Thằng Cười

THUYỀN CON TRÊN BIỂN CẢ. -1. NHỮNG QUY LUẬT NGOÀI CON NGƯỜI.



Bão tuyết là một trong những chuyện còn mới lạ trên biển. Đó là khí tượng mù mịt nhất; mù mịt trong mọi ý nghĩ của từ ngữ. Đó là một hỗn hợp của sương mù và bão, và đến nay con người vẫn chưa hiểu rõ hiện tượng này làm. Vì vậy mà còn nhiều tai họa.
Người ta muốn giải thích tất cả bằng gió và nước.
Nhưng trong không khí có một sức mạnh không phải là nước, và trong nước có một sức mạnh không phải là sóng. Sức mạnh này, trong không khí cũng như trong nước vẫn là một, là cái khí âm dương trong trời đất.
Không khí và nước là hai khối lỏng, gần đồng nhất, hoà lẫn vào nhau do sự ngưng tụ và sự giãn nở, y hết thở là uống; khí âm dương riêng lẻ thuộc về thể lỏng. Gió và sóng chỉ đẩy từng lúc, tưng đợt, còn khí âm dương là một dòng chảy liên tục. Nhờ mây trời ta thấy được gió, nhờ bọt nước ta thấy được sóng, nhưng khí âm dương thì không thể thế được.
Tuy nhiên thỉnh thoảng nó cũng lên tiếng; ta đây. Cái Ta đây là một tiếng sét.
Bão tuyết đặt ra một vấn đề tương tự như sương mù khô. Nếu có thể giải thích được hiện tượng Calina[56] của người Tây Ban Nha và hiện tượng quobar của người Êtiôpia thì chắc chắn việc giải thích ấy phải dựa vào sự quan sát chăm chú từ khí.
Không khí âm dương, một số lớn hiện tượng vẫn còn bí hiểm. Nói cho cùng, chính những thay đổi vận tốc của gió, trong bão táp chuyển từ ba bộ một giây thành hai trăm hai mươi bộ, là nguyên nhân những biến thể của sóng đi từ ba tấc lúc biển lặng, đến ba mươi sáu bộ lúc biển nổi giận; nói cho cùng, cái thế thổi ngang của gió, dù đang lúc giông bão, giúp ta hiểu tại sao một ngọn sóng cao ba mươi bộ lại có thể dài tới một nghìn năm trăm bộ; nhưng tại sao sóng Thái Bình Dương gần Châu Mỹ lại bốn lần cao hơn sóng ở gần Châu Á, nghĩa là ở phía tây cao hơn ở phía đông; tại sao trên Đại Tây Dương lại ngược lại; tại sao ở vùng xích đạo, giữa biển lại cao hơn hết; do đâu mà có sự di chuyển cái bướu của đại dương? Chỉ có từ lực, kết hợp với sự chuyển động của quả đất và sức hút của tinh tú mới giải thích được.
Ta đã chẳng phải viện đến hiện tượng phức tạp bí mật ấy để giải thích một dao động của gió xuất phát từ phía tây đi, chẳng hạn từ đông nam lên đông bắc, rồi đột ngột trở về cung theo vòng tròn to đó, từ đông bắc xuống đông nam, làm một vòng tròn kỳ diệu năm trăm sáu mươi độ trong ba mươi sáu giờ đồng hồ là gì? Đó là hiện tượng mở đầu của trận bão tuyết ngày 17 tháng ba năm 1867.
Những sóng bão của Châu Úc cao đến tám mươi bộ; đó là vì gần địa cực. Bão ở những vĩ tuyến ấy do gió quần thì ít mà do hiện tượng phóng điện liên tục ngầm dưới biển nhiều hơn; năm 1866 hoạt động của đường dây cáp xuyên Đại Tây Dương thường xuyên bị rối loạn mỗi ngày hai tiếng, từ giữa trưa đến hai giờ, bởi một thứ sốt cách quãng. Từ một số hợp lực và một số phân lực nảy sinh ra những hiện tượng, buộc người đi biển phải tính toán nếu không thì bị đắm ngay. Ngày mà ngành hàng hải vẫn dựa vào thói quen, trở thành một môn toán học ngày mà người ta tìm hiểu chẳng hạn vì sao tại những vùng chúng ta ở, đôi khi gió nóng lại từ phương bắc thổi tới và gió lạnh lại từ phương nam thổi lên, ngày mà người ta hiểu rằng nhiệt độ tụt theo tỷ lệ thuận với chiều sâu đại dương, ngày mà người ta luôn luôn ý thức rằng quả đất là một khối nam châm to được phân cực trong vũ trụ bao la, có hai trục, một trục quay và một trục của khí âm dương, cắt nhau ở trung tâm quả đất, rằng các từ cực xoay quanh các địa cực, bao giờ những người liều bỏ cuộc sống sẽ liều một cách khoa học, bao giờ người ta vượt biển trên sự bất ổn định được nghiên cứu kỹ, bao giờ thuyền trưởng là một nhà khí tượng học, bao giờ hoa tiêu là một nhà hóa học, lúc ấy biết bao tai hoạ sẽ được tránh khỏi. Biển cả mang nặng tính chất nước bao nhiêu thì cũng mang đầy đủ từ tính bấy nhiêu, một đại dương của nhiều lực trôi nổi xa lạ, trong đại dương của sóng cả; có thể nói là theo dòng nước cuốn. Chỉ nhìn thấy trong biển cả một khối nước, mà không thấy biển cả; biển cả vừa là một sự đi lại của chất lỏng vừa là sự lên xuống của chất nước; những lực hút làm cho nó phức tạp có lẽ hơn cả những trận cuồng phong; lực dính phân tủ thể hiện, cùng với các hiện tượng khác bởi lực mao dẫn, rất nhỏ đối với chúng ta tham dự trong đại dương vào cái vĩ đại của những khoảng mênh mông; và sóng lực lúc thì giúp ta, lúc thì cản trở sóng không khí và sóng luật về thủy lực học; vì cái nọ lồng vào cái kia. Không có ngành học nào khó hơn, quả thật thế, và mờ mịt hơn; nó gần với kinh nghiệm luận cũng như khoa thiên văn gần với khoa chiêm tinh. Tuy nhiên không có ngành học đó thì không có ngành hàng hải.
Bây giờ, ta qua điểm khác.
Một trong những hợp chất đáng sợ nhất của biển cả là bão tuyết. Bão tuyết, chủ yếu mang tính chất từ lực. Địa cực tạo ra nó như tạo ra bình minh bắc cực; địa cực nằm trong lớp sương mù ấy cũng như nằm trong màn ánh sáng kia; và trong bông tuyết cũng như trong vằn lửa có thể trông thấy được khí âm dương.
Bão tuyết là những cơn co giật và mê sảng của biển cả. Có những lúc biển cả nhức đầu sổ mũi. Có thể xem bão táp như những thứ bệnh. Có thứ chết ngườỉ có thứ không; người ta qua khỏi bệnh này, không qua khỏi bệnh kia. Bão tuyết thông thường được xem như chết người. Jarabila, một trong số hoa tiêu của Magienlăng[57], gọi nó là “một đám mây thoát từ khía cạnh xấu của quỉ sứ[58]”. Xuyêckuph nói: Loại bão ấy khủng khiếp lắm.
Nhưng nhà hàng hải Tây Ban Nha ngày xưa gọi loại bão tuyết này là lanevada khi còn là bông tuyết, và là lahelada khi thành mưa đá. Theo họ nói thì trên trời có cả giơi rơi xuống cùng với tuyết. Bão tuyết là đặc điểm của những vĩ tuyến gần đại cực Tuy nhiên đôi khi chúng cũng trườn bò, hầu như có thể nói là chúng đổ xuống đến tận những vùng khí hậu của ta, tàn phá vốn hay xen lẫn với những tình cờ của không khí.
Như ta đã thấy, con thuyền Matutina lúc rời Porlan đã quyết tâm lao vào chỗ may rủi nhất của đêm trường mà một cơn bão gần đang tăng thêm phần nguy hiểm. Nó đã lao vào chốn hiểm nghèo với một khí thế liều lĩnh bi đát. Tuy nhiên ta cần nhấn mạnh sự cảnh cáo đã không nhằm sai nó.
Chú thích:
[56] Ghi chú của vaporuos (thuvien-ebook.com): Hiện tượng Calina là hiện tượng không khí bị bụi phủ mờ trong suốt mùa hè ở TBN do bụi bị những cơn gió mạnh thổi cuốn lên từ nền đất khô
[57] Magienlăng (Magellan hoặc Magalhaens): nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã tìm ra đường biển đi quanh dưới Nam Mỹ và đã tìm ra eo biển Magienlăng (Détroit de Magellan).
[58] Una nube salida del malo del diabolo (V.H).

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.