Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực

LÚA NGẮN NGÀY VÀ LÚA DÀI NGÀY



Con người ta cũng có hai loại, giống như cây lúa ngắn ngày và cây lúa dài ngày vậy. Nghĩa là có người phát triển nhanh, có người chậm phát triển. Trong quá trình học tập ở trường, người thuộc loại “lúa ngắn này” thường đạt thành tích tốt ngay từ đầu. Còn người thuộc loại “lúa dài ngày”, trong lúc người “lúa ngắn ngày” đã có kết quả tốt thì mình vẫn chưa phát huy được đầy đủ khả năng, vẫn cứ lẹt đẹt sau người ta.

Tôi cho rằng, việc hổng kiến thức cơ bản từ lớp dưới dẫn tới tình trạng dù có chăm chỉ học tập ở lớp trên nhưng vẫn không theo kịp chương trình. Bản thân tôi, tuy đã lên cấp hai nhưng vẫn quyết định học lại toán cấp một cũng do xuất phát từ suy nghĩ mình thuộc loại lúa dài ngày, nếu quyết tâm học lại nội dung chương trình cấp một, thì thành tích học tập vẫn cải thiện được.

Ở Mỹ, ngay cả ở bậc đại học, người ta vẫn có chương trình dạy lại cho những người thuộc loại lúa dài ngày.

Trong khi đó ở Nhật Bản, con đường phát triển hầu như được quyết định ngay từ những năm cuối cấp hai dựa trên bảng điểm tổng kết. Nết là tôi thì tôi sẽ nói với em học sinh rằng: Đừng vội nản lòng. Hãy nỗ lực từ bây giờ và sẽ không bao giờ là muộn cả.

Trong số các bạn, có lẽ cũng có nhiều người chán nản vì cho rằng có cố cũng không khá được. Tôi nghĩ hơi khác. Các bạn thử xem lại mình xem: có bị hổng kiến thức không? Và hổng kiến thức năm nào? Khi đã biết rõ, thay vì dằn vặt trăn trở, các bạn hãy học lại kiến thức cơ bản xem sao.

Cũng có bạn sẽ cho rằng còn thời gian đâu để học lại nữa. Nhưng chính những nỗ lực âm thầm đó sẽ ra hoa kết quả sau này. Cuộc đời tôi, nhờ học lại kiến thức cơ bản nên thành tích học tập được cải thiện và tạo ra con người tôi như ngày nay.

Các bạn trẻ – những người sẽ gánh vác xã hội tương lại – nếu quyết tâm bắt đầu từ bây giờ thì sẽ không bao giờ muộn. Cho dù phải đi đường vòng, nhưng tôi vẫn muốn khuyên các bạn hãy trở về vạch xuất phát và làm lại từ đầu.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.