TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Hồi 029 : Tôn Sách Bất Bình Giết Vu Kiết – Tôn Quyền Nối Nghiệp Trấn Giang Ðông
Tôn Sách từ khi nối nghiệp bá ở Giang Đông, binh mạnh lương nhiều. Năm Kiến An thứ tư
(một trăm chín mươi chín sau Thiên Chúa), đánh úp lấy Lư Giang, làm Lưu Huân bị thua,
Sách sai Ngu Phiên đưa tờ hịch đến Dự Chương, thái thú Dự Chương là Hoa Hâm xin hàng.
Từ đó thanh thế lừng lẫy, bèn sai Trương Hoành sang Hứa Đô, dâng biểu báo công thắng
trận. Tào Tháo biết thế Sách cường thịnh, than rằng:
– Con sư tử non này, khó lòng địch lại được!
Tháo hẹn gả con gái Tào Nhân cho em Tôn Sách là Tôn Khuông, hai nhà thông gia với nhau,
và lưu Trương Hoành ở lại Hứa Đô.
Bấy giờ thái thú Ngô Quận là Hứa Cống, mật sai sứ đến Hứa Đô, dâng thư cho Tào Tháo, nói
rằng: “Tôn Sách kiêu düng, cüng như Hạng Vü ngày xưa, triều đình nên bề ngoài cho hầu
được vinh sủng, gọi vào kinh đô không nên để cho hắn ở ngoài, làm mối lo về sau”.
Sứ giả mang thư qua sông, bị tướng giữ sông bắt được, giải nộp Tôn Sách. Sách xem thư, sai
chém sứ giả rồi cho người giả tảng đi mời Hứa Cống đến bàn việc! Cống đến nơi Sách đưa
thư cho xem, mắng:
– Mày muốn đưa ta đến chỗ chết à?
Rồi sai quân sĩ đem thắt cổ cho chết.
Họ hàng Hứa Cống trốn đi cả. Có ba người gia khách muốn báo thù cho Cống nhưng chưa
gặp dịp nào thuận tiện.
Một hôm Tôn Sách đem quân đi săn ở Tây Sơn đất Đàn Đồ. Có một con hươu lớn chạy ra.
Sách tế ngựa lên núi đuổi theo. Trong khi đang đuổi hươu, thấy trong đám rừng rậm, có ba
người cầm giáo đeo cung đứng rình, Sách dừng ngựa lại hỏi:
– Các ngươi là ai?
Họ nói:
– Quân Hàn Đương săn hươu ở đây.
Sách vừa giựt cương ngựa sắp đi thì một người cầm giáo chạy lại, đâm vào đùi Tôn Sách.
Sách cả sợ vội vàng rút gươm ra chém, chẳng may lưỡi gươm tụt rơi mất, chỉ còn cái vỏ
trong tay. Một người giương cung bắn tên vào má Sách. Sách nhổ cái tên ra, lấy cung bắn trả
lại, người theo tiếng dây cung ngã liền. Còn hai người kia vác giáo đến đâm Sách túi bụi và
kêu to:
– Chúng tao là gia khách Hứa Cống, nay báo thù cho chủ đây
Sách tay không, chỉ lấy cung chống đỡ, vừa đỡ vừa chạy. Hai người kia liều chết lăn vào
đánh, không chịu lui. Mình Sách đã bị nhiều nhát giáo, ngựa cüng bị thương.
Đương khi nguy cấp, Trình Phổ dẫn quân đến, Sách kêu to:
– Giết giặc!
Trình Phổ dẫn quân kéo cả vào, bọn gia khách Hứa Cống bị băm nát như bùn.
Phổ nhìn Tôn Sách, thấy máu chảy đầy mặt, bị thương rất nặng, bèn lấy dao cắt áo bào buộc
chỗ bị thương lại, đem về Ngô Hội dưỡng bệnh.
Người sau có thơ khen ba gia khách họ Hữu:
Tôn lang nổi tiếng chẳng ai bì,
Săn bắn không may gặp nạn nguy.
Gia khách báo thù cho họ Hứa,
Ngày xưa Dự Nhượng chẳng hơn gì!
Tôn Sách về đến phủ, sai người đi mời Hoa Đà đến chữa thuốc. Chẳng may Hoa Đà đi sang
Trung Nguyên vắng, chỉ có học trò ở nhà, thay thầy đi thăm bệnh. Người học trò nói:
– Đầu tên có thuốc độc, đã ngấm vào xương, phải nghỉ ngơi trong một trăm ngày mới khỏi
lo ngại. Nếu để cơn tức giận nổi lên, thì vết thương sẽ khó chữa.
Tôn Sách vốn nóng nảy, chỉ muốn khỏi bệnh ngay lập tức.
Mới nghỉ ngơi được vài mươi ngày, chợt nghe có sứ giả của Trương Hoành ở Hứa Đô về,
Sách gọi đến hỏi. Sứ giả nói:
– Tào Tháo rất sợ chúa công, các mưu sĩ cüng đều kính phục, duy có Quách Gia là không
phục.
Sách hỏi:
– Quách Gia nói những gì?
Sứ giả không dám nói. Sách tức lắm, cố hỏi gặng cho được. Sứ giả phải thưa thực:
– Quách Gia thường nói với Tào Tháo: “Chúa công không đáng sợ, vì hay khinh thường
không biết phòng bị, nóng tính mà ít mưu. Ấy là sức mạnh của kẻ thất phu, thế nào cüng
chết về tay bọn tiểu nhân mà thôi!”.
Sách nghe nói giận lắm nói:
– Đứa thất phu sao dám chê ta! Ta thề lấy được Hứa Xương.
Bèn không đợi khỏi bệnh, muốn bàn khởi binh lập tức. Trương Chiêu can:
– Thầy thuốc đã dặn chúa công phải tĩnh dưỡng trong một trăm ngày. Nay vì cơn giận một
lúc, mà chúa công khinh thường cái thân nghìn vàng, sao nên?
Đương lúc ấy, chợt báo Viên Thiệu sai sứ giả là Trần Chấn đến. Sách gọi vào hỏi việc gì.
Chấn nói:
– Chủ tôi là Viên Bản Sơ muốn kết Đông Ngô làm ngoại ứng, cùng đánh Tào Tháo.
Sách mừng lắm, ngay hôm ấy họp các tướng ở nhà lầu trên thành, mở tiệc khoản đãi Trần
Chấn.
Đương uống rượu, thấy các tướng thì thầm với nhau rồi rối rít xuống lầu. Sách ngạc nhiên,
hỏi cớ làm sao, tả hữu thưa:
– Có vị thần tiên họ Vu đi qua dưới lầu, các tướng muốn xuống để lạy.
Sách đứng dậy, dựa bao lơn xem, thấy một đạo nhân, mình mặc áo lông hạc, tay cầm gậy
gỗ lê, đứng ở giữa đường, dân gian đốt hương quỳ lạy dưới đất. Sách giận nói:
– Yêu nhân nào đó? Ra bắt vào đây cho ta.
Tả hữu thưa:
– Người ấy họ Vu tên Cát, ở phương đông, thường đi lại miền Ngô Hội, cho bùa và nước
phép cứu bệnh cho người, không ai là không khỏi. Người ấy là thần tiên, không nên khinh
nhờn.
Sách càng giận, quát to:
– Bắt ngay cho nhanh, ai trái lệnh sẽ bị chém!
Tả hữu bất đắc dĩ phải xuống dắt Vu Cát lên lầu:
Sách quát mắng:
– Quân tà đạo kia, sao dám làm mê hoặc lòng người?
Vu Cát thưa:
– Bần đạo vốn là đạo sĩ ở cung Lương Gia. Đời vua Thuận Đế (một trăm hai mươi sáu đến
một trăm bốn mươi bốn), bần đạo vào núi hái thuốc, được bộ sách thần trên suốt Dương
Khúc tên là “Thái bình thanh lĩnh đạo” hơn trăm quyển, toàn là những phương thuốc chữa
các bệnh tật. Bần đạo được bộ sách ấy, chỉ chuyên thay trời cứu người, làm phúc, chưa từng
lấy của ai một mảy may gì, sao gọi là làm mê hoặc người được?
Sách hỏi:
– Nếu mày không lấy tiền của ai, thì cơm ăn áo mặc bởi đâu mà có? Mày tức là bọn Trương
Giác, nay nếu không giết đi, tất để lo về sau.
Sách quát tả hữu đem ra chém, Trương Chiêu can rằng:
– Vu đạo nhân ở Giang Đông mấy mươi năm nay, không hề làm điều gì tội lỗi, xin chúa công
đừng giết.
Sách nói:
– Những hạng yêu nhân ấy, ta giết đi, khác nào giết chó giết lợn.
Các quan ai cüng cố sức can, Trần Chấn cüng kêu van hộ. Sách chưa nguôi giận, sai hãy đem
giam vào ngục.
Các quan tan về, Trần Chấn cüng về nhà khách.
Tôn Sách về phủ, con hầu đã đem việc ấy nói với mẹ Sách là Ngô thái phu nhân. Thái phu
nhân mới gọi Tôn Sách vào hậu đường bảo:
– Mẹ nghe con đem Vu Thần Tiên bỏ ngục. Người ấy từng chữa khỏi bệnh tật cho nhiều
người, ai cüng kính trọng, con không nên giết.
Tôn Sách nói:
– Nó là yêu nhân, chỉ lấy yêu thuật dối người, không trừ không được.
Phu nhân hai ba lần khuyên bảo. Sách nói:
– Xin mẹ đừng nghe người ta nói càn, con đã có cách cư xử.
Nói rồi trở ra, gọi ngục lại đem Vu Cát đến hỏi. Nguyên các ngục lại ai cüng kính trọng Vu
Cát, không ai dám gông xiềng gì cả, đến khi Sách gọi, bấy giờ mới vội để Cát mang gông
xiềng đi. Sách biết chuyện, quở mắng ngục lại rất tệ, rồi lại sai gông Vu Cát lại bỏ ngục.
Bọn Trương Chiêu vài mươi người, cùng đứng tên làm giấy bảo lĩnh cho Vu Thần Tiên.
Sách nói:
– Các ông đều là những người đã đọc sách cả, sao không đạt lý? Ngày trước Trương Tần làm
thứ sử Giao Châu, tin theo đồng cốt, gảy đàn thắp hương, thường lấy khăn đỏ trùm đầu, cho
là có thể giúp oai khi xuất quân, rồi sau cüng bị quân địch giết chết. Những việc pháp thuật
thật là vô ích, chỉ vì các ông chưa hiểu đó thôi. Ta muốn giết Vu Cát cốt để cấm tà đạo và làm
cho những người mê tín tỉnh ngộ lại.
Lã Phạm nói:
– Tôi vốn biết Vu đạo nhân có thể cầu đảo được gió mưa, nay trời đang đại hạn, sao chúa
công không cho Vu đạo nhân ra đảo vü để chuộc tội?
Sách nói:
– Ta hãy xem yêu nhân làm thế nào?
Liền sai đem Vu Cát ở trong ngục ra, tháo cả gông xiềng, cho lên dàn đảo vu.
Vu Cát lĩnh mệnh, lập tức tắm gội thay áo sạch, tự lấy thừng trói mình, đứng phơi giữa trời
nắng. Nhân dân đứng xem đầy đường lấp ngõ. Vu Cát bảo những người xem rằng:
– Nay tôi cầu ba thước mưa ngọt để cứu muôn dân, nhưng tôi cüng không tránh khỏi chết.
Chúng dân đều nói:
– Nếu đảo vü linh nghiệm, chúa công tất nhiên phải tin phục.
Vu Cát nói:
– Số vận như thế, sợ không sao tránh khỏi được.
Được một lát, Tôn Sách đến chỗ lập đàn, hạ lệnh:
– Nếu đến giờ ngọ không mưa, ta đốt chết Vu Cát.
Rồi sai người xếp củi khô chực sẵn. Sắp đến giờ ngọ, cơn giông bỗng nổi lên, mây đen mù
mịt lấp trời.
Sách nói:
– Giờ ngọ sắp đến; chỉ có mây đen, không thấy mưa, thằng này thực là yêu nhân.
Sách sai trói Vu Cát để trên đống củi, bốn mặt đốt lửa. Ngọn lửa theo gió bốc lên ngùn ngụt.
Chợt thấy một đám khói đen, bốc thẳng lên giữa trời, rồi một tiếng vang động, vừa sấm vừa
chớp, mưa xuống như trút nước. Trong chốc lát, đường chợ thành sông, các khe ngòi đều
đầy ứ, vừa được ba thước nước mưa ngọt.
Vu Cát nằm tênh hênh trên đống củi, quát to một tiếng, tự dưng mây tan, mưa tạnh, mặt
trời lại ló ra.
Các quan và trăm họ vực Vu Cát từ trên đống củi xuống, cởi dây trói, lạy hai lạy tạ ơn.
Tôn Sách thấy quan dân lạy la liệt, không quản chi bùn lầy nước vüng, liền đùng đùng nổi
giận, quát lên: “Giời mưa giời tạnh, đã có số định sẵn, yêu nhân ngẫu nhiên gặp dịp, các
ngươi sao lại mê hoặc như thế? Chúng bây đều là một lü ngu cả.
Sách rút ngay bảo kiếm, truyền tả hữu chém ngay Vu Cát. Các quan cố sức ngăn, Sách mắng:
– Các ngươi muốn theo Vu Cát làm phản chăng?
Các quan không ai dám nói gì nữa.
Sách quát võ sĩ đem chém Vu Cát, chỉ một nhát đao, đầu rơi xuống đất, rồi thấy một luồng
khói xanh bay vụt về mé đông bắc. Sách sai đem thây Vu Cát bêu ở chợ để trị cái tội yêu tà.
Đêm hôm ấy mưa gió ầm ầm, đến sáng không thấy xác Vu Cát, quân giữ thây vào báo Tôn
Sách. Sách điên ruột, toan chém quân giữ thây. Chợt thấy một người từ ngoài thong thả
bước vào, trông ra thì là Vu Cát. Tôn Sách giận lắm, toan rút gươm ra để chém, tự nhiên tối
xầm mặt lại, ngã ngay xuống đất. Tả hữu vội vàng vực Sách vào buồng trong, một lúc sau
mới tỉnh lại.
Ngô thái phu nhân lại thăm, bảo Sách:
– Con giết oan thần tiên, cho nên có vạ này.
Sách cười, đáp:
– Từ thuở nhỏ đến giờ, con theo cha đi đánh giặc, giết người như cắt gai, con chưa thấy ai
oán bao giờ, nay giết yêu nhân, chính là để trừ vạ lớn, đâu nó lại làm hại được con?
Phu nhân nói:
– Bởi con không chịu tin nên mới sinh ra thế. Nay nên cúng lễ thì khỏi.
Sách đáp:
– Mệnh con tại trời, yêu nhân quyết không làm gì được, sao lại phải cúng lễ?
Phu nhân biết là khuyên mãi Sách cüng không tin, cứ sai tả hữu lập đàn cúng lễ.
Canh hai đêm hôm ấy, Tôn Sách đang nằm ở nhà trong, cơn gió lạnh bỗng nổi lên, ngọn đèn
lập lòe sáng rồi lại tối. Dưới bóng đèn thấp thoáng, Sách thấy Vu Cát đứng ngay đầu giường,
Sách quát:
– Tao suốt đời đã thề giết quân yêu ma để yên thiên hạ. Mày đã là ma, sao dám đến gần ta?
Sách cầm gươm ở đầu giường quăng ra thì chẳng thấy gì nữa.
Ngô thái phu nhân biết chuyện, lại thêm lo buồn. Tôn Sách tuy bệnh nặng, phải gượng đứng
dậy đi lại để yên lòng mẹ.
Ngô thái phu nhân bảo Sách:
– Đức thánh ngày xưa nói: “Đức quỷ thần thịnh lắm!”. Lại có câu: “Cầu khẩn thần thánh trên
trời dưới đất”. Việc quỷ thần không thể không tin. Con đã giết oan Vu tiên sinh, nên mới báo
ứng ra thế. Nay mẹ đã sai người làm chay ở miếu Ngọc Thanh trên quận, con nên thân hành
đến lễ, tự nhiên sẽ khỏi bệnh.
Sách không dám trái lời mẹ, phải miễn cưỡng lên kiệu ra miếu Ngọc Thanh.
Đạo sĩ đón vào, mời Sách thắp hương, Sách đốt hương nhưng không lễ tạ.
Bỗng nhiên trong lư hương, khói bốc lên không tỏa kết thành một cái tán, ở trên thấy Vu
Cát ngồi chễm chệ.
Tôn Sách vừa giận vừa mắng rồi chạy ra, thấy ngay Vu Cát đứng ở giữa cung điện, trừng
mắt nhìn Tôn Sách. Sách ngoảnh lại hỏi tả hữu:
– Các ngươi có trông thấy gì không?
Tả hữu nói không thấy gì cả.
Sách càng giận, rút gươm phóng vào chỗ Vu Cát đứng, một người bị trúng ngã quay ra. Mọi
người nhìn kỹ thì là tên lính đã chém Vu Cát hôm trước nay bị gươm đâm vào đầu bảy khiêu
chảy máu mà chết.
Tôn Sách sai đem đi chôn. Đến khi ra cửa miếu, lại thấy Vu Cát ở ngoài chạy vào.
Tôn Sách nói:
– Miếu này cüng là chỗ yêu tinh ẩn nấp.
Rồi ngồi ngay trước cửa quán, sai năm trăm võ sĩ phá đi. Võ sĩ vừa dỡ ngói trèo lên, thì thấy
ngay Vu Cát ngồi trên nóc nhà rút ngói ném xuống đất. Sách giận quá, truyền lệnh đuổi các
đạo sĩ ra ngoài, rồi đem lửa đốt miếu. Lại thấy Vu Cát đứng trong ngọn lửa.
Sách tức lắm, trở về phủ, lại thấy Vu Cát đứng ngay trước cửa phủ.
Sách không vào phủ nữa, điểm ngay ba quân, ra ngoài thành đóng trại, cho gọi các tướng
đến bàn, muốn khởi binh đi giúp Viên Thiệu để đánh Tào Tháo cả hai mặt.
Các tướng can:
– Chúa công ngọc thể còn yếu, chưa nên khinh động. Xin đợi khi nào khỏe hẳn, cất quân
cüng chưa muộn.
Đêm hôm ấy, Tôn Sách ngủ trong trại, bỗng thấy Vu Cát xõa tóc đi vào. Sách chửi mắng
không dứt miệng. Hôm sau, Ngô thái phu nhân cho gọi Tôn Sách về phủ. Sách phải về. Phu
nhân thấy Sách hình dong tiều tụy, khóc nói:
– Con ta đã thất sắc đi rồi!
Sách lấy gương soi, quả nhiên thấy hình dong đã mười phần sút hẳn, bất giác kinh sợ hỏi tả
hữu:
– Sao ta tiều tụy đến thế này?
Nói chưa dứt lời, chợt thấy Vu Cát đứng ở trong gương. Sách đập ngay gương, thét to một
tiếng. Vết đau ở chỗ bị thương vỡ ra, Sách ngã bất tỉnh xuống đất.
Thái phu nhân sai vực Sách vào giường nằm. Được một lát, Sách lại tỉnh dậy, than rằng:
– Ta không sống được nữa.
Rồi cho đòi bọn Trương Chiêu và em là Tôn Quyền đến trước giường nằm dặn dò:
– Thiên hạ đương loạn, dùng dân chúng Ngô Việt ta ở, giữ vững nơi hiểm yếu của ba con
sông, có thể làm việc lớn được. Lü Tử Bố cố hết lòng giúp em ta.
Sách lấy ấn thụ trao cho Tôn Quyền và dặn:
– Cất quân Giang Đông, quyết được thua giữa trận ta và trận địch, tranh hùng cùng thiên hạ,
thì em không bằng anh, nhưng cất người hiền, dùng người tài, khiến ai cüng hết sức giữ đất
Giang Đông, thì anh không bằng được em. Em nên nghĩ đến cơ nghiệp của cha anh đã khó
nhọc mới gầy dựng nên, tự lo liệu cho khéo.
Tôn Quyền khóc thương, lạy nhận ấn thụ.
Sách lại nói với mẹ:
– Số con đã hết, không thể thờ phụng mẹ nữa. Con đã giao ấn thụ cho em Quyền, xin nhờ mẹ
sớm chiều dạy bảo, những người cü của cha, không nên khinh đãi.
Phu nhân khóc nói:
– Sợ em con còn bé, không đương nổi việc lớn thì làm thế nào?
Sách nói:
– Tài em con gấp mười con, có thể gánh vác việc lớn. Về sau nếu có việc trong không quyết
thì hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không quyết thì hỏi Chu Du. Tiếc thay Chu Du không có ở
đây để con dặn dò trước mặt.
Sách lại gọi các em đến dặn:
– Sau khi anh chết, các em phải hết sức giúp Trọng Mưu. Trong tôn tộc, người nào dám có ý
khác, các ngươi cứ giết đi. Trong anh em cốt nhục, người nào dám làm điều loạn nghịch, khi
chết không được táng vào đất mộ tổ.
Các em đều khóc, vâng lời dạy.
Sách lại gọi vợ là Kiều phu nhân và bảo:
– Ta cùng nàng chẳng may giữa đường phân ly, nàng nên hết lòng phụng dưỡng mẹ ta. Nay
mai em nàng có vào thăm, nên nhờ nói với Chu lang hết lòng giúp em ta, chớ phụ cái tình
tương tri từ trước.
Nói xong nhắm mắt chết.
Đời sau có thơ khen:
Một tay gầy dựng cõi Đông phương,
Ai cũng khen là Tiểu Bá Vương,
Thủ hiểm vững như hình hổ cứ.
Quyết cơ nhanh tựa thế ưng dương,
Ba sông phẳng lặng oai hùng dũng,
Bốn bể vang lừng tiếng vẻ vang.
Việc lớn dặn dò khi nhắm mắt,
Một lòng gắn bó cậy Chu lang.
Tôn Sách chết rồi, Tôn Quyền khóc phục xuống trước giường. Trương Chiêu đến khuyên
giải nói:
– Bây giờ không phải là lúc tướng quân khóc, một mặt nên sửa sang việc tống táng, một mặt
nên trông coi việc quân việc nước.
Quyền cố cầm nước mắt lại.
Trương Chiêu sai Tôn Tĩnh lo việc tang, mời Tôn Quyền ra công đường để các quan văn võ
vào lạy mừng.
Tôn Quyền người cằm vuông, miệng lớn, mắt biếc, râu tía. Khi trước sứ nhà Hán, là Lưu Yển
vào nước Ngô, trông thấy mấy anh em nhà họ Tôn, có nói chuyện với người khác:
– Ta xem tướng cả mấy anh em họ Tôn, tuy rằng người nào tài khí cüng giỏi giang khác
thường, nhưng đều hưởng lộc không được bền. Duy chỉ có Tôn Quyền, hình dong kỳ vĩ, cốt
cách dị thường, thực là tướng đại quý, vả lại hưởng được cao thọ, các anh em không người
nào bằng.
Bấy giờ Tôn Quyền chịu mệnh anh, coi giữ Giang Đông, mọi việc sửa sang chưa xong, có
người báo:
– Chu Du từ Ba Khâu đã đem quân về.
Tôn Quyền mừng nói:
– Công Cẩn đã về, ta không lo chi nữa.
Nguyên Chu Du đóng giữ Ba Khâu, nghe tin Tôn Sách mắc bệnh, vội vàng trở về hỏi thăm.
Đi đến gần Ngô Quận, Du nghe tin Sách đã chết, cho nên đi suốt ngày đêm về chịu tang.
Về đến nơi, Chu Du khóc lạy trước linh cữu. Ngô thái phu nhân ra gặp, đem lời di chúc của
Tôn Sách bảo lại Chu Du. Du lạy xuống đất nói:
– Tôi xin đem hết sức khuyển mã để đền đáp cho đến khi tôi chết mới thôi!
Một lát, Tôn Quyền vào, Chu Du bái kiến xong, Tôn Quyền nói:
– Xin ông chớ quên những lời anh tôi dặn lại.
Du dập đầu xuống đất thưa:
– Tôi nguyện đem gan óc lầy đất để báo lại ơn tri kỷ.
Quyền hỏi:
– Nay tôi nối nghiệp cha, nên có mưu kế gì để giữ vững?
Du thưa:
– Xưa nay, được người hiền giúp thì nước thịnh, mất người hiền thì nước mất. Chúa công
nên cầu người cao minh viễn kiến để làm phụ tá, thì Giang Đông sao chẳng vững bền?
Quyền nói:
– Anh tôi có dặn phàm việc trong thì nhờ Tử Bố, còn việc ngoài nhờ Công Cẩn.
Du nói:
– Tử Bố là người hiền đạt, có thể đương nổi việc lớn. Còn tôi bất tài, sợ phụ mất lòng tin cậy,
nay xin tiến một người để giúp chúa công.
Quyền hỏi:
– Người nào?
Du nói:
– Người ấy họ Lỗ tên Túc, tự là Tử Kính, người ở Đông Xuyên, quận Lâm Hoài. Người ấy có
nhiều thao lược cơ mưu, mất bố từ thuở nhỏ, thờ mẹ rất hiếu, nhà rất giàu, thường đem của
cải giúp kẻ khốn khó. Khi tôi ở Cư Sào, đem mấy trăm người đi qua Lâm Hoài, nhân thiếu
lương ăn, nghe nhà Túc có hai vựa thóc, mỗi vựa ba nghìn hộc. Tôi đến cầu giúp, Túc đem
ngay một vựa ra cho. Người ấy tính thực khẳng khái. Ngày thường, Túc ham thích múa
gươm, cưỡi ngựa, bắn cung, nay ở Khúc A, vì bà mất, Túc về làm tang lễ ở Đông Thành. Đến
đó, có một người bạn là Lưu Tử Dương, muốn rủ Túc sang Sào Hồ theo Trịnh Bảo, Túc còn
ngần ngừ chưa đi. Chúa công nên sai người mời ngay đi.
Tôn Quyền mừng lắm, sai ngay Chu Du đi đón Lỗ Túc:
Chu Du đến nơi, chào hỏi xong, nói rõ lòng quý mến của Tôn Quyền.
Túc nói:
– Tử Dương rủ sang Sào Hồ, tôi đang định đi.
Du nói:
– Ngày xưa Mã Viện nói với Quan Vü rằng: “Đời này, không những là vua chọn bày tôi, bày
tôi cüng phải chọn vua”. Ngay Tôn tướng quân thân người hiền, kính kẻ sĩ, dùng người kỳ lạ,
ông không nên tìm nơi khác chỉ nên cùng tôi sang giúp Đông Ngô là phải.
Túc theo lời, cùng Chu Du đến yết kiến Tôn Quyền. Tôn Quyền rất kính trọng, cùng Túc
đàm luận suốt ngày không chán.
Một hôm, các quan về, Quyền mời Túc ở lại uống rượu, đến tối, nằm cùng giường, gác chân
lên nhau. Nửa đêm, Quyền hỏi Túc:
– Nay nhà Hán suy yếu, bốn phương rối loạn, ta nối nghiệp cha anh, muốn làm việc Hoàn,
Văn, ông có mưu kế gì để dạy bảo ta không?
Túc nói:
– Xưa Cao Tổ nhà Hán muốn tôn Nghĩa Đế mà không làm được, là vì Hạng Vü làm trở ngại.
Nay Tào Tháo cüng ví như Hạng Vü, tướng quân làm thế nào được việc Hoàn, Văn? Tôi nghĩ
nhà Hán không thể phục hưng, Tào Tháo không thể trừ được. Tướng quân chỉ nên giữ vững
Giang Đông, đợi xem những sự biến cố trong thiên hạ. Nay nhân phương Bắc lắm việc, hãy
trừ Hoàng Tổ, đánh Lưu Biểu, lấy hết các miền quanh Trường Giang, dựng hiệu đế vương để
tính việc lớn. Đó là sự nghiệp Hán Cao Tổ.
Tôn Quyền mừng lắm, mặc áo, đứng dậy tạ ơn. Hôm sau, Quyền hậu tặng Lỗ Túc và đưa
những thứ áo chăn màn biếu mẹ Túc.
Túc lại đem một người nữa vào yết kiến Tôn Quyền; người ấy họ là Gia Cát, tên là Cẩn, tự là
Tử Du, học rộng tài cao, thờ mẹ rất hiếu. Gia Cát Cẩn vốn người ở Nam Dương, quận Lương
Gia. Tôn Quyền đãi làm khách quý.
Cẩn khuyên Tôn Quyền đừng kết hiếu với Viên Thiệu và hãy theo Tào Tháo, rồi đợi lúc nào
có cơ hội tốt sẽ tính toán sau.
Tôn Quyền nghe lời, cho Trần Chấn về, gửi thư khước từ Viên Thiệu.
Bấy giờ Tào Tháo nghe tin Tôn Sách đã chết, muốn đem binh đi lấy Giang Nam, thì ngự sử
là Trương Hoành can:
– Nhân người ta có tang mà đánh, không phải là việc nghĩa. Nếu đánh không được, tức là bỏ
hòa hiếu mà gây oán thù, không bằng nhân dịp này mà đối đãi tử tế với người ta.
Tháo nghe lời, tâu xin phong cho Tôn Quyền làm tướng quân, lĩnh chức thái thú ở Cối Kê,
cho Trương Hoành ra làm đô úy ở Cối Kê đem ấn về Giang Đông, giao cho Tôn Quyền.
Tôn Quyền mừng lắm, lại được Trương Hoành trở về Ngô, bèn sai cùng Trương Chiêu trông
coi chính sự.
Trương Hoành lại tiến một người, họ Cố tên Ung, tự là Nguyên Thản, nguyên là học trò Sái
Ung ngày xưa. Cố Ung người ít nói năng, không uống rượu, nghiêm nghị chính trực. Quyền
cho Ung làm quan thừa, coi việc thái thú.
Từ đó Tôn Quyền oai khắp cả đất Giang Đông, rất được lòng dân.
Trong khi ấy thì Trần Chấn trở về ra mắt Viên Thiệu, kể lại Tôn Sách đã mất, Tôn Quyền nối
nghiệp, Tháo phong Quyền là tướng quân, kết Ngô làm ngoại ứng.
Viên Thiệu nổi giận, lập tức khởi cả quân mã Ký, Thanh, U, Tinh, cả thảy hơn bảy mươi vạn
đi đánh Hứa Xương.
Thế là:
Binh lính Giang Nam vừa tạm nghỉ,
Can qua Ký Bắc lại vùng lên.
Chưa biết Viên Thiệu phen này được thua thế nào, xem đến hồi sau sẽ phân giải.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.