Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế

CHƯƠNG 7 : ( TIẾP)



BA DẠNG VẬT CHẤT:

Chất Rắn

Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau. Do đó có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định nhờ vào các lực tương tác tác giữ chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thôi.

Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi các điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.

Khi chất rắn gặp nhiệt độ, năng lượng của các phân tử tăng lên gây ra sự dao động nhiều hơn. Do đó, khoảng các giữa các phân tử tăng lên làm chất rắn bị nở ra.

Chất Lỏng

Các phân tử chất lòng nằm khá xa nhau so với chất rắn. Tuy nhiên, chúng vẫn nằm đủ gần khiến cho chất lòng không thể bị nén lại. Các lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng không mạnh bằng lực tương tác giữa các phân tử chất rắn. Kết quả là các phân tử chất lòng có thể di chuyển xung quanh chất lỏng đó một cách tự do. Đây là lý do tại sao chất lỏng không có hình dạng cố định mà có hình dạng của những vật chứa.

Tuy nhiên, chất lỏng cũng có khối lượng cố định vì các lực hút giữa các phân tử ngăn chặn việc chúng bay hơi và thoát ra khỏi chất lỏng đó.

Khi chất lỏng gặp nhiêt độ, các phân tử dao động và di chuyển mạnh hơn. Điều này gây ra việc các phân tử di chuyển xa hơn và chất lòng không bị bay hơn.

Chất Khí

Các phân tử chất khí ở rất xa nhau. Kết quả là có rất nhiều khoảng trống giữa chúng khiến cho chất khí có thể bị nén lại.

Các phân tử chất khí dao động ngẫu nhiên với tốc độ rất cao, va vào nhau và vào các thành bình chứa. Lực tương tác giữa chúng chỉ xuất hiện khi có va chạm xảy ra. Tuy nhiên, lực tương tác này không đáng kể trong hầu hết thời gian. Do đó, chất khí không có hình dạng và khối lượng nhất định.

Bạn đã đọc hết đoạn văn trên chưa? Tốt. Bây giờ, bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây. Nên nhớ, bạn không được xem lại đoạn văn vừa rồi khi trả lời câu hỏi.

Viết ra những ý bạn nhớ được trong phần Chất Rắn?

Bạn cần biết bao nhiêu thông tin vế chất rắn? Có bao nhiêu ý chính trong đó?

Bạn cần phải trả lời các câu hỏi trước khi đọc tiếp. Bây giờ, bạn hãy kiểm tra lại câu trả lời của bạn với đoạn văn vừa rồi. Bạn có thể viết được tất cả các ý trong bài không? Bạn viết được bao nhiêu ý chính? Tôi dám đánh cược là bạn không viết đủ ý.

Bất cứ lúc nào tôi đặt câu hỏi này trong hầu hết mọi khóa học, tôi đều nhận thấy đa số học sinh không thể liệt kê được tất cả các ý về “Chất rắn”. Họ thường bỏ lỡ vài ý. Thêm vào đó, các ý cũng không được liên kết theo đúng thứ tự. Lý do là cách ghi chú theo kiểu truyền thống kém hiệu quả khiến họ rất khó sắp xếp và ghi nhớ thông tinh một cách chính xác. Trong khi đó, ai cũng biết rằng trong các kỳ thi, chúng ta cần phải trả lời đầy đủ tất cả các ý liên quan để có thể đạt điểm trọn vẹn cho mỗi câu hỏi.

VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ “BA DẠNG VẬT CHẤT”

Bây giờ đã đến lúc chuyển “Ba dạng vật chất” vào Sơ Đồ Tư Duy. Bắt đầu nào!

BƯỚC 1: Cách đọc từ khóa hiệu quả.

Bước đầu tiên là đọc lại đoạn văn lần nữa. Lần này, bạn hãy tận dụng phương pháp đọc hiệu quả mà bạn đã học và thu thập thông tin bằng cách đánh dấu các từ khóa. Bên dưới là ví dụ minh họa.

Chất Rắn

Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau. Do đó có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định một chỗ nhờ vào các lực tương tác giữa chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thôi.

Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi các điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.

Khi chất rắn gặp nhiệt độ, năng lượng của các phân tử tăng lên gây ra sự dao động nhiều hơn. Do đó, khoảng cách giữa các phân tử tăng lên làm chất rắn bị nở ra.

BƯỚC 2: Vẽ chủ đề trung tâm.

Như bạn vừa được học, việc đầu tiên là vẽ chủ đề ở chính giữa trang giấy (đặt nằm ngang).

BƯỚC 3: Thêm các tiêu đề phụ.

Kế tiếp, thêm các tiêu đề phụ vào trung tâm. Trong trường hợp này, chúng ta thêm “Chất rắn” vào trung tâm. Tốt nhất nên phát triển toàn bộ ý trong một chủ đề trước khi vẽ tiếp các chủ đề tiếp theo như “Chất lỏng” và “Chất khí”. Việc này giúp bạn canh khoảng trống tốt hơn và các nhánh thông tin không bị lẫn lộn vào nhau.

BƯỚC 4: Thêm các ý chính và chi tiết hỗ trợ.

Bạn đã có sẵn các từ khóa được đánh dấu trong đoạn văn, hãy bắt đầu thêm các ý chính và chi tiết hỗ trợ vào tiêu đề phụ đầu tiên “Chất rắn”. Xin nhắc lại, bạn nên phát triển đầy đủ “Chất rắn” trước khi thêm các ý và chi tiết khác vào “Chất lỏng” và “Chất khí”.

Đoạn văn đầu tiên:

Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau. Do đó có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định một chỗ nhờ vào các lực tương tác giữa chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thôi.

Đoạn văn này có thể được chuyển vào sơ đồ tư duy như sau.

Bạn có thể thấy toàn bộ đoạn văn này dựa vào ý chính “phân tử” và có ba ý phụ. Đồng thời, bạn cũng để ý có rất nhiều hình ảnh được thêm vào nhằm giúp bạn sễ nhớ thông tin.

Đoạn văn thứ hai:

Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi các điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.

Đoạn văn thứ hai dựa vào ý chính khác là “lực tương tác”. Do đó, chúng ta có thể tạo một nhánh mới cho ý chính này. Đồng thời “lực tương tác” có hai ý phụ. Các ý này có thể được thêm vào Sơ Đồ Tư Duy như sau.

Sau khi vẽ các ý chính, ý phụ và chi tiết hỗ trợ từ phần “Chất rắn” vào Sơ Đồ Tư Duy, chúng ta sẽ có hình vẽ sau đây.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮ SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ GHI NHỚ KIỂU TRUYỀN THỐNG

Trước khi tiếp tục vẽ hoàn tất hai tiêu đề phụ “Chất lỏng”, “Chất khí” và toàn bộ Sơ Đồ Tư Duy, chúng ta hãy cùng xem xét các tác dụng hữu ích của Sơ Đồ Tư Duy đối với chúng ta. Hãy cùng so sánh cách ghi chú kiểu truyền thống và Sơ Đồ Tư Duy trong phần vẽ đầu tiên về “Chất rắn”.

Đúng thế! Sơ Đồ Tư Duy giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Phương pháp ghi chú kiểu truyền thống:

Chất Rắn

Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau.

Do đó có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định nhờ vào các lực tương tác giữa chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thôi.

Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn

chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi các điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.

Khi chất rắn gặp nhiệt độ, năng lượng của các phân tử tăng lên gây ra sự dao động nhiều hơn. Do đó, khoảng các giữa các phân tử tăng lên làm chất rắn bị nở ra.

Phương pháp ghi chú bằng Sơ Đồ Tư Duy:

Nếu bạn đếm số từ trong phần “Chất rắn”, có tổng cộng 185 từ bạn phải đọc trong ghi chú kiểu truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta đã giảm số từ này xuống còn khoảng 20 từ trong Sơ Đồ Tư Duy. Điều quan trọng nhất ở đây là chúng ta không chỉ lưu lại được tất cả những thông tin quan trọng mà còn liên kết chúng lại với nhau một cách rõ ràng, hợp lý. Bạn đã giảm đuợc 60-80% thời gian học của bạn một cách hiệu quả.

Đúng thế! Sơ Đồ Tư Duy giúp bạn nhớ bài.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét liệu Sơ Đồ Tư Duy có giúp bạn nhớ tất cả thông tin tốt hơn không. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ Sơ Đồ Tư Duy phía trên. Bạn có thể thấy trong Sơ Đồ Tư Duy này, ở phần “Chất rắn” có bốn ý chính bạn cần phải nhớ: “Phân tử”, “lực tương tác”, “hình dạng và khối lượng cố định” và “gặp nhiệt độ”.

Ở phần “phân tử”, có ba ý phụ và các chi tiết hỗ trợ: “hình dạng nhất định”, “sát nhau” và “vị trí cố định”.

Ở phần “lực tương tác”, có hai ý phụ và các chi tiết hỗ trợ: “hút” và “đẩy”, vân vân và vân vân.

Bằng cách đọc Sơ Đồ Tư Duy như thế, bạn có thể thấy tất cả thông tin được sắp xếp theo từng nhóm có hệ thống. Cùng với những hình ảnh nổi bật và những nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng, bạn có thể ghi nhớ tất cả các ý. Bây giờ, bạn hãy đọc lại toàn bộ Sơ Đồ Tư Duy theo cách trên trước khi tiếp tục đọc phần kế tiếp.

Tiếp theo, bạn hãy trả lời lại những câu hỏi trước về phần “Chất rắn” mà không cần xem lại đoạn văn hoặc Sơ Đồ Tư Duy.

BÀI KIỂM TRA THỨ HAI VỀ NHỮNG THÔNG TIN BẠN NHỚ ĐƯỢC

Viết ra những ý bạn nhớ được trong phần Chất Rắn?

Bạn cần biết bao nhiêu thông tin vế chất rắn? Có bao nhiêu ý chính trong đó?

Nếu bạn đã trải nghiệm quá trình vẽ và đọc Sơ Đồ Tư Duy bên trên, bạn có thể dễ dàng viết ra được những ý chính, ý phụ và các chi tiết hỗ trợ. Bạn cũng có thể nhớ ngay lập tức có bốn ý chính bạn cần biết trong phần “Chất rắn”. Đó là “phân tử”, “lực tương tác”, “hình dạng và khối lượng cố định” và những gì sẽ xảy ra nếu chất rắn “gặp nhiệt độ”.

HOÀN TẤT SƠ ĐỒ TƯ DUY

Nào, bây giờ bạn hãy chuẩn bị bút màu và sẵn sàng! Đã đến lúc bạn bắt đầu vẽ Sơ Đồ Tư Duy. Bạn hãy vẽ hoàn tất Sơ Đồ Tư Duy về chủ đề “Ba dạng vật chất”. Bạn nên biết một điều quan trọng là có nhiều cách sắp xếp thông tin trong Sơ Đồ Tư Duy. Không có cách nào tốt hơn cách nào miễn là bạn sắp xếp thông tin theo một hệ thống bạn cảm thấy hợp lý, dễ nhớ đối với bạn. Trong tiêu đề phụ về “Chất rắn”, bạn có thể vẽ theo cách của tôi hoặc có thể sáng tạo cách của tiêng bạn.

Bạn có thể tham khảo một ví dụ minh họa về Sơ Đồ Tư Duy ở cuối chương.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA RIÊNG BẠN CHƯA?

Đến lúc này, bạn đã nắm vững được các bước tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy. Sau đây là một ví dụ thực hành khác nhằm giúp bạn thành thạo hơn trong việc vẽ Sơ Đồ Tư Duy trước khi sang chương tiếp theo.

Đầu tiên, bạn hãy sử dụng phương pháp đọc hiệu quả để đọc một trích đoạn từ sách địa lý bên dưới và thu thập các từ khóa. Kế tiếp, chuẩn bị tất cả vật liệu cần thiết để vẽ Sơ Đồ Tư Duy.

– Một hoặc hai trang giấy trắng cỡ A4 hoặc lớn hơn.

– Một bộ bút màu. Nên chọn loại bút có đầu nhọn.

CÁC LOẠI SƠ ĐỒ TƯ DUY

Có ba loại Sơ Đồ Tư Duy cơ bản nhằm giúp bạn sắp xếp kiến thức và học tập một cách hiệu quả.

Sơ Đồ Tư Duy theo đề cương.

Dạng đầu tiên là Sơ Đồ Tư Duy theo Đề Cương (còn gọi là Sơ Đồ Tư Duy Tổng Quát).

Dạng này được tạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách.

Dạng Sơ Đồ Tư Duy này mang lại một cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học. Những Sơ Đồ Tư Duy theo đề cương khổng lồ về các môn học dán trên tường sẽ rất hữu ích cho bạn. Chúng giúp bạn có khái niệm về số lượng kiến thức mà bạn phải chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên tạo Sơ Đồ Tư Duy theo đề cương cho mỗi môn học. Hình vẽ bên dưới là một Sơ Đồ Tư Duy theo Đề Cương dành cho môn vật lý cấp 2 (Singapore).

Sơ Đồ Tư Duy theo chương.

Kế tiếp, bạn phải vẽ Sơ Đồ Tư Duy cho từng chương sách riêng biệt. Đối với các chương ngắn khoảng 10-12 trang, bạn có thể tập trung tất cả thông tin trên một trang Sơ Đồ Tư Duy.

Đối với những chương dài khoảng 20 trang trở lên, bạn có thể cần đến 2-3 trang Sơ Đồ Tư Duy. Cho nên, giả sử bạn đang vẽ Sơ Đồ Tư Duy về chương “Vật chất”, bạn có thể đánh dấu trang Sơ Đồ Tư Duy của bạn là “Vật chất 1”, “Vật chất 2”, vân vân.

Một điều quan trọng nữa bạn nên nhớ rằng một Sơ Đồ Tư Duy lý tưởng không nên chỉ lưu lại những ý chính mà còn phải thể hiện đầy đủ tất cả các chi tiết hỗ trợ quan trọng khác.

Bạn có thể kèm thêm các bảng dữ liệu, đồ thị và các loại biểu đồ khác trong Sơ Đồ Tư Duy nếu cần thiết. Hình vẽ bên dưới là một ví dụ về Sơ Đồ Tư Duy theo Chương của chủ đề “Tốc độ, vận tốc và gia tốc trong vật lý”.

Sơ Đồ Tư Duy theo đoạn văn.

Một cách khác là vẽ Sơ Đồ Tư Duy theo từng đoạn văn nhỏ trong sách. Mỗi Sơ Đồ Tư Duy dùng để tóm tắt một đoạn văn hoặc một trích đoạn trong sách.

Sơ Đồ Tư Duy theo đoạn văn giúp bạn tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần thiết mà không cần đọc lại đoạn văn đó. Bạn có thể vẽ những Sơ Đồ Tư Duy tí hon này lên những nhãn dán và dính chúng trong sách giáo khoa của bạn.

Những Tác Động Mạnh Của Ngành Đánh Bắt Cá Lên Cuộc Sống Chúng Ta.

Dân số thế giới được dự đoán là sẽ đạt đến con số hơn tám tỉ trước năm 2030. Số lượng đất nông nghiệp để trồng trọt thực phẩm có thể không đủ nuôi sống tổng dân số khổng lồ như vậy. Ngoài việc mở rộng đất nông nghiệp bằng cách làm ẩm đất và khai hoang, chúng ta còn có một nguồn thực phẩm thay thế tốt nhất khác từ biển.

Ngoài vai trò là một nguồn thức ăn quan trọng đối với con người, các loại cá còn được dùng để chế tạo các sản phẩm công nghiệp như phân bón, keo dán và thức ăn dự trữ lâu. Trên thực tế, có hơn 30% tổng số cá đánh bắt trên toàn thế giới được dùng vào những mục đích trên.

Ngành công nghiệp đánh bắt cá còn hỗ trợ cho sự tồn tại của các ngành công nghiệp liên quan như ngành đóng và sửa tàu, chế tạo và bán lẻ dụng cụ đánh bắt cá cũng như ngành sản xuất nước đá và hộp thiếc.

Các Yếu Tố Vật Lý Ảnh Hưởng Đến Ngành Đánh Bắt Cá.

Độ Sâu Của Nước.

Yếu tố vật lý đầu tiên ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá là độ sâu của nước. Ở chỗ nước nông, ánh sáng mặt trời xuyên xuống đáy đại dương. Ánh sáng mặt trời kích thích sự tăng trưởng của các sinh vật nuôi sống cá. Kết quả là các sinh vật này sinh sôi mạnh mẽ thu hút rất nhiều loại cá. Đây là lý do tại sao những chỗ nước nông là nơi đánh bắt cá lý tưởng.

Nhiệt Độ Nước.

Những vùng nước lạnh có khuynh hướng đánh bắt cá tốt hơn so với vùng biển nhiệt đới ấm áp. Lý do là vì trong vùng nước lạnh, các loại vi khuẩn làm hại những sinh vật làm thực phẩm cho cá ít phát triển hơn. Việc này giúp cho các loại sinh vật thực phẩm này tăng trưởng thu hút nhiều loại cá. Vào mùa đông, lớp nước ấm hơn dưới đáy biển nổi lên thay thế lớp nước lạnh bề mặt đem theo các loại muối dinh dưỡng cần thiết cho các sinh vật làm thực phẩm cho cá.

CHÚ Ý:

Sơ Đồ Tư Duy là một công cụ giúp bạn học tập hiệu quả, tiết kiệm thời gian thông qua việc tận dụng cả não trái lẫn não phải để giúp bạn tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kỹ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn. Tuy nhiên, Sơ Đồ Tư Duy không phải là một tác phẩm hội họa. Cho nên, việc dành quá nhiều thời gian để trau chuốt cho Sơ Đồ Tư Duy của bạn thành một “tác phẩm hội họa” có thể khiến bạn lãng phí hơn là tiết kiệm thời gian. Bạn có thể dành những thời gian này để hoàn thành bài tập hoặc các công việc cần thiết khác. Chính vì thế, bạn cần chú ý tránh rơi vào việc “trang trí, trau chuốt” thay vì “ghi chú” (là mục đích chính khi bạn sử dụng Sơ Đồ Tư Duy). Ngay cả đối với phương pháp ghi chú kiểu truyền thống cũng thế, một số học sinh tiêu phí rất nhiều thời gian chỉ để “trang trí” cho những ghi chú mà không thật sự chú tâm vào việc học.

Hơn nữa, tôi khuyên bạn luôn luôn vẽ Sơ Đồ Tư Duy cho chương sách trước khi đến lớp nghe giảng. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể hoàn tất Sơ Đồ Tư Duy trước giờ học, hãy để việc đó lại sau giờ học. Thời gian nghe giảng trong lớp hết sức quan trọng và quý báu. Bạn cần phải tập trung 100% để đạt hiệu quả cao nhất.

Đến đây là kết thúc chương Sơ Đồ Tư Duy. Trong chương kế tiếp, bạn sẽ được học cách phát huy trí nhớ tự nhiên siêu đẳng của não bộ để có thể nhớ được tất cả các thông tin dễ dàng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.