Tốc Độ Của Niềm Tin

Chương 3. BỐN YẾU TỐ CỐT LÕI CỦA SỰ TÍN NHIỆM



Đã đến lúc vai trò lãnh đạo cần phải đổi khác, phải đáng tin cậy… Cụ thể, đó là sự tín nhiệm, lời nói phải đi đôi với hành động.

– Anne Mulcahy, Chủ tịch kiêm CEO, Xerox

Hãy tưởng tượng bạn đang có mặt trong một phiên tòa. Bạn được triệu tập đến với tư cách là một nhân chứng về mặt chuyên môn, và luật sư bên nguyên đơn đang thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng bạn là một nhân chứng đáng tin cậy. Vị luật sư sẽ phải chứng minh điều gì?

Trước hết, bạn là một người chính trực, bạn luôn trung thực và kiên định, được biết đến về tính trung thực và không biết nói dối.

Thứ hai, bạn là người có mục đích sống che cho ai, bạn không có động cơ hay ý đồ tòa. rõ ràng, bạn không lừa gạt hay bao đen tối để làm sai lệch lời khai trước

Thứ ba, bạn có những chứng nhận xuất sắc về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn được yêu cầu làm nhân chứng.

Thứ tư, bạn có nhiều thành tích tốt, chứng tỏ được năng lực của mình trong nhiều tình huống trong quá khứ, làm việc có kết quả và có lý do xác đáng để tin rằng hiện tại bạn cũng vẫn làm được như thế.

Bây giờ đến lượt luật sư bào chữa cho bị cáo đứng lên cố gắng thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng bạn là người không đáng tin cậy. Vị luật sư này sẽ phải chứng minh điều gì? Tất nhiên ông ấy phải chứng minh những điều ngược lại.

Ông ấy sẽ đặt nghi vấn có thể bạn là người không chính trực, bạn không trung thực hay trước đây đã từng nói dối, hoặc bạn là người có tính khí thất thường khiến lời khai của bạn không đáng tin cậy, hoặc bạn có những ý đồ đen tối hay có động cơ riêng để đưa ra những lời khai có lợi cho bên nguyên; hoặc bạn không có đủ chứng nhận về chuyên môn; hoặc thành tích chuyên môn của bạn không đủ sức thuyết phục, bạn không chứng tỏ được năng lực để đánh giá các sự kiện cần bạn chứng thực.

Như nhiều bạn bè luật sư của tôi khẳng định, trong trường hợp này, về cơ bản người ta sẽ tập trung xem xét bốn khía cạnh sau: sự chính trực, ý định, năng lực và kết quả của bạn. Sự đáng tin cậy của bạn, dù với tư cách là một nhà chuyên môn làm vai trò nhân chứng, hay một cá nhân, một nhà lãnh đạo, một gia đình, một tổ chức đều phụ thuộc vào bốn yếu tố này. Sự đáng tin cậy rất quan trọng đối với một vụ kiện, đặc biệt trong những trường hợp thiếu chứng cứ xác thực, điều này nói lên rằng phán quyết của tòa án tùy thuộc rất lớn vào mức độ tin cậy của các lời khai trước tòa.

Tại tòa án hay trong cuộc sống, có rất nhiều điều phụ thuộc vào việc bạn có đáng tin cậy hay không. Ví dụ, trong cuộc điều tra của Chính phủ Mỹ vào năm 2005 về vụ giao dịch bảo hiểm của AIG với General Re (công ty con của Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffett), rõ ràng đạo đức và sự chính trực của Warren Buffett đã giúp ông được mọi người tin là vô tội thậm chí trước khi các chi tiết liên quan đến vụ giao dịch này được công bố. Một giáo sư đạo đức học tại Trường Kinh doanh Wharton phát biểu: “Xét thành tích trong quá khứ của Warren Buffett, tôi dễ dàng tin rằng ông ấy vô tội”. Một CEO khác nói: “Đây là một người rất giàu có và nổi tiếng đến mức mọi điều về ông ấy đều được công chúng biết đến. Ông ấy không chỉ là một người có uy tín lớn mà là một chuẩn mực”. Có thể nói, Buffett là người có được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối từ mọi người.

Tôi chưa từng bị từ chối giao kết chỉ vì tôi thiếu sự tín nhiệm của bản thân.

– JON HUNTSMAN, CHỦ TỊCH HUNTSMAN CORP.

Bạn có đáng tin cậy với bản thân và người khác?

Làn sóng Niềm tin thứ nhất – Niềm tin vào chính mình – cũng chính là sự tín nhiệm. Đó là việc xây dựng tính chính trực, mục đích, khả năng và thành tích để làm cho bạn trở thành người đáng tin cậy đối với bản thân mình và với người khác. Điều này có thể rút gọn bằng hai câu hỏi đơn giản: 1) Bạn có tin vào bản thân mình không? và 2) Bạn có được người khác tin cậy không?

Khi nói về niềm tin vào bản thân, người ta thường nghĩ đến những điều rất nhỏ. Tôi nhớ lại giai đoạn 5 tháng bận rộn nhất trong cuộc đời tôi, trong thời gian đó, đêm nào tôi cũng phải thức đến 2-3 giờ sáng để hoàn thành công việc. Tôi thường đặt đồng hồ báo thức để dậy tập thể dục, nhưng khi chuông reo, tôi chỉ có thể đủ sức vươn dậy tắt chuông và… ngủ tiếp. Tôi tự thanh minh rằng tôi cần ngủ hơn cần tập thể dục.

Cứ như vậy sau một thời gian, tôi bắt đầu suy nghĩ, tại sao mình lại đặt đồng hồ báo thức sớm như vậy? Hành động này có nguy cơ biến thành thói quen xấu và cứ như một trò đùa.

Cuối cùng, tôi quyết định thay đổi phương pháp. Thay vì dùng chuông đồng hồ báo thức mỗi sáng làm thời điểm để tôi quyết định có dậy hay không, tôi sẽ quyết định điều đó ngay từ đêm trước. Từ đó trở đi, một khi đã đặt chuông báo thức, tôi luôn thức dậy đúng giờ để tập thể dục, bất kể tôi có ngủ ít đến đâu.

Bằng cách đó, tôi không sợ bị mất dần niềm tin vào chính mình. Mặc dù ví dụ này nghe khá vụn vặt, nhưng lại rất có ý nghĩa đối với tôi trong việc xây dựng niềm tin vào bản thân mình.

Kết quả khảo sát cho thấy nhiều người trong chúng ta không theo đến cùng mục tiêu đã đặt ra hoặc không giữ lời hứa hay cam kết đối với bản thân. Chẳng hạn, có đến gần một nửa dân chúng Mỹ đặt ra nhiều mục tiêu vào đầu năm mới, nhưng theo kết quả khảo sát thì chỉ có 8% trong số họ quyết tâm thực hiện đến cùng.

Hậu quả sẽ ra sao nếu chúng ta thường xuyên xem nhẹ và không thực hiện quyết tâm của bản thân? Chắc chắn nó sẽ làm mất dần sự tín nhiệm vào bản thân chúng ta. Chúng ta có thể vay mượn sức mạnh từ địa vị hay sức mạnh của tổ chức, nhưng đó không phải sức mạnh thực sự của chúng ta và mọi người đều nhìn thấy rõ điều đó. Và dù chúng ta có nhận thức được điều đó hay không, nó vẫn gây ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng của chúng ta.

Thiếu niềm tin vào chính mình sẽ làm chúng ta mất niềm tin vào người khác. Hồng Y de Retz nói rằng: “Ai không tin vào bản thân sẽ không bao giờ thực sự tin vào người khác”.

Điều đáng mừng rút ra từ những điều trên là bất cứ khi nào chúng ta đặt ra cam kết với bản thân hay mục tiêu hành động và thực hiện được những điều đó, chúng ta sẽ trở nên đáng tin cậy hơn. Càng thực hiện điều này thường xuyên, chúng ta càng thêm tự tin rằng chúng ta có khả năng thực hiện mọi cam kết, từ đó chúng ta càng tin vào bản thân hơn.

Tin vào chính mình là bí quyết đầu tiên của sự thành công… là phẩm chất cốt lõi của bậc anh hùng.

– RALPH WALDO EMERSON

Trở lại vấn đề làm thế nào để được người khác tin cậy, tôi muốn chia sẻ với các bạn một kinh nghiệm của cha tôi vài năm trước tại một cửa hàng quần áo nam ở Canada. Lần ấy, ông được người quản lý cửa hàng và một nhân viên tập sự đón tiếp. Khi ông đang cân nhắc giá cả của một chiếc áo khá đắt tiền, ông đề cập đến việc phải trả thêm thuế nhập khẩu trên giá trị chiếc áo đó khi mang nó về Mỹ.

– Ông không phải bận tâm về thuế nhập khẩu. – Người quản lý cửa hàng cười nói.

– Ông cứ mặc vào người.

– Ông nói sao? – Cha tôi kêu lên.

– Ông cứ mặc áo vào! – Người quản lý nhắc lại. – Thế là ông khỏi phải kê khai đóng thuế.

– Nhưng tôi phải ký vào tờ khai hải quan, tôi phải kê khai những thứ đã mua và mang về nước.

– Ông đừng kê khai nó, ông cứ mặc vào người, – người quản lý nhắc lại, – và đừng bận tâm về thuế nữa.

Cha tôi im lặng một lúc rồi bảo:

– Nói thật với anh, tôi không lo lắm về việc phải đóng thuế bằng lo cho nhân viên bán hàng mới đang được anh huấn luyện ở đây. Cậu ấy đang quan sát anh, đang học hỏi ở anh, và cậu ấy sẽ nghĩ gì khi anh giao nhiệm vụ cho cậu ấy? Cậu ấy có thật sự tin tưởng anh sẽ quản lý và đánh giá cậu ấy một cách trung thực không?

Bạn có hiểu vì sao các nhân viên không tin vào người quản lý của họ không? Phần lớn việc đánh mất niềm tin trong tổ chức không phải do các vụ bê bối lớn dễ thấy như vụ Enron và WorldCom, mà chính những việc nhỏ nhặt xảy ra vào một ngày nào đó, hay một hành động kém cỏi hoặc thiếu trung thực sẽ làm xói mòn dần niềm tin của họ.

Không nên xem thường những việc nhỏ. Chẳng hạn, khi có ai đó gọi điện xin gặp giám đốc mà người trợ lý lại trả lời rằng ông ấy đang bận họp, trong khi sự nhặt nhưng vấn đề là thật không phải như vậy. Đó chỉ là điều nhỏ các nhân viên của bạn đều nhận thấy.

– FRANK VANDERSLOOT, CHỦ TỊCH KIÊM CEO, MELALEUCA

Những hành vi làm suy giảm niềm tin như vậy tác động như thế nào đến tính hiệu quả của một tổ chức, đến sự thỏa mãn trong công việc và sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức? Tổ chức sẽ phải chịu tổn phí gì do hậu quả của những hành vi này và tốc độ thực hiện công việc sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Ngược lại, kết quả sẽ tốt đẹp thế nào nếu bạn bổ nhiệm những người đáng tin cậy vào các vị trí mà mọi người có thể tín nhiệm?

Một công trình nghiên cứu của một công ty tư vấn hàng đầu cho thấy khả năng xây dựng uy tín cá nhân là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai của người lãnh đạo. Đáng chú ý là, Trường Kinh doanh của Đại học Harvard yêu cầu những người viết thư tiến cử các sinh viên tiềm năng vào trường phải nêu rõ ba tiêu chuẩn quan trọng. Một trong ba tiêu chuẩn đó là:

Trường Kinh doanh Harvard cam kết đào tạo những nhà lãnh đạo xuất sắc có khả năng truyền cảm hứng niềm tin và sự tin tưởng cho người khác. Xin quý vị vui lòng cho nhận xét về tư cách của ứng viên trong tổ chức của bạn cũng như trong cộng đồng (ví dụ, sự tôn trọng người khác, lòng trung thực, tính chính trực, sự đáng tin cậy đối với hành vi của bản thân) – và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý khác.

Cách duy nhất để xây dựng niềm tin trong công việc hay trong các mối quan hệ cá nhân là hãy trở thành con người đáng tin cậy.

– GERARD ARPEY, CEO, AMERICAN AIRLINES

Nên nhớ rằng chúng ta có nhiều cách để trở nên đáng tin cậy. Chúng ta có thể chọn cách tăng cường sự tín nhiệm từ trong ra ngoài vốn tác động đến mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta – cũng như cuộc sống của người khác.

Bạn đáng tin cậy đến mức nào?

Trong các chương trình phục vụ khách hàng tại chỗ, chúng tôi thường cho các học viên làm một bài tập riêng cho từng người và có chuẩn bị trước. Chúng tôi đưa cho họ những tấm thẻ có dán hình những người làm việc với họ và yêu cầu họ phân loại nhanh thành hai nhóm: “Tôi có thể tin người này” hay “Tôi không thể tin người này”. Đối với các nhân viên mới, chúng tôi cho họ thêm khả năng thứ ba: “Tôi không biết nhiều về người này để có thể quyết định có tin họ được hay không”.

Điều rất thú vị là những học viên đưa ra quyết định về vấn đề này rất nhanh. Khi nhìn vào ảnh, hầu hết mọi người đều có cảm nhận được ngay họ tin hay không tin người trong ảnh. Điều thú vị khác là trong hầu hết các trường hợp, cùng một người sẽ được tất cả mọi người cho là đáng tin cậy hay không đáng tin cậy.

Bạn hãy thử nghĩ về những người bạn quen biết, lần lượt từng người một. Bạn sẽ đưa ảnh của họ vào nhóm nào? Vì sao?

Bây giờ đến câu hỏi khó hơn: nếu ảnh của bạn nằm trong tập ảnh được chuyển đến tay những người quen biết bạn, họ sẽ phân loại ảnh của bạn vào nhóm nào? Và vì sao?

Như tôi đã nói trong phần đầu của chương này, có bốn yếu tố tạo nên sự tín nhiệm. Trước khi chúng ta bàn sâu hơn, bạn có thể muốn thử trả lời bảng câu hỏi tự đánh giá bản thân sau đây để giúp bạn xác định mình đang ở đâu trong từng lĩnh vực chúng ta đang xem xét.

Tôi muốn nói trước với bạn rằng những câu hỏi này rất thách đố, đòi hỏi sự tự vấn lương tâm chân thành và sự tự đánh giá sâu sắc. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ những yếu tố cơ bản của uy tín cá nhân, đánh giá bạn còn thiếu sót ở mặt nào, và nên tập trung nỗ lực vào đâu để có được những kết quả lớn nhất. Chính việc trả lời trung thực những câu hỏi này sẽ giúp bạn càng tín nhiệm mình hơn.

Khi bạn đọc từng phần của bảng khảo sát, hãy khoanh tròn vào con số mô tả đúng nhất theo đánh giá của bạn: điểm 1 có nghĩa là bạn giống hệt với những gì được mô tả ở cột bên trái; điểm 5 nếu bạn cho rằng nội dung ở cột bên phải mô tả đúng nhất theo đánh giá của bạn, các điểm còn lại 2, 3, 4 là các mức độ trung gian giữa hai nội dung của hai cột trên(3).

PHẦN MỘT
Đôi khi tôi biện minh cho việc “nói dối vô hại”,
nói sai lệch về đối trung thực trong mọi con                                  Ở mọi mức độ, tôi luôn tuyệt quan
người hay hoàn cảnh, hoặc nói sai sự thật để                                     hệ tương tác với người khác.
đạt được kết quả mong muốn.

Đôi khi điều tôi nói khác với điều tôi nghĩ,                                 Tôi luôn nói và làm đúng với suy
hoặc hành động không phù hợp với giá trị đạo                                nghĩ và cảm nhận của mình; và đã
đức của tôi.                                                                                                         nói là làm.

Tôi không hiểu rõ các giá trị của tôi. Tôi khó có                            Tôi có các giá trị của riêng tôi và sẵn
thể bảo vệ điều gì khi người khác không đồng                            sàng bảo vệ lập trường của mình.
ý.

Điều khó khăn đối với tôi là phải thừa nhận                               Tôi chân thành cởi mở tiếp thu
những tư tưởng mới và suy xét lại
ngườ i khác đúng, hay có một căn cứ thuyết                             mọi vấn đề hay thậm chí xác định lại

phục khiến tôi phải thay đổi ý kiến.                                                          các giá trị đạo đức của mình.

Tôi luôn có thể đưa ra và thực hiện
Tôi luôn thấy khó khăn trong việc lập và thực                           các cam kết đối với bản thân cũng
hiện các mục tiêu hay các cam kết cá nhân.                                         như với người khác

Tổng số điểm của Phần Một—————-(tối đa 25)

PHẦN HAI
Tôi thật sự không quan tâm nhiều đến người khác,                                Tôi thực lòng quan tâm đến
trừ những người thân thiết nhất của tôi. Tôi khó                                người khác và đặc biệt quan tâm
lòng quan tâm đến những gì không liên quan đến                                  đến sự an vui của họ.
những thách thức trong cuộc sống của tôi.

Tôi không suy nghĩ nhiều về lý do hành động của                        Tôi nhận thức rõ và luôn hoàn                                                                                                                                       thiện các động cơ của mình để
mình. Tôi rất ít khi (hoặc không bao giờ) cố gắng                    tin chắc rằng tôi luôn làm điều
đi sâu vào nội tâm để hoàn thiện các động cơ trong                         đúng với những lý do chính

cuộc sống của mình.                                                                                     đáng.

Tôi chủ động tìm kiếm giải pháp

Trong quan hệ với người khác tôi luôn chú trọng                    để mọi người tham gia có cơ hội
việc đạt được điều mình muốn.                                                            cùng thắng.

Qua những việc tôi làm, người

Căn cứ vào lối cư xử của tôi, mọi người không nghĩ                            khác có thể thấy rõ tôi thực sự
rằng tôi thực sự quan tâm đến họ.                                                          quan tâm đến họ

Tận đáy lòng, tôi luôn tin rằng nếu người khác đạt                   Tôi thực lòng tin rằng trên đời
được điều gì (sự giàu có, cơ hội, sự tín nhiệm) thì                            có đủ mọi thứ cho tất cả mọi
đồng nghĩa với việc tôi đã mất điều đó.                                                   người.

Tổng số điểm Phần Hai —————-(tối đa 25)

PHẦN BA

Tôi cảm thấy mình không thực sự sử                                   Trong công việc tôi đang làm có sự phù
dụng hết tài năng vào công việc hiện tại.                            hợp cao giữa tài năng của tôi và các cơ hội.

 

Tôi không có đủ kiến thức và kỹ năng cần                   Tôi đã trang bị kiến thức và nắm vững kỹ
thiết để làm việc hiệu quả.                                                       năng cần thiết cho công việc của tôi.

Tôi ít khi dành thời gian để nâng cao                                   Tôi không ngừng nâng cao và trau dồi
kiến thức và kỹ năng tại nơi làm việc hay                            kiến thức, kỹ năng của mình trong tất cả
trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.                             các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống.

Tôi không biết chắc mình có ưu điểm gì;                     Tôi xác định được những ưu thế của mình,
Tôi chỉ tập trung vào việc khắc phục điểm                            và tôi chủ trương phát huy chúng một
yếu của mình.                                                                                       cách hiệu quả.

Tôi biết cách nào xây dựng, tăng cường,

Đến giờ tôi vẫn không biết làm cách nào                         mở rộng và khôi phục niềm tin và tôi luôn
để xây dựng niềm tin.                                                                      chủ động thực hiện điều đó

Tổng số điểm Phần Ba —————-( tối đa 25)

PHẦN BỐN

Thành tích của tôi khiến
Tôi không có thành tích nào đáng kể. Bản lý lịch làm                 người khác tin rằng tôi sẽ đạt
việc của tôi chắc chắn không gây được ấn tượng với ai.        được kết quả như mongmuốn.

Tôi tập trung nỗ lực để đạt
Tôi tập trung nỗ lực thực hiện những việc được phân              kết quả chứ không phải tạo
công.                                                                                                           ra việc khác.

Khi phải nói về thành tích của mình, hoặc là tôi không          Tôi nói về thành tích của mình một                                                                                                                         cách đúng mực để
nói gì (tôi không muốn mình trở nên khoác lác) hoặc             tạo được niềm tin cho người
tôi sẽ nói quá nhiều khiến người nghe phải chán ngán          nghe.

Tôi hay bỏ dở công việc giữa chừng.                                                   Trừ rất ít ngoại lệ, khi làmviệc gì tôi                                                                                                                                sẽ làm đến cùng.

Tôi luôn tìm cách đạt kết quả
Tôi không quan tâm nhiều đến việc làm cách nào để               theo hướng tạo được niềm
đạt kết quả tốt nhất – chỉ cần có kết quả là được.                   tin cao nhất cho người khác.

Tổng số điểm Phần Bốn ————- (tối đa 25)
Tổng số điểm toàn bộ ————-(tối đa 100)

Bây giờ hãy thử nhìn vào tổng số điểm của bạn. Nếu tổng số điểm bạn ghi được từ 90 đến 100, bạn là người rất đáng tin cậy. Bạn chứng tỏ được cả về tính cách và năng lực. Bạn biết điều gì là quan trọng đối với mình và sẽ biến nó thành hành động trong cuộc sống hàng ngày. Bạn quan tâm đến mọi người. Bạn biết rõ năng lực của mình, biết phát huy và sử dụng nó một cách hiệu quả để tạo ra những kết quả tích cực. Do đó bạn cảm thấy tự tin và người khác cũng tin vào bạn.

Nếu số điểm của bạn từ 70 đến 90, thì sự đáng tin cậy của bạn còn một khoảng trống nhỏ, được thể hiện ở mức độ tự tin thấp hơn và trong một số trường hợp sẽ không gây được niềm tin ở người khác.

Nếu số điểm của bạn từ 70 trở xuống, nhiều khả năng bạn đang có vấn đề nghiêm trọng về sự tín nhiệm. Bạn cần phân tích kỹ những lĩnh vực cụ thể mà bạn tự đánh giá mình còn yếu kém. Khi đọc hết chương này, bạn sẽ có thể chú tâm vào những phương pháp cụ thể để cải thiện những lĩnh vực yếu kém đó.

Bốn yếu tố cốt lõi

Mỗi phần của bảng khảo sát tương ứng với một trong “4 yếu tố cơ bản của sự tín nhiệm”. Đây là những yếu tố cơ bản khiến bạn trở nên đáng tin cậy đối với bản thân và với người khác. Bạn sẽ nhận ra đó cũng là những yếu tố dùng để chứng minh hay hủy hoại sự đáng tin cậy của bạn trên cương vị nhà chuyên môn làm nhân chứng tại một phiên tòa.

Hai yếu tố đầu tiên nói về tính cách, hai yếu tố còn lại nói về năng lực. Tất cả bốn yếu tố cốt lõi này đều cần thiết cho niềm tin vào chính mình.

Yếu tố cốt lõi thứ nhất: Sự chính trực

Chính trực (integrity) là đức tính mà hầu hết mọi người đều nghĩ tới khi nói về niềm tin. Như nhiều người vẫn cho rằng “chính trực” về cơ bản có nghĩa là “trung thực”, thật ra tính chính trực bao hàm cả nghĩa trung thực. Đó là sự bao quát nhiều giá trị đạo đức khác. Đó là sự nhất quán giữa ý thức bên trong và hành động bên ngoài. Đó là lòng dũng cảm hành động theo các giá trị đạo đức và niềm tin của bạn. Thật lý thú là hầu hết những vụ xâm hại nghiêm trọng đến niềm tin cũng xâm hại đến sự chính trực.

Yếu tố cốt lõi thứ hai: Ý định

Yếu tố cốt lõi thứ hai là Ý định (intent). Yếu tố này liên quan đến động cơ và những hành vi bắt nguồn từ đó. Niềm tin sẽ lớn mạnh khi các động cơ của chúng ta ngay thẳng và đặt trên cơ sở lợi ích chung – có nghĩa là chúng ta không chỉ quan tâm đến bản thân mình, mà còn quan tâm đến những người mà chúng ta đang có mối quan hệ tương tác, dẫn dắt hay phục vụ họ. Khi chúng ta nghi ngờ người khác có ý đồ xấu hay khi chúng ta không tin họ hành động có lợi cho chúng ta, chúng ta sẽ nghi ngờ tất cả lời nói và việc làm của họ.

Trong kinh doanh – hay cuộc sống, không có con đường tắt dành cho đạo đức. Về cơ bản chỉ có ba loại người: những người không thành công, những người thành công tạm thời, những người đã và sẽ tiếp tục thành công. Sự khác biệt là ở tính cách.

– JON HUNTSMAN, CHỦ TỊCH, HUNTSMAN CHEMICAL

Yếu tố cốt lõi thứ ba: Năng lực

Yếu tố cốt lõi thứ ba là Năng lực (capabilities). Đây là khả năng tạo niềm tin nơi người khác, cũng là tài năng, quan điểm, kỹ năng, kiến thức và phong cách. Đây là những phương tiện giúp chúng ta đạt được kết quả. Một bác sĩ gia đình có thể là người chính trực và có động cơ tốt, nhưng nếu không được đào tạo và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc chuyên môn thì anh ta sẽ mất đi sự tín nhiệm trong lĩnh vực đó.

Yếu tố cốt lõi thứ tư: Kết quả

Kết quả (results) là các thành tích, hiệu quả công việc, hoàn thành đúng công việc được giao. Nếu chúng ta không hoàn thành công việc theo kỳ vọng, chúng ta sẽ bị mất tín nhiệm. Ngược lại, khi đạt được những kết quả chúng ta đã hứa hẹn, chúng ta sẽ xây dựng được uy tín tốt trong công việc, trong nghề nghiệp…

Như vừa được trình bày, mỗi yếu tố cốt lõi này đều rất thiết yếu trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn, bạn có một người chính trực, có thiện ý, có thành tích tuyệt vời, nhưng nếu người đó không có năng lực chuyên môn cần thiết cho một công việc nào đó, bạn cũng sẽ không tin tưởng giao việc cho họ. Hoặc giả bạn có một người rất chính trực, khả năng chuyên môn rất tốt, có nhiều thành tích xuất sắc, nhưng nếu bạn cảm thấy người đó không thực sự quan tâm đến bạn hay quan tâm đến mục tiêu thắng lợi trong một cuộc đàm phán nào đó của bạn, bạn cũng sẽ không tin cậy đặt người đó vào tình huống như vậy. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào từng yếu tố cốt lõi cụ thể.

Hãy tự hỏi… một cách thẳng thắn rằng liệu bạn có làm mất dần niềm tin hay không? Bạn có phá vỡ “niềm tin” hay không? Hãy suy nghĩ thật kỹ về điều này.

– TOM PETERS

Có một cách để hình dung tầm quan trọng của 4 Yếu tố cốt lõi của sự tín nhiệm là thông qua ẩn dụ về một cây xanh. Sự chính trực là điều về cơ bản nằm sâu dưới bề mặt, giống như bộ rễ của cây từ đó mọc ra những thành phần khác. Ý định là điều dễ nhìn thấy hơn, tựa như thân cây từ dưới mặt đất vươn lên cao.

Năng lực giống như những cành cây, nó giúp chúng ta tạo ra kết quả. Kết quả giống như quả của cây, có hình dạng cụ thể, trông thấy được, đo lường được và người khác cũng dễ trông thấy và đánh giá được.

Nhìn nhận 4 Yếu tố cốt lõi của niềm tin theo cách này sẽ giúp bạn nhận rõ mối tương quan giữa chúng và tầm quan trọng của từng yếu tố. Nó cũng giúp bạn nhìn nhận sự tín nhiệm như một cơ thể sống, phát triển và có thể nuôi dưỡng. Khi chúng ta đi sâu vào từng yếu tố cốt lõi, chúng ta sẽ quay trở lại ẩn dụ này để hiểu rõ vì sao từng yếu tố đều quan trọng và nó có liên quan đến ba yếu tố còn lại như thế nào.

Lập kế hoạch hành động của bạn

Sau khi đã hiểu rõ bốn yếu tố cốt lõi của sự tín nhiệm, bây giờ chúng ta quay trở lại kết quả trả lời của bảng khảo sát ở phần trên và xem lại số điểm của bạn.

Bạn có những điểm mạnh nào? Những lĩnh vực nào bạn cần bổ khuyết nhiều nhất?

Dù bạn là người đáng tin cậy như thế nào, tôi vẫn tin rằng cuốn sách này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Chí ít nó cũng giúp bạn hiểu rõ và có thể bàn luận các vấn đề về niềm tin và sự tín nhiệm cũng như vận dụng sự hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Gần đây, một đồng nghiệp của tôi, người cũng giảng dạy về Tốc độ của Niềm tin trong nhiều năm, nói rằng: “Vấn đề không phải tôi không được mọi người tin cậy. Mà đơn giản vì một khi tôi hiểu được và có thể bàn luận những vấn đề về niềm tin và có lối hành xử gây được niềm tin nơi người khác thì uy tín và khả năng gây ảnh hưởng đến người khác của tôi cũng tăng lên đáng kể”.

Khi bạn đọc các chương sau, hãy lưu ý rằng bốn yếu tố cơ bản của sự tín nhiệm không chỉ áp dụng cho cá nhân mà còn có thể áp dụng cho các tổ chức.

Một phó chủ tịch phụ trách tiếp thị của một công ty lớn gần đây nói với tôi rằng bốn yếu tố cơ bản này đã trở thành phương châm tiếp thị của họ. Ông nói:

“Chúng tôi cần tạo dựng niềm tin nơi khách hàng và bảo đảm rằng họ hiểu rõ uy tín của chúng tôi dựa trên sự chính trực. Chúng tôi cần họ biết chúng tôi chủ trương giúp họ thành công và có đủ khả năng làm gia tăng giá trị cho tổ chức của họ. Chúng tôi cũng cần thể hiện những thành quả chúng tôi đã đạt được để giữ khách hàng ở lại với mình. Kết quả cuối cùng của những việc làm này sẽ là sự tín nhiệm và nhờ đó chúng tôi sẽ có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ dựa vào niềm tin lâu dài. Công việc kinh doanh của chúng tôi đã chứng minh rằng các mối quan hệ dựa trên niềm tin lâu dài là chìa khóa dẫn đến sự tăng trưởng lợi nhuận bền vững”.

Mục đích của bốn chương tiếp theo là khảo sát sâu hơn từng yếu tố cốt lõi này – để hiểu rõ hơn chúng là gì, vì sao chúng cần thiết đối với sự tín nhiệm và niềm tin, và làm thế nào để cải thiện chúng nhằm gia tăng niềm tin ở mọi cấp độ bắt đầu từ trong ra ngoài. Ở phần cuối của mỗi chương, tôi sẽ tổng kết vấn đề lại thành ba “bộ tăng tốc” hay những điều cần chú ý mà bạn có thể làm để tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Bạn nên đọc từng chương để hiểu rõ nội dung và bối cảnh, sau đó quay trở lại và bắt đầu với một hoặc hai hành động mà bạn cảm thấy sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nhất cho bạn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.