Trí Tuệ Xúc Cảm – Ứng Dụng Trong Công Việc

Phụ lục 1



Năng Lực Cảm Xúc

“Năng lực cảm xúc” đề cập tới khả năng nhận thức cảm giác của bản thân và của những người khác, nhằm làm động cơ thúc đẩy bản thân và để kiểm soát cảm xúc của bản thân hay trong các mối quan hệ số. Nó mô tả những khả năng khác biệt, nhưng bổ sung cho, năng lực học tập, những năng lực nhận thức đơn thuần được đánh giá dựa trên IQ. Nhiều người thông minh trên sách vở nhưng lại thiếu năng lực cảm xúc, phải chấp nhận làm việc cho những người có chỉ số IQ thấp hơn họ nhưng lại giỏi hơn trong các kỹ năng đòi hỏi năng lực cảm xúc.

Hai loại năng lực khác nhau – trí tuệ và cảm xúc – thể hiện hoạt động của nhiều phần khác nhau của bộ não con người. Trí tuệ của con người chủ yếu dựa vào sự hoạt động của lớp vỏ não mới, các lớp vỏ hình thành mới hơn bên ngoài cùng của bộ não. Các trung khu cảm xúc ở trong các lớp thấp hơn trong bộ não, trong các lớp bên dưới vỏ não hình thành trước vỏ não; năng lực cảm xúc liên quan đến các trung khu cảm xúc này khi nó hoạt động, đồng thời phối hợp cùng với các trung khu trí tuệ.

Một trong số các nhà lý luận về trí thông minh có tầm ảnh hưởng đã chỉ ra được sự khác biệt giữa năng lực cảm xúc với năng lực hiểu biết chính là Howard Gardner, nhà tâm lý học tại trường Harvard. Năm 1983, ông đã đề xuất một mô thức “Trí tuệ phức hợp” và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Danh sách về bảy loại trí tuệ của ông không chỉ có các khả năng toán học và ngôn ngữ quen thuộc, mà còn có hai loại trí tuệ “cá nhân” khác: nắm bắt được thế giới nội tâm con người và sự tinh thông về xã hội.

Lý thuyết toàn diện về năng lực cảm xúc đã được hai nhà tâm lý học Peter Salovery giảng dạy tại trường Đại học Yale và John Mayer thuộc trường Đại học New Hampshire, đề xuất năm 1990. Một mô thức tiên phong khác về năng lực cảm xúc được một nhà tâm lý học người Israel – Reuven Bar – On đề xuất vào những năm 1980. Còn trong nhiều năm trở lại đây, cũng có nhiều nhà tâm lý học khác đã đề xuất nhiều ý tưởng tương tự.

Salovery và Mayer đã định nghĩa được năng lực cảm xúc ở khía cạnh có thể kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân, của người khác và sử dụng những cảm xúc đó để định hướng suy nghĩ, hành động. Trong khi các nhà khoa học tiếp tục điều chỉnh lý thuyết của mình phù hợp hơn, tôi đã hợp thức mô thức của họ thành một phiên bản mà tôi cho là sẽ giúp ích tích cực nhất cho việc hiểu biết những năng lực này có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong đời sống lao động. Sự hợp thức của tôi gồm năm năng lực xã hội và cảm xúc cơ bản sau đây:

Tự nhận thức: Hiểu được về những điều mà chúng ta đang cảm nhận ở hiện tại, và vận dụng những cảm nhận đó để định hướng cho các quyết định của chúng ta; có một sự đánh giá thực chất về năng lực bản thân và có ý thức rất cơ bản về sự tự tin.

Tự điều chỉnh: Làm chủ cảm xúc để chúng tạo thuận lợi, chứ không phải ngăn cản công việc sắp tiến hành; tận tâm và tạm ngưng sự tự thoả mãn để theo đuổi các mục tiêu; hồi phục kịp thời sau khi bị khủng hoảng về tình cảm.

Động cơ thúc đẩy: Sử dụng những điểm yêu thích nhất của bản thân để làm việc và hướng chúng ta đến mục tiêu của mình, nhằm giúp chúng ta đưa ra sáng kiến và cố gắng cải thiện và kiên trì trước những nỗi thất vọng, thất bại.

Thấu cảm: Hiều được những điều mà mọi người đang cảm nhận thấy, có khả năng nhìn nhận được triển vọng của họ và nuôi dưỡng mối quan hệ số và hoà hợp được với nhiều kiểu người khác nhau.

Kỹ năng xã hội: Làm chủ cảm xúc tốt trong các mối quan hệ và hiểu chính xác tình hình xã hội và hệ thống xã hội; tạo ảnh hưởng lẫn nhau thật trôi chảy; vận dụng các kỹ năng này để theo đuổi và dẫn dắt, thương lượng và giải quyết các mối tranh chấp, vì sự hợp tác và nhóm làm việc.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.