Thông tin truyện

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử

Tác giả:

Dalai Lama

Nhóm dịch:

Đang cập nhật

Trạng thái:

Hoàn thành

Lượt xem:

1355

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử

(Đọc “Vũ trụ trong một nguyên tử” - Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma. Dịch giả: Mai Sơn. NXB Văn hoá Sài Gòn- Nhã Nam 2008) Cùng với nhiều ấn phẩm mang đề tài: sự hội tụ, thú vị giữa khoa học hiện đại và tâm linh, đặc biệt là Phật giáo, có góc nhìn từ phía các nhà khoa học, có góc nhìn mang tính đối thoại giữa đôi bên, trong ấn phẩm mới nhất “Vũ trụ trong một nguyên tử”(*), tác giả của nó chính là một tên tuổi lừng danh của Phật giáo, đức Đạt Lai Lạt Ma Mười bốn.Ngay từ dòng đầu tiên của cuốn sách, đức Đạt Lai Lạt Ma đã thổ lộ: Bản thân tôi chưa bao giờ được đào tạo về khoa học. Nhưng bằng vị trí của một “công dân toàn cầu”, cùng uy tín và khả năng lãnh hội của mình, qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi, học hỏi khắp đó đây, với trực tiếp những nhà khoa học lừng danh nhất, tri kiến của ông về khoa học được bộc lộ qua cuốn sách là vô cùng thâm áo. Bằng những so sánh cô đọng, được rút tỉa từ sự hiểu biết và những chiêm nghiệm sâu xa, đức Đạt Lai Lạt Ma đưa vào tác phẩm qua từng chương những cặp phạm trù: Tính không, thuyết tương đối và vật lí lượng tử; vụ nổ lớn và vũ trụ vô thuỷ; tiến hoá, nghiệp và thế giới hữu tình… Và cuối cùng chỉ ra những điểm mạnh- yếu, những tích cực- tiêu cực có thể xảy đến ở cả khoa học và tâm linh. Bên cạnh những cảnh báo về hiểm hoạ của khoa học nếu không đặt trên nền tảng đạo đức, Đạt Lai Lạt Ma cũng nhận ra rằng, điều Phật giáo ở nước ông còn thiếu là sự kết nối với lí luận và khoa học. Trong tác phẩm này ông đã khích lệ sự kết nối đó.Có một điểm thú vị trong cuốn sách, không dễ gì để một ý tưởng cố chấp có thể đặt ra ở vị trí của một lãnh đạo tinh thần: Khoa học có một đặc tính là không viện dẫn kinh văn để khẳng định chân lý. Mọi chân lý thông qua khoa học phải được biểu thị thông qua hoặc thực nghiệm hoặc chứng minh toán học. Tư tưởng cho rằng một điều gì đó phải là vậy vì Newton hoặc Enstein đã nói vậy là hoàn toàn không khoa học. Do đó việc khám phá phải bắt đầu từ sự cởi mở đối với vấn đề đang tranh cãi và mọi giải pháp có thể; đó là trạng thái tinh thần mà tôi cho là hoài nghi lành mạnh. Sự cởi mở này có thể khiến các cá nhân sẵn sàng tiếp nhận các khám phá và nhận thức tươi mới; và khi kết hợp với nhu cầu tự nhiên của con người về nhận thức, thái độ này có thể dẫn đến sự mở rộng sâu sắc tầm nhìn của chúng ta. Phát biểu, như một ý hướng thật tiến bộ trong bối cảnh thế giới hiện nay. Để cuối cùng, không gì khác hơn là hướng đến mục đích chung, trí tuệ xây dựng trên lòng từ bi, phục vụ cho sự phát triển và hạnh phúc của nhân loại.

Danh sách chương

Bình luận