Tử Huyệt Cảm Xúc

Chương 5: Vận dụng tử huyệt tiền bạc để thành công trong các mối quan hệ



Bạn đã bao giờ nhìn thấy một mẩu quảng cáo như thế này:

Một bí mật của tôi mà bạn nên biết

Lý do vì sao mà từ trước đến nay tôi luôn bán hàng với giá ưu đãi, rẻ hơn rất nhiều so với những người bán cùng sản phẩm là vì tôi còn độc thân. Tôi không cần quá nhiều tiền để lo cho vợ con.

Nên bây giờ, tôi xin thông báo với mọi người là ưu đãi này sắp kết thúc trong ngày mai. Tôi sắp cưới vợ.

Do vậy, tôi khuyên các bạn nên tiết kiệm tiền và đến gặp tôi mua càng nhiều món hàng càng tốt để tranh thủ ưu đãi trong những ngày ngắn ngủi còn lại.

O.Kayser

Khỏi phải nói, yếu tố tiền bạc trong mẩu quảng cáo đã gây sự chú ý và thu hút người đọc ngay lập tức. Mọi người nườm nượp kéo đến cửa hàng của anh Kayser để tranh thủ “mua hàng với giá ưu đãi”!

Tử huyệt tiền bạc của con người còn có thể tác động bằng nhiều cách khác, chẳng hạn như trong câu chuyện sau tại một thị trấn ở Texas. Khả năng gây sự chú ý của vài ngôn từ đã khiến cho xe cộ trên đường phải giảm tốc độ và hạn chế được tai nạn giao thông.

Nhiều tay lái mô tô đến từ những vùng khác thường chạy qua thị trấn này với vận tốc vượt quy định, khiến cho cảnh sát địa phương không tài nào kiểm soát được. Họ điều tra nguyên nhân vì sao các tay lái không sợ quy định và vẫn vô tư chạy quá tốc độ. Cuối cùng, họ khám phá ra vấn đề nằm ở nội dung biển báo:

TỐC ĐỘ

TỐI ĐA 32 km/h

Sau một hồi tranh luận, các cảnh sát quyết định thay đổi nội dung biển báo như sau:

TỐI ĐA 32 km/h

Nếu không, phạt 19,9$1

Với tấm biển này, mấy tay lái lụa hiểu và tuân thủ quy định ngay lập tức!

Samuel Johnson Từng viết rằng:” Tiền bạc và Thời gian là hai gánh nặng lớn nhất của con người. Những kẻ bất hạnh nhất thế gian là những ai sở hữu hai thứ này nhiều đến nỗi vượt quá khả năng sử dụng của họ.”

Còn phần lớn chúng ta – những con người phàm trần – Thời gian hay Tiền bạc chẳng bao giờ là đủ. Chúng ta cố gắng truy thu càng nhiều thời gian và tiền bạc càng tốt nhưng trong lòng luôn canh cánh nỗi sợ chẳng giữ được gì!

Đối với nhiều người, Thời gian cũng là Tiền bạc.

Một số người trong chúng ta ăn gian tiền bạc để có thêm thời gian, hoặc ăn chặn thời gian để có thêm tiền bạc. Một số khác sẵn sàng gian lận trên cả hai. Những người còn lại thì ghê tởm với hành động gian lận!

Vì mỗi người chúng ta lại có những suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống khác nhau, nên chúng ta cũng sẽ có những phản ứng cảm xúc khác nhau đối với vấn đề tiền bạc: hoặc hài lòng, hoặc cảm thấy có tội hoặc cắn rứt lương tâm khi có nhiều tiền.

Đây là sự thật: Tiền bạc đã khiến cho một phụ nữ ở Oregon cảm thấy ray rứt !

Cô ấy làm việc trong chi nhánh của một hãng xe mô tô. Suốt một năm làm ở đó, cô nhận thấy mình đã kéo dài thời gian nghỉ giải lao quá lâu thay vì tập trung làm việc hiệu quả. Vì cắn rứt lương tâm, cô quyết định chuyển khoản 95$ trở lại tài khoản của sếp, xem như đó là tiền bù cho những khoảng thời gian cô đã phí phạm để “ngồi chơi xơi nước” ở công ty.

Cách đây không lâu, các quý ông bị hói đầu trong cơ quan lập pháp Ohio Từng đưa ra một đề xuất về quy định liên quan đến chi phí cắt tóc! Họ nghĩ ra một giải pháp như sau:” Sẽ là phù hợp về mặt luật pháp, công lý và công bằng nếu giá tiền của một lần cắt tóc được miễn giảm với những người như chúng tôi – những kẻ đáng thương được trời phú một tấm huân chương trọn đời mà không ai trong chúng tôi mong muốn đó là hói đầu.”

Mặc dù tiền bạc là một tử huyệt có tác dụng kích thích lớn đối với con người, cuộc sống của tất cả chúng ta thực chất chịu sự chi phối của hàng tá những cảm xúc mãnh liệt khác, mà kể cả những nhà lập pháp khô khan cũng không ngoại lệ.

Bạn có thểđể ý thấy một chút khát khao về hình ảnh bản thân(thuộc tử huyệt danh tiếng) trong câu nói của họ:…”những người như chúng tôi…được trời phú một tấm huân chương trọn đời mà không ai trong chúng tôi mong muốn là hói đầu?”

Trong mọi khía cạnh cuộc sống, bất kỳ thứ gì giúp con người kiếm ra tiền hoặc tiết kiệm tiền đều có sức thôi miên khó cưỡng ở bất kì đâu trên quả đất.

Một tổ chức được thành lập ở Stuttgart với tên gọi Hội những người đàn ông cao to hộ pháp. Các thành viên của hội bao gồm những người đàn ông cao trên 1,88m và phụ nữ cao trên 1,80m. Những người trong hội thống kê ra rằng những người đàn ông cao lớn ăn nhiều hơn 15% so với những người đàn ông có sức khỏe và khẩu vị bình thường, còn tỉ lệ này ở phụ nữ là 10%.

Thế là cả hội quyết định đệ đơn lên chính quyền yêu cầu được giảm thuế vì họ có nhu cầu ăn nhiều hơn phần đông những người khác.

Bạn nghĩ thế nào nếu nguyện vọng trên thành hiện thực? Hẳn là bạn sẽ xem lại sức ăn và kích cỡ bản thân để có thể yêu cầu một quyền lợi tương tự, đúng chứ?

Về mặt cảm xúc, bạn sẽ muốn làm như thế! Mọi thứ liên quan đến Tiền bạc luôn khiến cho kẻ thu thuế và người nộp thuế đau đầu.

Nhân viên thuế vụ cũng là con người. Họ có cảm xúc, và họ phải đi thu tiền Tử những con người cũng chịu sự chi phối của cảm xúc giống họ!

Một người đàn ông nọ đi làm thủ tục xin miễn giảm thuế cho mẹ mình.

Cơ quan thuế phát hiện ra rằng mẹ ông ta đã qa đời Tử mười năm về trước.

Khi được hỏi vì sao lại đi xin miễn thuế cho mẹ, anh ta trả lời :”Mẹ luôn sống mãi trong trái tim tôi”

Một người phụ nữ giấu tên ở Colorado gọi điện cho cơ quan thuế vụ để hỏi về số tiền thuế thu nhập mà cô phải trả .

“Tôi sẽ phải trả bao nhiêu tiền thuế với mức thu nhập là 75.000$?” cô ta hỏi

Người nhân viên thuế vụ làm một phép tính nhanh chóng và trả lời cô.

“Còn nếu thu nhập 150.000$ thì sao? Người phụ nữ hỏi tiếp

Nhân viên thuế vụ bèn hỏi lại cô. “Thưa cô”, ông ta ngạc nhiên, “sao tự nhiên cô lại hỏi những thông tin đó, có lí do gì đặc biệt chăng?”

“Lý do đặc biệt à? Hiển nhiên là có”, cô trả lời “Tôi đang suy nghĩ mình nên mua một hay hai tấm vé số cho giải độc đắc của chương trình xổ số kiến thiết đây”

Tiền bạc là một nhân tố gây chú ý và duy trì sự chú ý mạnh mẽ vượt trên những gì mắt thấy tai nghe.

Bạn đang mong muốn đám đông ồn ào phân tán ngoài kia phải chú ý đến mình? Cứ đung đưa một cọc tiền thật giá trị ra trước mắt họ, bạn sẽ được toại nguyện!

Bạn đã bao giờ có cảm xúc khó tả mỗi khi nhìn thấy một bóp tiền, một cọc tiền, hoặc những đồng xu giá trị của ai đó đánh rơi trên đường? Bạn có còn nhớ cảm giác của bản thân khi vô tình tìm thấy một tờ hai mươi đô mình bỏ quên trong túi áo khoác mà suốt một năm trời tìm mãi không thấy?

Đã bao nhiêu lần bạn bị thu hút bởi hai chữ “MIỄN PHÍ”? Đã bao giờ bạn phải dừng chân và quay lại mỗi khi nghe thấy âm thanh đồng xu rơi vãi của ai đó trên đường?

Hàng nghìn những phản ứng xúc cảm với tiền bạc vẫn diễn ra bất kể chúng ta có nhận thấy chúng hay không và bất kể tiền bạc có phải là tử huyệt chủ đạo của chúng ta hay không. Đôi khi, Tử huyệt tiền bạc có thể khiến bạn bị dẫn dụ đến mức độ ngoài sức tưởng tượng.

Có một tay chủ khách sạn nọ nổi tiếng tham tiền. Nhiều người trong thị trấn đã từng không ít lần phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì tật xấu này của ông ta, nên họ họp bàn nhau và quyết định dạy hắn ta một bài học.

Họ thuê một diễn viên đến từ vùng khác đóng giả làm một đại gia là một chủ tập đoàn kinh doanh thức ăn cho mèo. Vị đại gia này bước vào khách sạn, cho gọi người chủ để đặt một bữa tiệc thật hoành tráng tối thứ 7 tới.

“Số lượng khách mời là bao nhiêu ạ?” tay chủ khách sạn hỏi và ghi chép một cách phấn khích trước mặt vị khách nom có vẻ giàu có.

“Bao nhiêu người ạ?” vị đạigia cười khẩy.”Sẽ chẳng có ai cả. Đây là bữa tiệc dành cho các chú mèo!”

Khi người chủ khách sạn trố mắt ngạc nhiên, vị đại gia nhanh chóng làm cho khuôn mặt ông ta vui vẻ hẳn lên bằng cách dúi cho ông ta một trăm đô la. “Đây là một phần chi phí, vị đại gia nói. “Phần còn lại sẽ được thanh toán sau bữa tiệc”

Đặc ân này khiến cho tay chủ khách sạn trở nên hứng khởi một cách bất thường mặc dù đây rõ ràng là một yêu cầu quái gở. Ông ta liệt kê những thức ăn ngon dành cho mèo và đề nghị được mua và bày thức ăn do chính tập đoàn của bị đại gia cung cấp.

Vị khách gật gù hài lòng và khen ngợi ông ta có “…một tư duy kinh doanh sắc sảo!”

Trước khi kết thúc buổi gặp mặt, người diễn viên đóng giả đại gia trước mặt một thực đơn in bằng mực đỏ và xanh. Anh ta nói rằng đây là hai sắc màu ưa thích của sáu mươi chú mèo sẽ đến tham dự bữa tiệc!

Vào buổi sáng thứ sáu trước ngày diễn ra bữa tiệc, vị đại gia gọi điện đến khách sạn. “Hôm đó tôi sơ ý quên một điều” anh ta nói với tay chủ khách sạn. “Lẽ ra tôi phải đưa anh thêm một trăm đôla nữa cho phần thực đơn. Không sao, tôi sẽ trả anh hết một lần sau bữa tiệc nhé”

Đang mơ thấy một túi tiền trước mắt, tay chủ khách sạn đồng ý. Ông ta ngay lập tức bắt tay vào chuẩn bị “một đại tiệc quan trọng mà trong đó, những vị khách đặc biệt sẽ được ngồi thật thoải mái, với mèo đực và mèo cái xem kẽ nhau!”

Thời khắc bắt đầu bữa tiệc đặc biệt tối thứ bảy đã đến, mọi thứ đã sẵn sàng. Nhưng chờ mãi suốt cả buổi chỉ thấy có tay chủ khách sạn, các nhân viên của ông ta và những phóng viên tò mò có mặt trong buổi tiệc!

Vị đại gia đã làm thủ tục rời khỏi khách sạn chỉ một giờ trước khi bữa tiệc bắt đầu

Đâu là động cơ cảm xúc chủ đạo của những người đứng đằng sau trò chơi khăm này?

Chính là Danh tiếng!

Những người chơi xỏ tay chủ khách sạn hẳn là muốn trả đũa có lẽ vì trước đây ông ta Từng gian lận với họ – một động cơ hoàn toàn cảm xúc. Cuộc trả đũa thành công này hẳn là đã giúp họ hả hê khoái chí!

Còn tay chủ khách sạn là một người vị lợi chính hiệu. Trên thực tế, những người Vị lợi không phải lúc nào cũng là người xấu hay thiếu trung thực, và những loại người khác thuộc bộ tứ cũng như vậy. Tay chủ khách sạn trên chỉ là “con sâu làm giầu nồi canh” đối với dân kinh doanh mà thôi.

Tuy vậy, bạn có cho rằng trò chơi khăm trên đã thực sự dạy hắn ta một bài học và khiến ông ta xấu hổ?

Không.

Dù đó là một tay chủ khách sạn hay một con mèo, họ sẽ không thay đổi quan điểm cảm xúc của mình một khi chúng đã được xác lập!

Tiến bạc, bổng lộc và sự sở hữu

Tiền bạc có thể xem là tử huyệt cảm xúc trực diện và dễ tác động nhất trong bộ tứ. Hầu hết mọi người đều hiểu và phản ứng lại những tác động về tiền bạc.

Ngay cả lối sống và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta cũng phản ánh rất cụ thể mức độ tác động của tiền bạc lên những điểm mạnh và điểm yếu cảm xúc của chúng ta.

Một người đàn ông năm mươi tuổi bị kiện ra tòa vì tội gian lận cá độ. Cảnh sát lục soát và tìm thấy số tiền lớn 16.800$ trong phòng ông ta. Tuy nhiên, khi người đàn ông này giãi bày về nguồn gốc số tiền đó, cả thẩm phán lẫn những người tham dự phiên tòa đều bị thuyết phục.

Ông ta đã làm nên một kì tích tiết kiệm ngoài sức tưởng tượng. Chỉ với mức lương 56$ một tuần, ông dành dụm được 16.800$!

Bằng cách nào ư? Ông ta giải thích: ..”không hẹn hò…không trai gái…không hút thuốc…không bia rượu… mặc quần áo cũ, rách thì vá lại mặc tiếp, kể cả quần lót…dùng giày chung của bố để đi làm…mặc duy nhất một bộ đồ suốt 13 năm…mượn dao cạo râu của người khác để dùng…cho bà ngoại vay 15 cent với lãi suất 12%…và không bao giờ mua cho mình thứ gì đắt hơn 56 cent!”

Dù ông ta có vẻ ngoài thảm hại là thế, nhưng ông ta vẫn vỗ ngực nói rằng bản thân cảm tháy rất tự hào về “công phu tiết kiệm” của mình.

Tiền bạc là một nhu cầu cảm xúc. Tất cả chúng ta đều muốn kiếm nhiều tiền để đổi lấy những quyền lợi, phần thưởng, nhà cửa hay sở hữu tài sản. Và người ta sẵn sàng kể cho bạn biết họ đã cực khổ như thế nào để kiếm ra được tiền.

Một nữ danh ca nọ của nhà hát opera Metropolitan bị dư luận bàn tán vì có thu nhập mỗi tháng cao hơn cả tổng thống mỹ trong một năm. Khi được hỏi về vấn đề này, cô đáp rằng:” Đơn giản thôi, hãy yêu cầu tổng thống hát bài Norma vào mùa tới, bảo đảm sẽ nhận được cat xê khủng!”

Tất cả mọi người đều khát khao có tiền cũng như những gì tiền mang lại. Chúng ta cũng thường cố gắng tìm cách kiếm nhiều tiền nhất với công sức bỏ ra ít nhất để thỏa mãn bản thân. Một số người trong chúng ta thích kiếm tiền để tiết kiệm, số khác lại thích tiêu tiền để thỏa mãn những nhu cầu và sở thích cá nhân.

Có được thật nhiều tiền bạc là một ước muốn sâu thẳm và cháy bỏng trong mỗi chúng ta. Chúng ta không ngừng lo sợ mất tiền hoặc thiếu đi những sự đảm bảo về mặt tài chính. Do vậy, chúng ta có xu hướng cởi mở và thân thiện với những ai chỉ cho chúng ta những cách thức hoặc phương tiện giúp chúng ta có được nhiều tiền hơn.

Một buổi tối nọ, một người quản đốc đang kiểm tra các người thợ của mình tháo dỡ một đoạn đường ray ít được sử dụng trong hệ thống đường sắt New York. Những người thợ đang làm việc rất chăm chỉ với xà beng và đèn xì hàn trên tay, lần lượt tháo những thanh sắt ra khỏi mặt đất. Bất ngờ, hai viên cảnh sát trong một chiếc xe tuần tra nhìn thấy và đến tìm hiểu.

Người quản đốc nọ – vốn là một tay kinh doanh sắt vụn – giải thích với cảnh sát rằng ông ta làm điều này theo một hợp đồng đã được kí kết với đại diện công ty đường sắt. Bản hợp đồng đó thậm chí đã được công chứng!

Kết quả điều tra cho thấy thực tế không có đại diện nào của công ty đường sắt liên quan đến bản hợp đồng này. Đây thực chất là một vụ mua bán chui mà trong đó, tay kinh doanh sắt vụn đã trả tiền cho một người môi giới để mua tám tấn đường sắt đầu tiên. Điều khoản là ông ta mua bao nhiêu tấn đường ray thì sẽ trả bấy nhiêu tiền.

Khi đó, nhà kinh doanh sắt vụn đã bán được mười tám tấn đường ray và thu được một khoản lợi nhuận kha khá!

Tại sao tay kinh doanh sắt vụn này ngang nhiên tháo dỡ đường sắt mà không tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến luật pháp?

Ông ta là một nhà kinh doanh thực dụng. Ưu tiên số một của ông ta là tiền, và toàn bộ tâm trí ông ta hướng về nó. Đối với ông ta, đường ray là một món hàng có thể đem bán lấy tiền. Cho đến tận lúc bị cảnh sát bắt quả tang, ông ta vẫn còn rất tự tin, có những phát ngôn và hành động nhằm hiện thực hóa khoản lợi nhuận kếch xù mà mình có thể đạt được Tử việc bán lại các đoạn đường sắt.

Khao khát của ông ta là tiền. Còn nỗi sợ của ông ta là nếu ông ta không tranh thủ cơ hội kiếm lời này, người khác sẽ giành mất!

Còn gã đồng phạm “đại diện công ty đường sắt” thì cũng quá hiểu đối tác làm ăn của mình. Họ đều thích tiền như nhau!

Cả hai người họ đều ham thích kiếm tiền đến nỗi lập ra cả một đường dây mua bán bất hợp pháp để thỏa mãn những ham muốn của bản thân!

Con người không dễ gì thay đổi quan điểm cảm xúc của mình, nên chúng ta luôn luôn có vô số cơ hội và hy vọng để tác động vào cảm xúc vốn có của họ theo những cách thức mà chúng ta muốn: tung tin đồn khiến cho giá cổ phiếu tăng chóng mặt, hiện thực hóa những ý tưởng làm giàu nhanh mà dễ, gây náo loạn các sự kiện thể thao, tung hoành ngang dọc với các trò lừa đảo và bịp bợm.

Vậy không lẽ, những người đàn ông và phụ nữ thông minh nhất vẫn có thể bị đồng tiền làm cho mờ mắt? Câu trả lời chính xác là có.

Tử huyệt tiền bạc có quyền năng làm lao đao cả kẻ giàu lẫn người nghèo, người khôn lẫn kẻ ngốc, những tên bất lương lẫn những kẻ tiểu nhân.

Người phụ nữ nọ định bỏ một đống tiền xu vào chiếc nón của một người ăn xin chống nạng bên đường.

“Thật tội cho ông khi bị tật thế này”, người phụ nữ thở dài.

“Vâng, tồi tệ lắm cô à”, người ăn xin gật gù

“Vậy chắc cuộc sống của ông sẽ còn khó khăn gấp bội thế này nếu ông bị mù, đúng chứ?”

“Đúng là như vậy thưa cô”, ông ta đáp. “Hồi tôi làm người mù, người ta toàn cho tôi ngoại tệ!”

Tại sao những tay tội phạm khét tiếng không dùng những kĩ năng hay tài nghệ của mình để làm những việc hợp pháp và có ích hơn nhỉ? Họ hoàn toàn có thể, chỉ là việc sống lương thiện và hợp pháp đòi hỏi quá nhiều điều kiện cần thỏa mãn. Và điều này không phù hợp với mô thức cảm xúc của hầu hết các tên tội phạm!

Tử huyệt tiền bạc – bao gồm cả những phần thưởng vật chất khác ngoài tiền – được định hình trong trẻ nhỏ và trở nên cố định khi chúng lớn lên. Những người bán hàng xuất sắc, những công ty và tổ chức ăn nên làm ra thường xuyên vận dụng tử huyệt này để thu hút sự chú ý, khơi dậy sự khao khát sản phẩm trong các khách hàng tiềm năng và khiến họ quyết định mua hàng.

Ví dụ rõ nhất chính là các cuộc thi, nơi mà những phần thưởng vật chất kếch xù quyết định tính chất khốc liệt của sự ganh đua. Trung bình một năm, tổng cộng các cuộc thi chính thống diễn ra trên toàn nước Mỹ chi hơn bốn mươi triệu đôla làm giải thưởng cho những người chiến thắng! Các giải thưởng này bao gồm những khoản tiền mặt khổng lồ, thu nhập hàng năm, những tài khoản có khả năng sinh lời, sổ bảo hiểm, áo khoác da đắt tiền, xe cổ giá trị, vật nuôi thuần chủng, bất động sản, hiện vật hoặc các vé sử dụng hiện vật miễn phí.

Còn những người tham gia thi có thể là bất kì ai trong cuộc sống thường nhật!

Một công ty nước giải khát nọ tổ chức một cuộc thi với giải thưởng tối đa mà người dự thi có thể đạt được là 50.000$. trong đó thí sinh sẽ được mang về toàn bộ số tiền mình đào đất được trong vòng năm phút. Còn những giải thưởng khác là số tiền đào được trong ba phút và một phút

Trước đó, toàn bộ số tiền người tham dự đã tiêu tốn 123.000$ tiền gửi bưu tiện những tờ phiếu đăng kí dự thi

Để có thể định giá giải thưởng, nhà tài trợ cuộc thi đã thuê những người đào đất chuyên nghiệp. Theo đó, trung bình một người có thể đào được 13.000$ trong năm phút, 9000$ trong ba phút và 3000$ trong một phút. Tổng cộng, thí sinh có thể thu về cho mình cao nhất là 25000$

Thực chất, ba người thắng cuộc đã giành được đến 35000$.

Một trong ba thí sinh thắng giải đã miệt mài luyện tập đào đất trong hầm nhà cô ta suốt cả mùa đông để được giải cao!

Vậy cuộc thi có lợi ích gì cho doanh số bán hàng nước giải khát của nhà tài trợ đó?

Hiển nhiên là có, doanh số của họ đã tăng 38% nhờ những hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp của cuộc thi

Nỗi sợ mất tiền

Về mặt cảm xúc, nỗi sợ mất mát tiền bạc hoặc tài sản của chúng ta cũng mãnh liệt không kém gì những khát khao đối với chúng.

Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay, mọi công ty và doanh nghiệp đều rất cẩn trọng với các hoạt động thu chi tài chính của mình. Các báo cáo tài chính phải kê khai đầy đủ mọi thông tin, quyết định, các khoản vay hoặc cho vay, các giao dịch thành công và không thành công, thống kê và phân loại mọi hoạt động chuyển khoản.

Mọi ngân hàng và doanh nghiệp lớn nhỏ đều sợ mất tiền, và bạn cũng thế, đúng chứ?

Bạn còn nhớ những người nào mà kể cả khi thân quen đến mấy bạn cũng chẳng dám cho họ vay tiền hay tài sản dù chỉ là một cắc?

Suốt chiều dài lịch sử nhân loại luôn có những người như thế. Tuy nhiên, cuộc sống cũng không ít những người “đói cho sạch, rách cho thơm” – có nghèo túng đến đâu cũng không đánh mất nhân phẩm.

Hồi cố tổng thống Abraham Lincoln còn sống ở Springfield, Illinois, ông nhận được một lá thư Tử một nhà băng ở miền đông. Nhà băng nhờ Lincoln xác nhận đã khnhậảnăngvàongàythế10 chấp cho một người mà ông có quen, vì
Thứ nhất, anh ta có một vợ và một con nhỏ, hai người đó đáng giá ít nhất 500.000$ đối với bất kì người này đangmmuốộtngườinvayđàn ôngmộnàots.ốThứtiềhai,nlanhớn .taLicolncómộtvăntr ảphòng,lời nhưtrong sau:đócó một cái bàn đáng giá 1,50$ và ba cái ghế chừng 3$

Cuối cùng, văn phòng có một lỗ thủng khá lớn do lũ chuột gây ra, đủ để nhìn ra phía bên kia bức tường.

Trân trọng

A.Lincoln

Cần nhớ rằng một vẻ ngoài giàu có hoặc phong thái quý tộc không nói lên điều gì về quan điểm cảm xúc bên trong một người về vấn đề tiền bạc! mọi hành động gìn giữ tiền bạc hay tài sản dù là với mục đích tốt hay xấu đều mang những ý nghĩa cảm xúc nhất định.

Suốt nhiều năm qua, tôi đã đặt một câu hỏi thú vị với các học viên, khán giả, giới sinh viên, doanh nhân và trí thức để tìm hiểu câu trả lời theo phản xạ của họ như thế nào. Câu hỏi đó là:

“Nếu nhà bạn bị cháy và bạn chỉ có một mình, bạn sẽ làm gì đầu tiên?”

Kết quả, những người trả lời rằng họ sẽ ngay lập tức cứu lấy tiền bạc hoặc những món đồ có giá trị nhất định trước khi chạy ra khỏi nhà chiếm số lượng áp đảo trong các cuộc khảo sát.

Đó là những thứ gì?

“Tôi có một bộ sưu tập tem quý giá.Nó là kết quả hai mươi năm thu thập miệt mài của tôi”

“Tôi sẽ cứu lấy cái áo lông thú mới mua. Tôi không muốn nó bị cháy sém dù chỉ là một chút”

“Lấy ngay ba trăm đô trong phòng.Tôi muốn gửi tiết kiệm số tiền này Tử lâu rồi mà chưa có thời gian. Sự cố này sẽ giúp tôi phải cẩn trọng hơn”

“Cây đàn măng đô lin. Nó là người bạn thân nhất của tôi, đặc biệt những khi tôi cảm thấy khó chịu hoặc bực dọc. Sở thích chơi đàn giúp tôi hạ hỏa và yêu đời hơn”

“Tôi sẽ cứu lấy hai bộ cánh mới tậu. Mọi người khen tôi xinh đẹp miết kể Tử khi tôi mặc chúng.”

“Mấy chiếc nhẫn hột xoàn của tôi. Kể cả khi nhà tôi cháy thành tro và tôi phải chờ đợi thật lâu mới được nhận tiền bảo hiểm, tôi vẫn có thể bán chúng để kiếm chút đỉnh sống qua ngày”

“Tôi phải giữ được cái bóp tiền của mình. Tôi không thể đi đâu hay làm gì nếu không có nó”

“Những chiếc vé du lịch châu Âu. Hai vợ chồng tôi đã dành dụm cả đời để mua được chúng. Kể cả khi nhà chúng tôi cháy rụi, chúng tôi vẫn sẽ đi”

“Kệ sách của tôi. Tôi mà mất chúng thì đến bảo hiểm cũng không đền nổi.Tôi có sưu tập một vài cuốn sách vô cùng giá trị và không thể thay thế được. Chúng sẽ tan tành mây khói trong đám cháy!”

“Tôi sẽ vớ ngay chiếc kèn hamnonica yêu thíchcủa mình. Nó là bùa may của tôi và đã song hành cùng tôi suốt ba năm qua.Những khitôi cố tình rờikhỏi nhà mà không mang theo nó, tôi vẫn phải trở lại để lấy nó kế cả khi hành động này khiến tôi trễ giờ làm.Xem này, nó đây!”

“Nếu nhà bạn bị cháy và bạn chỉ có một mình, bạn sẽ làm gì đầu tiên?”

Nghĩ kỹ xem! Bạn sẽ cố gắng cứu lấy thứ gì trước khi thoát thân?

Vì sao sự phung phí có thể khiến bạn chú ý

Một người đàn ông đến trạm sửa ô-tô đế sửa chiếc xe của mình

Ở đó, ông nhìn thấy một người thợ sửa xe mặc đồng phục nghiêm chỉnh đang chăm sóc cho một chiếc ô-tô khác. Anh ta thay nhớt cho xe, thử ga, vệ sinh các ghế ngồi trong xe sau khi đã rửa tay sạch sẽ, kiểm tra cả bốn bánh xe lẫn lốp dự phòng, cọ sạch mọi vết bẩn trên viền trước và sau ô-tô.

Ông khách bèn tiến đến chỗ người chủ trạm sửa xe-vốn là mộtngười bạn của ông – và chỉ tay vào người thợ mẫn cán kia. “Tôi quan sát anh ta nãy giờ Mike à. Đó hẳn là một anh thợ rất chăm chỉ và gương mẫu nhỉ?”

“Anh chàng đó hả?” người chủ trạm sửa xe phá lên cười, “Ừ đúng rồi, vì đó là xe của anh ta mà!”

Tử Huyệt Tiền Bạc có hai mặt. Một mặt chúng ta luôn khao khát có thật nhiều tiền và tài sản cũng như giữ cho chúng luôn trong tình trạng tốt nhất có thế. Mặt khác, chúng ta cũng lo sợ những khoản chi đột xuất, những biến cố gây mất tiền hoặc hư hại tài sản.

Người chủ một nhà giữ xe ở thành phố lớn đã vận dụng kiến thức này đế giành lấy lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

Nhà xe của ông ta nằm cách hai khối chung cư lớn so với những bãi khác gần khu trung tâm hơn. Phần lớn những người đi mô tô thích gửi ở những bãi xe gần trung tâm cho thuận tiện và không muốn phí thời gian và công sức chạy xa hơn để đến nhà xe của người đàn ông này. Do vậy, rất nhiều bữa nhà xe của ông trống đến hơn nửa.

Để thu hút nhiều người đến đây gửi xe, người chủ nhà xe quyết định giảm giá, có những chế độ ưu đãi đặc biệt, cải tạo nhà xe và gắn nhiều tấm biển với nội dung “NHÀ GIỮ XE” và “NƠI ĐÂY CÓ GIỮ XE”

Tất cả nhũng cố gắng trên của ông đều không mang lại kết quả khả quan… cho đến khi ông thêm bốn chữ vào các tấm biển quảng cáo nhà xe có tác dụng tác dụng đánh trúng Tử Huyệt Cảm Xúc của người đi đưòng.

Toàn bộ các tấm biển được đổi thành “NHÀ GIỮ XE CÓ BẢO VỆ RIÊNG”

Kể Từ đó, nhiều tay lái mô-tô sẵn sàng chạy thêm một quãng đường qua hai khối chung cư để được gửi xe ở một nơi “an toàn và được bảo đảm”, và có những ngày nhà xe đông nghẹt đến nỗi không còn chỗ trống. Chính nhân tố gây chú ý kỳ diệu trong tấm biển “Nhà giữ xe có bào vệ riêng” đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho người kinh doanh dịch vụ giữ xe nọ.

Mặt trái của Tử Huyệt Tiền Bạc, tức nỗi sợ mất mát tiền hoặc tài sản cũng có khả năng đánh động tâm trí, gây chú ý và duy trì sự chú ý hiệu quả không thua gì khát khao hoặc sự ham muốn tiền bạc. Tuy vậy, việc vận dụng mặt trái này cần phải thận trọng, và bạn cần phải lường trước được những hệ quả có thể xảy ra sau đó.

Một hợp tác xã trồng cây ăn quả nổi tiếng ở vùng West Coast đang tìm kiếm một công ty quảng cáo mới cho các sản phẩm của họ. Họ tìm hiểu và xem hồ sơ của nhiều công ty khác nhau để chọn ra được hai cái tên nổi bật nhất.

Đại diện của cả hai công ty được mời trình diện trước một hội đồng gồm các nông dân trông cây ăn quả của hợp tác xã.

Một trong hai người đại diện trình bày tác hại của việc chọn một công ty quảng cáo chuyên sử dụng lại những ý tưởng sẵn có. Để minh họa cho luận điểm của mình, anh ta chỉ cho cả hội đồng xem một bức tranh tĩnh vật rất đẹp bằng sơn dầu miêu tả một bát trái cây.

Sau đó, anh ta ném ầm bức tranh xuống đất, dùng chân giẫm đạp dữ dội lên đó như muốn nghiền nát bức tranh, đổng thời nói lớn với cả hội đồng rằng: “Thứ này nhìn đẹp là thế; như giá trị của nó chỉ là một con số không. Đã làm quảng cáo thực thụ thì không được sao chép ý tưởng của người khác và chúng tôi tự hào là những nhà quảng cáo chân chính. Đầu tiên, chúng tôi cần biết vấn đề của quý vị là gì!”

Cách thể hiện của vị đại diện trên thực sự rất ấn tượng, thu hút sự chú ý của cả hội đồng Tử đầu đến cuối. Nhưng hành động giẫm đạp và nghiền nát một bức tranh đẹp của anh ta đã khiến cho các khán giả liên tưởng đến sự phung phí.

Điều đó đánh động cảm xúc của những người nông dân trong hội đồng một cách mãnh liệt. Họ cho rằng nhà quảng cáo kia đã đối xử nhẫn tâm với một bức tranh như thế thì hẳn là cũng sẽ xem tiền như cỏ rác và mặc sức phung phí! Đến lúc đưa ra quyết định, cả hội đồng nhất trí chọn công ty quảng cáo còn lạí!

Nhưng nếu nỗi sợ mất tiền được định hướng đứng đắn, nó sẽ tạo ra những hiệu quả và ưu thế tích cực không ngờ, kế cá vói đám đông quần chúng.

Cecil B. DeMille, một trong những nhà sản xuất phim thành công nhất Hollywoođ, đã minh chứng điều này trong sự nghiệp làm phim lừng danh của mình.

Thời điểm đó, ông bắt đầu một dự án làm phim mà ông tin rằng kết quả cuối cùng sẽ là một bộ phim có khả năng “gây cháy mọi phòng vé”. Mặc dù ông rất hài lòng với cốt truyện phim cũng như dàn diễn viên đã chọn, song suốt một thời gian dài ông vẫn có cảm giác không ổn, rằng tác phẩm của mình chưa thực sự đủ thuyết phục để lôi kéo công chúng đến rạp.

Thế là ông bèn đi mua một chiếc áo ngủ hàng hiệu đắt tiền làm Tử lông của loài sóc sin-sin với giá 1.500$ – một cái giá hãi hùng với mức sống thời bấy giờ. Trong bộ phim, ông thực hiện một cảnh quay mà trong đó, nữ diễn viên chính nắm chặt lấy chiếc áo lông thú và kéo lê nó trên nền đất một cách không thương tiếc!

Cả khán giả lẫn những người làm phim đều sốc sặc sụa.

Một sự “xài sang” hoang phí không thể chấp nhận được!

Hàng loạt tờ báo danh tiếng và giới truyền thông giật tít câu chuyện ngay trên trang bìa. Nhiều cây bút đã phẫn nộ phê phán cảnh quay đó và “tôn vinh” chiếc áo lông thú của DeMille làm biểu tượng kinh điển của sự hoang phí.

Công chứng không ngừng tò mò, bình phẩm, tranh cãi và lũ lượt đến rạp để xem cho được bộ phim.

Thống kê phòng vé cho thấy chi tiết chiếc áo lông thú giá 1.500$ gây sốc với khả năng Thôi Miên Cảm Xúc cực độ đã giúp bộ phim thu về 250.000$ sau một tuần công chiếu – một con số rất ấn tượng thời bấy giờ!

Bạn thấy đấy, sự hoang phí tiền bạc gây hiệu ứng mạnh mẽkhông thua gì tiết kiệm hay bổng lộc.

Chúng là hai mặt đối lập của Tiền Bạc, một trong Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc của con người – nền tảng của mọi hành động, cảm nhận và những mối bận tâm của chúng ta!

Những suy nghĩ giúp bạn đập tan mọi lo âu về tiền bạc

Ngay cả những người vỗ ngực cho rằng cuộc sống của mình đã quá sung sướng và no đủ vẫn có thể bị hấp dẫn bởi chủ đề Tiền Bạc. Tiền Bạc ăn sâu bén rễ vào cuộc sống của chúng ta đến nỗi khi trưởng thành, chúng ta mất ăn mất ngủ vì Tiền Bạc nhiều hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời.

“Ôi, Tiền, Tiền, Tiền”, Ogden Nash Từng viết, “ta không nghĩ chúng linh thiêng đên thế- chúng đi ra xối xả nhưng đi vào nhỏ giọt!”

Tử Huyệt Tiền Bạc bao gồm mọi vấn đề liên quan đến tiền như kiếm tiền, giữ tiền, mua bán, tưởng thưởng và đầu tư bằng tiền. Những mong muốn, nỗi sợ, và khát khao liên quan đến tiền đều gắn liền vói quyền sở hữu tài sản, quyền lực kinh tế và những cảm nhận, mong đợi về “một tương lai được đảm bảo.”

Đối với nhiều người trong chúng ta, Tiền Bạc chính là tử huyệt lớn nhất bất kể chúng ta có ít nhiều những tử huyệt khác hay không.

Những thái độ và niềm tin cá nhân về Tiền Bạc của mỗi người được biểu hiện rõ nét trong mọi lời nói và hành vi của họ, Tử việc đi mua vài quả trứng cho đến những ứng xử phức tạp hơn trong cuộc sống.

Chỉ cần quan sát một cách tinh tế những hành vi bên ngoài của một người, bạn sẽ dễ dàng xác định được rằng Tiền Bạc có phải là tử huyệt chủ đạo của họ hay không

Bà B là một bà nội trợ, một người mẹ, và là một người vị lợi chính hiệu.

Cha mẹ bà ấy hiện đã qua đời. Hổi bà còn nhỏ, gia đình bà rất nghèo. Cha của bà là một diễn viên thưòng xuyên thất nghiệp và bất đắc chí; hầu hết những vai diễn “để đời” của ông được trình diễn trên một “sân khấu” tròn, màu hồng và cao chừng một thước – thực chất là chiếc bàn bếp của cả nhà. “Người nhắc tuồng” của ông ấy là rượu, còn vợ con ông ấy là những khán giả trung thành bất đắc dĩ. Vì có một ông chồng không biết lo như thế, mẹ của bà B. phải gánh vác vai trò trụ cột gia đình, thường xuyên vắt kiệt sức khỏe của bản thân bằng công việc thợ giặt ủi cực khổ với thu nhập chết đói, không đủ trang trải những nhu cầu vật chất và tinh thần của cô con gái đang tuổi ăn tuổi lớn

Vì sống trong gia cảnh ngặt nghèo như vậy, bà B. đã phải bươn chải kiếm sống Tử thuở mười hai, và lập gia đình năm mười chín tuổi

Suốt khoảng thời gian Tử lúc vào đời cho đến khi lấy chồng đã làm lụng vất vả để mang lại cho gia đình “vài thứ mà tôi đã không có được khi còn nhỏ”

Trong bữa tiệc cưới đơn sơ vội vã của mình, bà B. đã chỉ cho mẹ mình thấy sự tằn tiện đã được trui rèn qua những năm tháng nghèo túng của mình với món trứng bác (hay còn gọi là trứng khuấy).

“Hãy lấy ruột bánh mì chấm nước uống để nó giãn nở và làm cho phẩn ăn có vẻ đầy hơn”, bà khuyên mọi người trong nhà. “Chỉ cần lọc hết vỏ trứng là xong. Món trứng bác này có vị rất được mà lại còn vừa bụng. Hãy luôn tiết kiệm hết mức có thể, nhất là khi bạn ở trong một gia đình đông người!”

Cả cha mẹ lẫn hai người chị của bà B. đều tự hào với hàng xóm láng giềng về người “nữ siêu nhân đảm đang của cả gia đình. Nó tự may quần áo cho mình, biết cách tái chế quẩn áo cũ theo những cách không thể ngờ được. Nó rất chi li tằn tiện và tiết kiệm đến Từng cái bánh xà phòng. Ôi, anh không thể tưởng tượng được khả năng quán xuyến gia đình tài tình của nó đâu! Con gái đảm đang như nó thời nay chỉ có nước mò kim đáy bể”

Đó chính là lý do họ dùng để thúc ép ông B. cưới gấp bà B. “nếu không muốn nó bị người khác cuỗm mất!”

Thếlà hai người họ cưới nhau.

Nỗi ám ảnh cực đoan về Tiền Bạc của bà B. sớm lộ diện ngay từ trước cả khi trăng mật. Bà tính toán, chi tiêu dè sẻn đến Từng đổng một, trả giá tất tần tật mọi thứ và tự mình đảm đương mọi việc cho đúng ý mình.

Mỗi khi một người bán hàng bất kỳ đề xuất bà nên mua thêm hoặc chuyển qua kích cỡ lớn hơn bằng câu nói quen thuộc “Chỉ cần trả thêm vài cent nhưng bà sẽ nhận được giá trị tuyệt vời là…” là bà B. ngắt lời họ ngay tức khắc. Những chế độ ưu đãi như “Hoàn tiền trăm phẩn trăm” luôn hấp dẫn bà và khiến bà phải đắn đo suy nghĩ thiệt hơn rất lâu trước khi đưa ra quyết đinh cuối cùng. Những chương trình khuyến mãi với những lời chào hàng hấp dẫn như “GIÁ ƯU ĐÃI CHỈ-MỘT-LẦN- TRONG-ĐỜI” khiến bà B. bồn chồn ngay lập tức!

Một trong những ngăn tủ quần áo của bà chât đầy những hộp băng vệ sinh mà bà mua và tích lũy Tử những đợt giảm giá “rẻ không thể tin được!”

Cô con gái 12 tuổi của bà B thường xuyên năn nỉ mẹ cho mình được sử dụng ngăn tủ đó để treo quần áo và đề nghị mẹ đem cho bớt những hộp băng vệ sinh ấy cho rộng chỗ.

Bà B. lạnh lùng đáp lại: “Đây không phải là việc của con. Mẹ đã phải trả rất nhiều tiền cho những thứ ấy vì chúng không miễn phí tí nào!”

Thế là yêu cầu chính đáng của cô con gái bị bác bỏ không thương tiếc.

Không những tằn tiện với chính mình, bà B. còn không ngừng dạy dỗ và áp đặt chính sách tằn tiện lên cô con gái và cậu con trai chín tuổi; và hiển nhiên là chồng bà cũng không thoát được. Càng lúc bà càng trở nên cay nghiệt, căng thằng và đáng sợ trong mắt mọi thành viên trong gia đình. Với những người như bà B., lối sống tằn tiện không chỉ đơn giản là một nhu cầu, mà nó đã ăn sâu bám rễ vào người bà như một bản năng. Bà B. đã để cho thái độ cực đoan về Tiền Bạc của bản thân mặc sức tung hoành:NÓ đóng kín trái tim nồng hậu cởi mở của bà, cô lập con người bà, làm hao mòn sức khỏe của bà, và khiến bà mất dần sự tôn trọng Tử chồng con.

Vì phải chịu đựng vợ suốt một thời gian dài, ông B – người vốn dễ tính và ôn hòa-cũng trở nên dễ bực bội và cáu gắt.

Ông yêu hai đứa con của mình, nhưng ghét cay ghét đắng tổ ấmnhà mình. Để trốn nhà, ông kiếm cớ đi ăn tối ngoài đường ba buổi mộttuần. Ăn tối xong, ông còn đi bù khú và tiệc tùng với bạn nhậu để không phải về nhà nghe những “bài ca không quên” dài lê thê về “quốc sách” tiết kiệm của vợ mình. Ông là chủ một cửa hàng bán lẻ ăn nên làm ra nên cuộc sống cũng khá dư dả, nhưng ông và bà B. đã không hề gần gũi nhau hơn hai năm nay.

“Bà ấy cứ mở miệng ra là chỉ có tiền, tiền và tiền, kể cả khi lên giường”, ông B thở dài một cách sầu não.”Bà ấy ngủ ngay bên cạnh tôi, nhưng tôi luôn có cảm giác hai người chúng tôi đang cách nhau ngàn dặm!”

Giống như hàng nghìn những ông chồng bà vợ khác, bà B. sống chỉ vì đó là cuộc sống. Đôi với bà, cuộc sông chỉ đơn giản là mỗi ngày hít vào thở ra. Những ngày Chủ nhật hay ngày nghỉ chỉ đơn giản là “những ngày khác trong tuần.”

Những người như bà B. không nghĩ rằng sống là phải vui, vì họ không biết cách giao tiếp hiệu quả để khơi dậy những cảm xúc và động lực sống tích cực cho mình.

Sau khi nghe ông B. giãi bày, tôi đã mường tượng bà B. là một người phụ nữ hà tiện với vẻ ngoài khắc khổ, lêu nghêu, gầy guộc đi với một khuôn mặt dài, ôm và tóc búi sau đầu.

Nhưng khi tôi được trực tiếp gặp bà ấy, tôi mới biết đó là một người phụ nữ có nước da ngăm, trang phục gọn gàng, khuôn mặt được trang điểm nhẹ với vài nét chấm phá làm điểm nhấn. Bà ấy chừng ba mươi sáu tuổi và có chiều cao trung bình. Môi bà ấy mím chặt vào nhau tạo ra những nếp nhăn rất rõ và mạnh ở hai bên mép.

Bà B. đang giận dữ.

Vì ông B. dám “vạch áo cho người xem lưng”, kể tôi nghe về mốiquan hệ đang rạn nứt giữa họ. Thuật Thôi Miên Cảm Xúc đã giúp cho bao nhiêu người thành công hơn trong giao tiếp cũng như hàn gắn được bao nhiêu mối quan hệ đổ vỡ hoặc trên bờ vực đổ vỡ, nên không có lý nào nó lại không giúp được ông bà B.! Bà ấy vẫn đang nổi cơn tam bành và xỉ vả tôi.

Sau những “bài staccato dữ dội và những khúc crescendo mãnh liệt” khó quên kéo dài ba phút, bà B. bật khóc và mếu máo như xin lỗi.

Bà thừa nhận Tiền Bạc chính là nỗi ám ảnh lớn nhất của bà, được vun bổi và nuôi lớn Tử tuổi thơ thiếu thốn bởi những kinh nghiệm bươn chải ngoài đời.

Khi bà kết hôn và làm mẹ, lần đầu tiên trong đời bà có quyền được làm chủ và áp đặt thái độ sống vì Tiền Bạc của mình lên mọi người trong nhà – những người không có sự lựa chọn nào khác ngoài nghĩa vụ lắng nghe bà triệt để. Bà thích cảm giác đó mà không nghĩ rằng chồng và các con mình càng lúc càng e sợ và mất dần sự tôn trọng dành cho mình.

Bất kỳ người nào cũng có thể trở thành nạn nhân của nỗi ám ảnh tên Tiền Bạc, cả những khát khao lẫn nỗi sợ liên quan đến chúng, bởi vì Tiền Bạc là một trong Bộ Tứ Tử Huyệt cảm Xúc của con người – những điểm yếu chết người mang tính bản năng mà chúng ta không thể chống lại một sớm một chiều được

Tuy nhiên, khi nỗi ám ảnh Tiền Bạc của một người trở nên cực đoan đến nỗi biểu hiện ra hành xử bên ngoài và gây khổ sở cho những người xung quanh, nó cũng đang đồng thời làm tổn thương chính bản thân họ!

Trong trường hợp của bà B. cũng như hàng nghìn những trường hợp tương tự khác, tình trạng này chỉ chấm dứt khi khi và chỉ khi Tử Huyệt Cảm Xúc được xác định đúng và giải quyết Tử gốc

Thuật Thôi Miên Cảm Xúc sẽ cung cấp cho bạn Hai Suy Nghĩ giúp bạn Đập Tan Mọi Lo Âu về Tiền Bạc:

1. – CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN TIẾT KIỆM TIỀNCHÍNH LÀ… TIÊU TIỀN:

Vâng, tiết kiệm tiền không phải là cách tốt nhât để lĩnh hội nghệ thuật dùng tiền như hầu hết chúng ta thường lầm tưởng

Bạn muốn rèn luyện thói quen tiết kiệm lâu dài ư? Hãy bắt đầu bằng việc nhìn xem mình đang có bao nhiêu tiền… sau đó, hãy tiêu xài số tiền đó sao cho có lợi nhất cho cảm xúc của bản thân.

Cách tiết kiệm hiệu quả nhất chính là hạn chế mua những đồ dùng lặt vặt không quá cần thiết. Vì bạnthường không có nhiều sự gắn kết sâu đậm về mặt cảm xúc với những thứ đổ dùng đó, nên việc kìm chếbản thân mình mua chúng không khiến cho bạn quá khó chịu hay khổsở. “Tích tiểu thành đại” – việc tiết kiệm được nhiều khoản chi nhỏ theothời gian sẽ giúp bạn dành dụm được nhiều hơn mình tưởng.

Khi bạn phải mua một món đổ đắt tiền, hãy thu thập thông tin và tham vấn ý kiến của những người xung quanh xem nó có thực sự cần thiết và xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra hay không. Những người kháccó thể đồng ý hoặc không đổng ý với bạn, nhưng điều chắc chắn là một khi bạn hỏi và họ trả lời, những ý kiến của họ đã thâm nhập và yên vị trong tâm trí của bạn.

Sau đó, nếu bạn quyết định không mua, những ý kiến đó góp phần giúp bạn không phải day dứt; chúng giúp mang lại cho bạn cảm giác rằng bạn đã có một quyết định đúng. Còn nếu bạn thực sự mua nó, bạn sẽ càng hài lòng và trân quý món hàng đó hơn – vì bạn có thêm sự tự tin và đảm bảo Tử ý kiến đổng tình của những người khác nữa.

Dù là bạn quyết định thế nào, thông điệp bạn cần nhớ ở đây là: Tiêu tiền chính là cách tốt nhất để rèn luyện tính tiết kiệm. Cách này có thế khiến bạn cần nhiều thời gian hơn để ra quyết định, nhưng một khi bạn dành thời gian suy nghĩ, hỏi han và đi đến quyết định, mọi nỗi lo âu về Tiền Bạc của bạn đã tan biến Tử đời nào!

2. – SỐNG TẰN TIỆN KHI VÀ CHỈ KHI ĐÓ LÀ ĐIỀU BẠN MUỐN:

Bạn không nên sống quá tằn tiện hoặc chi tiêu dè sẻn nếu lối sống đó không đủ để đáp ứng những mục tiêu và nhu cầu cảm xúc của bản thân bạn.

Nếu bạn cố gắng ép mình chọn lối sống “trùm sò” nhưng bản thân không cảm thấy vui vẻ hay hạnh phúc, bạn có thể tiết kiệm được vài đồng bạc lẻ, nhưng cái được này chẳng thấm vào đâu so với cái mất về mặt cảm xúc và tinh thần.

Những người sống tằn tiện như một “thú đau thương” thường sẵn có động lực tiết kiệm rất mạnh; đối với họ, việc dành dụm tiền bạc cho họ cảm giác thành công như thể đang đứng trên đỉnh thế giới. Lốỉ sống tiết kiệm như một biểu hiện của thành công sẽ tạo ra khát khao về mặt Danh Tiếng – một sự bổ trợ mạnh mẽ cho động cơ tiết kiệm sẵn có và triệt tiêu hết mọi cảm giác khó chịu khi phải sống thiếu thốn. Chỉ khi làm được như thế bạn mới nên chọn cho mình lối sống tằn tiện, vì nó sẽ thực sự mang lại lợi ích cho bạn thay vì cảm giác đau khổ bất hạnh như với những người bình thường khác.

Nếu không hiểu điều này, bạn sẽ chính là người lãnh đủ những đau khổ bất hạnh đó!

Sống tằn tiện là tốt, khi và chỉ khi bạn thích như thế!

Suốt nhiều năm qua, tôi đã chia sẻ hai bí kíp này với hàng nghìn người. Chúng giúp mọi người nhận ra rằng họ chỉ có thể học được thái độ đúng đắn về Tiền Bạc khi và chi khi họ sử dụng tiền trên cơ sớ những động lực cảm xúc của bản thân cũng như của những người họ giao tiếp.

Không cần biết ai đang giao tiếp với bạn, họ chắc chắn sở hữu một Tử Huyệt Tiền Bạc có thể mạnh hoặc yếu hơn tử huyệt của bạn. Đây lại là một lý do khác cho thấy tẩm quan trọng của việc khám phá và nhận diện được nhân tố gây chú ý chủ đạo của đối phương khi bạn giao tiếp với họ. Nếu không, bạn vừa không khiến được đối phương lắng nghe mình, vừa không giao tiếp được với chính mình, và điều này sẽ dẫn đến những sự hiểu lầm hoặc lo lắng không đáng có.

Thôi Miên Cảm Xúc là một kỹ thuật nhiệm màu giúp bạn tống khứ được mọi nỗi lo âu, sợ hãi và bực dọc, và lợi ích này sẽ được phân tích và triển khai trong chương Tám. Do vậy, điều tốt nhất bạn nên làm lúc này chính là ghi chú hai suy nghĩ tích cực về tiền bạc mà tôi đã diễn giải ở phần trên:

1. Cách tốt nhất để rèn luyện thói quen tiết kiệm tiền chính là tiêu tiền. 2.Sống tằn tiện khi và chỉ khi đó là điều bạn muốn.

Hai suy nghĩ trên giúp bạn đập tan mọi nỗi lo âu về Tiền Bạc và làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn trong mọi tình huống của cuộc sống.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.