Thời Thơ Ấu

CHƯƠNG 11



Sau câu chuyện ấy mẹ tôi hình như trở nên vững vàng hơn, cứng rắn hơn và trở thành người chủ thực sự trong nhà, còn ông tôi thì hoàn toàn khác trước, ông tôi thường hay tránh mặt, tư lự và trầm lặng. Hầu như ông tôi không đi ra khỏi nhà nữa, lúc nào cũng ngồi một mình trên gác thượng để đọc một quyển sách bí mật nhan đề là “Ký ức của cha tôi”. ông tôi cất quyển sách trong một cái hòm con khóa kín lại và nhiều lần tôi đã thấy ông tôi rửa tay cẩn thận trước khi lấy quyển sách ra xem. Đó là một quyển sách khổ nhỏ, dày cộp, bìa da màu da cam; trên tờ giấy màu xanh nhạt để trắng ở đầu cuốn sách có ghi một dòng đề tặng viết nắn nót bằng bút mực đã bạc màu: “Tặng Vaxili Kasirin kính mến để tỏ lòng biết ơn và để nhớ nhau mãi”. Bên dưới là một chữ ký kỳ lạ, nét bút gạch dưới giống như con chim đang bay. Sau khi lật tờ bìa cứng ra một cách thận trọng, ông tôi đeo đôi mục kỉnh gọng bạc và nhăn mũi lại để giữ cặp kính rồi ngắm nghía dòng chữ trên. Nhiều lần tôi hỏi quyển sách đó là sách gì, lần nào ông tôi cũng trang nghiêm trả lời:
-Việc này cháu không cần biết. Đợi khi nào ông chết ông sẽ để lại cho cháu. Cả cái áo khoác lông gấu chuột nữa. ông tôi chuyện trò với mẹ tôi ít hơn và dịu dàng hơn, ông tôi chú ý lắng nghe lời mẹ tôi nói, mắt long lanh như mắt bác Piôt, rồi khoa tay, lẩm bẩm trong miệng:
-Thôi được! Mày muốn làm thế nào thì làm… Trong các hòm riêng của ông tôi có lắm thứ áo quần kỳ lạ: những chiếc váy bằng nhiễu, áo tấm bằng xa-tanh, những bộ xaraphan lụa thêu chỉ bạc, các mũ đội có đính ngọc trai, khăn quàng và khăn vuông màu rực rỡ, những chuỗi hột của người Morđvin nặng trình trịch cùng những chuỗi bằng đá màu sặc sỡ. ông tôi ôm tất cả vào buồng mẹ tôi, bày cả lên bàn, lên ghế. Mẹ tôi đứng ngắm nghía những đồ trang sức đó, ông tôi bảo:
-Thời tao còn trẻ, áo quần đẹp hơn và sang trọng hơn bây giờ nhiều! Người ta ăn mặc quần áo sang hơn, nhưng sống giản dị hơn, hòa thuận hơn. Thời ấy đã qua rồi, không trở lại nữa! Nào, mày cầm lấy mặc thử xem có đẹp không… Một hôm mẹ tôi mang áo quần sang phòng bên cạnh một lúc và khi quay lại trông khác hẳn: người Bộ quần áo của phụ nữ nông dân gồm một cái áo cánh vai bồng và một cái váy mặc ngoài. mặc bộ xaraphan màu xanh thêu kim tuyến, đầu đội mũ có đính ngọc trai. Mẹ tôi cúi rạp trước mặt ông tôi và hỏi:
-Thưa thân phụ, thử ngắm xem con có đẹp không? ông tôi ầm ừ tán thưởng, mặt tươi hẳn lên, đi một vòng xung quanh mẹ tôi, hai tay dang ra, ngón tay động đậy, và lẩm bẩm như đang mê ngủ:
-ôi, Vacvara, giá mà mày có nhiều tiền và có những người tốt xung quanh mày… Bây giờ mẹ tôi được ở hai gian phòng về phía trước ngôi nhà. Mẹ tôi thường có khách khứa đến luôn, hay đến chơi nhất là anh em Macximôp: người anh là Piôt, một sĩ quan oai vệ, có bộ râu rậm vàng hoe và đôi mắt xanh; chính ông ta là người chứng kiến việc tôi bị ông tôi nện cho một trận nên thân vì tội nhổ vào đầu lão quý tộc; người em là Epgêni, cũng cao lớn, đôi chân nhỏ nhắn, mặt tái mét, có bộ râu cằm nhọn và đen, đôi mắt to giống như hai quả mận. Epgêni mặc bộ đồng phục màu xanh nhạt có hàng cúc mạ vàng trên vai áo hẹp. ông ta thường lắc đầu rất duyên dáng để hất mớ tóc quăn dài rũ trên cái trán cao và thường hay kể chuyện với giọng khàn khàn, bắt đầu bằng những lời khéo léo:
-Các người có biết không, theo ý tôi thì… Mẹ tôi nghe ông ta nói, cặp mắt lim dim, mỉm cười và thường ngắt lời ông:
-Xin lỗi, ông như trẻ con ấy, ông Epgêni Vaxiliêvitạ… Viên sĩ quan đập bàn tay to rộng lên đầu gối và kêu lên:
-Chính thế, đúng là trẻ con… Năm ấy, những ngày lễ Nôen thật là vui vẻ và náo nhiệt, hầu như tối nào cũng có khách khứa ăn mặc trá hình đến thăm mẹ tôi, mẹ tôi cũng mặc trá hình
-bao giờ cũng đẹp hơn mọi người
-và thường cùng với khách đi chơi. Cứ mỗi khi mẹ tôi cùng với đám bạn bè mặc quần áo sặc sỡ ra khỏi cổng là tôi thấy ngôi nhà lại như bị chìm sâu xuống đất, khắp nơi trở nên vắng lặng, buồn chán và dễ sợ. Bà tôi lạch bạch như một con ngỗng già đi khắp các phòng dọn dẹp, còn ông tôi thì đứng tựa lưng vào thành lò sưởi ấm và nói lẩm bẩm một mình:
-Được, tốt lắm… Rồi xem kết quả ra sao… Sau lễ Nôen mẹ tôi đưa tôi và Xasa, con cậu Mikhain, đến trường. Bố của Xasa lấy vợ kế và ngay từ mấy ngày đầu người dì ghẻ đã tỏ ra không yêu thương gì đứa con chồng, bắt đầu đánh đập nó. Theo lời khẩn khoản của bà tôi, ông tôi nhận đưa Xasa về nuôi. Chúng tôi đi học được một tháng, trong tất cả những điều người ta dạy tôi ở trường, tôi chỉ nhớ là khi có ai hỏi:
-“Tên em là gì?”, thì không được trả lời trống không: “Pêskôp”, mà phải nói: “Tên tôi là Pêskôp”. Cũng như cấm không được nói với thầy giáo:
-“Đừng có quát tháo, chẳng sợ đâu…” Ngay từ đầu tôi đã không thích trường học, còn thằng em họ tôi mấy hôm đầu tỏ ý rất thích, nó kết bạn một cách dễ dàng. Nhưng một hôm đang giờ học nó ngủ gật và thình lình trong giấc mơ thét lên một tiếng nghe phát khiếp:
-Cháu xin chừa… Khi người ta vừa đánh thức nó dậy, nó xin phép ra ngoài, nó bị bạn bè cười cho một mẻ. Cho nên sáng hôm sau, khi hai đứa chúng tôi đang trên đường đi học, đến chỗ khe vực ở quảng rường Xennaia thì nó dừng lại và bảo tôi:
-Mày đi học đi, tao không đi đâu! Tao đi chơi thích hơn. Nói rồi Xasa ngồi xổm xuống, vùi bọc sách vở cẩn thận vào trong tuyết và bỏ đi. Độ ấy là vào tháng giêng, nền trời trong vắt, mọi vật lấp lánh dưới ánh mặt trời sáng như bạc. Tôi rất muốn đi chơi với Xasa, nhưng cố dằn lòng lại để đi học, vì không muốn làm cho mẹ tôi buồn phiền. Sách vở của Xasa cố nhiên là bị mất, và hôm sau nó lại có lý do chính đáng để không đi học. Đến ngày thứ ba thì ông tôi biết chuyện. Chúng tôi bị đưa ra trước “tòa”: ông tôi, bà tôi và mẹ tôi đều ngồi vào bàn trong bếp và hỏi cung chúng tôi. Tôi còn nhớ Xasa trả lời rất ngộ nghĩnh những câu hỏi của ông tôi:
-Sao mày lại không đến trường? Đôi mắt hiền lành của Xasa nhìn chằm chặp vào mặt ông tôi, nó chậm rãi trả lời:
-Cháu quên không biết trường ở đâu.
-Quên à?
-Vâng, cháu đã tìm mãi, tìm mãi…
-Sao mày không đi theo thằng Lêcxây, nó nhớ đấy!
-Cháu lạc mất nó!
-Lạc mất thằng Lêcxây ấy à?
-Vâng.
-Sao lại thế được? Xasa suy nghĩ một lúc, thở dài và nói:
-Bão tuyết mù mịt, chẳng nom thấy gì cả. Mọi người đều bật cười: hôm ấy đẹp trời và sáng sủa. Xasa cũng cười một cách dè dặt, ông tôi lại nhe răng hỏi một câu giễu cợt:
-Sao mày không nắm tay hay nắm lấy thắt lưng nó?
-Cháu có nắm nhưng gió mạnh quá thổi bay cháu đi.
-Xasa giải thích. Xasa nói với giọng uể oải, không tin tưởng, tôi thấy khó chịu phải nghe những lời nói dối vụng về và vô ích ấy, và rất ngạc nhiên về thái độ bướng bỉnh của nó. Kết quả là cả hai chúng tôi đều bị một trận đòn. Và ngay hôm đó phải thuê một lão già, nguyên là lính cứu hỏa cũ bị gãy tay, để đưa chúng tôi đi học. Lão có nhiệm vụ trông nom Xasa để nó khỏi phá ngang trên con đường tiến vào khoa học. Nhưng biện pháp ấy cũng chẳng ăn thua: ngay hôm sau vừa tới khe vực thì thình lình Xasa cúi xuống tháo chiếc ủng ném đi thật xa, rồi tháo nốt chiếc kia ném về hướng khác và cứ để chân đi tất thế mà chạy băng băng qua quảng trường. Lão già thất vọng kêu lên ầm ĩ, lóc cóc chạy đi nhặt ủng rồi hốt hoảng dẫn tôi trở về nhà. Suốt ngày hôm đó, ông bà tôi và mẹ tôi đi xe khắp thành phố để tìm Xasa, mãi đến chiều mới bắt gặp nó đang nhảy múa làm trò vui cho mọi người trong quán rượu của Tạiêckôp gần tu viện. ông bà tôi và mẹ tôi đều không biết làm thế nào trước thái độ cố tình im lặng một cách bướng bỉnh của thằng bé. Xasa nằm với tôi trên nóc lò sưởi, nó giơ chân lên, dùng gan bàn chân xoa vào trần nhà, và thì thầm bảo tôi:
-Dì tao ghét tao, bố tao cũng ghét tao, cả ông cũng ghét tao, thế thì tao sống với họ làm gì? Để tao hỏi bà xem bọn ăn cướp ở đâu, tao sẽ trốn đến ở với họ, chừng đó rồi mọi người sẽ biết… Mày có muốn đi cùng với tao không? Tôi không thể trốn đi với nó được, vì lúc này tôi đã có ý định riêng của tôi, tôi muốn trở thành một sĩ quan có chòm râu rậm vàng hoe, và muốn thế thì cần phải học. Khi tôi kể cho Xasa nghe ý định ấy, nó suy nghĩ một lúc rồi cũng đồng ý với tôi:
-Thế cũng tốt. Khi nào mày thành sĩ quan thì tao đã trở thành một tên tướng cướp, và mày sẽ phải đi lùng bắt tao, trong hai đứa mình sẽ có đứa này phải giết đứa kia, hoặc bắt làm tù binh. Tao thì tao sẽ không giết mày đâu.
-Tao cũng thế. Và chúng tôi cùng thỏa thuận với nhau như vậy. Chợt bà tôi đến, trèo lên lò sưởi và nhìn chúng tôi hỏi:
-Gì thế, mấy con chuột nhắt? Chà, mấy chú bé mồ côi, rõ tội nghiệp! Sau khi than thở cho số phận của chúng tôi, bà tôi bắt đầu chửi người dì ghẻ Xasa thậm tệ, đó là mợ Nađejđa béo mập, con gái lão chủ quán rượu. Sau đó bà tôi lại nguyền rủa tất cả các mụ dì ghẻ, bố dượng nói chung và nhân đó kể cho chúng tôi nghe câu chuyện nhà hiền giả ẩn sĩ Iôn lúc còn trẻ đã cùng với mụ dì ghẻ của mình đứng trước Chúa như thế nào, khi mụ này lập mưu giết bố của Iôn, một người dân của thành phố Uglitạơ, làm nghề đánh cá trên Bạch hồ: Có người vợ trẻ mưu sát chồng: Cho chồng uống rượu nồng cao độ, Lại pha thêm một liều thuốc ngủ,
Rồi đặt người chồng đang ngủ say Vào một chiếc thuyền nhỏ gỗ sồi Như một chiếc quan tài chật chội. Mụ cầm mái chèo đưa đẩy Dẫn thuyền con ra tận giữa hồ, Tới giữa vùng nước xoáy tít mù, Nơi mụ sẽ giở trò độc ác, Mụ khom lưng, nghiêng mình, lúc lắc, Nước ùa vào lật úp thuyền con. Người chồng chìm xuống đáy biệt tăm, Còn mụ bơi vào bờ hấp tấp; Lên tới bờ, mụ nằm lăn ra đất Và gào lên, la khóc não nùng, Như đau thương, như chua xót vô cùng, Khiến những người từ tâm đều tin mụ. Cùng với mụ họ khóc than đau khổ:
-ôi người quả phụ trẻ đáng thương! Nàng đã gặp điều bất hạnh tai ương Nhưng số chúng ta trời đều định trước, Người đã nắm trong tay quyền sinh sát! Riêng người con chồng tên gọi Iônuskô Là không tin nước mắt kẻ khóc vờ, Chàng đặt bàn tay lên trái tim của mụ, Và dịu dàng chàng bảo người quả phụ:
-Hỡi ngôi sao chiếu mệnh của ta, Dì là con chim đêm tinh quái, ranh ma, Ta không tin nước mắt dì đâu nhé: Trái tim dì đập rộn ràng vui vẻ! Chúng ta hãy cầu Chúa xét soi, Cầu các đấng thần linh khắp bốn phương trời Hãy xét xử cho vụ án còn khúc mắc: Xin nhờ ai cầm một con dao sắc Tung lên trời, tít tận trời xa, Nếu dì thật lòng -dao sẽ giết ta, Nếu ta đúng -dao đâm dì chết! Người mẹ kế chồm lên kêu thét, Mắt lườm chàng như lửa ác bùng lên:
-à, mày là đồ bất nghĩa bất nhân, Đồ đẻ non, đồ con hoang ghê tởm, Sao mày dám đặt ra điều quái gở? Mày ăn không nói có lạ lùng sao! Mọi người nhìn họ, nghe họ cãi nhau, Và cảm thấy có điều gì đen tối. Ai nấy buồn phiền, lặng yên nghĩ ngợi, Rồi cùng nhau bàn bạc rì rầm. Cuối cùng có một lão ngư ông Bước ra cúi chào về mọi phía Và dõng dạc đọc to lời quáết nghị:
-Hỡi những người lương thiện, lại gần đây, Đặt con dao găm lên bàn tay phải này, Tôi sẽ tung lên trời cao vòi vọi, Dao sẽ rơi và sẽ tìm người có tội!
Người ta trao cho cụ một con dao, Cụ vung tay trên mái tóc trắng phau, Lưỡi dao bay như cánh chim lên thẳng, Chờ đã lâu vẫn thấy dao chưa xuống. Mọi người vẫn nhìn lên trời cao, Cất mũ ra và dịch sát bên nhau, Cùng lặng lẽ như trời đêm lặng lẽ -, Mà dao sắc vẫn còn chưa giáng thế! Chợt giữa hồ rực ánh bình minh, Người mẹ kế mỉm cười, mặt bừng bừng đỏ. Bỗng lưỡi dao lao mình như cánh én Nhằm giữa tim ác phụ phóng xuyên qua. Đám dân lành vội vàng quỳ xuống, Ngợi ca Chúa đã xét sử rõ ràng:
-Sáng danh Chúa đã công minh chính trực!
-Còn lão ngư ông tay nắm Iônuska Đưa chàng tới tu viện phương xa, Trên bờ sông Kecjênê xanh biếc, Gần thành phố vô hình Kitiêc. * Hôm sau, lúc thức dậy tôi thấy mình mẩy đầy những nốt đo đỏ: tôi bị bệnh đậu mùa. Người ta đưa tôi lên gác thượng sau nhà, tôi phải nằm ở đó rất lâu như một người mù, tay chân bị bó chặt bằng những dải băng rộng khổ, và đã trải qua những cơn ác mộng hãi hùng, có lần một cơn mê đã làm tôi suýt chết. Chỉ có bà tôi là thường lên cho tôi ăn uống, bón thức ăn bằng thìa như bón cho trẻ con, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích dài vô tận và luôn luôn mới. Có lần vào buổi chiều khi tôi đã đỡ và nằm thoải mái sau khi được cởi băng
-chỉ có ngón tay là phải cho vào bao tay vì sợ tôi cào mặt
-bà tôi không hiểu vì sao đến thăm tôi chậm hơn mọi lần làm cho tôi rất lo. Rồi thình lình tôi tưởng như thấy bà tôi, nằm xoài sau cánh cửa trên sàn nhà đầy bụi, mặt úp sấp, tay dang rộng ra, cổ bị cắt một nửa giống như bác Piôt. Từ một góc tối bụi rậm, có một con mèo lớn lừ lừ tiến đến chỗ bà tôi, đôi mắt xanh của nó trố ra với vẻ thèm thuồng. Tôi nhảy phóc từ trên giường xuống, dùng chân và hai vai đập vỡ hai khung kính cửa sổ rồi lao ra sân, ngã xuống một đống tuyết. Chiều hôm ấy mẹ tôi có khách, không ai nghe thấy tôi đập kính và phá khung cửa sổ cả, tôi phải nằm giữa đống tuyết khá lâu. Tôi không bị gẫy xương, chỉ có xương bả vai bị sai khớp và bị mảnh thủy tinh làm toác cả da thịt, nhưng chân tôi tê cứng lại, thế là tôi phải nằm liệt Sông chảy vào sông Vonga ở phía dưới Nijni -Nôpgôrôt 50 cây số. Theo truyền thuyết, năm 1138 khi quân Tacta của Hãn Batđô định chiếm thành phố Kitiêc thì thành phố liền biến mất. Tuy nó vẫn tồn tại, nhưng mắt người không thể nhìn thấy được. Chỉ đến ngày tận cùng của thế giới thì nó mới hiện ra trước mặt Chúa. gần ba tháng trời, không hề nhấc chân lên được. Tôi nằm và lắng nghe cuộc sống trong ngôi nhà mỗi ngày một ầm ĩ hơn, tiếng các cửa ra vào ở tầng dưới đóng mở luôn luôn, tiếng chân nhiều người đi lại. Tôi nghe thấy những cơn bão tuyết buồn chán xào xạc trên mái nhà, gió rít lên ở ngoài cửa gác thượng, thổi qua ống khói nghe như một điệu nhạc đưa đám, những chiếc nắp ống khói bị đập kêu lẻng kẻng, ban ngày quạ kêu quang quác, và những đêm yên tĩnh tiếng chó sói rú lên thê thảm vang từ ngoài đồng vào
-chính điệu nhạc ấy đã ru tâm hồn trẻ thơ của tôi và làm cho nó trở nên dày dạn. Rồi mùa xuân e lệ và kín đáo bắt đầu liếc nhìn vào cửa sổ một cách rụt rè và lặng lẽ, nhưng ngày càng dịu dàng hơn, bằng con mắt trong sáng của ánh nắng tháng ba. Trên mái nhà và trên gác thượng lũ mèo kêu ngoao ngoao, tiếng rì rào của mùa xuân xuyên qua những bức tường: những nhũ băng trong như thủy tinh vỡ ra, lớp tuyết đang tan cứ tuột dần từ cái đầu ngựa gỗ trang điểm trên mái nhà xuống, và tiếng chuông nhà thờ vang lên nghe trầm trầm hơn dạo mùa đông. Khi bà tôi đến thăm tôi, tôi để ý thấy hơi thở của bà ngày càng sực mùi rượu vôtka. Sau đó bà tôi bắt đầu mang theo cả một ấm trắng to tướng, giấu dưới giường tôi và nháy mắt bảo tôi:
-Cháu yêu, cháu đừng nói gì với lão quỷ già … bà muốn nói là ông ấy mà.
-Sao bà lại uống rượu?
-Im! Lớn lên rồi cháu sẽ biết… Bà mút vòi ấm tu rượu, đưa ống tay áo lên lau mồm, rồi mỉm cười một cách âu yếm và hỏi tôi:
-Này, cháu yêu, hôm qua bà đã kể cho cháu nghe những gì rồi?
-Kể chuyện bố cháu.
-Đến quãng nào rồi? Tôi nhắc lại. Thế là bà tôi tiếp tục kể, và câu chuyện mạch lạc của bà tôi cứ tuôn mãi ra như những dòng suối nhịp nhàng. Chính bà tôi đã bắt đầu kể chuyện về bố tôi cho tôi nghe. Một hôm không uống rượu, nom có vẻ buồn rầu và mệt mỏi, bà tôi bảo tôi:
-Bà nằm mơ thấy bố cháu, hình như bố cháu đang đi băng qua cánh đồng, tay cầm gậy gỗ hồ đào, vừa đi miệng vừa huýt sáo, một con chó khoang chạy theo sau, lưỡi lè ra. Không hiểu sao dạo này bà bắt đầu nằm mơ thấy Macxim Xapvatêitạ luôn, chắc là linh hồn nó lo lắng không được yên nghỉ… Mấy tối liền, bà tôi kể chuyện bố tôi cho tôi nghe, câu chuyện đó cũng thú vị như mọi chuyện khác mà bà tôi kể. Bố tôi là con một người lính đã đóng đến sĩ quan và bị đày đi Xibêri vì tội đối xử tàn nhẫn với cấp dưới. ở đấy, một nơi nào đó trong vùng Xibêri, bố tôi đã ra đời. Bố tôi đã sống một thời thơ ấu cực nhọc, từ bé bố tôi đã thường bỏ nhà trốn đi. Có lần ông nội tôi đã dẫn chó vào rừng để tìm bắt bố tôi như người ta săn thỏ vậy. Một bận khác tìm được bố tôi, ông tôi đánh cho một trận nên thân, đến nỗi hàng xóm phải giằng lấy bố tôi và giấu biệt đi.
-Thế ra trẻ con bao giờ cũng bị đánh phải không bà?
-Tôi hỏi. Bà tôi thản nhiên đáp:
-Phải. Bà nội tôi chết sớm khi bố tôi hãy còn bé. Khi bố tôi lên chín tuổi thì ông nội tôi cũng mất luôn. Một người thợ mộc là cha đỡ đầu của bố tôi nhận bố tôi đem về nuôi, ghi tên bố tôi vào phường thợ mộc của thành phố Pecmơ và bắt đầu dạy nghề cho bố tôi. Nhưng chẳng bao lâu bố tôi bỏ trốn đi và dắt những người mù lòa đi các hội chợ để kiếm ăn. Năm mười sáu tuổi, bố tôi đến thành phố Nijni và vào làm công cho một người thầu khoán đồ gỗ trên các tàu thủy của Kônạin. Năm hai mươi tuổi thì bố tôi đã trở thành một người thợ mộc chuyên làm hàng quý, thợ trang trí và thợ bọc lành nghề. Xưởng làm việc của bố tôi nằm sát bên khu nhà ông ngoại tôi ở phố Kôvalikha.
-Hàng rào giữa hai nhà thì thấp, mà bọn thanh niên thì táo bạo lắm,
-bà tôi cười và nói.
-Một hôm bà cùng với Varya đang hái phúc bồn tử trong vườn, tự nhiên bố cháu nhảy vọt qua hàng rào làm bà sợ hết hồn. Nó đi giữa vườn táo, dáng người khỏe mạnh, mặc áo sơ-mi trắng, quần nhung, chân đi đất, đầu không đội mũ, mớ tóc dài được khoanh gọn trong một chiếc dây da. Bố cháu tới cầu hôn như thế đấy! Trước đó bà cũng đã có thấy bố cháu, mỗi khi nó đi ngang qua cửa sổ bà lại nghĩ bụng: “Anh chàng này trông khá quá!” Bố cháu đến gần, bà hỏi: “Này, sao anh không đi qua cửa như mọi người mà lại băng hàng rào thế? ” Bố cháu quỳ sụp xuống rồi nói: “Bác Akulina Ivanôpna ạ, con xin thẳng thắn, chân thành đến thưa với bác, con yêu Varya! Bác hãy vì Chúa mà giúp đỡ chúng con, chúng con muốn lấy nhau”. Khi ấy bà sửng sốt quá không nói được một lời. Bà nhìn lại mẹ cháu, con quái ấy nấp sau cây táo, mặt đỏ ửng lên như quả phúc bồn tử, nó ra hiệu cho bố cháu và rưng rưng nước mắt. Bà bảo: “Chao ôi, rõ khổ thân chúng mày! Sao chúng mày lại đâm đầu vào cái chuyện ấy thế? Mày lú lấp ruột gan rồi à, con Vacvara? Còn anh nữa, anh hãy suy nghĩ kỹ đi: anh không sợ với cao quá à?” Dạo đó ông cháu giàu lắm, của cải chưa chia cho con cái, trong tay có bốn tòa nhà, rất nhiều tiền, là một người danh giá.
Cách đấy Bọc thảm, vải, da, giấy bồi… cho đồ gỗ hoặc nhà cửa. ít lâu ông cháu lại được cấp một bộ lễ phục và một chiếc mũ có dải thêu kim tuyến vì ông cháu đã đứng đầu một phường thợ suốt chín năm trời. Hồi ấy ông cháu đang tự cao lắm! Tuy nói vậy nhưng bà sợ run lên, bà thương hại chúng nó quá: trông chúng nó thật là thiểu não. Rồi bố cháu nói: “Con biết là bác Vaxili Vaxiliep sẽ không bằng lòng gả Varya cho con đâu, nên con sẽ bắt cóc Varya, có điều là xin mẹ giúp đỡ chúng con”. Nó còn nhờ tao giúp đỡ nữa kia đấy! Bà đã vung tay định đánh, nhưng bố cháu không buồn tránh: “Mẹ có lấy đá ném con, con cũng xin chịu, miễn mẹ giúp đỡ chúng con là được, dù sao con cũng chẳng chịu lùi đâu!” Lúc đó Vacvara liền đến bên bố cháu, đặt tay lên vai nó rồi nói: “Chúng con đã lấy nhau từ lâu rồi, từ hồi tháng năm kia, chúng con chỉ thiếu có phép cưới ở nhà thờ nữa thôi!” Thế là bà cười phá lên: cha mẹ ôi! Bà tôi cười, toàn thân rung lên, rồi hít thuốc lá, lau nước mắt, thở phào khoan khoái và nói tiếp:
-Cháu chưa hiểu được thế nào là lấy nhau, thế nào là làm phép cưới đâu. Có điều là nếu con gái chưa làm phép cưới mà đã có con thì thật là tai vạ! Cháu nhớ lấy đấy. Lớn lên cháu đừng làm cho bọn con gái lâm vào cái nông nỗi ấy, cháu làm thế là phạm một tội ác tày trời đấy, cô gái sẽ khổ và đứa con sẽ không được pháp luật thừa nhận. Cháu nhớ lấy nhé, cẩn thận đấy! Cháu nên thương đàn bà, thực lòng yêu họ, chớ xem họ như trò chơi, đó là bà khuyên cháu nên ăn ở cho phải đạo! Bà ngồi trầm ngâm, khẽ lắc lư trên ghế, rồi bỗng bà giật mình và nói tiếp:
-Còn biết làm thế nào nữa? Bà bợp cho thằng bố Macxim cháu một cái, và kéo bím tóc con mẹ cháu. Nhưng bố cháu nói rất có lý: “Không phải dùng đánh đập mà dàn xếp được mọi chuyện đâu!” Mẹ cháu cũng bảo: “Mẹ nên liệu xem nên làm gì, rồi có đánh đập gì thì hãy đánh sau!” Bà hỏi bố cháu: “Anh có tiền không?”
-“Có.
-Bố cháu đáp
-Nhưng con đã đem mua nhẫn cho Varya rồi”.
-“Vậy thì anh có được bao nhiêu? Ba rúp ư?”
-“Không, khi ấy con có được ngót một trăm”.
-Thời ấy tiền còn có giá, hàng họ rẻ. Bà nhìn chúng nó, bố mẹ cháu ấy, và nghĩ: thật là đồ trẻ ranh ngu ngốc! Mẹ cháu lại bảo: “Con giấu chiếc nhẫn ở dưới sàn nhà vì sợ bố mẹ nom thấy, có thể đem bán đi được đấy!”
-Hừ, chúng nó thật là trẻ con quá! Nhưng rồi cuối cùng ba mẹ con cũng thỏa thuận với nhau là một tuần nữa sẽ làm phép cưới ở nhà thờ, bà sẽ tự lo liệu với cha cố. Bà khóc ghê lắm, lòng se lại, bà sợ ông cháu, cả Vacvara cũng rất lo. Thế rồi mọi việc đã được quáết định!
-Có điều là bố cháu bị một kẻ đem lòng thù ghét, đó là một gã thợ, một kẻ độc ác, từ lâu hắn đoán biết hết mọi chuyện và để ý theo dõi mấy mẹ con bà. Hôm ấy bà cho cô con gái độc nhất của bà ăn mặc trang điểm những thứ đẹp nhất trong nhà rồi đưa nó ra cổng, một chiếc xe tam mã đang đứng đợi ngoài góc đường, mẹ cháu lên xe, Macxim huýt sáo, và họ lên đường. Bà quay về nhà, nước mắt giàn giụa, đột nhiên bà gặp gã thợ ấy, thằng đê tiện nó bảo: “Tôi là người lương thiện, tôi sẽ không quấy nhiễu đời tư của ai làm gì, nhưng bác Akulina Ivanôpna ơi, bác phải đưa cho tôi năm mươi rúp thì mới yên chuyện được!” Bà thì không có số tiền đó, tính bà không hám tiền, không ký cóp dành dụm; bà không suy nghĩ bảo nó ngay: “Tao không có tiền, và sẽ chẳng cho mày gì đâu!”
-“Bác hứa cũng được!”
-“Cứ hứa bừa đi rồi đào đâu ra mới được chứ?”
-Nó bảo: “Hừ, chồng giàu thế thì khó khăn gì mà không lấy được một ít nhỉ?” Đáng lý bà phải giả vờ mặc cả với nó để giữ chân nó lại, nhưng bà ngốc quá, bà lại đi nhổ toẹt vào mặt nó và đi về! Nó chạy về tới sân nhà trước bà và làm ầm lên! Bà tôi nhắm mắt lại, vừa mỉm cười vừa nói:
-Mãi đến nay bà vẫn còn thấy rợn người khi nhớ lại cái chuyện táo bạo ấy! ông cháu la hét, gầm lên như thú dữ
-Với ông thì chuyện ấy có phải là chuyện đùa đâu ? ông cháu vẫn thường nhìn Vacvara và ra vẻ đắc ý lắm: ta sẽ gả nó cho con nhà quý tộc, cho một lãnh chúa! Vậy mà bây giờ Vacvara đã lấy nhà quý tộc ấy đấy, vị lãnh chúa ấy đấy! Đức Mẹ Đồng trinh biết việc xe duyên kết nghĩa rõ hơn chúng ta nhiều. ông cháu lồng lộn lên giữa sân như người bị thiêu rồi ông ấy gọi thằng Iakôp, Mikhain, cầu cứu cả gã thợ mặt rỗ ấy, và bác đánh xe Klim. Bà thấy ông cháu vớ lấy một quả chùy, cháu biết không, đó là một quả tạ có cán. Còn thằng Mikhailô thì vớ lấy một khẩu súng; hồi ấy nhà có mấy con ngựa rất khỏe, chạy băng và một cỗ xe rất nhẹ. Bà nghĩ bụng: họ đuổi kịp chúng nó mất! Bỗng nhiên thần hộ mệnh của Vacvara mới mách nước cho bà: bà lấy một con dao, ra cứa sợi dây thắng gần càng xe với há vọng là dây thắng sẽ đứt dọc đường. Cơ sự đã xảy ra đúng như thế: càng xe văng ra ở dọc đường, ông cháu, thằng Mikhailô và bác Klim suýt nữa thì mất mạng. Họ phải dừng lại để chữa xe, khi đến nhà thờ thì Varya và Macxim đã làm phép cưới xong và đang đứng ở bậc thềm nhà thờ, nhờ ơn Chúa!
-Cả bọn xông vào, toan giã cho Macxim một trận, nhưng bố cháu rất khỏe, sức lực của nó thật là phi thường! Nó hất thằng Mikhain lăn từ trên bậc thềm xuống trẹo cả cánh tay, bác Klim cũng bị đánh sây sát, còn ông cháu, thằng Iakôp và gã thợ thì sợ quá không dám xông vào.
-Ngay trong cơn giận, bố cháu vẫn không mất bình tĩnh. Nó bảo ông cháu: “Bố bỏ chùy xuống, tôi là người không thích gây gổ, cái gì tôi đã dành được tức là Chúa đã ban cho tôi và không ai có thể tước đoạt được. Tôi chẳng đòi hỏi gì hơn đâu”. Cả bọn lùi lại, ông cháu leo lên xe ngựa và hét: “Vacvara, từ nay thì tao từ mày, mày không phải là con gái tao nữa, và tao không muốn nhìn mặt mày nữa, mày muốn sống thế nào thì sống, có chết đói cũng mặc xác mày”. Về nhà ông cháu đánh bà, chửi bà, bà chỉ biết kêu rên nhưng không nói nửa lời và nghĩ bụng: Mọi việc rồi đâu sẽ lại vào đấy thôi, muốn hay không muốn cũng chẳng được! Sau đấy ông cháu bảo bà: “Này Akulina, bà không còn con gái nữa đâu, bà nhớ lấy nhé!”
Bà lại nghĩ bụng: ông chỉ nói gàn thế thôi, lão già tóc hung ạ, cơn giận cũng giống như băng tuyết, chỉ gặp ngày nắng ấm là tan ngay! Tôi lắng nghe bà tôi một cách say mê chăm chú. Trong câu chuyện của bà tôi có một cái gì làm cho tôi ngạc nhiên. ông tôi kể chuyện làm phép cưới cho mẹ tôi hoàn toàn khác hẳn. ông tôi nhận là ông tôi phản đối câu chuyện cưới xin ấy, và sau khi cưới ông tôi không cho mẹ tôi về nhà, nhưng theo lời ông tôi thì lễ cưới không phải được cử hành vụng trộm như vậy và ông tôi cũng có mặt ở nhà thờ lúc hai người làm phép cưới. Tôi không muốn hỏi bà tôi là ai nói đúng, vì câu chuyện của bà tôi kể hay hơn và tôi thích hơn. Lúc kể chuyện, bà tôi cứ luôn luôn lắc lư người như đang ngồi trên thuyền. Nói đến đoạn nào buồn hoặc khủng khiếp bà tôi lại càng lắc lư mạnh hơn, với tay về phía trước như đỡ lấy một vật gì trong không khí. Bà tôi thường lim dim đôi mắt, và trong những nếp nhăn trên đôi má, thấp thoáng một nụ cười hiền hậu hồn nhiên, hai hàng lông mày rậm như rung lên. Đôi khi sự hiền từ khoan dung đến mù quáng muốn hòa giải hết thảy ấy làm tôi cảm động, nhưng cũng có khi tôi muốn cho bà tôi tức giận, la hét lên.
-Lúc đầu, khoảng hai tuần liền, bà cũng không biết Varya và Macxim ở đâu, sau đó mẹ cháu có nhờ một thằng bé khá lanh lợi đến cáo cho bà biết chỗ ở của bố mẹ cháu. Bà đợi đến thứ bảy giả vờ đi lễ, nhưng kỳ thực là đến thăm bố mẹ cháu! Bố mẹ cháu sống ở xa, tận dốc Xuêtinô. Hai vợ chồng sống trong một gian nhà gỗ. Ngôi nhà chật ních những người thợ khác ở; trong sân đầy rác rưởi, bẩn thỉu và ồn ào, thế mà hai vợ chồng cứ thản nhiên như không, suốt ngày nói nói cười cười, vui đùa như đôi mèo con. Bà đưa đến cho bố mẹ cháu tất cả những thứ gì có thể mang đi được: nào trà, nào đường, nào bột mì và đủ các loại bột, nào mứt, nấm khô và cả một ít tiền nữa, bà không nhớ là bao nhiêu, bà lấy trộm của ông cháu
-người ta có thể ăn cắp, nếu không phải là ăn cắp cho mình! Bố cháu không chịu nhận một thứ gì cả, và giận dỗi bảo: “Chúng con có phải là ăn mày đâu?” Và Vacvara cũng phụ họa theo: “Mẹ mang các thứ ấy đến để làm gì kia chứ? …” Bà mắng: “Thằng ngốc kia, tao là ai? Tao là mẹ mày, còn con ngốc kia, mày có phải là con gái tao không? Chúng mày không được làm phiền lòng tao: hễ khi nào làm cho mẹ ở trên đời này phải đau lòng thì Đức Mẹ trên trời cũng đau khổ khóc than đấy!” Macxim liền nắm lấy tay bà, bế xốc bà lên và nhảy múa khắp gian buồng
-nó khỏe như con gấu ấy! Còn Vacvara thì tỏ vẻ kiêu hãnh vênh vang, nó hãnh diện về bố cháu, như một con bé con hãnh diện về con búp bê mới. Mẹ cháu ngước mắt lên và luôn mồm kể chuyện nhà chuyện cửa nghiêm trang y như là một bà nội trợ thành thạo vậy, trông đến buồn cười! Nhưng đến bữa trà mẹ cháu dọn bánh ngọt ra mời bà, thì đến chó sói nhai món bánh ấy cũng phải gãy răng, còn món phó-mát trắng thì lổn nhổn như lẫn sỏi!
-Tình hình cứ như vậy một thời gian dài, mẹ cháu cũng sắp đến ngày sinh cháu, ông cháu vẫn làm thinh, cái lão quỷ già ấy đến là bướng! Bà thì cứ lén lút tới thăm nom bố mẹ cháu, ông cháu cũng biết đấy, nhưng cứ lờ đi. ông còn cấm cả nhà nhắc đến tên Varya, nên không ai dám nhắc tới, cả bà cũng phải ngậm miệng, nhưng bà biết là tấm lòng của người cha không thể trơ trơ mãi được. Rồi một hôm giờ phút mong đợi ấy đã đến! Đêm đó bão tuyết dữ dội, gió lùa qua cửa sổ ào ào như có đàn gấu muốn xông vào nhà, gió rít lên qua các ống khói, dường như lũ quỷ sứ đã giật đứt xiềng xích trốn khỏi địa ngục. Bà nằm cạnh ông cháu nhưng không ngủ được, bà bảo ông: “Người nghèo khổ đêm nay thật đáng thương, nhưng những người lương tâm có điều gì day dứt không yên lại còn khổ hơn!” Bỗng tự nhiên ông cháu hỏi: “Chúng nó sống ra sao? “
-” m đẹp thôi, bà đáp, chúng nó sống khá lắm!” ông lại hỏi: “Bà có biết tôi hỏi về ai không?”
-“Hỏi chuyện con gái Vacvara với thằng con rể Macxim chứ còn hỏi chuyện ai nữa”.
-“Sao bà lại đoán ra là tôi hỏi chuyện chúng nó?” Bà bảo: “Thôi đi ông, ông đừng giả vờ ngơ ngẩn nữa, cái trò hề ấy kéo dài quá lâu rồi, chẳng hay ho gì đâu!”
-ông cháu thở dài và nói: “Chà, lũ chúng bay là đồ quỷ, đồ quỷ xám!” Rồi ông cháu lại hỏi: “Trông nó có vẻ ngốc, có thật nó là một thằng ngốc, một thằng đại ngốc không?”
-ông nói về bố cháu đấy. Bà mới bảo: “Ai không muốn làm lụng mà chỉ chực ngồi lên cổ kẻ khác ăn bám mới là đồ ngốc, ông hãy xem hai thằng Iakôp và Mikhain đấy, chúng chẳng sống như hai thằng ngốc là gì? Trong nhà này ông xem ai là người làm lụng, ai là người kiếm ra tiền? ông. ông tưởng chúng nó giúp ông nhiều lắm à?” ông liền chửi bà, nào là đồ đê tiện, đồ ngu ngốc, đồ ma cô, bà chẳng biết là những gì gì nữa! Bà cứ lặng thinh. ông cháu bảo: “Sao lại có thể để cho một cái thằng như thế nó bịp được? Chẳng ai biết nó là người như thế nào, ở đâu tới?” Bà vẫn bấm bụng làm thinh. Đến khi ông cháu nói chán chê bà mới bảo: “ạng nên đến thăm chúng nó, xem chúng nó ăn ở ra sao, ông sẽ thấy chúng nó sống ung dung lắm!”
-“Tao mà đến thì quá vinh dự cho chúng nó, cho chúng nó tới đây đã là phúc lắm rồi…”
-Bà khóc nức lên vì sung sướng. ông cháu tháo bím tóc của bà ra, vì ông thích nghịch tóc bà, và khẽ nói: “Đừng khóc nữa, bà ngốc lắm, bà tưởng tôi lòng lim dạ sắt hay sao? ” Cháu thấy không, thời ấy ông cháu là người rất tốt, nhưng chỉ từ khi tự cho mình là thông minh tài giỏi nhất trên đời này thì ông mới sinh ra độc ác và đần độn như thế.
-Thế rồi một bữa chủ nhật, nhân ngày lễ xá tội, bố mẹ cháu đến, cả hai đều gọn gàng sạch sẽ. Macxim tiến đến trước mặt ông cháu, ông cháu chỉ cao ngang vai bố cháu, và nói: “Bố ạ, hãy vì Chúa, bố đừng tưởng con đến để xin của hồi môn đâu; không, con đến chỉ để tỏ lòng tôn kính đối với bố vợ!” Nghe thấy thế ông cháu bằng lòng lắm. ông mỉm cười và nói: “Chà, thật là một thằng xác vâm, thằng tướng cướp! Thôi được, rồi đâu khắc có đó, vợ chồng mày về đây ở với tao!” Macxim cau mày: “Chuyện đó thì tùy ở Varya, con thì thế nào cũng được!” Thế là hai bố con cãi nhau rất găng, chẳng ai chịu nghe ai cả. Bà nháy mắt ra hiệu cho bố cháu và ngầm đá vào chân bố cháu dưới bàn, nhưng bố cháu vẫn cứ theo ý mình! Đôi mắt của bố cháu thật là đẹp, tươi vui, trong sáng; còn cặp lông mày thì đen, hễ mỗi lần bố cháu cau mặt lại thì lông mày như che kín cả mắt, mặt rắn đanh lại như đá, đầy vẻ bướng bỉnh. Những khi đó bố cháu không chịu nghe ai cả, chỉ nghe bà thôi. Bà yêu bố cháu hơn cả con đẻ. Bố cháu cũng biết thế và cũng rất yêu bà! Thỉnh thoảng bố cháu lại ôm ghì lấy bà, có khi nắm chặt lấy tay lôi đi khắp phòng và nói: “Mẹ thực là mẹ đẻ của con, là đất nuôi dưỡng con, con yêu mẹ hơn cả Vacvara!” Mẹ cháu rất tinh nghịch và vui tính bèn xông vào bố cháu và hét tướng lên: “Sao anh lại có thể nói như thế được, đồ tàn nhẫn?”. Mấy mẹ con cùng nô đùa vui vẻ như vậy, sống rất hạnh phúc, cháu yêu của bà ạ! Bố cháu nhảy múa rất giỏi, thuộc toàn những bài hát hay học của những người mù, mà người mù thì chẳng ai hát hay bằng họ.
-Bố mẹ cháu ở trong một căn nhà nhỏ trong vườn; cháu cũng ra đời ở đó, đúng vào giữa trưa, khi bố cháu về ăn trưa. Bố cháu mừng rỡ rối rít cả lên, cuống cuồng như điên, vồn vã vuốt ve mẹ cháu, thằng Đất là mẹ nuôi của người
-Trong các tác phẩm dân gian Nga thường hay ví như vậy, tưởng như đẻ được một đứa con là khó khăn ghê gớm lắm ấy! Bố cháu vác bà lên vai chạy qua sân tìm gặp ông cháu để cáo tin cho ông cháu biết là thêm một đứa cháu nữa của ông ra đời. ông cháu cũng phải bật cười mắng: “Macxim ạ, mày là thằng quỷ sứ!”.
-Các cậu cháu không ưa bố cháu vì bố cháu không uống rượu, lại bạo mồm bạo miệng và nghĩ ra lắm trò tinh quái. Chính vì những chuyện ấy mà bố cháu phải khốn khổ! Một hôm vào tuần chay, trời nổi gió đùng đùng và bỗng thình lình trong nhà vang lên những tiếng rít, tiếng hú kinh khủng. Cả nhà đều hoảng sợ, không biết có chuyện ma quái gì xảy ra thế này? ông cháu cũng mất hồn mất vía, vội vàng sai thắp đèn khắp nơi, chạy lui chạy tới và quát: “Phải cầu kinh đi, phải cầu kinh đi!”. Nhưng tự nhiên tiếng hú im bặt. Cả nhà lại càng sợ hơn. Cậu Iakôp đoán: “Chắc là Macxim lại giở trò đây!” Quả thật, về sau bố cháu thú nhận là đã đem các chai lọ lớn bé đặt ở chỗ cửa sổ lộng gió, gió lùa vào miệng chai, mỗi chai phát ra một thứ tiếng khác nhau. ông cháu đe dọa: “Những trò đùa ấy rất có thể làm cho mày lại trở về Xibêri đấy, Macxim ạ!”.
-Có một năm, trời rét như cắt thịt, chó sói mò cả vào thành phố, khi thì chúng bắt chó, khi thì chúng làm cho ngựa phát hoảng lên, có lần chúng ăn thịt một người gác cổng say rượu, thành phố nhốn nháo cả lên vì cái nạn chó sói! Bố cháu vác khẩu súng săn, đi đôi thanh gỗ trượt tuyết, đêm đến mò ra đồng, thế rồi thấy bố cháu vác chó sói về, khi thì một con, khi thì hai con. Bố cháu đem lột da, thuộc đầu sói, lắp vào đó một đôi mắt giả bằng thủy tinh
-trông đến là khéo! Một hôm cậu Mikhailô ra ngoài đi giải, bỗng dưng nó chạy bổ trở vào, tóc gáy dựng lên, mắt trợn ngược, cổ họng tắc không nói được một lời. Quần nó tụt xuống, nó vướng chân ngã sấp xuống, mồm thì thầm: “Chó sói!”.
Mọi người ai gặp gì vớ nấy, chạy ùa cả ra đầu nhà, mang theo đèn, nến sáng trưng. Quả thực có một con sói từ trong hòm gỗ nhô đầu ra! Thế là mạnh ai người ấy đánh, bắn, con sói vẫn cứ trơ trơ ra! Xem kỹ lại thì té ra đó chỉ là một bộ da và cái đầu sói rỗng, hai chân trước được đóng đinh chặt vào chiếc hòm! Hôm ấy ông cháu giận Macxim thật sự. Thế rồi thằng Iakôp cũng bắt chước bố cháu: bố cháu dùng bìa cứng làm đầu người, cũng đủ mắt, mũi, miệng, lấy xơ đay giả làm tóc, rồi nó với thằng Iakôp rủ nhau đi khắp các phố, thò cái mặt nạ gớm ghiếc ấy vào cửa sổ nhà người ta, cố nhiên là ai cũng hoảng hồn, kêu la ầm ĩ. Đêm đêm chúng lại khoác vải trải giường đón đường dọa cả cha cố, ông ta chạy vào vọng gác của cảnh sát, người gác cũng hoảng hốt kêu cứu ầm lên. Chao ôi, chúng bày đặt ra không biết bao nhiêu là trò tai quái, không sao bảo được chúng nó. Bà đã nhiều lần bảo chúng bỏ những trò đùa ấy đi. Varya cũng can, nhưng chúng có chịu thôi cho đâu! Macxim còn cười: “Được xem thiên hạ hoảng hồn mà chạy bán sống bán chết vì một cái trò bố láo, thú vị lắm!” Nói với nó cũng bằng thừa…
-Cũng vì những trò tinh nghịch ấy mà về sau bố cháu suýt mất mạng: cậu Mikhain giống ông cháu, hay giận, hay thù vặt, nó nghĩ cách hại bố cháu. Một tối đầu mùa đông bốn người đi chơi về: Macxim, hai cậu cháu và một người phụ lễ
-về sau hắn ta bị đuổi vì đã đánh chết một người đánh xe ngựa. Họ từ phố Iamxkaia về và các cậu cháu rủ bố cháu đến đầm Điukôp nói là để trượt băng như bọn trẻ con vẫn chơi, đến đó họ đẩy Macxim xuống một cái hố đục giữa lớp băng trên mặt đầm. Bà đã kể cho cháu nghe chuyện ấy rồi.
-Sao các cậu lại ác thế hở bà?
-Không, chúng nó không ác đâu,
-bà tôi thản nhiên trả lời và hít thuốc lá.
-Chúng chỉ là những đứa ngu ngốc mà thôi! Thằng Miska là một đứa láu cá nhưng ngu xuẩn; còn Iakôp thì chỉ là một đứa ngờ nghệch, thế thôi… Bị đẩy xuống nước, bố cháu cố ngoi lên, bám lấy miệng hố; chúng đánh vào tay bố cháu, dùng gót giày giẫm lên những ngón tay bố cháu.
Cũng may là bố cháu thì tỉnh, còn các cậu cháu thì say rượu. Nhờ Chúa phù hộ, bố cháu duỗi người ra được, nằm nép dưới lớp băng, ngửa mặt lên giữa hố để thở, nên các cậu cháu không với tới được. Chúng ném băng vụn vào đầu bố cháu một lúc và cho rằng bố cháu sẽ chết đuối nên bỏ đi! Nhưng bố cháu bò lên được và chạy đến đồn cảnh sát. Đồn cảnh sát ở cạnh đấy, ngay trên quảng trường. Viên cảnh sát khu biết bố cháu và cũng biết cả nhà ta, lão mới hỏi đầu đuôi câu chuyện xảy ra như thế nào. Bà tôi làm dấu và nói với một vẻ biết ơn:
-Lạy Chúa cho Macxim Xapvatêiô được hưởng phúc đời đời, nó xứng đáng được như thế! Bố cháu không hé răng kể với đồn cảnh sát một tí gì! Bố cháu bảo: “Tôi say rượu nên đi lạc ra đầm và sẩy chân ngã xuống hố”. Viên cảnh sát bảo: “Nói láo, anh có uống rượu bao giờ đâu!” Rồi người ta lấy rượu xoa nóng người bố cháu, mặc quần áo khô cho bố cháu và khoác áo tulup cho rồi đưa bố cháu về nhà. Viên cảnh sát và hai người nữa cùng đi theo. Lúc ấy Iaska và Miska chưa về đến nhà, còn đang la cà ở các quán rượu nói xấu bố mẹ chúng. Bà và mẹ cháu nhìn Macxim, mãi mới nhận ra được: người bố cháu đỏ tía, ngón tay giập nát, ứa máu, tóc bên thái dương trăng trắng như có tuyết bám, nhưng tuyết ấy không tan, tóc bố cháu đã bạc rồi! áo bằng da cừu, lông ở mặt trong -áo mùa đông của nông dân Nga. -Vacvara hét váng lên: “Họ làm gì anh thế này?”. Viên cảnh sát dò xét tất cả mọi người, căn vặn, bà cảm thấy có việc chẳng lành gì đây! Bà để Varya ra đối phó với viên cảnh sát, còn tự mình thì đến hỏi khẽ Macxim: có chuyện gì xảy ra thế? Bố cháu thì thầm: “Mẹ ra đón Iaskôp và Mikhain, khi chúng nó về thì dặn chúng nó rằng viên cảnh sát có hỏi thì khai là chúng nó chia tay với con ở phố Iamxkaia, rồi đến nhà thờ Pôkrôpka, còn con thì rẽ sang đường Priađinnưi. Đừng nói nhầm, nếu không thì lôi thôi to với cảnh sát đấy!”. Bà đi tìm ông cháu và bảo: “ông dậy đi và sang tiếp chuyện lão cảnh sát, còn tôi phải ra cổng chờ chúng nó về”. Rồi bà kể cho ông nghe câu chuyện tai vạ ấy. ông cháu vừa mặc áo vừa run nói lẩm bẩm: “Tôi đã biết mà! Tôi đã chờ đợi chuyện này mà!”
-Nói thế thôi chứ ông ấy có biết gì đâu! Bà ra đón, gặp các cậu cháu về, tát cho mỗi đứa một cái. Thằng Miska sợ quá liền tỉnh rượu ngay, còn thằng Iasenka thì tội nghiệp, líu cả lưỡi, nói lí nhí: “Con chẳng biết gì hết, Mikhailô gây ra cả đấy chứ! Anh ấy là đầu têu!” Phải nói mãi viên cảnh sát mới chịu nghe
-lão ấy là người tốt! Nhưng lúc ra về lão ấy bảo: “Coi chừng đấy, nếu nhà này có xảy ra tai họa gì thì tôi sẽ tìm ra ngay thủ phạm đấy!” ông cháu đến bên Macxim và nói: “Cảm ơn con, người khác mà ở địa vị con thì họ không làm thế đâu, tao biết điều đó lắm! Và cảm ơn con, con gái của bố, con đã tìm cho nhà ta một chàng rể hiền!”. ông ngoại cháu hễ lúc nào hứng lên thì nói rất hay, chỉ có sau này vì ngu xuẩn nên ông mới khóa chặt lòng mình lại.
Mọi người đi ra cả, chỉ còn lại ba người, bà và bố mẹ cháu, bố cháu mới khóc và nói như mê sảng: “Sao họ lại đối xử với tôi như vậy, tôi có điều gì không nên không phải với họ đâu? Mợ ơi, sao họ lại làm thế?” Bố cháu không gọi bà là mẹ, mà gọi là mợ như trẻ con ấy, mà kể ra thì tính tình bố cháu cũng chẳng khác gì một đứa trẻ. “Sao họ lại làm thế?”
-Bố cháu nhắc lại. Bà khóc nức nở, còn biết làm thế nào nữa. Iakôp và Mikhailô dầu sao cũng là con bà, bà thương hại chúng nó! Mẹ cháu giật đứt hết cả khuy áo, ngồi đấy, đầu tóc rối bù như vừa đánh nhau xong, gầm lên: “Ta phải đi khỏi nơi này thôi, Macxim ạ! Anh em mà như kẻ thù ấy, em sợ họ lắm, ta đi thôi!” Bà phải quát mẹ cháu: “Đừng đổ thêm dầu vào lửa nữa, thế cũng đã đủ để đốt cháy rồi!” ông cháu bắt các cậu cháu phải vào xin lỗi, mẹ cháu nhảy xổ đến tát vào mặt thằng Miska: này xin lỗi này! Còn bố cháu trách: “Sao các cậu lại làm thế? Các cậu có biết là vì các ở đây trong nguyên bản dùng chữ “mama” là tiếng trẻ con thường dùng để gọi mẹ cho ngắn gọn, đáng lẽ phải gọi là “mamasa” cũng có nghĩa là mẹ, nhưng là cách xưng hô thân mật của người Nga. Chúng tôi tạm chuyển sang tiếng Việt như vậy, tuy chưa được thích hợp lắm. cậu tôi có thể trở thành người tàn tật suốt đời không? Mất hai bàn tay thì còn làm ăn gì được nữa?” Cuối cùng, chúng nó gượng gạo làm lành với nhau. Bố cháu ốm liệt giường gần bảy tuần lễ, và luôn mồm bảo: “Chà, mợ ơi, mợ đi với chúng con đến thành phố khác đi, ở đây chán lắm!” ít lâu sau có dịp, bố cháu dọn đi Axtrakhan. Hồi ấy vào mùa hè, ở đấy người ta đang sửa soạn đón rước Nga Hoàng; bố cháu được giao cho việc xây dựng cổng chào. Bố mẹ cháu đi chuyến tàu thủy đầu tiên: bà chia tay bố mẹ cháu mà tim thắt lại, bố cháu cũng buồn rười rượi và khẩn khoản bảo bà cùng đi về Axtrakhan. Còn Vacvara thì sung sướng lắm, vui ra mặt, đồ không biết ngượng… Và bố mẹ cháu ra đi… Thế là hết… Bà tôi uống một ngụm rượu vôtka, rít thuốc lá và nói tiếp, đăm chiêu đưa mắt nhìn qua cửa sổ ngắm bầu trời xanh xám:
-Phải, tuy bà và bố cháu không cùng máu mủ, nhưng lòng dạ rất giống nhau… Đôi lúc, bà tôi đang kể chuyện thì ông tôi bước vào. ông tôi ngẩng bộ mặt giống như con chồn hôi lên, phồng chiếc mũi nhọn đánh hơi, ngó bà tôi với một vẻ nghi ngờ, lắng tai nghe câu chuyện của bà tôi và lẩm bẩm:
-Lại những chuyện xuẩn ngốc của bà… Đột nhiên ông tôi hỏi tôi:
-Lêcxây, bà mày uống rượu đấy à?
-Không ạ.
-Mày nói láo, nhìn mắt mày tao đủ biết. Rồi ông tôi ngập ngừng bước đi. Bà tôi nhìn theo nháy mắt và nói một câu pha trò:
-ông đi đi cho được việc, ngựa thì làm sao mà dọa nổi… Một hôm, ông tôi đứng giữa phòng, nhìn xuống sàn nhà và hỏi khẽ:
-Bà nó này!
-Gì?
-Bà có biết công việc ra sao rồi không?
-Có.
-Bà nghĩ thế nào?
-Cái số nó thế, ông ạ! ông có nhớ xưa kia ông vẫn nói rằng phải là một quý tộc đấy không?
-Có.
-Thì đấy, gã quý tộc của ông đấy.
-Nghèo rớt mùng tơi.
-ồ, đấy là chuyện của con Vacvara! ông tôi đi ra. Cảm thấy lo lắng, tôi hỏi bà tôi:
-ông bà nói chuyện gì đấy?
-Cái gì cháu cũng muốn biết cả,
-bà tôi vừa lầm bầm vừa đưa tay xoa xoa chân tôi.
-Còn bé mà cái gì cũng biết cả thì lớn lên còn gì mà hỏi nữa?…
-Rồi bà tôi lắc đầu cười.
-Chà! ông ơi, ông ơi, ông chỉ là một hạt bụi nhỏ trước mắt Chúa mà thôi. Liônka, cháu đừng nói với ai điều này nhé: ông cháu đã bị phá sản sạch sành sanh rồi! ông ấy giao một số tiền rất lớn, hàng mấy nghìn rúp cho một lão quý tộc, và lão ta vừa bị vỡ nợ… Bà tôi mỉm cười, ngồi im lặng hồi lâu, đăm chiêu suy nghĩ, khuôn mặt to lớn của bà tôi cau lại, tối sầm và trở nên u buồn.
-Bà nghĩ gì thế? Bà tôi giật mình:
-à, bà nghĩ về câu chuyện sắp kể cho cháu nghe. Chuyện Epxtinhê, cháu có muốn nghe không? Chuyện thế này: Xưa có lão phụ lễ Epxtinhê, Tự cho mình thông minh nhất bậc. Từ giáo sĩ lẫn các nhà quý tộc, Đến lũ chó săn lão luyện cũng không bằng! Như con gà tây, lão đi lại vênh vang, Ví mình như chim Siren tuyệt mỹ. Lão la mắng láng giềng ầm ĩ, Rằng thế này, rằng thế nọ, thế kia… Nhìn nhà thờ, lão bảo: thấp ghê! Ngắm đường phố, lão kêu: hẹp quá! Quả táo chín, lão chê: chưa đỏ! Mặt trời lên, lão gắt: sớm chưa? Ai bảo gì lão cũng phán bừa: Bà tôi phùng má, trợn mắt, khuôn mặt hiền hậu của bà tôi lúc này trông đần độn, buồn cười, bà kể tiếp, giọng trầm, lè nhè:
-ồ, cái này có gì là lạ? Ta có thể làm hơn thế nữa, Nhưng ta đây chẳng có thì giờ. Ngừng một lát bà tôi mỉm cười khe khẽ kể tiếp: Và thế rồi đâu bỗng một đêm kia Lũ quỷ kéo đến nhà lão, la hét:
-Này, thầy sáu, ở đây lão không thích, Vậy xin mời lão tếch xuống âm tá, Than đỏ lửa hồng rực rỡ mê lá! Lão phụ lễ mũ chưa kịp đội Lũ quỷ đã kéo lão đi vội Chúng vừa cù, vừa thét, vừa lôi. Hai quỷ con leo tót lên vai, ấn lão ngã xuống lò lửa cháy.
-Epxtinhê, lão có vui lòng ở với chúng tớ không đấy? Trong thần thoại Há Lạp, những nhân vật hoang đường hình chim, đầu và ngực đàn bà, tay cầm một chiếc thụ cầm; giọng hát của nó rất êm ái và quyến rũ những người đi biển làm cho họ đâm tàu vào đá ngầm. Lão cháy sém hết người, đảo mắt nhìn quanh, Chống nạnh ngang hông, lão đứng tay khuỳnh, Bĩu môi, lão kiêu ngạo nói:
-Chốn địa ngục các anh sao mà khói thế! Bà tôi kết thúc câu chuyện bằng một giọng lè nhè, ề à. Rồi bà tôi thay đổi nét mặt, khe khẽ cười và giải thích cho tôi:
-Lão Epxtinhê ấy không chịu thua, vẫn khăng khăng bướng bỉnh, giống như ông cháu ấy! Thôi, cháu ngủ đi, khuya rồi… Mẹ tôi ít khi lên thăm tôi, có lên thì cũng không nán lại lâu, nói ít, vì lúc nào mẹ tôi cũng vội vội vàng vàng. Tôi thấy mẹ tôi hình như ngày càng xinh ra, ăn mặc diện hơn, nhưng ở mẹ tôi, cũng như ở bà tôi, tôi cảm thấy có cái gì khang khác, mà ai cũng cố giấu tôi, tôi chỉ cảm thấy thế và đoán thế thôi. Những câu chuyện cổ tích của bà tôi càng ngày tôi càng ít thấy thích, cả đến những câu chuyện về bố tôi mà bà tôi thường kể cũng không làm cho tôi dịu bớt nỗi lo lắng mơ hồ nhưng ngày càng tăng lên trong lòng. Tôi hỏi bà tôi:
-Tại sao vong hồn bố cháu lại không yên, hở bà?
-Bà biết làm sao được?
-Bà tôi lim dim mắt trả lời.
-Đó là việc của Chúa, chúng ta không hiểu được… Đêm đêm, những khi không ngủ được, nhìn qua cửa kính màu xanh, tôi ngắm nhìn những vì sao lênh đênh trôi chầm chậm trên trời, và tôi tưởng tượng ra lắm chuyện buồn mà vai chính bao giờ cũng là bố tôi. Lúc nào tôi cũng thấy bố tôi đi đâu ấy, lủi thủi một mình, tay chống gậy, có một con chó xồm lẽo đẽo theo sau…

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.