Thế Giới Nghịch

Thư mục tham khảo



Độc giả phổ thông có thể tìm đọc nhiều sách về di truyền học viết rất hay, trong đó có nhiều cuốn do các nhà nghiên cứu viết. Thư mục tham khảo sau đây chú trọng những cuốn tôi sử dụng làm tư liệu viết tác phẩm này. Tôi chủ yếu dựa vào công trình của giáo sư luật Lori Andrews, các tác giả Matt Ridley và Ronald Bailey, và các nhà khoa học John Avise, Stuart Newman, và Louis-Marie Houdebine.

Andrews, Lori, và Dorothy Nelkin. Body Bazaar: The Market for Human Tissue in the Biotechnology Age. (Chợ cơ thể: Thị trường mua bán mô người trong thời đại công nghệ sinh học.) New York: NXB Crown Publishers, 2001. Andrews là luật gia uyên bác nhất trong nhiều năm về vấn đề di truyền. Dorothy Nelkin là giáo sư tại trường Đại học New York. Cuốn sách này của họ viết rất toàn diện.

Andrews, Lori B. The Clone Age: Adventures in the New World of Reproductive Technology. (Thời đại nhân bản vô tính: Những cuộc phiêu lưu trong thế giới mới mẻ của công nghệ nhân giống.) New York: NXB Henry Holt & Company, 1999. Độc giả có thể đọc cuốn này nếu muốn biết về những vụ kiện tụng có thật được hư cấu trong tác phẩm này.

Andrews, Lori B., Maxwell J. Mehlman, và Mark A. Rothstein. Genetics: Ethics, Law and Policy. American Casebook Series. (Di truyền học Đạo đức, luật pháp, và chính sách. Tủ sách điển cứu pháp luật Mỹ.) St. Paul, Minn: NXB West Group, 2002. Sách nói về khía cạnh luật pháp liên quan đến những vấn đề trong di truyền học.

Avise, John C. The Hope, Hype, and Reality of Genetic Engineering. (Hy vọng, cường điệu, và hiện thực của chuyển đổi gien.) New York: NXB Đại học Oxford, 2003. Tuy nhan đề không bóng bẩy nhưng đây lại là một trong những cuốn sách hay nhất về chuyển đổi gien dành cho độc giả phổ thông. Sách bao quát toàn bộ ngành di truyền từ ứng dụng trong cây trồng đến dược phẩm và liệu pháp gien người; sách trình bày rất sáng sủa, và tác giả giải thích những quy trình cụ thể nào được thực hiện ở cấp độ gien, điều mà đa số các sách khác chưa làm được. Nếu độc giả nào băn khoăn tự hỏi “Người ta thực sự đang làm gì?” thì cuốn sách này là một khởi điểm tốt.

Bailey, Ronald. Liberation Biology: The Scientific and Moral Case for the Biotech Revolution. (Sinh học giải phóng: Lý lẽ khoa học về lý lẽ luân lý ủng hộ cuộc cách mạng công nghệ sinh học.) Amherst N.Y.: NXB Prometheus, 2005. Một bài phê bình dựa trên cơ sở khoa học nhắm đến những nhà bảo thủ sinh học – những cá nhân theo chính trị hữu khuynh lẫn tả khuynh muốn kìm hãm ngành sinh học. Luận điểm phản biện của Bailey viện dẫn nhiều chuyện có thật trong khoa học; ông tôn trọng đối thủ và đưa ra lý lẽ hoàn toàn thuyết phục, theo quan điểm của tôi. Tôi xem cuốn sách này là lời hồi đáp rõ ràng và toàn diện nhất đối với những ai chống lại công nghệ sinh học vì lý do tôn giáo.

Buller, David J. Adapting Minds: Evolutionary Psychology and the Persistent Quest for Human Nature. (Những bộ óc biết thích nghi: Tâm lý học tiến hóa và cuộc lùng sục kiên trì tìm kiếm bản chất con người.) Cambridge, Mass: NXB Học viện MIT, 2005. Một bài phê bình về tâm lý học tiến hóa.

Chesterton, G. K. What’s Wrong with the World. (Những điều bất ổn của thế giới.) San Francisco: NXB Ignatius, 1910. Là một tác giả hóm hỉnh, bền bỉ, sành sỏi, Chesterton đã thua các đối thủ đương thời của mình là H. G. Wells, Bertrand Russell, và George Bernard Shaw trong cuộc tranh luận về hướng đi của xã hội tương lai. Chesterton thấy được trong tầm nhìn của họ những gợi ý về xã hội thế kỷ XXI, và ông dự đoán chính xác những gì sẽ xảy ra đối với xã hội tương lai ấy. Chesterton là một người chú trọng văn phong khó có thể tương đắc với độc giả đương đại; ông có lối viết hóm hỉnh sâu sắc rất trang trọng. Nhưng những luận điểm thiết yếu của ông rõ ràng đến mức đáng sợ.

Chesterton, G. K. Eugenics and Other Evils: An Argument Against the Scientifically Organized Society. (Thuyết ưu sinh và những tai hại khác: Một lập luận bác bỏ một xã hội sắp xếp theo khoa học.) Michael W. Perry hiệu đính. Seattle: NXB Inkling Books, 2000. Được xuất bản lần đầu vào năm 1922, cuốn sách tiên tri đáng sửng sốt này nói rất nhiều đến kiến thức di truyền của chúng ta vào thời đó (và thời nay) và sự cám dỗ ồ ạt của ngụy khoa học. Chesterton là một trong những tiếng nói ít ỏi phản đối thuyết ưu sinh vào đầu thế kỷ XXI. Ông đã nhìn thấu được sự giả trá của nó trên mọi cấp độ, và đã tiên đoán chính xác con đường nó sẽ dẫn tới. Những người chỉ trích ông nhiều vô kể; họ phỉ báng ông, nói ông là người nổi loạn, lố bịch, ngu ngốc, cuồng loạn, rời rạc, và thiên kiến mù quáng, và lưu ý một cách sửng sốt rằng “tầm ảnh hưỏng của ông trong việc dẫn dắt người ta lầm đường lỡ bước là rất đáng kể.” Tuy nhiên Chesterton đã nói đúng, và sự nhất trí giữa các nhà khoa học, các nhà lãnh tụ và giới trí thức là không có cơ sở. Chesterton đã sống và thấy được sự tàn bạo của Đức Quốc xã. Cuốn sách này rất đáng đọc vì khi nhìn lại, ta thấy rõ những lập luận của Chesterton hoàn toàn hợp lý và xứng đáng nhận được câu trả lời, nhưng ngược lại ông lại bị la hét phản đối. Đáng đọc bởi lẽ những ý tưởng khó chấp nhận nhất về thuyết ưu sinh lại đang được cổ súy trong thế kỷ XXI dưới nhiều chiêu bài. Người hiệu đính ấn bản lần này đã đưa ra nhiều dẫn chứng của các nhà ưu sinh trong thập niên 1920, những dẫn chứng nghe rất giống với những lời tiên tri đương thời về tận thế. Có vài thứ không bao giờ thay đổi – không may thay, trong đó có sự cả tin của báo giới và công chúng. Con người chúng ta không thích nhìn lại những sai lầm trong quá khứ. Nhưng ta nên nhìn lại.

Forgacs, Gabor, và Stuart A. Newman. Biological Physics of the Developing Embryo. (Vật lý sinh học của phôi thai đang phát triển.) Cambridge, England: NXB Đại học Cambridge, 2005. Một cuốn sách giáo khoa bậc đại học viết về một chủ đề cốt yếu.

Fukuyama, Francis. Our Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology Revolution. (Tương lai tân nhân loại của chúng ta: Những hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ sinh học.) New York: NXB Farrar, Straus & Giroux, 2002. Các nhà phê bình cánh hữu lẫn cánh tả đều nhận thấy công nghệ sinh học trong tương lai không xa sẽ làm mất phẩm giá con người. Fukuyama lập luận rằng chúng ta có thể kiểm soát công nghệ sinh học, và chúng ta nên làm như vậy, Tuy tôi đồng ý người ta không nên cho rằng công nghệ không thể kiểm soát được, nhưng trong trường hợp này tôi lại nghĩ việc kiểm soát như thế là không khả thi.

Hamer, Dean, và Peter Copeland. The Science of Desire: The Search for the Gay Gene and the Biology of Behavior. (Cơ sở khoa học của dục vọng: Cuộc tìm kiếm gien đồng tính và nền tảng sinh học của hành vi.) New York: NXB Simon & Schuster, 1994. Một cuốn sách lạ lẫm và quanh co không thua kém khám phá đằng sau nó. Dông dài, thân thiện, cung cấp nhiều thông tin hữu ích.

Horgan, John. The End of Science. (Nơi cùng tận của khoa học.) Reading, Mass: NXB Addison Wesley, 1996. Một cuốn sách xuất sắc, thường bị các nhà đả kích cố tình hiểu sai.

The Undiscovered Mind: How the Human Brain Defies Replication, Medication, and Explanation. (Bộ óc chưa được khám phá: Nguyên lý bất khả phục chế, bất khả trị liệu, và bất khả giải thích của não người.) New York: NXB The Free Press, 1999. Horgan là một trong những nhà bình luận khoa học phi truyền thông sáng giá nhất hiện nay. Lối văn khỏe khoắn, quan điểm đưa ra tinh tế.

Houdebine, Louis-Marie. Animal Transgenesis and Cloning. (Trao đổi thông tin di truyền và nhân bản vô tính đối với động vật.) Hoboken, N.J.: NXB John Wiley & Sons, 2003. Cuốn sách trình bày rõ ràng về trao đổi thông tin di truyền, dễ hiểu đối với độc giả nào quan tâm nhưng không có nhiều kiến thức chuyên môn. Chèn gien vào phôi thai hết sức phức tạp.

Knight, H. Jackson. Patent Strategy for Researchers and Research Managers. (Chiến thuật nhận được bằng sáng chế dành cho nhà nghiên cứu và nhà quản trị nghiên cứu.) Ấn bản thứ hai. Chichester, England: NXB John Wiley & Sons, 1996.

Krimsky, Sheldon, và Peter Shorett, hiệu đính. Rights and Liberties in the Biotech Age: Why We Need a Genetic Bill of Rights. (Quyền lợi và quyền tự do trong thời đại công nghệ sinh học: Lý do chúng ta nên có một bản tuyên ngôn nhân quyền về gien.) Lanham, Md.: NXB Rowman & Littlefield, 2005. Tuyển tập các bài tiểu luận cực ngắn này chỉ ra một loạt mối lo của những ai luôn cảm thấy công nghệ sinh học cần phải được hạn chế. Một vài bài bàn đến khoa học; những bài khác nêu lên nhiều vấn đề thuộc triết học hoặc pháp luật.

Krimsky, Sheldon. Science in the Primate Interest: Has the Lure of Profits Corrupted Biomedical Research? (Khoa học vì lợi ích linh trưởng: Phải chăng sự cám dỗ về lợi nhuận đã làm biến chất những nghiên cứu y sinh?) Lanham, Md.: NXB Rowman & Littlefield, 2003. Krimsky là một trong những nhà phê bình sớm nhất và bền bỉ nhất đả kích việc thương mại hóa ngành sinh học. Một quyển sách sâu sắc, quan trọng chỉ ra những phức tạp bên trong xu hướng thương mại hóa học thuật.

Larson, Edward J. Summer for the Gods: The Scopes Trial and America’s Continuing Debate over Science and Religion. (Mùa hè dành cho thần linh: Vụ xử Scopes(29)và cuộc tranh luận tiếp diễn không ngừng trên toàn nước Mỹ về khoa học và tôn giáo.) Cambridge, Mass: NXB Đại học Harvard, 1997. Ít có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ bị hiểu sai nhiều như vụ xét xử Scopes. Ngày nay nó là biểu tượng của cuộc chiến giữa khoa học và tôn giáo. Sự thật hoàn toàn không phải thế mà trái lại thú vị, phức tạp, và trêu ngươi hơn nhiều. Cuốn sách này là một viên ngọc quý.

(29)Một vụ xét xử năm 1925 thu hút đông đảo dư luận khắp nước Mỹ trong đó giáo viên sinh học John Scopes bị cáo buộc phạm luật của bang Tennessee và bị nghiêm cấm giảng dạy về tiến hóa.

Midgley, Mary. Evolution as a Religion. (Tiến hóa như một tôn giáo.) London: NXB Methuen & Co., 1985. Thái độ của chúng ta đối với di truyền học gắn bó mật thiết với sự hiểu biết của chúng ta về tiến hóa. Một cuộc tranh luận triết học kìm nén đã lâu liên quan đến cách nghĩ của chúng ta về tiến hóa và những bài học rút ra từ nó. Tôi cảm thấy tranh luận này thú vị hơn cuộc tranh luận liên quan đến nguyên lý của tiến hóa mà truyền thông vẫn luôn chú ý đến. Midgley, triết gia người Anh đã đề cập đến nhiều đề tài khoa học trong suốt cuộc đời mình, đã không ngần ngại đối chọi với tập tục và những yếu nhân mang thứ tư tưởng mà bà cho là vô tri hoặc nông cạn.

Moore, David S. The Dependent Gene: The Fallacy of “Nature vs. Nurture.” (Gien phụ thuộc: Sự ngụy biện của lập luận “Bản chất so với giáo dục”.) New York: NXB Henry Holt & Company, 2001. Một nhà tâm lý học đả kích mạnh mẽ quan niệm cho rằng gien về môi trường tương tác với nhau theo một nguyên lý đơn giản và thậm chí có thể định lượng được. Cách thức ông đánh giá những thuật ngữ như tính khả kế thừa làm cuốn sách này rất đáng đọc. Người ta có thể kết luận rằng tác giả phản đối quá nhiều; tuy nhiên, ông là ví dụ điển hình cho niềm đam mê sâu sắc đặc thù đối với cuộc tranh luận về bản chất/giáo dục.

Morange, Michel. The Misunderstood Gene. (Cái gien bị nhiều người hiểu sai.) Cambridge, Mass: NXB Đại học Harvard, 2001.

Mueller, Janice M. An Introduction to Patent Law. (Sơ lược về luật cấp bằng sáng chế.) New York: NXB Aspen Publishers, 2003,

Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, thuộc Tổng Hàn lâm viện Quốc gia. Reaping the Benefits of Genomic and Proteomic Research: Intellectual Property Rights, Innovation, and Public Health. (Gặt hái lợi ích từ nghiên cứu prôtêin học và gien học: Quyền sở hữu trí tuệ, sự cách tân, và y tế cộng đồng.) Washington, D.C.: NXB Tổng Hàn lâm viện Quốc gia, 2006. Bằng sáng chế về gien tạo ra nhiều nguy cơ cho những nghiên cứu trong tương lai.

Petryna, Adriana, Andrew Lakoff, và Arthur Kleinman, hiệu đính. Global Pharmaceuticals: Ethics, Markets, Practices. (Ngành dược phẩm toàn cầu: Đạo đức, thị trường, và cách vận hành.) Durham, N.C.: NXB Đại học Duke, 2005.

Pincus, Jonathan H., và Gary J. Tucker. Behavioral Neurology, 4th edition. (Thần kinh học hành vi, Ấn bản thứ tư.) New York: NXB Đại học Oxford, 1974.

Ridley, Matt. Genome: The Autobiography of a Species in 23 Chapters. (Bộ gien: Tự truyện của một loài trong hai mươi ba chương sách.) New York: NXB HarperCollins, 1999. Ridley là một trong những nhà văn hiếm hoi viết về khoa học, một người có thể tiêu khiển độc giả mà không phải đơn giản hóa kiến thức. Sách được viết với phong cách phóng khoáng, dễ đọc, hóm hỉnh, chứa đựng nhiều giai thoại, cho thấy một trí óc nhìn chung rất minh mẫn.

The Agile Gene: How Nature Turns on Nurture. (Gien linh hoạt: Cách thức bản chất khai mở giáo dục.) New York: NXB HarperCollins, 2003. Gien tương tác với môi trường như thế nào? Những yếu tố nào tạo nên hiện ứng về môi trường hay di truyền? Bằng những ví dụ sinh động, Ridley dẫn dắt độc giả qua những mặt phức tạp của di truyền.

Sargent, Michael G. Biomedicine and the Human Condition: Challenges, Risks, and Rewards. (Y sinh và nhân sinh: Những thách thức, rủi ro, và tưởng thưởng.) New York: NXB Đại học Cambridge, 2005.

Shanks, Pete. Human Genetic Engineering: A Guide for Activists, Skeptics, and the Very Perplexed. (Chuyển đổi gien người: Cẩm nang dành cho nhà hoạt động, người hoài nghi, và người đang rất hoang mang.) New York: NXB Nation Books, 2005. Đa chiều, dễ hiểu, dễ đọc.

Stock, Gregory. Redesigning Humans: Our Inevitable Genetic Future. (Tái thiết kế con người: Tương lai di truyền tất yếu của chúng ta.) New York: NXB Houghton Mifflin, 2002. Một nhà lý sinh học tại trường Đại học California ở Los Angeles ủng hộ công nghệ mới này, đồng thời làm sáng tỏ những lý do khiến người khác phản đối hoặc sợ sệt nó.

Tancredi, Laurence. Hardwired Behavior: What Neuroscience Reveals About Morality. (Hành vi được lập trình sẵn: những điều tiết lộ về luật lý của khoa học thần kinh.) New York: NXB Đại học Cambridge, 2005. Tác giả có kinh nghiệm trong cả y học và luật pháp, và trình bày khái quát vấn đề một cách nhanh nhạy và hấp dẫn. Ông phân biệt rõ giữa hiện thực bây giờ và khả năng mai sau.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Patents and How to Get One: A Practical Handbook. (Bằng sáng chế và cách xin cấp: Cẩm nang thực dụng.) New York: NXB Dover Publications, 2000.

Wailoo, Keith, và Stephen Pemberton. The Troubled Dream of Genetic Medicine. (Giấc mơ nhiều phiền não về nền y học di truyền.) Baltimorec: NXB Đại học Johns Hopkins, 2006.

Watson, James D. The Double Helix. (Đường xoắn ốc kép.) New York: NXB Touchstone, 2001. Một cuốn sách kinh điển. Một hồi ký tuyệt vời như chính khám phá trong đó.

Weiner, Jonathan. Time, Love, Memory: A Great Biologist and His Quest for the Origins of Behavior. (Thời gian, tình yêu, ký ức. Một nhà sinh học vĩ đại và cuộc kiếm tìm nguồn gốc của hành vi.) New York: NXB Knopf, 1999. Rất nhiều sách chưa làm độc giả hình dung được cách làm việc thực tế trong công tác khoa học. Cuốn sách thú vị này tập trung vào Seymour Benzer và công trình của ông.

West-Eberhard, Mary Jane. Developmental Plasticity and Evolution. (Tính mềm dẻo trong giai đoạn phát triển và Tiến hóa.) New York: NXB Đại học Oxford, 2003. Mối quan hệ giữa tính mềm dẻo và quá trình tiến hóa có vai trò then chốt trong việc tìm hiểu diễn tiến thực sự của tiến hóa. Đây là một đề tài khó được trình bày rõ ràng trong một cuốn sách hay.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.