Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại

Chương 3. SỰ NHÚT NHÁT



Giáo sư Jacques R… đi trong hành lang tráng lệ của Đài Phát Thanh. Ông âu lo liếc nhìn đồng hồ: 19g30. Đúng 20g, ông Jacques R… sẽ làm bài thuyết trình đầu tiên trong số bốn bài của ông ta trên máy vi âm.

Trong ba mươi phút nữa!

Nhưng trong khoảnh khắc chính xác của thời gian đó đã mang một ý nghĩa vật chất thật nghiệt ngã. Một tình huống mà chỉ có sự trốn chạy mới giúp ông ta thoát nạn… Cái ấn tượng của khoảnh khắc thời gian đó cứ giảm dần, cứ hao dần cho đến hành động đáng sợ đó…

Jacques bước vào thang máy rồi ngồi trong phòng chờ. Đã 19g35. Jacques xoa các đầu ngón tay: chưa chi mồ hôi đã rịn ra rồi. Nỗi lo sợ… nỗi lo sợ chết tiệt kia, cái run rẩy khốn nạn, cái cảm xúc khốn kiếp… sự nhút nhát dữ dội, làm tê liệt thân người, đã ngăn chăn việc thực hiện các hành động của ông ta.

19g40. Cái đồng hồ to lớn của đài phát thanh cứ trôi lướt qua từng giây phút một cách tàn nhẫn, không biết dừng lại theo mong muốn. Trong đầu Jacques nổi lên sự mâu thuẫn và nỗi lo sợ. Các trợ lý đạo diễn cứ người qua kẻ lại, chào hỏi ông ta, toàn những chuyện không đâu. Jacques nghe chính giọng nói của mình như một người xa lạ, một giọng đục, lí nhí như xuyên qua một đám sương mù. Và sẽ ra như thế nào đây khi đứng trước máy vi âm?… Ông ta ngồi xuống. Nỗi sợ hãi chiếm lĩnh ông ta.

19g50. Jacques đứng lên và ngồi xuống hơn mười lần rồi, chùi chùi hai bàn tay của mình đẫm mồ hôi và đang bắt đầu run. Trí tưởng tượng của ông ta làm việc. Ông ta đoán trước hành động của mình và tự giằng xé chính mình. Từ trước đến giờ ông ta chưa hề thấy một cái máy vi âm. Có hàng ngàn người sẽ nghe buổi phát thanh. Ông tưởng tượng ra họ, đang chực chế nhạo ông một cách ngu xuẩn bất cứ mọi lỗi lầm nào. Ông ta biết bất cứ mọi bất trắc nhỏ nào, mọi hơi thở quá mạnh của một người nhút nhát sẽ bị hàng ngàn lỗ tai nghe thấy… Và ông còn cảm thấy trên cả cơn nhút nhát đó, ông ta không thể nào ứng khẩu bất cứ điều gì để che giấu sự bất trắc đó.

19g55. Một phát thanh viên bước tới. Jacques liền cảm nhận có một co thắt mạnh nơi ngực và vùng thượng vị, tai bỗng nhiên ù lên. Hành động đang đến gần, hành động đang ở ngay đây. Ông cảm thấy mình như bị mắc bẫy.

– Xin ông vui lòng đi theo tôi, thưa ông?”. Nhưng trong sự mê muội mờ mịt nơi con người Jacques, lại trỗi lên một xúc cảm khác: người phát thanh viên là một phụ nữ. Một phụ nữ? Mà ngay những lúc tự nhiên nhất Jacques cũng đã lúng túng đến chừng nào rồi… Và trong suốt buổi phát thanh, người phụ nữ đó sẽ ngồi đối mặt với ông ta, thụ động và quan sát. Jacques sẽ là vật bị quan sát. Mà cho dù ông ta có thể được chiêm ngưỡng vì giọng nói, bài văn, hay vẻ đẹp trai của mình (bởi vì ông ta có tất cả những thứ đó) thì ông ta cũng không hề nghĩ đến…Một hơi thở khẩn thiết: cầu thang. Một nỗi kinh hoàng trong nháy mắt: phải đi! phải trốn thôi! Cũng như việc đã xảy ra vào trong ngày của một bữa tiệc, vì sự cứng nhắc và vụng về của tính nhút nhát của mình đã làm cho con tôm hùm văng ra khăn trải bàn…

Nhưng nỗi sợ của sự lố bịch đã giữ chân ông ta lại, nỗi sợ của sự thất bại sau cùng, bởi vì sau đó ông ta không bao giờ dám nghĩ đến việc nói chuyện trên làn sóng điện nữa… cũng như ông ta không bao giờ dám dự bất cứ một bữa tiệc nào khác…

Bây giờ, Jacques cảm thấy mình đang tự bước đi, đang tự ngồi xuống. Ông như một người máy. Một phút nữa thôi. Bản văn mà ông thuộc lòng không còn gì nữa, chỉ là một lỗ trống đen thui mà thôi. Không còn rút lui được nữa. Từ trên loa của phòng phát thanh, nhạc chuyển mục đang nhỏ dẫn để tắt luôn… lúc đó đến phiên ông ta. Không còn nhúc nhích được, không thể nào đứng lên để phá tan sự căng thẳng quái ác kia. Và Jacques, dưới cái bàn để máy vi âm, nắm chặt hai bàn tay lại cho đến mức muốn trẹo xương luôn.

“Thưa quý vị thính giả quý mến, quý vị sẽ nghe sau đây…”

Jacques có cảm tưởng như vừa nhảy xuống nước. Câu “Xin chào quý vị thính giả” xẹt như một tiếng sét. Câu nói đôm đốp này nói cho cùng là một “động tác đột ngột”, được khởi phát để giảm bớt sự căng thẳng… ông có cảm tưởng các câu nói đầu của mình dường như đã mất hút vì chúng đã nằm ngoài ý thức của ông ta.

Jacques nhìn chăm chăm vào bản văn, trong sự ngoan cố tuyệt vọng. Và không cần biết mình đang nói gì, trong cái ý thức rối bời như thế, ông ta đọc bản văn.

Trong trường hợp này, cái phản ứng đặc trưng của người nhút nhát đang thể hiện ở mức độ cao nhất: Không còn gì tồn tại ngoài các tình huống ghê sợ là: cái máy vi âm, thính giả, cô phát thanh viên. Nó như một vòng xích cổ đang kẹp cứng bộ não ông ta. Một cám dỗ khủng khiếp đang thôi thúc ông ta: phải cử động mới được. Cử động đôi mắt, buộc chúng phải nhìn. Phải làm một cử chỉ gì đó. Và Jacques bất ngờ ngước mắt lên nhìn mà đầu vẫn giữ nguyên. Chỉ trong khoảnh khắc có một giây thôi… nhưng đủ để nhận thấy ánh mắt của cô phát thanh viên đang ngồi bất động, nhìn ông và mỉm cười. Và ngay lúc đó Jacques coi nụ cười đó như là một nụ cười mỉa.

Vòng xích cổ khác lại siết mạnh hơn nữa: bây giờ chỉ một mình cô phát thanh viên đã trở thành tình huống ghê sợ. Còn hai trang nữa để đọc, nhưng giờ đây hai bàn tay của ông run mạnh quá, giọng nói của ông ta như biến thành hơi thở và tắt đi. Bất ngờ, trong một thôi thúc, ông bỏ luôn hai trang, không cần sự liên kết nào hết, đọc câu cuối cùng của bản văn “Xin kính chào quý thính giả”.

Nỗi sợ hãi đã chiến thắng. Đến lúc đó, một sự thư giãn thật chậm rãi đang dâng lên trong người Jacques, buồn tẻ, mơ hồ, kiệt quệ, trơ lì. Thôi xong rồi. Khi ra về, ông ta biết mình đã thất bại, xấu hổ và từ đây, không bao giờ ông ta đặt chân vào trong một phòng phát thanh nào nữa.

SỰ NHÚT NHÁT LÀ GÌ?

Gần như không thể định nghĩa từ này được. Trước hết, bởi vì một người nhút nhát mang vô số yếu tố rất phức tạp, ngoài ra còn có bao nhiêu chứng nhút nhát thì có bấy nhiêu người nhút nhát…

Người ta có thể đại khái phân loại như sau: người nhút nhát thực thụ; người nhút nhát có giai đoạn; người hết sức nhút nhát; và những người mà sự nhút nhát đã triệt tiêu hoàn toàn nhân cách và hành vi cá nhân của họ.

Thêm vào đó, sẽ được ghép thêm các tình huống ghê sợ. (Thế người đó có bị nhút nhát một cách thái quá trước một người khác giới, trước uy quyền không? Nếu bởi uy quyền, thì dưới hình thức nào? Tôn giáo? Xã hội? Nghệ thuật? – Người đó có bị chứng nhút nhát có giai đoạn không? Hay nhút nhát đó là một nét thường xuyên của nhân cách?).

Như vậy, người ta thấy việc khám nghiệm tâm lý của một người nhút nhát phải được thực hiện một cách tỉ mỉ. Tất cả các nguyên nhân của sự nhút nhát phải được tìm kiếm một cách kiên trì và đầy đủ. Các nguyên nhân đó có phải xuất từ trong gia đình không? Xã hội? Tôn giáo? Tình dục? Thể chất

Người đó có phải bị nhút nhát vì quá xúc động hay ngược lại?

Và nếu người ta cố định nghĩa sự nhút nhát, người ta sẽ nêu ra một nét đặc trưng của tất cả những người nhút nhát: sự nhút nhát là một khuynh hướng cảm xúc hoặc xúc động, được biểu lộ trong những mối quan hệ giữa người nhút nhát và các người khác; đây là một loại bệnh chức năng được thể hiện bởi một sự không thích ứng tạm thời hay vĩnh viễn.

CÁC BIỂU HIỆN CHUNG CỦA NHỮNG NGƯỜI NHÚT NHÁT LÀ GÌ?

1. Các biểu hiện sinh lý.

– Rối loạn về bài tiết (mồ hôi nhất là ở các đầu chi, khô nước miếng, nuốt nước bọt một cách quá đáng).

– Sự trương giãn các mạch ngoại vi: nên có hiện tượng đỏ mặt (mà người nhút nhát phải khổ sở).

– Sự co các mạch ngoại vi: nên có hiện tượng tái mặt.

– Các rối loạn về lời nói và hơi thở; co thắt lồng ngực, dây thanh cứng đơ, tạo ra hiện tượng lời nói bị ngắt quãng, thiếu “hơi thở”, nói lắp, hơi thở từng hồi, biến giọng, giọng nói đôi khi khó nghe hoặc không thể hiểu được.

– Cứng cơ bắp: cử chỉ chủ động rất vụng về, do dự, vấp ngã, làm vỡ đồ vật, mất cân bằng…

– Run các ngón tay.

– Co thắt ở vùng trước tim: cảm giác “tim ngừng đập”, ngoại tâm thu.

– Sau một sự hăm dọa: kiệt sức, đổ mồ hôi, thụ động, tình trạng mệt mỏi kéo dài.

2. Các biểu hiện tâm lý.

Dĩ nhiên chúng rất nhiều, vì vậy người ta chỉ có thể nếu ra những nét chung mà thôi.

– Sự nhận xét sáng suốt, phạm vi ý thức bị giảm thiểu đáng kể. Chỉ mỗi một việc ảnh hưởng người nhút nhát: đó là tình huống dẫn đến sự nhút nhát. Ngoài nó ra, anh ta không biết gì khác, không thấy gì khác, không để tâm vào việc gì khác. (Chằng hạn, sau bài thuyết trình, người đó quên hẳn các đoạn văn đã nói) – Phạm vi ý thức bị thu hẹp nên không thể có một phản ứng tức thì. Người nhút nhát cảm thấy bị tê liệt thật sự. Trí tuệ không hiển hiện nữa hoặc phản ứng một cách kỳ lạ. (Vì vậy mà đôi khi được xem là “ngu xuẩn” một người nhút nhát hết sức thông minh).

– Trái lại, tình huống ghê sợ lại được xem xét ở một mức độ tàn nhẫn. Mọi thứ được gắn chặt trong bộ não của người nhút nhát: các chi tiết nhỏ nhất, từng lời nói một; sự nghiền ngẫm tinh thần sẽ tiếp nối, xoay quanh như một cối xay.

– Nỗi hoảng sợ, với một áp lực nội tại và cái cảm giác nghẹt thở. Nỗi hoảng sợ này, có thể kéo theo hay không, ý muốn trốn chạy. Việc trốn chạy này chỉ tạm thời (người thuyết trình rút ngắn bài diễn văn). Nó có thể được tiếp nối bởi tình trạng sững sờ và bất động. Người ta hiếm thấy một sự trốn chạy thực thụ: nhưng ý muốn đẩy lùi việc trốn chạy chỉ làm tăng thêm nỗi hoảng sợ. Mọi đường rút lui đều bị chặn đứng và người nhút nhát cảm nhận nỗi sợ hãi của một con vật bị dồn vào đường cùng (điều này có thể rất ghê gớm đối với anh ta). Mà thêm vào đó và chúng ta không được quên, lý trí và trí tuệ bị giam hãm trong một bức màn sương mù tê liệt dày đặc.

– Việc từ chối đương đầu một tình huống mà người nhút nhát biết trước như một tình huống ghê sợ (Từ chối tham dự một cuộc hội họp – từ chối tham dự một bữa tiệc – từ chối bước chân vào một nhà hát – từ chối đi vào một rạp chiếu bóng trong giờ giải lao – từ chối hẹn hò trong một quán cà phê – làm cách nào đó để đến buổi hẹn sau người kia để khỏi phải gọi nước uống…).

– Nỗi hoảng sợ được đoán trước này đôi khi tạo ra những cảm giác thể chất rất khó chịu: cảm mạo giả tạo do giãn nở mạch, đau bụng do co thắt vùng thượng vị, đau tim do co thắt vùng trước tim.

Như vậy, sự nhút nhát như một thân cây mà trên có thể ghép thêm vô số cành. Rất thường là: sự phạm tội, tự trừng phạt và đồng tính (tiềm tàng hay thực thụ). Chúng ta sẽ xem xét các chi tiết ở những đoạn sau.

Trường hợp của Paul Y.

Paul Y cao lớn, gầy gò quá mức, nhún nhường. Anh ta nói lắp vì nhút nhát và hổ thẹn.

Trong buổi tiếp xúc đầu tiên, anh ta tiết lộ điều làm cho anh ta đau khổ ngoài tánh nhút nhát kia: nỗi ám ảnh tội lỗi đối với người mẹ mình, đã chết rồi. Paul đã hai mươi bảy tuổi và còn độc thân. (Người ta nghiệm thấy điều đó).

– Nỗi ám ảnh tội lỗi đó khởi phát từ lúc nào vậy? Lúc mẹ tôi chết, hay vào khoảng đó…

– Anh được mẹ anh nuôi dạy có phải không?

– … Làm sao ông biết được?

– Thế bố anh chết lúc anh mấy tuổi?

– Lúc tôi bảy tuổi.

– Không có anh hay…

– Có chứ, ồ tôi có một người chị. (Paul trở nên sôi động hẳn lên). Tôi… tôi sẽ nói cho ông biết ngay. (Anh ta rút khăn tay ra và lau mặt)… Xin ông thứ lỗi.

– Nhưng về chuyện gì?

– Ờ… (anh ta mỉm cười một cách ngu ngơ, mặc dù những công việc làm của anh ta biểu lộ một trí thông minh tuyệt vời)

– Chị anh lớn hơn anh có phải không

– Phải, lớn hơn tôi sáu tuổi.

– Thế mẹ anh là người như thế nào?

Cuộc tiếp xúc vẫn tiếp diễn. Sau khi bố chết, bà mẹ nói với người con gái:

– Con lớn hơn em con. Con đã mười hai tuổi và là một thiếu nữ rồi. Con luôn phải giúp mẹ trông nom thằng Paul, thằng bé đáng yêu. (Mặc dù “thằng bé đáng yêu” đó là một thằng nhỏ to xác và khỏe mạnh, có thể trấn áp tất cả bọn trẻ nghịch ngợm trong vùng).

Và người chị răm rắp tuân theo lời nói đó dù cho cô ta không mấy thương đứa em của mình. Tại sao thế?

– Bởi vì tôi được mẹ tôi nuông chiều, bởi vì mẹ tôi luôn muốn có một thằng con trai… ồ… mẹ tôi cũng thương chị tôi nữa, nhưng vẫn có một sự khác biệt rất lớn.

– Và vì anh là… đứa con út.

– Họ không nói “thằng út”, họ gọi là “thằng nhỏ”. (Paul cười khẩy và một cơn giận dữ làm cho anh ta đỏ mặt) – “thằng nhỏ”!… tôi không biết đã nghe cái từ này bao nhiêu lần rồi, vì thế thật là mẹ kiếp! Cho đến mức tôi muốn đập vỡ cái tường bằng đôi tay tôi.

– Và người chị anh… trong lúc “chăm sóc” cho anh… đã trả thù anh.

– Đúng vậy. Chị ấy không phải là người che chở mà chính là một con ruồi hết sức khó chịu.

… Và câu chuyện của một đời người được phơi bày. Bà mẹ của Paul? Một người quyết đoán, xét nét, hay hờn dỗi. Và thêm vào đó “nuông chiều” đứa con trai, làm tất cả mọi thứ cho nó, ca ngợi nó trước mọi người, ngay cả trước mặt chị nó. Càng ngày người chị đó cảm thấy càng bị sa sút và trả thù nguyên nhân của sự chiếm đoạt không ngừng đó: đến lượt Paul, càng ngày anh ta càng thấy mình bị “hạn chế” trong cái tuổi trai tráng. Bởi vì chị ta “chăm sóc” cho nó nên đã báo cáo tất cả các hành vi của Paul. Tất nhiên là chẳng bao lâu sau anh ta cảm thấy như bị nghẹt thở vậy…

– Thưa ông, tôi không còn tự do làm bất cứ điều gì nữa. Không người này thì đến người kia… ý tôi muốn nói đến mẹ tôi. Tôi cảm thấy mình lố bịch, dị hợm để có thể bày tỏ được… Một hôm, quá điên tiết tôi đã đánh cho chị tôi một trận… Chị ta không nói gì cả nhưng lại méc lại với mẹ tôi.

– Rồi sao?

– Mẹ tôi khóc. Và sau đó là cả một tấn thảm kịch. Vì tôi mà bà đã làm đủ mọi thứ, mang nhiều nỗi khổ và tôi cũng đã đáp lại bà như thế đó! Tình trạng đó kéo dài suốt một tháng. Một tháng trách móc ròng rã, giận hờn (ông biết không “không, tao không hôn mày nữa, tao không tha thứ cho mày,…”).

– Ông thấy đấy, chị tôi đã chiến thắng và còn làm tới nữa chứ. Trong khi đó, tôi càng cảm thấy mình ngu ngơ hơn nữa…

– Anh không bao giờ nghĩ đến việc bỏ nhà à?

– Không, mặc dù tôi rất muốn lắm… Tôi cảm thấy mình quá trơ trọi, quá kém cỏi để một mình đối mặt với một tình huống mà đối với tôi là hết sức tuyệt vời… Tôi bất động, không ngừng tự trách mình là một thằng hèn, một thằng khiếp nhược. Tôi là “thằng nhỏ”! Ngay cả bà chị tôi, đôi khi gọi tôi như kêu mấy con gà: “em ơi, em ơi, em ơi”. Đến lúc đó tôi muốn giết chị ta quá chừng. Và tất cả các cơn giận dữ mà tôi phải đè nén… Tôi trở nên nhút nhát một cách quái dị. Tôi không còn dám ngước mặt nhìn bất cứ ai khác. Tại bàn ăn, bên này là chị tôi, còn bên kia là mẹ tôi luôn nhìn tôi tiếp thức ăn cho tôi cho đến mức cắt thịt ra cho tôi… đem nước uống cho tôi. Và lúc đó, sẽ là vô ích nếu nói ra bất cứ điều gì…

– Và không có ai nói cho bà ta biết hay sao?

– Ông thử nghĩ xem? Nói cái gì bây giờ? Bởi vì bà ta tốt một cách quá đáng, bởi vì bà ta làm tất cả mọi thứ vì tôi, vì tôi mà bà ta có thể bán cả quần áo của mình! Vì vậy, tôi không được nói bất cứ tiếng nào chống lại bà ta! Chúa ơi!…

– Tôi hiểu rồi.

– Khi có một người lạ đến thì tôi bước vào. Ánh mắt chiêm ngưỡng của bà mẹ nhìn “thằng nhỏ” như người ta nhìn một vật gì quý hiếm, đẹp nhất, thông minh nhất; và dường như mẹ tôi muốn nói “chính tôi đã tạo ra sản phẩm này đấy, với tất cả những thiếu thốn…”. Tôi là vật mà người ta đang nhìn và tôi nói “Xin chào ông, chào bà”. Tôi là đứa mà trên bàn ăn, mẹ tôi nói trước mặt mấy người khác “Con hãy ngồi cho ngay lại, con hãy ngồi cho tử tế coi”. Con đã ăn đủ chưa? Các vị biết không, “thằng nhỏ” nó quá nhút nhát”. (Paul nắm hai bàn tay lại). Trời ơi không biết sao mấy chuyện đó làm cho tôi khổ đến thế… với tất cả những thành ý nhất trên đời!… Nhưng vào thời điểm đó, tôi chưa hiểu rõ cho lắm. Đương nhiên là tôi có phản kháng lại, nhưng bất cứ hành động nào để chống đối lại mẹ tôi, đều bị tiêu tan ngay tức thì, bởi vì mẹ tôi làm tất cả vì tôi! Chống đối mẹ tôi trong nội tâm tôi, là một hành vi thật là quái quỷ làm cho tôi nghẹn ngào và buộc tôi phải phục tùng hơn nữa.

Như thế, người ta đã thấy rõ câu chuyện… Một sự nhút nhát mãnh liệt đã hình thành. Nhiều cuộc chống đối kinh hồn vây quanh, nhưng liền bị đè nén lại. Và liên tục như thế, không ngừng nghỉ.

Thế Paul có yêu mẹ anh ta không? Hay thù ghét bà ta? Chắc ở đây có hai phản ứng xảy ra cùng một lúc, dù có ý thức hay không, tự đối nghịch với nhau, làm sinh sôi nỗi lo âu, sự hối hận và mệt nhọc. Tuy vậy vẫn có thể có một lối thoát: sự hận thù đối với người chị. Tại sao thế? Bởi vì nếu bà mẹ là người không được đụng đến, nếu bà mẹ là người mà các định luật đạo đức cấm không cho đụng tới, thì người chị, trái lại là người không bị cấm kỵ. Về mặt nào đó, là điều may khi Paul đã lợi dụng được cơ hội này. Đó là một cái van xả hơi để cho Paul trút bỏ hết các vụ chống đối mẹ mình: đó là những giấc mơ trong giấc ngủ. Mỗi đêm anh ta nằm mơ: mơ đến các cuộc cãi vã dữ dội với mẹ mình. Anh ta không ngừng trách móc bà ta, không cần giữ ý tứ mà ngay ngày hôm sau làm cho anh phải xấu hổ!

Tất cả những chuyện này đi theo cùng Paul cho đến năm anh hai mươi tuổi. Nhút nhát quá đáng, hoang mang, run rẩy trước bất cứ một tình huống mới nào, “thằng nhỏ” nhìn thấy mẹ mình qua đời. Anh chàng cảm thấy vừa nhẹ nhõm vừa hối hận, cũng đương nhiên thôi.

Nhẹ nhõm bởi vì sự mất mát này sẽ cho anh sự tự do mà trước đây anh ta chưa hề biết, mà sự nhút nhát của mình đã ngăn chặn anh ta lại, không cho anh ta được hưởng thụ nó, bởi vì anh ta không tài nào khai thác nó được.

Hối hận, bởi vì anh tự xem mình như là “một con quái vật ghê tởm” khi cảm thấy nhẹ nhõm. Và một thảm kịch mới lại khởi phát nơi Paul, thêm vào một cái sẵn có: người chị anh ta bỏ anh ta để đi lấy chồng. Nhưng dù cho Paul có thù ghét chị mình đến đâu đi nữa thì anh ta cũng đã quen thói dựa dẫm vào chị ta rồi!

Như thế Paul đã hai mươi tuổi, một mình không một chỗ dựa và cũng không có các lời phê bình đánh giá nào nữa. Giờ đây anh ta chìm trong sự nhút nhát, bất lực, cô đơn với cảm thức dữ dội về mình là một chàng thanh niên không ra gì, ngu xuẩn, không thể làm được bất cứ điều gì, bị hối hận ám ảnh.

Vì có một ít tiền, anh ta hăng say theo học ngành quảng cáo. Vì hai lý do: có một nghề nghiệp tự do để tránh tối đa sự giao tiếp với các người khác (vì nhút nhát); và để quên đi cái tình trạng nội tâm luôn hoảng sợ và hối hận. Anh ta cứ lặp đi lặp lại không ngừng “Tôi không có phiền muộn, tôi thật bỉ ổi”. Vả lại có rất nhiều người nói “Mẹ anh là một người thật tốt! Bà đã cho anh tất cả, điều mà người ta không thường thấy…à! Anh thật có diễm phúc?”

Và trước những câu nói đó, Paul luôn tự nhủ “Mình thật bỉ ổi mình là một con quái vật vong ân!”. Và vài năm trôi qua trên lớp dung nham âm ỉ đó… Paul gặt hái được vài mảnh bằng và bắt đầu đi gõ vào vài cánh cửa. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Paul là một người nhút nhát thực thụ và hay bị ám ảnh. Anh ta rất dễ bị kích thích, gầy gò và bị loét dạ dày. (Vả lại quân đội đã cho anh ta miễn dịch vì thiếu sức khỏe). Anh ta có đủ khả năng để thực hiện các dự án và cho thấy trí thông minh của mình, nhưng chỉ bằng thư từ thôi! Và cũng chỉ bằng thư từ mà thôi.

Bởi vì một khi anh đối mặt với một người khác thì mọi thứ đều sụp đổ hết. Sự tê liệt nội tại chiếm lĩnh với tất cả các triệu chứng của sự nhút nhát nghiêm trọng. Các vụ kinh doanh thất bại, hết vụ này đến vụ khác. Và với mỗi vụ kinh doanh mới có thể có, Paul biết trước chắc chắn thế nào mình cũng sẽ thất bại.

Như vậy đây là một vòng luẩn quẩn của thất bại và tội lỗi.

Bây giờ chúng ta hãy dừng lại ở ngay thời đoạn này của Paul, nơi hiện giờ anh là:

1– Sự co cụm lại trước một hành động có thể, bằng những hành vi kết ghép của bà mẹ và chị – ý muốn của bà mẹ để giữ “thằng nhỏ” càng lâu càng tốt.

2– Cảm tưởng bất lực càng ngày càng mạnh hơn.

3– Sự chống đối cảm tưởng bất lực đó.

4– Dồn nén sự phản kháng chống lại người mẹ, dưới danh nghĩa cấm kỵ.

5– Trút bỏ những cơn xúc động dữ dội, thường xuyên mà chỉ có mỗi một lối thoát: sự thù ghét người chị trong nội tâm. Chúng ta phải ghi nhận là nỗi thù ghét này không được thể hiện ra bên ngoài bởi vì sự hiện diện đáng sợ của bà mẹ.

6– Cảm tưởng phải thu mình lại suốt đời, xuất hiện và phát triển tính nhút nhát.

Là điều rất quan trọng khi nhận ra rằng những cảm xúc này là thường xuyên và kéo dài, hết phút này qua phút khác trong suốt hơn mười năm liền. Và điều tồi tệ xảy đến là tình trạng kiệt sức xuất hiện.

7– Cái chết của bà mẹ, sự ra đi của người chị. Paul được thả vào trong rừng, không một khí giới trong tay.

8– Nỗi ám ảnh lo sợ (cộng thêm sự mệt mỏi) giữa hai phản ứng sau đây: sự nhẹ nhõm khi được “tự do” và sự xấu hổ khi cảm nhận được sự nhẹ nhõm kia.

9– Tiếp tục nỗi ám ảnh lo sợ, lại làm tăng thêm sự nhút nhát và kiệt sức.

10– Không khả năng thích ứng với bất cứ một hành động tự nhiên nào trong xã hội.

11– Những thất bại liên tiếp, hết cái này củng cố cho cái khác.

12– Tin chắc mình bị thất bại.

13– Sự trơ lỳ toàn diện, cảm thức tội lỗi, nỗi ám ảnh kiệt sức…

Khi xem xét trường hợp này của Paul (mà đáng tiếc thay nó lại thường xảy ra) chúng ta nhận thấy rằng sự nhút nhát cơ bản của anh ta là sự nhút nhát mắc phải, có nghĩa là bị kích động và nuôi dưỡng bởi nhiều yếu tố tâm lý được dồn gộp lại và tái hiện không ngừng.

KHI NÀO SỰ NHÚT NHÁT THỂ HIỆN THƯỜNG XUYÊN HƠN HẾT?

Khi con người đó, ngay từ lúc ấu thơ, có một cách sống không bình thường và kéo dài trong các giao tiếp xã hội.

Trường hợp thông thường.

– Trẻ nít được nuông chiều quá mức bởi những cha mẹ “tưởng đã làm đúng”; các bậc cha mẹ này luôn quyết định thay cho con.

– Trẻ nít nản chí bởi một không khí quá cằn cỗi, mà trong đó tính nhạy cảm không được tự do phát triển (trường hợp một đứa trẻ mồ côi được một người lớn tuổi nuôi dưỡng)

– Trẻ nít bị thất vọng do sự thiếu vắng tình thương.

– Trẻ nít bị thất vọng do thiếu vắng sự thông cảm (thí dụ một đứa trẻ “quá duy tâm” với bố mẹ “duy vật”.

– Trẻ nít bị hạ thấp bởi một hay cả hai bố mẹ uy quyền, không muốn chấp nhận một ý chí khác hơn họ.

– Trẻ nít mà người cha cho mình là siêu–thông minh và luôn biểu lộ tính này.

Cũng có những người nhút nhát “được xác định”:

“… Tôi trở nên nhút nhát bởi vì tôi bị lé mắt…”

– “Tôi trở nên nhút nhát bởi vì tôi có cảm tưởng mọi người cứ nhìn vào cái mũi của tôi, mà tôi nghĩ nó quá dài…”

– “… Tôi trở nên nhút nhát bởi vì tôi nhỏ con…”

– “… Tôi trở nên nhút nhát bởi vì tôi có tóc hung…” (con gái)

– “… Tôi trở nên nhút nhát bởi vì tôi quá lớn con…” (con gái)

– “… Trong lớp người ta luôn chế nhạo giọng nói của tôi… cô giáo làm tôi mất thể diện trước mặt các bạn đang cười ha hả…”

– “… Phải chi tôi giàu và tôi có một chiếc Mercedes 300 SL, tôi xin thề với các bạn là tôi không còn nhút nhát nữa…”

Trong các trường hợp trên, sự nhút nhát được chính các đương sự tiết lộ. Nhưng các nguyên nhân đó… có phải đúng là nguyên nhân không? KHÔNG!

Đó là những người nhút nhát thực thụ nhưng họ lại “tìm một thủ phạm”. Và khuyết điểm mà họ tìm thấy dường như chứng minh được sự nhút nhát này. Chúng ta nên biết rằng một người bình thường sẽ hoàn toàn dửng dưng với cái mũi, hình dáng con người hay màu tóc.

Những gì chúng ta có thể nói được, là sự nhút nhát cơ bản (mà chúng ta phải tìm ở đâu đó) được củng cố bởi một khuyết điểm về thể chất, bởi vì chủ thể đó cứ nghĩ người ta chỉ thấy có khuyết điểm đó thôi.

CÁC TÍNH NHÚT NHÁT ĐỐI VỚI Ở MỘT VÀI CÁ NHÂN

Chẳng hạn như có rất nhiều người trở nên nhút nhát trước một bộ đồng phục (nhất là cảnh sát). Tại sao thế? Bởi vì bộ đồng phục đó tượng trưng cho một rào cản, một điều không thể tranh cãi, để có thể thông cảm được. Bộ đồng phục mà Người Kia đang mặc tạo cho người đối thoại một cảm tưởng bất lực và hụt hẫng. Vì thế mới có cảm giác nhún nhường trước Người Cảnh sát, hoặc sự lạnh lùng, thô lỗ, khiêu khích (mà đây là những thứ bù trừ).

Chúng ta cũng thấy tình trạng nhút nhát nơi các người ngu ngốc. Tại sao? Bởi vì đối với người thông minh, sự ngu ngốc cũng là biểu tượng của vật cản, một bức tường. Sự ngu ngốc ngăn cản sự giao tiếp. Người thông minh không thể nào sử dụng ngôn ngữ của người ngu ngốc để làm cho hiểu được mình. Như thế người thông minh và nhút nhát sợ bị chế giễu (nhục nhã và hụt hẫng) mà không có khả năng trả lời được.

Như vậy, về cơ bản, luôn có những hiện tượng hụt hẫng và tự ti.

Như thế nét đặc trưng của tính nhút nhát là phải biểu lộ ra trước những người khác, trước đồng loại.

Rất hiếm khi người ta thấy một người nhút nhát lên cơn lúc ở nhà (trừ phi tiên đoán được một hành động làm anh ta hoảng sợ; thí dụ một diễn giả phải nói chuyện vào lúc chiều và trong suốt ngày đó anh ta luôn cảm thấy sợ sệt)

Nhưng khi người nhút nhát chỉ có một mình, không có tình huống ghê sợ ngay trước mắt, mọi thứ đều hoàn hảo, anh ta phản ứng một cách tự nhiên.

Và nếu người ta muốn tìm sự sợ hãi chính của người nhút nhát, người ta sẽ thấy nỗi lo sợ sự chế giễu hoặc thái độ không thông cảm.

Thí dụ: Một nhạc sĩ dương cầm đó sẽ lên cơn nhút nhát nếu anh ta phải biểu diễn trước một người không phải là nhạc sĩ, có thể mỉa mai anh ta bởi vì người không biết nhạc đó cảm thấy mình thua kém và sẽ phản ứng lại bằng cách hạ thấp người kia xuống (hay mỉa mai).

Thí dụ khác: một người nào đó cảm thấy rất nhút nhát trước thuộc cấp của mình. Tại sao? Vẫn là do lo sợ bị mỉa mai. Trường hợp này thường hay xảy ra khi các thuộc cấp được tập họp lại. Chẳng hạn một trưởng phòng trước một đám công nhân. Chuyện gì sẽ xảy ra? Đám công nhân đó đại diện cho một khối thống nhất nhưng vẫn cảm thấy thua kém người trưởng phòng. Nếu người trưởng phòng không sử dụng ngôn ngữ của công nhân, sự thua kém kia của đám công nhân này sẽ khởi phát sự mỉa mai (tiềm tàng hoặc tích cực). Một sự mỉa mai mà người trưởng phòng sẽ cảm thấy bất lực, bởi vì như:

– Sợ học vấn cao và vì thế không thể sử dụng cùng chung vũ khí.

– Sợ khi phải nói chuyện quá đúng ngữ pháp mà điều này sẽ làm tăng thêm sự mỉa mai của các công nhân.

Nếu người trưởng phòng quá nhút nhát thì ông ta sẽ ra sao?

Hoặc ông ta phải trân người lại, hoặc ông ta cố vuốt ve những công nhân đó, hoặc để cho sự phẫn nộ của ông ta bùng nổ, hoặc đưa ra các hình phạt. Tất cả những phản ứng này đều bất thường.

TẠI SAO NGƯỜI NHÚT NHÁT SỢ SỰ MỈA MAI

a) Nói một cách chính xác, mỉa mai có nghĩa là sự trái ngược những gì người ta muốn nói với ý định chế giễu hay chê trách.

b) Sự mỉa mai đôi khi giả làm sự dốt nát; nó tinh ranh, cay độc hoặc tàn nhẫn.

c) Chúng ta nên ghi nhận sự mỉa mai đôi khi là vòi xả hơi của chính sự nhút nhát; nó cũng có thể được biểu lộ trong sự phẫn nộ hoặc trong sự tuyệt vọng. Mạnh thêm một chút nữa, nó sẽ trở thành sự nhạo báng.

Thí dụ:

a) Một người nào đó nói với một người rất dễ xúc động như sau: vả lại… ai cũng biết rằng anh rất tự chủ, có phải không…”

b) Một bà nói với một ông nhút nhát: “Thật sao… tôi không ngờ anh nhút nhát đến thế… ngoài sự vụng về và sự đỏ mặt của anh, ai mà nhận ra được chứ…”

Như vậy, chúng ta thấy sự mỉa mai hạ thấp giá trị của người nhận nó; sự mỉa mai làm cho ta trở thành trò cười và hạ thấp ta. Ngay khi nhận lấy lời mỉa mai, người nhút nhát trở thành một món đồ trước mắt các người khác, một vật để người ta nhìn với các khuyết tật được phơi bày. Nhưng người nhút nhát không thể phản ứng được lại sự mỉa mai mà nó đòi hỏi sự đáp trả ngay tức thì (trả lời bốp chát). Các câu trả lời ngay lúc đó chỉ có thể là sự phẫn nộ, một lời chửi bới, một cú đấm (tính hay gây gổ). Những cách trả lời mà thường khi anh ta phải đè nén, bởi vì sự bất lực của mình…

TÍNH NHÚT NHÁT VÀ TÍNH NHẠY CẢM

Tính nhạy cảm là tính cơ hữu căn bản và tự nhiên ở nơi con người. Nó cho phép phản ứng lại tất cả các kích động từ bên trong hoặc bên ngoài. Tất cả những kích động đó có thể được gọi là “tình huống”.

Tính nhạy cảm là một phản ứng cơ bản, khởi phát bởi các thay đổi đột ngột trực tiếp (chẳng hạn như người nhút nhát bất ngờ thấy mình trong một phòng khách và do đó, phải có phản ứng tức thì – một người chứng kiến một tai nạn bất ngờ mà không có sự chuẩn bị trước – một người phải nhận một tin xấu).

Tính nhạy cảm được thể hiện bằng những phản ứng bao quát: về mặt tâm sinh lý, thần kinh, cơ bắp và biểu cảm (bởi vì sự biểu hiện tùy thuộc vào vai trò của cơ bắp).

Chúng ta nên nhắc lại rằng tính nhạy cảm là một phản ứng căn bản; chúng ta có thể phân biệt bốn dạng khác nhau: sự vui thích, phiền muộn, giận dữ, sợ hãi.

KHI NÀO TÍNH NHẠY CẢM LÀ BẤT THƯỜNG

Khi nào thì xảy ra tính nhạy cảm?

Tất nhiên là chứng nhạy cảm xuất hiện khi sự phản ứng vượt qua “giới hạn”… Đến lúc đó cái phản ứng không còn tương xứng với tình huống (thí dụ một người nào đó run sợ khi thấy một con nhện – một người nào đó tê liệt vì sợ khi nghe tiếng động trong bóng tối,…)

Như thế chứng nhạy cảm là:

– một đáp ứng quá mãnh liệt đối với một tình huống.

– một đáp ứng quá lâu với một tình huống.

– một đáp ứng quá hời hợt; có tình trạng không ăn khớp giữa tình cảm (không có hiệu quả sâu đậm) và phản ứng đó vượt qua giới hạn (biểu hiện ồn ào và có vẻ thiếu thành thật, chẳng hạn một cơn “khủng hoảng thần kinh”).

Tất cả các phản ứng của chứng nhạy cảm đều quá mức:

– cười hoặc khóc quá mức và ngắt quãng (từng cơn)

– đỏ mặt hoặc mặt tái xanh.

– đổ mồ hôi quá nhiều.

– cơ mặt co giật.

– nháy mắt liên hồi.

– ánh mắt không tự nhiên.

– cử chỉ giật (từng cơn).

Nhưng con người, nếu được sinh ra với sự xúc cảm của mình thì chứng quá xúc cảm cũng có thể hiện hữu khi mới ra đời. Vì thế chính con người mang thể trạng xúc cảm. Ngoài ra chứng quá xúc cảm cũng có thể phát sinh sau các “cơn sốc mạnh” như: các cơn chấn động thần kinh trầm trọng, các cơn suy nhược sau một chứng bệnh truyền nhiễm, tình trạng kiệt sức kéo dài, các thay đổi về thể dịch: thời kỳ hành kinh, dậy thì hoặc mãn kinh…

Có vài chứng quá xúc cảm được biểu hiện như:

TÍNH XUNG ĐỘNG

Tính xung lực là một loại nhu cầu không thể cưỡng lại được, nó thúc đẩy chủ thể có một hành vi không suy xét: từ đó có một cá tính nguy hiểm, đôi khi tàn nhẫn.

Sự thôi thúc này có thể khởi phát sau một kích thích “nội tại” mà không một nguyên nhân bên ngoài nào can thiệp vào: đó là sự thỏa mãn một bản năng, một ước muốn hoặc một nhu cầu. Nhưng nó cũng có thể phát sinh do một nguyên nhân từ bên ngoài: đến lúc đó phản ứng sẽ ngay tức thì và không tương xứng với tình huống.

Đâu là sự khác biệt giữa chứng nhạy cảm với tính xung động.

Tính xung lực cũng như chứng quá xúc cảm là một nét đặc trưng của sự mất cân bằng tâm lý. Thực ra, tính xung lực và chứng quá xúc cảm dường như lẫn lộn với nhau trong cách phản ứng quá đáng… Nhưng tính xung lực chủ yếu có liên quan đến lòng tự ái và tính nhạy cảm. Như vậy, tính xung lực là một phản ứng tâm lý–xã hội.

Cách tốt nhất là chúng ta xem cách phân loại của FURSAC, phân định rõ bốn loại xung lực:

1 – Các xung lực về cảm xúc, có liên quan đến tính dễ kích động. Chúng thường khởi phát với các tình trạng “đam mê”: ghen tuông, gợi dục, thù hận…

2 – Các xung lực cơ học dường như được phát sinh ngoài các loại hình xúc cảm, thí dụ như những người bị chứng động kinh, những người điên cuồng.

3 – Các xung lực – ám ảnh, dù không muốn nhưng chủ thể vẫn cảm thấy “bị thúc giục” phải thực hiện một hành vi tương ứng với sự ám ảnh.

4 – Các xung lực của chứng lắp lại điệu bộ hoặc lời nói.

Như vậy, chúng ta thấy các xung lực mang nhiều trạng thái rất khác nhau: tình dục, khát máu, phạm tội, hủy diệt, đốt nhà, trốn nhà, trộm cắp, v…v…

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại với tính nhút nhát và tính xúc cảm.

Mọi người nhút nhát đều dễ xúc động sao? Hoặc: bất cứ người nào dễ xúc động cũng đều nhút nhát hết sao?

Người ta gần như không thể đưa ra một câu trả lời thỏa đáng được, bởi vì hai biểu hiện này thường khi gắn bó với nhau rất mật thiết.

Vả lại người ta thường đồng hóa sự nhút nhát là chứng nhạy cảm. Như thế đúng hay sai? Người ta biết rõ người nhạy cảm làm nô lệ cho các phản ứng cảm xúc của mình, và anh ta đồng thời cũng hành động theo sự thôi thúc của băn năng!

Như thế người nhút nhát trong cơn này cũng là nô lệ của những phản ứng đó…

Tính nhút nhát cũng thường xuyên được biểu hiện như là hiện tượng của tính nhạy cảm, và theo đó bất cứ người nào nhạy cảm cũng đều nhút nhát.

Thế mà, khi người ta xét đến tính nhạy cảm, người ta không thể ghép vào đó sự nhút nhát! Theo kinh nghiệm, có rất nhiều người nhạy cảm mà không hề nhút nhát…và nhiều người nhút nhát mà không hề nhạy cảm!

Vì thế chúng ta có thể kết luận rằng: nếu cơn nhút nhát khởi phát chứng nhạy cảm, chứng này có nhiều căn nguyên đặc thù mà chúng ta phải cố tìm hiểu.

Thí dụ:

X… nhút nhát kinh khủng trước mặt phụ nữ với nhiều cơn xúc động. Có chín phần trên mười là chứng dễ xúc động này không hề do sự nhút nhát của anh ta khởi phát; mà do một sự sợ hãi về tính dục.

Nếu chúng ta chữa trị nỗi sợ hãi đó, chúng ta nhận thấy tính nhạy cảm cũng biến mất kể cả tính nhút nhát đặc thù này. Xét cho cùng, X… không hề nhút nhát trước “một phụ nữ” nhưng dễ xúc động vì đè nén. Và sự “căng thẳng”, co rút này, biểu hiện tất cả các triệu chứng của sự nhút nhát.

Một thí dụ khác:

Một cuộc khám lâm sàng cho thấy Z:… có một cảm xúc tự nhiên. Tuy vậy, Z… rất nhút nhát, rất vụng về với nhiều phản ứng quá chậm chạp chỉ trước sự mỉa mai của nữ giới. Trong cơn nhút nhát đó, không một cảm xúc đặc biệt nào xuất hiện. Chỉ một sự “co ro” và một nụ cười miễn cưỡng mới tố cáo được sự nhút nhát.

Thế mà Z… chỉ được một bà mẹ nuôi dạy “nuông chiều”. Thay vì phản kháng lại, anh ta bám lấy bà mẹ, điều đó được anh ta xem như là giải pháp dễ dàng nhất… Đối với Z… tất cả phụ nữ đều đại diện cho một giới tính nguy hiểm, mà anh ta sợ hơn tất cả mọi thứ. (Bởi vì nó đòi hỏi một cố gắng thích nghi). Nhưng anh ta cũng biết tình trạng đó không đúng và trẻ con. Nhưng tiếc thay, anh ta không thể nào thoát ra khỏi một tình thế mà anh ta đã trốn tránh trong từng ấy năm.. Ao ước thầm kín của anh ta (anh đã 34 tuổi) là được nằm thu mình trong cánh tay của phụ nữ như một đứa con nít. Như thế, đây là một trường hợp ấu trĩ đặc thù buộc anh ta nhìn một người phụ nữ không khác gì như mẹ anh; và điều đó làm cho anh ta không thể nào thích ứng với các tình huống khác. Với tất cả phụ nữ mà anh ta gặp, anh ta liền trốn chạy để không gặp vấn đề gì mà tính ấu trĩ của anh ta không thể giải quyết được.

Trong trường hợp này, người ta có thể nghĩ một khí chất bạch huyết và sự bám lấy vào một giải pháp thoải mái và dễ dàng không có những phản kháng kiệt sức, đã ngăn cản sự xuất hiện của tính quá xúc cảm.

Ý kiến của người khác trở thành động cơ chính của người nhút nhát. Người nhút nhát luôn cảm thấy mối đe dọa tiềm tàng, có thể được xác định một cách bất ngờ (một đứa trẻ nhút nhát ngồi trên băng trong một lớp học luôn phải ở trong tình trạng báo động, co rút và sợ sệt dù cho thấy không hề có ai gọi tên nó; tình trạng cảnh giác đó tương ứng với nỗi sợ hãi khi thấy người giáo viên nhìn vào mình, mà việc tra hỏi sẽ làm cơn đó xuất hiện ngay).

– Người nhút nhát rất ngại bị đánh giá, dù cho có thiện ý đi nữa! Bởi vì nếu sự nhận xét thiện ý đó được thực hiện trước mặt những người khác, sẽ tạo cho anh ta cái cảm giác là một vật cảm giác mà anh ta sợ nhất trên đời. (không thể nào phản ứng ngay được)

– Như thế anh ta càng sợ hơn nữa việc bị nhận xét xấu. Tại sao? Đơn giản là sợ thành “một vật” bị hạ thấp và lố bịch.

Điều này cho phép chúng ta kết luận rằng nét cơ bản của tính nhút nhát là cảm giác tự ti, dù cho được xác định hay không. Như vậy sự nhút nhát là một biến thức của sự ức chế.

SỰ TRÌ HOẠN TRONG TÍNH NHÚT NHÁT.

Một nhân viên bước đến cửa văn phòng của ông sếp để xin một cái phép. Đến lúc gõ cửa, một cái gì đó giữ tay anh ta lại, tay để nguyên như thế trong sự do dự. Chuyện gì đã xảy ra?

Tình huống “xin cái phép” đã khởi phát nơi người nhân viên đó:

a) nhu cầu cần thiết gặp mặt sếp của mình.

b) phản ứng cơ học là đứng lên, đi về phía văn phòng của ông sếp.

c) phản ứng cơ học đưa tay lên,

d) đến lúc thực hiện hành vi gõ cửa, năng lượng cần để khởi động hành vi đó bị chặn lại vì một cái thắng tâm lý (nhút nhát, lo sợ,v.v.v…)

Ở đây người ta có sự trì hoãn hành động gõ cửa, với sự chấm dứt hoặc tạm ngừng hành vi đó.

Một đứa trẻ nhạy cảm bỗng nhiên muốn lại ôm mẹ mình để hôn. Nó đứng lên, bước đi rồi chạy. Khi đến gần người mẹ nó rẽ sang nơi khác mà không kết thúc hành vi dự trù trước đó.

Ở đây có sự trì hoãn và thay đổi hành vi, vì một lý do nào đó (sợ việc biểu lộ tình cảm của mình bị một người mẹ đang bận bịu hay độc đoán từ chối).

Sự ức chế là sự ngăn cản nghị lực cần thiết để thực hiện một hành vi. Hành động tâm lý hoặc cơ năng bị giảm hoặc dừng lại.

Dù cho được hiểu rõ đi nữa, sự giáo dục chắc chắn cũng bắt con người phải bị một số ức chế… Có nhiều hành vi, nhiều ước muốn, nhiều bản năng phải bị trì hoãn, ngăn cản, cấm chỉ, hoặc thay đổi tùy theo những quy luật hiện hành của xã hội, gia đình hoặc tôn giáo.

Nói cho cùng, sự giáo dục hướng dẫn các phản ứng và bắt chúng luôn phải thích ứng với những tình huống của thời điểm.

Vì thế người ta mới hiểu sự nguy hiểm của một nền giáo dục không hoàn hảo. Số lượng ức chế cứ tăng và vượt quá mức bình thường; các ức chế này sẽ kéo theo những ức chế khác, tạo thành một chuỗi dài vô tận. Và sự trì hoãn trở thành sự dồn nén.

Sự trì hoãn giam hãm nghị lực (thí dụ nỗi lo sợ làm tiêu tan trí nhớ, tạo ra việc nói lắp hoặc chứng lặng thinh).

Chúng ta đã thấy sự ức chế tùy thuộc vào nền tảng của giáo dục. Nó có cần thiết không? Có thể là có đấy! Có một điều chắc chắn là đối với trẻ con, có nhiều hành vi bản năng phải bị ức chế (chẳng hạn như việc mút các ngón tay, đùa nghịch với các chất bài tiết, đánh đập hay phá hủy,v.v…).

Nhưng ở đây cũng thế, một sự trung dung là tuyệt đối cần thiết để cho sự ức chế vẫn ở mức độ tự nhiên.

Vì sao người nhút nhát bị trì hoãn?

Chúng ta đều biết người nhút nhát không thể nào phản ứng ngay với ý kiến của người khác, nhất là chỉ cho một câu trả lời tạm chấp nhận được: biểu diễn sức mạnh hoặc của trí tuệ của mình.

Ngay lúc này, nghị lực cần thiết bị ngăn chặn, với sự xuất hiện của sự lo âu, của tính xung lực. Vì vậy mới có sự trì hoãn hành vi đáp ứng, sự ngăn chặn nghị lực cần thiết cho lời đáp lại đó.

NHỮNG BÙ TRỪ CỦA SỰ NHÚT NHÁT

Cho đến bây giờ, chúng ta chỉ xem xét trường hợp người nhút nhát “thật sự nhút nhát” mà ai cũng thấy anh ta là người nhút nhát thật, chịu đựng được tính nhút nhát của mình và đau khổ vì nó.

Nói tóm lại, chúng ta chỉ xem xét trường hợp của một người nhút nhát thực thụ, phản ứng một cách rụt rè với những tình huống ghê sợ.

Đây là một người nhút nhát nguyên hình!

Nhưng… còn có cả một đám, một Lễ Hội những Người Nhút Nhát Đeo Mặt Nạ, Nhút Nhát–ma, Nhút Nhát Vô Hình… và Nhút Nhát–anh Hùng Rơm.

Chúng ta hãy mở cửa ra: họ đây rồi!

Nếu sự nhút nhát là nỗi đau, mà nó thật sự như thế, thế con người đang chịu nỗi đau đó sẽ phải như thế nào đây? Anh ta phải tìm cho mình một giải pháp, sự an toàn và thanh thản.

Nhưng sự an toàn và thanh thản đó, anh ta phải tìm ở đâu đây? Nơi chính con người anh ta à? Trong cái mảnh đất bất ổn, đầy những ham muốn và hỗn độn đó à? Không thể nào! Bởi vì anh ta không thể nào tìm được sự an toàn trong sự bất an. Và anh ta cũng không thể nào tìm được sự tự tin trong nỗi lo sợ của chính mình.

Làm sao đây? Đương nhiên là anh ta phải tìm sự thanh thản từ bên ngoài. Chỉ bên ngoài mới ban tặng cho anh ta món quà đó. Hoặc anh ta tìm những sự chăm sóc thích hợp với tâm trạng của mình, sự chăm sóc cho phép anh ta dựa vào đó và trở lại chính con người mình. Hoặc anh ta phải tìm một giải pháp khập khiễng, một điều cực chẳng đã, có thể giúp anh ta – trong suốt thời gian cần thiết – có một ảo tưởng an toàn.

Đến chừng đó chúng ta có một Người Nhút Nhát Đeo Mặt Nạ, với một bộ mặt lập nghiêm, một bề ngoài, một bộ điệu giả tạo mà các tình huống đã áp đặt cho anh ta. Vẻ bề ngoài đó là một tuyến phòng thủ, và một sự an toàn tương đối nhưng không tương ứng với Cái Tôi thật sự… Vẻ bên ngoài đó sẽ là một Cái Tôi ngoài Cái Tôi thật sự, và như thế anh ta có hai nhân cách.

Anh ta giả vờ ung dung, cứng rắn, vô tư, khôi hài. Anh ta chế giễu mỉa mai và nhạo báng. Nhưng tình trạng của vẻ bên ngoài đó lại tùy thuộc vào cường độ của sự nhút nhát. Và sự bù trừ cũng sẽ giống một nhiệt kế. Chúng ta hãy giả dụ sự thấp kém đó chỉ là –100C tước đi, thì sự bù trừ sẽ ghi là + 100C. Bởi vì nó sẽ không bao giờ chỉ O cả, chỉ vì đó là điểm của sự cân bằng và sức lực mà chỉ có sự hồi phục sức khỏe mới có thể đem lại.

Có nhiều vẻ bề ngoài lành tính chỉ xuất hiện tùy theo các tình huống. Nhưng cũng có những “thành lũy”, đã vững chắc và người nhút nhát ẩn mình trong đó. Đó là người Nhút Nhát– Vô Hình. Bởi vì bức thành lũy mà anh ta trưng bày cho người khác xem đã mờ đục, không thể tiếp cận được. Đôi khi được tăng cường bằng kẽm gai, súng ống luôn sẵn sàng khai hỏa, dù cho đó là một con thỏ đi nữa… Đó là một người nhút nhát giả hiệu mà thái độ không còn tương xứng với những cảm xúc phản ứng sâu kín (là nỗi sợ hãi, sự thụt lùi và trốn chạy).

Anh ta đã trở thành một con người khó chịu, tự phụ, khô khan đanh thép, kênh kiệu, khinh bỉ. Đây là một con người quá tự tin, không hề do dự trước bất cứ một tình huống mới nào. Đây là một người không biết sợ thuộc cấp mình, nhưng lại rất bối rối trước cấp trên. Và những người kia, thường bị đánh lừa bởi cái “thành trì” đó, lại tuyên bố: “đây là một người nghị lực”…

Tội cho cái nghị lực đó mà nó thật sự chỉ là một nghị lực giả tạo! Chỉ là một người cứng rắn giả tạo, khô khan giả tạo, một người khinh bỉ giả tạo! Mà đôi khi, về lâu về dài, lại mắc vào trong chính trò chơi của mình. Có phải anh ta đã cố gắng hết lần này đến lần khác để trở nên bất khả xâm phạm sao?… với nỗi sợ tiềm tàng, sợ một viên đá nào đó bị tách ra khỏi thành lũy?

SỰ HOÀN THIỆN

Từ này dường như đã tự định nghĩa rồi: hoàn thiện = hướng tới sự hoàn thiện. Nhưng… sự hoàn thiện nào chứ? Loại hoàn thiện nào? Và tại sao?

Chúng ta nên biết người quá cầu toàn luôn bị sự hoàn thiện ám ảnh. (Hiển nhiên rồi!) Chính sự ám ảnh này cho thấy tính chất bệnh hoạn và không thực.

Vì thế chúng ta phải chỉnh sửa lại.

Thế sự cầu toàn có phải là một nhu cầu thường xuyên được biểu hiện dưới hình thức ám ảnh, thúc đẩy một ai đó phải tìm kiếm sự hoàn thiện không?

Định nghĩa này có đúng không? Không và đây là lý do tại sao:

Người nhút nhát, người có mặc cảm thua kém đang mang tính cách này, biết rất rõ là anh ta không thể nào đạt đến sự hoàn thiện được.

Bởi vì một tình trạng không hoàn thiện không bao giờ cho phép một hành vi hoàn hảo.

Nếu sự hoàn thiện thực thụ đó không thể được với anh ta, dù là bên trong hay bên ngoài, thì nó sẽ được thay thế bằng cái gì đây? Bằng cái vẻ bề ngoài của sự hoàn thiện.

Chúng ta lại phải chỉnh sửa nữa rồi: sự cầu toàn là một nhu cầu thường xuyên, thúc đẩy người có mặc cảm thua kém phải tìm kiếm cái vẻ bề ngoài của sự hoàn thiện; việc tìm kiếm này được đi kèm với một sự ám ảnh mơ hồ, hoặc mãnh liệt, hoặc lo hãi.

Như thế đây là một người, đau khổ vì mặc cảm thua kém, đi tìm một giải pháp mà chính nó sẽ làm cho anh ta đau khổ hơn nữa nhưng lại cứu vớt được dáng vẻ bên ngoài! Vì thế anh ta phải hướng đến một sự hoàn thiện giả tạo nào đó, vĩnh viễn và trọn vẹn.

Vì thế anh ta luôn phải tìm kiếm tất cả những thứ gì có thể giúp anh ta giữ gìn cái dáng vẻ đó. Nhưng việc thừa nhận sự hoàn thiện đó lại tùy thuộc vào ai mới được? Đương nhiên là đồng loại rồi! Vì vậy, người cầu toàn sẽ làm tất cả, không ngừng nghỉ, để cho tất cả những người khác công nhận anh ta là người hoàn hảo. Vì thế anh ta luôn phải duy trì, không một chút suy suyển, một dáng vẻ bên ngoài tuyệt đối hoàn hảo!

Một công việc thường ngày hết sức nặng nhọc với dư luận của thiên hạ luôn vo ve bên tai… Chúng ta không được quên là sự an toàn nội tâm tùy thuộc vào đó? Cá tính bị ám ảnh của người cầu toàn lộ rõ trước mắt mọi người.

Anh ta sẽ là người không hề có sự hoàn thiện nào, không thể nào biết được, không hề khách quan, không thái độ, không bình thản, không hề nhã nhặn. Là một người không hề biết nổi giận, luôn rất tốt, ngay thẳng, liêm chính, trung thành, luôn thương yêu và không bao giờ ghét bỏ… Tất cả những tính tốt phải được gìn giữ từng ngày và giờ phút một, với sự trợ giúp của cái dáng vẻ bên ngoài kia.

Chỉ cần một sự thiếu hụt của một trong những hoàn thiện kia cũng sẽ khởi phát nơi anh ta tình trạng căng thẳng và lo hãi. Bởi vì mấy người khác có thể nhận thấy anh ta có vẻ không đúng với con người thực của mình.

Vì thế, người cầu toàn luôn phải tỏ ra hơn hẳn tất cả những người mà anh quen biết, hoặc giả ngang bằng với những người giỏi nhất! Đây là sự bù trừ hung hãn. Đây là một thách thức, nhưng chúng ta phải chú ý: rằng nó luôn phải được biểu hiện dưới một hình thức hoàn hảo, không có vẻ hung hãn nào nhìn thấy được. Như thế, ở nội tại là thách thức và hung hãn, còn bên ngoài là vẻ tử tế và bình thản tươi cười…

Chúng ta biết trường hợp thông thường của người cầu toàn “nhẹ”, được biểu hiện trong vài tình huống mặc cảm thua kém.

Thí dụ: một người nào đó không chuyên môn trong lãnh vực nào đó trò chuyện với một chuyên viên. Người ta sẽ nhận thấy người cầu toàn gật đầu với nụ cười mỗi khi nghe một từ, một điều gì đó mà người kia nói ra; dường như muốn xác định “phải… đúng…tôi biết rõ việc đó… tôi rất quen với việc đó” trong khi anh ta không biết bất cứ điều gì cả. (Một tình huống mà đối với một người tự nhiên sẽ phản ứng hoặc bằng sự dửng dưng vì sự thiếu hiểu biết của mình, hoặc bằng những câu hỏi. Ngoài ra ở đây, người cầu toàn có thể phản ứng lại bằng” cách đặt nhiều câu hỏi mà anh ta không hề quan tâm đến, nhưng để chứng tỏ anh ta thông minh và lịch thiệp.)

Chẳng hạn như một trường hợp cầu toàn khác “nặng hơn một chút” là một người thư ký đánh máy. Tính nhút nhát của cô ta bắt buộc cô ta phải hoàn thiện công việc làm của mình và có một trí tuệ hoàn hảo cho cái công việc đó. Người ta đề nghị công việc thư ký cho cô ta. Cô ta từ chối với một lý do nào đó; bởi sự e ngại trong nỗi sợ hãi bị người ta nhận thấy mình không đủ năng lực, một tình huống mà sự cầu toàn của cô ta cũng không tài nào thích ứng được.

Bây giờ là một trường hợp cầu toàn “nặng ký”: thái độ bên ngoài của “một đức ông”, hoàn hảo, dửng dưng và thanh thản. Dù đang nghèo đi nữa, anh ta vẫn trả tiền cho mấy người khác. Anh ta từ chối số tiền được hoàn trả lại bằng cách cao giọng và bình thản nói “Coi nào, chuyện đó có đáng gì đâu”. (có nghĩa là: sự cầu toàn làm một đức ông của tôi còn quan trọng hơn thứ đó nhiều…). Có được vài vé xem kịch, anh ta sẽ ban tặng cho bạn bè mình mặc dù anh ta rất muốn xem vở kịch đó (với ngụ ý là “như thế, mấy người đó biết là mình có nhiều mối quan hệ rộng rải… và họ sẽ đánh giá mình cao hơn nữa…”). Anh ta sẽ thực hiện cho những người khác hết vụ vận động này đến vận động khác, anh ta kiếm cả những công việc làm nữa (mà anh sẽ luôn đề cập trong câu chuyện với vẻ dửng dưng “ồ, đối với tôi chuyện đó có nghĩa gì đâu, có đúng không?…).

Anh ta sẽ quậy trời phá biển để giúp đỡ những người khác. Và cũng vì “cho những người khác”, anh ta sẽ cảm thấy dễ chịu trước những người mà anh xin xỏ. Có phải đây là sự an toàn được tượng trưng bằng vai trò của người bảo hộ không? Và đối với những người anh giúp đỡ, có phải anh ta có “quen biết nhiều không”?…

Tất nhiên là khi anh ta xin xỏ cho chính mình, cái mặc cảm thấp hèn sẽ lộ ra, và sự vụng về của anh ta sẽ đưa anh ta đến thất bại. Vả lại, mọi người đều quá quen với thái độ “Đức ông Thập Toàn”, anh ta sẽ không bao giờ nghĩ đến việc xin xỏ cho chính mình, nếu đó không phải là những công việc hết sức béo bở… mà anh ta sẽ miễn cưỡng chấp nhận.

Đúng là một vòng luẩn quẩn… Đức ông đó, dù cho có nghèo đi nữa, luôn vẫn là một đức ông nghèo. Làm sao anh ta có thể làm khác được, bởi vì sự an toàn của anh ta tùy thuộc vào cái vai trò của anh ta mà những người khác tưởng rằng cái vẻ bên ngoài đó là thật.

Về cơ bản, một người như thế luôn bị mặc cảm thua kém và có một sự nhục nhã sâu đậm.

Như thế, người cầu toàn trở thành một người mà thái độ phải tùy thuộc chặt chẽ vào người khác, và do đồng loại áp đặt. Nhưng sự cầu toàn là một bù trừ của mặc cảm tự ti trước những người khác. Như thế nó là một thách thức (bên trong là hung hãn) được ném vào những người khác.

Và chúng ta có:

– sự nhút nhát trước những người khác… điều đó dẫn đến…

– thách thức những người khác…… điều đó dẫn đến…

– sự từ khước những người khác… điều đó dẫn đến…

– một dáng bên ngoài hoàn thiện…. điều đó dẫn đến…

– sự cần đến những người khác.

Như thế, người ta thấy rõ có sự mâu thuẫn quan trọng ở đây: anh ta gạt những người khác qua một bên nhưng anh ta lại cần đến chính những người đó để hô vang sự hoàn thiện của mình!

Và vì người cầu toàn luôn phải ở trong tình trạng thách thức, nên anh ta luôn coi mình như là một người độc lập. Nhưng anh ta không thể nào là người độc lập bởi vì sự an toàn của anh ta phải tùy thuộc vào ý kiến của người khác. Anh ta sẽ gạt bỏ một cách quá đáng cái ý nghĩ “đám đông” với danh nghĩa của một người độc lập. Nhưng đám đông đó lại tung hô anh ta, nhưng không sao đâu, bởi vì anh ta sẽ không gạt bỏ họ nữa, với điều kiện là họ phải tuyên bố tính ưu việt và sự hoàn thiện của anh ta.

Vả lại người cầu toàn luôn lo hãi với chính mình. Bởi vì anh ta luôn phải chìm đắm trong sự mâu thuẫn của cái “tôi” và cái mà anh ta “có vẻ”. Và dù anh ta chỉ một mình, những người khác luôn vẫn có mặt; đến lúc này anh ta tạo ra cho mình những loại vũ khí khác, hoặc nghiền ngẫm ý kiến của họ…

Như người nhút nhát, người cầu toàn cũng bị ức chế.

Là điều tất nhiên! Tính tự nhiên đã chết nơi anh ta rồi, nếu không nó sẽ để lộ ra bản chất thật của anh ta… Những “tự nhiên” duy nhất được kiểm soát của anh ta chỉ là những thứ phải tương ứng với dáng vẻ bên ngoài của anh ta mà thôi: chẳng hạn như sự thẳng thắn, lòng tốt, sự trung thực, sự phẫn nộ đáng mến.

Người cầu toàn là một con người cô độc. Không phải vì khôn ngoan, mà trái lại! Nhưng vì sợ phải bước tới và để lộ ra mình. Đó là một người với nội tâm khô khan mà chỉ liệu pháp tâm lý mới có thể trả anh ta về với con người thật của mình.

Tôi tóm tắt lại quá trình: Cầu toàn = dáng vẻ bên ngoài = tự an toàn xuất phát từ tình trạng bất an.

Tình trạng bất an = nhút nhát = đau khổ = giải pháp (phải thoải mái, phải ưu việt) = không thể nào thoải mái vì nhút nhát = phải tỏ vẻ thoải mái = hoàn thiện việc “phải tỏ vẻ thoải mái” để không một ai biết được sự thật = dửng dưng = hoàn thiện trong dửng dưng = hoàn thiện thái độ, lời nói, kiến thức, tâm lý = sự ức chế những “tự nhiên” = khô khan = cô độc

NGƯỜI HUNG HÃN

Một cánh cửa. Trên cánh cửa đó có một tấm biển:

Chú ý! Người ta bắn mà không cảnh báo.

Chúng ta đang ở trong hang ổ của một kẻ hung hãn! Đột nhiên chúng ta bị mờ mắt vì những tia sáng, lời công kích, nhạo báng và những cái tát. Tất cả hang ổ đều rung rinh: sàn nhà, các bức tường, những cư dân trong đó. Đối diện với mọi thứ đó, như một cơn bão tố, một tên nhút nhát– anh hùng rơm: kẻ hung hãn.

Trong lúc nghỉ: mày chau lại, hàm cắn chặt lại, tay nắm lại rất nóng nẩy, nhưng tỏ vẻ rất tự tin. Thái độ của anh ta cho thấy anh ta không hề sợ bất cứ thứ gì, bất cứ ai. Mới thoạt nhìn, dường như anh ta cũng không hề sợ chính mình nữa.

Trong lúc hành động: bị kích động, la hét, khoa tay múa chân, né tránh, tấn công, dù không một ai dám tấn công anh ta, chế giễu, nhạo báng, trả lời trước khi người ta nói. Chứng minh một cách tuyệt vời tấm biển treo ở phía trên.

Luôn luôn: Cứng đờ, tràn đầy sinh khí, co cúm, như thể đặc sệt do cơ cứng thần kinh.

Sẽ là một điều bình thường, nếu trước một tình huống mới, người hung hãn này có một thời gian nghỉ ngơi, cho phép anh ta xem xét những sự kiện mới và từ đó có sự thích ứng phù hợp… Nhưng đối với anh ta là không thể. Anh ta đứng ngay lên khi người ta chỉ mới nhìn anh ta thôi, chỉa ra các vũ khí của mình và bắn tới xối xả. Anh ta lao tới trước bất chấp tất cả, hiên ngang trong cơn cuồng phong mà anh ta vừa tạo ra; chạy với đầu đưa tới trước, hất tung mớ tình huống hỗn độn mà dường như anh ta vừa phá tan hoang. Thế đối với anh ta, người ta sẽ hành xử sao đây? Người ta phải mang bao tay, thật nhẹ nhàng, chuẩn bị câu nói của mình, nghiền ngẫm cho thật kỹ, nghĩ tới nghĩ lui… Và người ta nhẹ nhàng bước thật nhẹ trên đầu các ngón chân. Một cái sốc nhỏ thôi (và chỉ có trời mới biết anh ta nhạy cảm đến mức nào) cũng sẽ khơi dậy cơn sấm sét. Người ta cúi đầu chạy. Vợ anh ta rút lui, mấy đứa con run rẩy, bạn bè biến mất. Người ta dè chừng anh ta, đôi khi ghét anh ta nữa. Người ta thường xuyên thèm muốn cái gọi là sức mạnh phát ra từ anh ta. Người ta phục cách anh ta không biết sợ ai, người ta sợ những lời quát tháo đanh thép, nhạo báng và hạ nhục của anh ta.

Anh ta có phải là một người thấp kém không? Người hung hãn quát tháo, dạy khôn một cách sống sượng, như kẻ bề trên phán ra một lời châm chích nào đó.

Có một thượng cấp nào xuất hiện không? Lúc này người hung hãn liền thay đổi thái độ, trở nên dịu dàng hơn. Anh ta cất bỏ hết vũ khí và hang ổ trở thành một cái giường đầy hoa hồng… Xin hãy dịu ngọt giùm, ông thượng cấp, bởi vì người hung hãn này thật ra chỉ là một người nhút nhát to xác mà thôi…

Và cũng chính người hung hãn này, trong lúc tâm tình hiếm hoi vào lúc chiều tà sau vài ly rượu, có thể sẽ nói với bạn “tôi à! tôi nhu nhược và nhút nhát… nhưng vào một ngày nọ tôi đã quá chán và bắt đầu phản ứng lại…”

Và anh ta khoái trá nhìn đôi bàn tay mình. Bởi vì vào ngày đó anh ta đã nắm hai bàn tay lại, và bắt đầu đánh lại. Bên phải, bên trái, đằng trước rồi đến phía sau, đánh tứ phía. Anh ta đánh trả tất cả những gì có thể là một mối nguy hiểm đối với anh ta… Nhưng tất cả mọi thứ đều là mối nguy hiểm, bởi vì anh ta quá nhút nhát! Vì thế, sẽ dễ hiểu thôi, anh ta đánh trả mọi thứ để cho quen tay và để tự bảo vệ chống lại nỗi sợ hãi.

Một người nhút nhát–thực thụ đã ra đời và những người chung quanh phải dè chừng thôi. Hãy nhìn anh ta xem. Mọi thứ đều giả tạo! Anh ta dùng mã trái bom nguyên tử chỉ để đào một cái giếng. Giọng nói của anh ta không thật, cái nắm tay của anh ta, cứng như búa không thật. Dáng đi giật giật, cứng nhắc, quá mau cũng không thật. Nụ cười miễn cưỡng, quyết đoán cũng giả nốt! Người hung hãn là một tổng hợp những điều giả hiệu trong một cái tháp chuông xiêu vẹo.

Như thế, người hung hãn tưởng chừng đã hành động đúng. Anh ta nghĩ mình đã “cương quyết” trong sự phản công, dù việc đó xảy ra ngoài ý muốn của anh ta. Thường khi, các cố gắng được vận dụng để vượt qua tính nhút nhát hoặc tính dễ xúc động đã làm suy yếu hệ thần kinh của anh ta. Và anh ta trở nên quá kích thích cũng bằng anh ta bị suy nhược…

Tính hung hãn là gì?

Môn sinh học dạy cho chúng thấy tính hung hãn là nét cơ bản của con người. Nó cũng cho chúng ta thấy ở thú vật và ở con người, tính hung hãn được gắn liền với bản năng.

Tính hung hãn đó, trong nghĩa cơ bản, cho phép cơ thể chúng ta sử dụng tất cả những gì chung quanh ta để đáp ứng những nhu cầu chủ yếu của cuộc sống.

Với ý nghĩa này, sự hung hãn là tự nhiên.

Freud, trong lý thuyết về bản năng của mình, đã dự kiến hai bản năng cơ bản:

a) Bản năng của sự sống, được tượng trưng bởi bản năng tình dục.

b) Bản năng của sự chết, được đại diện bởi các xung lực hung hãn và các khuynh hướng hủy diệt.

Như thế, vẫn theo Freud, các hiện tượng của cuộc đời đều xuất phát từ sự kết hợp hoặc sự đối chọi của hai bản năng đó.

Anna Freud có nói như sau “ớ trẻ nít, có hai bản năng song hành hoặc hợp nhất đó. Các xung động tính dục tìm lấy sức mạnh của chúng trong các xung động hung hãn và nhờ đó mà những xung động tính dục đạt đến mục đích của chúng”.

Như thế, các xung lực hung hãn bị lột bỏ những hậu quả hủy diệt của chúng và hướng về cuộc sống (tình dục) thay vì hướng đến sự tàn phá (sự chết)

TÍNH HUNG HÃN NƠI TRẺ NÍT.

Thế đứa trẻ phải làm gì? Nó cố bảo đảm cuộc đời của nó.

Bằng cách nào? Bằng việc vận hành các bản năng hung hãn của nó.

Trước tình hình đó, gia đình nó sẽ làm gì đây? Gia đình sẽ hướng dẫn, điều khiển, đưa vào khuôn phép cuộc đời của đứa trẻ. Bằng cách nào? Bằng cách dùng những phương sách hung hãn không kém để ép buộc đứa trẻ. Như vậy sẽ có sự khiêu khích (đứa trẻ) chống lại sự hung hãn (gia đình) với các giao thoa vững bền giữa hai lực đó.

Nếu chúng ta có trường hợp của một đứa trẻ bình thường trong một gia đình bình thường và có hiểu biết, thì mọi việc đều êm xuôi: đứa trẻ sẽ được hướng đến những phản ứng có tính xây dựng.

Nhưng nếu các cha mẹ hành động quá đáng:

a) khi đòi hỏi quá mức, quá độc tài hay quá chuyên quyền.

b) khi tỏ ra quá dễ dãi, mau chóng nhượng bộ những yêu sách quá mức của đứa trẻ; thì các phản ứng của đứa trẻ chắc chắn sẽ không bình thường nữa, cũng giống như của các bậc cha mẹ.

Heuyer đã nhấn mạnh đến phản ứng chống đối của đứa trẻ, mà thường khi là điểm khởi phát của các thiểu năng hay các rối loạn thần kinh (trốn nhà, tính đạo đức giả, sự hận thù ngấm ngầm, sự hận thù ra mặt, các lời hăm dọa bị đè nén hoặc công khai). Ở đây, các “dồn nén” dĩ nhiên sẽ nghiêm trọng hơn, bởi vì sự dồn nén ngăn chặn bất cứ việc giải tỏa nào, và theo thời gian sẽ sản sinh ra rất nhiều rối loạn nghiêm trọng của cá tính.

Đến lúc đó, đứa trẻ sẽ làm gì?

Nếu dưới mắt của đứa trẻ, gia đình là mối nguy hiểm, hoặc là một thực tế đau buồn, đứa trẻ sẽ trốn chạy để hướng đến những khái niệm tưởng tượng, mà chúng được xem như là những bù trừ. Và nếu như nó không có các thiên hướng về thần kinh, những bù trừ kia sẽ là nền tảng của một thái độ không bình thường trong tương lai.

TÍNH HUNG HÃN NƠI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Nơi người trưởng thành, tính hung hãn là một khuynh hướng có tính tấn công. Người ta nhận thấy nó ở những người trong tình trạng thù hận. Tính hung hãn có thể năng động hoặc bị dồn nén (chẳng hạn nhân danh các nguyên tắc luân lý: một người trưởng thanh, trong nội tâm, có tính hung hãn chống lại bố mình và đè nén sự hung hãn này vì “Luân lý cấm đoán việc tấn công lại cha mình dù dưới bất cứ hình thức nào”).

Sự hung hãn cấu trúc theo thể tạng.

Được thấy nơi những người dễ xúc động và hung bạo, những người mắc chứng động kinh, ở vài chủng tộc.

Người mắc chứng paranoia (hoang tưởng) cũng có tính hung hãn thể tạng, và tỉnh táo, không ngừng cảnh giác và không bao giờ hòa hoãn.

Tính hung hãn thụ đắc.

Đó là các tính hung hãn ngẫu nhiên, hậu quả của một tình trạng tâm lý, cũng có thể do tai nạn. Chẳng hạn trong các trường hợp tính nhạy cảm quá mức, trong các vụ va chạm tự ái trong các tình huống đam mê.

Các chấn thương sọ não thường khi cũng để lại những rối loạn về cá tính, đôi khi khởi phát tính hung hãn.

Người ta cũng bắt gặp tính hung hãn hậu phát trong bệnh phân liệt, những người bị thần kinh hoang tưởng (chủ thể nghe “tiếng nói” bắt anh ta phải hung hãn), ở những người mắc chứng hoang tưởng bị truy hại, những kẻ thích truy hại, những người có tính ghen hoang tưởng, v.v…

Thế còn người hung hãn của chúng ta trong những trường hợp đó thì sao?

Thì anh bạn hung hãn của chúng ta sẽ đơn giản núp trong cơ chế bù trừ trước nỗi sợ hãi và trước sự trốn chạy do cơn sợ hãi này ra lệnh.

Trước sự sợ hãi? Thái độ của anh ta dường đã cho thấy không những anh ta không sợ, mà trái lại anh ta không bao giờ biết sợ là gì.

Trốn chạy à? Đơn giản anh ta sẽ tấn công, anh ta lao tới trước, anh ta đâm đầu tới trước, ngay trước khi người ta chạm phải anh ta.

Rồi sao nữa?… chúng ta lại rơi vào cái trò chơi của sự mệt mỏi trở thành cuồng động và được xem như một hành động cương quyết.

Người hung hãn cũng năng động lắm, anh ta tưởng hành động của mình là thật, cương quyết và mong muốn. Anh ta cho là nghiêm túc. Anh tưởng sự cuồng động của mình là sinh khí, mà anh ta gặt hái được bằng chính sức lực của mình bằng cách cắn răng và nắm tay lại để vượt qua tính nhút nhát.

Có phải là điều hợp lý khi anh ta xem mình nghiêm túc, bởi vì anh ta tin như thế? (trong khi hệ thần kinh của anh được bù trừ mà anh không hề hay biết). Có phải là điều hợp lý khi người hung hãn đó tự khâm phục mình không? Thử nghĩ xem? Anh ta dám vượt qua tính nhút nhát của mình, bằng chính bản thân! Là người luôn sợ những người khác, bây giờ lại làm cho những người khác phải sợ lại!” Nhờ vào những cuộc tấn công liên hồi, anh ta nghĩ mình rất tự tin. Anh ta còn tỏ ra ngạc nhiên, một cách hết sức ngây thơ, khi thấy quanh mình bây giờ không còn ai…

Nhưng đôi khi, người hung hãn cảm thấy “mọi thứ này có vẻ gì đó không thật”. Anh ta cảm nhận sức mạnh của anh ta là giả tạo, sinh khí của anh ta bị hoang phí đi khắp nơi cũng là một sinh khí– giả tạo.

Vì vậy, anh ta cảm thấy sự mâu thuẫn giữa cái mình thật là và cái mình tưởng là (cũng giống như người cầu toàn). Và sự mâu thuẫn này phát sinh sự lo hãi. Như thế anh ta phải bù trừ cho nỗi lo hãi kia bằng cách tăng cường tính hung hãn của mình! Và ở đây cũng hình thành cái vòng luẩn quẩn. Anh ta tiêu xài sinh lực của mình một cách vô ích, cố gắng hết lần này đến lần khác để giữ nguyên “cái mức” sinh khí của anh ta, và sau vài năm như thế, anh ta sẽ tiến thẳng đến sự suy nhược thần kinh.

Đến lúc đó anh ta sẽ bắt gặp các hiện tượng của sự mệt mỏi: kiệt sức, suy nhược, cuồng động. Sự suy nhược làm gia tăng tính nhút nhát ban đầu; sự cuồng động làm tăng thêm tính hung hãn… cho đến lúc gãy đổ hoàn toàn.

CƠ CHẾ PHỨC TẠP CỦA SỰ NHÚT NHÁT

Cơ chế này vô cùng phức tạp. Bởi vì một người nhút nhát luôn chỉ là người nhút nhát. Tùy theo các tình huống, anh ta sẽ trải qua tất cả các giai đoạn chồng chéo của sự nhút nhát. Bây giờ anh ta đang nhút nhát, nhưng rồi đây tùy theo các tình huống anh ta sẽ là người cầu toàn, và ngày mai sẽ là người hung hãn. Chúng ta đều biết các điểm tệ hại của người nhút nhát là: sự bất lực, tình trạng “không thể muốn“, tình trạng không thể thích ứng với một hoàn cảnh.

Nói tóm lại:

– Sự nhút nhát và chứng quá xúc cảm thường hay liên kết với nhau.

– Đối với người nhút nhát luôn có trường hợp co rút người lại hoặc sự ngoại xuất mãnh liệt.

– Người nhút nhát luôn “nghiền ngẫm các thất bại của mình, mà điều đó làm gia tăng tính nhút nhát.

– Khát vọng của người nhút nhát (đôi khi rất thông minh) bị tính nhút nhát ngăn trở, vì thế mới phát sinh ra sự kiêu ngạo (an toàn)

– Tùy theo các tình huống, người nhút nhát luôn khởi phát những hành động phản xạ bảo vệ (thái độ xấc láo, cau có, khô khan).

Mỗi tình trạng của cơ chế này lần lượt sẽ mang đến cho anh ta sự an toàn của thời điểm, nhưng như thế chưa phải là hết!

Bởi vì tính nhút nhát đó có thể được cấy ghép nhiều hiện tượng khác dù một phần hay hoàn toàn: tính ái kỷ, tính tội lỗi, sự tự trừng phạt, nỗi lo hãi, sự đồng tính luyến ái, đè nén.

PHƯƠNG CÁCH CHỮA TRỊ TÍNH NHÚT NHÁT

Tính nhút nhát có thể được chữa khỏi không? Được. Có một phương pháp chữa trị nào cho tính nhút nhát không? Không.

Nhưng lại có một cách điều trị nào đó cho một loại nhút nhát nào đó. Chúng ta nên nhớ là gần như có bao nhiêu loại hình nhút nhát cho bấy nhiêu người nhút nhát. Và “tính nhút nhát” đôi khi là một nhãn hiệu bao phủ nhiều đường dẫn hoàn toàn khác nhau…!

Trong mỗi trường hợp, chúng ta phải đánh giá một cách chính xác các yếu tố về thể tạng hoặc mắc phải. Và nếu tính nhút nhát mắc phải là do các yếu tố tâm lý thì phương cách chữa trị cũng phải là một liệu pháp tâm lý.

Phương thức tâm lý trị liệu theo chiều sâu hoặc phân tâm học luôn được áp dụng thành công.

Có cần phải “thuyết phục” người nhút nhát không?

Người nhút nhát biết rõ việc thuyết phục không hề có kết quả với anh ta. Anh ta đã chẳng phải cố gắng hết lần này đến lần khác để tự giải thích mình hay sao? Để tự chứng minh sự bất hợp lý của “căn bệnh đó” sao? Dĩ nhiên là anh ta muốn loại bỏ sự thiểu năng của mình. Anh ta rất muốn nhưng không thể được. Và trong sự cố gắng để tương hợp sự mong muốn và khả năng làm được, anh ta tìm kiếm trong chính mình tất cả các lý do hợp lý mà anh ta có.

Chẳng hạn ông luật sư đó, rất thông minh và cũng rất nhút nhát, đẹp trai, giàu có và được ngưỡng mộ. Ông luôn tự nhủ mình “Coi nào, mày đẹp trai và giàu đấy… Mọi người đều ngưỡng mộ mày… Vì thế mày không có lý do gì để nhút nhát cả!”. Nhưng điều đó để làm gì kia chứ? Không ích gì cả.

Bởi vì các yếu tố hợp lý không thể loại bỏ các yếu tố cảm xúc.

Thế thì sao?

Tôi nhắc lại là tính nhút nhát là một thể rất phức tạp nếu để xét như một tổng thể. Vì thế, liệu pháp, trước tiên phải là:

– Khám phá các mặc cảm, tổn thương tinh thần, hụt hẫng, các điều xấu hổ.

– Khám phá các “kết tinh” của người nhút nhát. Chúng ta nên biết người nhút nhát thường bị chặn đứng bởi các sự kiện xẩy ra trước đó mà anh ta luôn bị gắn chặt vào. Những sự kiện trước đó giống như một cây đinh được đóng vào trong cái quá khứ cảm xúc của anh ta.

Nhưng nếu cơ thể của người nhút nhát có lớn lên, già đi và tiến triển nhưng một phần của cảm xúc anh ta vẫn bị đóng dính vào cây đinh đó! Như một mảnh giẻ bay phất phới ở phía sau vậy…

– Như vậy, anh ta sẽ phản ứng với một tình huống của hôm nay… bằng một cảm xúc của hôm qua. Vì thế việc tìm kiếm các “tính nết trẻ con” là rất quan trọng.

Thế nào là “tính nết trẻ con”?

Đúng theo nghĩa tâm lý, tính nết trẻ con là một sự cắm chốt của cảm xúc hay của xúc động trong qua khứ. Việc cắm chốt này ngăn cản sự phát triển tâm lý của chủ thể trong bất cứ tình huống nào có liên quan đến nó. Việc cắm chốt này cũng có thể xác định một phần lớn thái độ, bắt chủ thể chỉ phản ứng bằng mỗi một cách duy nhất trước những tình huống khác nhau.

Thí dụ: Christiane, ba mươi tuổi. Christiane rất nhút nhát, nhất là trước mặt đàn ông… mà điều đó càng tăng thêm nét duyên dáng của cô ta. Quả thật, cô ta rất có duyên, rất đẹp và có vẻ như mới có mười sáu tuổi thôi.

Các yếu tố của cuộc đời của Christiane là như thế nào?

– Bà mẹ (mẹ kế) hằn học.

– Cha yếu đuối, rất yêu cô con gái của mình… và sợ vợ mình. Vì ở trong tình trạng hoàn toàn bất an, Christiane đeo bám vào cha và luôn “đóng vai trò” cô bé. Trò chơi này giúp cho ông bố che chở đứa con và làm cho ông lầm tưởng vào một sức mạnh mà ông không hề có. Trò chơi đó tiếp diễn không ngừng: bởi vì sự an toàn của Christiane và người bố được trả bằng cái giá đó.

Đôi khi bị bà mẹ đánh, luôn bị mất thể diện, Christiane thành thử rất ghét đàn bà. Cô ta lớn lên trong cái không khí đó nhưng vẫn giữ cái trò chơi kia với ông bố mà cô ta trải rộng ra với tất cả đàn ông. Cô ta ăn mặc như một bé gái, có dáng vẻ và cử chỉ của một bé gái. Toàn bộ thái độ của cô ta bị thay đổi.

Đến năm hai mươi tuổi, cô ta mất hết cha mẹ mình trong một tai nạn xe cộ. Giờ đây Christiane đơn độc, không sức mạnh tinh thần, bị ức chế, tủi thân, hoang mang.

Cô ta kiếm chồng nhưng vẫn giữ trò chơi ấy, mà đối với cô ta đã trở thành cái phản ứng duy nhất có thể trước những tình huống hoàn toàn khác nhau?

Cô ta bám víu vào bất cứ người đàn ông nào mà cô ta quen, bởi vì đối với cô ta, những người đàn ông đó gợi nhớ lại cha cô và sự an toàn. Nhưng các người đàn ông đó mau chóng rút lui, dù cho lúc đầu còn cảm thấy vui thích với hành vi trẻ con đó và cảm thấy hài lòng trong việc che chở cho cô ta. Christiane đã yêu cầu quá nhiều mà không hề ban tặng lại bất cứ điều gì. Nhưng thất bại cứ chồng chất lên nhau cho đến cô ta ba mươi tuổi. Cô ta trở nên yếu đuối, nóng nảy, lo hãi, có tính trẻ con… Và đến khi ba mươi tuổi, cô ta vẫn phản ứng như hồi mới mười lăm tuổi, với một thái độ cứng nhắc duy nhất.

Nhưng… Christiane có phải là người thật sự “nhút nhát” không? Không! Cô ta bị “cắm chốt” vào cha cô mà cô gán cho tất cả những người đàn ông khác, mà cô đòi hỏi như cô đã đòi hỏi ở bố cô: sự che chở. Và như thế, ngay từ đầu cô tự đặt mình không phải như một người vợ tiềm năng, mà là một bé gái…

Trường hợp này cũng thế, tính “nhút nhát” là một màn giả tạo…

Vì thế, liệu pháp tâm lý phải phân tích rõ các điều kiện sống: gia đình, học vấn, hôn nhân, tôn giáo, v v., phân tích các tội lỗi các điều xấu xa.

Người ta cũng phải xem xét tính nhút nhát đó có phải bắt nguồn từ vấn đề tình dục khởi phát từ thời thiếu niên.

TÍNH NHÚT NHÁT VỚI TUỔI THIẾU NIÊN

Trong thời kỳ thiếu niên, có xuất hiện một dạng nhút nhát rất đặc biệt đối với người khác phái. Với người nhút nhát, đây là dạng hăm dọa mới. Nhưng đối với người không– nhút nhát, nó vẫn có. Tất cả những đặc điểm xúc cảm của thời thiếu niên đều bị hướng đến một lãnh vực hoàn toàn xa lạ và đáng lo ngại. Bất cứ sự hiện diện nào của phụ nữ cũng làm tê liệt tất cả bọn thanh niên, mà đó là những nhục hình quen thuộc của mỗi ngày: chào hỏi một phụ nữ… chào từ biệt một phụ nữ,… ngồi ăn tiệc cạnh một phụ nữ… mua một món gì đó mà người bán hàng là phụ nữ (mà đôi khi gây ra sự trốn chạy)… bắt buộc phải nhường chỗ của mình cho một phụ nữ trên xe buýt (thường khi sự “tê liệt” gắn chặt anh thanh niên này vào chỗ ngồi và như thế tỏ ra là người thô lỗ). Và anh chàng trai trẻ của chúng ta trở nên vụng về, thiếu tế nhị, cứng đờ, đôi khi trở nên bất lịch sự và trơ trẽn đối với phụ nữ.

Trong khi các cô gái che giấu sự vụng về của họ dưới một dạng mỉa mai khiêu khích thì bọn con trai đáp lại bằng sự xem thường và khinh bỉ. Tất cả những điều này đều không xa lạ.

Nhưng (về mặt xã hội) thuộc về ai cái quyền khởi xướng tiếp cận? Và sự khai tâm về tình dục đây? Về đứa con trai. Nhưng nếu sự nhút nhát–xem thường, nếu sự nhút nhát–khinh bỉ, nói tóm lại nếu nỗi sợ hãi kéo dài quá lâu, những hậu quả nặng nề nhất có thể được phát sinh. Đi từ việc tình trạng độc thân kéo dài cho đến các chứng loạn dâm, lướt qua chứng đồng tính luyến ái tiềm tàng hoặc bộc phát. Đương nhiên là với một chuỗi dài các triệu chứng phụ như chứng quá xúc cảm, mặc cảm tội lỗi, sự tự trừng phạt…

Một khi tất cả các cơ chế này được phơi bày ra, đến chừng đó mới thực sự bắt đầu công việc chữa trị. Công việc giải tỏa, công việc diệt trừ, công việc chỉnh sửa hoặc cải tạo.

Tất cả những điều này đều tùy thuộc vào các liệu pháp tâm lý mà chúng ta sẽ nói ở phần sau.

Vẻ bên ngoài của người nhút nhát sẽ bị phá bỏ và từng bước một, nhà tâm lý đi ngược lại lối mòn. Từng khoảng một của cuộc đời. Các lối mòn đó sẽ được đồng hành và như thế người nhút nhát mới thấy được anh ta đã phản ứng như thế nào trước các tình huống nhân quả và cách mà anh ta đáng lý ra phải hành động! Không còn bị ngăn chặn, người nhút nhát sẽ bắt đầu lại từ con số không. Anh ta sẽ nhận ra ngay cách hành động bình thường. Sự thích ứng trở lại sẽ được thực hiện một cách hài hòa với sự hình thành một số thói quen mới thích hợp với thể trạng và tâm lý của cá thể đó. Đương nhiên là những thói quen đó phải bao gồm trong một hệ thống có khuynh hướng dẫn đến một mục đích, và phụ thuộc vào chính các khả năng đó.

Và người nhút nhát, mà trước đây chỉ biết chơi có vài nốt nhạc, sẽ bắt đầu học cách chơi cả một bản nhạc.

Sẽ không còn là một cựu nhút nhát đang đứng trước mặt nhà tâm lý, mà là một người vừa mới tìm thấy lại chính mình, một con người mới chủ động thích nghi một cách đúng đắn với các tình huống. Anh ta sẽ sung sướng như chưa bao giờ cảm thấy như thế, cảm nhận trong anh ta một tự do cứ lớn dần, một thích thú giao du, một sự lịch thiệp hào phóng, hít thở một luồng khí mới mà anh ta không hề biết mùi vị…

Đến lúc này, người nhút nhát, một con người cô độc và lẽ loi trở thành một người thích hòa đồng. Anh ta sẽ bước vào hàng ngũ của những người năng động, có thể mong muốn và làm được. Con người mới này cũng có thể ban tặng. Bởi vì sự hào phóng có nghĩa là dồi dào nhưng bạn chỉ có thể cho những gì bạn đang có mà thôi! Và người nhút nhát đó, dù cho là bị suy nhược hay hung hãn đi nữa, có thể cho được gì, trong khi anh ta chẳng có gì cả? Làm sao anh ta dám làm một việc gì đó trong khi anh ta luôn phải ở trong tư thế phòng thủ? Sự trốn chạy của anh ta là một hình thức phòng vệ, tính hung hãn là một phòng thủ.

Như vậy, đạt được sự cân bằng gần như là một nhiệm vụ, trong cái thời đại mệt mỏi và tầm thường hóa này của chúng ta. Tất cả những người đàn ông đều muốn hành động (nhưng không thể hoặc không dám), nhưng họ có nên chú ý đến nguyên tắc đạo đức đầu tiên là phải tự hoàn thiện mình, tự cân bằng để có thể chạm ngón tay vào sự hòa đồng của nhân loại… cho hạnh phúc của chính họ không?

 


Created by AM Word2CHM


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.