Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực

GƯƠNG TÔI LUYỆN TRONG THỬ THÁCH



Tôi thường nghĩ, con người ta khi mới sinh ra ai cũng như viên đá thô. Theo thời gian, nhờ được rèn giũa mới trở thành người có nhân cách giống như viên ngọc quý tỏa sáng.

Vậy ta phải rèn giũa bản thân như thế nào? Có một người để các bạn có thể tham khảo. Đó là ông Saigo Takamori (1), một nhân vật có vai trò quan trọng trong công cuộc Minh Trị Duy Tân.

Saigo Takamori là một nhân vật lịch sử mà tôi rất khâm phục. Thuở nhỏ, ông là một đứa trẻ bình thường như bao đứ trẻ khác, có biệt danh là Uđo. Tuy vậy, về sau ông là một người có nhân cách được mọi người tôn kính, kể cả các bậc vĩ nhân thời cuối Mạc Phủ như Katsu Kaisyu (2) chẳng hạn. Saigo Takamori đã góp phần vào sự nghiệp vĩ đại trong lịch sử Nhật Bản – sự nghiệp Minh Trị Duy Tân.

Saigo Takamori là người từng trải qua biết bao thử thách. Thời trẻ, ông cùng với người bạn nối khố – một nhà sư – đã từng trầm mình xuống biển Kagoshima để cùng chết. Nhưng kết cục là người bạn thì chết, còn ông vẫn sống. Nỗi đau đó theo suốt cuộc đời ông. Chưa hết, ông đã từng chuốc lấy sự nổi giận của Shogun (tướng quân) và bị đầy ra đảo hai lần. Đặc biệt là lần thứ hai, ông bị đưa ra tận đảo Okierabu thuộc tỉnh Kagoshima, cách xa đất liền. Ông bị tống vào ngục tối, chịu cảnh lao khổ dãi nắng dầm mưa. Cuộc đời ông trải qua biết bao cay đắng.

————

(1): Saigo Takamori (1827 – 1877) là võ sĩ xuất thân ở lãnh địa Satsuma – tỉnh Kagoshima ngày nay. Là một trong ba chính trị gia xuất sắc thời Minh Trị. Chủ trương của ông là thiết lập chính thể cộng hoà ở Nhật Bản. Năm 1877, do khác biệt về đường lối với chính phủ mới về vấn đề Triều Tiên, ông trở về Kagoshima và mở trường tư thục. Ông là người lãnh đạo đội quân của những người thuộc hàng sĩ tộc bất bình với chính phủ mới ở đảo Kyushu. Ông đã tự vẫn sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Tây Nam (1/1877 – 99/1877) chống lại quân đội của chính phủ mới.

(2): Katsu Kaisu (1823 – 1899) là Hạm trưởng nổi tiếng với việc chỉ huy chiến hạm Kanrimaru Nhật Bản vượt Thái Bình dương năm 1860. Ông là người chủ trương chuyển giao quyền lực của Mạc Phủ cho chính phủ mới Minh Trị trong hoà bình. Ông lần lượt trải qua các chức vụ Tư lệnh Hải quân, thành viên của viện Cơ mật trong chính phủ Minh Trị. Đồng thời ông cũng là tác giả của tác phẩm Lịch sử Hải quân, Kỉ nguyên khai quốc.

Tuy nhiên, trong nghịch cảnh, ông vẫn nỗ lực tìm mọi cách học tập, tu dưỡng bản thân. Ông chịu đựng gian khổ, biến gian khổ trở thành sức bật cho sự trưởng thành của mình. Và ông kiên trì nỗ lực mài giũa nhân cách. Về sau, ông được tha và trở về đất liền. Ông trở thành một người có tài phán đoán, có tài thấy được sự vật, nhân cách của ông thu phục lòng người và ông trở thành một trong những người kiến tạo công cuộc Minh Trị Duy Tân.

Tôi giới thiệu chuyện này với các bạn vì nó dạy cho chúng ta biết Saigo Takamori đã hành động ra sao khi gặp thử thách trong cuộc đời. Khi gặp gian nan, bị hoàn cảnh quật ngã thì các bạn chọn cách sống oán trách số phận, thù hận con người hay chọn cách sống như ông Saigo Takamori: nỗ lực quên mình, vượt qua gian khổ.

Con người trưởng thành hay không chính là ở chỗ rẽ này.

Dám đứng trực diện với khó khăn, nỗ lực không ngừng. Không huyên hoang trước thành công, tiếp tục thận trọng nỗ lực. Chỉ khi nào con người dám đối diện với nhiều 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.