạm vi các giới hạn biểu kiến của bài toán. Thí dụ, hãy thử vẽ bản đoạn thẳng sao cho chúng đi qua tất cả các chấm sắp theo ô bàn cờ dưới đây với điều kiện không được nhấc bút khỏi trang giấy.

Nếu bạn gặp khó khăn trong bài toán này, có lẽ vì bạn cảm thấy bị bó buộc phải vẽ các đoạn thẳng nằm bên trong phạm vi ô bàn cờ. Nhưng nếu dám vượt ra ngoài các đường biên đó thì bạn sẽ tìm được giải đáp nêu trong Hình 7–7 ở trang sau.

Hình 7–6: Giải đáp bài toán nêu ra ở Hình 7–4 là dùng đinh bấm đính các hộp lên cánh cửa ở vị trí ngang tầm mắt, rồi cắm nến trong các hộp

B. ĐÁNH GIÁ SAI LẦM CÁC GIẢI PHÁP

Khi nhà máy năng lượng nguyện tử ở đảo Three Mile thuộc tiểu bang Pennsyl–vania bị trục trặc kỹ thuật vào năm 1979, thì một tai họa đã suýt gây ra rò rỉ bụi phóng xạ. Khi ấy các chuyên viên điều hành nhà máy phát giải quyết cấp thời một vấn đề thuộc loại nghiêm trọng nhất. Một số bộ phận theo dõi đã báo cáo các thông tin trái ngược nhau về nguyên nhân phát sinh trục trặc: một bộ phận cho rằng áp suất của lò phản ứng quá cao, có nguy cơ gây ra một vụ nổ; còn các bộ phận khác lại báo cáo áp suất quá thấp, có thể gây ra rò rỉ. Mặc dù trên thực tế áp suất quá thấp, nhưng các quản đốc hữu trách lại chỉ căn cứ vào một bộ phận theo dõi – đã phạm sai lầm – cho rằng áp suất quá cao. Khi đã chọn quyết định rồi và hành động theo đó, họ đã không chịu để mắt đến chứng cứ của các bộ phận theo dõi khác.

Nguyên nhân khiến cho các chuyên viên đều hành nhà máy phạm sai lầm là thiên kiến cố chấp (confirmation blas). Khuynh hướng xem trọng giả thuyết ban đầu và không chịu để mắt đến thông tin đối nghịch hậu thuẫn cho các giả thuyết hay giải pháp lựa chọn khác. Thậm chí trong trường hợp đã tìm ra được các chứng cứ đi ngược lại giải pháp vốn được lựa chọn, chúng ta vẫn bám chặt vào giả thuyết ban đầu.

Có một số nguyên nhân khiến cho người ta nẩy sinh thiên kiến cố chấp. Một nguyên nhân là không muốn bỏ công sức để suy nghĩ lại một bài toán dường như đã được giải xong. Nguyên nhân khác là các chứng cứ đi ngược lại giải pháp chọn lựa ban đầu có thể đe dọa lòng tự ái của chúng ta, trong trường hợp này chúng ta tránh né bằng cách bám cho vào giải pháp ban đầu.

5. Óc sáng tạo và vấn đề giải bài toán

Mặc cho các trở ngại như đề cập trên, nhiều người rất dễ dàng tìm ra được giải pháp sáng tạo cho các bài toán. Một trong những câu hỏi đã được đặt ra từ lâu mà các nhà tâm lý thuộc chuyên ngành hoạt động tâm trí cố gắng trả lời là những yếu tố nào làm nền tảng cho óc sáng tạo (creativity). Thông thường, óc sáng tạo được định nghĩa là khả năng phối hợp các câu trả lời hay các ý kiến theo những cách thức mới lạ.

Mặc dù khả năng nhận diện các giai đoạn giải bài toán giúp chúng ta hiểu được người ta làm cách nào để tiếp cận và giải các bài toán, nhưng nó lại ít hữu hiệu cho việc giải thích nguyên nhân tại sao một số người tìm ra được giải pháp dễ dàng hơn người khác. Ngay đến trường hợp tìm giải đáp cho bài toán đơn giản nhất cũng phản ảnh sự khác biệt này. Thí dụ, hãy xem xét bạn sẽ trả lời ra sao đối với câu hỏi này: “Bạn có thể nghĩ ra được bao nhiều công dụng của một tờ báo.” Hãy so sánh câu trả lời của chính bạn với các ý tưởng sau đây của một cậu bé lên mười.

Bạn có thể đọc nó, viết lên nó, đặt xuống sàn rồi vẽ một bức tranh… Bạn có thể dùng nó làm vật trang trí trong nhà, quẳng nó vào thùng rác, hay trải trên chiếc ghế khi ghế bề bộn đồ vật. Nếu bạn có một con chó nhỏ, hãy dùng tờ báo lót cũi cho chó nằm hay đem ra sau vườn cho nó chơi đùa. Khi bạn xây cất thứ gì mà lại không muốn ai nhìn thấy, hãy lấy tờ báo che lại. Nếu nhà không có thảm hãy dùng tờ báo trải sàn nhà, dùng nó để cầm vật nóng, cầm máu, hay để hứng những giọt nước dưới quần áo đang phơi. Bạn có thể dùng nó làm rèm cửa, độn vào giày để chân khỏi bị phồng, dùng nó làm chiếc diều giấy, che ngọn đèn quá sáng. Sạn có dùng để gói cá, lau cửa sổ, hoặc gói tiền… Bạn dùng nó để bọc các đôi giày đã đánh bóng xong, để lau mắt kính, để lót chậu nước, lót các dụng cụ máy móc, dùng làm chén giấy, làm chiếc nón để đội lúc trời mưa, buộc dưới chân để làm dép đi. Bạn có thể trải trên cát trong trường hợp không có khăn tắm, dùng nó làm các gốc sân bóng chày, xếp máy bay, và quấn vào tay khi trời lạnh.

Hình 7–7: Các giải pháp cho bài toán 9 chấm ở đoạn trên buộc phải sử dụng các đoạn thẳng vượt ra ngoài phạm vi các đường biên thành bởi cách bố trí các chấm – là thứ mà định kiến tâm trí ngăn trở không cho chúng ta vượt qua để dễ dàng thấy được giải pháp.

Dĩ nhiên đoạn văn này cho thấy cậu bé có óc sáng tạo phi thường. Không may là, người ta đã minh chứng được sự kiện là nhận diện được thí dụ về óc sáng tạo thì khá dễ dàng hơn so với việc xác định nguyên nhân khiến cho người ta có khả năng sáng tạo hơn người khác. Tuy nhiên, có một số yếu tố dường như liên quan đến óc sáng tạo.

Một yếu tố liên hệ chặt chẽ đến óc sáng tạo là khả năng tư duy mở rộng. Tư duy mở rộng (diversent thinking) là khả năng tìm ra được các giải pháp tuy khác bình thường nhưng lại thích hợp đối với các bài toán hay các câu hỏi đặt ra. Lối tư duy này ngược lại tư duy quy tụ, là khả năng đưa ra các giải đáp căn cứ chủ yếu vào kiến thức và lý luận. Chẳng hạn, người có khuynh hướng tư duy quy tụ sẽ trả lời: “Tôi đọc nó!” cho câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì với một tờ báo?” Ngược lại, “Tôi dùng nó làm đồ hốt rác!” là một câu trả lời có tính mở rộng hơn – và sáng tạo hơn.

Một thành tố khác của óc sáng tạo là năng lực suy tư phong phú (cognitive complesity). Người có năng lực này là người ham học hỏi và có khả năng vận dụng các lối tư duy tinh tế, đa dạng, và phức tạp. Tương tự, những người có óc sáng tạo thường quan tâm đến nhiều lãnh vực, có cá tính độc lập, và chú trọng đến các vấn đề triết lý hoặc trừu tượng hơn so với những người thiếu óc sáng tạo.

Một số yếu tố nhất thời dường như cũng có thể giúp người ta nâng cao khả năng sáng tạo, ít ra trong tạm thời. Chẳng hạn, chuyện khôi hài cũng ích lợi. Trong một thí nghiệm mới đây, nhà tâm lý Alice Isen cùng các cộng sự đã khám phá rằng những người vừa mới xem các đoạn phim hài hước “Các sai lầm ngớ ngẩn” trên truyền hình có nhiều khả năng tìm ra được giải pháp sáng tạo (và phù hợp) cho bài toán các cây nến trên đây (ở các Hình 7–4 và 7–6) hơn so với những người không xem. Cũng vậy, nhưng người xem nhiều vở hài kịch dường như có khả năng tư duy tổng quát hơn, và nhận thức được các một tương quan giữa nhiều loại thông tin khác biệt nhau. Như vậy, trạng thái tâm lý phấn khởi có thể giúp chúng ta tăng thêm khả năng sáng tạo và tư duy khoáng đạt hơn.

Một yếu tố không liên hệ chặt chẽ lắm với óc sáng tạo là trí thông minh. Hầu hết các bài trắc nghiệm trí thông minh đều chú trọng đến năng khiếu tư duy quy tụ trong đó các bài toán đều được trình bày sáng tỏ và chỉ có một câu trả lời duy nhất được chấp nhận. Cho nên người có óc sáng tạo là người có năng khiếu tư duy mở rộng có thể nhận thấy mình bị thua thiệt trong các bài trắc nghiệm loại này. Sự kiện này có thể giải thích lý do tại sao các nhà khảo cứu cứ luôn luôn cho rằng óc sáng tạo chỉ liên hệ rất ít với trí thông minh, hoặc thành tích học đường, đặc biệt khi trí thông minh được đánh giá bằng các bài trắc nghiệm điển hình về trí thông minh hiện nay.

THỪA HƯỞNG THÀNH QUẢ CỦA TÂM LÝ HỌC

Tư duy có phê phán và tư duy sáng tạo

Người ta có thể được huấn luyện để có khả năng tư duy hoàn hảo hơn không? Rất nhiều chứng cứ hậu thuẫn quan điểm cho rằng người ta có thể rèn luyện để nâng cao khả năng đề ra quyết định và giải bài toán. Có thể truyền dạy các quy tắc logic và các phương pháp lý luận trừu tượng; và việc rèn luyện này có hiệu quả cải thiện phương thức nhận diện và phê phán các nguyên nhân căn bản gây ra một biến cố trong cuộc sống thường ngày. Dù sao, các nhà tâm lý chuyên về hoạt động tâm trí vẫn thường xuyên huấn luyện nhằm giúp cho sinh viên không những chỉ tăng thêm kỹ năng giải quyết vấn đề, mà còn tăng cường khả năng tư duy phê phán nữa.

Căn cứ vào các công trình khảo cứu mà chúng ta đã thảo luận về vấn đề giải bài toán, năng lực tư duy, và óc sáng tạo trên đây, có một vài kế hoạch khả dĩ giúp bạn tăng cường khả năng tư duy phê phán và thẩm định mọi vấn đề một cách sáng tạo hơn – dù chúng là các thứ thách trong cuộc sống hàng ngày hoặc là các vấn đề thuộc phạm vi học đường như tìm ra câu trả lời chính xác cho một câu hỏi trong bài thi chẳng hạn. Dưới đây là một số kế hoạch đề nghị nhằm tăng cường khả năng tư duy phê phán và óc sáng tạo.

– Xác định lại các đặc điểm bài toán. Có thể cải biến các điều kiện hạn chế và các giả định mà bạn nhận định được hồi đầu. Thí dụ, bài toán có thể được phát biểu lại theo một mức độ trừu tượng hơn hoặc cụ thể hơn, tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của nó.

– Sử dụng biện pháp “phân đoạn”, theo đó một ý tưởng hay khái niệm được tách rá thành nhiều thành phần hợp lý. Nhờ biện pháp này, mỗi thành phần có thể được cân nhắc để phát hiện ra được các đặc điểm còn tiềm ẩn cũng như những cách tiếp cận mới lạ, dẫn đến một giải pháp lạ thường cho toàn bộ bài toán.

– Chấp nhận quan điểm phê phán. Thay vì thụ động chấp nhận các giả định hay lập luận, hãy vận dụng óc tư duy phê phán để thẩm định các thông tin ấy bằng cách cân nhắc các hàm ý của chúng và nỗ lực tìm hiểu các ngoại lệ cũng như các quan điểm trái ngược có thể phát sinh.

– Vận dụng phép loại suy (analogy). Phép loại suy không những giúp chúng ta khai quật được kiến thức mới lạ mà còn cống hiến cho chúng ta các cơ cấu diễn đạt khác nhau về sự thật. Một biện pháp hữu hiệu đặc biệt để vận dụng được phép loại suy là tìm kiếm nó trong thế giới động vật khi các vấn đề hay bài toán có liên quan đến con người, và ở môn vật lý hay hóa học khi chúng liên hệ đến các vật bất động.

– Tư duy mở rộng. Thay vì tư duy theo lối logic nhất hoặc theo lối nhắm vào công dụng thường thấy nhất của một sự vật, hãy cân nhấc xem nó có thể giúp ích được gì cho bạn trong trường hợp bạn bị ngăn cấm sử dụng sự vật ấy theo cách thức bình thưởng.

– Chấp nhận quan điểm của người khác, dù cho người này có dính líu đến hay là kẻ bàng quan đối với tình huống gặp phải của bạn. Làm như thế, bạn có thể có được một hướng nhìn mới lạ về tình huống ấy.

– Vận dụng heuristic. Như đề cập trên đây, heuristics là các quy tắc chỉ đạo nhằm giúp bạn tìm ra giải đáp hợp lý cho bài toán. Nếu bản chất của bài toán thuộc dạng yêu cầu có một giải đáp duy nhất chính xác, và người ta thường có sẵn hay dễ dàng phác họa ra được một heuristic, thì thói quen thường xuyên vận dụng heuristics sẽ giúp bạn tìm ra được giải pháp nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn.

– Thử nghiệm qua nhiều giải pháp khác nhau. Đúng e ngại phải dùng nhiều giải pháp khác biệt nhau để tìm đáp án cho bài toán (ngôn ngữ, tiền học, biểu đồ, thậm chí phải hành động vượt ra ngoài phạm vi tình huống gặp phải): Hãy thử vận dụng mọi ý kiến mà bạn có, dù thoạt đầu chúng có vẻ kỳ dị đến mức nào cũng không sao. Sau khi đã thử qua nhiều giải pháp, bạn có thể quay lại từng giải pháp để có dịp tìm cách làm cho giải pháp nào thoạt đầu có vẻ thiếu thực tế nay sẽ dễ dàng thực hiện hơn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.