Thiên Thần Và Ác Quỷ

Chương 84



Vòm kính lưu trữ của Vatican được chiếu sáng bởi những bóng đèn màu đỏ. Vòm kính này nhỏ hơn nhiều so với những vòm khác ở đây ít khí hơn, ít thời gian hơn. Giá mà ban nãy Langdon nhớ ra để yêu cầu Olivetti cho bật quạt thông gió lên thì tốt biết mấy.

Langdon nhanh chóng xác định được khu vực chứa các tài liệu về mỹ thuật. Khu vực này không thể lẫn vào đâu được. Nó chiếm trọn 8 giá sách đầy ắp. Giáo hội Cơ đốc sở hữu hàng tác phẩm nghệ thuật ở khắp nơi trên thế giới.

Langdon nhìn lướt qua các giá đề tận cái tên Gianlorenzo Bernini. Anh bắt đầu tận từ giữa giá trở xuống, ở khu mà có lẽ sẽ thấy vần B. Lúc đầu anh tưởng cuốn sổ đang cần tận đã bị thất lạc, nhưng chỉ sau chốc lát, Langdon kinh hãi phát hiện ra rằng những cuốn sổ này không được xếp theo thứ tự A, B, C. Sao mình không thấy ngạc nhiên nhỉ?

Mãi khi quay lại tìm từ đầu, trèo thang lên tận trên đỉnh giá cao nhất, anh mới hiểu ra cách sắp xếp tài liệu trong vòm này.

Cheo leo tận tầng trên cũng là những cuốn sổ cái dày nhất về các bậc thầy thời Phục Hưng – Michelangelo, Raphael, Da Vinci, Botticelli. Hoá ra là thế, vì đây là nơi lưu trữ tài liệu về “tài sản của Vatican” cho nên vị trí các cuốn sổ phụ thuộc vào giá trị của từng bộ sưu tập. Cuốn Bernini nằm giữa hai cuốn sổ đề Raphael và Michelangelo. Dày những gần mười phân.

Hổn hển vì phải vật lộn với cuốn sổ quá dày, Langdon xuống thang Rồi hệt như một cậu bé vớ được cuốn truyện tranh yêu thích; anh nằm soài xuống sàn; lật trang bìa. Cuốn sổ này có bìa vải rất chắc chắn. Bên trong là tiếng Ý, chữ viết tay. Mỗi trang nói về một tác phẩm, có cả một đoạn miêu tả ngắn gọn ngày tháng, địa điểm, giá nguyên liệu, đôi khi có cả phác hoạ tác phẩm đó. Langdon lật nhanh một lượt… 800 trang tất cả. Bernini quả là một người bận rộn.

Hồi còn là sinh viên, Langdon đã có lần thắc mắc tại sao một số nghệ sĩ có thể sáng tạo nhiều tác phẩm đến thế trong quãng đời ngắn ngủi của họ. Về sau, anh đã vô cùng thất vọng khi hiểu ra rằng các nghệ sĩ đó thực sự tự sáng tác rất ít. Họ lập ra các xưởng nghệ thuật và đào tạo các nghệ sĩ trẻ, và để cho những nghệ sĩ học việc này thực hiện các ý tưởng của mình. Những nhà điêu khắc như Bernini thường nặn các nguyên mẫu thu nhỏ bằng đất sét sau đó thuê người khác sao chép sang chất liệu đá cầm thạch. Nếu Bernini phải đích thân tạo ra tất cả các tác phẩm của mình, chắc đến tận đầu thiên niên kỷ thứ ba này ông vẫn chưa thể làm xong.

Phụ lục. Langdon tự nói một mình để gạt những ý nghĩ vẩn vơ không cần thiết khỏi tâm trí. Anh lật đến cuối cuốn sổ, định tìm vần F để tận các tác phẩm có liên quan đến Lửa, nhưng không thấy. Anh lầm bầm trong miệng: Làm sao những người này lại căm ghét kiểu xếp theo trật tự A, B, C đến thế không biết.

Các tác phẩm rõ ràng là được xếp theo trật tự thời gian. Xong tác phẩm này, Bernini lại bắt đầu tác phẩm khác. Tất cả được xếp theo ngày tháng. Chẳng ích lợi gì.

Nhìn phần phụ lục, một chi tiết đáng thất vọng nữa đập vào mắt anh. Không có một tác phẩm nào có tiêu đề liên quan đến Lửa. Hai tác phẩm đã tận được: Habbakuk và thiên thần, cũng như Gió Tây, đều không có tiêu đề liên quan trực tiếp đến Đất và Khí.

Langdon thử lật lung tung cuốn sổ, hi vọng một hình minh hoạ nào đó có thể đem lại cho anh một ý. Tưởng bất ngờ. Nhưng chẳng thấy gì. Anh chỉ thấy hàng chục tác phẩm mà anh chưa nghe nói tới bao giờ, và cũng có nhiều tác phẩm anh đã biết từ trước… Daniel và Sư tử, Thần mặt trời và Daphne, có cả gần chục đài phun nước. Những đài phun nước này bỗng khiến tâm. Nước. Biết đâu bàn thờ khoa học thứ tư lại là một đài phun nước nào đó. Để ngợi ca nước thì một đài phun nước dĩ nhiên là không gì bằng.

Langdon hi vọng có thể tóm được kẻ sát nhân trước khi phải nghĩ đến Nước – Bernini đã thiết kế hàng chục đài phun nước ở Rome, và hầu hết đều được bố trí phía trước các thánh đường.

Langdon quay lại với vấn đề của hiện tại. Lửa. Mắt nhìn lướt cuốn sổ dày cộp, Langdon chợt thấy vang lên trong tâm trí những lởi nói đầy khích lệ của Vittoria. Hai tác phẩm trước đều rất quen thuộc đối với anh… rất có thể anh cũng đã biết tác phẩm thứ ba này rồi cũng nên. Lại lại về phần phụ lục, Langdon tìm những tác phẩm anh đã biết. Một số có vẻ cũng quen quen, nhưng vẫn không thấy ý tưởng nào nảy ra trong đầu. Rất có thể anh sẽ chết trước khi tìm ra tác phẩm đó, dù thực sự không muốn, anh vẫn quyết định mang cuốn sổ cái ra khỏi vòm lưu trữ. Thực ra chỉ là một cuốn sổ cái thôi mà, anh tự an ủi bản thân. Lần này rất khác với việc đưa nguyên tác của Galileo ra ngoài. Nhớ đến tờ giấy nến viết về Galileo trong túi áo, anh tự nhủ phải nhớ mang trả vào chỗ cũ trước khi rời khỏi nơi này.

Vội vã Langdon định nhấc cuốn sổ lên, nhưng đúng lúc này một hình ảnh khiến anh dừng ngay lại. Dù phần phụ lục liệt kê rất nhiều, nhưng chỉ một tác phẩm khiến anh cảm thấy là lạ.

Phần chú thích cho thấy đây là một tác phẩm nổi tiếng của Bernini, Khoảnh khắc đê mê của thánh Teresa. Mới hoàn thành chưa được bao lâu, nó đã bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu trong toà thánh: Điều này chưa có gì đáng chú ý, anh biết quá khứ sóng gió của tác phẩm này. Dù được nhiều người coi là kiệt tác, nhưng tác phẩm điêu khắc này bị Giáo hoàng Urban VIII cho là đậm chất tính dục và không thích hợp với Vatican. Ngài đã cho chuyển tác phẩm này đến một nhà thờ nhỏ hẻo lánh của thành phố. Điều đáng chú ý là tác phẩm này đã được dời đến một trong năm nhà thờ mà Langdon hiện đang quan tâm. Thêm vào đó ở đây còn ghi là di chuyển theo đề nghị của tác giả.

Theo đề nghị của tác giả? Thật khó hiểu. Khả năng Bernini muốn giấu tác phẩm của mình vào một nơi hẻo lánh là rất ít. Các nghệ sĩ đều muốn tác phẩm của mình được trưng bày trong những khung cảnh trang trọng, không phải ở… Langdon đắn đo. Trừ phi…

Anh thậm chí không dám tin vào suy đoán của mình. Không lẽ là thế thật? Phải chăng Bernini cố tình tạo ra một tác phẩm quá đậm chất dục tính để buộc Vatican phải chuyển nó đi chỗ khác?

Đến một địa điểm do Bernini tự chọn? Biết đâu là một nhà thờ khuất nẻo nào đó nằm đúng hướng mà Gió Tây chỉ tới?

Langdon bắt đầu thấy phấn khởi trong lòng, nhưng những gì anh biết về tác phẩm này lờ mờ hiện ra trong trí nhớ. Đâu có liên quan gì đến Lửa. Tất cả những ai đã từng nhìn thấy tác phẩm này đều phải thừa nhận rằng nó chẳng có vẻ gì liên quan đến khoa học. Liên quan đến tinh dục thì có, chứ khoa học thì không chút nào. Có nhà phê bình nghệ thuật người Anh đã từng nói rằng, không thể nào dùng Khoảnh khắc đê mê của thánh Teresa làm vật trang trí cho một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Dĩ nhiên Langdon hiểu vì sao sự bất đồng quan điểm như vậy. Dù được tạo ra bằng một đôi tay thiên tài, nó vẫn là tượng Thánh Teresa trong tư thế nằm ngửa đang uốn éo, quằn quại trong cảm giác đê mê.

Khó có thể lọt vào mắt xanh của Vatican. Langdon vội lật đến trang miêu tả tác phẩm này. Trông thấy hình phác hoạ tác phẩm, anh bất giác cảm thấy có hi vọng. Trong tranh, rõ ràng là Thánh Teresa đang trong cảm giác ngây ngất đê mê, nhưng cạnh thiếu phụ này còn có một hình vẽ nữa, bức tượng thứ hai mà Langdon không hề nhớ ra. Một thiên thần.

Anh bất giác nhớ lại truyền thuyết về bức tượng…

Vốn là một nữ tu sĩ, xơ Teresa đã được phong thánh sau khi tuyên bố rằng trong giấc ngủ, bà được một thiên thần ghé thăm. Về sau, các nhà phê bình đều cho rằng cuộc viếng thăm đó mang yếu tố dục tính chứ không có tính chất tâm linh. Cần cuối trang giấy, Langdon thấy những đoạn trích dẫn quen thuộc. Những lời nói của chính thánh Teresa khiến cho người ta không thể nghĩ theo bất kỳ hướng nào khác:

“Cây giáo lớn bằng vàng của thiên thần… rực lửa… xiên thẳng vào thân thể ta nhiều lần… xuyên vào ruột gan ta… một sự ngọt ngào đến vồ cùng khiến ta muốn khoảnh khắc đó không bao giờ chấm dứt”.

Langdon cười mỉm. Những lời lẽ bóng bẩy này rõ ràng ám chỉ một cuộc truy hoan thực sự, không thể là bất kì thứ gì khác. Đọc những câu miêu tả trong trang giấy này, anh càng thấy phấn khởi. Dù đây là tiếng Ý, từ Lửa vẫn thấy xuất hiện rất nhiều lần: mũi giáo của thiên thần rực lửa đầu thiên thần toả ra những tia lửa người trinh nữ bừng bừng trong ngọn lửa đam mê…

Nhìn hình vẽ minh hoạ thêm một lần nữa, Langdon mới thực sự tin chắc. Cây giáo rực lửa của thiên thần được giương lên cao, như một ngọn hải đăng chỉ hướng. Thiên thần dẫn lối trên hành trình cao cả. Thậm chí đây còn là một thiên thần Seraph, mà nghĩa đen của từ này chính là “đấng rực lửa”.

Mặc dù không thuộc kiểu người tin vào số mệnh, nhưng khi đọc tên của thánh đường đó, Langdon cũng phải tin là có những yếu tố tiền định.

Santa Maria Della Vittoria.

Vittoria, anh vừa đọc nhẩm vừa cười rạng rỡ. Tuyệt thật.

Lúc đứng lên, Langdon cảm thấy chóng mặt. Anh liếc nhìn cái thang, lưỡng lự không biết có nên đưa trả quyển sổ vào chỗ cũ không. Mặc kệ, anh thầm nghĩ. Cứ để cha Jaqui cất cũng được. Rồi anh gấp cuốn sổ lại, đặt ngay ngắn dưới đáy giá sách.

Vừa bước lại bên nút bấm đang toả sáng nhè nhẹ ở cửa ra, Langdon vừa thở dốc. Tuy nhiên, vận may tình cờ vẫn khiến anh cảm thấy phấn chấn.

Nhưng đúng lúc Langdon giơ tay định nhấn nút mở cửa thì vận may ấy kết thúc…

Bất thình lình, vòm kính như thở dài đánh thượt một cái. Đèn mở dần, rồi nút khoá cửa cũng tắt ngấm. Như một con mãnh thú vừa thở hắt ra lần cuối cùng trong đời, toàn bộ vòm kính chuyển thành tối thui Có người vừa cắt cầu dao điện.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.