Tư duy nhanh và chậm

Chương 31. Các chính sách/cách giải quyết rủi ro



Tưởng tượng rằng bạn đối mặt với cặp quyết định đồng thời sau. Trước hết hãy nghiên cứu cả hai quyết định, sau đó đưa ra các lựa chọn của bạn.

Quyết định (1): Lựa chọn giữa:

A. Một khoản lợi ích chắc chắn 240 đô-la.

B. 25% khả năng thu về 1.000 đô-la và 75% khả năng không thu về cái gì. Quyết định (2): Lựa chọn giữa:

C. Mất chắc 750 đô-la.

D. 75% khả năng mất 1.000 đô-la và 25% khả năng không mất thứ gì.

Cặp lựa chọn các vấn đề này có một vị trí quan trọng trong tiểu sử của lý thuyết viễn cảnh và nó có những phát hiện mới để nói với chúng ta về tính hợp lý. Như bạn đã đọc lướt qua hai vấn đề, phản ứng ban đầu của bạn với những điều chắc chắn (A và C) là sự chú ý tới điều thứ nhất và sự ác cảm đối với điều thứ hai. Sự đánh giá dựa trên cảm xúc về “lợi ích chắc chắn” và “tổn thất chắc chắn” là một phản ứng có cơ chế tự động của Hệ thống 1, nó chắc chắn diễn ra trước khi sự tính toán cần nhiều công sức hơn (và không bắt buộc) về các giá trị dự tính của hai trò may rủi (tương ứng là, một lợi ích 250 đô-la và một tổn thất 750 đô-la). Hầu hết sự lựa chọn của con người tương tự như những dự đoán của Hệ thống 1 và đại đa số thích phương án A hơn B và D hơn C. Giống như nhiều sự lựa chọn khác có liên quan tới các xác suất trung bình hoặc cao, người ta có xu hướng ác cảm với rủi ro trong phạm vi của những lợi ích và tìm kiếm rủi ro trong phạm vi của những tổn thất. Trong thí nghiệm gốc mà Amos và tôi đã tiến hành, 73% số người tham gia lựa chọn A trong quyết định (1) và D trong quyết định (2) và chỉ có 3% thiên về sự kết hợp B và C.

Bạn đã được đề nghị nghiên cứu cả hai lựa chọn trước khi đưa ra lựa chọn đầu tiên của mình và bạn chắc hẳn đã làm vậy. Nhưng có một điều mà bạn chắc chắn đã không làm: Bạn không tính toán các kết quả có thể của cả bốn sự kết hợp giữa các lựa chọn (A và C, A và D, B và C, B và D) để xác định xem sự kết hợp nào khiến bạn hài lòng nhất. Những ưu ái của bạn dành cho hai vấn đề mang tính thuyết phục trực giác và không có lý do nào để nghĩ rằng chúng có thể dẫn tới rắc rối. Hơn thế nữa, việc kết hợp hai vấn đề quyết định là một bài tập khó, bạn phải cần tới giấy bút để hoàn thành. Bạn đã không làm vậy. Giờ hãy xem xét vấn đề lựa chọn dưới đây:

AD. 25% khả năng thắng được 240 đô-la và 75% khả năng thua 760 đô-la.

BC. 25% khả năng thắng được 250 đô-la và 75% khả năng thua 750 đô-la.

Lựa chọn này quả dễ dàng! Phương án BC thực sự vượt trội so với phương án AD (thuật ngữ chuyên môn dành cho một phương án rõ ràng trở nên tốt hơn so với thứ khác). Bạn đã thực sự biết điều gì diễn ra tiếp theo đó. Phương án vượt trội ở AD là sự kết hợp của hai phương án bị loại bỏ trong cặp đầu tiên của các vấn đề quyết định, phương án thứ nhất chỉ có 3% người tham gia ủng hộ trong nghiên cứu gốc của chúng tôi. Phương án BC kém hơn được ưu tiên bởi 73% số người tham gia.

PHỔ QUáT HAY CHI TIẾT?

Tập hợp các lựa chọn này chứa đựng nhiều điều để nói với chúng ta về những giới hạn về sự suy nghĩ hợp lý của con người. Một điều trong số đó là nó giúp chúng ta thấy được sự thống nhất hợp logic của những sự ưu ái con người dành cho điều mà nó vốn là một ảo tưởng vô vọng. Hãy có cái nhìn khác đối với vấn đề sau cùng, khá dễ dàng. Bạn có thể đã tưởng tượng ra xác suất của việc phân tách vấn đề lựa chọn rõ ràng này thành một cặp các vấn đề sẽ dẫn tới đại đa số người dân lựa chọn một phương án tệ hơn? Về cơ bản điều này là đúng: Mỗi lựa chọn đơn giản được đưa vào công thức trong mối quan hệ với những lợi ích và tổn thất có thể được mổ xẻ theo vô số cách tạo thành một sự liên kết các lựa chọn, gợi ra những ưu tiên có khả năng mâu thuẫn nhau.

Ví dụ cũng đã chỉ ra rằng thật tốn kém khi trở nên ác cảm rủi ro. Những quan điểm này khiến bạn sẵn sàng chi trả một khoản phụ phí để giành được một lợi ích chắc chắn hơn là đối mặt với một trò may rủi và cũng sẽ sẵn sàng chi trả một khoản phụ phí (trong giá trị dự tính) để tránh một tổn thất chắc chắn. Cả hai sự chi trả ấy đều xuất phát từ cùng một túi tiền và khi bạn đối mặt với cả hai dạng vấn đề cùng lúc, các quan điểm trái ngược không chắc là tối ưu.

Có hai cách phân tích các quyết định 1 và 2:

Cấu trúc hẹp: Một chuỗi các quyết định đơn giản, được xem xét một cách tách biệt.

Cấu trúc phổ quát: Một quyết định bao hàm đơn nhất, với bốn phương án.

Cấu trúc phổ quát rõ ràng là ưu việt hơn trong trường hợp này. Thật vậy, nó sẽ trở nên ưu việt (hoặc chí ít thì cũng không kém hơn) trong hầu hết các trường hợp, trong đó một vài quyết định phải được suy tính cùng nhau. Hình dung ra một bản danh sách dài gồm năm (cặp) quyết định đơn được xem xét cùng một lúc. Cấu trúc phổ quát (bao hàm) gồm có một lựa chọn đơn nhất với 32 phương án. Cấu trúc hẹp sẽ gợi ra một chuỗi gồm năm lựa chọn đơn. Chuỗi năm sự lựa chọn sẽ trở thành một trong số 32 phương án thuộc cấu trúc phổ quát. Nó sẽ là thứ tốt nhất chứ? Có thể nhưng không chắc chắn lắm. Dĩ nhiên, một tác nhân có lý trí sẽ gia nhập vào cấu trúc phổ quát, nhưng con người theo bản năng lại là những cấu trúc hẹp.

Ý niệm về sự thống nhất hợp logic, như trong ví dụ này đã chỉ ra, không thể thực hiện được qua trí não bị giới hạn của chúng ta. Do chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi WYSIATI và ác cảm với sự nỗ lực trí óc, chúng ta có xu hướng đưa ra các quyết định khi nảy sinh vấn đề, dù cho chúng ta đã được chỉ dẫn rõ ràng là cần phải xem xét chúng trong cùng một tổng thể. Chúng ta không có cả khuynh hướng lẫn những nguồn lực tinh thần để tuân theo sự thống nhất trong các quyền ưu tiên của mình, và các quyền ưu tiên của chúng ta không được tạo lập một cách thần diệu để trở nên chặt chẽ, vì chúng nằm trong mô hình tác nhân lý trí.

VẤN ĐỀ CỦA SAMUELSON

Paul Samuelson vĩ đại, một nhà kinh tế học vĩ đại của thế kỷ XX – đã hỏi một người bạn rằng liệu ông này sẽ chấp nhận một trò may rủi bằng cách tung một đồng xu, trong đó ông ta sẽ thua 100 đô-la hoặc thắng 200 đô-la hay không. Người bạn của ông đã trả lời: “Tôi sẽ không đặt cược bởi tôi cảm thấy 100 đô-la mất đi lớn hơn so với 200 đô-la thu được. Nhưng tôi sẽ tham gia cùng với ông nếu ông hứa cho phép tôi làm 100 lần trò cá cược như vậy.” Trừ khi bạn là một nhà lý luận, bạn chắc hẳn sẽ có cùng chung trực cảm với người bạn của Samuelson, rằng việc chơi một canh bạc vô cùng có lời nhưng cũng rất rủi ro, nhiều lần chơi sẽ làm giảm sự rủi ro một cách chủ quan. Samuelson thấy câu trả lời của bạn mình thật thú vị và bắt tay vào phân tích nó. ông đã chứng minh được rằng dưới một số điều kiện vô cùng cụ thể, một người tối đa hóa lợi ích từ bỏ một trò may rủi đơn giản có thể cũng sẽ từ bỏ lời đề nghị tham gia nhiều trò may rủi.

Đáng chú ý là Samuelson dường như không quan tâm tới thực tế là chứng minh của ông, dĩ nhiên là có căn cứ, đã dẫn tới một kết luận phạm vào chiều hướng phổ biến, nếu không hợp lý: Lời đề nghị tham gia hàng trăm trò may rủi quả thực quá lôi cuốn đến nỗi không một người ôn hòa nào có thể từ chối. Matthew Rabin và Richard Thaler đã chỉ ra rằng “trò may rủi được tổng hợp từ một trăm trò cá cược 50-50 thua 100 đô-la/ được 200 đô-la có một khoản lợi nhuận dự tính là 5.000 đô-la, chỉ với 1/2.300 khả năng bị thua bất cứ khoản tiền nào và chỉ 1/62.000 khả năng bị mất nhiều hơn 1.000 đô-la.” Dĩ nhiên, luận điểm của họ là như vậy nếu lý thuyết thỏa dụng có thể phù hợp với sự ưu tiên ngớ ngẩn như vậy với bất kể hoàn cảnh nào, vậy thì hẳn đã phải có vài sai sót xảy ra giống như kiểu chọn lựa dựa trên lý trí. Samuelson đã không thấy được sự kiểm chứng của Rabin đối với các kết quả vô lý của sự ác cảm mất mát gay gắt đối với những khoản tiền cược nhỏ, nhưng ông chắc chắn sẽ không bị làm cho ngạc nhiên bởi điều này. Thiện ý của ông còn nhằm xem xét xác suất hợp lý có thể để loại bỏ ảnh hưởng mạnh mẽ của mô hình dựa trên lý trí.

Cho phép chúng tôi được thừa nhận rằng một hàm giá trị rất đơn giản mô tả các ưu tiên của người bạn Samuelson (gọi ông ấy là Sam). Để diễn đạt sự ác cảm của ông ấy với những tổn thất, Sam chép lại vụ cá cược, sau khi nhân từng tổn thất với hệ số 2. Sau đó ông tính toán giá trị dự tính của trò cá cược đã được chép lại. Và đây là các kết quả, với một, hai, hoặc ba lần tung đồng xu. Chúng xứng đáng được dùng để cung cấp tài liệu cụ thể cho một số nỗ lực của những người thích sự chi tiết.

Giá trị dự tính

Tung một lần
(50% thua 100; 50% thắng 200) 50

Tổn thất nhân
(50% thua 200; 50% thắng 200) 0
đôi

Tung hai lần
(25% thua 200; 50% thắng 100; 25% thắng 400) 100

Tổn thất nhân
(25% thua 400; 50% thắng 100; 25% thắng 400) 50 đôi

(12.5% thua 300; 37.5% thắng 0; 37.5% thắng 300; 12.5% thắng Tung ba lần 150 600)
Tổn thất nhân 112.5
(12.5% thua 600; 37.5% thắng 0; 37.5% thắng 300; 12.5% thắng đôi 600)

Bạn có thể thấy trong sự trình bày này trò may rủi có một giá trị dự tính là 50. Tuy nhiên, một lần tung đồng xu chẳng có giá trị gì đối với Sam bởi ông cảm thấy nỗi đau của việc mất đi một đô-la nhức nhối gấp hai lần niềm vui giành được một đô-la. Sau khi chép lại trò may rủi nhằm phản ánh sự ác cảm mất mát của mình, Sam sẽ phát hiện ra rằng giá trị của trò may rủi là 0.

Giờ hãy xem xét trường hợp tung đồng xu hai lần. Những nguy cơ tổn thất đã giảm xuống 25%. Hai kết quả cực đoan (thua 200 hoặc thắng 400) triệt tiêu lẫn nhau về giá trị; chúng có khả năng xảy ra ngang nhau, và các tổn thất được đặt trọng số nhiều gấp hai lần so với lợi ích. Nhưng kết quả trung bình (một tổn thất, một lợi ích) lại tích cực, và do vậy là một canh bạc kép như là một chỉnh thể. Giờ đây bạn có thể thấy được cái giá của cấu trúc hẹp và sự thần kỳ của tổng hợp các trò may rủi. Đó là hai trò may rủi có triển vọng, nếu chúng đứng riêng lẻ thì chẳng có giá trị gì đối với Sam. Nếu ông gặp lời đề nghị vào hai dịp riêng biệt, ông sẽ từ bỏ ở cả hai lần. Tuy nhiên, nếu ông gộp cả hai lời đề nghị lại cùng nhau, chúng có tổng trị giá là 50 đô-la!

Mọi thứ thậm chí trở nên sáng sủa hơn khi cả ba trò may rủi được gộp lại. Các kết quả tiêu cực vẫn triệt tiêu lẫn nhau, nhưng chúng đã trở nên ít quan trọng hơn. Lần tung đồng xu thứ ba, mặc dù chẳng có giá trị gì nếu đánh giá riêng nó, nhưng đã cộng thêm 62.5 đô-la vào tổng giá trị của gói. Trong thời gian đó Sam được đề nghị năm trò may rủi, giá trị dự tính của lời đề nghị sẽ là 250 đô-la, xác suất của việc không mất gì cả của ông sẽ là 18.75% và khoản tương đương tiền của ông sẽ là 203.125 đô-la. Khía cạnh đáng chú ý của câu chuyện này đó là Sam không lưỡng lự trong mối ác cảm của mình trước những tổn thất. Tuy nhiên, tập hợp các trò may rủi có triển vọng làm giảm nhanh chóng xác suất của tổn thất và tác động của sự ác cảm mất mát đối với những ưu tiên của ông giảm bớt một cách phù hợp.

Giờ đây tôi đã có bài thuyết pháp cho Sam nếu ông từ chối lời đề nghị về một trò may rủi có triển vọng cao được chơi chỉ một lần và dành cho bạn nếu bạn cùng chung mối ác cảm với những tổn thất một cách vô lý:

Tôi đồng cảm với mối ác cảm của bạn trước việc thua bất cứ một trò may rủi nào, nhưng nó đang lấy đi của bạn một khoản tiền lớn. Xin hãy xem xét câu hỏi sau: Bạn đang ở vào giờ phút lâm chung? Đây có phải là lời đề nghị cuối cùng về một trò may rủi nhỏ có triển vọng mà bạn sẽ cân nhắc hay không? Dĩ nhiên, bạn không chắc đã được đề nghị chơi trò may rủi này thêm một lần nữa, nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội để cân nhắc những trò may rủi hấp dẫn với những khoản đặt cược rất nhỏ so với sự giàu có của bạn. Bạn sẽ tự mình kiếm được một khoản lợi tài chính lớn nếu bạn có khả năng thấy được một trong số những trò may rủi này như là một phần của một chỉnh thể gồm nhiều trò may rủi nhỏ và nhẩm câu thần chú sẽ đưa bạn tiến một bước đáng kể tới gần hơn với tính hợp lý của kinh tế: Bạn thắng một chút, thua một chút. Mục đích chính của câu thần chú này là nhằm kiểm soát sự phản ứng cảm xúc của bạn khi bạn thua cuộc. Nếu bạn tin tưởng nó có hiệu quả, bạn nên tự nhắc nhở mình về điều đó mỗi khi quyết định việc nên hay không nên chấp nhận một rủi ro nhỏ với giá trị dự tính lạc quan. Nhớ lại những hạn chế sau khi sử dụng câu thần chú:

Nó thực thi khi các trò may rủi thực sự độc lập với những trò khác, nó không ứng dụng cho những hoạt động đầu tư phức tạp trong cùng một lĩnh vực, mà ở đó có thể tất cả đều cùng nhau có chiều hướng xấu đi.

Nó chỉ thực thi khi tổn thất có thể không khiến bạn phải lo lắng về tổng tài sản của mình. Nếu bạn có thể chấp nhận tổn thất như là tin tức tồi tệ về lợi ích kinh tế của bạn, hãy coi chừng!

Nếu bạn có phương pháp rèn luyện cảm xúc điều mà quy tắc này cần đến, bạn sẽ không bao giờ xem xét một trò may rủi nhỏ riêng lẻ hoặc ác cảm mất mát đối với một trò may rủi nhỏ cho tới khi bạn thực sự nằm trên giường bệnh của mình và thậm chí là cả sau đó nữa.

Lời khuyên này không phải là không thể làm theo. Các thương nhân lão luyện trên các thị trường tài chính sống nhờ vào nó mỗi ngày, che chở cho bản thân họ khỏi nỗi xót xa về những tổn thất gây ra bởi cấu trúc phổ quát. Như đã được đề cập từ trước đó, giờ đây chúng ta biết được rằng các chủ thể thực nghiệm có thể gần như đã khắc phục được nỗi ác cảm mất mát của mình (trong bối cảnh chung) bằng cách xui khiến họ “suy nghĩ như một thương nhân”, đúng như các chuyên gia chuyển nhượng cầu thủ bóng rổ lão luyện không hề bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng sở hữu giống như là những người chưa có kinh nghiệm phạm phải. Các nhà nghiên cứu đưa ra các quyết định rủi ro (chấp nhận hoặc từ bỏ các trò may rủi trong đó họ có thể sẽ thua) dưới những chỉ dẫn khác nhau. Trong trạng thái cấu trúc hẹp, họ được mách nước rằng “đưa ra từng quyết định một như thể nó là quyết định duy nhất” và chấp nhận các cảm xúc của họ. Các chỉ dẫn dành cho cấu trúc phổ quát của một quyết định bao gồm các cụm từ “tưởng tượng bản thân bạn là một thương nhân”, “bạn làm việc này mãi rồi” và “xử lý nó như một trong nhiều quyết định có liên quan tới tiền, nó sẽ cộng tổng tất cả lại để tạo ra một ‘danh mục đầu tư’.” Các nhà thực nghiệm đã đánh giá phản ứng cảm xúc của các chủ thể trước những lợi ích và tổn thất bằng những thước đo sinh lý, bao gồm cả những chuyển đổi trong độ dẫn điện từ của da, mà đã từng được sử dụng trong việc phát hiện nói dối. Như đã dự tính, cấu trúc phổ quát đã bào mòn phản ứng cảm xúc trước những tổn thất và làm tăng sự tự nguyện đón nhận những rủi ro.

Sự kết hợp của mối ác cảm mất mát với cấu trúc hẹp là một tai họa tốn kém. Các nhà đầu tư cá nhân có thể tránh được tai họa đó, đạt được những lợi ích cảm xúc với cấu trúc phổ quát trong khi cùng lúc tiết kiệm được thời gian và lo âu, bằng việc giảm tần số xuất hiện, cùng với đó họ kiểm tra các khoản đầu tư của mình đang tiến triển thuận lợi như thế nào. Theo sát chặt chẽ những biến động hàng ngày là thừa nhận mất mát, bởi nỗi xót xa thường xuyên về những tổn thất nhỏ vượt quá niềm vui về những lợi ích nhỏ tương đương diễn ra thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, sự né tránh có chủ tâm trước rủi ro thuộc về các kết quả trong ngắn hạn cải thiện chất lượng của cả các quyết định lẫn kết quả. Sự phản ứng trong ngắn hạn trước tin xấu làm gia tăng mối ác cảm mất mát. Các nhà đầu tư đã tập hợp sự phản hồi nhận được những tin tức như vậy ít thường xuyên hơn và có thể ít ác cảm rủi ro hơn và kết thúc với sự giàu có hơn. Bạn cũng ít ngả về sự nhào nặn khoản đầu tư vô ích của mình hơn nếu bạn không biết được mỗi cổ phần trong đó đang tiến triển thuận lợi từng ngày (từng tuần hoặc từng tháng) như thế nào. Một cam kết không thay đổi lập trường của một ai đó trong một vài giai đoạn (tương đương với việc “giữ chặt” một khoản đầu tư) cải thiện thành quả tài chính.

CáC CHíNH SáCH RỦI RO

Các nhà lập định nghiêng về cấu trúc hẹp dành sự ưu ái bất cứ khi nào họ đối mặt với một chọn lựa rủi ro. Họ có thể làm tốt hơn bằng việc có một chính sách rủi ro mà họ áp dụng theo thông lệ bất cứ khi nào một vấn đề có liên quan nảy sinh. Các ví dụ tương tự về các chính sách rủi ro “luôn luôn giữ mức khấu trừ cao nhất có thể khi mua bảo hiểm” và “không bao giờ mua các khoản bảo đảm mở rộng.” Một chính sách rủi ro là một cấu trúc phổ quát. Trong các ví dụ về bảo hiểm, bạn chờ đợi sự tổn thất hi hữu đối với khoản được khấu trừ toàn bộ, hoặc thất bại hi hữu của một sản phẩm không được bảo hiểm. Vấn đề có liên quan đó là khả năng của bạn nhằm giảm thiểu hoặc triệt tiêu nỗi xót xa trước sự tổn thất hi hữu bằng suy nghĩ rằng: Chính sách này cho phép bạn tiếp cận với nó hẳn sẽ gần như chắc chắn mang lại thuận lợi về tài chính trong dài hạn.

Một chính sách rủi ro kết hợp các quyết định tương tự như cái nhìn bên ngoài về các vấn đề dự tính mà tôi đã thảo luận trước đó. Cái nhìn bên ngoài chuyển đổi mục tiêu tập trung từ những chi tiết thuộc về tình thế hiện tại sang những số liệu thống kê về các kết quả trong các tình huống tương tự. Cái nhìn bên ngoài là một cấu trúc phổ quát đối với lối tư duy về các kế hoạch. Chính sách rủi ro là một cấu trúc phổ quát bao bọc một chọn lựa rủi ro cá biệt trong một chuỗi các chọn lựa tương tự.

Cái nhìn khách quan và chính sách rủi ro là những biện pháp chống lại hai khuynh hướng dễ nhận thấy có ảnh hưởng tới nhiều quyết định: Sự lạc quan quá mức của sai lầm dự kiến và sự cẩn trọng quá sức đã gây ra mối ác cảm mất mát. Hai khuynh hướng này đối lập lẫn nhau. Sự lạc quan quá mức bảo vệ các cá nhân và tổ chức khỏi những hiệu ứng làm nảy sinh mối ác cảm mất mát; mối ác cảm này bảo vệ họ khỏi những ý nghĩ điên rồ về sự lạc quan tự tin thái quá. Kết quả cuối cùng khá dễ chịu đối với người ra quyết định. Những người lạc quan tin rằng các quyết định mà họ đưa ra thận trọng hơn so với thực tế, và những người ra quyết định ác cảm mất mát từ chối một cách nghiêm chỉnh những mệnh đề biên hạn mà họ có thể chấp nhận theo một cách khác. Dĩ nhiên, ở đây không hề có sự đảm bảo rằng các khuynh hướng này triệt tiêu lẫn nhau trong từng tình huống. Một tổ chức mà có thể triệt tiêu cả sự lạc quan quá mức lẫn mối ác cảm quá độ thì nên làm như vậy. Sự kết hợp của cái nhìn bên ngoài với một chính sách rủi ro nên là một mục tiêu hướng đến.

Richard Thaler bàn về một cuộc thảo luận về việc ra quyết định mà ông đã tham gia cùng với các nhà quản lý hàng đầu của 25 bộ phận trong một công ty lớn. ông đã đề nghị họ xem xét một phương án rủi ro theo đó, với các xác suất bằng nhau, họ có thể thua lỗ một khoản vốn lớn mà họ đang kiểm soát hoặc kiếm được gấp đôi khoản tiền đó. Chẳng ai trong số các nhà quản lý cấp cao sẵn sàng chấp nhận một trò may rủi nguy hiểm cỡ đó. Sau đó, Thaler đã chuyển sang vị CEO của công ty, ông này lúc đó cũng đang góp mặt và hỏi xin ý kiến của vị lãnh đạo. Không chút do dự, vị CEO đã trả lời: “Tôi mong sao tất cả bọn họ đều chấp nhận những rủi ro của mình.” Trong bối cảnh của cuộc thảo luận, đó là điều tự nhiên đối với vị CEO khi chấp nhận một cấu trúc phổ quát bao gồm tất cả 25 vụ đánh cược. Cũng giống như Sam khi đối mặt với 100 lần tung đồng xu, ông đã có thể hy vọng ở sự tổng hợp thống kê sẽ làm giảm rủi ro toàn bộ.

PHáT NGôN VỀ NHỮNG CHíNH SáCH/ CáCH GIẢI QUYẾT RỦI RO

“Hãy bảo cô ta suy nghĩ như một thương nhân! Có thắng thì cũng phải có thua.”

“Tôi đã quyết định đánh giá danh mục đầu tư của mình chỉ trên một phần tư. Tôi quá ác cảm với sự mất mát đến nỗi đưa ra những quyết định hợp lý trong sự việc đối diện với những dao động giá cả hàng ngày.”

“Họ chưa từng mua các loại bảo hiểm mở rộng. Đó chính là chính sách rủi ro của họ.”

“Từng chuyên viên của chúng tôi có “ác cảm mất mát” trong lĩnh vực của anh ta hoặc cô ta. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên, nhưng kết quả là tổ chức đang không.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.