Thằng Cười

2. KHÔNG THIÊN VỊ.



Việc tạo ra một tước vị bình đẳng với vua, gọi là tầng lớp nguyên lão, vào những thời đại man rợ là một hư chế hữu ích. Ở nước Pháp và nước Anh, phương sách chính trị thô sơ này đã đưa lại kết quả khác nhau. Ở Pháp, nguyên lão nghị viện là một ông vua giả; ở Anh, đấy là một ông hoàng thật. Không to bằng ở Pháp nhưng thực chất hơn. Có thể nói: nhỏ hơn nhưng tồi tệ hơn.
Tầng lớp nguyên lão nghị viện bắt nguồn từ nước Pháp, vào thời kỳ nào thì không chắc chắn lắm, theo tục truyền thì dưới thời Saclơma; theo lịch sử thì dưới thời Rôbe-Anh-minh. Lịch sử cũng chẳng chính xác gì hơn tục truyền, Favanh viết: “Vua nước Pháp muốn lôi kéo các bậc quyền quý trong nước bằng tước vị cao sang là nguyên lão, như thể họ bình đẳng với mình”.
Tầng lớp nguyên lão nghị viện đã nhanh chóng tách ra làm đôi và từ nước Pháp sang nước Anh.
Tầng lớp nguyên lão nghị viện Anh là một sự kiện lớn và gần như một điều quan trọng. Trước nó đã có tước Wlttenagemot[138] của người Xacxơ[139], tước Thane của người Đan Mạch và Vavasseur[140] của người Normăngđi hoà lẫn vào nhau thành tước nam, Nam tước cũng đồng từ với vir, tiếng Tây Ban Nha dịch là varon và có nghĩa rất hay, là người. Ngay từ năm 1075 các nam tước đã ra ngoài với vua. Mà sao lại khéo chọn vua! Với Ghiôm-Chiến-thắng[141], năm 1086 họ đặt nền tảng cho chế độ phong kiến: nền tảng đó là quyển Doomsday-book, “Sổ phán xét cuối cùng”. Dưới triều Giăng-Vô-thổ, xung đột,giới lãnh chúa Pháp ra vẻ kiêu ngạo với nước Anh và giới nguyên lão Pháp đòi vua nước Anh phải ra trước vành móng ngựa của mình. Các nam tước Anh phẫn nộ.
Ngày lễ đăng quang của Philip Oguyxt, với tư cách công tước xứ Normăngđi, vua nước Anh cầm lá cờ vuông đi đầu và công tước Gllyen lá cờ thứ hai, chống lại vị vua chư hầu đó của nước ngoài, cuộc “chiến tranh lãnh chúa” bùng nổ. Các nam tước buộc vị vua khốn khổ Giăng phải ban hành Đại hiến chương[142] mở đầu cho nguyên lão nghị viện. Giáo hoàng can thiệp hộ nhà vua và rút phép thông công các huân tước, năm ấy là năm 1215, và giáo hoàng là Inôxăng-đệ-tam, người thảo ra bản Veni Sanete Spiritus và gửi cho Giăng-Vô-thổ bốn đức tính cơ bản dưới hình thức bốn vòng xích vàng. Các huân tước vẫn không chịu. Một cuộc chống đối quyết liệt dai đẳng trải suốt nhiều thế hệ. Pembrốc chống lại.
Năm 1248 là năm của các “Tạm ước Ôcxfơc”. Hai mươi bốn nam tước hạn chế nhà vua, tranh cãi với vua, và gọi mỗi lãnh địa một hiệp sĩ để tham gia vào cuộc tranh chấp mở rộng. Buổi lê minh của các công xã, Về sau, các huân tước lấy thêm một đô thị hai công dân và mỗi thị trấn hai thị dân. Do đó đến thời Êlizabeth, các nguyên lão là người xét xử vấn đề hiệu lực của các cuộc bầu cử công xã. Từ quyền tài phán của họ sinh ra ngạn ngữ: “Các đại biểu chỉ định phải được 3P: sine Prece, sine Pretio, sine Poculo[143].” Điều đó không ngăn cản có những thị trấn thối nát. Năm 1293 vua nước Anh vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của pháp đình nguyên lão nước Pháp, và Philip Lơ Ben đã đòi Êđua-đệ-Nhất ra trước toà án của mình, Êđua-đệ-Nhất là vị vua đã hạ lệnh cho con trai luộc mình sau khi mình chết và đem xương mình ra trận. Trước những chuyện ngông cuồng như vậy của vua, các huân tước cảm thấy cần phải củng cố nghị viện: họ chia nó ra thành hai viện: Thượng viện và Hạ viện. Các huân tước ngang nhiên chiếm giữ ưu thế.
Nếu có một đại biểu công xã nào dám láo xược phát biểu bất lợi cho nguyên lão nghị viện, người ta sẽ đòi hắn ra trước vành móng ngựa để nhận sự trừng phạt và đôi khi tống hắn vào tù (trong bầu cử cũng có sự phân biệt như thế). Tại nguyên lão nghị viện, bầu từng người một, bắt đầu từ vị nam tước cuối cùng gọi là “em út”.
Khi được gọi đến tên, mỗi vị nguyên lão trả lời bằng lòng hay không bằng lòng. Tại các công xã, bầu chung, cả bầy, bằng có hoặc không. Công xã buộc tội, nguyên lão xét xử. Do khinh rẻ con số, các nguyên lão ủy quyền cho các công xã việc giám sát bàn cờ[144], về sau các công xã sẽ lợi dụng cho đó; gọi như thế, theo một số người, tức là giám sát tấm thảm trải bàn tượng trưng một bàn cờ, và theo một số người khác, tức là giám sát những ngăn kéo của một cái tủ cũ, phía sau một rào sắt, kho tàng các vua nước Anh để trong đó. Từ cuối thế kỷ thứ mười ba, bắt đầu có sổ Niên Thư “Year book”.Trong cuộc chiến tranh Hai Bông Hồng, người ta cảm thấy trọng lượng của các huân tước, lúc ngả sang phía Gion Đơ Gôn, công tước Lancax, lúc ngả sang phía Etmun, công tước York.
Uot Tôlơ, các Lola, Varvic, người Chế tạo ra vua, toàn bộ nền vô chính phủ mẹ này, đẻ ra phong trào giải phóng, đều thú nhận hoặc bí mật lấy nền phong kiến nước Anh làm điểm tựa. Các huân tước ghen tị với nhà vua, một cách hữu ích; ghen tị tức là giám sát; họ khoanh tròn sáng kiến của nhà vua lại, thu hẹp những trường hợp đại nghịch, xúi giục những Risac giả chống lại Hăngri-đệ-Tứ đứng ra làm trọng tài, xét xử vấn đề ba vương miện giữa công tước York với Macgorit Ăngiu, và khi cần thì cất quân và có những trận chiến.
Sriuxblun, Tlukexbluri, Xanh-Anh-băng, lúc bại lúc thắng. Vào thế kỷ thứ mười ba, họ đã có được chiến thắng Livơ, và đã đuổi ra khỏi đất nước bốn anh em nhà vua, con hoang của Izaben và bá tước La Macsơ, cả bốn đều cho vay lãi, và họ lôi giáo dân qua tay bọn Do Thái; vừa là những hoàng thân, vừa là lũ lừa đảo, việc đó về sau cũng có thấy lại, nhưng vào thời ấy ít được tán thưởng.
Cho đến thế kỷ thứ mười lăm người ta vẫn thấy vai trò công tước Normăngđi trong vua nước Anh, và các văn nghị viện vẫn viết bằng tiếng Pháp. Từ Hăngri VII trở đi, theo ý kiến của các huân tước, mới viết bằng tiếng Anh. Nước Anh thuộc xứ Brơtan dưới thời Ute Penđragơn, thuộc La Mã dưới thời Xêđa, thuộc Xăcxơ dưới thời Thất Quốc[145], thuộc Đan Mạch dưới thời Haron, thuộc Normăngđi sau Ghiôm, trở thành Anh Cát Lợi nhờ vào các huân tước. Sau đó nó trở thành nước theo giáo phái Anh quốc. Có được tôn giáo của mình tại nước mình là một sức mạnh lớn. Một giáo hoàng nước ngoài thường bòn rút cuộc sống quốc gia, La Mêcơ[146] là một con thuồng luồng. Năm 1534, Luân Đôn trục xuất La Mã, giới nguyên lão tán thành cuộc cải cách và các huân tước thừa nhận Lute[147], đòn trả đũa việc rút phép thông công năm 1215. Việc này hợp ý Hăngri VIII, nhưng về nhiều phương diện khác, các huân tước lại gây trở ngại cho ông. Nguyên lão nghị viện trước mắt Hăngri VIII khác nào con chó dữ trước một con gấu. Khi mà Wolsey[148] mạo danh White-Hall của quốc gia, và khi Hăngri VIII mạo danh White-Hall của Wolsey, thì ai rầy la? Bốn huân tước là Đacxi đo Sisexte, Xên-Gion Đơ Blexô và (hai tên người Normăngđi) Mungioi và Muntigon. Nhà vua tiếm đoạt. Giới quý tộc lấn quyền. Quyền thừa kế bao hàm tính chất bất khả lung lạc; do đó mà sinh ra sự bất phục tùng của các huân tước, Ngay cả đối với Êlizabeth[149], các nam tước cũng không chịu ngồi yên. Do đó mà có những cực hình của Đuyaram. Chiếc váy tàn bạo ấy vấy đầy máu. Một chiếc lồng váy [150] trong đó có một cái thớt xử trảm đó là Êlizabet, Êlizabet tìm cách họp nghị viện thật ít, và thu hẹp nghị viện nguyên lão lại chỉ còn sáu mươi lăm vị, trong đó có có một hầu tước là Oexminxtơ, và không có lấy một công tước nào cả. Vả lại các vua nước Pháp cùng ghen tị như thế và cũng dùng kiểu loại trừ ấy. Dưới thời Hăngri đệ Tam chỉ còn có tám lãnh địa công tước, và nhà vua rất khó chịu về việc nam tước Đơ Măngtơ, nam tước Đơ Cuxi, nam tước Đơ Culôngmiê, nam tước Đơ Satônơp, Timơr, nam tước Đơ La Phe Tacdơnoa, nam tước Đơ Mortan và một số khác nữa, vẫn giữ tước vị nguyên lão nước Pháp, ở Anh, nhà vua vui lòng để mặc cho giới nguyên lão tàn tạ dần dần.
Dưới thời nữ hoàng Anh, chỉ đơn cử một ví dụ thôi, những việc tàn lụi từ thế kỷ thứ mười hai rốt cuộc đã đạt đến một tổng số năm trăm sáu mươi nhăm tước thế tộc bị huỷ bỏ. Cuộc chiến tranh Bông Hồng đã mở đầu cuộc tuyệt diệt các công tước mà sau đó Mari Tuyđo đã hoàn thành bằng những nhát rìu. Như vậy là chặt đầu giới quý tộc. Chặt công tước tức là chặt đầu. Cố nhiên đây là một đường lối chính trị hay, nhưng tha hóa vẫn hơn chặt. Điều đó Giăc đệ Nhất cảm thấy. Ông phục hồi công quốc. Ông phong tước công cho vị sủng thần của ông là Vilie, người đã gọi ông là con lợn(1). Đổi công tước phong kiến thành công tước nịnh thần, việc này sẽ phát triển tràn lan. Sáclơ đệ Nhị sẽ phong cho hai ả nhân tình là Bachơ Đơ Xaohămtơn và Luyđơ Đơ Kêrueil làm nữ công tước. Dưới thời nữ hoàng Anh sẽ có hai mươi lăm công tước trong đó có ba người nước ngoài, Cơmbơdan, Kembntgiơ và Sanbec.
Nhưng biện pháp đó của triều đình do Giăc đệ Nhất phát minh có đạt kết quả gì không? Không. Nguyên lão nghị viện cảm thấy mình bị âm mưu đó uy hiếp bèn nổi giận. Nó nổi giận chống lại Sáclơ đệ Nhất người nhân tiện mà nói có lẽ có hơi nhúng tay vào việc giết bố như Mari Đơ Mêđixit có hơi nhúng tay vào việc giết chồng. Đoạn tuyệt giữa Sác lơ đệ Nhất và giới nguyên lão. Các huân tước dưới thời Giắc đệ Nhất đã đòi cá nhân Bêcơn ra trước vành móng ngựa của mình về tội hối lộ, thì dưới thời Sáclơ đệ Nhất lại truy tố cá nhân Xtapho về tội phản nghịch. Trước kia họ kết án Bêcơn, nay họ kết án Stapho. Một người mất danh dự, một người mất mạng. Sáclơ đệ Nhất đã bị chặt đầu lần thứ nhất qua Stapho. Các huân tước tiếp tay cho các công xã. Nhà vua triệu tập nghị viện đến Ôcxfơc, cách mạng triệu tập nghị viện đến Luân Đôn; bốn mươi ba vị nguyên lão đi với nhà vua, hai mươi hai vị đi với nền cộng hoà. Từ việc thừa nhận vai trò dân chúng này của các huân tước nảy ra bản dự án quyền hạn phác thảo những nhân quyền của chúng ta, đó là cái bóng lờ mờ mà cách mạng Pháp từ tương lai sâu thẳm hắt lên cách mạng Anh.
Đấy là những công lao. Vô tình, cứ cho là thế. Và được trả bằng giá đắt, vì giới nguyên lão này là một loại ký sinh trùng khổng lồ, nhưng đáng kể. Sự nghiệp chuyên chế của Luy XI, của Risơliơ và của Luy XIV, việc xây dựng một quốc vương A Rập, việc bóp bẹp được ngộ nhận như sự bình đẳng, trận đòn đánh bằng vương trượng, quần chúng bị san phẳng bằng lối hạ thấp. Cái công trình Thổ Nhĩ Kỳ làm tại nước Pháp ấy, ở nước Anh các huân tước đã ngăn chặn lại. Họ đã dùng chế độ quý tộc là một bức tường, bên này kiềm chế nhà vua, bên kia che chở nhân dân. Họ chuộc lại cái tội ngạo mạn đối với nhân dân bằng thái độ xấc xược đối với nhà vua.
Ximông, bá tước Đơ Lêxetơ nói với Hăngry đệ Tam: “Đức vua, Người đã nói dối.” Các huân tước buộc nhà vua phải khuất phục; họ xúc phạm nhà vua ở điểm yếu, ở việc săn bắn bằng chó. Bất cứ huân tước nào, đi qua một vườn ngự uyển, cũng có quyền bắn một con hươu tại đấy. Huân tước xem cung vua như nhà của mình. Vua, được dự chi tại Tháp Luân Đôn[151] với giá biểu của mình, không hơn gì một nguyên lão, mỗi tuần mười hai livrơ xtecling, trả cho nghị viện nguyên lão. Hơn thế nữa nhà vua bị mất ngôi, việc đó người ta nợ nhà vua. Các huân tước đã truất ngôi Giăng Vô Thổ, giáng chức Êđua Đệ Nhị, phế bỏ Risa đệ Nhị, tước quyền Hăng-ri VI và dã làm cho Cromoen trở thành hiện thực. Trong Sác lơ đệ Nhất dã có Luy XIV; nhờ Cromoen ông ta đã mang tính chất tiềm tàng. Vả lại, nhân thể nói luôn, bản thân Cromoen, không một sử gia nào để ý việc này, cũng muốn vươn lên tầng lớp nguyên lão; vì vậy mà y lấy Êlizabet BuôcSiê, dòng dõi và thừa kế của một Crômoen, huân tước BuôcSiê, mà tước thế tập đã tắt năm 1471, và của một Buôcsiê, huân tước Rôbơxa, mà tước thế tập đã tắt năm 1429. Tham dự vào sự phát triển đáng sợ của các sự kiện, Crômoen nhận thấy thống trị bằng con đường phế truất nhà vua nhanh hơn con đường đòi hỏi quyền nguyên lão, Nghi lễ của các huân tước đôi khi độc ác, thường đụng chạm đến nhà vua. Hai tên cầm kiếm ở Tháp Luân Đôn, vai mang rìu, đứng bên phải và bên trái vị nguyên lão bị kết tội phải ra trước vành móng ngựa, cũng dành cho cả nhà vua cũng như cho bất cứ một vị huân tước nào. Suốt năm thế kỷ nghị viện nguyên lão cũ đã có một kế hoạch, và cứ làm như thế không hề thay đổi. Người ta đếm những ngày vui chơi giải trí và những ngày nhu nhược của nó, chẳng hạn như cái lúc kỳ lạ nó bị cám dỗ bởi chiếc thuyền buồm lớn chở đầy phó-mát, giăm-bông và rượu Hy Lạp do Giuyn đệ Nhị gửi cho. Giới quý tộc Anh lo lắng, kiêu ngạo, cứng rắn, chăm chú, đa nghi một cách yêu nước.
Chính nó, vào cuối thế kỷ thứ mười bảy, bằng văn kiện thứ mười, năm 1694, đã tước của thị trấn Xtôcbrit, ở Xaohamtơn, cái quyền cử đại biểu vào nghị viện, và buộc các công xã phải huỷ bỏ cuộc bầu cử của thị trấn này vì có sự gian lận của giáo hoàng. Nó dã buộc Giăc, công tước York phải tuyên thệ, và khi Giăc từ chối, nó đã gạt ông ra khỏi ngai vàng. Tuy nhiên ông ta vẫn trị vì, nhưng cuối cùng các huân tước đã lại tóm được ông ta và đuổi hẳn. Chế độ quý tộc này, trong thời gian dài của nó, đã có một bản năng tiến bộ nào đó. Một đôi chút ánh sáng đáng khen cũng đã thường xuyên phát ra, trừ giai đoạn cuối, tức là hiện nay, Dưới triều đại Giăc đệ Nhị, nó giữ lại ở hạ nghị viện tỉ lệ ba năm bốn mươi sáu tư sản đối lại chín mươi hai hiệp sĩ, mười sáu nam tước lễ phong của Năm Hải Cảng cộng thừa đủ cân bằng với năm mươi công dân của hai mươi lăm thành phố. Bản thân rất hay cám dỗ và rất ích kỷ, chế độ quý tộc này đặc biệt vô tư trong một số trường hợp. Người ta thường xét đoán nó quá khắt khe. Lịch sử thường chỉ đánh giá tốt các công xã; điều đó còn phải tranh luận. Chúng tôi nghĩ vai trò huân tước rất lớn. Chế độ đại tộc là đường lối độc lập ở trạng thái man rợ, nhưng vẫn là độc lập. Cứ xem như Ba Lan; trên danh nghĩa là vương quốc, thực tế là nước cộng hoà. Các nguyên lão nước Anh luôn luôn đặt ngai vàng trong vòng ngờ vực và phải giám thị. Trong nhiều trường hợp, hơn cả các công xã, các huân tước cũng biết làm phật ý. Họ làm cho nhà vua thất bại.
Chẳng hạn như năm 1694, năm đáng lưu ý, các nghị viện ba năm một khóa, bị các công xã bác bỏ vì Ghi-ôm đệ Tam không ưa họ, lại được các nguyên lão bầu. Ghi-ôm đệ Tam phẫn nộ bèn tước bỏ của bá tước Binh toà lâu đài Penđêmx, ‘ và của hầu tước Morđôn tất cả mọi chức trách. Nghị viện nguyên lão là chế độ cộng hòa Vơni trong lòng vương chế nước Anh. Mục đích của nó là biến nhà vua thành một vị đại thống lãnh, nó làm nhỏ bé nhà vua bao nhiêu thì lại làm cho quốc gia lớn mạnh lên bấy nhiêu.
Nhà vua hiểu như thế và căm thù tầng lớp nguyên lão. Cả hai bên đều tìm cách làm suy yếu lẫn nhau. Những sự giảm sút ấy có lợi cho nhân dân và làm cho nhân dân lớn mạnh thêm. Hai lực lượng mù quáng, chế độ quân chủ và chế độ đại tộc, không nhận thấy mình đang làm lợi cho một lực lượng thứ ba, chế độ dân chủ.
Thế kỷ trước, triều đình mừng rỡ biết bao khi treo cổ được nguyên lão là vị huân tước Ferơ!
Tuy vậy cũng chỉ treo cổ ông ta bằng một sợi dây tơ. Lễ độ.
Nếu là một nguyên lão nước Pháp, người ta đã không treo cổ. Nhận xét kiêu hãnh của quận công Kisơliơ. Đồng ý. Người ta đã chặt đầu. Lễ độ cấp cao hơn.
Môngmôrenxi-Tăngcarvin thường ký: Nguyên lão nghị viện nước Pháp và nước Anh, thế là gạt tầng lớp nguyên lão Anh quốc xuống hàng thứ nhì. Các nguyên lão nghị viện nước Pháp cao quý hơn và kém quyền thế hơn, chú trọng thứ bậc hơn quyền hành, thích ngôi thứ hơn quyền lực. Giữa họ và các huân tước nước Anh có chút khác biệt ngăn cách tính hư vinh với thói kiêu ngạo.
Đối với các nguyên lão nghị viện nước Pháp, đi trước các hoàng thân nước ngoài, dẫn đầu các bậc quyền quý Tây Ban Nha, đứng trên các nhà quý tộc Vơni, lấp ngồi vào các hàng ghế dưới của nghị viện các thống chế nước Pháp, nguyên soái và đô đốc nước Pháp, dù đó là bá tước Tulơzơ hay con trai Luy XIV, phân biệt giữa các nam công quốc và các nữ công quốc, giữ quãng cách giữa một bá tước lãnh địa đơn thuần như Aemanhắe hoặc Anbret và một bá tước lãnh địa của nguyên lão nghị viện như Evrơ, có quyền mang trong một số trường hợp huy chương xanh hoặc huy chương kim dương mao ở tuổi hai mươi lăm, làm công tước Tơlermoi, vị nguyên lão xưa nhất bên cạnh nhà vua, bằng vai với công tước Uze, vị nguyên lão lâu năm nhất trong nghị viện đòi xe mình phải có một số tiểu đồng và ngựa ngang với một cử tri, được Thủ tướng gọi là đức ông, tranh luận xem công tước Menơ có đứng trong hàng nguyên lão như bá tước ở từ năm 1458 không, đi qua gian đại sảnh theo chiều chéo góc hay theo chiều cạnh, đó là vấn đề quan trọng.
Đối với các huân tước Anh, vấn đề quan trọng lại là chứng thư hàng hải, là lời tuyên thệ, là việc châu Âu trưng mộ lính phục vụ cho nước Anh, là việc thống từ các biểu, là chuyện trục xuất dòng họ Xtuyua, là chiến tranh với nước Pháp. Bên này trước hết là triều nghi; bên kia trước hết là quyền lực. Các nguyên lão Anh quốc nắm cái mồi, các nguyên lão Pháp quốc nắm cái bóng.
Nói tóm lại, nghị viện nguyên lão của Anh là một điểm xuất phát; về mặt văn minh thế là rất quan trọng.
Nó có vinh dự mở đầu cho một quốc gia. Nó là hiện thân đầu tiên của sự thống nhất một dân tộc. Sự chống đối kiểu Anh, cái sức mạnh tối tăm quyền năng vô hạn đó đã phát sinh trong nghị viện nguyên lão. Các nam tước, bằng một loại hành động bạo ngược đối với nhà vua, đã sơ phác ra vấn đề phế vị cuối cùng. Nghị viện nguyên lão ngày nay cũng hơi ngạc nhiên và buồn rầu về cái việc mà nó đã làm một cách miễn cưỡng và không hay biết. Hơn nữa điều đó lại không thể bãi bỏ được. Nhượng bộ là gì? Là hoàn trả. Và điều đó không phải các quốc gia không biết. Nhà vua nói: Ta ban. Nhân dân nói: Ta thu hồi. Nghị viện nguyên lão tưởng mình đã sáng tạo ra đặc quyền của nguyên lão, nhưng nó đã sản sinh ra quyền công dân. Chế độ quý tộc, con diều hâu đó, đã ấp cái trứng chim ưng là nền tự do.
Ngày nay cái trứng đã vỡ, con chim ưng bay lượn, con diều hâu dã chết.
Chế độ quý tộc hấp hối. Nước Anh lớn lên.
Nhưng chúng ta nên công bằng đối với chế độ quý tộc. Nó đã giữ thế cân bằng với chế độ quân chủ; nó là đối trọng. Nó là vật chướng ngại trước nền độc tài; nó đã là cái rào chắn. Chúng ta hãy cảm ơn nó, và cứ chôn vùi nó.
Chú thích:
[138] Quốc dân hội nghị
[139] Một miền ở Bắc Đức
[140] Hạ đẳng quí tộc.
[141] Tức Guillaume le Conquérarư công tước Normăngđi. năm 1064 đã chính phục được nước Anh và làm vua nước Anh
[142] Đại hiến chương của nước Anh do vua Giăng Vô thổ ban hành năm 1215.
[143] Không van xin, không tiền bạc, không hối lộ, nghĩa là họ không được để bị mua chuộc.
[144] “Quốc khố” tiếng Pháp là échiquler, vừa có nghĩa quốc khố, vừa có nghĩa bàn cờ. Vì vậy có câu tiếp sau.
[145] ” Thất quốc (heptarchie): bảy nước do người Xăxơ (dân tộc Nhật Nhĩ Man xưa của Bắc Đức) và người Angơlơ tổ chức ở nước Anh vào thế kỷ thứ sáu, sau cuộc nhập khẩu của dân tộc Giecmanh.
[146] La Mêcơ (La Mecque): thủ đô Hồi giáo, ám chỉ nước Thổ Nhĩ Kỳ, nước đi chinh phục.
[147] Lute (Luther 1483 – 1546): Giáo sĩ Đức, sáng lập Tân Giáo (tức đạo Tin Lành)
[148] Wolsey: Hồng y giáo chủ người Anh, người đã tập trung cao độ mọi quyền hành chính trị và tôn giáo vào tay vua.
[149] Êlizabet (1533 – 1603):Nữ hoànganh (1533 -1603), con vua Hăngri V/II.
[150] Ngày xưa phụ nữ châu âu mặc kiểu váy trong có một cái lồng làm cho váy to ra, từ hông trở xuống.
[151] Tức là khi bị giam tại nhà tù của nhà nước

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.