Dám Khác Biệt
II. SỰ CUỐN HÚT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ
Hé mở các bí mật trong trái tim con người, khám phá sức mạnh của trò chạm chân nhau, sáng tạo ra kiểu hẹn hò tốc độ mới và học cách sống hạnh phúc mãi mãi.
“Bất cứ điều gì chúng ta học để làm, chúng ta cũng học bằng cách thực hành, ví dụ như một số ngườiphải xây để trở thành thợ xây và phải chơi đàn hạc để trở thành người chơi đàn hạc. Cũng như vậy thựchiện những hành động chính nghĩa, ta sẽ trở thành người chính nghĩa; thực hiện những việc tự kiểmsoát, ta trở thành người biết kiểm soát; và thực hiện những hành động dũng cảm, ta trở nên dũng cảm.”
Aristotle
1. TÌNH YÊU LÀ GÌ?
Năm 1981, thái tử Charles tuyên bố đỉnh hôn với công nương Diana. Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình nổi tiếng đương thời về đám cưới sắp diễn ra, nhà báo Anthony Carthew hỏi cặp đôi về cảm xúc của họ. Charles ngập ngừng giải thích rằng ông vui mừng và hạnh phúc, khiến Carthew phải nói thêm “… và tôi cho rằng là… đang yêu?” Diana nhanh chóng đồng ý, nhưng Charles còn thận trọng hơn, lầm bầm “… “đang yêu” nghĩa là gì cũng được”.
Charles không phải là người đầu tiên nhầm lẫn về bản chất của tình yêu. Trong lịch sử, các nhà thơ, các nhạc sĩ và nhà văn đã phải vật lộn để định nghĩa những tâm trạng độc đáo nhất này. Aristotle, nhà triết học Ai Cập cổ đại, cho rằng t́nh yêu tốt nhất nên được coi là “… một tâm hồn đồng điệu sống trong hai cơ thể”, trái lại Elizabeth Barrett Browning cố gắng nắm bắt bản chất của đam mê này khi bà viết: “Những gì ta làm và những gì ta mơ ước bao gồm tình yêu, như rượu phải có vị nho riêng của nó…” Ngược lại, John Barrymore, diễn viên người Mỹ, có một cái nhìn thực tế hơn, viết rằng: “Tình yêu là khoảng thời gian thú vị trong cuộc gặp với một cô gái đẹp và khám phá ra rằng cô ta trông giống như một con cá tuyết”.
Mặc dù khó có thể định nghĩa tình yêu nhưng có một chút nghi ngờ rằng liệu cảm xúc đó có luôn thu hút chúng ta. Các nhà khảo cổ làm việc tại thung Lũng Niffer, Iraq gần đây mới khai quật được bức thư tình cổ nhất thế giới còn tồn tại. Được khắc vào phiến đất sét 4000 năm tuổi, bài thơ tình có vẻ như được viết bởi một nữ thầy cúng gửi cho chồng mình và mô tả sự hưng phấn của bà trong đêm tân hôn sắp đến.
Tình yêu cũng không có ngăn cách về văn hoá. Từ Amazon tới Arizona và từ Sahara tới Siberia, con người ở những vị trí địa lý hoàn toàn khác nhau dường như đều trải nhiệm niềm vui và nỗi đau của đam mê.
Trước những năm 1960, phần lớn các nhà tâm lý học đều coi việc kiểm tra thí nghiệm về sự hấp dẫn và tình yêu là điều cấm kỵ. Có lẽ với mong muốn tách mình ra khỏi quan điểm tình dục thái quá và phản khoa học của Freud về tâm lý con người, các trường đại học đã ngăn cản nhân viên điều tra cuộc sống cá nhân của mọi người. Cố tình đi vào lĩnh vực cấm có thể phải chịu hậu quả rất nghiêm trọng. Một giáo sư đã bị khiển trách nặng nề vì đã tiến hành cuộc khảo sát xem liệu mọi người đã từng thổi vào tai ai đó để khơi dậy đam mê hay chưa.
Thậm chí đầu nhũng năm 1960, các nhà nghiên cứu chỉ phát triển các ý tưởng cơ bản nhất về cách con người thích và yêu nhau. Một nhóm nghiên cứu bắt đầu lang thang vào khu xung quanh của học viện và điều tra tâm lý của tình bạn, sự hấp dẫn và tình yêu.
Năm 1975, Elaine Hatfield, nhà tâm lý học tại Đại học Wisconsin, nhận được tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia để tiến hành một trong những chương trình có hệ thống đầu tiên nghiên cứu về tình yêu và sự lôi cuốn. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu coi điều này là một đột phá lớn nhưng không phải ai cũng vui mừng và bà đã bị công kích rất nhiều.
Hatfield vẫn tiếp tục không hề nao núng. Trong một số những nghiên cứu đầu tiên, bà hợp tác với Russell Clark, người nghiên cứu sự lãng mạn tại Đại học bang California và kiểm tra một câu hỏi rất đơn giản – nếu một người khác giới có sức lôi cuốn vừa đủ để đề nghị một người đàn ông hoặc đàn bà ngủ với họ, thì họ có may mắn không?
Hatfield và Clark nhờ năm phụ nữ và bốn người đàn ông tiếp cận với những người hoàn toàn xa lạ tại trường đại học và nói: “Tôi đã để ý bạn quanh khuôn viên trường. Tôi thấy bạn rất lôi cuốn. Bạn sẽ lên giường với tôi tối nay chứ?” Những người tiến hành thí nghiệm cẩn thận ghi chép phản ứng vào một cuốn sổ và giải thích rằng họ thực ra đang tiến hành một nghiên cứu tâm lý xã hội và do đó đề nghị mà họ đưa ra hoàn toàn với tinh thần nghiên cứu khoa học (những người làm thí nghiệm đã không ghi lại phản ứng của mọi người ở phần này). Mô tả kết quả của mình trong một bản báo cáo có tên “Sự khác biệt giới tính trong tiếp nhận đề nghị tình dục”, Clark và Hatfield đã báo cáo sự khác biệt lớn về giới tính. Không có người phụ nữ nào bị tiếp cận chấp nhận lời đề nghị tình dục từ người thí nghiệm nam. Ngược lại, có tới 75% đàn ông chọn đánh dấu vào ô “chỗ bạn hay chỗ tôi?”
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu của Hatfield đã tạo ra một con bão tranh cãi. Một số người lập luận rằng kết quả cho thấy một minh chứng sống động về cách mà những người có quyền lực trong xã hội bóc lột những người không có quyền, và những người khác cũng đều kiên quyết rằng người tham gia thí nghiệm đã bổ sung cho giả thuyết “đàn ông = nông cạn”.
Thành công của nghiên cứu ban đầu này nhắc nhở Hatfield và đồng nghiệp tiến hành các thí nghiệm về tâm lý học của sự lôi cuốn.
Nghiên cứu tiếp theo cho thấy tình bạn và tình yêu có xu hướng tăng mạnh khi tiếp xúc kéo dài. Theo thuyết này, bạn càng gặp gỡ ai đó thường xuyên, khả năng bạn thích hoặc thậm chí yêu người đó sẽ càng lớn. Nguyên lý này được sử dụng để giải thích tại sao người ta thường đi đến đám cưới từ tình hàng xóm. Thuyết này dường như cũng thúc đẩy một người đàn ông viết hơn 700 bức thư cho bạn gái mình, kết quả là cô gái đó cưới người đưa thư (tôi đùa thôi).
Dòng chảy nhỏ của nghiên cứu về tình yêu nhanh chóng trở thành cơn thuỷ triều. Từ giữa những năm 1970 về sau, hàng trăm nhà nghiên cứu đã tiến hành hàng nghìn thí nghiệm nhằm vén mở các bí mật về trái tim con người.
Nghiên cứu về những bí mật sâu kín nhất của thần tình yêu (Cupid) có nhiều dạng, như bí mật quan sát người ta tán tỉnh nhau tại các quán bar dành cho người độc thân, tổ chức những buổi hẹn hò tốc độ có tính khoa học, đăng quảng cáo cá nhân giả, kiểm tra mức độ testosterone khi đang hôn và kiểm tra cuộc sống của các cặp đôi hạnh phúc sau khi kết hôn.
Tình yêu nhanh chóng thể hiện rằng nó là thứ khó nghiên cứu. Ví dụ, đầu những năm 1970, nhà tâm lý học Donn Byrne khẳng định rằng ông đã tim ra phương trình cho tình yêu, tự hào tuyên bố rằng:
Y = m[Σ PR/(Σ PR + ΣNR)] + k
Trong đó Y là sự lôi cuốn, PR là tăng cường sự tích cực, NR là sự tăng cường tính tiêu cực và k là một hằng số. Câu trả lời cho khám phá mà Byrne phát hiện có thể tóm tắt bằng công thức toán học:
x< 1
Trong đó X là số người bị ấn tượng.
Các học giả khác có cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn vì họ lập luận rằng bạn vô tình mang theo danh sách những đặc điểm tính cách ưa thích trong đầu và khi bạn gặp ai đó phù hợp với mọi đặc điểm đó, não bạn đột nhiên quá tải và bạn yêu.
Nghiên cứu cho thấy có hai loại tình yêu chính.
Loại thứ nhất là “tình yêu đam mê”, nó liên quan đến những cảm xúc của niềm vui mãnh liệt, đam mê cuồng dại và cảm xúc dâng trào. Loại tình yêu này khiến hai người thức cả đêm chuyện trò và nhìn mặt trời mọc vào buổi sáng. Một số nhà tâm lý học đưa ra một cái nhìn lãng mạn về trải nghiệm này, tập trung vào khía cạnh tích cực của một cặp đôi khao khát được ở bên nhau và không ngừng nghĩ về nhau. Một số khác lại tháo bỏ cặp kính màu hồng và chọn cách tiếp cận gần với mặt đất hơn, họ chỉ ra rằng tình yêu đam mê kích hoạt các phần của bộ não thường liên quan tới lạm dụng ma tuý và chất cồn.
Loại tình yêu thứ hai được đặt tên là “tình yêu thương”, gắn với sự ràng buộc nhiều hơn là lôi cuốn. Thay vì tập trung vào sự rộn ràng khi đuổi bắt và sức mãnh liệt của nụ hôn đầu, kiểu tình yêu này được trải nhiệm bởi mối quan hệ binh dị lâu dài và an toàn.
Qua nhiều năm, các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều câu hỏi để tính toán hai biến thể tình yêu cực kỳ khác nhau này. Vài năm trước, Elaine Hatfield và các đồng nghiệp tiến hành một số thăm dò đối với ba kiểu cặp đôi khác nhau – những người mới bắt đầu hẹn hò, mới cưới, và kết hôn lâu năm. Kết quả có được cho phép Hatfield theo dõi sự tiến triển của tình yêu trong một mối quan hệ.
Trước tiên là tin tốt. Những người mới bắt đầu hẹn hò trải qua tình yêu đam mê ở mức độ rất cao và tình yêu thương ở mức vừa phải. Tiếp đến là tin còn tốt hơn.
Những đôi mới cưới thậm chí còn có tình yêu đam mê và tình yêu thương cao hơn thế. Còn giờ là tin không tốt lắm.
Trong vòng một năm sau khi kết hôn, sự phai nhạt bắt đầu với cả tình yêu đam mê và tình yêu thương, tình cảm xuống dốc so với trải nghiệm lần đầu trong khi hẹn hò. Cuối cùng, tin xấu. Sau 30 năm kết hôn, cả tình yêu đam mê và tình yêu thương đều xuống dốc, với tốc độ lúc sau càng nhanh hơn lúc trước. Tình yêu có thể trường tồn, nhưng nó chắc chắn sụt giảm mạnh mẽ khi thời gian trôi qua. Về khía cạnh khác mà chúng ta sẽ khám phá sau đây, một khi bạn hiểu được sự thật về tình yêu thì sẽ khá dễ dàng để duy trì cảm giác đam mê thậm chí là trong những mối quan hệ lâu dài nhất như thế này.
Một số phát hiện của Hatfield gây ra đôi chút thất vọng về nhu cầu được yêu của con người, không có gì ngạc nhiên khi trong suốt lịch sử, những người cung cấp cách thức tạo được tình yêu lâu dài chưa bao giờ ế khách.
Hãy hoàn thành bảng câu hỏi sau bằng cách týởng týợng tên đối tác của bạn trong mỗi lời khẳng định sau, và sau đó gán số từ 1 (hoàn toàn giả dối) tới 5 (hoàn toàn chân thật).
1) Tôi sẽ rất đau khổ nếu _ bỏ rơi tôi.
2) _ luôn trong tâm trí tôi.
3) Trong số tất cả những người tôi biết, tôi muốn được ở cùng_.
4) Nếu _ mà yêu ai đó khác, tôi sẽ cảm thấy cực kỳ ghen tức.
5) Tôi rộn rạo khi _ chạm vào tôi.
6) Tôi rất buồn khi thấy _ trải qua một giai đoạn khó khăn.
7) _ và tôi tạo nên một cặp đôi tuyệt vời.
8) Giúp đỡ _ cho tôi cảm xúc mạnh mẽ về ý nghĩa cuộc đời mình.
9) Tôi thà giúp _ còn hơn là giúp mình.
10) Tôi cảm thấy rất thoải mái khi ở cùng _.
Chấm điểm
Trước tiên, cộng điểm các câu trả lời từ 1 đến 5. Đây là điểm “Tình yêu đam mê” của bạn. Hãy sử dụng bảng sau để xem kết quả của bạn so với người khác như thế nào.
Thấp hơn 5: Bạn không đọc hướng dẫn cẩn thận.
5-7: Rất tuyệt, cảm giác rộn ràng dường như đã biến mất.
8-10: Cảm thấy hơi nguội lạnh và lãnh đạm.
11-15: Trung bình, thình thoảng lại có giai đoạn đam mê.
16-20: Đam mê nhưng vẫn còn chỗ để phát triển.
21-25: Chúc mừng, bạn đang yêu đầy đam mê và hoang dại.
Tiếp theo, cộng điểm các câu trả lời từ câu 6 đến câu 10. Đây là điểm “Yêu thương” của bạn. sử dụng bảng sau để so sánh kết quả của bạn với người khác.
5-7: Bằng chứng mong manh về tình bạn.
8-10: Hai bạn gắn bó nhưng không sâu sắc.
11-15: Trung bình, thình thoảng đột ngột xuất hiện lòng thương cảm mạnh mẽ. 16-20: Tình thương cao.
21-25: Chúc mừng, bạn đang có tình yêu thương.
2. SUY LUẬN SAI LẦM VỀ CẢM GIÁC CƠ THỂ
Hãy nghĩ tới lần cuối cùng bạn trải nghiệm một cảm xúc thực sự mạnh mẽ.
Có lẽ bạn cảm thấy ngại ngùng trước khi thuyết trình, lo lắng trong một cuộc phỏng vấn xin việc quan trọng, phấn khích sau một cuộc hẹn hò thành công hoặc tức giận khi bị ai đó xúc phạm. Trong bất kỳ trường hợp nào, trừ khi bạn bị rối loạn nhân cách, bạn chắc hẳn sẽ thấy có một sự thay đổi đáng kể về cảm giác cơ thể. Nhịp tim gia tăng, miệng của bạn trở nên khô và có lẽ bạn cảm thấy lòng bàn tay vã mồ hôi.
Nhiều nghiên cứu ban đầu về tâm lý học cảm xúc có thể tham vọng xác định mô hình chính xác của cảm giác cơ thể kèm theo hàng loạt cảm xúc. Các nhà nghiên cứu mời những người tham gia vào phòng thí nghiệm, gắn lên người họ nhiều thiết bị cảm biến khác nhau và sau đó khiến những người tham gia tức giận bằng cách xúc phạm họ, làm họ sợ hãi bằng cách khủng bố với những tiếng ồn lớn, và khiến họ hạnh phúc bằng cách cho họ ăn bánh. Sau đó, các nhóm nghiên cứu mải mê với hàng xấp dữ liệu, tìm kiếm mô hình của cảm giác cơ thể liên quan tới từng cảm xúc. Liệu tức giận có đi kèm với nhịp tim tăng đột ngột và thở gấp hơn? Liệu sợ hãi có dẫn đến miệng khô và tay đổ mồ hôi? Liệu niềm vui có đi kèm với giảm nhịp tim và hơi thở nhẹ hơn?
Sau nhiều năm cố gắng tạo ra cuốn từ điển tâm lý học về cảm xúc, rõ ràng có điều gì đó không ổn. Mặc dù hầu hết những người tham gia đều trải nghiệm hàng loạt cảm xúc, nhưng cảm giác của cơ thể đi kèm những cảm xúc này thường giống nhau đến đáng ngạc nhiên, vẫn còn thứ gì đó vẫn chưa được bổ sung.
Sau đó, vào những năm 1960, nhà tâm lý học Stanley Schächter cuối cùng đã làm sáng tỏ được bí ẩn này.
Schächter làm việc tại Đại học Columbia và nghiên cứu nhiều chủ đề thú vị như béo phì, nghiện nicotine, sự sùng bái và tính bủn xỉn. Lúc bắt đầu sự nghiệp, ông tiến hành một thí nghiệm mà theo ngày nay là cổ điển, để tìm hiểu xem điều gì xảy ra trong cơ thể bạn khi trải nghiệm một cảm xúc. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tham gia vào nghiên cứu của ông.
Bạn đang đi dọc con phố nọ, lo lắng về việc làm và đột nhiên nhìn thấy một tấm áp phích tìm người tham gia một thí nghiệm điều tra các ảnh hưởng về tầm nhìn của hợp chất vitamin suproxin. Mong muốn kiếm chút tiền sau vài giờ làm việc, bạn gọi đến số điện thoại trên áp phích và được yêu cầu đi tới phòng thí nghiệm của Schachter vào hôm sau.
Khi tới phòng thí nghiệm, một nhà nghiên cứu tiêm cho bạn một mũi suproxin, giải thích rằng mũi tiêm cần thời gian trước khi có tác dụng và yêu cầu bạn vào phòng chờ gần đó. Khi bước vào, bạn mỉm cườinhã nhặn với một người ngồi sẵn trong đó. Hai người bắt đầu trò chuyện và người kia giải thích rằng anh ta cũng tham gia thí nghiệm này. Giống bạn, anh ta đang đợi mũi suproxin có tác dụng.
Sau vài phút, người bạn mới quen trở nên vô cùng vui vẻ. Anh ta thấy một chiếc vòng lắc trong góc phòng chờ và bắt đầu chơi với nó, nói chuyện phiếm, trèo lên đồ nội thất, ném bóng giấy vào thùng rác. Mất khoảng 15 phút với Ngài phấn khích, nhà nghiên cứu nọ vào phòng chờ và yêu cầu bạn hoàn thành một khảo sát nhỏ về tâm trạng hiện tại của bạn. Sau khi hoàn thành, nhà nghiên cứu nọ giải thích rằng thí nghiệm đã kết thúc. Nhưng thường trong trường hợp với tâm lý học, không có gì giống với tưởng tượng.
Schächter bị thuyết phục rằng nghiên cứu khoa học về cảm giác cơ thể đi kèm cảm xúc đã sai vì nó dựa trên một giả định sai lầm cơ bản. Đối với ông, rõ ràng là mỗi cảm xúc không thể đi kèm với một phần cụ thể của nhịp tim, hơi thở, mồ hôi và các thứ khác. Đơn giản là có quá nhiều cảm xúc và quá ít cảm giác cơ thể. Thay vào đó, Schächter cho rằng tình huống đơn giản hơn nhiều.
Ông đặt giả thuyết rằng tất cả cảm giác cơ thể của bạn được gây ra bởi một hệ thống sinh lý hoạt động như một trận kéo co.
Ở một đầu dây là đội đỏ. Khi đội này đột ngột hành động, bạn cảm thấy kích thích và năng động hơn. Adrenalin và lượng đường nhanh chóng được giải phóng vào mạch máu để giúp cung cấp năng lượng, làm nhịp tim và nhịp hơi thở của bạn tăng để lấy thêm oxy cho cơ bắp, lưu lượng máu tới da bạn giảm để giúp làm giảm chảy máu nếu bị thương và dịch tiêu hoá trong dạ dày của bạn tiết thêm giúp tạo ra nhiều năng lượng hơn. Nói ngắn gọn, cơ thể bạn rõ ràng trải qua “phản ứng tâm lý trong trường hợp nguy hiểm”. Nếu bạn quyết định tham gia ẩu đả hoặc bỏ chạy, năng lượng chưa được giải thoát trong cơ thể khiến bạn cảm thấy choáng váng, đầu gối oải đi, cảm thấy bồn chồn và run rẩy.
Đầu kia của dây là đội xanh. Khi họ kéo đầu dây, cơ thể bạn bình tĩnh lại. Nhịp tim chậm lại và hệ tiêu hoá trở lại bình thường.
Tương tự, khi bạn nằm xuống và thư giãn, đội xanh kéo đầu dây khiến nhịp tim của bạn giảm, hơi thở chậm và nhẹ hơn. Lúc bạn đứng dậy và bước đi là lúc đội đỏ đột ngột hành động và khôi phục nhịp tim, hơi thở của bạn về trạng thái bình thường.
Phần lớn thời gian, đội đỏ và xanh phối hợp với nhau để đảm bảo cảm giác cơ thể của bạn thích hợp với hoàn cảnh. Ví dụ, nếu bạn để ý thấy con hổ trong bụi cây nào đó, đội đỏ sẽ nhảy vào hành động và bạn sẽ cảm thấy nhịp tim đột nhiên tăng. Tuy nhiên, lúc đó bạn nhớ ra rằng bạn đang ở vườn thú và do đó tuyệt đối an toàn, đội xanh sẽ kéo đầu dây và nhịp tim của bạn giảm.
Ngôn ngữ cơ thể
Mỗi người sản sinh ra các loại cảm giác tác động lên cảm xúc khác nhau. Hãy sử dụng mẫu câu hỏi dưới đây để tìm hiểu về mức độ phản ứng của cơ thể bạn.
Hãy tưởng tượng bạn đang trong một tình huống khá căng thẳng. Hãy xác định mức độ phản ứng của bạn đối với một trong mười trường hợp theo thang dưới đây:
Tính điểm
Hãy cộng tổng số điểm của bạn. Sử dụng bản dưới đây để so sánh điểm của bạn với của người khác.
10-20: Phản ứng ở mức rất thấp.
21-30: Phản ứng trên mức thấp nhưng dưới mức trung bình.
31-40: Phản ứng ở mức trung bình.
41-50: Phản ứng ở mức rất cao.
Phản ứng ở mức cao hay thấp không phải tốt cũng chẳng phải xấu. Phản ứng ở mức thấp có xu hướng giúp ta bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng, trong khi đó phản ứng ở mức cao lại giúp tạo khả năng phản ứng sớm với những dấu hiệu nguy hiểm.
Học thuyết của Schächter đã vấp phải một vấn đề nghiêm trọng. Nếu các cảm giác trong cơ thể chỉ thay đổi về cường độ thì làm sao bạn có thể cảm nhận hàng loạt những cảm xúc như thế? Giải pháp của ông là sự rời xa cơ thể và tiến vào vùng não. Theo như học thuyết của ông thì khi bạn trải nghiệm một sự rung động trong hoạt động của cơ thể, bạn sẽ nhìn quanh, cố tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra, sau đó đặt tên cho cảm xúc đó. Chẳng hạn khi có ai đó hét lên với bạn, bạn sẽ cảm thấy tim mình đập nhanh hơn, nghe những lời xúc phạm và kết luận rằng chắc chắn bạn đang tức giận. Tương tự như vậy khi bạn ở bên ai đó mà bạn cảm thấy thích thú, bạn sẽ thấy chính xác cũng là nhịp tim đập nhanh như thế, nhưng lại cho rằng đó là do sự khao khát.
Ý tưởng của Schächter là sự đảo ngược quan điểm thông thường về cảm xúc. Theo quan điểm thông thường thì cảm xúc dường như xảy ra trước cảm giác trong cơ thể. Bạn thấy một con sư tử, bạn sợ hãi và bắt đầu vã mồ hôi. Hay khi nhìn thấy một cái đu quay, bạn trở nên phấn khích và tim bạn đập nhanh hơn.
Schächter lại đưa ra điều đối lập hoàn toàn. Con sư tử khiến bạn vã mồ hôi, sau đó bạn nhận thấy mình đang trong tình huống nguy hiểm và bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Hoặc hình ảnh chiếc đu quay khiến bạn thấy tìm mình đập nhanh hơn, sau đó bạn biết mình đang đứng trong công viên giải trí và vì vậy bạn thấy phấn khích. Như vậy, ý tưởng của Schächter là sự mở rộng dựa trên học thuyết về cảm xúc của William James. James cho rằng bạn quan sát biểu hiện khuôn mặt và hành vi của mình, sau đó tìm hiểu xem bạn đang cảm thấy thế nào. Schächter đã mở rộng ý tưởng đó sang các cảm giác trong cơ thể (xem sơ đồ).
Các cảm giác trong cơ thể và cảm xúc
Quan điểm thông thường cho rằng chuỗi nhân quả là:
Thấy chiếc ô tô đang lại gần => cảm thấy sợ hãi => Bụng cộn lên
Đi bộ ngang qua thần tượng của mình trên phố => cảm thấy phấn khích => Bắt đầu đổ mồ hôi
Học thuyết của Schächter lại cho rằng thực tế là:
Thấy chiếc ô tô đang lại gần => Bụng cộn lên => Nhận thấy tình huống của mình => Thấy sợ hãi
Đi bộ ngang qua thần tượng của mình trên phố => Bắt đầu đổ mồ hôi => Nhận thấy tình huống của mình => Cảm thấy phấn khích
Sự mở rộng của nguyên lý Như thể nếu chính xác sẽ đem lại một lời tiên đoán vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể được trải nghiệm một loạt các cảm xúc khác nhau bằng cách tăng nhịp tim của mình trong những tình huống khác nhau. Và điều này chính xác như khoảng thòi gian của bạn cùng với Ngài phấn khích.
Họp chất vitamin “suproxin” không hề tồn tại và nghiên cứu cũng chẳng liên quan tới khả năng nhìn nhận. Hơn nữa, giờ thì bạn có thể phát hiện ra Ngài phấn khích thực chất cũng chỉ là một diễn viên trong các thí nghiệm đó thôi.
Mũi tiêm bạn được tiêm trong thí nghiệm trên chứa chất adrenalin hẳn đã tác dụng vào chức năng sinh lý của bạn. Lúc chất đó được tiêm vào cơ thể, đội đỏ đã đột ngột hành động khiến tim bạn đập nhanh hơn, tay bạn run lên và miệng bạn khô hơn. Theo nguyên lý Như thể trong phiên bản của Schachter thìkhoảng thời gian ở cùng với Ngài phấn khích hẳn đã khích lệ bạn gán cho những cảm giác trong cơ thể mình là vui vẻ và vì vậy khiến bạn thực sự hạnh phúc.
Và đây là kết quả nghiên cứu. Trong rất nhiều trường hợp, khi những người tham gia từng có thời gian cùng Ngài phấn khích, khi điền vào phiếu câu hỏi về tâm trạng của Schächter, họ đã điền vào ô “Tôi thấy vui vẻ khác thường”.
Nguyên lý Như thể cho rằng nếu xuất hiện những cảm giác tương tự trong cơ thể ở những tình huống khác nhau thì sẽ tạo ra những cảm xúc khác nhau. Để tìm hiểu xem có đúng như vậy không, Schächterđã tiến hành phần hai trong nghiên cứu của mình, ông đã mời một nhóm người tham gia vào phòng thí nghiệm và tiêm cho họ một mũi “suproxin” (thực chất là adrenalin) và phát cho họ một bảng điều tra về gia đình và yêu cầu phải hoàn thành trong phòng chờ.
Khi mỗi người tham gia bước vào phòng, họ không được gặp Ngài phấn khích và chiếc vòng lắc vui vẻ nữa. Thay vào đó, cũng chính người đàn ông đó nhưng lại trong vai Ngài giận dữ – một người cực kỳ bất mãn, bắt đầu phàn nàn về bảng điều tra. Khi đọc một loạt các câu hỏi về những vấn đề riêng tư (“Mẹ bạn (chứ không phải cha bạn) đã có quan hệ ngoài hôn nhân với bao nhiêu người đàn ông? Lựa chọn: Dưới 4 — , Từ 5 đến 9 —, Trên 10 —”), Ngài giận dữ ngày càng trở nên kích động và thậm chí còn vò nát phiếu điều tra rồi lao ra khỏi phòng.
Liệu hành vi của Ngài giận dữ có khiến cho những người tham gia nghĩ rằng minh tăng nhịp tim là do bực bội? Đúng vậy.
Trên thực tế, khi nhóm người tham gia thứ hai này mô tả tâm trạng của họ, họ cảm thấy vô cùng giận dữ.
Trong cả hai phần của nghiên cứu, các cảm giác trong cơ thể con người là giống nhau. Tuy nhiên ở phần đầu, Ngài phấn khích đã khuyến khích mọi người đánh giá nhịp tim cao của họ theo cách tích cực, và vì vậy họ cảm thấy hạnh phúc. Còn ở phần thứ hai của nghiên cứu, Ngài giận dữ đã làm cho tình huống đó bị mất vui, khiến cho mọi người thấy rằng nhịp tim của họ tăng lên theo cách tiêu cực và kết quả là cảm giác bực bội.
Để đảm bảo rằng cảm xúc của những người tham gia không chỉ là kết quả của việc chơi với chiếc vòng lắc hay bị hỏi về đạo đức của người mẹ, Schächter đã bổ sung thêm một số phần khác nữa vào thí nghiệm của mình, gồm hai nhóm được tiêm dung dịch nước muối không hoạt tính chứ không phải adrenalin như lần trước. Những người tham gia này không cảm nhận được nhịp tim tăng và do vậy không hành động như thể họ đang có một cảm xúc đặc biệt nào đó. Vì vậy họ không cảm thấy đặc biệt hạnh phúc hay bực dọc sau khi dành thời gian bên Ngài phấn khích hay Ngài giận dữ.
Nguyên lý Như thể cũng giải thích cho rất nhiều khía cạnh thú vị của cảm xúc như người ta khóc khi vô cùng đau buồn hay khi hạnh phúc đến cực độ. Những học thuyết trước đây về cảm xúc thường cố lý giải vì sao những cảm xúc khác nhau lại tạo ra hành vi giống hệt nhau. Theo cách tiếp cận của Schächter, các cảm giác trong cơ thể gắn với mỗi cảm xúc là như nhau, do đó những cảm xúc có cùng cường độ sẽ sinh ra cùng một phản ứng cơ thể giống nhau.
Kỳ lạ là một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng xảy ra các vụ tấn công nghiêm trọng và chết người cũng tăng theo. Một lần nữa, nguyên lý Như thể lại dễ dàng giải thích cho hiện tượng này. Khi người ta sống trong những môi trường mà họ cảm thấy nóng bất thường, tim của họ đập nhanh hơn và họ bắt đầu đổ mồ hôi. Một số người sẽ tìm kiếm một lời giải thích cho sự thay đổi về mặt sinh lý này, họ diễn giải sai rằng đó là những dấu hiệu của sự giận dữ và hành xử theo như vậy. Đây là một lời giải thích khá thú vị, nhưng liệu nó có chính xác không? Để tìm hiểu chính xác, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tăng nhiệt độ phòng thí nghiệm lên khoảng 32~37oC, và cho những người tham gia cơ hội được thực hiện điều chính sốc điện cho người khác. Kết quả là nhiệt độ phòng càng cao thì cường độ sốc điện càng lớn. Sau đó các nhà nghiên cứu hạ nhiệt cho người tham gia bằng cách mời họ uống một chai nước mát, rồi để họ thực hiện gây sốc điện cho người khác một lần nữa. Kết quả là họ đột nhiên trở nên bớt hung hăng hơn.
Schächter đã ví mối quan hệ giữa các cảm giác trong cơ thể và cảm xúc như một chiếc hộp âm nhạc. Chiếc hộp nhạc cần đồng xu thì mới chạy được, và cơ thể cần một tình huống thì mới thực hiện hành động. Và cũng như việc người dùng lựa chọn họ muốn được nghe giai điệu nào thì người ta cũng vô thức nhìn quanh xem việc gì đang diễn ra, quyết định các cảm giác trong cơ thể họ nên được diễn giải như thế nào và trải nghiệm một cảm xúc phù hợp. Tiếp bước James, Schächter đã sử dụng phiên bản nguyên lý Như thể của ông để tạo nên hạnh phúc và sự giận dữ. Nhưng liệu nó có thể thực sự được dùng để tạo nên sự đam mê hay không?
Để tìm ra câu trả lời, Gregory White đến từ Đại học Maryland và các cộng sự của ông đã tiến hành hai nghiên cứu mang tinh đột phá về nhịp tim và tình yêu. Trong cả hai thí nghiệm, ông White đã làm cho nhịp tim của các thành viên nam đập nhanh hơn bằng cách cho họ xem đoạn video của một cô gái hấp dẫn đang nói về những sở thích của mình, sau đó yêu cầu họ đánh giá mức độ quyến rũ của cô gái và mức độ họ muốn được hôn cô gái đó thế nào.
Trong thí nghiệm đầu tiên, White đã yêu cầu một nhóm các thành viên nam phải chạy tại chỗ trong vòng hai phút (nhịp tim cao), trong khi đó nhóm còn lại cũng thực hiện bài chạy như vậy nhưng chỉ trong vài giây (nhịp tim thấp), ở thí nghiệm thứ hai, một nhóm sẽ được nghe một đoạn băng trong album “A Wild and Crazy Guy” của danh hài Steve Martin hoặc nghe một đoạn mô tả rùng rợn về vụ giết người tập thể mà nạn nhân là một nhà truyền giáo nước ngoài (nhịp tim cao), còn một nhóm sẽ nghe đoạn mô tả buồn tẻ về hệ tuần hoàn của ếch (nhịp tim thấp).
Đúng như dự đoán, những người có nhịp tim tăng do chạy hai phút, nhờ Steve Martin hay câu chuyện về việc sát hại người truyền giáo cho rằng người phụ nữ trong cuốn băng video hấp dẫn hơn nhiều so với những người chỉ được chạy trong có vài giây hay phải nghe về sinh lư học của loài ếch.
C̣n có những bằng chứng khác. Có thể một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất là của hai nhà tâm lư học Donald Dutton và Arthur Aron. Họ đã sắp xếp một “nữ nghiên cứu thị trường” (thực ra là một người đóng thế) tiếp cận những người đàn ông trên một trong hai chiếc cầu khác hẳn nhau bắc qua sông Capilano ở British Columbia. Một cây cầu rung lắc mỗi khi có gió còn cây cầu kia thì vững chãi hơn nhiều. Chiếc cầu rung lắc kia khiến nhịp tim của những người đàn ông tăng lên và họ đã nhầm lẫn rằng đây là một dấu hiệu về sự đam mê và thấy rằng cô gái kia vô cùng hấp dẫn. Trong một nghiên cứu khác, hai nhà tâm lý học Cindy Meston và Penny Fröhlich của Đại học Texas đã ghé thăm các công viên giải trí và phỏng vấn mọi người ngay trước hoặc sau khi họ lên chơi trò đu quay đáng sợ. Những nhà nghiên cứu đưa cho những người đó xem bức ảnh của một cô gái và yêu cầu họ đánh giá xem cô gái đó hấp dẫn đến mức nào. Những người đánh giá sau khi tham gia trò đu quay đã hiểu nhầm việc bàn tay đầy mồ hôi của họ là một dấu hiệu của tình yêu và cho rằng cô gái đó đặc biệt hấp dẫn.
Như tôi đã viết trong cuốn sách trước của mình, 59 seconds (59 giây), nghiên cứu này có những chỉ dẫn quan trọng dành cho bất kỳ ai muốn tìm thấy tình yêu của đời mình – nếu bạn sắp đến một cuộc hẹn hò, hãy tránh xa những chuyến đi bộ ở vùng ngoại ô hay các lớp học về thiền định mà thay vào đó hãy hướng thẳng tới các công viên giải trí, những chiếc cầu cao, các vở hài kịch và các rạp chiếu phim đang phát những bộ phim kinh dị về việc hành hình các nhà truyền giáo.
Khía cạnh này trong nguyên lý Như thể cũng giúp giải thích một số khía cạnh đáng ngạc nhiên về tình yêu.
Ôi Romeo, Romeo, sao anh lại là Romeo?
Một tình yêu không được đáp trả thường làm tăng cảm giác của con người về sự khao khát có được đối phương không thể chính phục kia. Những hiệu ứng đó có thể khá kịch tính, với một người tình bị hắt hủi rốt cuộc anh ta lại bắt cóc người yêu cũ của mình và sau đó giải thích trong nước mắt rằng: “Việc cô ấy chối từ tôi chỉ khiến tôi muốn yêu cô ấy hơn nữa.”
Phần lớn các học thuyết tâm lý học đều cố gắng giải thích những hành động đó vì con người thường có xu hướng tự mình tránh xa những người khiến họ cảm thấy tồi tệ. Tuy nhiên nguyên lý Như thể lại giới thiệu một cách lý giải khả thi cho hiện tượng này.
Khi ai đó bị ngăn cản làm điều họ muốn, người đó thường trở nên nản chí và giận dữ. Nếu người đó phải lòng một người khác, có thể họ sẽ diễn giải nhầm những dấu hiệu sinh lý về sự nản chí đó thành bằng chứng của sự đam mê. Càng bị hắt hủi thì họ lại càng bị cuốn hút vào tình yêu vĩ đại không thể chinh phục kia.
Học thuyết này cũng giải thích cho một hiệu ứng khá kỳ lạ đó là những rào cản tình yêu lại có thể trêu trọc trái tim con người. Nhà văn Hy Lạp Vassilis Vassilikos đã từng viết một câu chuyện về hai sinh vật thần thoại. Một con là cá có thể thân trên mang hình chim, còn một con là chim nhưng thân trên lại là cá. Hai sinh vật này yêu nhau say đắm, rồi một ngày con cá mình chim biểu lộ sự phiền muộn khi chúng sẽ không bao giờ có thể sống bên nhau. Con chim mình cá thì lại nhìn vào mặt tích cực của vấn đề mà trả lời rằng: “Không, đó là may mắn cho cả hai ta. Như thế này thì ta sẽ luôn yêu nhau bởi ta luôn bị tách biệt.”
Vassillkos không phải nhà văn đầu tiên nhắc đến việc sự xa cách sẽ thổi bùng ngọn lửa tình yêu. Trong thần thoại La Mã, Pyrasmus và Thisbe yêu nhau nhưng cha mẹ họ không đồng ý mối quan hệ này và ngăn cản không cho đôi tình nhân có thể nhìn thấy nhau. Bị chia tách sang hai căn phòng trong hai ngôi nhà kề nhau, họ thì thầm với nhau qua một vết nứt trên tường.
Nhà văn Edith Hamilton đã viết lại trong câu chuyện của ông rằng: “Tình yêu, dù vậy, không thể bị ngăn cấm. Càng cấm cản thì ngọn lửa càng bùng cháy và càng nóng bông.” Vở bi kịch nổi tiếng Romeovà Juliet của Shakespear cũng tương tự như vậy, hai bên gia đình thù hận nhau của đôi tình nhân càng cố đẩy Romeo và Juliet ra xa nhau thì niềm đam mê họ dành cho nhau lại càng sâu đậm.
Để khám phá xem hiện tượng thú vị này có thực sự tồn tại trong đời thực không, nhà tâm lý học RichardDriscoll từ Đại học Colorado đã theo dõi cuộc sống của hơn một trăm cặp đôi trong thời gian một năm, đo lường mức độ yêu thương lẫn nhau của họ và bất kỳ nỗ lực ngăn cản mối quan hệ nào của các bậc phụ huynh. Cha mẹ càng ngăn cản thì tình yêu họ dành cho nhau càng lớn hơn. Để vinh danh nhà thơ vĩ đại, Driscoll đã gọi hiện tượng này là hiệu ứng “Romeo và Juliet”.
Hầu hết các học thuyết về tình yêu trước đây đều sử dụng phương thức “xa mặt cách lòng” để tiếp cận vấn đề và dự đoán rằng việc tách biệt hai người yêu nhau có thể khiến họ mất dần sự quan tâm đến người kia. Ngược lại, nguyên lý Như thể lại có thể giải thích được hiện tượng này. Đôi tình nhân càng bị chia tách thì họ càng cảm thấy giận dữ và do đó càng có khả năng diễn giải nhầm những cảm xúc về sự thất vọng thành những dấu hiệu của sự đam mê.
Nguyên lý Như thể cũng giải thích cho hiệu ứng phản ứng lại khi bị tổn thương. Khi một mối quan hệ chấm dứt, người ta thường thấy vô cùng khắc khoải. Nếu họ gặp một đối tượng tiềm năng mới ngay sau khi mối quan hệ trước đó vừa kết thúc, họ có thể sẽ diễn giải sai sự khắc khoải đó thành dấu hiệu của lòng đam mê. Bằng chứng cho hiệu ứng này là một nghiên cứu trong đó các nhà nghiên cứu sắp xếp cho một nhóm các thành viên nam làm một bài kiểm tra mang tính cá nhân và gửi cho họ những phản hồi tích cực (khiến họ vui) hoặc phản hồi tiêu cực (khiến họ lo lắng). Sau đó họ sẽ được yêu cầu ngồi đợi tại một quán cà phê, trong lúc ở đó, họ sẽ được tiếp cận một người phụ nữ hấp dẫn. Đúng như những ǵ Schächter dự đoán, những người vừa nhận được phản hồi tiêu cực cho rằng cô gái đặc biệt cuốn hút.
Một hiệu ứng khác, hội chứng Stockholm cũng gắn liền với nguyên lý Như thể theo phiên bản của Schächter. Khi ai đó không may bị bắt cóc, họ thường phát triển xu hướng nảy sinh tình cảm với tên bắt cóc mình. Hiệu ứng này phổ biến đáng ngạc nhiên. Hệ thống cơ sở dữ liệu về các nạn nhân bị bắt cóc của FBI tiết lộ rằng dưới một phần ba số nạn nhân bị bắt cóc có dấu hiệu về hội chứng này. Một điều thú vị là hiệu ứng này thường chỉ xuất hiện khi những kẻ bắt cóc thể hiện một số cử chỉ tốt bụng đối với nạn nhân, và do đó có thể là kết quả mà những nạn nhân hiểu lầm sự lo lắng do bị cấm đoán tự do thành cử chỉ của sự cảm mến. Ý tưởng này cũng giúp giải thích vì sao một số người lại bị thu hút bởi những người đối xử tồi tệ với họ.
Trong nhiều năm, các nhà tâm lý học đã tin rằng các cảm xúc của con người tác động đến mặt sinh lý của họ, cảm giác giận dữ khiến tim họ đập nhanh hơn và cảm giác lo lắng khiến họ đổ mồ hôi. Cũng theo cách nghiên cứu về học thuyết của James đã chứng minh là hành vi của con người khiến cho họ trải nghiệm cảm xúc, Schachter đã chứng minh rằng cách mà con người diễn giải các cảm giác trong cơ thể của họ sẽ quyết định loại cảm xúc mà họ sẽ có. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà cùng một nhịp tim đập sẽ được coi là dấu hiệu của sự giận dữ, hạnh phúc hay tình yêu. Học thuyết của Schächter được sử dụng để tạo ra tình yêu bằng cách cho người ta xem các thước phim vui vẻ, để họ đi bộ qua những cây cầu tròng trành hoặc chơi trò đu quay đáng sợ. Học thuyết này cũng lý giải rất nhiều khía cạnh thú vị của tình yêu như vì sao việc bị từ chối lại làm tăng thêm sự cuốn hút, vì sao việc chia tách các đôi đang yêu nhau lại chỉ tiếp thêm nhiên liệu cho ngọn lửa đam mê và vì sao người ta lại thấy thật khó khăn khi phải rời xa những người đối xử tồi tệ với họ.
Được tiếp sức từ thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm kiếm các cách thức khác, trong đó nguyên lý Như thể ảnh hưởng đến mũi tên của thần Cupid.
3. CHUYỆN TÌNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Quay trở lại thế kỷ trước với nhà khoa học lập dị thời Victorya – Francis Galton, ông đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình cho công tác nghiên cứu về những hiện tượng tâm lý học lạ lùng. Theo như câu thần chú của ông “Đếm mội lúc có thể”, ông quyết định tính xem bài giảng của các đồng nghiepj của mình có nhàm chán hay không bằng cách đo mức độ nhúc nhích tay chân một cách bồn chồn của khán giả, kiểm tra sức mạnh của lời cầu nguyện bằng cách tính tuổi thọ trung bình của các mục sư và dành ra hàng tháng trời chỉ để pha một tách trà hoàn hảo.
Trong mộ bài luận mang tên “Đo lường tính cách”, Galton đã cho rằng có thể tính toán mức độ yêu nhau của hai người bằng cách ghi lại “góc nghiêng” mà họ dành cho nhau. Ông đã chú ý thấy rằng khi hai người yêu nhau ngồi vào bàn ăn, họ nghiêng hẳn người người hướng về phía nhau, và khi làm như vậy thì họ dồn trọng lượng lớn hơn lên hai chân trước của chiếc ghế. Nhà khoa học vĩ đại gợi ý rằng có thể bí mật gắn một “thiết bị đo áp lực có các chỉ số và bảng chia độ” vào chân của từng đồ nội thất, như vậy có thể đo lường một cách khách quan mức độ tình yêu. Đáng tiếc là các nhà khoa học ở thời Victoria không sẵn lòng sửa sang đồ đạc của họ theo gợi ý của Galten, và ý tưởng về việc đo xem các đôi yêu nhau hành động như thế nào đã dần đi vào quên lãng.
Trên thực tế, ý tưởng về việc ghi chép lại hành vi của những cặp tình nhân phải đến những năm 1970 mới được khởi động lại. Thay vì sử dụng ý tưởng bí mật gắn các máy đo và thang chia độ của Galten, thí nghiệm này sử dụng phương thức mang tính quan sát nhiều hơn. Trong vài năm, một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu khéo léo đã táo bạo đến những nơi mà rất ít các nhà tâm lý học khác từng ghé qua, đó là đến các quán bar và các bữa tiệc, ở đó, các nhà nghiên cứu bí mật quan sát hành vi của những đôi yêu nhau. Kết quả là điều mà nhiều người hẳn phải nghi ngờ những người bị dính con bọ tình yêu sẽ di chuyển gần hơn tới người kia, nhìn vào mắt nhau lâu hơn, chơi trò chạm chân dưới gầm bàn, bắt chước ngôn ngữ cơ thể của nhau, chạm vào tay nhau và cùng chia sẻ các bí mật.
Lấy cảm hứng từ việc nguyên lý Như thể được sử dụng để mang lại hạnh phúc, các nhà nghiên cứu tự hỏi mọi người có yêu nhau không nếu họ hành động như thể họ đang yêu.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên đã được Kenneth Gergen từ Đại học Swarthmore thực hiện ở Mỹ. Các cặp đòi thường sử dụng thời gian bên nhau là ở trong bóng tối, vì vậy Gergen đã tự hỏi rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông khuyến khích những người hoàn toàn xa lạ cũng hành động như thế. Đầu tiên ông đã trải thảm cho sàn và tường của căn phòng rộng một mét vuông, sau đó yêu cầu các nhóm gồm bốn người đàn ông và bốn phụ nữ ngồi trong phòng đó trong một giờ. Sau đó, Gergen tắt hết đèn trong phòng và yêu cầu những nhóm khác với số thành viên tương tự ngồi 60 phút hoàn toàn trong bóng tối.
Gergen đã sử dụng các máy quay thường và có hồng ngoại để ghi lại diễn biến trong căn phòng, đồng thời cũng phỏng vấn từng thành viên sau khi thí nghiệm kết thúc. Trong bài báo mang tên “Sự lầm lạc trong bóng tối”, ông đã mô tả các kết quả thí nghiệm của mình là khi vẫn bật đèn, không ai trong số các thành viên đó cố tình đụng chạm hay ôm nhau và 30% trong số họ cảm thấy có kích thích tình dục. Tuy nhiên khi nhóm đó bị chìm trong bóng tối thì tình hình lại khác hẳn. Gần như 90% trong số họ chạm vào nhau một cách có mục đích, 50% ôm nhau và 80% cảm thấy có kích thích tình dục. Hơn nữa, những người ngồi trong bóng tối có nhiều khả năng nói chuyện về những sự kiện quan trọng trong đời họ hơn và họ thấy người kia cuốn hút hơn. Đoạn phim của Gergen còn tiết lộ rằng một vài thành viên thậm chí còn bắt đầu vuốt ve mặt và hôn nhau. Chỉ đơn giản là thấy mình trong hoàn cảnh yêu thích của các cặp tình nhân, những người đó nhanh chóng bắt đầu hành xử như thể họ đã bị trúng mũi tên của thần Cupidvà vì vậy cũng thấy người kia cuốn hút hơn.
Khi đã có thể chế ra tình yêu trong phòng thí nghiệm thì đó cũng chỉ là một phần rất nhỏ của vấn đề.
Nhà tâm lý học của Đại học Harvard, Daniel Wegner, đã băn khoăn nếu cùng kiểu nụ cười khiến người ta cảm thấy hạnh phúc thì việc hai người hoàn toàn xa lạ bí mật chơi trò chạm chân nhau, liệu có thể khiến họ cảm thấy bị người kia cuốn hút không. Theo cách của những người đang nghiên cứu học thuyết “mỉm cười khiến bạn hạnh phúc” đã từng sử dụng để tránh việc người tham gia kể cho những người thí nghiệm cái họ muốn nghe, Wegner đã giả vờ rằng ông đang tiến hành một nghiên cứu để quan sát tâm lý của người chơi bài poker.
Những tình nguyện viên được mời tới phòng thí nghiệm của Wegner theo nhóm bốn người. Những người thực hiện thí nghiệm lên lịch cho các tình nguyện viên để đảm bảo rằng không nhóm nào biết nhóm nào, và mỗi nhóm lại bao gồm hai người đàn ông và hai phụ nữ. Sau đó các nhà nghiên cứu lại chia các tình nguyện viên đó thành hai đội, mỗi đội gồm một nam và một nữ. Các đội được thông báo rằng họ sẽ chơi poker với đội kia và các nhà nghiên cứu đưa hai đội tới hai phòng tách biệt để giải thích luật chơi. Trên thực tế, một trong hai đội đó đã được dạy mẹo chơi gian bằng cách gửi mã cho nhau khi đang chơi. Và những mật mã đó được chuyển tiếp thế nào? Cặp sẽ chơi gian được yêu cầu luôn chạm chân vào nhau trong suốt lúc chơi và gõ thông tin cho nhau.
Họ không nhận ra rằng họ đang chơi trò chạm chân. Ngay sau khi trò chơi kết thúc, tất cả các tình nguyện viên đều được yêu cầu đánh giá mức độ cuốn hút của người chơi kia trong đội. Cặp đôi hành xử như thể họ yêu nhau nhận thấy người kia cuốn hút hơn.
Wegner không phải là người duy nhất thử và khơi gợi tình yêu trong phòng thí nghiệm. Năm 2004, hai nhà tâm lý học tên là Arthur Aron và Barbara Fraley từ Đại học công lập New York tại Stony Brook đã tiến hành một thí nghiệm lạ lùng tương tự nhưng kết quả cũng rất rõ ràng, thí nghiệm sử dụng các dải băng bịt mắt và ống hút.
Những cặp tình nhân trẻ tuổi thường trêu đùa lẫn nhau và do vậy các nhà nghiên cứu đã tự hỏi không biết việc khuyến khích mọi người cư xử như thể họ đang dành thời gian vui vẻ bên nhau có thể kéo họ lại gần nhau không. Để tìm ra câu trả lời, họ đã mời những người tham gia tới phòng thí nghiệm, ghép cặp ngẫu nhiên cho họ, sau đó chia họ vào một trong hai nhóm.
Một trong hai nhóm đã có khoảng thời gian tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu đã bịt mắt một thành viên trong cặp đôi đó và yêu cầu người còn lại ngậm ống hút giữa hai hàm răng, sau đó người bị bịt mắt sẽ phải cố học một số bước khiêu vũ bằng cách lắng nghe lời chỉ dẫn do người ngậm ống hút kia đọc. Sau đó dải buộc mắt và ống hút được bỏ ra và một người trong cặp đó sẽ cầm một tập giấy và bút. Người còn lại được bí mật xem tên của một đồ vật đơn giản, chẳng hạn một cái cây hay một ngôi nhà, và sau đó họ phải mô tả mà không được gọi tên đồ vật đó, còn người kia thì phải cố gắng vẽ được vật đó ra giấy. Các cặp trong nhóm khác không được đưa cho ống hút và băng bịt mắt, họ được yêu cầu học cùng một điệu nhảy đó và vẽ đồ vật đó trong những tình huống có ít cảm xúc hơn.
Sau khi trò chơi kết thúc, tất cả các thành viên đều được yêu cầu vẽ hai hình tròn lồng vào nhau thể hiện mức độ gần gũi mà họ cảm nhận được với người kia. Những cặp đã cư xử như thể họ là một cặp đôi hạnh phúc đột nhiên cảm thấy gần gũi hơn hẳn đối với người kia.
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm tương tự. Hết lần này đến lần khác, các kết quả lại chỉ ra rằng có thể khơi gợi tình yêu của thần Cupid.
Được khích lệ từ những kết quả đó, một nhà tâm lý học người Mỹ tên là Robert Epstein đã quyết định tiến thêm một bước. ông tự hỏi liệu có thể sử dụng những kỹ thuật đó để tạo ra sự đam mê bên ngoài phòng thí nghiệm không.
Epstein có một sự nghiệp thành công rực rỡ. ông đã xuất bản 21 tờ báo khoa học một cách xuất sắc chỉ trong vòng bốn năm khi học ở khoa tâm lý trường Havard. Vài năm sau đó, Epstein trở thành biên tập của tờ tạp chí nổi tiếng Psychology Today (Tâm lý học ngày nay). Năm 2003, ông đã rời tạp chí và từ đó nghiên cứu hàng loạt các chủ đề khác nhau như sự sáng tạo, áp lực, vị thành niên và tình yêu.
Epstein tin rằng khi nhắc đến tình yêu, thế giới phương Tây đã bị thuyết phục bởi lời nói dối đầy nguy hiểm của những câu chuyện cổ tích, các nhà văn lãng mạn và các bộ phim bom tấn của Hollywood. Từ lúc còn rất nhỏ, trẻ em đã đọc các câu chuyện kể về những cô gái đang gặp nạn đều bị ngã gục dưới chân các chàng hiệp sỹ với tấm giáp sáng loáng, và tình yêu được khắc hoạ như một thứ cảm xúc đầy huyền bí được tạo nên bởi những nụ hôn ma thuật, những liều thuốc bí ẩn hoặc do ý chí của các đấng siêu nhiên. Lớn lên chút nữa, người lớn lại đọc những cuốn sách và xem những bộ phim về việc con người ta mải miết kiếm tìm “người đó” và nếu thành công, họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Theo Epstein thì những quan niệm không chính xác về tình yêu như thế đã hằn sâu trong trí óc và tàn phá thảm khốc cuộc sống của chúng ta.
Ông tin rằng tình yêu không phải là một quá trình màu nhiệm và người ta không phải được số phận định sẵn cho một người cụ thể nào đó. Thay vào đó ông tin rằng tình yêu được phát triển theo những nguyên tắc tâm lý học đã được thiết lập và gần như hai người có thể có tình cảm với nhau bằng cách cư xử như thể họ đang yêu nhau.
Ý tưởng này nghe có vẻ kỳ quặc nhưng có một số ví dụ để chứng tỏ khả năng chính xác của nó.
Rất nhiều các cặp đôi nổi tiếng đã yêu nhau sau khi diễn các cảnh tình cảm trên màn ảnh. RichardBurton yêu Elizabeth Taylor khi họ cùng đóng phim Cleopatra. Brad Pitt và Angelina Jolie yêu nhau khi họ đóng vai chồng và vợ trong phim Mr.&Mrs.Smith. Và trong phim Bugsy, diễn viên WarrenBeatty trong vai tên găng-xtơ Benjamin “Bugsy” Siegel ngay lập tức phải lòng cô diễn viên Hollywoodmới nổi do Annette Bening thủ vai. Beatty và Bening đã kết hôn ngay khi bộ phim kết thúc. Trong mỗi ví dụ trên, các diễn viên nổi tiếng đã diễn như thể họ đang yêu nhau và nhanh chóng phải lòng nhau ngoài đời thực.
Tháng Sáu năm 2002, Epstein khi đó gần 40 tuổi và vẫn độc thân, đã thông báo rằng ông đang có ý định tiến hành một nghiên cứu “táo bạo và mang tính cá nhân” để xem liệu học thuyết về tình yêu của ông có chính xác hay không. Viết trong tờ Psychology Today, ông mô tả việc cố gắng tìm kiếm một người phụ nữ sẵn lòng tham gia thí nghiệm cùng ông để khám phá xem liệu hai người xa lạ có thể học cách yêu nhau được không. Không phải cùng trải qua những hãi hùng khi hẹn hò, Epstein và người phụ nữ được chọn sẽ cùng nhau trải qua khoảng sáu đến mười hai tháng tuân theo một loạt những quy tắc đơn giản được thiết kế để mang họ lại gần nhau (như là họ cùng thống nhất không được hẹn hò với những người khác và tham gia vào các tình huống được thiết kế sẵn để thúc đẩy tình yêu) và sẽ cùng nhau viết một cuốn sách vè những trải nghiệm của họ (với tựa là: “Tình yêu bạn tạo ra: Chúng tôi đã học cách để yêu nhau như thế nào và bạn cũng thế”), ông giải thích rằng ý tưởng này không phải là trò quảng cáo gây chú ý mà nó là một nghiên cứu nghiêm túc về bản chất của tình yêu. Epstein đã mô tả rằng một số nhà xuất bản lớn đã rất quan tâm tới cuốn sách này.
Ý tưởng này nhanh chóng được báo đài quan tâm và có hơn 1.000 phụ nữ tình nguyện tham gia thí nghiệm. Epstein đã gặp gỡ mười lăm ứng viên nhưng từ chối tất cả và sau này ông giải thích rằng nhiều người trong số họ muốn được nổi tiếng hơn là thực sự muốn học cách yêu ông.
Sau đó, vào ngày lễ Giáng sinh năm 2002, Epstein ngồi trên một chuyến bay và đối diện với cựu diễn viên ba lê người Venezuela tên là Gabriela Castillo. Hai người đã nói chuyện phiếm với nhau và Epsteingiải thích thí nghiệm của mình và hỏi liệu Castillo có muốn trở thành Người đó không. Ban đầu cô còn ngần ngại tham gia nhưng cuối cùng cũng chấp nhận, và vào ngày lễ tình nhân (Valentine) năm 2002, Castillo và Epstein đã ký tên vào bản “Hợp đồng tình yêu”. Rất tiếc là hai người phải nỗ lực rất vất vả với khoảng cách địa lý xa xôi (Castillo sống ở Venezuela còn Epstein lại ở Mỹ), và mặc dù vài lần nhờ đến tư vấn tình cảm, họ đã quyết định bỏ dở thí nghiệm sau một vài tháng. Năm 2008, Epstein cưới một cô gái mà ông gặp sau khi thuyết trình tại đảo Man [3] .
Vẫn bình thản sau thất bại về dự án tình yêu cá nhân của mình, Epstein đã tiến hành một loạt các thí nghiệm khác được thiết kế để thúc đẩy tình yêu bên ngoài phòng thí nghiệm, và ông đã kiểm tra các thí nghiệm đó ngay trên phố đối với các sinh viên của Đại học California, San Diego. Các thí nghiệm đó khuyến khích những cặp đôi hoàn toàn xa lạ thực hiện hàng loạt những nhiệm vụ xúc tác cho tình yêu như dịu dàng ôm nhau, chung nhịp thở với nhau, nhìn thật lâu vào mắt nhau, ngã vào vòng tay nhau và gần gũi về mặt thể chất mà không chạm vào nhau (Epstein miêu tả rằng thí nghiệm cuối này thường kết thúc một cách rõ ràng bằng những nụ hôn).
Epstein đã yêu cầu những người tham gia thí nghiệm đánh giá cấp độ mà họ cảm thấy gần gũi về mặt cảm xúc với người kia trước và sau khi thí nghiệm kết thúc, kết quả chỉ ra rằng sau khi tham gia, các cặp đã thấy nhau cuốn hút hơn và thực tế đã có sự gần gũi về mặt cảm xúc hơn đối với người kia.
Kết quả nghe có vẻ rất khích lệ. Liệu phương pháp tiếp cận tình yêu này có thể thực sự giúp cho việc đi tìm mũi tên của thần Cupid không? Đã đến lúc tìm câu trả lời.
Bạn đang vật lộn để vượt qua một mối quan hệ? Nguyên lý Như thể có thể giúp bạn.
Nhà nghiên cứu Xiuping Li của trường Kinh doanh, Đại học quốc gia Singapore đã yêu cầu tám mươi người viết vào giấy một quyết định hiện thời mà họ cảm thấy hối tiếc. Sau đó bà yêu cầu một số thành viên nộp lại những mô tả đó cho nhà nghiên cứu và những người còn lại thì dán kín trong một chiếc phong bì. So với những người phải nộp lại, những người dán kín trải nghiệm trong phong bì cảm thấy khá hơn rất nhiều về quyết định của họ trong quá khứ. Việc dán kín phần mô tả trong chiếc phong bì nghĩa là người tham gia đang diễn như thể họ đã đạt được khả năng khép lại tâm lý và tiếp tục bước tiếp. Lần tới, nếu bạn cần sự giúp đỡ để vượt qua được một mối quan hệ, hãy mô tả một đoạn ngắn về những chuyện đã xảy ra lên một tờ giấy, rồi đặt nó vào một phong bì và hôn tạm biệt nó.
Và nếu bạn muốn vui vẻ thêm một chút thì hãy đi kiếm vài que diêm và biến chiếc phong bi đó thành một đống tro tàn.
Hẹn hò tốc độ một cách hứng thú nhất
Chương trình hẹn hò tốc độ có thể thường là một quy trình nhàm chán và lặp lại, mọi người nói đi nói lại về cùng vài chủ đề suốt cả buổi tối. Tôi đang tự hỏi không biết có thể sử dụng nguyên lý Như thể để tạo nên một hình thức hẹn hò tốc độ mới thú vị và hiệu quả hơn không.
Đầu tiên tôi thuê một phòng khiêu vũ tráng lệ theo phong cách George tại trung tâm hội nghị Edinburghvà đưa quảng cáo dành cho những người độc thân muốn tham gia một nghiên cứu khám phá về khoa học của sự quyến rũ. Sau đó tôi đã mời 20 người đàn ông và 20 phụ nữ tới phòng thí nghiệm tình yêu của mình.
Trước khi buổi tối bắt đầu, chúng tôi đặt nến lên từng bàn, giảm cường độ ánh sáng rồi bật những bản tình ca. Khung cảnh đã được thiết lập. Khi tất cả các thành viên đã đến nơi, họ ngồi vào một chiếc bàn dài, đàn ông ở một bên và phụ nữ ngồi phía bên kia. Mỗi người đều được phát cuốn “cẩm nang tình yêu” gồm các chỉ dẫn cho buổi tối hôm đó.
Khi mọi người đã ngồi một cách thoải mái, chúng tôi bắt đầu. Ở thí nghiệm đầu tiên, mỗi người đều được yêu cầu nói chuyện với người đối diện và tìm hiểu về tên tuổi cũng nhý hoàn cảnh gia đình, học vấn. Sau đó chúng tôi đưa cho họ một tấm thẻ trắng bằng bia kèm theo vài chiếc bút dạ và yêu cầu họ tạo một chiếc huy hiệu cho đối tác của mình. Chiếc huy hiệu đó phải có tên của người kia và những điều thú vị về họ. Cuối cùng chúng tôi yêu cầu họ tặng chiếc huy hiệu vừa vẽ đó cho đối tác. Những đôi đang yêu thường tự làm quà và tặng cho nhau và thí nghiệm này được thiết kế để những người tham gia cũng hành động như thể họ thấy rằng người kia cuốn hút.
Vào cuối phần thí nghiệm đầu tiên, mọi người được yêu cầu đánh dấu vào một trong hai hộp để biểu thị họ có muốn gặp lại đối tác kia sau buổi hẹn hò tốc độ không. Sau đó tất cả các thành viên nữ sẽ chuyển ghế, ngồi sang chỗ của người kế bên và tiếp tục thực hiện thí nghiệm thứ hai. Quy trình này được thực hiện trong suốt buổi tối, với mỗi thí nghiệm lại liên quan tới một hành vi và một đối tác khác nhau. Đôi lúc, người tham gia được yêu cầu nhìn sâu vào mắt nhau hoặc nắm tay nhau, họ trao đổi bí mật và làm việc cùng nhau để đạt mục đích.
Dưới đây là một số trò chơi tình yêu thành công nhất trong nghiên cứu thí nghiệm về hẹn hò tốc độ. Với một chút kỹ năng, ta có thể sử dụng chúng để tăng thêm sự cuốn hút trong cuộc sống thường ngày.
Hãy bí mật vẽ một bức tranh đơn giản vào một tờ giấy trắng. Sau đó hãy nhìn sâu vào mắt đối tác của bạn trong vòng 45 giây, cố gắng “truyền tải” bức tranh đó cho họ theo kiểu thần giao cách cảm, sau đó “nhận lại” bức tranh của họ. Hãy vẽ lại bức tranh mà bạn nghĩ rằng đối tác đang cố gắng gửi lại cho bạn vào một ṭ’ giấy khác. Sau cùng, hăy so sánh hai bức tranh.
Dùng vài phút để miêu tả xem hai bức tranh có khớp với nhau không, lý do bạn vẽ bức tranh của mình và lý lo đối tác vẽ bức tranh của họ.
Bạn và đối tác sẽ thảo luận theo năm câu hỏi sau:
- Kể tên một việc gì đó bạn luôn muốn làm và giải thích lý do bạn vẫn chưa thực hiện được.
- Tưởng tượng rằng căn hộ của bạn bị cháy. Bạn chỉ có thể giữ lại một vật duy nhất? Đó có thể là vật gì?
- Bạn sẽ đưa ra lời khuyên nào cho bản thân ở tuổi lên 10?
- Điều bạn thích nhất trong cuộc sống của mình là gì?
- Lần cuối cùng bạn cười chảy nước mắt là khi nào?
Hãy thay phiên nhau trả lời năm câu hỏi sau:
- Nếu bạn có một năng lực siêu nhiên, bạn muốn đó là năng lực gì?
- Bạn muốn được ăn tối với người nổi tiếng nào nhất?
- Nếu có thể quay ngược thời gian, bạn muốn đến thăm thời đại nào nhất?
- Nếu bạn có thể kiếm bất kỳ công việc nào trên thế giới, bạn sẽ muốn làm gì?
- Nếu ngày mai bạn trúng xổ số, bạn sẽ sử dụng số tiền đó để làm gì?
Mọi người đều vui vẻ nhìn sâu vào mắt nhau và trao đổi với nhau những bí mật thầm kín nhất, nhưng liệu những bài tập này có giúp thúc đẩy cảm xúc yêu đương không? Tôi đã tổ chức một số cuộc hẹn hò tốc độ theo kiểu truyền thống trong nhiều năm qua và khoảng 20% các cuộc hẹn đó có kết quả là người tham gia đánh dấu vào ô “có, tôi muốn gặp lại người này lần nữa”. Khi nguyên tắc Như thể có tác dụng, tỷ lệ thành công có thể đạt tới mức gây ngạc nhiên là 45%. Chỉ cần một vài khoảnh khắc hành động Như thể bạn thấy người kia cuốn hút là đã đủ để họ có thể chạm tay vào thần Cupid bên trong họ rồi.
Vào đầu buổi tối, Lianne và Nick vẫn còn là những người độc thân. Khi họ được nhóm cặp với nhau, họ đã được yêu cầu tham gia vào một trò chơi đoán chỉ tay. Trò chơi này được thiết kế để các cặp đôi nói về cuộc sống của họ và động chạm vào nhau theo cách phù hợp và có thời gian vui vẻ cùng nhau. Trong lúc chơi, Lianne và Nick thường nhìn vào mắt nhau và thích thú khi có cớ được cầm tay nhau. Sau khi chơi xong, những cuộc tán gẫu của họ tiết lộ rằng cả hai có rất nhiều điểm chung và khiến họ cười vui vẻ.
Cả hai đều nói rằng họ muốn được gặp lại người kia, vì vậy tôi đã gửi một email giới thiệu. Một tuần sau đó, Lianne và Nick được sắp xếp gặp mặt tại quán cà phê. Và một lần nữa, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp và tách cà phê đã chuyển thành bữa tối và một vài ly rượu. Sau buổi hẹn vài ngày sau đó, Lianne và Nick đã phải lòng nhau và giờ thì họ đang yêu nhau.
Nguyên lý Như thể rõ ràng là có thể giúp mang mọi người lại với nhau nhưng liệu nó có thể khiến họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi?
Bạn còn độc thân và muốn sử dụng nguyên tắc Như thể để cải thiện chuyện tình duyên của mình? Hay bạn muốn làm mới lại mối quan hệ hiện thời của mình? Các cặp đôi hạnh phúc thường nắm tay nhau, nói chuyện về cuộc sống của nhau và trò chơi vui này sẽ khuyến khích các đôi hành động như thể họ thấy người kia cuốn hút.
Hãy xé trang sách có sơ đồ bàn tay trong trang 117 và cất vào ví hoặc túi của bạn. Nếu bạn còn độc thân và gặp ai đó mà bạn mến, hãy hỏi họ xem họ có muốn chơi trò đọc chỉ tay vui vẻ và hoàn toàn chẳng chính xác chút nào không. Nếu họ trả lời là có thể hãy lấy tờ giấy ra và bảo họ ngửa lòng bàn tay lên. Nếu bạn đã sẵn sàng cho một mối quan hệ thì chỉ cần nói với họ rằng bạn mới có giác quan thứ sáu và yêu cầu họ chìa tay ra.
Một cách khác là hãy nhẹ nhàng đặt tay bạn bên dưới lòng bàn tay đang hướng lên trên của họ, tay kia nhẹ nhàng chạm vào các đường chỉ tay và dùng sơ đồ trong sách để nói về những chuyện trong cuộc sống của họ. Hãy cố đọc sao cho càng thoải mái càng tốt, cố gắng tránh việc nhìn vào “đường đời” của họ, thể hiện sự lo lắng và nói “tôi rất tiếc”. Đồng thời cũng cố gắng để người kia nói chuyện về cuộc sống của họ, thu hút họ chú ý đến những điểm mà trong đó cả hai bạn có vẻ giống nhau. Cuối cùng, phải nhấn mạnh rằng việc đọc chỉ tay là hoàn toàn vô bổ và rằng bạn làm vậy cũng chỉ để vui vẻ mà thôi.
Để giúp khởi động cho mỗi mục trong phần đọc chỉ tay, biểu đồ dưới đây có mười gợi ý, mỗi gợi ý gắn với những câu sau:
- Đường này cho thấy bạn có một tuổi thơ hạnh phúc và có một thứ đồ chơi đặc biệt mà bạn rất thích.
- (Sau khi nhìn vào đường này) Bạn đã trải qua một số sóng gió trong vài năm trước đúng không? Bạn đã gặp phải rất nhiều chuyện thay đổi tới chóng mặt đúng không?
- Bạn rất có tính sáng tạo, nó thể hiện bằng đường cong hoàn hảo này, nhưng bạn cảm thấy như thể có thứ gì đó đang níu kéo lại.
- Ôi đường “trí đạo” rõ quá! Bạn là người có suy nghĩ độc lập đúng không? Một số người sẽ không tin vào câu nói này và muốn kiểm chứng lại toàn bộ sự thật, nhưng họ cũng tin vào trực giác của mình.
- Bạn có thể giơ cao tay một chút được không? Nhìn vào đường này có thể thấy bạn không phải người thích để người ta nói phải làm gì và có chút vấn đề với cấp trên.
- Ồ đường này lạ quá, nó cho thấy bạn rất chóng chán… có thể giải thích bằng cách nhìn vào mặt bạn ngay lúc đó.
- Ừm… đường này cho thấy đôi lúc bạn lo lắng về những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của mình và đôi khi bạn cũng sống trong nghi ngờ. Phải vậy không?
- Đường “trí tưởng tượng” của bạn rất rõ nét, cho thấy đôi lúc bạn là người mơ mộng và thường lơđễnhtrong những câu chuyện tẻ nhạt. Bạn đã làm rất tốt khi tập trung vào lúc này!
- Tôi thích đường này – nó cho thấy bạn có vẻ rất trung thực và đáng tin cậy. Cho tôi vay 5 đô la tới cuối tuần được không?
- Nhìn chung tương lai của bạn khá sáng sủa. Tôi có thể thấy là bạn đang ổn định cuộc sống và sẽ có một cuộc sống hạnh phúc bên người trong mộng của bạn. Ai đó như là… (thêmphần mô tả về bản thân bạn vào đây).
Khi người ta mới yêu nhau, họ có xu hướng đi chơi với nhau và cùng nhau thử nhiều trải nghiệm mới mẻ, thú vị. Nhưng khi thời gian trôi đi, việc các cặp đôi cảm thấy như đi trên vết mòn là rất dễ xảy ra. Nhận ra mình đang có những cuộc trò truyện giống hệt nhau, đến cùng một vài nơi hết lần này đến lần khác, họ có thể sẽ cảm thấy nhàm chán khi phải đi bên nhau. Thực tế, một số dự án nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự nhàm chán là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng hôn nhân không hạnh phúc. Nhà tâm lý học Arthur Aron (người có các thí nghiệm với chiếc cầu tròng trành, trò bịt mắt và ống hút) đã tự hỏi, nếu khiến các cặp đôi bên nhau một thời gian dài hành động như thể cuộc đời lại vui thêm lần nữa có làm cho họ cảm thấy thêm yêu nhau không.
Aron đã tuyển 50 cặp đã kết hôn trong khoảng thời gian trung bình là 14 năm, và thuyết phục họ tham gia vào một thí nghiệm kéo dài mười tuần, ông giới thiệu cho mọi người một danh sách dài các hoạt động và yêu cầu họ đánh giá mức độ thích thú và hứng khởi đối với mối hoạt động đó. Sau đó ông chia các đôi ra làm hai nhóm, yêu cầu những người trong cùng một nhóm dành ra một tiếng rưỡi mỗi tuần thực hiện một hoạt động mà họ cho là thú vị, và những cặp trong một nhóm khác cũng dành ra khoảng thời gian tương tự để thực hiện một hành động mà họ cho là hứng khởi.
Khi kết thúc bài nghiên cứu, Aron đã yêu cầu mọi người đánh giá mức độ hạnh phúc trong hôn nhân của họ. Những người dành thời gian để thực hiện các hoạt động hứng khởi (như trượt tuyết, du lịch đi bộ, khiêu vũ hoặc tới các buổi hoà nhạc) đặc biệt thấy hạnh phúc hơn trong mối quan hệ của mình hơn những người tham gia các hoạt động vui vẻ (như đi xem phim, ăn ở nhà hàng hoặc đến thăm nhà bạn bè).
Kết quả thí nghiệm cho thấy chìa khoá của một tình yêu lâu dài là các cặp đôi nên tránh xa cám dỗ của những gì quen thuộc mà thay vào đó nên tìm kiếm những gì hứng khởi trong cuộc sống của mình.
Bằng cách hành động như thể họ đang ra ngoài hẹn hò một cách phấn chấn, họ có thể quay ngược lại cánh tay thời gian và dễ dàng tái tạo lại cảm xúc yêu đương.
Trò chơi này được thiết kế giúp các cặp đôi đang yêu nhau quay lại thời kỳ hoàng kim như những năm đầu. Bạn và đối tác của mình, mỗi người nên tự hoàn thành phần một của trò chơi này một cách độc lập.
Phần 1: Nhìn qua những hoạt động sau và khoanh tròn vào những hoạt động mà bạn thấy hứng thú.
– Đi dạo ở làng quê
– Đi xem một buổi hoà nhạc
– Chơi thể thao
– Lên kế hoạch một chuyến du lịch hoặc một kỳ nghỉ
– Đi mua sắm
– Ra bãi biển
– Tạo một tác phẩm nghệ thuật
– Sắp xếp/trang trí lại nhà cửa
– Đến một sự kiện thể thao
– Đi ăn ở một nhà hàng mới
– Tham gia một buổi diễn thuyết hoặc buổi nói chuyện
– Cắm trại, đi bộ hoặc chèo thuyền
– Mời bạn bè về nhà ăn uống Học lướt ván Khiêu vũ
– Tham quan hội chợ hoặc vườn thú
– Đi mát xa/đến câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ
– Tập thể dục
– Lên kế hoạch mua bán lớn
– Thăm viện bảo tàng hoặc phòng trưng bày nghệ thuật
– Đến rạp chiếu phim
– Ngồi xuồng cao tốc
– Ăn thử món ốc
– Thả diều
– Thực hiện chuyến du lịch dài ngày bằng xe hơi
– Cá độ môn đua ngựa
– Hôn nhau trên trò tàu lượn tốc hành
– Gắn đinh ghim lên bản đồ và đến địa điểm đó
– Tham gia các cuộc thi đố trong quán rượu
– Học một vài kỹ năng biểu diễn xiếc
– Vật tay
– Lặn hoặc nhảy xuống nước từ boong tàu cao
– Ngủ ngoài trời dưới ánh sao
– Bay trên thuỷ phi cơ
– Tham gia chuyến du ngoạn dài ngày bằng tàu hoả
– Viết thư tình
– Chơi trò tàu trượt cao tốc
– Chơi súng sơn
– Du ngoạn trên khinh khí cầu
– Bơi cùng cá heo
– Nhảy dù
– Đi ca nô
Giờ hãy liệt kê thêm hai hoạt động mà bạn thấy hứng thú:
Hoạt động 1 :
Hoạt động 2:
Phần 2: Hãy ngồi cùng đối tác của bạn và xem lại kết quả xếp hạng và câu trả lời của hai người. Chọn ra sáu hoạt động mà cả hai bạn đều thấy hứng thú và viết lại ra giấy.
Vào đầu những năm 1970, tác giả Luke Rhinehart đã xuất bản cuốn tiểu thuyết với nhan đề The DiceMan (Người đàn ông chơi súc sắc). Cuốn sách kể về chuyện một bác sỹ tâm thần học bắt đầu đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên vòng quay của một con súc sắc. Giờ là lúc bạn đóng vai vị bác sỹ chơi súc sắc đó. Hãy tìm một con súc sắc, xóc lên và chọn ra một hoạt động tương ứng. Phải đảm bảo rằng bạn thực hiện hoạt động này trong suốt hai tuần kế tiếp và lặp lại quy trình này cứ nửa tháng một lần.
Người đàn ông chơi súc sắc
1………………………………………………………………………………………………………………………………….
2………………………………………………………………………………………………………………………………….
3………………………………………………………………………………………………………………………………….
4………………………………………………………………………………………………………………………………….
5………………………………………………………………………………………………………………………………….
6………………………………………………………………………………………………………………………………….
Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học luôn phải nỗ lực để có thể hiểu được những bí ẩn của tình yêu. Theo một số học thuyết cổ điển đã từng được xây dựng thì tình yêu chính là thứ khiến tim bạn đập nhanh hơn và thôi thúc bạn nhìn đắm đuối vào mắt người mình yêu. Tuy nhiên nguyên lý Như thểchứng minh điều ngược lại vẫn chính xác – hành động như thể bạn đang yêu có thể nhóm lên ngọn lửa đam mê trong bạn. Khuyến khích những con người hoàn toàn xa lạ nắm tay nhau, chơi trò chạm chân dưới gầm bàn và thần Cupid sẽ đột ngột giương cung hành động. Yêu cầu những đôi đã yêu nhau lâu năm hành động như thể họ đang được sống lại những giây phút hứng khởi trong lần hẹn đầu tiên và họ sẽ cảm nhận được sức hấp dẫn mạnh mẽ của người kia. Nguyên tắc này đơn giản nhưng cũng vô cùng quan trọng, có thể giúp người ta tìm được tình yêu và hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Không phải tình yêu thay đổi mọi thứ mà là sự thay đổi trong hành vi của bạn có thể tạo nên những cảm xúc khao khát nhất trên thế giới.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.