Tử Huyệt Cảm Xúc

Chương 9: Làm chủ mọi tình huống giao tiếp bằng nghệ thuật đặt câu hỏi Thôi Miên Cảm Xúc



Bạn có giao tiếp chỉ để được mở miệng cho đỡ buồn hoặc dỏng tai nghe cái gì đó cho đỡ chán?

Hẳn là không rồi. Làm thế thì đúng là phí thời gian vô ích.

Ấy vậy mà, bạn nghĩ xem, có bao nhiều lần trong đời chúng ta lắng nghe người khác với tâm trí hoàn toàn tập trung vào những điều họ nói?

Bao nhiêu lần trong giao tiếp, chúng ta để đầu óc mình “lên mây để rồi sau đó bất ngờ “tiếp đất” với vài câu nói cửa miệng kiểu như “Ơ…bạn vừa nói gì cơ?” hoặc “Bạn có thể nói lại cho mình nghe kỹ hơn được chứ?”

Và vô số những cuộc đối thoại mà trong đó, tất cả những gì chúng ta có thể đáp trả người nói chỉ là những cái gật đầu cụt ngủn và chiêu lệ kiểu như “ừ!”, “Vâng!”, “Đúng rồi!” hoặc “Ờ há”?

Người ta đang nói chuyện với chúng ta, nhưng chúng ta có thực sựlắng nghe?

Bạn có nhận thấy rằng, bạn chỉ có thể thích thú với những gì người khác nói khi và chỉ khi bạn chịu khó tập trung lắng nghe và cho nó cơ hội để cuốn hút bạn? Bạn có nghĩ rằng, chúng ta sẽ học hỏi, tiến bộ và nhớ được nhiều điều bổ ích Tử mọi người hơn nếu chúng ta biết lắng nghe hiệu quả?

Những câu hỏi Thôi Miên Cảm Xúc, nếu được đặt ra đúng lúc và đúng thời điểm, sẽ có tác dụng cuốn hút và khiến người khác phải lắng nghe bạn.

Đó là những câu hỏi chứa đựng quyền năng đánh động Tử Huyệt Cảm Xúc của đối phương, có khả năng giúp bạn kiểm soát tình huống giao tiếp, cải thiện Tính Cách và kỹ năng Thuyết Phục của bản thân, và quan trọng là chúng khiến cho người khác phải nhớ đến bạn, sản phẩmhay dịch vụ của bạn!

Trong phạm vi của cuốn sách này, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn Sáu Nguyên Tắc Đặt Câu Hỏi Thôi Miên. Đầu tiên, bạn cần biết lợi ích cũng như những ưu thế Giao Tiếp tuyệt vời mà sáu nguyên tắc đó sẽ mang lại cho bạn, đó chính là:

1. Câu hỏi là công cụ hiệu quả để thâm nhập tâm trí con người và khiến họ chú ý ngay lập tức

Chỉ một câu hỏi đon giản như “Xin chào, bạn vẫn khỏe chứ?”cũng đủ sức khiến bạn chú ý và đáp lại. Tương tự là các câu hỏi thường gặp trong cuộc sống như “Đây là tầng 2 phải không?” hoặc “Bộ thích bị xô đẩy lắm sao?”

Đây chính là ưu thế giao tiếp cơ bản mà một câu hỏi đơn giản bèo bọt nhất cũng có thể cung cấp cho bạn: tiếp diễn cuộc đối thoại và khiến cho đối phương có một sự hồi đáp.

2. Câu hỏi khiến cho người nghe phải quan tâm và suy nghĩ

“”Connie” có phải là tên của bạn?”… “Cô thích dùng gì, trà hay cà phê?”… “Chiếc vòng tay đó thật đẹp. Tớ có thể nhìn nó kỹ hơn được chứ?”… hoặc “Tại sao cái này lại đắt tiền hơn cái kia?”

Với những câu hỏi như thế này, người nghe buộc lòng phải suy nghĩ trước khi trả lời.

Khi đó, người nghe sẽ ở thế”phòng thủ” để suy nghĩ câu hỏi của bạn, còn bạn sẽ có thêm thời gian và cơ hội để chuẩn bị câu nói hoặc hành động kế tiếp của mình.

Trong giao tiếp, những khoảng thời gian nghỉ như thế này có thể tạo lợi thế quan trọng cho bạn. Bạn có thể tranh thủ những khoảng lặng này để lên kê hoạch cho những gì mình sẽ nói kế tiếp, xem xét tình huống, trì hoãn hoặc khiến cho đối phương bối rối một cách có chủ đích, hoặc thậm chí để bảo vệ bản thân và tài sản của mình, bằng cách thương thuyết và khiến kẻ tội phạm đổi ý!

Một học viên nữ của tôi Từng gặp cướp giữa ban ngày. Tên cướp có súng và che mặt bằng khăn mùi xoa.

Cô học viên của tôi làm theo những yêu cầu của tên cướp nhưng vẫn giữ được bình tĩnh và mỉm cười đặt câu hỏi với hắn. “Đấy là cách kiếm tiền duy nhất của anh sao?” cô ấy hỏi tên cướp… “Đi kiếm tiền bằng súng kiểu này chẳng phải là quá nguy hiểm à?”… “Anh đã bao giờ bị cảnh sát bắt?”… “Đó có phải là loại súng mà mấy chàng cao bồi trên phim hay sử dụng?”

Tên cướp vừa phải dọn đổ thật nhanh, vừa phải giữ vẻ đáng sợ với nữ học viên của tôi và vừa phải trả lời các câu hỏi của cô ấy, thế là hắn lúng ta lúng túng. “Chết tiệt thật! Cô làm tôi cuống cả lên đây này!”

Cuối cùng, hắn bỏ đi một cách bực bội mà chẳng lấy thứ gì.

Những câu hỏi của cô khiến hắn phải phòng thủ. Cô học viên của tôi đã đập tan thế tấn công – tức ý định cướp của – của hắn. Bằng cách khiến hắn phải trả lời câu hỏi, cô có thêm thời gian – trong khi hắn bị mất thời gian, đồng nghĩa với nỗi lo sợ và nguy cơ bị bắt sẽ tăng.

Cô đã thâm nhập thành công vào tâm trí tên cướp… và hắn buộc phải đổi ý!

Tội phạm cũng chỉ là những con người bình thường như chúng ta, là những sinh vật có cảm xúc. Chúng không thể làm nhiều việc một lúc cũngnhư không thể suy nghĩ hai việc khác nhau trong cùng một thời điểm.

Tóm lại, câu hỏi có tác dụng đặt người nghe vào thế phòng thủ – và giữ họ ở đó để bạn dễ bề “tiến công” theo ý mình.

3. Câu hỏi tạo điều kiện cho người nghe được nói

Con người ta ai cũng thích được nói để thể hiện mình, đặc biệt khi họ biết câu trả lời.

“Bạn có gặp khó khăn gì khi tìm đường đến nhà chúng tôi?”.- “Bạn thích sống ở đâu hơn, thành phố lớn hay thị trấn nhỏ?”,.. “Nếu bạn có thêm một đứa con trai nữa, bạn có muốn nó trở thành giáo viên giống bạn hay không?”

Trên đây là một số câu hỏi bạn có thể dùng để khiến cho người nghe hào hứng trò chuyện với bạn. Những Nguyên Tắc Đặt Câu Hỏi Thôi Miên mà tôi sắp trình bày ở phần sau sẽ chứng minh cho bạn thấyưu thế thứ ba này lợi hại như thế nào trong việc giúp bạn nâng cao kỹ năng thuyết phục bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc và khiến cho đối phương trở thành đồng minh của mình!

4.Câu hỏi khơi gợi sự quan tâm của người nghe đối với chủ đề bạn nói

Nhất là những khi cuộc trò chuyện hoặc phần trình bày của bạn đang có dấu hiệu nhàm chán, việc đặt câu hỏi sẽ giúp kích thích phản hổi Tử khán giả và làm cho họ tiếp tục chú ý.

“Các anh chị có để ý thấy rằng thiết bị công phu này chỉ có ba nút?” “Nó là thiết bị nhỏ gọn nhất mà anh chị Từng thấy, đúng chứ?” hoặc “Các anh chị đoán xem nó có giá bao nhiêu tiền?”

“Tại sao mọi người lại quyết định đi Hawaii vậy?”… “Chẳng phải ở đâychúng ta vẫn có thể xem trình diễn điệu nhảy hula kia mà?”… “Giá cả ở Hatwaii có đắt hơn ở đây không?

5.Câu hỏi giúp củng cố sự đồng tình của nguời nghe

Việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi giúp bạn rút ngắn được thời gian thuyết phục vì người nghe sẽ không phải mất công đoán mò về sự vật hoặc sự việc đang được nói đến. Những câu hỏi cũng giúp bạn định hướng lời nói và hành động của mình về phía những gì người nghe đang thực sự nghĩ trong đầu.

Câu hỏi: “Vì sao anh lại không thích ăn tối ở nhà Eleanor?”

Trả lời: “Bà ta mời chúng ta đến chủ yêu để làm mai cho con gái của bà ta với con trai chúng ta mà thôi.”

Nhờ đó, bà vợ biết được lý do thực sự vì sao chồng mình không muốn đi ăn tối ở nhà đó. Một khi bạn áp dụng được điều này trong giao tiếp nói chung, những lời nói và hành động của bạn sẽ trở nên thuyết phục hơn và cuộc giao tiếp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Trở lại tình huống ví dụ trên, bạn có thể thấy mọi chuyện sẽ lung tung và bất nhất cỡ nào nếu bà vợ không hỏi thẳng chồng mình mà cứ đoán mò và suy diễn: “Chắc là ảnh không thích đi ra ngoàitrong một buổi tối trời lạnh thế này!”… “Chúng ta sẽ phải tốn tiền mua quà cho bà ta!”… hoặc “Chẳng có lý do gì để gặp bà ta!”… “Ôi chao, lão chồng bà ta “chán như con gián”!”

6. Câu hỏi sẽ giúp bạn điều khiển tâm trí người nghe và định hướng họ về phía kết luận mà bạn muốn

“Nếu bạn không vươn lên trong cuộc sống, bạn sẽ bị tụt lại phía sau. Điều này là thật, đúng chứ?”

Nêu bạn hỏi khán giả câu trên, bạn nghĩ họ sẽ cảm nhận hoặc trả lời thế nào?

“Tại sao lại như thế?”

Bạn lại hỏi: “Bao nhiêu người trong số các anh chị và các bạn Từng nghe nói đến một Nguyên Tắc Vàng có tên gọi là “Hành động vì cộng đồng?”

Khi đó, tâm trí của khán giả sẽ nghĩ và miệng của họ sẽ phát ra câu trả lại đại loại là: “Rồi!”

“Chúng ta có nên chỉ ngồi một chỗ và không làm gì cả trước tình huống này?” bạn lại hỏi đám đông. “Chúng ta thừa biết rằng hậu quả của sự hờ hững này là bản thân chúng ta và cả con cái chúng ta sẽ gặp nguy hiểm mỗi ngày, phải chứ? Do vậy, tôi xin hỏi lại quý vị, chúng ta có nên chỉ ngồi một chỗ và không làm gì cả haỵ không?”

Những câu hỏi của bạn có thể dẫn dắt khán giả đến câu trả lời mà bạn muốn, là “Không!”, hoặc “Có!”, thậm chí là “Tuyệt đối không!”

Khi đó, bạn đang để cho khán giả của mình được dấn thân vào câu chuyện và hành động theo chủ ý của bạn.

Một khi họ trở thành một phần câu chuyện của bạn, hiển nhiên làhọ sẽ đổng ý với “kịch bản” của bạn.

Bạn vừa làm một việc đáng ngưỡng mộ là thâm nhập và dẫn dắt tâm trí người nghe bằng Câu Hỏi; để Từ đó, người nghe sẽ phải thay đổi tâm trí của mình theo ý bạn để Trả Lời!

7. Đặt câu hỏi là một cách ghi nhận sự tham gia đóng góp của khán giả hay người nghe

Khi bạn dùng câu hỏi để xin ý kiến khán giả hoặc người nghe và họ trả lời bạn, cả hai bên đã thiết lập nên một mối giao cảm và sự tương tác lẫn nhau.

Tại sao điều này lại quan trọng nhỉ?

Vì nó chứng tỏ rằng bạn thực sự quan tâm và cần đến người nghe, rằng họ thực sự quan trọng vói bạn.

Tôi đã chia sẻ với bạn trong những chương trước rồi đấy, Danh Tiếng là một tử huyệt lợi hại thuộc Bộ Tứ. Khi bạn đánh động Tử Huyệt Danh Tiếng của khán giả hoặc người nghe một cách tích cực, tức là làm cho họ cảm thấy mình quan trọng, người được lợi chính là bạn.

Khi đó, bạn khẳng định vai trò quan trọng của khán giả đối với mình… còn họ thì có cơ hội được khẳng định chính mình

Con người ai cũng mong muốn sự đóng góp của mình được công nhận dù là nhỏ nhất. Việc đặt câu hỏi cho bạn cơ hội được làm điều này với khán giả của mình!

8. Câu hỏi giúp người nghe tập trung vào những gì bạn nói

Để giao tiếp thành công, bạn luôn phải đảm bảo người nghe chú ý đến những gì mình nói và không bị mất tập trung bởi những yếu tố khác ngoài bạn ra.

Và bạn có thể làm được điều này bằng cách đặt câu hỏi!

Mất tập trung trong giao tiếp là “chuyện thường ngày ở huyện”. Bạn nghĩ thế nào khi quá trình thương thảo hợp đổng giữa bạn và đối tác đang diễn tiến tốt đẹp… đối tác đang rất hài lòng… hợp đồng sắp được ký kết và… BÙM!

Điện thoại bỗng đổ chuông… một cái đèn bị đứt bóng… hoặc ai đó bất ngờ gõ cửa, gây náo loạn cảm xúc của người trong cuộc và khiến cho tình thế hay cục diện bị thay đổi!

Tưởng tượng xem, bạn đang phải thuyết phục Susie đảm nhận vị trí chủ tịch ban gây quỹ của công ty mình thì bỗng dưng, cậu con trai 5 tuổi của cô ấy nhảy xổvào phòng la khóc ầm trời chi vì không làm saogỡ được một chiếc tất vướng trên đầu do bị cậu bạn kia chơi khăm.

Thế là đối tượng giao tiếp của bạn bị phân tâm và mất tập trung. Và giờ là lúc bạn phải dẫn dắt tâm trí của họ trở lại với bạn!

Phải làm gì bây giờ?

“Mấy cuộc điện thoại này vui nhỉ, đặc biệt khi chúng reng ngay lúc chúng ta đang bàn bạc?””Cô có biết tôi đã nghĩ gì không lúc nghe thấy tiếng gõ cửa của anh ta? “Susie, cô có nhận thấy rằng việc gây quỹ và nuôi dạy trẻ con cũng có nhiêu vấn đề giống nhau?”

Một câu hỏi khéo léo ngay lập tức sẽ giúp bạn giành lại sự chú ý của người nghe. Thậm chí, nó giúp bạn loại bỏ nguy cơ xảy ra xung đột do cảm xúc của người trong cuộc đột ngột bị ngắt quãng bởi các tác nhângây mất tập trung.

Chỉ cần một hoặc hai câu hỏi “lặp lại trật tự” ngay lúc đó sẽ giúp bạn tiếp tục câu chuyện đang nói dở một cách suôn sẻ.

Tóm lại, để kiểm soát cuộc giao tiếp sau khi người nghe bị phân tâm, hãy đập tan sự mất tập trung của họ bằng những câu hỏi phù hợp với tình huống!

9. Câu hỏi là một cách ra lệnh khéo léo và hiệu quả

Có năm người đứng trước mặt bạn.

“Đưa tôi quyển sách của bạn nào!” bạn yêu cầu Người Số 1. “Tôi muốn đeo thử chiếc đồng hồ của bạn. Cho tôi mượn nó một xíu nhé!” bạn nói với Người Số 2. “Nhặt tờ giấy đó lên đi nào!” bạn ra lệnh cho Người Số 3.”Xin lỗi, tôi có thể mượn xem chiếc nhẫn của bạn một chút được không?” bạn hỏi Người Số 4. “Lấy giùm tôi cây viết!” bạn yêu cầu Người Số 5.

Bốn trong số năm người tức giận trước những yêu cầu của bạn. Họ nghĩ: Thằng đó nghĩ nó là ai mà có quyền ra lệnh cho mình?”

Chỉ có Người Số 4 không những không tức giận mà còn quý bạn. Vì cô ấy là người duy nhất bạn đặt câu hỏil

Trong khi đó, bạn lại ra lệnh cho bốn người kia, khiến họ không hài lòng.

Đừng ra lệnh hay bắt người khác phải làm gì cho mình; mà hãy hỏi ý họ!

Đặt câu hỏi chính là Thôi Miên Cảm Xúc. Vì khi đó, người nghe có quyền được quyết định. Trong khi đó, khi bạn ra lệnh, bạn mới là người quyết định, và điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu vì bị áp đặt.

Hãy làm cho người nghe cảm thấy mình quan trọng hơn bằng cách hỏi họ! Tại sao lại gây ra những sự phiền lòng không đáng có chi vì vài câu ra lệnh khinh suất?

Trong văn chương cũng như ngôn ngữ, dấu chấm hỏi có quyền năng thuyết phục hơn cả dấu chấm than!

Về mặt cảm xúc, con người luôn muốn mình được hỏi ý kiến. Và một khi bạn chịu mở lời hỏi họ, họ sẽ có xu hướng đồng ý làm điều bạn nhờ.

Hãy dùng câu hỏi thay cho những mệnh lệnh! Chỉ cần đặt câu hỏi bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, những yêu cầu của bạn sẽ trở nên thuyết phục hơn và người đối diện sẽ quý mến bạn hơn.

10. Câu hỏi giúp củng cố sự tự tin của chính bạn

“Câu hỏi là đầu câu chuyện” – Đặt câu hỏi giúp bạn mở đầu một cuộc trò chuyện, điều khiển một cuộc giao tiếp hoặc đề xuất cuộc hẹn kế tiếp. Đặt câu hỏi giúp bạn dễ dàng mở đầu một bài thuyết trình hay diễn văn, thiết lập các mối quan hệ, tình bạn, tình yêu, các giao dịch mua bán, kiếm được công việc ưng ý, tìm thấy sự hài lòng và có được nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi thôi miên bạn cũng đồng thời học được cách tự chủ và tự tin hơn trong mọi tình huống giao tiếp!

Kể cả khi bạn gặp phải rủi ro hoặc những sự cố ngoài ý muốn, kỹ năng đặt câu hỏi Thôi Miên Cảm Xúc sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề dễ dàng hơn bạn tưởng.

Chẳng hạn, bạn đi uống cà phê với bốn người bạn vào một buổi chiều nọ. Cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề đọc sách.

Mặc dù bạn cũng là một mọt sách thứ thiệt, nhưng bạn chưa có thời gian xem tác phẩm mới nhất của Skipdunk “Anh Ta Về Nhà với Bảy Bộ Phận” mà chỉ mói đọc một bài bình luận tác phẩm trên báo mà thôi.

Một anh bạn bất chợt hỏi bạn về nội dung truyện: “Cậu nghĩ sao về Ophelia, cô hầu gái phục vụ cho ông chồng thứ năm của bà nhân vật chính?”

Bạn không biết nhiều về nhân vật Ophelia này, nhưng bạn cũng không muốn mất mặt trước bạn bè, nhất là với cô bạn nhiều chuyện Minnie J. ngồi ngay cạnh bạn. Một cách khôn ngoan, bạn tự cứu mình một bàn thua trông thấy nhờ kỹ năng đặt câu hỏi.

“Cô hầu gái Ophelia à? Tôi không rõ nữa”, bạn trả lời. “Nhưng tôi đang tự hỏi, liệu các bạn có thể giúp tôi trả lời một câu hỏi còn quan trọng hơn thế?”

“Đó là gì?” Minnie J. nhanh nhảu.

“Bạn có nghĩ rằng “Anh Ta Về Nhà với Bảy Bộ Phận” là tác phẩm hay nhất của Skipdunk?”

Câu hỏi này sẽ xoay chuyển cuộc trò chuyện theo hướng khác, và cũng nhờ nó mà bạn không phải mất thể diện trước mặt chúng bạn.

Trong trường hợp này, bạn đã tuân thủ các nguyên tắc đặt câu hỏi (mà tôi sắp trình bày ở phần kế), vận dụng tình huống phù hợp và làm cho mọi người có cảm giác là bạn am hiểu cuốn sách dù thực sự bạn chưa hề đọc nó.

Đã là con người, chẳng ai vui vẻ gì khi bị mất mặt, kể cả bạn!

Một khi được định hướng và vận dụng đúng đắn, kỹ năng đặt câu hỏi không chỉ giúp bạn giữ thế diện, mà còn có tác dụng vun bổi sự tự tin của bạn một cách nhanh chóng và chắc chắn trong cuộc sống!

Những nguyên tắc đặt câu hỏi sau đây sẽ đảm bảo giúp bạn rèn cho mình kỹ năng nói chuyện lợi hại khiến bạn “bách chiến bách thắng” trong mọi tình huống giao tiếp!

Sáu Nguyên Tắc đặt Câu Hỏi Thôi Miên

Chừng nào bạn còn sống trên đời, chừng đó bạn sẽ còn giao tiếp, trò chuyện và tương tác với mọi người, đúng chứ? Và hẳn là bạn luôn muốn người khác hồi đáp lại những gì bạn nói?

Hãy đặt câu hỏi, và bạn sẽ được toại nguyện.

Bạn có thể dễ dàng xui khiến người khác làm điều mình muốn chỉ bằng cách khéo léo dẫn dắt họ bằng các câu hỏi. Nhưng để làm được như thế; bạn cần phải biết “luật chơi”.

Bạn cần phải ghi nhớ Sáu Nguyên Tắc Đặt Câu Hỏi Thôi Miên sau,phối hợp chúng với nhau và luôn sẵn sàng áp dụng chúng trong mọi trường hợp.

Một khi bạn học được cách đặt đúng câu hỏi, bạn sẽ khám phá ra một con người mới hơn của chính mình. Kể cả những người nghe hay khán giả khó tính nhất cũng vẫn phải nhìn nhận sự việc theo cách của bạn thông qua những câu hỏi thuyết phục Tử bạn.

Sau đây là sáu nguyên tắc thần kỳ đó:

1. Đặt những câu hỏi mà bạn biết chắc là mình sế nhận được câu trả lời như mong muốn

Chẳng hạn, nếu bạn hỏi một bà mẹ làm nội trợ rằng: “Chị có mong muốn mình có nhiêu thời gian hơn để nghỉ ngơi thư giãn thay vì cứ làm quần quật hết việc này đến việc kia?” Chắc chắn bà ấy sẽ trả lòi “Có”. Đó cũng là một câu hỏi thôi miên, vì nó đánh động một Tử Huyệt Bản Thân, tức nhu cầu được nghỉ ngơi của người nghe!

Nếu bạn hỏi một nhà quảng cáo rằng: “Ổng có mong muốn trở thành người dẫn đầu của ngành công nghiệp quảng cáo hiện nay?” Chẳng có nhà quảng cáo nào thần kinh đến nỗi trả lời “Không.” Lưu ý rằng đây cũng là một câu hỏi thôi miên, vì nó nhắm đến khao khát về mặt vật chất (tức Tiền Bạc) và cả quyền lực (tức Danh Tiếng) trong đó.

Bạn còn nhớ câu hỏi của nhà tuyển dụng nọ dành cho các ứng viên vị trí tiếp thị trực tiếp ở Chương 6 rằng: “Anh có sẵn sàng trải qua năm tháng làm việc cường độ cao để có được một tương lai vững chắc ở công ty chúng tôi với mức lương 6.000$ một năm?” Phần lớn các ứng viên nghĩ ngay đến từ “Có” sau khi nghe xong câu hỏi. Lần nữa, đây cũng là một câu hỏi thôi miên, với Lời hứa hẹn Tương Lai và Tử Huyệt Tiền Bạc được lồng ghép trong đó!

2. Đó phải là một câu hỏi mà khán giả hoặc người nghe trả lời được

Mọi người sẽ cảm thấy phiền nếu bạn hỏi họ những điều mà họ không thể trả lời. Mặt khác, câu hỏi thôi miên là những câu hỏi mà ở đó người đối diện có cơ hội được thể hiện bản thân hoặc kiến thức của mình. Áp dụng nguyên tắc này đồng nghĩa với việc tận dụng nhũng thông tin hiển nhiên về đối tượng giao tiếp của bạn để đưa ra câu hỏi phù hợp.

Chẳng hạn, khi bạn giao tiếp với một người đánh cá, hãy hỏi ông ta:

“Loại mồi câu ưa thích nhất của bác để câu được cá hồi là gì?”

Với một giám đốc điều hành, hãy hỏi một câu đại loại như: “Theo quan điểm của anh, đâu là những phẩm chất quan trọng nhất để thành đạt?”

Một nữ ứng viên xin việc hỏi nhà tuyển dụng: “Anh là một chuyên gia nhân sự phải không?” “Không”, người phỏng vấn trả lời. “Tôi làm trong bộ phận thiết kế.” Câu hỏi kế tiếp của cô gái dựa trên thông tin hiển nhiên vừa nhận được: “Em muốn hỏi ý kiến anh là, anh có cho rằng việc sử dụng nghệ thuật ảnh động trong quảng cảo thì sẽ thuyết phục và thu hút công chúng hơn so với ảnh tĩnh hay không?” Mặc dù đang rất bận rộn, người phỏng vấn vẫn mỉm cười và đáp lại câu hỏi của nữ ứng viên, đồng thời tranh thủ cơ hội thể hiện kiến thức của mình đối với một đôi tai đang rất lắng nghe. Anh ta biết câu trả lời chứ? Chắc chắn rồi, vì đó là nghề của anh ta mà. Kết quả là, anh có ấn tượng đặc biệt với cô gái này hơn hẳn những ứng viên xin việc khác vì cô là người duy nhất thiết lậpmột mối giao cảm với anh và cho anh lý do để nhớ đến cô. Thế là cô gái đótrúng tuyển! Nhờ ứng dụng nguyên tắcsố hai này kết hợp với những nguyên tắc đặt câu hỏi thôi miên khác, cô gái ấy đã tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh vượt trội so với những người khác và giành chiến thắng.

3. Sử dụng câu hỏi dẫn dắt những khi cần

“Câu hỏi dẫn dắt” là câu hỏi bao gổm cả câu trả lời bạn muốn nghe Tử đối phương trong đó. Nó chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh thông điệp đó thêm một lẫn nữa vào trong tâm trí đối phương cũng như nhắc họ phải nhớ về nó. Rất dễ dàng để tạo ra một câu hỏi dẫn dắt. Bạn chỉ cần đặt câu khẳng định mà mình muốn, rổi biến nó thành câu hỏi bằng cách thêm các cụm từ như “phải không?” “đúng chứ?” hoặc “phải chứ?” chẳng hạn.

Bạn muốn nói chuyện với một người có thể hiểu rõ những vấn đề hiện tại của mình, đúng chứ?”

“Quả là một sự lựa chọn tuyệt vời phải chứ?”

“Hôm nay là Thứ Ba ngày 16, đúng không?”

“Tôi nhớ là anh mặc một bộ vest màu nâu hạt dẻ được thiết kế riêng trong lần gặp trước của chúng ta, phải chứ?”

4. Liên hệ câu hỏi của mình với người nghe, thời gian và bối cảnh cuộc giao tiếp

“Bạn muốn tống khứ hết sâu hại và cỏ dại ra khỏi khu vườn thân yêu của mình mãi mãi, đúng chứ?” là một tiêu đề quảng cáo kiêm câu hỏi thôi miên ứng dụng gần như cả sáu nguyên tắc tôi đang trình bày ở đây. Câu quảng cáo này đã giúp thu hút được rất nhiều khách hàng bước vào các quầy bán dụng cụ làm vườn trong trung tâm thương mại. Nhưng nếu bạn di dời câu quảng cáo này qua quầy hàng bán mũ nón thời trang dành cho phụ nữ, bảo đảm nó sẽ bị vứt sọt vì vô dụng.

Lúc bây giờ, nước Cộng hòa Thụy Sĩ là quốc gia cuối cùng ở Châu Âu còn cấm phụ nữ tham gia chính trị. Lý do cho sự trì hoãn này như sau: Thụy Sỹ tổ chức một cuộc thăm dò toàn quốc nhằm trưng cầu dân ý một đề xuất mới của chính phủ liên quan đến việc có nên cho phép phụ nữ đi bầu cử và tham gia chính trường hay không. Tất cả cử tri đều là nam giới. Trước ngày bầu cử, nhiều tấm áp-phích được treo khắp cả nước ở những vị trí đắc địa. Nội dung của những tấm áp-phích này gồm hai câu hỏi hết sức thuyết phục như sau: “Nếu một phụ nữ cảm thấy hạnh phúc, chính trị có nghĩa lý gì với cô ấy?” Nếu người phụ nữ không hạnh phúc, thì chính trị có làm được gì cho cô ấy chăng?” Các nam cử tri chiếm thế áp đảo và chống lại đề xuất, do vậy mà lúc bấy giờ phụ nữ Thụy Sỹ vẫn chưa có quyền đi bầu cử như nhiều nước châu Âu khác. Như tôi Từng đề cập Tử trước, Thuật Thôi Miên Cảm Xúc vừa là một thứ vũ khí chính nghĩa giúp cho cuộc sống con người tiến bộ và tốt đẹp hơn, nhưng nó cũng có thế là công cụ phục vụ cho những mưu đồ tiêu cực, gây kìm hãm sự phát triển của con người!

Hẳn bạn còn nhớ ví dụ về người chủ của một hiệu chụp ảnh mà các cô gái độc thân thường ra vào để hỏi giá mà tôi đã trình bày trong chương 6. Ông ta thành công trong việc thu hút khách hàng vào tiệm cũng nhờ áp dụng nguyên tắc đặt câu hỏi thứ tư này. Khi các cô gái bước vào tiệm, người chủ tiệm đã hỏi: “Các cô có biết lý do vì sao chúng tôi được gọi ỉà ‘những nhiếp ảnh gia của may mắn’ không?” Trong khi các cô gái mỉm cười trả lời “Không”, ông ta lấy ra bốn năm tấm ảnh cưới của những khách hàng trước và nói: “Những cô gái này đã đến chỗ chúngtôi chụp ảnh chân dung trước đó. Chưa đầy một năm sau, họ có một đám cưới ngập tràn hạnh phúc như thế này!” Và thế là hiệu ảnh ấy lãi to! Câu hỏi của người chủ hiệu ảnh không chỉ nhắm đúng đối tượng là những cô nàng độc thân, mà còn tác động ngay từ Huyệt Tình Yêu của các cô ấy, nơi mà các cô sẽ dễ dàng tiếp nhận thông điệp và quyết định chọn dịch vụ chụp ảnh của tiệm ông ta. Trong trường hợp này, câụ hỏi đó thành công là bởi nó được thốt ra đúng Thời Điểm, hợp Bối Cảnh và quan trọng là đúng Đối Tượng người nghe. Và thế là các cô nàng độc thân chọn ngay hiệu ảnh đó rnà không còn quan tâm đến giả cả Tiền Bạc như cách đó vài phút nữa.

5 Gắn kết nội dung câu hỏi với những gì bạn nói

Câu hỏi của bạn liên quan đến từ Huyệt Cảm Xúc chủ đạo nào thì hãy trò chuyện với đối phương xung quanh vấn đề đó.

“Bạn có muốn mình khỏe mạnh hơn?”(Bản Thân)

“Bạn đã bao giờ nhìn thấy một tấm thiệp Giáng Sinh độc đáo như thế này?”(Tình Yêu-Trải Nghiệm Mới)

“Anh có mong con gái mình trở thành ngôi sao nổi tiếng khắp cả nước?” (Danh Tiếng)

“Bạn có chịu nổi loại người thường xuyên trễ hẹn và khiến mình luôn phải chờ đợi họ?”(Bản Thân)

“Một người phụ nữ có chiếc mũi dài đến mười phân cơ à ?”(Tình Yêu-Trải Nghiệm Mới)

“Bạn có muốn kiếm được 50$ một cách nhanh nhất, dễ nhất mà vẫn hợp pháp?”(Tiền Bạc)

“Anh có thấy tức không khi anh phải bỏ ra đến 35$ để mua cái radio đó, trong khi thằng bạn anh chỉ tốn có 20$ để mua một cái y hệt?”(Tiền Bạc và Danh Tiếng)

“Chị đã bao giờ mong muốn mình được tài sắc vẹn toàn như mấy cô Hoa hậu Mỹ?” (Danh Tiếng)

“Cậu đang nói tới cô gái mặc áo tắm xanh với thân hình quyến rũ đằng kia phải không Harry?” (Tình Yêu)

“Làm thế nào để tiết kiệm năm mươi cent tiền mua tất?” (Tiền Bạc)

“Chị có nghe nói đến chiếc máy rửa chén đĩa mới nhất có khả năng xử lý một đống chén đĩa chỉ trong vòng nửa thời gian so với các loại máy hiện có trên thị trường?” (Tình Yêu-Trải Nghiệm Mới, Bản Thân)

“Làm thếnào mà trông cô trẻ thế?” (Bản Thân, Danh Tiếng)

“Bạn có được nhiều chàng trai theo đuối và tán tỉnh không? (Tình Yêu)

“Anh chị có muốn tiết kiệm thời gian đi mua sắm?” người quản lý siêu thị hỏi một đôi vợ chồng. “Chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí tận nhà cho anh chị.” (Bản Thân)

“Những mối quan hệ bạn có được trong công ty sẽ rất có lợi cho việc kinh doanh riêng của bạn, đúng chứ?” (Tiền Bạc)

6. Sử dụng câu hỏi có tùy chọn khi bạn cần đến sự đồng thuận hoặc hành động phản hồi Tử phía người nghe

Hãy đặt những câu hỏi cho phép người nghe được quyền chọn đồng ý bằng cách này hay cách khác:

“Anh chị muốn chúng tôi giao hàng khi nào, trong tuần này hay đầu tuần tới?”

“Anh chị chọn hình thức thanh toán nào – trả tiền mặt ngay bây giờ hay trả góp mỗi tháng?”

“Chúng tôi có thể gọi điện cho anh chị vào Thứ Hai… hay tối thứ Năm nhỉ, sẽ thuận tiện hơn cho các anh chị, đúng chứ?”

Trước khi đặt câu hỏi loại này, hãy chắc chắn ra cả hai lựa chọn bạn đưa ra cho đối phương đều có thể chấp nhận được và nằm trong khả năng lo liệu của bạn. Đối phương sẽ lựa chọn một trong hai hành động mà họ sẽ thực hiện cho bạn. Đừng hỏi họ lựa chọn giữa có và khôngl

Chẳng hạn, bạn có thể đặt một câu hỏi giống như nhà gây quỹ Tử thiện sau: “Các anh chị muốn góp một đô-la hay nhiêu hơn?” – cả hai lựa chọn đều là “Có.”

Nếu bạn muốn người nghe làm điều gì đó cho mình, đừng để họ có cơ hội nói “Không!” với bạn. Giống như câu hỏi trên, vấn đề không phải là bạn có góp tiền hay không, mà là góp bao nhiêu. Một dạng khác của loại câu hỏi thôi miên này bao gồm một lựa chọn tốt và một lựa chọn tồi. Bạn đặt câu hỏi này khi muốn chắc chắn rằng người nghe sẽ chọn phương án tốt mà bạn đã dự trù.

“Chị muốn được bảo đảm ngày hôm nay, hay bị kiện tụng vào ngày mai?

“Anh chọn cái nào, một tương lai được đảm bảo, hay một cuộc sống không có tương lai?”

“Cha mẹ nên bảo vệ con cái ngay từ bây gỉờ còn hơn là để mặc cácbé bị thương tật về sau, các anh chị đồng ý chứ?”

Việc áp dụng nguyên tắc đặt câu hỏi có tùy chọn này cần được luyện tập chứ không phải tự nhiên thành thục được. Nhưng một khi đã thành thạo, bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với hiệu quả thuyết phục của nó!

Hãy ghi nhớ và áp dụng Sáu Nguyên Tắc Đạt Câu Hỏi Thôi Miên trên. Chúng là những người nô bộc hết sức hữu dụng và cần thiết trong mọi thành công của bạn Tử rày về sau.

Cách tốt nhất để khiến cho người khác làm điều bạn muốn chính là thuyết phục họ sao cho họ phải tự thuyết phục bản thân mình làm việc đó cho bạn. Việc đặt đúng câu hỏi sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng.

Hãy làm chủ những câu hỏi của mình! Thốt ra chúng vào những thời điểm thích hợp!

Hãy trang bị cho bản thân mình thứ “vũ khí phòng vệ” vô cùng hiện nghiệm này: Các câu hỏi “Vì sao?” hoặc “Tại sao?”. Với loại câu hỏi này, người nghe khó mà phân tâm được. Và do vậy, những câu hỏi tại sao sẽ đổng thời cung cấp cho bạn nhiều Ưu Thế Giao Tiếp mà bạn sẽ rất cần để đảm bảo thành công.

Hãy nhớ:

Bạn đạt được Câu Trả Lời mình muốn khỉ và chỉ khi bạn hỏi Đúng Câu Hỏi!

Hãy quan sát và thực hành sáu nguyên tắc! Chúng sẽ âm thầm khiến cho bất kỳ ai bạn giao tiếp dễ dàng đổng ý với mọi điều bạn nói.

Và khi họ đổng thuận, sự tự tin của bạn sẽ tăng. Bạn sẽ dễ dàng đưa ra các đề xuất một cách chủ động, dẹp bỏ mọi nỗi sợ, và hoàn thiện cho mình một phong thái tích cực và cuốn hút hơn.

Và điều quan trọng hơn nữa là, những Câu Hỏi Thôi Miên sẽ giúp bạn làm chủ được mọi tình huống giao tiếp một cách dễ dàng và hiệu quả ngoài sức tưởng tượng của bạn!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.