Thi Nhân Và Sát Nhân

CHƯƠNG 4: VỊ TIỂU QUAN THỔI SÁO VÀ KÉN CHỌN VŨ NỮ



Quan án sát nhìn bạn đồng nghiệp bằng cái nhìn sắc sảo rồi ngả người thoải mái trên chiếc ghế bành, tay ung dung vuốt chùm râu dài.
– Vâng, – cuối cùng ông nói. – Tôi hoàn toàn đồng ý với quan bác, bác Lã ạ. Vụ án mạng này chẳng phải do một tên trộm ngẫu nhiên bị hoàn cảnh khách quan lôi kéo vào hành vi tội ác. Cứ cho rằng Tống đã vô tâm không cài then cổng vườn, không khoá cửa buồng ngủ. Nhưng một thằng ăn trộm nửa đêm thấy cổng vườn nhà người ta không cài then ít ra nó cũng phải dò la xem thế nào rồi mới dám vào nhà chứ. Chẳng hạn nó phải chọc thủng một lỗ nhỏ trên tờ giấy nền dán ở cửa sổ nhòm vào trong nhà. Nếu chủ nhà chưa đi ngủ nó phải rình cho đến khi chắc chắn chủ nhà đã ngủ say mới dám lẻn vào. (Quan tri huyện gật đầu tán thành, quan án sát sôi nổi nói tiếp). Đệ thiên về ý nghĩ cho rằng đúng lúc Tống bỏ mũ trùm, cởi áo thụng và mặc áo dài ban đêm đi ngủ thì nghe ngoài vườn có tiếng gõ cổng. Anh ta lại đội mũ vào ra vườn xem ai gọi.
– Đúng quá! – Quan tri huyện Lã thốt lên. – Thế ra ông cũng để ý đến những vết bùn dính ở đôi giày vải của nạn nhân.
– Thật vậy. Người khách đến thăm lúc nửa đêm ấy có thể đã quen biết Tống. Vì thế chàng thư sinh đã mở cổng mời hắn vào và hẳn là để khách đợi mình ở phòng đọc sách rồi sang buồng ngủ để thay áo ra tiếp khách. Nhưng Tống vừa quay đi thì tên sát nhân đã tấn công anh ta từ phía sau lưng. Đệ nói từ phía sau lưng là căn cứ vào hình dạng vết thương dưới mang tai phải của nạn nhân. Dù sao tên sát nhân cũng đã phạm một sai lầm không thể sửa chữa, đó là việc hắn đã để nguyên cái mũ trùm ở chỗ nó rơi xuống. Lẽ ra hắn phải chùi các vết máu ở chiếc mũ đi và đặt vào đúng chỗ cần phải đặt: trên chiếc tủ đầu giường kia chẳng hạn.
– Tất nhiên rồi! – Quan tri huyện lại thốt lên. – Nhưng bây giờ ông thử phân tích động cơ của thủ phạm xem đây có phải là một vụ giết người lấy của hay không? Về cái gọi là động cơ của hành vi phạm pháp, ông Địch ạ, tôi thấy vụ này hoàn toàn có vẻ một vụ giết người vì sợ bị phát giác lấy trộm.
– Sợ bị phát giác lấy trộm? – Quan án sát sửng sốt nhổm người lên. – Điều gì làm quan bác nghĩ đơn giản như vậy?
Quan tri huyện lấy một quyển sách trên giá và mở đến một chỗ được đánh dấu bằng một mẩu giấy nhỏ chữ viết nguệch ngoạc.
– Đây tiên sinh xem! Bà mẹ ông Minh là một bà có tuổi, tính rất cẩn thận, đã xếp đặt tủ sách của bà ấy rất ngăn nắp, nhưng ngăn nắp nhiều chỗ bị đảo lộn. Ngoài ra mỗi lần đọc một bài thơ tâm đắc bà ấy thường ghi những lời chú thích của mình vào một mẩu giấy như thế này và đặt vào chỗ có bài thơ. Trong lúc nói chuyện với ông Minh tôi có mở một vài quyển ra xem thì thấy nhiều mẩu giấy đặt cẩu thả hoặc đặt không đúng chỗ, một vài mẩu giấy bị gập lại. Chắc là… tôi muốn nói, có thể chính chàng thư sinh đã làm việc đó! Nhưng tôi lại thấy có nhiều vết tay in trên lớp bụi phủ trên các ngăn đằng sau những quyển sách. Theo tôi tên sát nhân bới tung gian thư viện chẳng qua để cố ý làm cho người ta tưởng nó sục sạo tiền bạc của cải. Nhưng thực ra cái nó định tìm không phải tiền bạc mà là một tài liệu quan trọng gì đó, bởi vì một tủ sách đồ sộ thế này dùng làm chỗ giấu tài liệu thì không đâu tốt bằng, chỉ cần bỏ tài liệu vào một quyển sách đã được xác định! Khi có kẻ cần tìm tài liệu đến phải dùng thủ đoạn giết người thì ta hoàn toàn có thể nghĩ đó là tài liệu nguy hiểm! Tôi nói một vụ sợ bị phát giác lấy trộm là như vậy.
– Bác Lã ạ, thế là quan bác vừa làm nổi lên một vấn đề mới rồi đó. Những nhận xét của quan bác đã khẳng định cái lý của quan bác rằng tên sát nhân đang tìm một tài liệu quan trọng. – Quan án sát vừa nói vừa vỗ vào tập giấy để trên bàn. – Đây là kết quả việc nghiên cứu lịch sử của phó bảng Tống. Nó gồm có sáu trang đầu viết chi chít những dòng chữ nhỏ, lối chữ của người có ý thức học hỏi chuyên cần. Mười lăm trang cuối chưa viết đến còn để giấy trắng. Ta có thể thấy Tống là một thanh niên làm việc có phương pháp. Anh ta đã đánh số từng trang giấy. Vậy mà thứ tự các trang giấy đã bị đảo lộn và trên một vài trang giấy trắng đệ còn thấy cả những vết ngón tay. Việc này khiến đệ nghĩ đến có người nào đó đã mở tập giấy ghi chép của Tống ra xem. Nếu là kẻ trộm, không đời nào nó chịu làm cái việc mất thì giờ ấy!
Quan tri huyện đứng dậyút một hơi thở dài.
– Tên vô lại hẳn đã tìm được tài liệu. Nó có thì giờ suốt đêm để làm việc đó. Ông Địch ạ, tôi cho rằng chúng ta phải xem kỹ lại hiện trường một lần nữa.
Hai người cùng đứng lên đi kiểm tra lại gian thư viện. Sau khi phân loại và xếp vào ngăn kéo những giấy tờ vương vãi trên mặt đất, quan án sát nhận xét:
– Đây chỉ là những biên lai hoá đơn và các giấy tờ khác của gia đình ông Minh. Vật duy nhất thuộc về Tống chỉ có quyển sổ nhỏ này ngoài bìa đề “Những điệu nhạc dùng cho sáo trúc” do anh ta viết và đóng dấu ấn riêng. Đó là một loại nhạc dàn bè phức tạp viết bằng ký hiệu, đệ phỏng đoán thế bởi vì đệ mù tịt chẳng hiểu thứ ký hiệu này. Có đến khoảng một tá bản nhạc như vậy không đầu đề cũng chẳng có lời.
Quan tri huyện vừa quan sát xong chỗ nền nhà dưới tấm thảm, ngẩng lên nhận xét:
– Đúng rồi. Tống chơi sáo. Anh ta có một cây sáo trúc dài treo trong buồng ngủ. Sở dĩ tôi để ý là vì tôi cũng chơi sáo.
– Thế quan bác đã thấy cách ghi nhạc như thế bao giờ chưa?
– Chưa bao giờ. Tôi chơi theo lối truyền miệng. Tôi nghe người ta hát rồi thổi vào sáo. – Quan tri huyện kiêu hãnh trả lời. – Thôi bây giờ ta sang buồng ngủ ông Địch ạ, ở đây không còn gì nữa.
Quan án sát nhét quyển nhạc vào ống tay áo và đi theo quan tri huyện sang buồng bên. Người nhân viên khám nghiệm tử thi đang lúi húi viết bản tường trình. Quan tri huyện giơ tay với lấy cây sáo trúc buộc bằng sợi dây lụa treo ở cái đinh đóng trên vách. Ông vén tay áo và bằng cử chỉ dứt khoát đưa cây sáo lên môi. Nhưng chỉ thổi được mấy tiếng the thé lạ tai, quan tri huyện vội bỏ sáo xuống vẻ bối rối:
– Tôi thổi sáo cũng không đến nỗi tồi. Tuy nhiên đã lâu không sờ đến… ờ… ờ… chỗ này mà giấu tài liệu thì tốt lắm đây… Cứ việc cuộn lại…
Quan tri huyện hí hửng giơ cây sáo lên nhòm kỹ vào trong ống sáo rồi lắc đầu bực bội. Sau đó hai vị quan huyện đến xem chiếc rương đựng quần áo của nạn nhân. Trong rương chỉ có những giấy căn cước của Tống và một vài tài liệu liên quan đến khoá thi văn của anh. Tuyệt nhiên không có một lá thư riêng hay một mảnh giấy nào có bút tích của Tống.
– Cứ như tình trạng tư trang của Tống. – Địch án sát vừa rũ áo vừa nhận xét, – thì có lẽ anh ta không quen biết một ai trong thị trấn này. Ngay ông Minh chủ nhà cũng rất ít khi được tiếp xúc với người khách thuê nhà của mình. Phải thẩm vấn lũ đầy tớ phục dịch Tống mới được, bác Lã ạ.
– Việc ấy xin để ông làm giúp. Bây giờ tôi phải về ngay để tỏ lòng kính trọng đối với các vị thượng khách, có phải thế không tiên sinh Địch? Ngoài ra các bà vợ thứ nhất, thứ bảy và thứ tám của tôi cũng đòi về sớm, các bà ấy muốn hỏi ý kiến về việc mua sắm cho ngày Tết trung thu.
– Đệ hoàn toàn nhất trí với quan bác. Đệ xin đảm đương việc quan bác giao phó.
Trong lúc tiễn ông bạn đồng sự ra cổng, quan án sát nói thêm:
– Tết trung thu là ngày hội lớn của bọn trẻ. Quan bác có mấy đứa rồi bác Lã?
Khuôn mặt quan tri huyện hửng lên một nụ cười cởi mở:
– Mười một con trai, sáu con gái! – Ông hãnh diện trả lời nhưng ngay sau đó mặt ông lại trở nên bi đát. – Tôi có tám bà vợ tất cả. Ông có biết không, đó là cả một gánh nặng ông Địch ạ! Thoạt bước vào con đường công danh tôi chỉ có ba bà. Sau thì… cái nghề đời ông còn lạ gì, mới đầu gặp người ta ở đâu đó, rồi phải lòng, rồi dẫn người ta về nhà mình, cho đó là chuyện thường tình. Thế rồi vào một ngày đẹp trời bỗng dưng thấy mình có thêm một vợ! Kể ra cũng ngao ngán lắm ông Địch ạ, nếu như cứ khư khư tưởng rằng một sự thay đổi như thế sẽ có thể ảnh hưởng tốt đến cá tính của các bà vợ! Tôi nghĩ cô vợ thứ tám của tôi trước là một cô gái trẻ đẹp, dễ gần, cô ấy làm vũ nữ ở phòng khách Bích Ngọc… (Quan tri huyện chợt gõ ngón tay lên trán). Chết rồi, tí nữa thì quên! Tôi còn phải đến phòng khách Bích Ngọc chọn mấy cô vũ nữ giúp vui cho bữa cơm tối nay. Tôi cần phải giữ thể diện với các vị quan khác, cho nên phải đích thân đi chọn các vũ nữ ông Địch ạ. Các vị khách của tôi toàn là những bậc cao sang, họ có quyền đòi hỏi những gì hay ho nhất. Vâng, vâng, phòng khách cũng gần đây thôi.
– Đấy là chỗ để người ta hẹn hò với nhau à?
Tri huyện Lã ném về phía án sát Địch một cái nhìn chê bai.
– Ôi dào, ông bạn thân mến, ông thắc mắc cái đó làm gì! Cứ coi đấy là một cái ổ của đám người tài hoa ở địa phương này hay là một trung tâm khởi xướng các hình thức nghệ thuật giải trí cũng được.
– Trung tâm khởi xướng, ồ… quan bác muốn gọi là gì mặc quan bác. Tuy nhiên nếu được chàng phó bảng cũng có lần nào đến đấy để làm khuây khoả cảnh sống cô đơn theo đúng phong cách hiệp sĩ, thì cũng hay đấy nhỉ. Việc ấy bác thử tìm hiểu xem, bác Lã ạ.
– Vâng, tôi sẽ tìm hiểu. Tôi cũng còn phải chăm lo đến một việc bất ngờ nho nhỏ nữa, – quan tri huyện lén mỉm cười, – đặc biệt dành riêng cho ông trong bữa tiệc tối nay đây tiên sinh ạ.
– Ôi dào, chuyện ngoài đề! – Quan án sát gạt đi. – Có lẽ đệ phải thú thật với quan bác rằng đệ đã phải khó khăn vất vả và lắm mới hiểu được tại sao trong lúc công việc cấp bách như thế này mà quan bác vẫn còn đùa được?
– Ông không hiểu tôi rồi tiên sinh ơi. – Quan tri huyện giơ hai tay lên trời. – Câu chuyện bất ngờ nho nhỏ của tôi liên quan đến một vấn đề hóc búa về tư pháp cơ đấy!
– À nếu vậy thì hay. Đệ… đệ… hiểu quan bác rồi, – quan án sát tỏ vẻ ngượng nghịu. – Theo đệ, dù sao đi nữa, – ông mạnh mẽ nói thêm – chúng ta rất có thể phải chuyển sang một loại việc hình sự bổ sung bác Lã ạ. Vụ giết phó bảng Tống là một vụ hình sự rất rắc rối, quan bác hẳn cũng đã thấy. Giả sử anh chàng thư sinh xấu số là người gốc ở địa phương này, ít ra chúng ta còn có chỗ để mà tìm tòi. Đằng này anh ta như trên trời rơi xuống… Đệ sợ…
– Ông Địch ạ, ông biết đấy, tôi không bao giờ để lộn công việc vào với trò vui giải trí, – quan tri huyện ngắt lời quan án sát. – Vụ giết phó bảng Tống bao giờ cũng là một trong những công việc trọng tâm của tôi. Còn về cái việc bất ngờ tôi định dành cho ông hoàn toàn chỉ là một dự kiến có tính chất lý thuyết. Những hậu quả pháp lý của nó sẽ chẳng mảy may động chạm đến chúng ta. Ông sẽ có dịp gặp gỡ một nhân vật chủ chốt trong bữa ăn tối nay. Đó là một điều bí hiểm. Nó sắp diễn ra và làm ông say mê cho mà xem!
Án sát Địch nhìn bạn đồng nghiệp bằng cái nhìn ngờ vực. Rồi đột nhiên ông nói:
– Bác Lã, đệ đề nghị quan bác cho người quản gia dẫn hai con bé gia nhân vẫn phục vụ cơm nước cho Tống đến đây. Và xin quan bác bảo mang đến cho đệ một chiếc cáng. Như vậy có được không quan bác?
Lúc tri huyện Lã bước vào lối đi xuyên quan vườn cây thì đã có hai người lính mang một cái cáng tre đến. Họ tránh sang hai bên nhường lối cho quan tri huyện. Quan án sát bảo họ vào trong buồng. Xác nạn nhân được quấn vào một cái chiếu đặt lên cáng. Quan án sát xem qua bản báo cáo khám nghiệm do người nhân viên đưa cho. Đọc xong ông luồn
– Trong bản báo cáo, ông viết: “Chỉ có một vết thương do một vật có lưỡi sắc gây ra”. Tôi thấy vết thương của nạn nhân không được rõ rệt. Ông có nghĩ đến một cái đục, một cái giũa gỗ hay một thứ dụng cụ nào khác của thợ mộc hay không?
– Bẩm ngài, điều ấy hoàn toàn có thể, – người nhân viên trả lời bằng giọng miễn cưỡng. – Nhưng tôi không muốn phỏng đoán sâu hơn khi chưa có một tí dấu hiệu nào về vũ khí gây án.
– Được, ông có thể về. Tôi sẽ chuyển báo cáo này cho quan tri huyện.
Một ông già lưng còng dẫn hai người con gái vào cho quan án sát. Cả hai cô đều mặc áo dài màu xanh da trời bó sát vào người, thắt dải lưng đen khổ rộng. Cô gái trẻ nhất có thân hình nhỏ nhắn và đặc biệt khuôn mặt không được đẹp. Ngược lại cô thứ hai khuôn mặt tròn trĩnh và gợi cảm, cử chỉ tỏ ra có ý tứ. Quan án sát ra hiệu cho các cô gái đi theo ông vào gian thư viện. Sau khi ông ngồi vào chiếc ghế bành, ông già quản gia lấy tay ẩy vào lưng cô gái nhỏ nhắn đẩy cô ta lên phía trước và cúi rạp người xuống thưa:
– Bẩm quan con bé này tên là Mẫu Đơn. Nó phục vụ bữa ăn trưa cho ông Tống và đảm đương việc nội trợ dọn giường chiếu. Con bé kia tên là Cúc, chuyên phục vụ bữa ăn tối.
Quan án sát mở đầu bằng một giọng nghe rất dễ thương:
– Này Mẫu Đơn, ông Tống chắc rất cần đến nhà ngươi giúp việc, nhất là những khi ông ấy có khách đến chơi có phải không?
– Ồ, bẩm quan không phải thế. Ông Tống chẳng bao giờ có khách đến chơi. Còn công việc ở đây không có gì chúng cháu phải ngại. Từ khi cụ bà mất đi, gia đình này sống rất thoải mái dễ chịu. Cả nhà chỉ có ông chủ, bà chủ thứ nhất, bà chủ thứ nhì, và các cô các cậu con của ông bà. Bẩm quan mọi người đều đối xử với chúng cháu rất tử tế, ông Tống cũng thế, cũng là người tử tế. Mỗi lần cháu giặt quần áo cho ông ấy, ông ấy đều thưởng cho một ít tiền.
– Nhà ngươi có lần nào nói chuyện với ông ấy không?
– Không ạ. Toàn là “chào ông ạ” thế thôi. Ông ấy là một nhà thông thái vĩ đại. Cháu nghĩ giờ đây…
– Thôi được. Ta cảm ơn nhà ngươi. Cho Cúc vào đây. – Quan án sát bảo ông già quản gia nô.
Khi trước mặt q còn cô bé nữ tì, ông bắt đầu nói:
– Mẫu Đơn trông hơi quê kệch có phải thế không, Cúc? Nhưng nhà ngươi thì ta thấy có vẻ tinh nhanh và sáng dạ hơn đấy.
Quan án sát cứ tưởng Cúc sẽ nhoẻn miệng cười với ông. Nào ngờ nó lại giương mắt nhìn thẳng vào mặt ông, trong đáy mắt thoáng vẻ sợ sệt. Nó chợt hỏi:
– Bẩm quan lớn có phải cụ quản gia vừa nói với quan lớn rằng ông Tống bị cắn vào cổ không ạ?
– Nhà ngươi nói gì? Ông Tống bị cắn vào cổ à? – Quan án sát dựng đứng lông mày kinh ngạc. – Cái gì cắn? Sao lại kỳ cục thế?
Ông ngừng lại giữa câu nói và liên tưởng đến vết thương ghê tởm ở cổ họng nạn nhân.
– Nhà ngươi nói đi, – ông bực bội giục đứa hầu gái, – sao nhà ngươi lại bảo là ông ấy bị cắn vào cổ?
– Dạ, ông Tống chẳng có một người bạn gái đó thôi. – Con bé vừa nói vừa so vai rụt cổ, hai cánh tay của nó ép sát vào nhau buông thõng trước ngực, mắt gườm gườm nhìn quan án sát. – Chiều hôm nọ cháu với cụ quản gia đi đến quán trà lớn cách đây một phố. Cháu đứng trong ngõ hẻm sau quán trà nói chuyện với người bạn trai của cháu thì thấy ông Tống mặc quần áo đen lẻn đi như kẻ trộm…
– Nhà ngươi có nhìn rõ mặt cô bạn gái của ông Tống không?
– Bẩm quan không ạ. Nhưng cách đây độ nửa tháng ông Tống hỏi cháu cửa hiệu bán kim hoàn sau đền thờ Đức Khổng Tử có bán loại trâm cài tóc đầu tròn không? Chắc ông ấy muốn mua tặng người bạn gái. Cô ta… chính cô ta đã giết ông ấy…
Trong đáy mắt quan án sát thoáng hiện những tia bối rối. Lát sau ông chậm rãi hỏi người nữ tì:
– Thật sự nhà ngươi định nói gì?
– Bẩm quan, cô ta… Cô ta đúng là con cáo cái. Cáo cái biến thành gái đẹp để mê hoặc đàn ông. Khi ông Tống đã hoàn toàn say mê, nó mới cắn cổ…
Thấy quan án sát cười tỏ vẻ xem thường câu chuyện mình kể, con bé vội nói thêm:
– Bẩm quan, đúng ông Tống đã bị mê hoặc, cháu xin thề! Chính ông Tống đã xác nhận vì có một lần ông ấy hỏi cháu vùng này có nhiều cáo không? Cáo thường sống tụ tập ở đâu?…
Quan án sát ngắt lời cô gái:
– Nhà ngươi còn ít tuổi, có trí hiểu biết, sao lại tin vào những chuyện phù thuỷ ấy. Cáo là loài vật nhỏ bé, thông minh, ngộ nghĩnh và không làm hại ai cả!
– Bẩm quan lớn dân chúng ở đây không nghĩ thế, – người nữ tì bướng bỉnh trả lời. – Đúng là ông Tống bị mụ đàn bà cáo ấy mê hoặc. Nếu ngài được nghe những bài sáo ông Tống thổi lúc chập choạng tối thì ngài sẽ rõ. Tiếng sáo bí ẩn vọng đến tận cuối vườn. Một lần đang chải tóc cho cô chủ, cháu nghe thấy tiếng sáo của ông ấy…
– Khi ta đi ngang qua dãy nhà ở của ông Minh thấy một cô gái rất đẹp. Có phải đấy là con gái ông ấy không?
– Bẩm vâng, chắc thế. Cô ấy chẳng những đẹp mà còn cư xử rộng lượng và tử tế đối với tất cả mọi người. Mới mười sáu tuổi đã có nhiều năng khiếu thơ, người ta bảo thế.
– Thôi bây giờ trở lại câu chuyện về người bạn trai của ngươi đi. Ngươi vừa nói ông Tống đến phòng trà phải không? Ống ấy đến đấy làm gì? Để làm việc à? Nhà ngươi nói phòng trà cách đây rất gần phải không?
– Bẩm quan không phải thế. Người bạn trai của cháu bảo anh ta chưa trông thấy ông Tống đến phòng trà lần nào. Bạn cháu thông tỏ tất cả các quán trà và các quán ăn rẻ tiền ở vùng này. Nhưng xin ngài đừng nói gì về anh ta với ông chủ cháu. Anh ta là người rất lạc hậu và…
– Nhà ngươi không lo. Ta sẽ không nói gì với chủ ngươi cả. – Quan án sát hứa và đứng dậy. – Ta rất cảm ơn nhà ngươi.
Ra khỏi gian thư viện, quan án sát yêu cầu lão quản gia đưa ông đến cổng chính, nơi có chiếc kiệu nhỏ đang chờ ông.
Trên đường trở về toà án, quan án sát tiếp tục suy nghĩ về các sự việc xung quanh vụ án mạng. Ông tin rằng vụ án sẽ không thể đưa ra ánh sáng trước ngày ông trở về huyện Phố Dương vì nó khá rắc rối. Tuy nhiên ông vẫn tin rằng quan tri huyện nhất định sẽ biết cách gỡ rối. Chắc chắn ông sẽ tìm được đáp số đúng cho bài toán. Người bạn đồng nghiệp của ông đã đưa cuộc điều tra vào những nơi tiệc tùng vui vẻ chiêng khua trống gõ. Ống ấy tìm thủ phạm ngay từ trong nhà ông ấy tìm ra. Tay nhà buôn Minh tú tài đã quá hấp tấp khi cố tìm cách làm cho quan tri huyện tin rằng vụ giết người do một tên trộm gây ra. Vấn đề xem ra chứa đựng đủ mọi khả năng rất lý th
Quan án sát lấy trong tay áo sáu trang giấy ghi chép của phó bảng Tống. Ông mở ra và chăm chú đọc, hai chân duỗi thẳng thoải mái trên chiếc ghế ngựa lót đệm, tay mân mê chòm râu dài. Các trang giấy được ghi chép khá công phu. Nội dung mô tả tỉ mỉ các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa mà lịch sử chính thống không nhắc đến và những điều dẫn giải về tình hình kinh tế địa phương trong thời kỳ nổ ra cuộc khởi nghĩa của nông dân cách đây hai thế kỷ. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu còn hết sức hạn chế so với mười lăm buổi chiều chàng phó bảng đã bỏ công sức ra nghiên cứu. Quan án sát định bụng sẽ tìm cách hướng sự chú ý của quan tri huyện vào những vấn đề thực tế hơn. Ví dụ như việc nghiên cứu lịch sử của Tống chẳng hạn. Theo ông, đó chỉ là cái cớ, chỉ là khúc nhạc dạo đầu. Thực ra chàng phó bảng đến Tần Hoài vì một mục đích hoàn toàn khác. Điều thú vị là những câu chuyện dị đoan về con cáo. Những câu chuyện đã ăn sâu bám rễ vào đầu óc dân chúng vùng này. Khắp nơi, con cáo trở thành một biểu tượng tín ngưỡng trong dân gian. Người ta gán cho con cáo những quyền lực siêu tự nhiên. Những người viết sách ở kẻ chợ tìm được cái thú là thả sức bịa đặt ra đủ mọi thứ chuyện về con cáo: nào là cáo biến thành gái đẹp để mê hoặc các chàng trai si tình, nào là biến thành cụ già để đánh lừa những người nhẹ dạ. Còn những cây bút cổ truyền thì biến con cáo thành những phép màu chống lại điều ác. Trong các lâu đài cổ kính, đền đài các dinh thự và các công trình công cộng, người ta thấy không ít những bàn thờ nhỏ thờ thần cáo, coi đó như một sức mạnh tối linh giúp con người tránh xa được điều ác, che chở con người trước mọi hiểm hoạ, đặc biệt che chở loại người tiêu biểu cho quyền lực, loại người tự cho mình có trách nhiệm lớn đối với xã hội. Quan án sát nhớ đã có lần trông thấy một bàn thờ như thế trong dinh thự của ông bạn đồng nghiệp.
Ông băn khoăn tự hỏi không biết câu chuyện bất ngờ quan tri huyện định dành cho mình trong bữa tiệc tối nay là cái gì? Xưa nay ông vẫn phải dè chừng với người bạn thích hài hước và hay trêu chọc này. Ai mà biết được tối nay ông ấy sẽ giở những trò nghịch ngợm tai hại gì? Quan tri huyện đã tiết lộ với ông có một người trong số các quan khách được ông ấy mời đến dự tiệc dính líu vào một vụ án mạng. Vị khách có vấn đề dính líu ấy cố nhiên không phải là ngài viện sĩ Viện hàn lâm, cũng không thể là ngài thi sĩ triều đình. Hai vị này chẳng những thuộc hàng quan chức cao cấp của triều đình mà còn là những nhà đại văn hào có tên tuổi vang lừng khắp bốn phương. Họ có thừa năng lực và quyền hành để tự giải quyết ổn thoả mọi việc công hoặc tư của họ cho dù những việc ấy thuộc dân sự, hình sự hay bất cứ lĩnh vực nào khác! Vậy thì chỉ có Người Đào Huyệt bí ẩn! Dù sao cuối cùng sự việc rồi cũng phải phơi bày ra ánh sáng…
Nghĩ đến đây, quan án sát cảm thấy hai mi mắt của mình nhíu lại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.