IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục

PHỤ LỤC



Bài kiểm tra tóm tắt Chỉ số thuyết phục 

Bạn đã sử dụng bao nhiêu trong tổng số hơn 100 công cụ thuyết phục và gây ảnh hưởng trong suốt quá trình thuyết phục? Bạn xếp thứ hạng nào trong số các nhà thuyết phục giỏi nhất thế giới? Bài kiểm tra Chỉ số Thuyết phục toàn diện (tại trang web www.persuasioniq.com) sẽ xếp hạng bạn trong 15 lĩnh vực khác nhau, tất cả đều quan trọng đối với khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng và tạo động lực cho người khác. Bạn sẽ nhận được một số lời khuyên, các phân tích và những thủ thuật tuyệt vời từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm về điều bạn có thể làm để nâng cao chỉ số Thuyết phục của mình (và cả thu nhập nữa). Dưới đây là phiên bản tóm tắt của bài kiểm chỉ số Thuyết phục. Bạn hãy chấm điểm cho chỉ số Thuyết phục của mình và khám phá ra những điểm mạnh lẫn điểm yếu của bản thân.

1. Kỹ thuật nào tạo ra sự cấp bách hay khan hiếm nhất?

a. Thời hạn cuối cùng.

b. Không gian giới hạn.

c.   Tự do hạn chế.

d. Có thể thất bại.

e. Che giấu thông tin.

2. Khi giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của mình, bạn nên làm gì để tăng khả năng nhận thức đúng giá trị của chúng?

a. Giới thiệu khả năng tiết kiệm của sản phẩm trước.

b. Giới thiệu rằng đó là sản phẩm đắt nhất trước.

c. Giới thiệu đó là sản phẩm giá trung bình trước.

d. Giới thiệu những lợi ích của sản phẩm trước.

3. Lý do chính khiến mọi người làm những việc họ không muốn?

a. Nỗi sợ hãi.

b. Hám danh lợi.

c. Mối bất hòa.

d. Yêu thích.

e. Lòng tự hào.

4. Bạn đang cố thuyết phục một khách hàng tiềm năng (sau một vài mối quan hệ khác) đưa ra quyết định hợp tác kinh doanh với bạn. Kỹ thuật nào sẽ mang tính thuyết phục nhất?

a. Mọi người đều dùng sản phẩm/dịch vụ này. (Sự xác nhận xã hội)

b. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu anh ta không dùng sản phẩm này. (Sự mất mát/khan hiếm)

c. Anh ấy/công ty sẽ nhận được điều gì. (Phần thưởng/Điều đạt được)

d. Anh ấy đang quyết định đúng đắn cho gia đình/xã hội của mình. (Sự đánh giá)

e. Thể hiện giá trị phi thường. (Sự tương phản)

5. Công cụ thuyết phục nào thường bị sử dụng quá mức và đánh mất giá trị trong tâm trí của khán giả?

a. Tìm ra điểm gì đó tương đồng.

b. Kết thúc các chiến thuật.

c. Cảm nhận sự khẩn cấp.

d. Các số liệu thống kê.

e. Tính hài hước.

6. Khi trình bày quan điểm nòng cốt của bài diễn thuyết, bạn nên:

a. Nói to lên.

b. Nói nhỏ đi.

c. Nói chậm lại.

d. Đẩy nhanh tốc độ.

e. Phản ánh và làm cho bài diễn thuyết phù hợp.

7. Khi biết giá cả là vấn đề lớn nhất, điều đầu tiên bạn nên làm là:

a. Nói về việc bảo hành.

b. Giới thiệu đó là sản phẩm đắt nhất trước.

c. Giới thiệu đó là sản phẩm rẻ nhất trước.

d. Liệt kê thêm các đặc tính. 

e. Liệt kê thêm các lợi ích.

8. Những người________thì thuyết phục giỏi hơn.

a. Có giáo dục.

b. Có khả năng cạnh tranh.

c. Có khả năng phân tích.

d. Hướng ngoại.

e. Hướng nội.

9. 96% doanh nghiệp nhỏ sẽ thất bại trong vòng 5 năm vì:

a. Thiếu kiến thức.

b. Kỹ năng yếu.

c. Doanh số bán hàng thấp.

d. Sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.

e. Vị trí không thuận lợi.

10. Những yếu tố nào sau đây có thể tác động tới quá trình thuyết phục?

a. Màu sắc.

b. Mùi vị.

c. Tâm trạng.

d. Ngoại hình.

e. Tất cả các yếu tố khác.

11. Màu sắc nào xuất hiện đầu tiên trong bộ não con người?

a. Màu đỏ.

b. Màu da cam.

c. Màu vàng.

d. Màu trắng.

e. Màu của vàng.

12. Tỷ lệ % những người sẽ luôn chống lại các chuẩn mực xã hội và phá vỡ sự phù hợp xã hội?

a. 1-5%

b. 5-10%

c. 10-15%

d. 15-20%

e. 20-25%

13. Nếu bạn gọi điện thoại cho 6 người bạn của mình và cần đưa ra cho họ lý do chính đáng để họ tới buổi thuyết trình kinh doanh, câu nói nào sau đây sẽ nâng cao khả năng thuyết phục họ?

a. Vì điều này sẽ thay đổi cuộc đời cậu đấy.

b. Cậu có muốn giúp tớ không?

c. Cậu sẽ thấy nhiều điều hay ho sau buổi thuyết trình này.

d. Cậu có thấy mệt mỏi vì công việc không?

e. Nếu cậu đến, cậu sẽ thấy kết quả ngay.

14. Mục tiêu chính của bạn khi là nhà thuyết phục là để:

a. Đẩy họ tới gần với vụ làm ăn hơn.

b. Giúp họ thuyết phục chính mình.

c. Kết nối và xây dựng niềm tin.

d. Giới thiệu cho họ về sản phẩm hay dịch vụ.

e. Nhận ra điều họ muốn và cần.

15. Tỷ lệ% của quá trình ra quyết định trong tiềm thức là bao nhiêu?

a. 55%

b. 65%

c. 75%

d. 85%

e. 95%

16. Khi nào khán giả của bạn đi đường tắt trong quá trình đưa ra quyết định?

a. Khi quyết định đó không quan trọng.

b. Khi họ phải hành động nhanh chóng.

c. Khi có sự đánh giá và áp lực lớn của xã hội.

d. Khi họ không nhận thức được phải hành động như thế nào, hoặc phải làm gì.

e. Tất cả các điều trên.

17. Khán giả hoặc khách hàng của bạn cảm thấy bị thất vọng vì:

a. Họ cảm thấy bị điều khiển.

b. Họ chịu áp lực quá lớn.

c. Bạn không đáp ứng được những kỳ vọng của họ.

d. Họ vừa có một ngày tồi tệ.

e. Bạn không tạo dựng được niềm tin từ họ.

18. Tỷ lệ % các quyết định mua hàng dựa trên giá cả sẽ là bao nhiêu?

a. 81%

b. 55%

c. 33%

d. 21%

e. 6%

19. Trong suốt quá trình diễn thuyết của mình, bạn nên tập trung nhiều hơn vào:

a. Tính logic.

b. Cảm xúc.

c. Tính logic và cảm xúc.

d. Các đặc tính của sản phẩm.

e. Các lợi ích của sản phẩm.

20. Những người có tâm trạng tốt sẽ:

a. Mua hàng nhiều hơn.

b. Lắng nghe tốt hơn.

c. Nhìn nhận tích cực.

d. Đưa ra những lời đánh giá tốt hơn.

e. Tất cả các yếu tố trên.

21. Khi khách hàng nói với chúng ta những điều họ thích ở người thuyết phục, điều gì sau đây không nằm trong danh sách họ liệt kê:

a. Tính độc lập.

b. Sự chân thành.

c. Có kiến thức về sản phẩm.

d. Giữ lời hứa.

e. Thân thiện.

22. Lý do khiến một người tin tưởng bạn hoặc công ty của bạn:

a. Quảng cáo và tiếp thị.

b. Phản hồi từ bạn bè/gia đình.

c. Kiến thức về công ty/ngành nghề.

d. Kinh nghiệm cá nhân.

e. Truyền thông.

23. Khi cảm thấy có ít niềm tin trong buổi thuyết trình, bạn nên:

a. Trở nên táo bạo hơn.

b. Hỏi xem liệu khán giả có tin tưởng mình.

c. Bộc lộ điểm yếu.

d. Sử dụng thêm các số liệu.

e. Không phải các điều trên.

24. Đặc điểm thường gặp ở phần lớn các nhà thuyết phục giỏi?

a. Sự thấu hiểu.

b. Lạc quan.

c. Sự đồng cảm.

d. Sự thích hợp.

e. Tầm nhìn.

25. Tại sao phần lớn mọi người lại thường xuyên so sánh mình với người khác?

a. Do nền văn hóa.

b. Truyền thông.

c. Lòng tự trọng kém.

d. Hành vi bản năng.

e. Tất cả các yếu tố trên.

26. Chúng ta đều có năm giác quan. Khi thiết lập mối liên hệ với khán giả, bạn cần sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt. Ba giác quan thường được sử dụng (theo thứ tự)?

a. Thị giác, thính giác, khứu giác.

b. Thị giác, thính giác, vị giác.

c. Xúc giác, vị giác, thị giác.

d. Xúc giác, thị giác, thính giác.

e. Thính giác, thị giác, xúc giác.

27. Theo khán giả của bạn, rào cản lớn nhất trong việc giao tiếp với nhà thuyết phục là gì?

a. Lắng nghe.

b. Không có trật tự.

c. Thiếu thời gian.

d. a và b

e. b và c

28. Để khiến khán giả hay ai đó thay đổi, bạn phải tạo ra được bốn sự việc. Sự việc nào dưới đây không nằm trong số đó?

a. Vượt qua nỗi sợ hãi.

b. Tìm động lực cho họ.

c. Đưa cho họ các công cụ.

d. Giúp họ nhìn thấy các kết quả trong tương lai.

e. Lắng nghe câu chuyện của họ.

29. Kỹ năng nào trong số những kỹ năng sau quan trọng nhất đối với khả năng thuyết phục của bạn?

a. Niềm đam mê.

b. Tư tưởng.

c. Các kỹ năng con người.

d. Niềm tin.

e. Các kỹ năng lắng nghe.

30. Loại dẫn chứng nên được sử dụng ít nhất?

a. Giấy chứng nhận.

b. Số liệu thống kê.

c. Phép loại suy.

d. Ví dụ.

e. Thực tế.

31. Khi bạn giao tiếp và nhận ra một số điểm giống nhau với khách hàng hoặc ứng cử viên triển vọng, điểm tương đồng quan trọng nhất là gì?

a. Thái độ.

b. Thói quen.

c. Tiểu sử.

d. Ngoại hình.

e. Tôn giáo.

32. Sự thành thạo nào sẽ ảnh hưởng tới những đánh giá của mọi người về bạn (hơn những phần còn lại)?

a. Nụ cười.

b. Kỹ năng con người.

c. Phong cách.

d. Lựa chọn ngôn từ.

e. Hành vi phi ngôn ngữ.

33. Khi mọi người có mặt ở hội nghị, họ phàn nàn về nhà thuyết phục rằng:

a. Rất khó chịu.

b. Trở nên thân thiện quá nhanh.

c. Không thú vị.

d. Có hơi thở nặng mùi.

e. Cố gắng đưa ra quá nhiều thông tin.

34. Khi hỏi ai đó một câu hỏi và họ bắt đầu suy nghĩ và tra cứu nó, điều đó chứng tỏ:

a. Họ có tầm nhìn.

b. Họ có thính giác nhạy bén.

c. Họ thông minh.

d. Họ khác biệt.

e. Họ cảm thấy oán giận. 

35. Khi lần đầu gặp ai đó tại nhà hoặc tại văn phòng, bạn nên:

a. Nhìn quanh xem người đó có điểm gì chung với mình không.

b. Nói về sở thích hay thói quen của họ.

c. Thiết lập nhu cầu đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

d. Có một cuộc trò chuyện ngắn cho đến khi bạn tạo lập được mối quan hệ.

e. Bắt tay.

36. Phần lớn mọi người có thể phân biệt giữa logic và cảm xúc không?

a. Có

b. Không

c. 80%

d. 20%

e. Tùy thuộc vào tuổi của họ

37. Bức tường của sự kháng cự dày lên khi bạn:

a. Liệt kê tất cả các đặc tính và lợi ích.

b. Không tôn trọng thời gian của khán giả.

c. Trở nên kiêu căng ngạo mạn.

d. b và c.

e. Tất cả các yếu tố trên.

38. Yếu tố chính khiến khán giả của bạn cảm thấy bực mình trong lần đầu giao tiếp?

a. Tính huênh hoang.

b. Nài nỉ có một cuộc nói chuyện ngắn.

c. Không để lại thông tin liên quan.

d. Ở lại lâu hơn dự kiến.

e. Trễ hẹn.

39. Bạn biết được khoảnh khắc vừa thuyết phục được khán giả của mình bằng cách nào?

a. Họ đột nhiên phải ra đi.

b. Bạn đánh mất giao tiếp bằng mắt với họ.

c. Họ yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin.

d. Họ nói rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn quá đắt đỏ.

e. Tất cả các yếu tố trên.

40. Yếu tố chính mà các nhà thuyết phục nghĩ họ có thể che giấu, nhưng khán giả lại có thể nhận ra ngay?

a. Sự chân thành.

b. Sản phẩm/dịch vụ yếu kém.

c. Sự nhiệt tình.

d. Sự chuẩn bị.

e. Tính liêm chính.

41. Nếu khán giả được truyền cảm hứng và tạo động lực để hợp tác với bạn,________ sẽ giết chết khả năng thuyết phục của bạn?

a. Sự khan hiếm.

b. Phần thưởng.

c. Nỗi sợ hãi.

d. Sự hài lòng.

e. Cuộc nói chuyện ngắn.

42. Thử thách lớn nhất của việc sử dụng nỗi tuyệt vọng như một nhân tố tạo động lực là:

a. Mọi người trở nên giận dữ.

b. Bạn sẽ gặt hái được những kết quả ngắn hạn.

c. Nó vô đạo đức.

d. Nó tạo ra cảm xúc sai lệch.

e. Sự thất bại.

43. Điều gì có thể làm tăng quyền lực và khả năng thuyết phục người khác của bạn?

a. Chức danh công việc.

b. Sự thấu hiểu.

c. Bộ đồng phục.

d. Quan điểm cộng đồng.

e. Những đặc trưng bên ngoài.

44. Hình thức quan trọng nhất của quyền lực tri thức?

a. Thông tin.

b. Các nguồn lực.

c. Chuyên môn.

d. Sự thông thái.

e. Các mối liên lạc.

45. Khi bước vào cuộc thương thuyết về một con số lớn, bạn phải đảm bảo:

a. Con số đó hợp lý.

b. Đề xuất đầu tiên đã nằm trên bàn.

c. Áp đảo được đối phương.

d. 200% lớn hơn (hay ít hơn) mong đợi.

e. Đề xuất cuối cùng của bạn.

46. Nếu một người công kích bạn vì mục đích cá nhân, điều đầu tiên bạn nên làm là:

a. Đặt câu hỏi.

b. Phớt lờ và tiếp tục công việc của bạn.

c. Xin lỗi.

d. Chối bỏ lời buộc tội.

e. Công kích lại.

47. Một điều thực sự giúp niềm tin tồn tại lâu bền hơn những điều khác là:

a. Sự chân thành.

b. Có thể dự đoán được.

c. Lịch sử.

d. Sức thuyết phục.

e. Tất cả các điều trên.

48. Để trở nên thuyết phục hơn, tốc độ phát biểu của bạn nên:

a. Trung bình.

b. Chậm hơn mức bình thường.

c. Nhanh hơn mức bình thường.

d. Phù hợp với nhịp điệu.

e. Không điều nào đúng.

49. Tỷ lệ % khán giả phàn nàn về bạn hoặc sếp của bạn khi bạn làm họ bực mình hoặc tạo cho họ nhiều áp lực?

a. 1-5%

b. 6-10%

c. 11-20%

d. 21-30%

e. 31-40%

50. Động lực  bền vững nhất là gì?

a. Nghĩa vụ.

b. Sự tôn trọng.

c. Nỗi sợ hãi.

d. Nguồn cảm hứng.

e. Nỗi tuyệt vọng

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.