Trên Chuyến Bay Đêm

CHƯƠNG 27



Khi hai động cơ bên mạn trái của máy bay cùng ngưng hoạt động, số phận của Eđie được xem như đã định đoạt Trước đây, anh có thể còn thay đổi ý kiến. Nghĩa là anh có thể cứ để cho máy bay tiếp tục bay, không ai biết gì về kế hoạch của anh. Nhưng bây giờ thì bằng mọi cách anh phải thực hiện kế hoạch đã vạch ra. Anh sẽ không bao giờ bay nữa, ngoại trừ có thể bay như một hành khách:
anh sẽ chấm dứt nghề bay.
Anh cố sẽ kiềm chế cơn giận đang bùng lên trong lòng. Anh phải giữ bình tĩnh để hoàn thành công việc. Rồi sau đó anh sẽ tính đến cách đối phó với bọn khốn nạn đã phá hỏng cuộc đời anh.
Bây giờ chiếc thủy phi cơ buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Bọn côn đồ sẽ lên máy bay để giải thoát cho Frankie Gordino. Sau đó sẽ xảy ra việc anh đã trù tính. Carol-Aun có được bình an vô sự không? Lực lượng hải quân có phục kích bọn cướp khi chúng lái tàu thủy vào bờ không? Liệu Eđie có đi ở tù về việc này không? Anh là tù nhân của số phận. Nhưng nếu anh chỉ ôm được vợ còn sống và bình an vào lòng, sẽ không có gì đáng kể với anh nữa.
Sau khi hai động cơ ngưng hoạt động một lát, anh nghe tiếng của Cơ trưởng máy bay vang lên trong chiếc mũ cứng của anh.
– Trời đất, chuyện gì xảy ra thế?
Miệng khô khốc, Edthe phải nuốt nước bọt hai lần mới có thể nói được:
– Tôi không biết, – anh đáp, nhưng anh biết rõ lý do. Hai động cơ ngưng hoạt động là vì hết nhiên liệu:
anh đã cắt nhiên liệu đến đó.
Chiếc Clipper có sáu bồn dự trữ nhiên liệu. Các động cơ được hai bồn nhỏ cung cấp. Phần nhiên liệu chính được chứa trong các bồn dưới thân máy, ở các cầu phao nổi, nơi hành khách lên xuống.
Nhiên liệu có thể hút từ các bồn dự trữ lên hai cánh được nhưng không do Eđie, vì các bộ phận điều khiển nằm tại buồng lái, bên cạnh chỗ phi công phụ ngồi. Thế nhưng, Eđie có thể bơm nhiên liệu này nhờ hai vô lăng lớn nằm bên phải bàn dụng cụ của cơ khí trưởng. Bây giờ máy bay đang bay trên vịnh Fundy, còn cách điểm hẹn chừng 5 hải lý, và vừa rồi Eđie đã tháo hết nhiên liệu trong hai bồn chứa ở cánh. Bồn ở cánh phải chỉ còn nhiên liệu bay trong vòng vài dặm nữa thôi. Bồn ở cánh trái bây giờ đã cạn hết, động cơ bên này đã ngừng hẳn.
Dĩ nhiên việc bơm nhiên liệu từ các bồn dưới máy bay lên bồn hai cánh dễ dàng thôi, nhưng khi máy bay tạm dừng ở Shediac, Eđie một mình lên máy bay, phá hỏng hệ thống bơm vô lăng và làm sai lệch các mặt đồng hồ để bây giờ khi nhìn vào, đồng hồ chỉ không đúng sự thực khi xảy ra.
Khi ở Shediac, Eđie gặp hai lần run sợ. Lần đầu là khi cảnh sát tuyên bố họ đã nhận dạng ra tên đồng phạm của Frankie Gordino ở trên máy bay. Anh tin rằng cảnh sát nói đến Luther và anh nghĩ thế là công việc đã bị bại lộ, Eđie liền nặn óc để tìm phương cách khác hầu có thể cứu được Carol-Aun. Rồi cảnh sát cho biết tên kẻ tòng phạm là Harry Vandenpost, Eđie suýt nữa đã nhảy cỡn lên vì vui mừng. Anh không biết tại sao tên tòng phạm là Vandenpost, anh thấy anh chàng này là một người Mỹ dễ thương, có vẻ con nhà giàu. Tại sao anh ta dùng hộ chiếu giả để đi, nhưng anh thấy phải cám ơn anh ta mới được, vì chính nhờ anh ta, cảnh sát mới không chú ý đến Luther. Cảnh sát không lục soát nữa, và không ai chú ý đến Luther, kế hoạch có thể tiếp tục thực hiện được. Nhưng ngay khi Eđie hết sợ về chuyện Luther, ông Cơ trưởng máy bay đã dội vào anh nỗi lo sợ khác. Ông nói rằng kẻ tòng phạm có mặt trên máy bay tức là có kẻ nhắm đến chuyện giải thoát cho Gordino, và ông nói ông nghe kẻ tòng phạm đã xuống khỏi máy bay rồi. Chuyện này có nguy cơ làm hỏng kế hoạch của Eđie.
Việc cãi cọ nổ ra giữa Cơ trưởng Baker và Ollis Field khiến cho người nhân viên FBI này dọa sẽ kiện ông Cơ trưởng ra tòa về tội ngăn cản ông ta thi hành công vụ Baker phải gọi về hãng Pan American ở New York để báo cáo cho hãng biết việc khó khăn của ông; hãng quyết định để cho Gordino tiếp tục đi trên máy bay; Eđie một lần nữa thở phào nhẹ nhõm.
Eđie nhận tin khác đáng mừng:
tin ẩn ngữ của Steve Appleby . Nhưng anh hiểu được, tin báo cho anh biết sẽ có mặt chiếc tàu thủy của hải quân Mỹ nép theo bờ bể nơi chiếc Clipper đáp xuống. Chiếc tàu sẽ ở chỗ khuất kín cho đến khi thủy phi cơ hạ cánh và sẽ chận bất cứ tàu bè nào chạy vào bờ sau khi đã tiếp xúc với thủy phi cơ.
Thế là công việc của Eđie được thu xếp xong. Anh nghĩ thế nào bọn cướp cũng bị tóm cổ, và anh tin chắc kế hoạch sẽ thành công.
Bây giờ anh phải giải quyết công việc trước mắt. Chiếc thủy phi cơ đang đến gần điểm hẹn và chỉ bay có hai động cơ. .
Cơ trưởng Baker hiện ra ngay bên cạnh Eđie, anh im lặng không nói một tiếng, và tay run run, anh bơm nhiên liệu ở thùng chứa bên phải, để dùng cho các động cơ bên trái hoạt động. Bơm xong, anh nói:
– Thùng xăng bên trái hết sạch, tôi không bơm xăng lên đấy được.
– Tại sao? – Ông Cơ trưởng hỏi lớn.
Eđie chỉ hai cái vô lăng. Với cảm giác mình là kẻ phản bội, anh đáp:
– Tôi đã quay vô lăng cho bơm hút xăng, nhưng bơm không hoạt động.
Bảng đồng hồ không có dấu hiệu gì cho thấy nhiên liệu từ các bồn chứa dưới máy bay tuôn lên hai bồn ở hai cánh, nhưng ở cuối buồng kiểm soát bốn ống nhắm cho phép người ta kiểm tra sự lưu thông của nhiên liệu trong ống dẫn. Cơ trưởng Baker lần lượt quan sát các ống nhắm này, rồi ông nói.
– Chẳng có gì hết! Nhiên liệu trong bồn chứa bên cánh phải còn bao nhiêu ?
– Cũng gần cạn rồi … Chỉ bay khoảng vài dặm nữa là cũng.
– Tại sao đợi đến bây giờ anh mới để ý đến hiện tượng này. – Ông hỏi với giọng giận dữ.
– Tôi cứ tin các máy bơm hoạt động tốt, – Eđie đáp, giọng yếu ớt.
Câu trả lời không thỏa đáng nên Cơ trưởng càng giận thêm. Ông hỏi:
– Tại sao hai máy bơm cùng hỏng một lần.
– Tôi không biết … nhưng nhờ trời, ta có bơm tay. Eđie nâm cái bơm tay gần bàn anh ngồi, anh bơm mạnh, cái bơm này người ta chỉ dùng trong lúc bay để bơm nước trong các thùng chứa nhiên liệu ra. Cơ khí trưởng đã làm công việc này ngay sau khi máy bay khởi hành từ Shediac và anh cố tình quên đóng xu páp lại xu páp này dùng cho nước chảy ra khỏi máy bay. Anh bơm mạnh nhưng vẫn không làm cho nhiên liệu các thùng ở dưới tuôn lên các thùng ở hai cánh, mà chỉ làm nhiên liệu mất đi mà thôi.
Dĩ nhiên Cơ trưởng Baker không sành về việc này, và có lẽ ông không chú ý đến việc xu páp mở ra. Nhưng ông có thể nhận thấy không có giọt xăng nào lưu thông khi ông nhìn vào các ống nhắm. Ông nói:
– Bơm không hoạt động được! Tôi không hiểu tại sao cả ba máy bơm đều hỏng một lút như thế này!
Eđie nhìn vào kim đồng hồ, anh nói:
– Thùng chứa bên phải sắp hết nhiên liệu. Nếu không hạ cánh gấp chúng ta sẽ rơi xuống biển.
– Mọi người chuẩn bị đáp khẩn cấp, – Baker nói lớn. Ông đưa ngón tay chỉ vào Eđie.
– Tôi không hài lòng công việc của anh chút nào hết – Deakin, – ông nói giọng tức giận. – Tôi không tin tưởng vào anh nữa.
Eđie cảm thấy đau đớn vô cùng. Anh có lý do để nói láo với Cơ trưởng nhưng anh vẫn căm ghét mình. Cả đời anh chân thật với mọi người, anh khinh bỉ những người lừa dối, phỉnh gạt. Công việc của anh hôm nay khiến anh ghê tỏm mình. Anh nghĩ:
rồi ông sẽ hiểu, ông Cơ trưởng à. Nhưng anh mong sao mọi người đều thông cảm cho anh.
Cơ trưởng Baker quay lui phía bàn bản đồ. Hoa tiêu Jack Ashford kinh ngạc như Eđie, rồi đưa tay chỉ vào bản đồ.
– Chúng ta đang ở đây.
Kế hoạch của anh là cho chiếc Clipper hạ xuống nhắm vào cái lạch giữa bờ biển và hòn đảo Grant Manan. Bọn cướp muốn đáp xuống đấy, cũng như Eđie.
Nhưng gặp lúc khẩn cấp, có khi nhiều người hành động rất lạ lùng. Eđie tính nếu Baker chọn chỗ nào khác không đúng sự mong đợi của anh, anh sẽ phản đối ngay và phân tích sự lợi hại nơi cái lạch biển này cho ông thấy. Thế nào Baker cũng coi thường anh, nhưng chắc ông buộc lòng phải nhận ra lẽ phải thôi. Và nếu ông không bằng lòng và đáp xuống nơi khác thì chính ông cũng có hành động kỳ lạ.
Nhưng anh khỏi lo vì sau một lát suy nghĩ Baker tuyên bố.
– Ở đây. Ở lạch biển này. Chúng ta cho máy bay hạ xuống đây.
Eđie quay mặt đi để không ai thấy được nét mặt vui mừng vì chiến thắng của mình. Anh đã tiến một bước gần đến chỗ gặp gỡ Carol-Aun.
Vì tất cả phi hành đoàn đều được thực hiện thủ tục hạ cánh bắt buộc, nên Eđie nhìn qua cửa sổ để xem tình hình trên biển ra sao. Anh thấy một chiếc thuyền nhỏ màu trắng, loại thuyền đánh cá thể thao, đang nhấp nhô trên sóng.
Biển động. Việc hạ cánh sẽ khó khăn .
Bỗng anh nghe tiếng nói quen thuộc khiến anh giật mình.
– Chuyện gì xảy ra thế? – Mickey Finn đang lên cầu thang để xem có tin gì mới.
Eđie nhìn anh ta, lòng vô cùng lo sợ. Chỉ trong một phút thôi là Mickey sẽ đoán ra cái van ở trong bơm tay đặt không đúng chỗ. Eđie phải đuổi anh ta đi ngay mới được.
Nhưng Cơ trưởng Baker đã nhanh hơn anh. Ông nói:
Anh đi khỏi nơi đây mau lên! Những người trong phi hành đoàn đang nghĩ, phải khóa dây an toàn trong khi máy bay phải hạ khẩn cấp, đừng đi lang thang trên máy bay và hỏi những câu hỏi ngu ngốc!
Mickey biến mất ngay, Eđie thở phào nhẹ nhõm. Máy bay hạ xuống nhanh, Baker muốn xuống gần mặt nước để phòng trường hợp máy bay rơi khi hết nhiên liệu trước dự kiến.
Họ nhắm về phía Tây để khỏi bay trên đảo:
máy bay hết xăng rơi trên đất sẽ làm cho mọi người chết hết. Một lát sau, họ bay trên lạch biển.
Sóng rất lớn, ước chừng đầu ngọn sóng cao hơn một mét. Chiều cao của sóng đáng ngại là 90 centimet; cao hơn nữa, chiếc Clipper sẽ rất nguy hiểm khi đáp xuống. Eđie nghiến răng. Baker là phi công giỏi, những việc đáp xuống phải thật nhẹ nhàng mới được.
Máy bay xuống rất nhanh. Eđie cảm thấy than máy bay chạm vào đầu ngọn sóng cao. Nó bay lên một lát nữa, rồi lại chạm vào nước. Lần thứ hai, máy bay chạm mạnh hơn, Eđie cảm thấy ruột thắt lại trong khi máy bay nhảy lên không.
Eđie lo sợ, anh sợ máy bay vỡ ra.
Mặc dù máy bay vẫn bay, nhưng sự va chạm trên mặt nước đã làm giảm tốc độ, giảm rất nhiều, thay vì nó trượt nhẹ trên mặt nước thì nay nó rơi xuống rất mạnh. Hai trường hợp hạ cánh rất khác nhau, chẳng khác nào một người phóng đầu nhảy xuống nước như một lưỡi dao xẻ nước, với một người nhảy bụng xuống nước, bụng sẽ đau đớn, mà bụng của thủy phi cơ chỉ là một lớp nhôm mỏng, nó có thể vỡ ra như một cái túi xách bằng giấy.
Anh trân người, đợi cú sốc khác. Chiếc thủy phi cơ va vào mặt nước rất mạnh khiến Eđie cảm thấy rung động cả xương sống. Nước bay lên phủ kín cả các cửa sổ Eđie ngồi quay mặt về một bên máy bay, nên anh bị nhào sang bên trái, nhưng anh níu tay gượng lại được. Truyền tin viên nhào mặt tới trước, va đầu vào máy micrô Eđie nghĩ máy bay sẽ vỡ mất, chỉ cần một cánh máy bay chạm vào nước là tiêu đời.
Cú chạm thứ hai qua đi, cú chạm khác liền tiếp theo. Người ta nghe tiếng hành khách la hét vì lo sợ bay lên cầu thang và đến tận buồng máy. Máy bay lại nâng lên, ra khỏi bụi nước và tốc độ chậm lại; rồi nó lại rơi xuống và Eđie lại bị đẩy sang một bên.
Nhưng máy bay vẫn vững vàng, và Eđie bắt đầu hy vọng họ sẽ thoát khỏi tai nạn. Cửa sổ hết bị nước che kín, anh nhìn thấy biển ở bên ngoài. Các động cơ vẫn nổ ầm ầm, chúng không bị ngập nước.
Thủy phi cơ càng bay chậm lại, Eđie càng cảm thấy yên tâm hơn, cho đến khi cuối cùng nó đứng yên một chỗ giữa sóng biển ào ào. Eđie nghe giọng của ông Cơ trưởng máy bay vang lên trong mũ cứng.
– Lạy Chúa lòng thành, thật ngoài sức tưởng tượng, – và anh nghe tiếng cười khoan khoái của những người trong phi hành đoàn đang phiên làm việc.
Eđie đứng dậy, nhìn qua các cửa sổ, tìm xem chiếc thuyền nhỏ ở đâu. Mặt trời chiếu sáng, nhưng trên bầu trời có những đám mây đen. Mặc dù mắt anh tốt nhưng vẫn không thấy có chiếc tàu nào khác nữa. Có lẽ chiếc tàu nằm phía sau chiếc Clipper.
Anh vội về lại chỗ làm việc, tắt máy. Truyền tin viên đánh đi lời kêu gọi cấp cứu SOS. Cơ trưởng bước ra, ông nói:
– Tôi phải xuống nói với hành khách để họ an tâm – Người giữ máy truyền tin nhận lời phúc đáp và Eđie hy vọng đấy là lời đáp của bọn người đến tìm Gordino.
Hết kiên nhẫn, anh đi tới trước mũi máy bay, mở cánh cửa trập ở buồng lái ra, xuống thang để đi vào buồng trước mũi. Ô cửa phía trước mũi mở ra bằng cách hạ xuống để làm thành một mặt phẳng. Eđie bước lên trên mặt phẳng đó.
Anh phải níu tay vào khung cửa để giữ thăng bằng. Sóng đập mạnh lên các phao dưới thân máy bay, chốc chốc làm văng nước lên tận chân anh. Mặt trời từng chặp biến mất sau các đám mây và gió lạnh như dao cắt. Eđie cẩn thận quan sát thân máy bay và các cánh, anh không thấy có hư hại gì hết. Chiếc thủy phi cơ có vẻ đã qua được tai nạn, không hư hao gì.
Anh thả neo rồi đưa mắt nhìn quanh trên biển, để xem có chiếc thuyền nào không. Bọn bạn của Luther ở đâu? Nếu có cái gì không hay xảy ra và chúng không đến thì sao? Rồi cuối cùng anh thấy một chiếc ca nô máy hiện ra ở xa xa.
Tim anh đập thình thịch. Có phải nó là của chúng không? Có Carol-Ann trên đó không? Nếu đó chỉ là chiếc tàu nào khác trông thấy chiếc thủy phi cơ hạ xuống khẩn cấp, nên vì hiếu kỳ đã chạy đến xem, thì sao? Nếu thế thì kế hoạch sẽ hỏng mất.
Chiếc ca nô chạy đến, nhấp nhô trên các ngọn sóng đúng ra sau khi đã thả neo xong và đã xem xét máy bay có thiệt hại gì đáng kể không, Eđie phải quay về chỗ làm việc, nhưng anh cứ đứng ì tại chỗ, mắt dán vào chiếc ca nô, bây giờ nó đã đến gần hơn, anh nhận ra đấy là loại tàu tuần tra lớn chạy nhanh, có buồng lái che kín. Anh nghĩ chiếc tàu chạy với tốc độ khoảng từ 25 đến 30 phút, nhưng anh vẫn cảm thấy quá chậm. Một tốp người đứng trên boong.- Một lát sau, anh có thể đếm được có tất cả bốn người, và trong số này có một người bé nhất. Rồi anh nhận ra ba người mặc côm lê màu sẫm và một phụ nữ mặc măng tô xanh. Carol-Aun có cái măng tô xanh.
Chắc đây là vợ của anh rồi, nhưng anh vẫn chưa tin hẳn. Người Phụ nữ có mái tóc vàng, thân hình mảnh mai. Cô ta đứng cách xa đám người kia một chút, đám người này đứng vịn vào lan can tàu nhìn chiếc Clipper. Anh bồn chồn chờ đợi. Bỗng mặt trời hiện ra từ sau một đám mây, người phụ nữ đưa tay lên trước lưỡi trai của chiếc mũ để che ánh nắng chói mắt. Hành động đưa tay che mắt của cô ta làm cho tim anh thắt lại, anh đoán đấy đúng là vợ anh.
– Carol-Aun! Anh vọt miệng gọi lớn. Bỗng anh thầy quá bị kích thích khiến anh quên hết nguy hiểm, quên hết những khó khăn hai người có thể gặp phải trước khi hưởng hạnh phúc đoàn tụ. Anh đưa cao hai tay, vừa vẫy vừa hét lớn:
– Carol-Ann! Carol-Ann!
Dĩ nhiên nàng không nghe được, nhưng nàng thấy được anh. Nàng tỏ vẻ ngạc nhiên, ngần ngại như thể không tin đây là chính anh, rồi nàng đưa tay vẫy chào lại mới đầu còn e dè, nhưng sau vẫy thật hăng. Eđie nghĩ, nếu Carol vẫy tay mạnh như thế, chắc nàng bình an vô sự. Anh cảm thấy yếu đuối như một đứa bé được nâng niu chìu chuộng.
Anh nhớ ra, chuyện chưa có gì ngã ngũ. Anh còn nhiều việc phải làm cho xong. Anh vẫy tay chào lần cuối rồi miễn cưỡng đi vào trong máy bay.
Anh vào đến buồng máy thì cũng vừa lúc ông Cơ trưởng máy bay từ dưới bong hành khách đi lên. Ông hỏi:
– Không thiệt hại gì chứ?
– Không thiệt hại gì, trước mắt là như thế.
Cơ trưởng quay qua truyền tin viên, người này vừa báo cho ông biết:
– Có nhiều tàu đáp lời kêu gọi SOS của chúng ta, nhưng chiếc gần nhất đã vui lòng đến ngay, họ đang đến gần bên mạn trái của máy bay. Có lẽ ông nên xem thử ra sao.
Cơ trưởng Baker nhìn qua cửa sổ, ông thấy chiếc ca nô. Ông lắc đầu.
– Tàu này không giúp gì ta được. Phải có tàu nào lôi chúng ta đi mới được.
Anh liên lạc thử xem có tàu tuần duyên nào không.
– Người trên ca nô muốn lên máy bay, – truyền tin viên nói tiếp.
– Không được, – Baker đáp. Eđie hoảng hốt. Phải để cho chúng lên máy bay mới được – Làm thế rất nguy hiểm, – Cơ trưởng máy bay nói tiếp.- Tôi không muốn chiếc ca nô đậu sát vào máy bay, rất dễ làm hư hỏng thân máy bay. Nếu ta cố đưa họ lên máy bay với sóng biển lớn như thế này, tôi chắc sẽ có người rơi xuống nước. Nói với họ chúng ta xin cám ơn lòng tốt của họ, nhưng họ không giúp chúng ta được đâu.
Eđie không tiên liệu việc này. Anh làm ra vẻ dửng dưng để không ai thấy anh đang hết sức lo lắng. Hư thì hư, mặc Bằng bất cứ giá nào, đồng bọn của Luther- cũng phải lên máy bay cho được! Nhưng nếu không có sự giúp đỡ từ trong máy bay thì không dễ gì chúng lên được. Và ngay cả có sự giúp đỡ đi nữa thì việc chúng lên bằng cửa lên máy bay, thường cũng hết sức khó khăn Sóng đánh ngập các phao và nước văng lên tới nửa cánh cửa vào. Người ta không thể đứng trên phao mà không níu vào cái gì, và khi mở cửa, nước sẽ ào ào vào phòng ăn. Eđie không hề nghĩ đến chuyện này trước, vì chiếc Clipper thường hường chi hạ xuống trên vùng nước yên tĩnh.
Làm sao cho chúng lên máy bay được nhỉ? Phải cho họ lên qua cánh cửa ở trước mũi máy bay.
Truyền tin viên lại nói:
– Thừa cơ trưởng, tôi đã nói họ không được phép lên máy bay, nhưng hình như họ không chịu.
Eđie nhìn ra ngoài. Chiếc ca nô quay quanh thủy phi cơ.
– Đừng để ý đến họ, – Cơ trưởng máy bay ra lệnh.
Eđie đứng dậy. Khi anh bước đến cầu thang dẫn xuống buồng phía trước mũi máy bay, Baker hỏi lớn:
– Anh đi đâu?
– Tôi phải ra kiểm tra lại dây neo, – Eđie đáp, giọng thản nhiên, và chân cứ bước không đợi ông ta trả lời Anh nghe tiếng của Baker nói phía sau:
– Cha này thế là “chấm dứt”!
Anh nghĩ, mình đã biết thế rồi. Anh buồn vô hạn. Anh đi ra trên mặt phẳng.
Chiếc ca nô cách mũi chiếc Clipper chừng mười mét. Eđie thấy Carol-Aun đứng gần bên lan can tàu. Nàng mặc cái áo dài cũ và mang đôi giày đế bằng, trang phục nàng thường mặc khi làm việc nhà. Khi chúng dẫn Carol đi, nàng đã khoác thêm chiếc măng tô ra ngoài. Anh nhìn kỹ mặt vợ. Nàng có vẻ xanh xao và căng thẳng,. Eđie cảm thấy giận sôi lên, anh tự nhủ:
“Mình sẽ cho chúng biết tay”.
Anh lấy cái cần trục gấp lại được, để trước mũi tàu rồi mở ra, lớn tiếng gọi bọn người dưới ca nô, chỉ cho chúng thấy cần trục và ra dấu cho chúng ném đầu dây buộc, tàu lên. Anh phải ra dấu nhiều lần mấy tên trên boong tàu mới hiểu. Chúng hẳn không phải là dân hải quân chuyên nghiệp. Trông chúng không thích hợp với công việc này chút nào hết, vì đứa nào đứa nấy đều com lê cài nút chéo, và mặc dù gió mạnh chúng cũng cố gỉữ mũ phót trên đầu. Gã đàn ông ở trong buồng lái, có lẽ là chủ tàu, níu chặt vào tay lái cố đưa tàu lên”:
gần trước mũi,chiếc thủy phi cơ. Cuối cùng, một gã đàn ông ra dấu là hắn hiểu và lượm đầu dây buộc tàu lên.
Hắn không biết cách ném, phải ném bốn lần Eđie mới chụp được đầu sợi dây.
Anh buộc sợi dây neo tàu vào cần trục:
Bọn dưới ca nô kéo sợi, dây cho tàu, chúng áp đến thủy phi cơ. Chiếc ca nô quá nhẹ, nên bị nhồi lên nhồi xuống dữ dội trên sóng biển. Buộc chiếc ca nô vào thủy phi cơ chắc là một việc khó khăn và nguy hiểm.
Bỗng anh nghe tiếng của Mickey Finn từ phía sau cất lên.
– Trời ơi, Eđie, anh làm cái quái gì thế?
Anh quay lui. Mickey nhìn anh, vẻ mặt lo lắng hiện ra trên khuôn mặt đầy tàn nhang. Eđie la lên:
– Đứng xen vào việc này, Mickey. Tôi báo cho cậu biết, nếu cậu xen vào việc này, nhiều người sẽ chết đấy.
Mickey có vẻ hoảng hốt.
– Được rồi, được rồi tùy anh – Anh ta quày quả bước lui về phía buồng máy, nghĩ chắc Eđie đã điên rồi.
Eđie quay lại với chiếc ca nô, bây giờ nó đã đến gần.
Anh nhìn ba gã đàn ông. Một tên còn rất trẻ, chưa quá 18 tuổi, một tên khác lớn hơn, ốm, nhỏ, ngậm điếu thuốc bên mép. Tên thứ ba, mặc bộ com lê màu sẫm có sọc nho trắng, có vẻ là tên chỉ huy.
Eđie nghĩ phải có hai sợi dây neo để buộc chiếc ca nô mới được. Anh bụm hai tay lên miệng làm loa, gọi lớn:
– Ném lên một sợi dây nữa!
Gã đàn ông mặc bộ đồ có sọc lượm sợi dây ở trước mũi tàu, gần bên sợi dây ném lên hồi nãy. Không, vô ích, anh cần có mỗi đầu mút tàu một sợi dây để tạo thành cái thế hình tam giác. Anh nói lớn:
– Không, sợi ấy không được. Ném sợi ở đuôi tàu cho tôi Gã đàn ông kia hiểu.
Lần này hắn chỉ ném một lần là Eđie tóm được đầu sợi dây. Anh kéo dây vào trong máy bay rồi buộc vào một thanh ngang. Bây giờ chiếc ca nô áp đến gần rất nhanh. Bỗng động cơ tắt và người đàn ông trong buồng máy bước ra, gã mặc quần có dây đai, gã bắt tay vào việc điều khiển tàu cho áp sát vào thủy phi cơ. Rõ ràng gã đàn ông này là một thủy thủ.
Bỗng sau lưng Eđie vang lên tiếng nói của Cơ trưởng máy bay:
– Deakin, – ông nói – anh đã bất tuân lệnh cấp trên.
Eđie làm như thể không nghe, bụng cầu trời sao cho vị chỉ huy của anh đừng có xen vào. Chiếc ca nô không thể áp sát vào gần hơn nữa. Tên chủ tàu vấn những sợi dây quanh các trụ dây neo, để cho dây hơi lỏng một chút phòng chiếc ca nô nhồi lên nhồi xuống theo sóng cho dễ. Muốn lên chiếc Clipper, chúng phải đợi sóng nâng chiếc ca nô sao cho ngang với mặt phẳng ở mũí máy bay. Để giữ thăng bằng, chúng phải vịn vào sợi dây neo nối từ dưới ca nô với bên trong mũi máy bay.
– Deakin! – Baker nói lớn. – Lui đây.
Gã thủy thủ mở cánh cửa thấp ở bên lan can ca nô cho tên găng-tơ mặc com lê có sọc bước ra, chuấn bị nhảy qua máy bay. Eđie cảm thấy Cơ trưởng Baker nắm cánh tay áo của anh. Tên găng-tơ thấy vậy, hắn thọc tay vào túi áo vét tông.
Điều sẽ làm cho Eđie đau đớn nhất là một người bạn của anh nhảy ra để hải hy sinh tính mạng. Anh đã muốn nói cho họ biết tàu tuần tra do Steve Appleby phái đến, nhưng anh sợ có người vô tình làm cho bọn cướp biết và chúng sẽ chạy đi mất. Cho nên anh cố kiểm soát cho được tình hình trước mắt.
Anh quay qua Baker, hét lớn với ông:
Ô – Ông hãy tránh ra? Bọn khốn nạn này có súng!
Baker bàng hoàng hất hoảng. Ông nhìn tên găng-tơ, rồi chạy tìm chô núp.
Eđie quay lui, thấy gã mặc com lê có sọc bỏ súng vào túi áo vét tông lại. Lạy Chúa, anh tự nhủ, con mong sao con ngăn được bọn cướp này đừng sát hại ai hết. Nếu có ai chết, ấy là do lỗi của con.
Chiếc. ca nô được nâng lên cao quá mặt bằng trên máy bay một chút. Tên cướp níu tay vào sợi dầy neo, ngần ngừ, rổi nhảy qua. Eđie chụp lấy hắn, giúp hắn đứng vững trên mặt bằng.
– Anh là Eđie phải không? – Gã hỏi.
Eđie nhận ra tiếng của hắn khi hắn nói trên điện thoại. Anh nhớ tên của hắn là Vincini. Eđie đã chủi hắn, bây giờ anh thấy ân hận, vì anh cần sự hợp tác của hắn. Anh nói:
– Tôi muốn làm việc với anh, Vincini. Nếu anh muốn việc trôi chảy, không gặp trở ngại, hãy đề tôi giúp anh.
Vincini nhìn anh, ánh mắt dữ dằn. Nhìn anh một lát hắn mới nói:
– Đồng ý. Nhưng chỉ cẩn một hành động đáng nghi là anh chết liền.
Hắn nói bằng giọng gay gắt, dửng dưng, không để lộ chút thù hằn nào. Hắn có vẻ không lưu tâm gì đến chuyện cãi cọ nhau trước đây.
– Anh vào trong đợi tôi giúp những người khác nhảy qua.
– Được rồi – Vincini quay qua chiểc ca nô. – Joe … phiên anh. Rồi đến thằng bé. Cô gái lên sau cùng. – Hắn bước vào trong buồng trước mũi máy bay.
Eđie thấy ông Cơ trưởng máy bay leo lên cầu thang để vào phòng máy.
Vincini rút súng ra, nói:
– Anh ở lại đây!
– Cứ làm theo lời anh ta, ông Cơ trưởng, – Eđie nói lớn. – Tôi van ông, những người này không đùa đâu.
Baker xuống thang, đưa hai tay lên trời.
Eđie quay lui. Anh chàng nhỏ còn có tên Joe níu vào lan cán ca nô, vẻ sợ sệt muốn chết được. Hắn nói bằng một giọng khàn khàn:
:
– Tôi không biết 1ội.
– Không sao đâu,- Eđie đáp. Anh đưa tay cho hắn. Joe nhảy qua, níu chặt tay anh, hắn nhào người tới vào trong buồng trước.
Chàng trai nhảy sang sau cùng. Hắn thấy hai người kia nhảy qua yên ổn hắn tỏ ra tự tin. Hắn cười nói:
Tôi cũng không biết bơi. – Hắn nhảy qua sớm, chỉ đến được mép của mặt phẳng máy bay, nên mất thăng bằng, ngã người lui. Eđie cúi người, tay trái nắm sợi dây neo, tay kia chụp lấy thắt lưng quần của hắn. Anh kéo hắn vào trong mặt phẳng.
– Ồ cám ơn! – Chàng trai nói, như thể Eđie chỉ đưa tay cho hắn níu chứ không phải đã cứu mạng hắn.
Bây giờ đến lượt của Carol-Aun, nàng đứng trên boong chiếc ca nô, nhìn mặt phẳng trên máy bay với vẻ hoảng sợ. Thường khi nàng không phải là người nhát gan nhưng Eđie đoán, chắc nàng thấy thằng bé sắp phải rơi xuống biển nên đầm ra lo sợ. Anh cười với nàng, rồi nói lớn:
– Cứ làm như mọi người làm, em yêu. Em đừng sợ gì hết.
Carol gật đầu rồi nắm sợi dây.
Eđie chờ đợi, lòng hồi hộp lo sợ. Sóng đẩy ca nô lên ngang mặt phẳng máy bay. Carol-Ann ngần ngừ không nhảy kịp, nàng càng có vẻ khiếp sợ hơn nữa.
– Đợi lần khác Eđie thốt lên, với giọng bình tĩnh để che đậy nỗi lo sợ trong lòng. – Khi nào thích thì nhảy.
Chiếc ca nô tụt xuống rồi nhô lên. Carol-Ann có vẻ quyết định phải nhảy, nàng mím môi, trán nhăn lại ra vẻ lo sợ. Chiếc ca nô trồi ra cách máy bay chừng eentimet, khoảng cách khá lớn, Eđie kêu lên:
– Lần này khoan đã … :
nhưng quá muộn rồi. Để tỏ ra mình có can đảm Carol-Anll đã nhảy.
Nàng không nhảy qua được mặt phẳng.
Nàng hét lên một tiếng hãi hùng, người níu vào sợi dây neo, hai chân hỏng trong không khí. Eđie không thể làm gì được, chỉ còn việc nhìn chiếc ca nô tụt xuống dưới xa, còn Carol-Aon văng ra xa khỏi mặt phẳng.
– Níu cho chặt! – Eđie hét lên – Em sẽ nhô lên lại! – Anh chuẩn bị nhảy xuống nước để cứu vợ nếu nàng thả tay ra. Nhưng Carol níu cứng vào sợi dây neo, sóng nâng sợi dây lên và nàng theo dây neo lên. Lên đến ngang tầm mặt phẳng, nhưng không chạm tới. Eđie quì xuống, cố chụp lấy hai chân vợ khi nàng nhô lên. Vì với tay không thấu, cho nên suýt nữa anh mất thăng bằng rơi xuống biển. Sóng lại đưa Caroi ra xa, nàng thất vọng thét lên.
– Đừng đưa người đi, – Eđie la lên. – Em đừng đưa người khi sóng nâng em lên.
Carol nghe theo lời anh. Anh thấy nàng nghiến răng để chống lại sự đau đớn ở hai cánh tay vì níu cứng vào sợi dây, nhưng nàng đã làm theo lời anh được nàng đung đưa từ sau ra trước khi sóng nâng nàng lên cao. Eđie quì xướng, chụp lấy mắt cá chân vợ. Nàng không mang vớ. Anh kéo nàng đến gần và năm được thêm mắt cá chân kia, nhưng hai chân Carol vẫn không chạm vào mặt phẳng. Chiếc ca nô lên cao rồi bắt đầu tụt xuống. Carol-Ann lại hét 1ên. Eđie vẫn nắm hai mắt cá chân nàng. Chính khi ấy Carol-Aun thả sợi dây neo ra.
Anh đem hết sức bình tĩnh để ôm chặt hai chân vợ. Trong khi nàng nhào xuống, sức nặng người nàng đã lời anh tới trước và suýt nữa anh nhào xuống nước, nhưng anh kịp nằm sấp xuống trên mặt phẳng. Trong tư thế này, anh khó mà lôi Carol lên cho được, nhưng biển đã làm công việc đó cho anh. Đợt sóng tiếp theo ngập cả đầu của Carol-Aun, đẩy nàng về phía Eđie. Tay phải anh thả một mắt cá, nhanh tay ôm lấy quanh hông nàng.
Anh giữ chặt người Carol, vừa thở vừa nói:
– Yên rồi, em bé, anh níu em được rồi, – trong khi đó nàng bị sặc nước, vừa ho vừa khạc nước nhổ ra ngoài. Rồi anh lôi vợ vào người, giúp Carol đứng lên, dìu nàng đi vào trong máy bay.
Carol nép người vào anh, khóc nức nở. Anh áp đầu nàng vào người mình, nước trên đầu nàng chảy xuống ròng ròng. Anh cảm thấy muốn khóc, nhưng anh cố kiềm lại. Ba tên cướp và ông Cơ trưởng máy bay nhìn anh chờ đợi nhưng anh tảng lờ không hay biết một lát. Anh ôm mạnh Carol-Ann vào lòng, nàng run lên cầm cập.
– Ổ cả chứ, em yêu? – Cuối cùng anh nói. – Bọn khốn nạn kia không làm hại gì em hết chứ?
Carol lắc đầu.
– Ổn cả, – nàng đáp, hai hàm răng đập vào nhau lập cập.
Anh ngẩng đầu, bắt gặp ánh mắt của Cơ trưởng, ông ta nhìn Carol rồi nhìn qua Eđie. Ông nói nho nhỏ:
– Lạy Chúa, bây giờ tôi mới hiểu cớ sự ….
– Nói đủ rồi, – Vincini cắt ngang lời ông. – Còn nhiều công việc phải làm.
Eđie thả vợ ra, anh nói:
– Được rồi. Tôi nghĩ trước hết là phải giải quyết ổn thỏa với nhân viên phi hành đoàn. Phải làm cho họ yên tâm, thu xếp sao để họ khỏi cản trở công việc.
Sau đó tôi sẽ dẫn anh đến người anh muốn tìm. Như thế được chứ?
– Được nhưng nhanh lên.
– Vậy thì đi theo tôi. – Eđie leo lên cầu thang. Anh đi vào buồng máy trước, nên tranh thủ nói cho mọii người biết. Thừa lúc Vincini chưa vào phòng, anh nói:
– Xin các bạn nghe đây, đừng ai liều chết một cách không cần thiết, tôi mong các bạn nghe theo lời tôi – Anh không thể nói gì nhiều hơn nữa vì ngay lúc ấy, Carol-Ann, Cơ trưởng Baker và ba tên cướp đi qua khung cửa. Eđie nói tiếp:
– Xin mọi người giữ bình tĩnh và 1àm công việc của mình. Tôi không muốn có súng nổ. Tôi không muốn có người bị thương. Ông Cơ trưởng sẽ nói những điều như tôi. – Anh quay qua phía ông Baker.
– Đúng thế, quí ông à, – Baker nói. – Đừng làm cho những người này có cớ để sử dụng vũ khí.
Eđie nhìn Vincini.
– Rồi, bây giờ chúng ta đi. Xin theo chúng tôi, ông Cơ trưởng, để trấn an hành khách. Tiếp theo, Joe và chú bé phải dẫn phi hành đoàn vào trong buồng số một.
Vincini gật đầu.
– Carol-Ann, em muốn đi với phi hành đoàn không?
– Rất muốn.
Eđie cảm thấy yên tâm. Xa cảng đáng lo sợ, Carol sẽ nói cho phi hành đoàn nghe lý do tại sao anh giúp bọn găng-tơ.
Anh nhìn Vincini.
– Anh. cất súng đi được không! Anh sẽ làm cho hành khách khiếp sợ đấy!
– Dẹp chuyện ấy đi! – Vincini đáp. – Ta đi thôi.
Eđie nhún vai. Thế là hết sức rồi.
Anh dẫn họ đến boong hành khách. Người ta nghe tiếng nói chuyện ồn .ào, tiếng cười gượng và tiếng một phụ nữ khóc. Hành khách đến ngồi ở .chỗ của mình, hai người tiếp viên cố gắng để giữ không khí yên ổn, bình thường:
Eđie đi dọc theo máy bay,. phòng ăn ngổn ngang các thứ, đĩa và ly tách vỡ nằm đầy sàn, may thay là không có thức ăn vương vãi, vì lúc máy bay bắt buộc phải hạ cánh vào lúc người ta đang uống cà phê. Khi thấy mũi súng của Vincini, mọi người đều im lặng. Đi sau tên cướp, ông Cơ trưởng máy bay nói:
.
– Thưa quí ông quí bà, xin quí vị tha lỗi cho về chuyện xảy ra như thế này, xin quí vị ngồi yên và giữ im lặng, mọi việc sẽ xong ngay. – Ông làm cho mọi người yên tâm đến nỗi Eđie cũng cảm thấy mình vũng tâm.
Anh đi qua buồng số 3 rồi vào buồng số bốn. Olis và Frankie Gordino đang ngồi bên nhau. Thế là xong, Eđie nghĩ, chính mình giải thoát cho tên sát nhân.
Anh vội xua đuổi ý nghĩ ấy đi, đưa tay chỉ Gordino và nói với Vincini:
– Đấy người của anh đấy.
Ollis Field đứng dậy. Ông ta nói lớn:
– Tôi xin giới thiệu với anh, người này là nhân viên mật vụ FBI Tommy McArdle. Frankie Gordino đã đáp tàu thủy qua Đại Tây dương rồi, tàu đã đến New York vào hôm qua, bây giờ hắn đang ở trong nhà tù ở Providence, bang Rhode Island.
– Trời đất – Eđie thốt lên. Anh bàng hoàng sửng sốt :
Thì ra anh này là con mồi nhử. Tôi đã bị con mồi chết tiệt đánh lừa! – Cuối cùng anh khỏi phải giải thoát cho một tên giết người, nhưng anh không vui mừng được, vì bây giờ anh sợ bọn cướp sẽ có hành động rất nguy hiểm. Anh nhìn Vineini, vẻ sợ sệt.
Vincini nạt lớn:
– Cứt bọn tao không cần Frankie. Thằng Đức đâu rồi?
Eđie kinh ngạc nhìn vào mặt hắn. Vậy chúng không định cứu Gordino hay sao? Như thế này là thế nào? Hắn nói đến người Đức nào?
Bỗng có tiếng của Luther cất lên từ buồng số 3:
– Hắn đây, Vincini. Tôi đang bắt hắn đây. – Luther hiện ra trên ngưỡng cửa, mũi súng chĩa vào đầu Carl Hartmann.
Eđie không hiểu ất giáp gì hết. Tại sao nhóm trộm cướp của Patriarca muốn bắt Carl Haurtmann? Anh hỏi:
– Các anh muốn làm gì nhà bác học này.
– Ông ta không phải là một nhà bác học bình thường đâu, – Luther đáp. – Ông ta là một nhà vật lý nguyên tử.
– Các anh là quốc xã sao?
– Không, – Vincini đáp. Bọn tao chỉ làm việc cho họ thôi. Chúng tao theo đảng Dân chủ. – Hắn cười ha hả.
– Tôi không phải dân chủ – Luther lạnh lùng nói. Tôi hãnh diện được đứng trong tổ chức Mỹ Đức. – Eđie đã nghe đến tổ chức này, tổ chức này được xem là một hiệp hội đối lập, gồm một số người Mỹ và Đức tham gia, nhưng thực chất là do quốc xã Đức tài trợ. Luther nói tiếp:
– Những người này chỉ là lính đánh thuê. Tôi đã nhận được lời nhắn từ chính quốc trưởng gởi qua, yêu cầu tôi giúp sức để bắt nhà bác học đào thoát đưa về Đức lại – Eđie nghĩ chắc Luther rất hãnh diện về cái vinh dự này, đây là biến cố quan trọng nhất trong đời hắn. – Tôi trả tiền cho những người này để họ giúp tôi. – Bây giờ tôi phải dẫn giáo sư Hartmann về Đức:
Đệ Tam Đế Chế rất cần có mặt của ông ta ở đấy.
Eđie bắt gặp ánh mắt của Hartmann. Nhà bác học có vẻ rất sợ hãi. Eđie hết sức ân hận. Chúng sẽ dẫn ông Hartmann về Đức, chính do lỗi của anh mà ra.
Anh lúng túng lên tiếng nói như để xin lỗi ông ta:
– Họ bắt cóc vợ tôi … Tôi biết làm gì khác hơn?
Nét mặt của Hartmann chợt thay đổi, ông đáp:
– Tôi hiểu. Ở Đức, chúng tôi đã quen những hành động như thế này rồi.
Chúng làm cho ta phải phản bội việc này để đổi lấy việc khác. Anh không còn cách lựa chọn nào khác. Anh đừng tự trách mình làm gì.
Eđie sững sờ khi thấy vị giáo sư còn có thể tìm cách để an ủi anh vào giây phút như thế này.
Anh bắt gặp ánh mắt của Ollis Field. Anh hỏi:
– Tại sao anh dẫn con mồi lên chiếc Clipper? Ông muốn băng đảng của Patriarca tấn công máy bay à?
– Không có chuyện ấy, – Field đáp. – Theo tin tức tôi nhận được, chúng muốn giết Gordino để hắn khỏi khai lung tung trước tòa. Chúng phải thanh toán hắn ngay khi hắn đặt chân lên đất Mỹ. Cho nên chúng tôi phải phao tin là hắn có mặt trên chiếc Clipper sau khi đã chở hắn đi bằng tàu thủy. Bây gìơ cơ quan FBI sẽ tuyên bố trên đài phát thanh rằng Gordino đã bị tống giam và bọn găng-tơ sẽ biết chúng đã thất bại.
– Tại sao các ông không cảnh gác Carl Hartmann?
– Chúng tôi không biết ông ấy sẽ có mặt trên máy bay … không ai báo trước cho chúng tôi biết.
Eđie tự hỏi:
Phải chăng Hartmann hoàn toàn không có ai bảo vệ? Hay là ông ta có người bảo vệ mà chưa xuất đầu lộ diện? Tên cướp nhỏ con có tên Joe đi vào khoang, tay phải cầm súng, tay trái cầm chai sâm banh.
– Chúng ngoan như cừu, Vincini à, – hắn nói với Vincini. – Thằng bé đến ngồi trong phòng ăn, ở đây, hắn có thể kiểm soát cả khu vực phía trước máy bay.
Vincini hỏi Luther:
– Vậy chiếc tàu ngầm chết tiệt ấy đâu rồi?
– Nó sẽ đến đây ngay bây giờ, – Luther đáp. – Tôi tin chắc nó sẽ đến.
Tàu ngầm! Luther hẹn tàu ngầm đến đây, ngay ở ngoài khơi bờ biển của Mainel Eđie nhìn qua cửa sổ,xem thử có chiếc tàu ngầm nào từ dưới đáy biển nhô lên như con cá voi bằng sắt không, nhưng anh không thấy gì cả ngoài sóng biển.
– Thế thì tốt, – Vincini nói – bây giờ chúng ta hoàn tất hợp đồng, trả tiền cho chúng tôi.
Luther vẫn chĩa súng vào Hartmann để hăm dọa, hắn đi thụt lùi về chỗ ngồi lấy cái va li nhỏ, đưa cho Vincini, tên này mở va li ra. Va li đầy các cọc giấy bạc.
– Một trăm ngàn đô la, – Luther nói – toàn giấy bạc hai chục đô la.
– Tôi phải kiểm tra lại mới được, – Vincini đáp.
Hắn ngồi xuống ghế, để khẩu súng một bên và đặt va li tiền lên hai đầu gối.
– Anh phải đếm lâu mới hết … – Luther nói.
– Anh cho tôi là đồ mới tập tễnh vào nghề à? Tôi đếm hai cọc, rồi đếm số cọc cả thảy. Tôi quen làm thế.
Tất cả mọi người có mặt đều nhìn Vincini đếm tiền. Hành khách trong buồng – Công chúa Lavinia, Lulu Ben, Mark Alder, Diana Lovesey, Ollis Field và người giả dạng Frankie Gordlno – đều không rời mắt khỏi hắn. Joe nhận ra Lulu Ben, hắn reo lên:
– Này bà chị, bà không đóng phim đấy chứ?- Lulu Bell quay đầu, không trả lời. Joe tu một hơi sâm banh rồi đưa cái chai cho Diana Lovesey, cô tái mặt nhích người lui. Hắn nói tiếp:
– Đồ giải khát này tởm lợm quá, – rồi hắn tưới rượư sâm banh lên chiếc áo dài màu kem có chấm đỏ của Diana.
Cô hoảng hốt, vừa la vừa hất tay tên cướp đi. Chiếc áo bị ướt dính sát .vào ngực làm nổi rõ vú của cô lên.
Eđie hoảng sợ. Cái điệu gây rối như thế này rất dễ sinh ta bạo động. Anh nói:
– Đừng chơi trò ấy nữa được không?
Hắn không thèm để ý:
– Ngực đẹp quá! – Hắn nói tiếp, miệng cười nham nhờ. Hắn thả cái chai xuống, đứa tay bóp vú Diana, cô hét lên.
Mark vừa tháo dây an toàn ra vừa nói:
– Đừng đụng đến cô ta thằng vô lại.
Nhanh như cắt, tên cướp đánh đầu súng vào miệng anh. Máu chảy ra trên môi Mark.
– Vincini, – Eđie nói, tôi van anh, ngăn hắn lại.
– Với cô gái như thế à? – Vincini đáp. – Nếu chừng ấy tuổi mà cô ta chưa được ai sờ vú, thì bây giờ được sờ là đúng rồi.
Joe nắm vạt áo lót phía trước của Diana. Cô cứ vùng ra nhưng bị kẹt trong sợi dây an toàn chưa mở khóa.
Mark vừa tháo xong dây an toàn của mình, vừa đứng dậy thì tên cướp đã đánh anh tiếp. Lần này, báng súng đánh vào khóe mắt anh. Tay trái hắn đấm vào giữa bụng- của Mark, rồi hắn dùng súng đánh vào mặt anh lần nứa. Máu chảy xối xả vào mắt anh, khiến anh không thấy gì nữa. Đám phụ nữ thét lên.
Eđie cảm thấy nhục nhã. Anh muốn tránh đỗ máu. Thấy Joe định đánh Mark thêm, anh không chịu được Liều mạng, anh nhảy vào tên cướp nhỏ con, chặt tay hắn, khóa trái ra sau lưng.
Joe vung vẫy, cố chĩa mũi súng vào Eđie, nhưng không được Joe ấn cò súng. Trong căn buồng kín đáo, tiếng súng vang lên rất lớn, nhưng vì mũi súng chĩa xuống, nên viên đạn bắn thủng sàn lát máy bay.
Thế là đã nổ viên đạn đầu tiên. Việc Eđie không kiểm soát được tình hình, khiến anh hết sức lo sợ. Nếu thế sẽ có nguy cơ đổ máu rất thê thảm.
Cuối cùng, Vincini can thiệp vào, hắn lớn tiếng:
– Thôi, dừng lại, Joe.
Tên cướp đứng yên. Eđie thả hắn ra.
Joe nhìn anh hậm hực, nhưng hắn không nói gì.
– Ta nên bỏ qua chuyện ấy, – Vincini lớn lối nói. – Còn có việc phải làm.
Eđie thấy có chút hy vọng. Nếu chúng đi ngay bây giờ, ít ra cũng giới hạn được thiệt hại. Anh nhủ thầm, bọn bay hãy đi đi, lạy trời cho chúng đi cho rồi!
Bỗng Vincini nói tiếp:
– Joe, nếu cậu muốn, cứ dẫn theo cái. con ngốc ấy đi Có lẽ tao sẽ đòi lại con ấy. Tao thấy khoái nó hơn con vợ thằng thợ máy, con kia quá gầy. – Hắn đứng dậy.
– Không, không! – Diana hét lên.
Joe tháo dây an toàn của cô ta ra, rồi nắm vào tóc cô. Cô vùng vằng chống lại. Mark vừa lau máu trên mắt vừa vùng đứng dậy. Eđie nắm lấy Mark, cố giữ anh lại.
– Đừng để chúng giết anh! – Anh nói, rồi anh hạ giọng nói thêm – Mọi việc sẽ yên ổn, tôi hứa với anh như thế! – Anh muốn nói cho Mark biết chiếc ca nô của bọn cướp sẽ bị tàu tuần tra của hải quân Mỹ chận bắt trước khi chúng có thì giờ hãm hiếp Diana.
– Mày đi theo chúng tao, nếu không tao bắn nát óc thằng nay.
Diana không vùng vẫy nữa, cô khóc nức nở.
– Tôi đi với anh,Vincini, – Luther nói. – Chiếc tàu ngầm chắc không đến chỗ hẹn rồi.
– Tôi đã biết mà – Vincini đáp – Họ không đến quá gần nước Mỹ được đâu.
Vincini không biết gì về tàu ngầm hết. Eđie đoán được lý do tại sao chiếc tàu ngầm không xuất hiện. Tên chỉ huy tàu ngầm đã thấy chiếc tàu tuần tra của Steve Appleby đang tuần tra trong lạch biển. Có lẽ bây giờ hắn đang đợi cho chiếc tàu tuần tra chạy sang khu vực khác chắc đang theo dõi tin tức phát ra từ tàu tuần tra.
Quyết định của Luther cùng đi với bọn cướp chứ không đợi tàu ngầm, đã cho Eđie một ít hy vọng. Chiếc ca nô của bọn cướp sẽ lọt vào cái bẫy do Steve Appleby giăng ra, và nếu Luther và Hartmann ở trên tàu của chúng, thế nào nhà bác học Đức này cũng được cứu thoát. Nếu tất cả có thể kết thúc mà không có gì thiệt hại hơn ngoài vài vết khâu trên mặt của Mark Alder, thì Eđie cảm thấy sung sướng rồi.
Ta đi thôi, – Vincini nói. – Luther đi trước, tiếp đến là lão Đức, rồi Chú Bé, đến tôi, rồi tên thợ máy, :
tôi muốn anh đi gần bên tôi cho đến khi nào tôi rời khỏi máy bay – Joe và cô tóc vàng đi sau cùng. Nào, đi!
Mark, Alder cố vùng ra khỏi Eđie.
Vincini nới với Ollis Field và với nhân viên mật vụ kia:
– Các anh giữ yên thằng này được không, hay là các anh muốn Joe hạ sát hắn – Hai người liền nắm Mark, giữ anh ta lại.
Eđie theo sau Vincini. Hành khách há hốc miệng nhìn họ đi qua phòng số ba rồi qua phòng ăn.
Ngay khi Vincini đi vào buồng số hai, ông Membury lôi súng ra, la lớn:
– Dừng lại! – Ông chĩa súng vào Vincini. – Không ai được nhúc nhích, nếu không tao bắn thằng chủ của chúng mày.
Eđie bước lui một bước để khỏi đứng trong tầm đạn.
Vincini xanh mặt, hắn đứng yên rồi nói:
– Được thôi, các cậu, không ai được nhúc nhích.
Tên cướp có tên Chú Bé quay người thật nhanh, bắn liền hai phát. Membury gục xuống.
Vincini giận dữ, hét vào mặt tên cướp còn trẻ:
– Đồ ngu, hắn có thể giết chết tao như chơi!
– Anh không nghe giọng hắn nói sao? – Chú Bé trả lời – Hắn là người Anh.
– Người Anh thì sao? – Vincini lớn tiếng hỏi.
– Tôi đã xem nhiều phim Anh rồi, không có ai bị người Anh hạ sát bao giờ.
Eđie quì xuống bên cạnh Membury. Hai viên đạn bắn trúng vào ngực ông ta. Máu chảy ra cùng màu với áo ghi lê của ông.
– Ông là ai? – Eđie hỏi.
– Sở mật vụ Anh, điệp viên, – Membury thì thào đáp – Tôi có nhiệm vụ bảo vệ ông Hartmann. Eđie nghĩ:
nhà bác học không phải hoàn toàn không có ai bảo vệ. – Công việc thất bại. – Membury nói tiếp, giọng khàn khàn. Ông ta nhắm mắt, tắt thở.
Eđie chửi thầm trong bụng. Anh đã tự hứa sẽ thấy bọn cướp rời khỏi máy bay mà không có ai chết, và anh đã gần thành công! Thế mà bây giờ người cảnh sát can trường này đã chết.
– Thật quá vô ích! – Anh nói to.
Anh nghe tiếng Vincini hỏi:
Tại sao hồi nãy anh nói đừng ai liều chết một cách không cần thiết ? – Anh nhìn hắn. Vincini nhìn anh với vẻ nghi ngờ và dữ tợn. Lạy Chúa, Eđie nghĩ, chắc hắn muốn giết mình. Vincini hỏi tiếp:
– Có phải anh giấu tôi chuyện gì sắp xảy đến phải không?
Eđie không biết phải trả lời ra sao? Ngay khi đó tên thủy thủ trên chiếc ca nô chạy nhanh xuống cầu thang, vào trong buồng.
– Này Vincini, tôi vừa được Willarđ cho biết …
– Tôi đã bảo hắn chỉ dùng máy truyền tin ấy trong những trường hợp khẩn cấp thôi!
– Thì đây là trường hợp khẩn cấp:
Có chiếc tàu tuần tra của hải quân chạy cặp theo bờ biển, như thể chúng muốn tìm chiếc tàu nào.
Eđie cảm thấy tim ngừng đập. Anh không tiên liệu đến việc này. Bọn cướp có đặt người canh gác trên bờ, có máy truyền tin sóng ngắn có thể liên lạc với chiếc ca nô. Bây giờ chắc Vincini biết hắn đã bị mắc bẫy.
Thế là xong, Eđie thua rồi.
– Mày đi nước đôi với tao, – Vincini hét vào mặt Eđie. – Đồ khốn nạn, tao sẽ giết mày!
Eđie gặp ánh mắt của Cơ trưởng Baker, anh đọc được trên khuôn mặt ông sự thông cảm và sự kính nể .sâu sắc Vincini chĩa súng vào Eđie.
Eđie nghĩ, mình đã làm điều tốt, mọi người đều biết. Nếu bây giờ mình chết cũng được thôi.
Bỗng Luther la lên:
– Vincini, có nghe không! Anh không nghe gì sao?
Tất cả căng tai lắng nghe. Eđie nghe có tiếng chiếc máy bay khác. Luther nhìn qua cửa sổ. – Có một chiếc thủy phi cơ nữa. Nó đậu gần chiếc này!
Vincini hạ súng xuống, nhìn qua cửa sổ. Eđie l theo hắn. Anh thấy chiếc Grumann mà anh đã trông thấy đậu trong vịnh ở Shediac. Nó bay đến hạ xuống trên sóng, rồi đứng yên một chỗ.
Nó đến làm gì thế? – Vincini hỏi. – Nếu chúng cản trở chúng ta, chúng ta hạ chúng luôn.
– Vậy anh không hiểu sao? – Luther hỏi, vẻ hăng hái. – Nó là phương tiện để cho chúng ta trốn thoát! Chúng ta có thể bay trên đầu chiếc tàu tuần tra chết tiệt ấy và thoát được!
Vincini gật đầu.
– Ý kiến hay. Chúng ta sẽ làm như thế.
Eđie lo chúng sẽ trốn thoát. Anh đã thoát chết, nhưng cuối cùng anh đã thất bại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.