Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ

Con Rốc-ky biến mất



Rất nhiều binh lính đã chết trận, lương thực, thực nấy đều sống trong sự sợ hãi – nhưng mùa hạ vẫn đến chiếu sáng trên những nước đã thắng trận cũng như phẩm đã trở nên khan hiếm, ai như thường lệ. Và mặt trời vẫn trên những nước không thắng trận.

Tôt-tô-chan vừa mới từ nhà của ông bác ở Xa-ma-ku-ra trở về Tô-ky-ô.

Ở Tô-mô-e bây giờ không có cắm trại và cũng không có những cuộc đi chơi thú vị đến suối nước nóng. Hình như các học sinh sẽ không bao giờ được hưởng một ngày vui vẻ như ngày hè năm nào. Tôt-tô-chan thường vẫn nghỉ hè cùng với các anh chị em họ ở nhà nghỉ của họ tại Ka-ma-ku-ra, nhưng năm nay thì khác hẳn.

Một chàng trai lớn tuổi hơn, vẫn thường hay kể chuyện ma nghe ghê cả người, đã bị động viên và ra trận. Thế là không còn chuyện ma quỷ nào nữa. Và người bác của em vẫn thường kể các chuyện rất hay về cuộc sống của ông ở Luân Đôn, chẳng ai biết những chuyện ấy là hư hay thực – cũng ở mặt trận. Tên ông Su-gi Ta-gu-chi và ông là một người quay phim rất giỏi.

Sau khi phụ trách chi nhánh Hãng Thông tấn Ni-kôn ở New York và làm đại diện Viễn đông của Hãng Thông tấn Mê-trô của Mỹ, ông lại nổi tiếng hơn với cái tên Su Ta-gu-chi. Ông là anh cả của bố, mặc dù bố đã lấy họ của mẹ để ghi nhớ mãi tên họ đó(1), nếu không, họ của bố cũng là Ta-gu-chi. Phim bác Su-gi quay, ví dụ như phim “Trận Ba-banh” đang được chiếu tại các rạp hát – chiếu bóng, nhưng tất cả những thứ ông gửi về từ mặt trận là phim, nên bác gái và các anh, chị em họ của Tôt-tô-chan đều lo cho ông. Các nhà nhiếp ảnh chiến tranh đều chụp hình quân đội ở những vị trí nguy hiểm, cho nên họ phải đi trước để chụp quân đội đang tiến quân. Những người họ hàng có tuổi của Tôt-tô-chan vẫn nói thế.

Thậm chí, mùa hê năm ấy bãi biển ở Ka-ma-ku-ra hình như cũng bị lãng quên. Mặc dù vậy, Y-at-chan vẫn rất vui. Anh là con cả của bác Su-gi Y-at-chan kém Tôt-tô-chan khoảng một tuổi. Tất cả mấy anh chị em đều ngủ trong một cái màn to, và trước khi đi ngủ, Y-at-chan thường hô to: “Hoàng đế muôn năm!” rồi ngã xuống như một người lính bị bắn và giả vờ chết.

Anh ìàm như vậy nhiều lần. Điều kỳ lạ là hễ khi nào anh làm như vậy, y như rằng anh sẽ đi trong khi ngủ và ngã ở ngoài cổng, khiến mọi người cuống cả lên.

Mẹ Tôt-tô-chan ở lại Tô-ky-ô với bố. Ông đã tìm được việc làm ở đây. Bây giờ nghỉ hè đã hết, Tôt-tô-chan lại được người chị của cậu thanh niên hay kể chuyện ma đưa về Tô-ky-ô.

Như mọi khi, về đến nhà việc đầu tiên là Tôt-tô-chan đi tìm con Rốc-ky. Nhưng không thấy nó đâu cả.

Trong nhà cũng không có, ngoài sân cũng không có.

Tôt-tô-chan ìo ngại, vì thường thường con Rốc-ky vẫn đi thật xa để đón em. Tôt-tô-chan ra khỏi nhà, dọc theo đường cái, gọi nó nhưng không thấy bóng dáng đôi mắt, đôi tai và cái đuôi yêu quý của con Rốc-ky đâu cả. Tôt-tô-chan nghĩ rằng có thể nó đã về nhà khi em đi tìm nó, nên em chạy vội về nhà để xem, nhưng cũng không có nốt.

Em hỏi mẹ:

– Con Rốc-ky đâu rồi mẹ?

Mẹ chắc chắn đã biết Tôt-tô-chan chạy ngược chạy xuôi tìm nó, nhưng bà không nói gì.

Tôt-tô-chan lại hỏi mẹ, vừa hỏi vừa kéo váy bà:

– Con Rốc-ky đâu hở mẹ?

Mẹ hình như cũng cảm thấy khó trả lời. Bà nói:

– Nó đi mất rồi.

Tôt-tô-chan không tin. Làm sao nó lại bỏ đi mất được – Nó đi bao giờ hở mẹ? – em hỏi, nhìn thẳng vào mặt mẹ.

Mẹ hình như càng lúng túng. Bà nói một cách buồn:

– Ngay sau khi con đi Ka-ma-ku-ra, – rồi bà vội vã nói tiếp. – Bố mẹ đã đi khắp nơi tìm, hỏi tất cả mọi người, nhưng không thấy nó đâu? Mẹ vẫn phân vân không biết nói với con thế nào. Con phải thông cảm thôi.

Dần dần Tôt-tô-chan cũng hiểu ra. Chắc là con Rốc-ky chết. Em nghĩ: “Mẹ không muốn mình buồn, nhưng Rốc-ky chết rồi”.

Điều đó là rất rõ đối với Tôt-tô-chan. Trước đó, dù Tôt-tô-chan có đi lâu bao nhiêu nữa thì con Rốc-ky cũng không bao giờ đi xa nhà: Nó biết là em sẽ trở lại.

Em tự nghĩ: “Rốc-ky không bao giờ đi như vậy mà không bảo mình”. Em tin như vậy lắm.

Nhưng Tôt-tô-chan không nói việc này với mẹ. Em biết, mẹ sẽ buồn như thế nào.

– Không biết nó đi đâu mẹ nhỉ, – em chỉ nói thế, mắt nhìn xuống đất.

Chỉ nói được thế, em chạy lên phòng mình ở trên gác. Không có Rốc-ky, nhà hình như không phải nhà của mình nữa. Khi lên đến phòng, em cố gắng thôi khóc mà lại nghĩ về nó. Em băn khoăn không biết mình có làm một việc gì tồi tệ đối với con chó, khiến nó bỏ đi không.

“Đừng có trêu chọc súc vật”, ông Kô-ba-y-a-si vẫn luôn luôn nói với các học sinh ở trường Tô-mô-e như vậy “Phản lại súc vật khi chúng tin ở ta là một việc làm độc ác. Chớ nên bắt một con chó phải xin ăn, xong lại không cho nó một cái gì. Con chó sẽ không tin ở ta nữa và có thể trở nên xấu”.

Tôt-tô-chan lúc nào cũng tuân theo những lời khuyên đó. Không bao giờ em đánh lừa con Rốc-ky. Cứ như em nghĩ thì em không làm một điều gì saỉ trái đối với nó cả.

Em bỗng nhận thấy có cái gì bám vào chân con gấu bông ở trên sàn. Cho đến lúc ấy, em đã cố gắng không khóc nữa, nhưng khi em nhìn thấy cái đó, em lại òa lên khóc. Đó là một túm lông màu nâu nhạt của con Rốc-ky. Chắc là túm lông này đã bị rơi rụng khi em và con chó lăn lộn đùa với nhau trên sàn buổi sáng hôm em đi Ka-ma-ku-ra. Em cứ cầm chặt túm lông của con chó béc-giê Đức ấy, và khóc nức nở.

Đầu tiên là Y-a-su-a-ki-chan và bây giờ là con Rốc-ky. Tôt-tô-chan lại mất một người bạn nữa.

Chú thích:

(1) Ở nhiều nước, khi đăng ký kết hôn, người vợ đổi sang họ chồng, nhưng nếu người chồng muốn lấy họ vợ cũng được và trong trường hợp này tất cả con cái sẽ cùng theo họ mẹ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.