Trên Chuyến Bay Đêm

CHƯƠNG 13



Hình ảnh cuối cùng mà Harry Marks thấy còn dính dáng đến chân Âu là ngọn đèn pha trắng vươn lên kiêu hãnh trên bờ Bắc của cửa sông Shaunon, trong khi Đại Tây Dương vỗ sóng dưới chân. suờn núi đá. Mấy phút sau, anh không còn thấy đất liền nữa, tứ bề toàn biển cả mênh mông bát ngát.
Anh nhủ thầm: khi dến Mỹ, mình sẽ giàu.
Cảm giác đang ngồi gần bên bộ trang súc Delhi rất rạo rực, đến nỗi anh cảm thấy như cảm xúc tình dục đang cuồn cuộn dâng lên trong lòng anh. Đâu đó trên chuyến máy bay, chỉ cách chỗ anh ngồi vài mét, có bộ đồ nữ trang đáng giá kếch sù. Mấy ngón tay của anh ngứa ngáy như muốn sờ vào.
Bộ đồ trang súc bằng đá quí trị giá một triệu đô la chỉ cần bán cho một tay mua đồ ăn trộm lấy 100 ngàn đô la thôi là dủ rồi. Anh nghĩ, mình sẽ mua một ngôi nhà thật đẹp và một chiếc xe hơi. Hay là mua một ngôi nhà ở nong thôn có sân đánh quẩn vọt. Hay có lẽ mình phải đầu tư tiền bạc lấy lời để sống. Tiền lời sẽ đủ cho mình sống như một ông hoàng: nhưng trước hết là phải để tay lên món hàng này đã.
Vì bà Oxenford không mang đồ trang súc trên ngừơi, chắc thế nào bà cũng để chúng trong túi xách hành lý ở trong buồng, hay nằm trong va li ký gởi hiện để trong khoang hành lý. Hany nhủ thầm, nếu mình là bà ta mình sẽ không để tài sản xa mình. Mình sẽ cất trong túi xách ở trong buồng này, để có thể canh chừng luôn luôn. Nhưng làm sao biết ý đồ của bà Oxenford ra sao.
Trước hết là phải tìm trong va li đã. Anh thấy chiếc va li của bà ta để duới chỗ ngồi của bà, chiếc va li da màu đỏ có bịt đồng bốn góc rất đẹp. Nhưng làm sao lục tìm cho được? Có lẽ anh phải đợi đến đêm tối khi mọi ngừơi đã đi ngủ rồi chăng?
Anh sẽ tìm ra cách. Hoạt động trên máy bay nhộn nhịp, có thể rất nguy hiểm cho anh. Nhưng thế nào anh cũng thoát được, thậm chí gặp khi tình hình rất xấu anh cũng qua khỏi. Thì đấy, anh tự nhủ, mới hôm qua chứ lâu lắc gì, mình bị bắt quả tang ăn cắp một nút tay áo:
mình bị tù một đêm; thế mà bây giờ mình ngồi trên chiếc Clipper của hãng Pan American để đi New York. Thế không phải may mắn hay sao? Nói thế đâu có ngoa. Anh đã bịa ra một chuyện có tên ăn trộm nhảy qua cửa sổ lầu 10, và khi đi qua lầu 5 anh nghe người ta nói:
– “Bây giờ không còn lo sợ gì nữa”.
Kết quả là anh bình an vô sự.
Nicky, ngừơi tiếp viên, mang bản thực đơn bữa ăn tối đến, anh ta hỏi anh có uống cốc-tai không. Anh cảm thấy không cần uống rượu mạnh, nhưng anh gọi một ly sâm banh, chỉ vì anh thấy phải làm thế, thói đời mà, anh nghĩ. Anh thấy ngây ngất khi được đi trên chiếc máy bay sang nhất thế giới nhưng đồng thời cũng lo lắng khi bay qua đại dương, nhưng rượu sâm banh chắc sẽ mang lại cho anh cảm giác sảng khoái, yên ổn.
Anh ngạc nhiên khi thấy tờ thực đơn viết bằng tiếng Anh. Vậy nguời Mỹ không cho rằng những bản thực đơn sang trọng phải viết bằng tiếng Pháp sao?
Có lẽ họ thấy phi lý khi in thục đơn bằng tiếng ngoại quốc. Harry nghĩ rằng chắc nước Mỹ sẽ làm cho anh hài lòng.
Trong phòng ăn chỉ có 14 chỗ ngồi, cho nên sẽ có ba suất ăn, anh tiếp viên cho biết như thế. Anh ta hỏi Harry:
– Ông Vandenpost, ông muốn ăn lúc 6 giờ, 7 giờ 30 hay 9 giờ?
Có lẽ đây là dịp may mắn đến cho mình rồi đây, Harry nhủ thầm. Nếu gia đình Oxenford ăn sớm hay trễ hơn, anh sẽ ở một mình trong buồng. Nhưng họ sẽ ăn suất mấy giờ? Harry chửi thề anh tiếp viên, vì anh ta hỏi anh trước. Gặp tiếp viên người Anh, thế nào anh ta cũng hỏi những ngừơi có danh vọng trước, nhưng anh tiếp viên người Mỹ này đã quen lề lối làm việc dân chủ, nên anh ta bắt đầu hỏi theo thứ tự trên ghế ngồi. Harry phải đoán gia đình Oxenford sẽ chọn giờ ăn lúc nào.
– Ăn giờ nào hả? – Anh rề rà nói để có thì giờ suy tính. Theo chỗ anh biết thì những người giàu có đều ăn rất trễ, cho nên anh chọn giờ ăn đầu tiên. – Tôi đói quá rồi, tôi ăn vào suất 6 giờ.
Ngừơi tiếp viên quay qua gia đình Oxenford, Harry nín thở. Ngài Oxenforđ nói:
– Tôi nghĩ ăn lúc 9 giờ là tuyệt nhất.
Harry mừng thầm trong bụng.
Nhưng phu nhân Oxenford lên tiếng:
– Như thế Percy ăn trễ quá … Chúng ta nên ăn sớm hơn.
Được, Harry tự nhủ, lòng hồi hộp, nhưng lạy trời đừng sớm quá.
– Vậy thì ta ăn lúc 7 giờ 30. – Ông Oxenford nói lại.
Harry cảm thấy tràn trề hạnh phúc. Anh đã tiến thêm một bước đến gần bộ trang sức Delhi.
Anh tiếp viên quay qua phía ngừơi hành khách ngồi trước mặt Harry, người đàn ông mặc ghi lê màu đỏ hơi tím, có vẻ là cảnh sát. Ông ta cho biết ông tên là Clive Membury. Nói ăn lúc 7 giờ 30 đi, Harry nghĩ, hãy để tôi một mình trong buồng. Nhưng anh đã thất vọng não nề, Membury không đói, ông ta chọn suất ăn chín giờ.
Khó khăn rồi đấy! Harry nghĩ. Phải ngồi yên để đợi Membury đi khỏi buồng mới hành động được. Cái nghề ông ta làm là phải hoạt động luôn, phải đi lui đi tới Mà nếu ông ta không ra khỏi phòng thì chắc Harry phải kiếm cớ để tống khứ ông ta đi cho được.
– Thưa ông Vandenpost, – người tiếp viên nói – nếu ông không thấy bất tiện thì ông cơ khí trưởng và ông hoa tiêu sẽ ngồi ăn cùng bàn với ông.
– Chẳng có gì bất tiện hết, – Harry đáp. Anh sung suớng được nói chuyện với các nhân viên phi hành đoàn.
Ngài Oxenford gọi một ly whisky khác. Ông ta là loại người có óc bảo thủ từ nhỏ, như người Ailen thường nói. Vợ ông mặt mày tái mét, bà ta im lặng, cuốn sách mở ra trên đầu gối, nhưng bà không lật một trang nào.Bà ta có vẻ bị ức chế.
Cậu Percy đi tới phía trước để nói chuyện với những người trong phi hành đoàn đang rỗi rảnh việc, còn Margaret thì sang ngồi bên cạnh Harry. Anh ngửi thấy mùi nước hoa trên người cô tỏa ra là loại nước hoa Tosca. Cô đã cởi áo măng tô, thân hình bây giờ trông giống mẹ cô:
cao lớn, hai vai rộng, ngực to và chân dài. Đồ trang súc sang trọng nhưng giản dị, không lòe loẹt. Harry tưởng.
tượng cô mặc áo dạ hội dài hở cổ tóc màu hung búi cao, cổ dài trắng lủng lẳng đôi hoa tai bằng ngọc bích do Louis Cartier gọt rập khuôn của Ấn Độ, chắc kiêu kỳ lắm. Nhưng không phải thế. Cô không trang điểm theo cách của tầng lớp thượng lưu quí tộc giàu có, mà cô phục sức như vợ một ông Mục sư. Cô là cô gái gây cho người ta nhiều ấn tượng, Harry cảm thấy hơi lo sợ khi ngồi bên cô nhưng anh không đoán cô cũng có tính nhẹ dạ, và anh cảm động. Này Harry, anh tự nhủ, không phải là lúc yếu lòng; mày nhớ là cô ta rất nguy hiểm cho mày, mày phải tán tỉnh cô ta đi.
Anh hỏi cô ta đi máy bay lần nào chưa, cô đáp:
– Chỉ đi Paris với mẹ thôi.
Anh nhủ thầm trong lòng, chỉ đi Pans với mẹ. Mẹ anh chưa bao giờ thấy Paris, thậm chí chưa bao giờ đi máy bay. Anh hỏi:
– Đi như thế nào?
– Tôi quá khiếp khi đi Paris trên máy bay. Tôi phải uống trà với những người Anh bệ vệ kiểu cách, mặc dù tôi rất muốn đến các nhà hàng ám khói nơi ngừơi ta chơi nhạc của dân da đen.
– Mẹ tôi có dẫn tôi đến Margate, – Harry nói. – Tôi lội trong nước biển, rồi đi uống nước đá, ăn cá với khoai rán.
Mọi khi không bao giờ anh nói chuyện này cho ai nghe hết. Anh thường nói với các cô gái trong giới thượng lưu rằng anh là học sinh con nhà giàu, có nhà nghỉ mát ở nông thôn mỗi khi anh buộc lòng phải nói về thời thơ ấu của mình với họ. Nhưng Margaret đã biết chuyện bí mật của anh rồi, anh nói nhỏ để những ngừơi khác không nghe được. Thế nhưng, khi nói xong chuyện ấy, anh cảm thấy muốn nhảy ra khỏi máy bay, bung dù ra để trốn đi đâu cho khuất mắt mọi ngừơi.
– Chúng tôi chưa bao giờ đi biển, – Margaret nói với giọng tiếc nuối. – Chỉ có hạng bình dân mới lội trong nước biển. Chị tôi và tôi thường ghen với những đứa bé con nhà nghèo. Chúng làm gì cũng được.
Harry thấy thích thú khi nghe cô nói, vì đây là một bằng chứng nữa cho thấy anh được may mắn:
con nít con nhà giàu được đi trong xe hơi đen khổng lồ, được mặc áo măng tô có cổ áo lót nhung, và được cho ăn thịt cả ngày, lại muốn được chạy chơi bằng chân trần và muốn ăn cá với khoai chiên.
– Tôi nhớ những mùi vị bốc ra từ các nơi có người bình dân vui chơi, – cô nói tiếp. – Như là mùi trong tiệm bánh vào giờ ăn trua, mùi dầu máy trong những nơi giải trí bằng ngựa hay xe gỗ quay, mùi bia và thuốc lá hôi hám trong quán ruợu vào một buổi tối mùa Đông ở những chỗ ấy mọi người trông có vẻ vui sướng quá.
– Chưa bao giờ tôi đặt chân được vào một quán ruợu.
– Cô có thiếu thứ gì đâu, – Harry đáp, bản thân anh, anh không ưa những quán ruợu. – Ăn uống trong những nhà hàng như nhà hàng Ritz vẫn tuyệt hơn chứ.
– Người nào cũng .đứng núi này trông núi nọ, – cô nói.
– Nhưng tôi đã thử vào hai chỗ rồi, – Harry cãi lại. Tôi biết nơi nào tuyệt.
Cô im lặng trầm tư một lát rồi mới nói tiếp. Cô hỏi:
– Rồi anh sẽ làm gì?
– Câu hỏi thật kỳ. Harry đáp:
– Vui chơi?
– Vui choi à, thật không?
– Thật không, nghĩa là sao?
– Mọi ngừơi đều muốn vui chơi. Nhưng anh sẽ làm gì?
– Làm công việc tôi đang làm đây. – Tự nhiên Harry nổi máu bốc đồng nói cho cô nghe chuyện mà chưa bao giờ anh nói cho ai nghe hết. – Có khi nào cô đọc tờ Nhà Ao thuật Tài tử của Homung không? – Cô lắc đầu Anh nói tiếp:
– Tờ báo kể chuyện một nhà quí phái có máu ăn trộm, tên là Rames, ông ta hút thuốc thơm Thổ Nhĩ Kỳ, mặc áo quần sang trọng, được người ta mời đến dự tiệc, rồi ăn trộm đồ nữ trang. Tôi muốn làm nghề như ông ta.
– Ồ, này này, đừng nói chuyện tầm bậy, – cô găy gắt nói.
Anh đã lỡ thổ lộ tâm tình rồi, anh đành nói tiếp để cho cô tin là anh nói thật.
– Không phải tôi nói chuyện tầm bậy đâu.
– Nhưng anh không thể làm nghề ăn trộm cả đời, – cô cãi lại. – Thế nào anh cũng bị tù. Ngay như Robin Rừng rú mà cuối cùng cũng phải lấy vợ, ổn định cuộc sống. Thực tình anh muốn cái gì?
Thường khi có ai hỏi như thế, anh trả lời một hơi:
tôi muốn có ngôi nhà, có xe hơi, có các cô bồ, có những đêm dạ hội, có com lê may ở Savile Row. Nhưng bây giờ anh nghĩ thế nào cô cũng tỏ vẻ khinh bỉ những thứ ấy. Anh rất muốn cho cô biết mộng ước của mình, và anh rất ngạc nhiên thấy mình tự nhiên thổ lộ tâm tình với cô tâm tình mà chưa bao giờ anh kể cho ai nghe. Anh nói:
– Tôi thích sống trong một ngôi nhà lớn ở thôn quê có cây leo leo khắp từơng.
Anh dừng lại. Anh bối rối, nhưng không biết tại sao, anh nói tiếp những điều anh mơ uóc cho cô nghe:
– Một ngôi nhà ở nông thôn có sân quần vọt, có chuồng ngựa và có hai hàng đỗ quyên hai bên lối đi trước nhà – Anh hình dung ra khung cảnh này rất rõ trong óc, và anh nghĩ chỗ ở như thế này là chỗ lý tưởng nhất đáng sống nhất trên đời. – Tôi sẽ đi quanh nhà, mang ủng, mặc com lê tưýt, nói chuyện với những ngừơi làm vừơn, với các chàng trai chăm sóc ngựa, và họ xem tôi là ngừơi quí phái chân chính. Tôi sẽ đầu tư tiền bạc vào những nơi đảm bảo, và tôi sẽ không tiêu hết một nửa lợi túc. Vào mùa hè, tôi sẽ tổ chức những buổi tiệc vừơn với dâu tây ăn với kem. Và tôi sẽ có năm đứa con gái dẹp như mẹ nó.
– Năm à! – Cô cừơi nói – Anh phải lấy một bà vợ thật vạm vỡ mói được! – Nhưng cô trở lại nghiêm trang ngay. Cô nói:
– Giấc mộng đẹp đấy. Tôi hy vọng mộng sê thành.
Anh cảm thấy rất gần gũi với cô, anh nghĩ anh có thể hỏi câu gì cũng được.
Anh bèn hỏi:
– Còn cô? Cô mộng ước cái gì?
Tôi muốn tham gia chiến tranh. Tôi sẽ đầu quân vào lực lượng nữ quân nhân.
Trước đây mà nghe phụ nữ nói chuyện đầu quân vào quân đội quả tức cừơi thật nhưng bây gìơ chuyện này trở nên phổ biến rồi. Anh hỏi:
– Cô sẽ làm gì trong quân đội?
– Tôi sẽ lái xe. Người ta cần phụ nữ lái xe chuyển tin và lái xe cứu thương.
– Công việc ấy nguy hiểm đấy.
– Tôi biết. Nhưng tôi không sợ. Tôi muốn được tham gia vào cuộc chiến.
Đây là cơ hội để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít. – Cô nghiến răng, mắt long lanh, Harry nghĩ chắc cô rất can đảm.
– Xem cô có vẻ cương quyết, – ánh nói – Tôi có một … người bạn bị phát xít giết chết ở Tây Ban Nha, tôi muốn tiếp tục sự nghiệp của anh ấy.
Đột nhiên Harry hỏi:
– Cô yêu anh ấy phải không?
Cô gật đầu.
Anh nhận thấy cô gần khóc. Anh để tay lên tay cô vẻ thương cảm.
– Cô còn yêu anh ấy phải không?
– Chắc tôi còn yêu anh ấy mãi. – Giọng cô như tiếng thì thào. – Anh ấy, tên là Ian.
Harry nghẹn ngào. Anh muốn ôm cô vào lòng để an ủi cô và nếu không có bố cô đang ngồi uống whisky và đọc tờ times mặt đỏ gay, ở góc bên kia buồng, thì chắc anh đã làm thế rồi. Anh đành kín đáo bóp mạnh tay cô, và cô mỉm cười tỏ vẻ biết ơn.
Người tiếp viên đến báo:
– Thưa ông Vandenpost, bữa ăn tối đă đọn rồi.
Harry ngạc nhiên thấy đã 6 giờ rồi. Anh rất buồn khi phải chấm dút câu chuyện với Margaret.
Cô đoán được tâm trạng của anh, nên cô nói:
– Chúng ta còn nhiều thì giờ để nói chuyện. Chúng ta còn đi với nhau 24 giờ nữa.
– Đúng vậy. Hẹn cô lát nữa.
Anh nói nhỏ với cô, nhưng bụng thầm nghĩ, hãy coi chừng, thân mật với cô ta thì cứ thân, nhưng đừng tiết lộ bí mật. Thân mật quá đến nỗi cô ta làm hỏng mất kế hoạch của mày đi, thì quả đáng buồn đấy. Nhưng điều tệ hại nhất lại chính là chỗ anh thích thân mật với cô ta.
Anh đi qua buồng bên cạnh. Anh ngạc nhiên thấy phòng khách đã biến thành phòng ăn. Có ba bàn ăn, mỗi bàn bốn ngừơi, thêm hai bàn nhỏ để ăn tráng miệng. Giống như trong một nhà hàng sang trọng, bàn ăn cũng có khăn trải bàn, khăn ăn bằng vải lanh, bát đĩa bằng sứ màu trắng có trang hoàng biểu tượng màu xanh của hãng Pan American. Từơng dán giấy có in bản đồ thế giới với biểu tượng của công ty, giống như tất cả các hãng máy bay khác, là cặp cánh giang rộng ra.
Người tiếp viên chỉ cho anh chỗ ngồi trước mặt một người đàn ông thấp mập, anh ta mặc một bộ đồ màu xám nhạt, mới thấy, Harry liền thích bộ đồ ngay. Trên cà vạt có vài chiếc ghim được trang hoàng bằng một viên ngọc lớn, một viên ngọc thật. Harry giới thiệu, người đàn ông dưa tay bắt rồi nói:
– Tôi là Tom Luther. – Harry nhận thấy cặp nút ở tay áo cũng bằng ngọc như cái ghim ở cà vạt. Đây là một anh chàng tiêu tiền vào các thứ linh tinh không quan trọng.
Harry ngồi xuống, trải khăn ăn ra. Luther nói giọng Mỹ nhưng nghe bẹ bẹ, như có pha giọng châu Âu.
– Ông ở đâu, ông Tom? – Harry hỏi, vẻ thăm dò.
– Ở Provence, Rhode Island. Còn anh?
– Philadelphie. – Harry rầt muốn biết Philadelphie ở đâu. – Nhưng tôi sống lung tung, cha tôi làm việc cho các cơ quan bảo hiểm.
Luther gật đầu ra vẻ lễ phép, nhưng không có vẻ quan tâm cho lắm. Chính đây là điều Harry thích. Anh không muốn người ta hỏi anh dông dài về gia đình.
Hai nhân viên phi hành đoàn bước vào, họ tự giới thiệu. Eđie Deakin cơ khí trưởng, có đôi vai rộng, tóc màu nhung, khuôn mặt dễ thương; Harry có cảm giác như anh ta muốn tháo cà vạt và cởi chiếc áo vét đồng phục ra. Jack Ashford, hoa tiêu, có mái tóc màu nâu; thái độ chững chạc, trông anh ta như có máu thích mặc đồng phục bẩm sinh.
Họ vừa ngồi xuống là Harry đã nhận thấy giữa Eđie cơ khí truởng và Luther hành khách có sự thù hằn nhau rồi. Anh nhận thấy chuyện này có vẻ hấp dẫn quá.
Bữa ăn bắt đầu bằng món tôm hùm khai vị. Hai nhân viên phi hành đoàn uống côca côla. Harry uống rượu vang vùng sông Rhin, còn Tom Luther gọi một ly Marbni.
Harry nghĩ đến Margaret Oxenford và ông bạn trai bị chết ở Tây Ban Nha.
Anh nhìn qua cửa sổ, lòng phân vân không biết cô có còn thương mến anh ta không.
Jack Ashford nhìn theo anh rồi nói:
– Cho đến bây giờ, chúng ta còn may mắn có thời tiết tốt. Bầu trời trong sáng, ánh mặt trời chiếu sáng lên cánh máy bay.
– Thường khi thì ra sao? – Harry hỏi.
– Thỉnh thoảng trời mưa suốt cả chuyến bay từ Ailen cho đến Terle Neuve, – Jaek đáp. – Có khi có mưa đá, có tuyết, có sấm chớp.
Harry nhớ những chuyện anh đã đọc trên sách báo.
– Gặp băng giá có nguy hiểm không?
– Chúng tôi đã tính đuờng bay để tránh băng giá. Nhung dù sao, máy bay cũng đã có trang bị mũ chụp chống băng giá rồi.
– Mũ chụp là gì?
– Là những lớp chăn bằng cao su để đậy hai cánh và cánh lái ở đuôi, nơi rất dễ bị đóng băng.
– Dự báo thời tiết cho biết suốt chuyến bay ra sao?
Jack ngần ngừ một lát, Harry bỗng cảm thấy ân hận vì đã hỏi về thời tiết.
Nhưng Jack vẫn đáp:
– Có bão ở Đại Tây Dương.
– Bão có mạnh không?
– Ở trung tâm bão thì mạnh, nhưng theo tôi thì máy bay sẽ bay ngoài bìa của cơn bão. – Ông ta có vẻ không hoàn toàn hài lòng về cách trả lời.
– Nếu gặp bão thì máy bay sẽ như thế nào? – Tom Luther hỏi xen vào. Anh ta nhe răng cừơi, nhưng Harry thấy nỗi lo sợ của anh ta lộ rõ trong cặp mắt màu xanh nhạt.
– Máy bay sẽ lắc lư một ít, – Jack đáp.
Anh không nói tiếp, nhung Eđie lại lên tiếng nói.
Anh nhìn thẳng vào mắt Luther và nói vói giọng chắc nịch:
– Nó bay như là ta cưỡi trên lưng một con ngựa hoang vậy.
Luther tái mặt. Jack nhìn Eđie, cau mày, rõ ràng anh ta không hài lòng cách trả lời thiếu tế nhị của Eđie.
Cơ khí có vẻ đang lo lắng việc gì đó lén quan sát anh ta. Với khuôn mặt rạng rỡ, dễ thương, anh ta không có vẻ gì là ngừơi hay hờn dỗi. Để lôi anh ta ra khỏi tình trạng đăm chiêu, Harry hỏi:
– Ông Eđie này, trong khi ông đang ăn thì ai làm việc ở chỗ ông?
– Người cơ khí phó, anh Mickey Fiun, thay chỗ tôi Eđie đáp. Anh nói với giọng lễ phép, nhưng không cừơi – Phi hành đoàn chúng tôi gồm có chín ngừơi, không kể hai ngừơi tiếp viên. Ngoại trừ ông Cơ trưởng, tất cả chúng tôi đều làm việc thay phiên, mỗi phiên như vậy là bốn giờ. Jack và tôi bắt đầu làm việc từ khi máy bay cất cánh ở Southampton lúc hai giờ cho nên đến sáu giờ chúng tôi được nghĩ, cách đây mấy phút.
– Thế còn ông Cơ truởng thì sao? – Tom Luther hỏi, giọng lo lắng – ông ấy uống thuốc để thức cả đêm à?
– Khi nào có thể ngủ được, ông ta ngủ một giấc, Eđie đáp. – Có lẽ khi chúng ta dã vượt qua điểm không quay về, thì ông ấy sê ngủ một chút.
– Như thế, khi chúng ta bay trên trời thì ông Cơ trưởng đi ngủ à? – Luther hỏi, giọng hơi lo một chút.
– Đương nhiên, – Eđie đáp, miệng tươi cừơi.
Luther có vẻ hoảng hốt. Harry cố xoay câu chuyện sang những vùng yên tĩnh hơn. Anh hỏi:
– Điểm không quay về là điểm gì?
– Chúng tôi thừơng xuyên kiểm tra lượng dự trữ nhiên liệu của máy bay. Khi chúng tôi không đủ lượng nhiên liệu để quay về Foynes nữa, khi ấy chúng tôi đã qua khỏi điểm không quay về. – Eđie nói với thái độ dữ dội, Harry bỗng hiểu ra cơ khí trưởng muốn làm cho Luther lo sợ, Anh hoa tiêu nói xen vào, như cố làm cho mọi người an tâm:
– Hiện giờ, chúng ta có đủ nhiên liệu để bay đến nơi hay quay trở về.
– Nhưng nếu chứng ta không đủ nhiên liệu để bay đến nơi và cũng không quay về được, thì tính sao? Luther hỏi.
Eđie nghiêng ngừơi trên bàn, nhìn anh ta, nhếch miệng cười chua chát, rồi nói:
– Ông Luther, xin ông hãy tin vào tôi đi.
– Chuyện như thế sẽ không bao giờ xảy ra đâu, – Ngừơi hoa tiêu vội vàng nói. – Chúng ta sẽ quay về Foynes Được trước khi đến điểm ấy. Và để đề phòng trước chúng tôi đã tính đến chuyện bay với ba động cơ trong số bốn động cơ nếu gặp trường hợp có một động cơ hỏng.
Jack cố làm cho Luther vững dạ, nhưng rõ ràng khi nghe nói đến động cơ hư hỏng anh ta lại càng lo sợ thêm. Anh ta cố múc một muỗng xúp lên ăn,- nhưng vì tay run nên xúp đổ cả vào cà vạt.
Eđie ngồi im lặng, rõ ràng là anh thích thú khi thấy Tom lo sợ. Jack cố nói chuyện cho gã yên tâm, nhưng không khí vẫn căng thẳng. Harry tự hỏi không biết giữa Eđie và Luther có chuyện gì xích mích.
Chẳng mấy chốc phòng ăn đã Đông ngừơi. Bà mặc áo có chấm đỏ xinh dẹp đến ngồi vào bàn bên cạnh bàn của Harry với người đàn ông mặc áo vét mỏng màu xanh. Harry nghe họ gọi nhau là Diana Lovesey và Mack Alder. Harry nhủ thầm:
nếu Margaret cũng mặc quần áo như bà Lovesey này, chắc có lẽ sẽ đẹp hơn là đằng khác. Nhưng bà Lovesey không có vẻ gì sung sướng; thật vậy trông bà ta có vẻ khổ sở quá.
Việc phục vụ rất nhanh nhẹn và thức ăn thật ngon. Món ăn chính là thịt thăn bò nấu nấm với xốt Hòa Lan và với khoai tây nghiền. Thịt bò bít tết lớn gấp đôi trong các quán ăn của người Anh. Harry ăn không hết, và anh củng từ chối không uống ly vang thứ hai. Anh muốn đầu óc minh mẫn. Anh quyết lấy cho kỳ được bộ trang sức Delhi. Đây là cú làm ăn lớn trong sự nghiệp ăn trộm của Harry và anh quyết định đây cũng là vố cuối cùng. Vố này đủ cho anh mua một cái nhà ở nông thôn có cây leo bên tuờng và có sân quần vợt.
Sau món bít tết, người ta dọn món rau, khiến Harry phải ngạc nhiên. Trong các nhà hàng sang trọng ở Luân Đôn không có rau, và nhất là sau khi đã ăn món chính, không bao giờ có món rau này.
Đào ướp xirô trộn đá, cà phê và bánh nướng nhỏ nối tiếp nhau dọn ra rất nhanh. Eđie hình như thấy mình không hòa đồng với mọi ngừơi, anh bèn cố góp chuyện.
– Ông Vandenpost này, xin phép hỏi mục đích chuyến đi này của ông có được không – Thú thục là tôi không muốn rơi vào tay của Hitler. Harry đáp. – Ít ra cũng trước khi nước Mỹ tham chiến.
– Ông tin nước Mỹ sẽ tham chiến à? – Eđie hỏi với giọng hồ nghi.
– Sẽ tham chiến như trận đại chiến vừa rồi.
Bỗng Tom Luther lớn tiếng nói:
– Chúng ta không xích mích gì với ngừơi quốc xã hết. Họ chống Cộng sản, và chúng ta cũng thế.
Jack gật đầu đồng ý.
Harry quá đỗi kinh ngạc. Ở Anh, mọi người đều tin thế nào nguòi Mỹ cũng tham chiến. Nhưng ở đây, quanh các bàn ăn này, không ai nghĩ như thế. Có lẽ những người Anh đã nghĩ sai? Có lẽ họ không nên trông chờ vào sự giúp đỡ của người Mỹ. Tin này mà mẹ anh ở Luân Đôn nghe được thì bà sẽ buồn biết mấy.
Eđie nói tiếp:
– Theo tôi thì tất cả chúng ta đều phải chiến đấu chống bọn quốc xã. – Giọng anh có vẻ giận dữ. – Bọn chúng là đồ cướp bóc, – anh nói tiếp, nhìn thẳng vào mặt Luther. Tính cho kỹ thì ta phải tiêu diêt bọn chúng như diệt chuột vậy.
Bỗng Jack đột ngột đứng dậy, và buồn rầu.
– Eđie, chúng ta ăn xong rồi, nên về phòng nghỉ ngơi một chút, – anh ta nói, giọng cương nghị.
Eđie ngạc nhiên khi thấy bạn bỏ đi, nhưng anh vẫn gật đầu, hai người cùng đi về phòng nghỉ.
Harry nói:
– Anh chàng cơ khí trưởng cục cằn quá nhỉ.
– Anh thấy thế à? – Luther hỏi. – Tôi chầng thấy gì hết.
Đồ nói láo dơ bẩn, Harry nhủ thầm. Anh ta vừa xem anh như đồ cướp bóc đấy!
Luther gọi rượu cô nhắc. Harry tự hỏi không biết hắn ta có phải là đồ băng đảng cướp bóc không. Những kẻ thuộc băng đảng mà Harry biết ở Luân Đôn đều rất lòe loẹt, nhẫn đeo đầy các ngón tay, áo măng tô lông thú và giày hai màu. Luther có vẻ là một triệu phú tự lập có thể là nhà triệu phú gặp thời, hay có chân trong kỹ nghệ cũng nên. Thình lình anh hỏi gã ta:
– Ông Tom, ông làm nghề gì vậy?.
– Tôi kinh doanh ở Rhode Island.
Câu chuyện giữa họ không mầy hứng thú khiến anh chán nản, anh ngồi im một lát rồi dứng dậy, gật đầu chào gã rồi đi ra.
Khi anh về lại buồng của mình, ngài Oxenford hỏi anh với giọng cộc lốc.
– Bữa ăn có ngon không?
Harry đánh giá rất cao bữa ăn, nhưng giới quí tộc chắc không bao giờ tỏ ra có thiện cảm với các món ăn của những nơi như nơi này. Anh lấy giọng tự nhiên đáp:
– Không tệ. Lại còn có rượu vang miền sông Rhin uống thả dàn nữa.
Oxenford càu nhàu cái gì đó trong họng, rồi tiếp tục đọc báo. Harry nghĩ, chắc không có kẻ nào mất dạy bằng một lãnh chúa mất dạy.
Margaret cừơi, cô có vẻ sung sướng khi thấy anh.
– Thục ra thì bữa ăn ra sao? – Cô hỏi nhỏ như không muốn cho ai nghe hết.
– Tuyệt diệu! – Anh đáp. Hai người cùng phá ra cừơi Khi Margaret cừơi, trông cô khác hẳn. Lúc ngồi yên, mắt cô có vẻ nhọt nhạt, tầm thường, nhưng khi cô nói, hai má cô ửng hồng, để lộ hai hàm răng đẹp không chê vào đâu được, và giọng cừơi nghe rất hấp dẫn. Harry muốn nghiêng ngừơi qua lối đi hẹp để sờ vào tay cô. Anh định làm thế thì bỗng thấy ông Clive Membury ngồi trước mặt đưa mắt nhìn anh, và không biết tại sao, ánh mắt của ông ta đã ngăn anh lại, không để cho anh làm theo ý muốn. Anh bèn ngồi yên và nói vói Margaret:
– Có bão trên ĐẠi Tây Dương.
– Như thế có nghĩa là chuyến bay sẽ gặp khó khăn?
– Phải. Họ sẽ cho máy bay bay vòng để tránh bão, nhưng chúng ta cũng sẽ bị rung động mạnh.
Câu chuyện của họ thừơng bị gián đoạn vì các tiếp viên không ngớt đi lui đi tới trên lối đi, họ mang thức ăn đến phòng ăn rồi mang chén đĩa dơ về nhà bếp.
Harry thấy họ rất vất vả, vì chỉ có hai mà phải phục vụ rất nhiều ngừơi.
Anh lấy tờ Life của Margaret vừa để xuống, anh lật ra giả vờ xem, cốt đợi cho gia đình Oxenford đi ăn.
Anh không mang theo sách vở mà cũng không mang theo tạp chí; anh không thích đọc. Anh chỉ thích liếc mắt nhìn qua các tờ báo thôi, anh chỉ thích giải trí bằng cách nghe rađi-ô và xem xi-nê.
Cuối cùng người ta mời gia đình Oxenford đi ăn, trong buồng chỉ còn lại Harry và Clive Membury. Mới đầu chuyến bay, ông ta sang chơi bài ở phòng khách, nhưng bây giờ phòng khách đã biến thành phòng ăn, nên ông ta ngồi tại chỗ. Harry nghĩ, thế nào,ông ta cũng đi vào phòng vệ sinh.
Anh lại tự hỏi không biết ông Membury có phải là cảnh sát không và nếu thế thì ông ta đi trên chiếc Clipper này làm gì. Nếu ông ta theo dõi một nghi can, thì chắc nghi can này phải là một tội phạm quan trọng, nếu không thì sao một cảnh sát Anh lại chi tiền để mua một cái vé trên chiếc Clipper sang trọng này. Có thể ông ta đã dành dụm nhiều năm trời để đi du hành một chuyến, bay trên sông Nil hay đi trên chiếc tốc hành Phương Đông. Cũng có thể ông ta chỉ muốn bay qua Đại Tây Dương chơi. Nếu thế, thế nào ông ta cũng sẽ tranh thủ thời giờ để thưởng ngoạn chuyến bay. Chín mươi bảng Anh chứ ít ỏi gì, số tiền quá lớn đối với một cảnh sát viên.
Harry thiếu kiên nhẫn, nên khoảng nửa giờ sau, thấy ông Membury vẫn ngồi yên không nhúc nhích, anh bèn quyết định ra tay. Anh hỏi ông ta:
– Ông Membury, ông đã xem phòng máy chưa?
– Chưa …
Nghe nói phòng máy rất kỳ diệu. Ngừơi ta nói phòng máy to lớn như cả một chiếc Douglas DC. 3, mà loại máy bay này cũng thuộc loại lớn rồi đấy.
– Ái chà! – Membury chỉ tỏ thái độ ngạc nhiên cho hợp phép – lịch sự thời.
Quả ông ta là loại ngừơi không có đam mê về máy bay.
– Chúng ta nên đi xem qua cho biết. – Harry chặn Nicky lại, anh ta đang bưng khay xúp đi qua. Anh hỏi:
– Hành khách có thể xem phòng máy được không?
– Thưa ông được chứ, qúy khách sẽ được đón tiếp niểm nở.
– Lúc này đến thăm có tiện không?
Lúc này rất tiện, thưa ông Vandenpost. Còn lâu mới đến giờ máy bay hạ cánh, cũng không phải giờ cất cánh, không phải giờ thay phiên, mà thời tiết lại tốt. Quí vị không còn đợi lúc nào tốt hơn nữa.
Harry đã mong anh ta trả lời như thế. Anh bèn đứng dậy, quay qua ông Membury.
– Ta đi xem chứ?
Membury có vẻ như muốn từ chối, ông ta không phải loại ngừơi dễ bị người khác lôi cuốn nghe theo. Nhưng có lẽ ông sẽ mang tiếng là nguời thô lỗ cục cằn, nếu ông từ chối. Có lẽ ông không tỏ ra mình là người khó chơi. Cho nên sau một lát do dự, ông ta đứng lên và nói:
– Tại sao không?
Harry đi trứơc, anh qua phòng bếp và phòng vệ sinh, rồi quay qua phải leo lên cẩu thang xoắn ốc. Lên hết cầu thang, anh đi vào phòng máy, Membury đi theo sau lưng anh.
Harry nhìn quanh. Nơi đây không giống tí nào hình ảnh mà anh đã thấy người ta chụp về buồng máy ở máy bay. Sạch sẽ, yên lặng, đễ chịu, khung cảnh khiến người ta nghĩ đây là một phòng làm việc trong một cơ sở tối tân. Dĩ nhiên ông cơ khí trưởng và ông hoa tiêu đã cùng ăn với anh không có mặt ở đây vì họ đã hết phiên làm việc:
toán khác đang làm việc. Nhưng ông Cơ truởng thì có mặt ở đây, ông ta ngồi ở cái bàn nhỏ nằm phía sau buồng lái. Ông ta ngước mắt nhìn, mỉm cừơi thân ái với họ và nói:
– Xin chào quí ông, quí ông muốn thăm buồng máy phải không?
– Dạ phải, – Harry đáp. – Nhưng chắc tôi phải đi lấy máy ảnh cái đã. Tôi chụp hình được chứ?
– Dĩ nhiên là được.
– Tôi sẽ quay lại túc khắc Anh đi nhanh xuống cầu thang, rết hài lòng về mình, nhưng cũng rất căng thẳng. Anh đã đẩy ông Membury ra khỏi phòng một lát được rồi, nhưng anh phải tìm cho nhanh mới được.
Anh quay về chỗ ngồi. Một tiếp viên trong phòng bếp và người kia trong phòng ăn. Đáng ra anh nên đợi cho cả hai bận bịu phục vụ ở bàn ăn để bảo đảm họ không đi qua buồng của anh vài phút, nhưng vì thì giờ eo hẹp, nên anh phải đánh liều. Có thể anh bị gián đoạn lắm.
Anh lôi va li của bà Oxenford dưới chỗ ngồi ra. Va li hành lý xách tay vào buồng mà quá lớn và quá nặng, nhưng có lẽ bà ta không xách. Anh để va li lên chỗ ngồi và mở ra. Va li không khóa; thế là có dấu hiệu không tốt rồi. Bà Oxenford không đời nào ngu ngốc đem bỏ dồ nữ trang quí giá vào một chiếc va li không khóa như thế này.
Thế nhưng anh cũng lục tìm thật nhanh, mắt liếc nhìn thử có ai đi qua không.
Trong va li có nước hoa, đồ dùng để trang điểm, có quần lót, chiếc áo ngủ dài màu hạt dẻ, áo sơ mi ngủ, đôi dép thật đẹp, đồ lót bằng xoa có màu hồng đào, bít tất, một cái xắc nhỏ đựng bàn chải răng và vài thứ trang điểm, một tập thơ của Blake, nhưng không có đồ nữ trang.
Harry nhủ thầm. Anh đã đoán đây là chỗ có khả năng nhất bà ta giấu bộ trang sức Dehli. Bây giờ anh mới thấy giả thuyết của anh là đáng ngờ.
Việc lùng tìm chỉ diễn ra trong vòng 20 giây.
Anh vội đóng va li lại và để xuống dưới ghế ngồi.
Có thể bà ta yêu cầu chồng mang giúp đỡ nữ trang của bà trong túi xách hành lý của ông ta không?
Anh nhìn cái túi xách của ông Oxenford dưới chỗ ngồi. Các tiếp viên vẫn bận bịu công việc. Anh quyết định thử vận may sang các va li khác.
Anh lôi cái túi xách của ông Oxenford ra. Ngừơi ta nhìn vào cứ tưởng va li bằng vải, nhưng lại bằng da, có dây kéo, cuối dây kéo có ổ khóa bấm nhỏ. Harry luôn luôn có dao nhíp để xử lý các loại khóa. Anh dùng lưỡi dao mở khóa rồi mở túi xách.
Khi anh đang lục tìm trong túi xách, thì người tiếp viên nhỏ, Davy, đi qua.
Anh ta mang khay đồ uống từ bếp lên phòng ăn. Harry nhìn anh ta, nhoẻn miệng cừơi. Davy nhìn cái túi xách. Harry nín thở và vẫn giữ nụ cười trên môi.
Nguời tiếp viên đi tiếp vào phòng ăn.
Rõ ràng anh ta nghĩ cái túi xách là của Harry.
Anh thở phào nhẹ nhõm. Anh là bậc thầy trong nghệ thuật làm chủ mình, nhưng lần này, anh đã sợ kinh khủng.
Hành lý của ông Oxenford cũng chỉ là những thứ dồ dùng cho đàn ông như hành lý của bà vợ thôi:
bộ dao cạo râu, nước hoa xức tóc, bộ áo pama có sọc, chăn nỉ, và cuốn tiểu sử của Napoléon. Harry đóng túi xách lại, để khóa vào chỗ cũ. Thế nào ông Oxenford cũng phát hiện ra khóa bị bẻ, và chắc ông ta sẽ tự hỏi phải chăng có chuyện gì đã xảy ra. Thế nào ông cũng xem có mất mát gì không, và khi thấy không mất gì, mọi vật còn nguyên, chắc ông ta sẽ nghĩ là ổ khóa bị hỏng thôi.
Harry để túi xách vào chỗ cũ.
Anh thoát nạn, nhưng không thấy bộ trang súc Delhi ở đâu hết.
Rất ít có khả năng dồ nữ trang để trong hành lý của hai người con của bà, nhưng anh vẫn đánh liều quyết lục tìm hành lý của họ cho kỳ được.
Ngài Oxenford là người khôn lanh, cho nên nếu ông ta muốn cất giấu đồ nữ trang của vợ vào túi xách hành lý của các con, thì chắc có lẽ ông ta sẽ chọn cái của Percy mà cất, vì thế nào cậu ta cũng thích thú khi được đóng vai trò âm mưu này, chứ Margaret là người thường chống lại bố, không đời nào ông ta cất vào túi xách của cô.
Harry lấy cái túi du lịch của Percy để lên ghế, ngay cái chỗ mới rồi anh để túi xách của ông Oxenford, với hy vọng là nếu người tiếp viên đi qua, anh ta sẽ tưởng Harry đang lục tìm đồ của mình ở cái túi xách hồi nãy.
Đồ đạc của Percy rất có ngăn nắp, Harry nghĩ chắc là có ngừơi giúp việc sắp xếp cho cậu ta nên mới gọn gàng như thế. Không có cậu bé nào 15 tuổi mà lại xếp áo quần Pyíama rồi gói vào trong giấy bóng như thế này. Cái túi nhỏ đựng cái bàn chải đánh răng còn mới như ống kem đánh răng chưa khui. Trong túi xách anh thấy có bộ cờ chơi dọc đường, một chồng nhỏ hình hoạt họa và một gói bánh bích qui sô cô la – đã được nhét vào túi xách Harry nghĩ, do một chị đầu bếp hay một chị hầu phòng có lòng tất. Harry nhìn cái bàn đã được xếp gọn, lục tìm trong tập hình hoạt họa, rồi mở gói bánh ra, nhưng anh không tìm thấy đồ nữ trang đâu hết.
Khi anh để cái túi xách vào chỗ cũ lại, một hành khách đi ngang về phía phòng vệ sinh. Harry không nhìn đến ngừơi khách.
Anh không tin được chuyện phu nhân Oxenford để bộ trang sức ở lại nước Anh, nơi mà chỉ trong vòng vài tuần nữa thời là sẽ bị kẻ thù chiếm dóng. Chỉ còn hai nơi nữa thôi, một là trong va li của Marganàt, hai là trong hành lý ký gởi. Khó mà vào tìm trong kho hành lý ký gởi. Có thể nào vào kho hành lý ký gởi khi máy bay đang bay được không? Hay là anh ta phải tính đến trường hợp đi theo gia đình Oxenford đến tận khách sạn họ ở, tại New York …
Ông Cơ trưởng và ông Membury chắc sẽ thắc mắc tại sao anh đi lấy máy ảnh lâu như thế này.
Anh lấy cái túi xách của Margaret. Cái xách như một món quà tặng vào dịp sinh nhật. Đó là một cái va li nhỏ có các gúc tròn trịa, bằng da màu kem mềm mại, dây kéo bằng da xinh xinh. Mở ra, anh ngửi thấy mùi nước hoa Tosca. Anh thấy chiếc áo sơ mi ngủ bằng vải hoa, anh cố hình dung ra cơ thể của cô trong cải áo này. Chắc thân hình cô ta xinh lắm. Đồ lót chỉ bằng vải trắng giản dị thôi.
Anh phân vân không biết cô ta còn trinh không. Anh tìm thấy một tấm ảnh đóng khung, trên ảnh là một chàng trai khoảng 20 tuổi, khá đẹp trai, tóc nâu dài, cặp mắt đen, mặc cái áo chùng và đội mũ không vành tốt nghiệp đại học. Có lẽ đây là anh chàng chết ở Tây Ban Nha? Cô ta đã ngủ với anh ta chưa? Cô ta đọc tiểu thuyết D.H. Lawrence. Mình cam đoan mẹ cô ta không biết, Harry nhủ thầm.
Một chồng nhỏ khăn tay có thêu hai chữ “M.O” Khăn thơm mùi nước hoa Tosca.
Nhưng vẫn không có đồ nữ trang.
Harry định lấy một cái khăn tay có tẩm nước hoa để làm kỷ niệm. Ngay khi anh lấy cái khăn thì Davy xuất hiện, anh ta bưng cái khay và chồng đĩa xúp.
Anh ta nhìn Harry rồi dừng lại, cau mày. Dĩ nhiên cái xách của Margaret khác xa cái túi xách của Oxenford.
Rõ ràng Harry không thể là chủ nhân cả hai cái va li; như vậy chắc chắn anh đang lục hành lý xách tay của người khác.
Davy nhìn anh một lát, lộ vẻ khinh bỉ, nhưng đồng thời cũng lo sợ không dám tố cáo hành khách. Cho nên anh ta ấp úng hỏi:
– Thưa ông, đấy là túi xách của ông à?
Harry chìa cái khăn nhỏ cho anh tiếp viên thấy rồi nói:
– Tôi hỷ mũi trong này được không? – Anh đóng va li lại và để vào chỗ cũ.
Davy vẫn có vẻ buồn. Harry giải thích:
– Cô ấy nhờ tôi đến lấy khăn cho cô. Cho nên mới có chuyện hiểu lầm giữa chúng ta.
Vẻ mặt của Davy thay đổi, anh ta có vẻ lúng túng.
– Xin ông tha lỗi, tôi mong ông hiểu …
– Tôi rất sung sướng khi thấy anh để mắt canh chừng đồ đạc cho hành khách.
Anh làm việc thế là rất tốt – Anh vỗ nhẹ lên vai Davy. Bây giờ anh phải đem cái khăn chết tiệt này đến cho Margaret mới được, để chứng minh cho anh tiếp viên thấy đây là chuyện thục.
Anh đi vào phòng ăn.
Cô đang ngồi ở bàn ăn với bố mẹ và em trai. Anh vung cái khăn về phía cô và nói:
– Cô đánh rơi cái này.
Cô ngạc nhiên, đáp lại:
– Thật ư? Cảm ơn.
– Xin cô thông cảm, – anh nói rồi vội vã bỏ di.
Liệu Davy có cả gan đến hỏi Margaret để kiểm chứng có thật cô đã nhờ anh đi lấy khăn sạch không? Chắc anh ta không dám đâu.
Harry đã đi qua buồng của mình, đi qua buồng bếp, Davy đang chồng các đĩa dơ lên nhau, rồi anh leo lên chiếc cầu thang xoắn ốc. Làm sao đến được kho hành lý nhỉ? Anh không biết kho này nằm ở đâu, không để ý ngừơi ta chất hàng lên chỗ nào. Nhưng anh phải tìm ra cách để biết kho hành lý ở chỗ nào mới được.
Ông Cơ truởng Baker đang giảng giải cho Clive Membury biết làm sao máy bay bay lên được trên biển khi không có điểm mốc để xác định vị trí:
– Hầu hết thời gian bay trên biển, chúng tôi nằm ngoài tầm của sóng truyền tin, cho nên chúng tôi chỉ nhờ vào sao để định huớng … khi nào chúng tôi thấy sao.
Membury nguóc mắt nhìn Harry.
– Không có máy ảnh à? – Ông ta hỏi, giọng gay gắt.
Đúng ông ta là cảnh sát rồi, Harry nhủ thầm.
Anh đáp:
– Tôi đã quên mua phim. Thật ngốc phải không?
– Anh nhìn quanh. – Làm sao ở đây mà ông nhìn thấy sao được – Ồ, người hoa tiêu vừa ra ngoài rồi, – Ông Cơ truởng máy bay nói, vẻ thản nhiên. Rồi ông cười – Tôi nói đùa đấy thôi. Có đài quan sát chứ, để tôi dẫn các ông đi xem.
Ông ta mở cánh cửa ở cuối phòng này, rồi bước qua ngưỡng cửa. Harry đi theo ông ta, anh bước ra một lối đi hẹp. Ông Cơ trưởng đưa tay chỉ:
– Đấy là vòm quan sát. – Harry nhìn, không muốn quan tâm, anh chỉ nghĩ đến đồ nữ trang của bà Oxenford thôi. Trên nóc máy bay có một khung cửa kính, bên cạnh đấy có móc cái thang xếp. Khi nào thấy mây tan, ngừơi hoa tiêu mang kính định vị leo lên đấy. Hành lý của khách cũng chất ở đấy.
Bỗng Harry chú ý đến ông ta. Anh hỏi:
– Hành lý chất trên nóc máy bay à?
– Đương nhiên phải chất ở đây. .
– Đâu nào, chúng được chất ở đâu?
Ông Cơ truởng chỉ hai cánh cửa nằm hai bên lối đi nhỏ – Chất trong kho.
Harry không tin được mình may mắn đến thế.
– Vậy tất cả va li đều trên ấy, sau hai cánh cửa ấy?
– Đúng thế, thưa ông.
Harry mở thử một cánh cửa. Cửa không khóa. Anh nhìn vào trong phòng. Va li và rương hòm của khách đều được sắp xếp rất ngăn nắp, được buộc cứng vào các thanh chằng bằng dây dai để khi máy bay bay, chúng khỏi lúc lắc.
Bộ trang sức Delhi nằm đâu đó trong ấy, Harry Marks đã bắt đầu hình dung ra được cuộc sống xa hoa sung túc.
Clive Membury ngoái nhìn Harry, ông khẽ nói:
– Kỳ diệu nhỉ.
– Phải, rất kỳ diệu, – Harry đáp.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.