Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại

III. HƯỚNG VÀO NHỮNG VÙNG SÂU THẲM



SỰ TỰ DO LIÊN TƯỞNG

Chúng ta hướng đến tâm phân học. Nhưng trước khi chạm vào cái phần rất quan trọng này, đây là phương cách rất lý thú của việc phân tích tâm lý, được gọi là “Sự Tự do Liên Tưởng”.

Nhà tâm lý học nói một từ, người bệnh phải trả lời, hoặc bằng một từ khác, hoặc bằng một ý tưởng hay một cảm xúc mà cái từ kia đã gợi ý cho anh ta.

Thí dụ:

Nhà tâm lý nói: tuyết.

Bệnh nhân trả lời: trắng – hoặc sắc trắng –mùa đông – trong trắng –thiếu nữ – v.v…

Một liên kết ý nghĩ giữa từ tuyết với: trắng, sắc trắng, mùa đông là sơ đẳng.

Giữa tuyết với: trong trắng là một ẩn dụ rồi.

Giữa tuyết với: thiếu nữ là tượng trưng.

Như thế, tuyết làm cho người ta nghĩ đến trinh khiết, từ trinh khiết đến trong trắng, từ trong trắng đến thiếu nữ. Như vậy tuyết đã trở thành vật tượng trưng cho thiếu nữ.

Chúng ta sẽ thấy Tượng Trưng đóng một vai trò chủ yếu trong đời sống con người. Đó là một biểu hiện thật đặc biệt, mang cả ý nghĩa nhận thức và cảm xúc.

Thí dụ: Xe lửa tượng trưng cho sự trốn chạy; con sông có thể tượng trưng cho sức mạnh hoặc cho yên tĩnh; một chốp núi tượng trưng cho kiêu ngạo, v,v…

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA TỰ DO LIÊN TƯỞNG LÀ GÌ?

Bởi vì sự tự do liên tưởng cho phép phân tích cảm tính, nên nó bắt buộc cảm tính phải tự nó biểu hiện ra. Vì vậy, phải hạn chế càng nhiều càng tốt sự can thiệp của lý trí. Trước tiên cần phải thư giãn để giảm bớt sự suy luận, giống như trong giấc ngủ mơ màng.

Bệnh nhân sẽ trả lời những gì người đó đang nghĩ trong đầu. Dù cho câu trả lời là gì đi nữa, người ta sẽ không bao giờ xem là vô lý. Bởi vì chính lý trí mới quyết định việc nào đó có vô lý hay không. Để hiểu rõ hơn, chúng ta nên nghĩ đến các giấc mơ của chúng ta trong khi ngủ; chúng không bao giờ vô lý mỗi khi chúng ta sống trong đó, nhưng chính lý trí của chúng ta, trong trạng thái tỉnh táo, mới có những phán quyết đó.

Đây là những câu trả lời của Năm người cho những từ giống nhau. Đương nhiên là họ trả lời riêng rẽ. (Xem bảng đi kèm sau đây).

Chúng ta hãy chú ý đến những cách trả lời lý thú nhất. Chúng ta đừng quan tâm đến các câu của E bởi vì chúng quá sơ đẳng! Tuy nhiên có một câu trả lời hết sức khôi hài: với từ cọc, anh ta trả lời: Ngủ. (Anh ta diễn đạt từ cọc cũng là thương (mà pieu trong tiếng lóng Pháp cũng có nghĩa đó).

1. Cái cây.

A: nghĩ đến sự cường tráng, sức mạnh tráng kiện, mà đối với anh ta cái cây là tượng trưng.

B: cái cây (anh ta cắt nghĩa sau đó) tượng trưng cho một sức mạnh bình lặng mà anh ta phải đốn ngã. Chúng ta không được quên B là một con người hung hãn, vì vậy anh ta đáp từ Rìu.

C: nghĩ đến Sức mạnh (như A và B)

D: trả lời tóc vàng… điều này có vẻ vô lý. Nhưng sau đó cô ta nói cái cây làm cho ta liên tưởng đến một người đàn ông khỏe mạnh, và người đàn ông lý tưởng của cô ta phải có tóc vàng. Vì thế cô ta trả lời Tóc vàng.

Như thế chúng ta thấy ở đây, cái cây, đối với mỗi người, tượng trưng cho sức mạnh và nam tính. Hiểu rộng ra, nó cũng có thể tượng trưng cho bản năng giới tính nói chung, điều thường xảy ra; hoặc tượng trưng cho Người Cha (sức mạnh), hoặc địch thủ (như với B).

2. Cây xương rồng.

A: hình dáng cây xương rồng làm cho anh ta liên tưởng đến bộ phận sinh dục nam. Nhưng gai tạo cho nó dáng vẻ hung dữ. Vì vậy anh ta liên kết Bộ phận sinh dục với Hung dữ hoặc Hiếp dâm.

B: Vì là người hung hăng, anh ta tự đồng hóa mình với cây xương rồng.

C: Tượng trưng cho tình dục thuần túy, giống như A.

D: một liên kết tầm thường.

3. Rừng.

C: câu trả lời biểu lộ các dồn nén. Anh ta rình rập đàn bà mà không thật sự dám tiến gần.

6. Cúp loe miệng.

A: một liên kết nên thơ với phần xương chậu của người

D: nghĩ đến một khu vườn yên tĩnh mà trong đó có một cái cúp loe miệng.

8. Người bảo vệ.

Trong Phân Tâm Học, chúng ta nhận thấy trong đời người, có một cơ chế Kiểm duyệt rất gắt gao. Do sự giáo dục, nó cấm đoán tất cả những gì không phải phép. Việc kiểm duyệt này được áp dụng mạnh nhất trên các vấn đề tình dục, bởi vì đó là vấn đề mang nhiều điều cấm kỵ nhất? Như vậy sự kiểm duyệt xuất phát từ lý trí, và rất thường khi, đối chọi với cảm giác bản năng và cảm xúc cơ bản.

Thí dụ: cảm giác tình dục của một đứa em trai với người chị gái, là cảm giác nhận thức và bị nền luân lý, tôn giáo và y học cấm đoán và loại bỏ; v.v…

Việc kiểm duyệt này có thể được tượng trưng bởi nhiều nhân vật đại diện cho Quyền Lực: Người Cha, Bà Mẹ, anh hoặc chị cả, một nhân viên cảnh sát, một người bảo vệ, v.v…

C: trả lời Mẹ. Đó là điều tất nhiên bởi vì anh ta được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ chuyên quyền, chỉ đưa ra toàn các điều cấm kỵ. Vì thế anh ta đã liên kết Người Bảo Vệ với Người Mẹ.

D: trả lời Cái cây. Người phụ nữ này cũng liên kết Cái Cây: Sức Mạnh và Người Bảo Vệ.

9. Cánh Hoa.

A: liên tưởng sự trinh tiết mỏng manh và tinh khiết như một cánh hoa. Cái hồ cũng tượng trưng cho sự tinh khiết đó.

B: chắc anh ta nghĩ đến bài hát “Những lá vàng rơi”. Anh ta đã nói tôi liên kết lá “vàng rơi” với “kỷ niệm”, và tôi rất ghét kỷ niệm. Tất cả những kỷ niệm của tôi là của một đứa nhút nhát và tôi đã trở thành một người hung hăng. Tôi muốn “quét sạch” tất cả những thứ đó để không bao giờ nghĩ tới nữa.

10. Dòng nước lũ.

A: đáp lại là Sức Mạnh và là điều đương nhiên.

B: đáp lại là Hành Động (với ngụ ý là hành động hung dữ giống như dòng nước lũ cuốn trôi tất cả mọi thứ).

C: nước tiểu? Thật vô lý. Nhưng anh ta cắt nghĩa thêm “Khi ông nói Dòng nước lũ, tôi nghĩ nó được chảy ra từ khe núi lớn. Rồi bỗng nhiên cái núi đó biến thành một người đàn bà to lớn, khổng lồ, trần truồng đang tiểu (khe núi). Vả lại, trong các giấc mơ của tôi, tôi thường thấy người ta tiểu trên mình của tôi. Có thể vì tôi có mặc cảm tự ti, hèn nhát và nhún nhường…

12. Đi lên.

Một biểu tượng rất hùng mạnh mà chúng ta thường tìm thấy trong toàn thể nhân loại.

A: hy vọng, ánh sáng.

B: chiến thắng (cũng có cùng ý nghĩa xác thực như A, nhưng dưới một dạng hung dữ hơn).

C: tự hoàn thiện, cũng mang ý nghĩa xác thực như A và B.

D: cũng thế (giống A và C)

Tôi sẽ nói đến hai tượng trưng này ở phần sau.

13. Đi xuống.

Là trái ngược với “đi lên” và mang ý nghĩa phủ định.

A: nhà của thời thơ ấu. Đối với anh ta “đi xuống” có nghĩa là “trở về quá khứ”.

B: cũng mang ý nghĩa đó, anh ta từ chối “đi xuống”, có nghĩa là đi ngược về sau, thoái lui.

C: trả lời “như tôi”, như vậy đối với anh ta đi xuống có nghĩa là thoái lui. (Vả lại chúng ta nên nghĩ đến lời phát biểu bi quan “tôi đi xuống dốc”)

14. Người cha.

A: trả lời Cái cây, nghĩa là Sức mạnh và Nam tính.

B: Nghiêm khắc, Bất công, cho thấy cách anh ta được nuôi lớn…

15. Tình yêu.

A: cho thấy sự cân bằng và trí thông minh.

B: vẫn là sự hung hăng. Anh ta không thể nào quên được…

C: Bám víu vào người mẹ.

17. Phụ nữ.

A: … tôi để câu trả lời này cho mọi người đánh giá!

B: vẫn là sự hung hăng. Anh ta không thể nào quên được…

C: ở đây cũng vậy, bám víu vào người mẹ. Anh ta sợ phụ nữ (xem 3, 8, 10,17) Anh ta cảm thấy vô cùng tự ti và bị khinh bỉ, nên anh ta là con mà lý tưởng cho sự đồng tính luyến ái… và dù sao thì cũng chỉ đi đến thất bại mà thôi.

Khi tất cả những điều kiện được thực hiện, những tự do liên tưởng này đem lại một lợi ích to lớn. Không những chúng giúp cho việc phân tích, mà đôi khi chúng còn phát hiện một cơ chế cảm xúc đã khởi phát một mối lo hãi hoặc ám ảnh.

Thí dụ: Lydia, một phụ nữ độc thân 26 tuổi. Với từ băng ghế, cô ta đáp lại (sau khi suy nghĩ đúng 35 giây) ngồi xuống… và bắt đầu run. Cô ta mở to mắt và đột nhiên đứng phắc lên, rồi nói… “Băng ghế làm cho tôi liên tưởng đến Máu. Nhưng tôi đã cắt ngang câu trả lời… Lúc tôi 16 tuổi, tôi ngồi trên một cái băng ghế với một người bà con trong công viên. Trời tối và anh ta đã lợi dụng… tôi cảm thấy tởm lợm… và từ đó đến giờ, tôi không bao giờ ngồi trên một băng ghế công cộng nào nữa… tôi còn phải đi vòng để tránh nhìn thấy chúng… Ở nhà tôi, đúng là nỗi ám ảnh… mỗi khi tôi thấy một cái băng ghế là tôi liền thấy máu… điều đó làm cho tôi buồn nôn…”

  

  Từ đề nghị

  

A.

  Đàn ông 36t, có gia đình, rất thông minh, hài hòa, nhà văn

  

B.

  Đàn ông, 50t, hung hãn, chủ xí nghiệp

  

C.

  Đàn ông, 40t, độc thân, sống cùng bà mẹ độc đoán

  

D.

  Đàn bà, 22t, độc thân, nhút nhát, cảm xúc bình thường, giáo viên

  

E.

  Đàn ông, 50t, người sơ đẳng

  

1.

  Cái cây

  

  Có nam tính: tôi nghĩ đến một người đàn ông trần truồng và khỏe mạnh

  

  Cái rìu

  

  Sức mạnh

  

  Tóc vàng

  

  Màu xanh

  

2.

  Cây xương rồng

  

  Hiếp dâm

  

  Tôi!

  

  Tình dục

  

  Hung dữ

  

  Đâm đau

  

3.

  Rừng

  

  Sự vĩnh cửu của loài người

  

  Địch thủ

  

  Tôi thấy đàn bà; tôi có cảm giác đang bị phục kích

  

  Tôi nghĩ đến Thần Pan

  

  Nhiều cây

  

4.

  Cây cọc

  

  Khủng khiếp. Một hôm tôi thấy một người đàn ông bị cây cọc xuyên thủng

  

  Dao găm

  

  

  

  Sức mạnh

  

  Ngủ!

  

5.

  Hoa

  

  Thiếu nữ

  

  

  

  Thiếu nữ

  

  Vuốt ve (cô do dự), dịu dàng

  

  Hương thơm

  

6.

  Cúp loe miệng

  

  Thai nghén: tôi nghĩ đến bài thơ”Anh đang ở trong em như một làn nước yên lành”

  

  Nước

  

  

  

  Yên tĩnh, buổi tối

  

  Nước

  

7.

  Bùn

  

  Mạng sống đôi khi

  

  Tôi thấy mình đang lấy bùn và ném nó lên trời

  

  Ý nghĩ thầm kín

  

  

  

  Ướt

  

8.

  Người bảo vệ

  

  Tôi thấy người bảo vệ đang cười

  

  Tiền boa

  

  Bà mẹ

  

  Cái cây

  

  Mũ Kêpi

  

  9. Cánh hoa

  

  Tôi nghĩ đến cái hồ nước. Sự trinh tiết

  

  Tôi thấy người vệ sinh đang quét rác

  

  Một bông hoa

  

  Một cái vuốt ve

  

  Của bông hồng

  

10.

  Dòng nước lũ

  

  Sức mạnh

  

  Hành động

  

  Nước tiểu

  

  Bi cuốn đi, yên lành, chết

  

  Nước chảy

  

11.

  Cái bình

  

  Thai nghén, đàn bà

  

  Búa

  

  Hương thơm

  

  Đổ đầy, đón nhận

  

  Nước

  

12.

  Đi lên

  

  Hy vọng, ánh sáng

  

  Chiên thắng

  

  Trở thành tốt hơn

  

  Mặt trời

  

  Trên cao

  

13.

  Đi xuống

  

  Tôi nghĩ đến ngôi nhà hồi thơ ấu ở dưới con đường đi

  

  Tôi chưa hề làm điều này

  

  (cười khẩy)… như tôi vậy

  

  Trượt dốc… mãi mãi

  

  Ở dưới

  

14.

  Người cha

  

  Cái cây

  

Nghiêm khắc…

  Bất công

  

  Nếu tôi có được một người cha

  

  Nỗi lo sợ

  

  Người mẹ

  

15.

  Tình yêu

  

  Tự hoàn thiện

  

  Điều không có

  

  Người mẹ

  

  Đợi chờ

  

  Thương yêu

  

16.

  Cánh cửa

  

  

  

  Một cái húc vai

  

Đàn bà

  Bí mật

  

  

  

  

  

17.

  Đàn bà

  

  Tôi nghĩ đến bảng lưu thông có hình tam giác ngược: Nguy hiểm

  

  Chinh phục

  

  Người mẹ

  

  Túng thiếu

  

  Đàn ông

 

SIGMUND FREUD NGƯỜI TRUY TÌM VÔ THỨC (1856 – 1939)

Đấy là một quả bom nổ ra cho toàn thế giới, gây sự ngạc nhiên, kinh ngạc, phẫn nộ, và cả những lời chế giễu nữa!

Hãy thử nghĩ xem! Nó cũng giống như người ta bước vào cõi Siêu thực của Tinh thần, trong một thế giới bị méo mó, khó có thể nhận biết được, thoạt nhìn rất quái đản. Không có gì tương ứng với thực tế cả; người ta bắt đầu hoảng sợ. Bản Ngã của họ, Bản Ngã ấy được biểu dương, hùng mạnh, có lý trí là như thế đó sao, và chỉ có thế thôi sao?

Thế nào! Ông Freud dám tát vào mặt người ta như thế sao? Có phải ông đã quả quyết rằng đáy sâu tâm hồn con người chỉ là một đại dương bao la, chưa ai biết đến, đầy rẫy hang động vô thức? Và so với cái đại dương bao la đó, cái phần có lý trí và ý thức không có nghĩa gì cả sao?

Và người ta khều tay nhau mà cười khẩy, đi tìm cái Vô Thức mà chính họ cũng không hề biết đến sự hiện hữu của nó.

Không, những lời chế giễu không hề thiếu. Và ông Freud đó muốn đem đến cho các giấc mơ một ý nghĩa chính xác nữa chứ! Nói rằng giấc mơ không hề là một mớ hỗn độn vô lý, nhưng là một thực tế rất thuận lý…!

Có phải ông ta đã khẳng định những cuộc xung đột nội giới của trẻ nít, những cơn sốc cảm tính vẫn tiếp tục hiện hữu một cách âm thầm cho đến khi người đó trưởng thành, giống như những vệ tinh mà tôi đã nói trước đây không? Và những hậu quả của chúng có thể xuất hiện bất cứ khi nào có thể? Con người, tưởng chừng như đã tự khắc phục, tự chế ngư, tự dẫn dắt mình, lại biến thành con mồi cho cái vô thức và cái vô thức đó lại quyết định phần lớn những hành động của chúng ta!.

Thêm vào đó (thật quá quắt!) ông Freud đó thấy Tính dục khắp mọi nơi… Ông ta mở rộng các cánh cửa của Lãnh vực Cấm Kỵ, bị kiểm duyệt, được giấu kín, mà người ta chỉ thì thầm phía sau các bức màn thật dày. Và cái “chuyện” đạo đức đó mà ông ta muốn biến thành một thực tại khoa học…!

Không thể tránh được tiếng la ó. Bởi vì con người phải từ bỏ những ý nghĩ quen thuộc. Họ phải mạo hiểm trên một đại dương sóng gió… Và con người, trong niềm kiêu hãnh của họ, cũng bị xúc phạm khi họ hiểu được rằng Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ…

Vì thế những lời chế giễu biến thành vũ khí của họ.

Nhưng Freud vẫn tiếp tục, một con người dửng dưng vĩ đại. Và từ đó Tâm Phân học đã đặt chân vào tâm lý học, giáo dục, văn học, sân khấu, bệnh viện, nghệ thuật… Những cuộc nghiên cứu phân tâm học vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ, chia ra mọi hướng, dù cho có chính thống hay không…

THUẬT NGỮ CỦA TÂM PHÂN HỌC

Trước hết phương pháp trị liệu bằng tâm phân học của Freud, là một phương pháp đặc biệt để phân tích và áp dụng những liệu pháp tâm lý học, đã chiếm một chỗ trong ngành liệu pháp tâm lý.

Đây là các thuật ngữ (rất mọi rợ nhưng vô cùng thuận lý) mà chúng ta sẽ bắt gặp trong tâm phân học.

– Vô thức.

– “Cái ấy” và tiềm thức.

– xung động.

– Bản Ngã

– kiểm duyệt.

– Cái Siêu–tôi hay Siêu Ngã

– ức chế.

– mặc cảm.

– giấc mơ.

– sự giải tỏa.

Để bắt đầu, tôi xin đưa ra đây một sơ đồ tạo dựng lại quan niệm của tâm phân học.

Trước hết, chúng ta thấy một người đang chèo ghe trên mặt hồ. Chúng ta hãy xem anh ta như một người có ý thức, nghĩa là có khả năng tổng hợp những tri giác khác nhau.

Bây giờ chúng ta hãy thí dụ người chèo ghe này chưa bao giờ lặn xuống, hoặc không có cơ hội biết được cái hồ này có một độ sâu, một đáy hồ. Như vậy, anh ta nghĩ ngoài mặt hồ ra, không còn có gì khác nữa, cũng giống như một con người không biết gì khác ngoài cuộc sống ý thức của mình.

Vậy chừng nào anh ta mới nghĩ đến một giả thiết cho là có một đáy hồ? Khi anh ta thấy một bọt hơi bị bể trên mặt hồ. Hoặc hay hơn thế, khi một bọt hơi khổng lồ nổ ngay dưới chiếc ghe của anh ta, làm cho ghe anh ta chòng chành…

Chỉ đến khi đó, người chèo ghe mới nhận ra có một phần vô hình, tạo ra vài hiệu quả, và chỉ khi nào lặn xuống đó mới có thể khám phá được. Cái phần vô hình đó là:

Vô thức

Một người vô thức (vô thức ở đây là tính từ) là một con người không hề biết những sự kiện tâm lý và sinh lý của mình. Tình trạng này là tạm thời đối với một người bình thường, bởi vì phần lớn những sự kiện vô thức có thể lần lượt trở nên ý thức khi cần.

Thí dụ:

– Tôi không hề ý thức các nhịp tim của tôi, nhưng chỉ cần hướng sự tập trung của tôi vào chúng là tôi có thể ý thức cảm nhận được chúng ngay.

– Tôi đang viết và ý thức việc làm này. Như thế tôi không hề nghĩ đến người bạn Jacques của tôi. Tuy nhiên kỷ niệm về người bạn này vẫn hiện hữu trong đầu của tôi. Tôi bất ngờ ngước mặt lên nhìn đồng hồ, và nhớ lại cuộc hẹn mà bạn tôi đã hẹn với tôi. Đến lúc đó, Jacques mới trồi lên phạm vi ý thức của tôi. Đương nhiên là các thí dụ này quá đơn giản và rõ ràng.

Kỷ niệm

Kỷ niệm nằm trong vùng vô thức của mỗi cá nhân, và nhiều vô số kể; mà một số “kèm theo” những cảm xúc dễ chịu hoặc khó chịu. Chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng lớn lao của kỷ niệm trong tâm phân học.

Có rất nhiều kỷ niệm bị chôn vùi (“quên mất”) trong một thời gian dài, đôi khi suốt cả một đời người. Mặc dù vậy, chúng vẫn được in sâu trong trí nhớ. Vì vậy người ta hiểu được là chúng có thể tạo ra và hiệu quả ngoài tầm hiểu biết của chủ thể.

Trong vài trường hợp (thôi miên, giấc mơ, sốc cảm tính, chấn thương sọ não, tâm pháp gây mê, gây mê phẫu thuật, v.v…) nhiều kỷ niệm bị lãng quên bất ngờ trồi lên ý thức.

Thói quen.

Thói quen cũng thuộc phạm vi của Vô thức. Nói cho đúng, thói quen là một “tật” bình thường và có thể trở nên ý thức ngay lúc nó xảy ra.

Thói quen gồm phần lớn những hành vi cơ động, nhiều ý kiến, khẩu hiệu nội giới, nhiều phán xét được học hỏi. Báo chí, Đài phát thanh và Quảng cáo cũng thường xuyên tham gia vào! Nhưng nếu hiệu quả của một thói quen thường là ý thức, điều đó không giống những nguyên nhân thầm kín tạo ra thói quen đó.

Trong tâm lý học, thói quen đóng một vai trò chủ yếu: vì vài “tật” cho thấy một tình trạng cảm tính bị rối loạn.

Tôi liệt kê ra đây các “tật” thông thường:

Châu mày – trợn mắt – hít mũi – sịt mũi – liếm môi – chứng nhai không –nhổ vặt – ho – tiếng khạc – nhún vai – vươn cổ dài ra – v.v… tất cả những tật này được làm ngay tức thì trong nháy mắt. Đây là các tật thường.

Có nhiều tật với nguyên nhân phức tạp hơn:

Chỉnh sửa nút cà vạt lại – mút ngón tay cái – gặm móng tay – vuốt lỗ mũi – v.v…

Một tật có khi là triệu chứng của một cảm xúc nhất thời. Rất nhiều người có nhiều “tật” quen thuộc. Sự xuất hiện và cường độ của một tật tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc; một “tật” có thể biểu lộ “sự kích động” trong một thời điểm khó khăn và sẽ biến mất với sự thoải mái và thư giãn.

Cũng có rất nhiều tật về từ ngữ (những thành ngữ sẵn có, trò chơi chữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày), và chúng cũng sẽ biến mất với sự thư giãn.

Chúng ta cũng có cái tật bệnh lý thật sự. Nó biểu hiện một tình trạng nhận thức hoặc sinh lý. Với sự nghiên cứu, người ta thường tìm thấy sự xung đột vô thức của cảm xúc. Và thường khi do vài yếu tố thần kinh…

Chúng ta hãy xem lại bảng sơ đồ ở phần trên.

Chúng ta thấy ở phần dưới là vô thức sinh lý và vô thức tâm lý.

Cái vô thức này bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau.

Cũng giống như đáy của cái hồ, gồm có chất lầy, bùn, vàng, hạt trai, đất, và những rễ ăn thật sâu xuống đáy: mà nó là thành phần của toàn bộ Trái đất.

Vô thức của chúng ta là như thế đó: nó cũng bao gồm những sự kiện tâm lý giống như việc sản sinh chất dịch của các tuyến nội tiết và cơ chế vận hành của các cơ quan của chúng ta. Nó được hình thành bởi di truyền cũng như là cách cấu tạo máu. Nó bắt nguồn từ mọi nơi, cái quốc gia mà người đó mang nét lai giống ngay từ lúc mới được sinh ra; những hoàn cảnh tôn giáo, xã hội, địa dư cũng tham gia vào việc tạo thành anh ta. Sức khỏe tổng thể của cá nhân đó quyết định về hình dáng và quán tính của anh ta…Vô thức đó cũng gồm các khuynh hướng chung của các thành viên của cùng một đoàn thể xã hội… Vô thức của một người Trung quốc, ngay từ lúc mời chào đời, khác hoàn toàn với vô thức của một người Pháp.

Như vậy, chúng ta thấy cái Vô thức bao la đó không dễ dàng bị khám phá; nếu muốn làm được điều này, chúng ta phải có khả năng phân tích từng sợi thần kinh nhỏ nhất của con người và biết hết những dấu vết của hàng tỷ thí nghiệm của con người đã thực hiện được trước đây nhưng vẫn còn tồn tại trong người đó…

Vì thế, đối với Freud, Vô thức không phải lúc nào cũng trồi lên bề mặt của ý thức. Vì vậy phải có một vô thức “trung gian”, có khả năng trở thành ý thức khi có dịp… Đó là:

Cái “ấy”

Từ này, có vẻ hơi bình dân, nhưng lại là một sự hợp lí vững chắc. Mỗi người chúng ta đã không từng thốt lên như sau: cái đó mạnh hơn tôi, tôi không thể cưỡng lại được. Cái ấy mạnh hơn tôi được cắt nghĩa như: “Trong tôi có cái gì đó thúc đẩy tôi phải thực hiện hành động đó trong khi tôi không hề ý thức muốn làm”. Tôi lấy lại cái thí dụ tầm thường của người phải đứng lên nhiều lần để kiểm tra cái khóa ga. Người đó không ý thức muốn làm việc đó, nhưng một thôi thúc vô thức buộc người đó phải làm như thế. Vì vậy người đó mới nói: “cái ấy”, mạnh hơn tôi.

Cái “ấy” cũng được gọi là Tiềm thức. Nó chỉ định toàn bộ những khuynh hướng dẫn dắt với hoạt động của chúng ta.

Vô thức và cái “ấy” có một mối liên hệ rất chặt chẽ. Là điều tự nhiên, bởi vì cả hai tạo thành bình chứa u tối của những bản năng, thói quen và kỷ niệm, v.v…

Cội rễ của “cái ấy” (tiềm thức) chìm sâu trong Vô thức… Tác động hỗ tương của chúng thật phi thường.

Như vậy, “cái ấy” là toàn bộ những sự kiện tâm lý nhất thời thoát khỏi tầm ý thức của chúng ta. Để cho chúng “trồi lên mặt”, cần phải có vài trạng thái đặc biệt (chẳng hạn như giấc mơ trong đêm, thôi miên, tâm phân học, v.v…). Trong “cái ấy” có quá nhiều cảm xúc và kỷ niệm “bị lãng quên”. Trong khi phần lớn những kỷ niệm và cảm xúc đó vẫn giữ nguyên giá trị cảm xúc. Chúng giống như thỏi “nam châm” tâm lý bị đọng lại trong thâm tâm của chúng ta, và thu hút những tình huống liên quan đến chúng.

Làm thế nào để khám phá sự hiện diện của những “vệ tinh” của tiềm thức đó? Chỉ khi nào các triệu chứng trồi lên bề mặt của ý thức.

Thí dụ: một người bị chứng lo hãi. Chính sự lo hãi đó không phải là căn bệnh, mà chỉ là triệu chứng của một căn bệnh trong “cái ấy” mà thôi (= tiềm thức). Chúng ta sẽ thấy điều này ở phần sau:

Tóm lại:

a) người chèo ghe tượng trưng một con người ý thức.

b) cái đáy hồ, không nhìn thấy được, tượng trưng “cái ấy” (tiềm thức).

c) thỉnh thoảng, từ đáy hồ thả lên vài bọt hơi (triệu chứng) tự vỡ trên mặt nước (ý thức) và báo là có “cái gì đó” đang xảy ra ở dưới đó. Nếu các bọt hơi đó đủ mạnh, chúng có thể làm cho chiếc ghe chao đảo. Đây là chứng rối loạn, mà chúng tôi sẽ đề cập sau.

Tiềm thức và “cái ấy” hoạt động qua trung gian vài trung khu thần kinh. Chúng ta sẽ thấy tiềm thức của con người có thể có một uy lực phi thường và một sức mạnh khủng khiếp. Người ta nhận thấy mỗi khi nó bộc phát thì không một kiểm soát hay một kiềm hãm nào có thể ngăn cản được… Người ta nhận thấy hiện tượng này trong mặc cảm, ám ảnh, chứng rối loạn thần kinh, tình trạng nhị hóa nhân cách,v.v…

Nhưng cũng có nhiều cảm xúc tinh thần mà uy lực vô thức mặc sức tung hoành. Đó là trường hợp của bệnh Hưng Phấn– Trầm Cảm, được nói ở đoạn sau. Với trường hợp này, sự giải tỏa các bản năng không còn quan tâm đến đạo đức, kiểm duyệt, và điều cấm kỵ. Tất cả những lề lối được xã hội thiết lập từ ngàn năm qua, sẽ bị quét sạch như lá vàng rơi… Và một câu hỏi được đặt ra:

THẾ TIỀM THỨC LÀ HỢP VỚI ĐẠO ĐỨC HAY PHẢN ĐẠO ĐỨC

Câu hỏi này rất chủ yếu. Tiềm thức không hề đạo đức hay trái với đạo đức. Nó tập hợp toàn bộ các khuynh hướng, ước muốn, bản năng của chúng ta. Nếu người ta tự đặt ra câu hỏi “một đứa trẻ hai tháng tuổi có đạo đức hay không?”, thì sẽ không có nghĩa gì cả, bởi vì đứa trẻ đó chỉ sống dựa vào những bản năng thầm kín của nó.

Vì thế tiềm thức không thuộc phạm vi đạo đức, nó đơn giản không quan tâm đến đạo đức mà thôi. Tiềm thức không cần biết đến đạo đức, đến các quy ước xã hội, gia đình, luân lý, đạo lý tình dục. Tiềm thức (như đối với con vật và đứa trẻ nhỏ) chỉ hướng đến việc thỏa mãn và càng mau càng tốt, một cách thật vị kỷ, các nhu cầu thể chất và sinh lý. Những nhu cầu đó được gọi là xung năng.

Như vậy: a) tiềm thức (cái ấy) là bồn chứa chính của các bản năng.

b) xung động là những khuynh hướng xuất phát từ tiềm thức nhưng đòi hỏi được thực hiện theo một nhu cầu đặc biệt nào đó.

Thí dụ: Một người đàn ông bị thu hút về tính dục với một phụ nữ.

a) “cái ấy” sẽ là bản năng tính dục chung.

b) “xung động” sẽ hướng dẫn bản năng đó đến người phụ nữ kia.

“BẢN NGÔ

Chúng ta đều ý thức rằng “Bản Ngã” của chúng ta không phải là “Bản Ngã” của những người khác. Vì thế “Bản Ngã” là một nhân cách đặc thù của mỗi cá thể.

Và nếu người ta nói “Theo Tôi”, tôi làm như thế này, điều đó có nghĩa là chúng ta ý thức làm việc đó, theo ý riêng một cách chủ động.

Nhưng tại sao trên bảng sơ đồ, người ta đặt “Bản Ngã” nằm trong phần của tiềm thức?

1) Trước tiên, đứa trẻ sống dựa vào tiềm thức bản năng (“cái ấy” của nó), nó chưa ý thức được “mình là gì”. Nó không nói “tôi”, nó không dùng ngôi thứ nhất để nói “tôi”, mà dùng ngôi thứ ba để xưng hô.

2) Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Những hoàn cảnh bên ngoài bắt đầu “bắn” vào tiềm thức của đứa trẻ.

3) Sau trận “bắn phá” các tình huống đó, đứa trẻ mới bắt đầu cảm nhận được “Cái tôi”. Nó bắt đầu ý thức cái nhân cách của riêng nó. Nó nhận thấy sự việc đến với “Chính nó” chớ không phải với ai khác. Đến lúc đó, nó mới bắt đầu xưng “Tôi”. Bé André sẽ không còn nói “André làm cái này, cái này dành cho André” – nhưng sẽ nói “tôi làm cái này, cái này là của tôi”.

“Cái Tôi” đã xuất hiện. Nó là một phần của “cái ấy” được các hoàn cảnh bên ngoài biến đổi. Nếu chúng ta xem “cái ấy” như một thứ bột đang lên men, “Cái Tôi” sẽ là chỗ nhô lên của mớ bột kia. Vì vậy, “Cái Tôi” luôn có mối quan hệ rất chặt chế với các bản năng thầm kín của chúng ta.

Như thế, một phần rất lớn của “Cái Tôi” vẫn còn chìm trong tiềm thức và đòi hỏi phải có những hoàn cảnh đặc biệt để cho nó trồi lên bề mặt của ý thức.

SỰ KIỂM DUYỆT

Mỗi người đều biết có nhiều xung năng có ý thức của chúng ta rất xấu xa, thô thiển và chướng tai. Chỉ cần chúng ta nghĩ đến bản năng hung dữ, sự thù ghét tất cả những gì đi ngược lại ý muốn của chúng ta, đến những xung năng tình dục mãnh liệt và thú tính, xung năng tàn bạo, đến việc trả thù, chiếm đoạt v v (mà chúng đều nằm trong “cái ấy”)

Về mặt xã hội, điều cần thiết là phải ngăn chặn cuộc sống hỗn độn đang chen chúc trong tiềm thức của chúng ta. Và tôi cũng cần nhắc lại là cuộc sống hỗn độn đó không có liên quan gì với đạo đức hay trái với đạo đức cả. Một con sói ăn thịt một con cừu không hề tàn nhẫn và không đạo đức. “Tàn nhẫn” là cách giải nghĩa nhạy cảm và đạo đức mà chúng ta gán cho một hành vi. Nhưng con sói chỉ làm bổn phận sói của nó mà thôi chấm hết. Nó nằm ngoài các suy tưởng tâm lý hoặc đạo đức chỉ vì nó không hề biết đến chúng. Là điều hiển nhiên thôi.

“Cái ấy” cũng hành xử như thế: nó thực hiện một hành vi, không hề bận tâm đến những thứ khác! Nhưng con người được dành cho một cuộc sống xã hội. Như thế, phần lớn những xung năng xuất phát từ tiềm thức phải bị chặn lại, hoặc hướng đến những hành vi tốt và có thể được chấp thuận cho một cuộc sống cộng đồng. Tiềm thức của con người sẽ phải gánh chịu một thác cấm kỵ, và một núi kiểm duyệt. Tất cả những thứ đó đều rất cần, tuy nhiên chúng ta thấy cũng phải cần đến một “trung dung”.

Ai sẽ là người phụ trách việc Kiểm duyệt kia?… Giáo dục.

Như thế giáo dục đang canh chừng, nằm ngay trên các Xung năng, kiểm soát từng cái một. Khi thì cây kéo kiểm duyệt sẽ cắt bỏ một xung năng nào đó, khi thì nó để cho một xung năng khác đi qua, hoặc bắt nó phải thay đổi theo cách nào đó để có thể chấp nhận được.

Vậy kiểm duyệt đến từ giáo dục. Nó ngăn chặn một xung năng trở thành hiện thực hoặc biến đổi nó theo khuôn phép của xã hội và đạo đức.

Thí dụ: một đứa trẻ thích nhìn vào vài bộ phận của cơ thể nó. Tôi xin nhấn mạnh là khi nó làm như thế, nó đứng ngoài một luân lý mà nó không hề nghĩ đến. Nó cho tuân theo các mệnh lệnh của “cái ấy” bản năng mà thôi. Nhưng những người trưởng thành đang có mặt tại đó để canh chừng. Họ sẽ làm gì đây?

a) hoặc họ đơn giản chỉ ngăn cản hành vi đó của đứa trẻ, với lời hăm dọa trừng phạt. Đương nhiên đứa trẻ sẽ không hiểu tại sao, nhưng phải tuân theo vì một phản xạ có điều kiện với lời hăm dọa đó (không khác gì con thú phải sợ một cây gậy).

b) hoặc những người trưởng thành đó dạy cho đứa trẻ đó các giá trị đạo đức. Họ sẽ nói về sự khiêm tốn, hổ thẹn, thẹn thùng, mà chúng sẽ ảnh hưởng đến “cái ấy” và “Cái Tôi” bản năng của đứa trẻ, hầu tạo thành một “Cái Tôi” của xã hội (nghĩa là được dạy bảo).

Một thí dụ khác: nhiều đứa trẻ thích quan tâm đến chức năng tiêu hóa của chúng. Giáo dục can thiệp vào với việc trình bày sự ghê tởm, thẹn thùng, hổ thẹn về mặt xã hội,v.v…

Ở đây có một điểm chủ yếu về mặt tâm phân học.

“Cái ấy” của tiềm thức và bản năng trở thành một “Cái Tôi” của xã hội, lễ phép và biết nghĩ và quan tâm đến những người khác, đến những ý muốn và nhu cầu của họ. “Cái Tôi” này bắt đầu biết xem xét phản ứng của những người khác, thay vì chỉ chú tâm một cách ích kỷ việc thỏa mãn cá nhân mình. Đó là điều mà người ta gọi là:

CÁI SIÊU NGÃ

Tự bản thân nó, từ này đã tự định nghĩa cho nó rồi, đó là cái nằm ngay trên “Cái Tôi” thuần chất.

Nhưng đối với Freud, Cái Siêu ngã, về mặt đạo đức, không hề nằm trên “Cái Tôi”. Chúng ta cũng dễ hiểu vì sao. Siêu ngã được hình thành bởi sự chuyển hóa về xã hội và đạo đức do sự áp đặt của những người khác. Siêu Ngã là Cái Tôi bị “ức chế” bởi sự giáo dục. Đó là “Cái Tôi” đã được dạy dỗ. Nó không mang tính chủ động nhưng nó thích hợp với cuộc sống cộng đồng.

Vẫn theo Freud, Cái Siêu Ngã chính là sức ép của xã hội, sức ép này bắt buộc “Cái Tôi” phải tuân thủ theo các lề lối.

Hãy xem xét điều này: “Cái Tôi” và “cái ấy” vị kỷ như thế sẽ bị sự giáo dục kiểm duyệt. Mỗi phần nhỏ của Siêu ngã được nhào nắn bởi các nhà giáo dục, họ đã ra lệnh cho “Cái Tôi”: “Mày có thể làm việc này, mày không được làm điều đó; điều này tốt, điều đó xấu; việc này là đạo đức, điều đó thì không, v.v…) Khi nhào nắn từng “Cái Tôi” một, giáo dục đã nhồi nhét trong đó tất cả những cấm kỵ hoặc cho phép (cấm kỹ thì luôn nhiều hơn).

Như vậy, mỗi khi Siêu ngã hành động, nó tự động khởi phát cùng một lúc tất cả những cấm kỵ đang áp chặt vào nó.

Điều đó có nghĩa gì? Cái Tôi và “Cái ấy” đã bị giáo dục kiểm duyệt rồi. Nhưng Siêu Ngã có một hệ thống kiểm duyệt của riêng nó… Giống như một mớ bột được người làm bánh cho thêm nho khô vào trong đó. Như vậy, nếu mớ bột đó (Siêu Ngã) nổi phồng, các trái nho khô (kiểm duyệt) cũng thay đổi vị trí theo.

Siêu Ngã trở thành “Thuế quan lính, Hiến binh” tự quản và vô thức của một cá thể. Vì vậy người ta thường xuyên thấy đám hiến binh của Siêu Ngã chống đối mãnh liệt với những xung động của “cái ấy”!.

Vả lại cơ chế vận hành này làm cơ sở cho nhiều chứng rối loạn thần kinh.

Bây giờ chúng ta hãy thí dụ Cái Tôi (chìm ngập trong các bản năng) phóng ra một xung năng rất xấu về mặt xã hội và đạo đức, việc gì sẽ xảy ra?

Xung năng này sẽ đụng phải Siêu Ngã và “đám hiến binh” đi kèm theo. Chúng ta đang ở ngay biên giới và câu hỏi truyền thống được đặt ra.

– Siêu Ngã: Anh có gì để khai báo không?

– Cái Tôi: Tôi muốn khai báo một xung năng.

– Siêu Ngã: Xung năng đó có thích hợp về mặt đạo đức và xã hội không?

– Cái Tôi: Tôi không biết nữa. Tôi đứng bên ngoài Đạo đức. Tôi đến từ “cái ấy”, cái lãnh thổ bao la ngự trị các bản năng.

– Siêu Ngã: Nếu thế, tôi phải kiểm tra các xung năng của anh; tôi sẽ để cho những cái có thể chấp nhận được đi qua, và dồn nén những cái khác về lại nơi chúng đến, nghĩa là tiềm thức.

Sự việc xảy ra như thế trong mỗi cá thể. Đó là:

SỰ ỨC CHẾ

Đây là một cơ chế vận hành của tiềm thức, nơi mà các xung năng bị Siêu Ngã cấm đoán, đuổi trở về lại bồn chứa của “cái ấy”.

Có một khác biệt rất lớn giữa sự Kiềm chế và sự Dồn Nén.

1. Sự kiềm chế.

Kiềm chế là một hiện tượng ý thức. Chủ thể chủ động từ bỏ một cách có ý thức một ước muốn bị cấm đoán bởi các lề lối. (ước muốn là một xung động trở nên ý thức)

Thí dụ: Một ham muốn tính dục của đứa anh trai với đứa em gái: “cái ấy”, là một bồn chứa tổng hợp, từ đó khởi phát một xung động tính dục hướng về đứa em gái. Xung động đến ý thức của người anh trai dưới dạng ham muốn. Ngay lúc đó, người anh trai chủ động loại bỏ ham muốn này, bởi vì nó đi ngược lại các lề lối luân lý, tôn giáo, đạo đức, v.v… Như vậy anh ta đã kiềm chế sự ham muốn của mình.

2. Sự ức chế.

Đây là một cơ chế vô thức. Cơ chế vận hành ngay trên chính xung động. Xung động bị ức chế trước khi đến được ý thức. (Chúng ta sẽ thấy tại sao). Điều này cũng có nghĩa là ngay lúc đó chúng ta không bao giờ biết được chúng ta có ức chế một cái gì không. Nhưng các bạn sẽ hỏi, thế khi nào chúng ta biết được là chúng ta có ức chế một xung động? Khi một triệu chứng xuất hiện trên bề mặt ý thức, cho phép chúng ta khám phá sự hiện diện của sự ức chế. Vì vậy, ở đây cũng thế, đó là bột hơi bị bể trên mặt hồ. Hiển nhiên là những triệu chứng đó rất đa dạng: chúng gồm từ vài giấc mơ đêm cho đến những định kiến vô cùng tai hại, không bỏ qua những bệnh lý rất đa dạng về thể chất hoặc tâm lý.

Thí dụ: Một ham muốn tính dục của người anh đối với đứa em gái, “cái ấy”, bồn chứa tổng hợp, phát ra một xung động tính dục hướng về đứa em gái. Trong tiềm thức, các xung động của bản năng đụng phải đám hiến binh của Siêu Ngã chặn đứng chúng lại và trả chúng về nơi xuất phát.

Trong trường hợp này, người anh trai không thể biết sự ức chế đã được thực hiện trong anh ta. Nhưng khi ngủ lúc đêm tối, một triệu chứng có thể xuất hiện dưới dạng một giấc mơ.

Trong trường hợp của sự ức chế, có phải lúc nào cũng có triệu chứng không?… Tất cả tùy thuộc vào sức mạnh và thời gian của sự ức chế… Vài ức chế nhỏ không đáng kể sẽ không để lại gì hoặc được thể hiện dưới dạng một giấc mơ đêm. Vài ức chế khác kéo dài hơn cũng có thể không cho thấy bất cứ một triệu chứng nào rõ rệt. Nhưng dù sao, chúng ta cũng có thể khám phá ra chúng, dù chỉ bằng hành vi và thái độ của người đã “ức chế”.

Và chúng ta không được quên việc ức chế đến từ sự chống đối của hai khuynh hướng vô thức: “cái ấy” và “cái Siêu Ngã”…Cuộc chiến đôi khi tàn bạo, dẫn đến nhiều cuộc xung đột nội giới tệ hại nhất. Những cuộc xung đột này càng khủng khiếp hơn khi người này cảm thấy bị giằng xé bởi vô số khuynh hướng, mà không thể nào biết chuyện gì đang xảy ra với mình.

Câu hỏi đầu tiên mà người ta có thể đặt ra là “Tại sao trong trường hợp của sự Kiềm chế, làm cách nào xung động đó có thể vượt qua được cánh cổng của Siêu Ngã, còn trường hợp của sự ức chế thì không được?”

Giáo dục và sự ức chế.

Nếu các nhà giáo dục thực hiện thiên chức của họ một cách nghiêm chỉnh, cái Siêu–ngã sẽ trở thành một bộ lọc chớ không phải là miếng đan bằng thép ngăn chặn tất cả. Chúng ta thường nghe câu nói theo cách bình dân “Đó là một anh chàng bị ức chế”. Những người này quả thật có một tấm đan bằng thép nằm giữa các xung năng và ý thức của họ. Không có gì qua được. Tất cả mọi thứ đều bị chặn lại. Họ không khác gì một chiếc xe hơi có một bộ lọc dầu bị tắc nghẽn… Họ ức chế ngay cả những xung năng tầm thường nhất cũng như mạnh nhất. Sự ức chế đã trở thành một cơ chế vận hành–phản xạ duy nhất. Tinh thần của họ bị lúng túng. Họ sống lây lất nhờ vào một mảnh nhỏ của ý thức: mọi chủ động đều biến mất… Họ tưởng mình đang sống nhưng thật ra họ đang ngủ trong khi vẫn tỉnh táo. Và đến lượt họ, họ áp đặt các ức chế này cho con cái của họ. Họ nắm lấy “cái ấy” và nhào nắn mỗi phần nhỏ đó, và đã vô ý thức nhồi nhét vào đó các ức chế của chính họ. Như thế là sự tiếp diễn của những “Siêu–ngã” u tối, ngăn chặn mọi xung động chủ động.

Đối với một người trưởng thành một cách đứng đắn, bất cứ xung năng nào, dù cho nó là gì đi nữa, vẫn có thể đi qua một cách dễ dàng. Nó sẽ được nhận biết một cách có ý thức, được chủ động chấp nhận hoặc từ chối. Đối với người này, tất cả mọi thứ đều xảy ra trong sự sáng suốt của ý thức. Đó là “hãy tự biết rõ con người mình”.

Đó là con người với một ý thức hài hòa, rộng mở, cân bằng, biết chấp nhận cái xấu và cái tốt, không mắc chứng lo hãi bệnh hoạn. Đó là con người “Trung Dung”, biết rõ mọi thứ đều mang một ý nghĩa, biết quan sát tiềm thức của mình một cách khách quan, không để cho nó đè bẹp dù biết rõ sức mạnh của nó…

Hãy trở lại với sự ức chế.

Chúng ta thí dụ một xung động, từ “cái ấy” đến cổng kiểm soát vô thức của “Siêu–ngã”.

1) Xung động này có thể dễ dàng được chấp nhận. Muốn được như thế nó phải có dáng vẻ khá chỉnh tề, tương ứng với các quy tắc của “Siêu–ngã”. Trong trường hợp này, xung động sẽ trồi lên mặt ý thức đúng y như thế.

Thí dụ: Cái “Siêu–ngã để cho qua những tình cảm thương yêu, bạn hữu, sáng tạo nghệ thuật, niềm vui trước thiên nhiên, v.v…

2) Nó có thể được chấp nhận với điều kiện nó phải có một bộ y phục. Nó sẽ trồi lên ý thức, nhưng dưới dạng hóa trang, như một kẻ lang thang ăn mặc như người thượng lưu. Cuộc sống thường ngày cho thấy hàng triệu trường hợp như thế này.

Thí dụ: Một phụ nữ trẻ đi ngang một đám đàn ông. Họ phản ứng bằng cách “huýt sáo tán thưởng”. Chuyện gì thật sự đang xảy ra?

a) động cơ của việc huýt sáo này đương nhiên thuộc về tính dục rồi: đàn ông trước một phụ nữ.

b) tiềm thức của những người đàn ông này phát một xung động tính dục hướng về người phụ nữ, là lẽ tự nhiên và theo bản năng.

Bây giờ chúng ta hãy thí dụ những người đàn ông này là những con người nguyên thủy thật sự, chưa hề nghe nói đến đạo lý đến tôn giáo, cuộc sống xã hội, sự tôn trọng người khác, v.v… Chúng ta hãy thí dụ họ không khác gì mấy con khỉ trong rừng. Vậy cái phản ứng bắt buộc của “cái ấy” sẽ như thế nào? Về mặt tình dục, họ sẽ tấn công người phụ nữ này ngay, hoặc buông ra những lời chọc ghẹo vô cùng tục tằn (giống như trong vài trường hợp loạn tâm nặng, theo đó bản năng được phóng thích mà không bị sự kềm hãm nào).

c) nhưng xung năng tính dục thuần túy đó bị chặn ngay tại cổng của “Siêu Ngã”.

d) nếu những người này hoàn toàn lành mạnh, sẽ không có bất cứ sự ức chế nào. Nhưng xung năng tính dục đó sẽ được lọt qua và biến dạng trước khi đến được ý thức. Xung động đó đã biến thành một tiếng huýt sáo tán thưởng.

e) như thế những người này đều ý thức khi họ huýt sáo và họ đã có một xung năng tình dục. Nhưng họ vẫn không ý thức được sự gạn lọc đã xảy ra trong họ.

Những đùa cợt.

Phần lớn những đùa cợt đều xuất phát từ nguyên nhân đó. Mọi người đều biết tính dục là đề tài bị cấm kỵ ở mức cao nhất. Vì thế một số lớn điều cấm được áp đặt lên đó… kéo theo vô số điều được giấu giếm và ức chế. Nhưng khi chúng ta xem xét một trăm trò đùa cợt, chúng ta nhận thấy chín mươi trò có nguồn gốc tính dục! Dù cho những trò đùa này có dí dỏm hay thô lỗ, vấn đề không thay đổi gì cả. Chúng là sự biến dạng của một xung động tính dục thuần túy, được gạn lọc bởi sự kiểm duyệt của Siêu–ngã, mà con người không hề hay biết.

Ở đây cũng thế, một nền giáo dục không đúng đắn sẽ làm cho vấn đề tính dục biến thành lãnh thổ của rối loạn thần kinh, bởi vì nó sẽ làm cho “cái ấy” tính dục biến thành một vấn đề hoàn toàn xấu xa. Lúc đó cái Siêu–ngã đã thật sự trở thành một tấm đan bê tông, dồn nén tất cả các xung động tính dục, kể cả khi chúng có thể được chấp nhận một cách trọn vẹn… Khi ấy sẽ xảy ra cuộc xung đột nội giới không ngừng nghỉ, âm thầm, đê tiện giữa “cái ấy” và “Siêu–ngã” dẫn đến mặc cảm và ngay cả rối loạn thần kinh.

Có phải người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi cảm nhận một cách có ý thức một xung động tính dục (dù có bị cấm đoán về mặt đạo lý, như một ham muốn loạn luân) để rồi loại bỏ nó một cách tự nguyện… còn hơn là ức chế nó một cách vô ý thức, tạo những xung đột, gây ra nhiều hậu quả tai hại mà những dồn nén đó có thể mang đến?

Mặc cảm

Đây là một từ mà người ta nghe thường xuyên. Người ta nói đến mặc cảm của họ giống như các món hàng mà họ mua thường ngày. Đứa em trai nói người chị gái nó có mặc cảm tự ti. Một bà nọ tuyên bố kiểu tóc này “làm cho bà có mặc cảm”. Từ này trở nên thông dụng đến mức mọi người nghĩ họ biết rõ ý nghĩa của nó… Tuy vậy có biết bao điều ngốc nghếch!

Khi nghiên cứu về Janet, chúng ta đã thấy những mảnh không được thu nhận vẫn có thể đọng lại trong tiềm thức. Chúng có một cuộc sống biệt lập, chúng là ký sinh trùng.

Một mặc cảm là một tập hợp những mảnh vỡ chứa rất nhiều cảm xúc; chúng ẩn núp trong một góc của vô thức, chúng điều khiển vài hành vi ngoài tầm kiểm soát của con người (hành vi phức tạp của tính dục),

Như thế mặc cảm được ví như một bồn chứa nhỏ riêng biệt (nhỏ nhưng rất mạnh), nhưng có thể nuốt chửng các tình cảm và cảm xúc tương ứng. Nó vẫn vô thức nhưng áp đặt rất nhiều phản ứng.

Nhưng nhà tâm lý học thường nhận thấy người bệnh hay nhầm lẫn các triệu chứng với chính cái mặc cảm. Nó cũng giống như anh ta tưởng các bọt hơi bị bể trên bề mặt chính là đáy của cái hồ.

Khi một người nói “tôi có mặc cảm tự ti”, anh ta đã nêu ra một điều phi lý. Người đó phải nói “tôi có mặc cảm tự ti, mà đó chỉ là những triệu chứng của một mặc cảm đang đọng lại trong tiềm thức của tôi (và nó có thể không phải là tự ti)”.

Khi một người tuyên bố “tôi có mặc cảm lo âu”, đúng ra người đó phải nói “tôi có cảm xúc lo âu mà đó là triệu chứng của một mặc cảm tiềm thức”.

Mặc cảm được hình thành như thế nào?

Một khi nói đến “mặc cảm” là nói đến “tập hợp”. Chúng ta hãy thí dụ có nhiều xung động vô thức liên quan đến chỉ một vấn đề. Chúng ta hãy thí dụ các xung năng đó bị ức chế hết cái này đến cái khác. Tôi lấy lại cái thí dụ đó và tưởng tượng người anh trai ức chế, trong một thời gian dài, các xung động tính dục đối với đứa em gái. Chuyện gì sẽ xảy ra? Số lượng các “mảnh vỡ” bị ức chế sẽ lớn dần cho đến khi biến thành một khối để phát sinh một mặc cảm. Như vậy, mặc cảm này là một hệ thống của tư duy; và nó luôn chứa nhiều cảm xúc thống khổ. Đó là cuộc đấu tranh nội giới dai dẳng kinh hãi giữa “Siêu Ngã” với “cái ấy”. Điều này càng khủng khiếp hơn khi chủ thể không hề ý thức được những yếu tố gây ra cuộc chiến đó; anh ta chỉ thấy các bọt hơi bị bể trên bề mặt, nghĩa là chỉ các triệu chứng mà thôi.

Một chút nữa đây, chúng ta sẽ thấy (các Mặc cảm Nghiêm trọng) có vài mặc cảm tự động bắt đầu hình thành ngay từ thời ấu thơ; chúng tương ứng với vài thời kỳ khó thích nghi. Đương nhiên chúng có thể mau chóng bị suy yếu đi. Và nếu không bị suy yếu, chúng sẽ cắm rễ trong vô thức và trở thành nguồn gốc của mặc cảm. Gốc rễ này bắt đầu sống và chỉ huy những cảm xúc khác, tạo ra một gốc rễ khác, và cứ tiếp tục mãi như thế…

Trong trường hợp này, nếu cá nhân vận dụng hết những khả năng có thể thì chuyện gì sẽ xảy ra? (Thí dụ anh ta đối mặt với vài tình huống mà anh ta phải thích nghi?). Toàn bộ nhân cách của anh ta phải chuyển động, kể cả mặc cảm. Đáy hồ động đậy và khuấy động. Các triệu chứng sẽ trồi lên bề mặt: mặc cảm tự ti, ám ảnh, định kiến, lo âu, nhất là nỗi lo âu dưới mọi dạng và cường độ.

Nhờ đó mà Freud khám phá ra tâm phân học.

Chúng ta biết ông có làm việc với Charcot và Bernheim.

Tham gia các cuộc thí nghiệm quan trọng về thuật thôi miên, ông đã nhận thấy như sau: người diều khiển gợi một ý. Ý này đi vào vô thức của chủ thể và tạo một nhân riêng biệt. (chúng ta có thể so sánh nó với “cái ấy” mà trong đó hình thành một mặc cảm). Chủ thể được đánh thức, và không phải cái ý đó xuất hiện mà là triệu chứng.

Thí dụ: Một người điều khiển gợi ý dưới thôi miên “Đến mười giờ, anh sẽ đi ra ngoài và cầm theo cây dù”. Sau đó người bệnh được đánh thức. Và đúng mười giờ, người này đứng lên và cầm cái dù. Người điều khiển hỏi lý do. Người kia đúng ra phải trả lời như sau “Tôi đứng lên và cầm cây dù đúng theo những gì ông đã gợi ý với tôi”…Nhưng anh ta lại trả lời hoàn toàn khác, chẳng hạn như “Tôi đứng lên vì tôi muốn đi ra ngoài; còn cây dù? Có thể trời mưa đấy!”

Một thí dụ khác: người điều khiển gợi ý người bệnh bị phỏng rất nặng nơi tay. Người bệnh được gọi dậy và thấy có nhiều vết phỏng nổi ngay trên cánh tay. Được hỏi, người bệnh sẽ đưa ra một lý do hoàn toàn khác với nguyên nhân. Anh ta sẽ không đề cập đến sự gợi ý, đến những vết phỏng, nhưng nói vì một chứng bệnh ngoài da nào đó chẳng hạn.

Như vậy, anh ta chỉ nói đến triệu chứng chớ không hề đề cập đến nguyên nhân của triệu chứng đó.

Thấy được điều này, Freud mừng quá! Ông đã tìm ra bí mật… Ông hiểu rằng người ta không được quan tâm đến những lời cắt nghĩa của bệnh nhân. Tại sao? Bởi vì những lời cắt nghĩa đó chỉ nhắm vào các triệu chứng có thể nhìn thấy được (các bọt hơi). Trong khi cái mặc cảm vẫn vô hình đang ẩn mình đâu đó trong tiềm thức.

Như vậy, tâm phân học đã đi ngược đường với các thí nghiệm thôi miên:

a) thôi miên gợi một ý và triệu chứng xuất hiện.

b) Tâm phân học loại bỏ được cái ý nghĩ của tiềm thức: triệu chứng biến mất.

Đương nhiên việc quan trọng là làm cách nào để có thể lấy đi cái ý nghĩ đó…mà điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh vực kỹ thuật đặc thù của khoa phân tích tâm lý học.

Những bóng ma tiềm thức biểu hiện như thế nào?

Như chúng ta đã thấy, chúng biểu hiện bằng các triệu chứng. Nhưng còn gì nữa? Chúng ta cũng biết cái cổng kiểm tra của “Siêu–ngã” ngăn chặn đường đi của vài xung động. Nhưng đến khi nào các xung động đó mới qua được? Khi người gác cổng không còn canh giữ nữa; hay nói cách khác, khi nào “Siêu–ngã” buông lỏng việc kiểm soát. Điều này xảy ra trong giấc ngủ, mà nó biểu hiện như một thay đổi cơ chế vận hành của các trung tâm thần kinh.

Bây giờ là đêm tối. Con người đang ngủ. Ý thức của anh ta biến mất. “Siêu–ngã” của anh ta dịu bớt đi. Việc kiểm duyệt cũng buông xuôi. Trong giấc ngủ, con người trở về với những bản năng gốc của mình. Các xung động của vô thức tiến đến cổng kiểm tra của “Siêu–ngã”. Nhưng người lính canh đã biến mất còn anh cảnh sát thì đang đánh bạc. Các xung động này im lặng lướt tới trước… Trong bộ não con người, bắt đầu xuất hiện một loạt hình mà con người lúc ngủ phải chứng kiến. Đó là:

GIẤC MƠ

Giấc mơ là một chuỗi triệu chứng của tiềm thức. Freud gọi giấc mơ bằng cái tên “con đường hoàng gia dẫn đến Vô Thức”. Chúng ta phải ghi nhớ rằng cách lý giải bằng phân tách tâm lý học các giấc mơ không liên quan gì với “Chìa khóa của chiêm bao”, hay các thứ nhảm nhí khác. Trong những thời gian trước, giấc mơ được xem như là lời cảnh báo hoặc lời khuyên của thần thánh. Nhưng ngay cả bây giờ, đôi khi nó vẫn còn như thế. Rất có thể linh tính hiện hữu; có thể tương lai, được quyết định ngay lúc này, được xuất hiện trước cho vài người dưới nhiều điều kiện khác nhau. Nhưng những khái niệm này thuộc một lãnh vực hoàn toàn khác, nên tôi buộc phải để chúng qua một bên dù chúng vẫn mang đến một lợi ích nào đó.

Giấc mơ thường xuất hiện dưới dạng một tượng trưng.

Giấc mơ của Eva.

Đây là một giấc mơ hết sức đơn giản của một người (Eva), rất ghét người chị của mình. Nghĩ xa hơn một chút, sẽ là điều tự nhiên khi sự thù ghét của Eva tiến đến ý muốn (ý thức hay vô thức) thấy chị mình bị loại trừ, nghĩa là chết. Nhưng khi phân tích Eva, và nếu sự hận thù này là có ý thức thì cái “ước muốn thấy người chị phải chết” bị dồn nén trong tiềm thức, bởi vì không được đạo lý chấp nhận.

Eva đang có mặt trong một căn phòng. Trên cái bàn có một quan tài mở nắp. Chị của Eva bước vào trong phòng và đi về phía quan tài. Chị ta nhìn Eva thật lâu, nhổ nước miếng xuống đất rồi bước vào trong quan tài, và nằm im như xác chết. Eva bắt đầu cười… và hoảng sợ giật mình thức dậy.

Giấc mơ này rất đơn giản. Quan tài là một tượng trưng rất cơ bản cho cái Chết. Người chị đi vào. Chị ta nhìn Eva và nhổ nước miếng (tượng trưng cho sự khinh bỉ). Chị ta bước vào trong quan tài (chết). Eva cười vì vui sướng và thức dậy. Tại sao cô ta hoảng sợ? Bởi vì cô ý thức muốn thấy cái chết của người chị trong tiềm thức, đang bị dồn nén cho đến lúc này, và thừa cơ hội của giấc ngủ để biểu hiện.

Giấc mơ của Pierre.

Bây giờ chúng ta hãy thí dụ một thanh niên phải ngưng việc học vì sự ra đời của đứa em gái. Chi phí quá tốn kém, người thanh niên này phải thôi việc học hành mà anh ta rất yêu thích. Rất có ý thức, người anh yêu mến đứa em gái mình. Nhưng cũng sẽ là điều tự nhiên khi cùng lúc đó, anh ta rất hối tiếc khi thấy tương lai của mình bị phá bỏ. Nhiều năm trôi qua… Và giấc mơ của anh ta như sau:

Một quan tài (một lần nữa). Trong quan tài đó, có người cha của cậu thanh niên; nhưng ông ta có vẻ trẻ hơn. Pierre tiến lại gần và nghe người cha đã chết nói với anh ta “Ta hai mươi tám tuổi và đã chết”.

Giấc mơ trở nên đơn giản khi biết người cha được 29 tuổi khi đứa em gái ra đời. Nó có nghĩa là “Nếu cha tôi chết lúc 28 tuổi thì đứa em gái tôi sẽ không ra đời, và tôi có thể tiếp tục việc học hành…

Như vậy, ở đây có một cách suy luận rất thuận lý, dù cho nó được thực hiện trong giấc mơ. Đương nhiên ý nghĩ này sẽ không bao giờ hình thành trong tình trạng tỉnh táo…Tại sao? Bởi vì cái Siêu–ngã của Pierre sẽ dồn nén nó ngay với nỗi khiếp sợ. Tôi sẽ nói đến giấc mơ này trong phần sau.

Giấc mơ của Jean.

Mẹ của Jean là một người chuyên quyền. Jean rất nhút nhát và xấu hổ về thân thể của mình. Đương nhiên anh ta rất sợ đàn bà. Giấc mơ của anh ta cũng rất đơn giản.

Anh ta đang đứng trong một khoảng rừng trống. Anh ta cảm thấy thân thể của mình được bao phủ nhưng anh ta vẫn kéo quần áo thật kỹ để che toàn bộ cơ thể của mình. Cách anh ta vài bước có một cái cây thẳng đứng thật lớn; phía sau cái cây đó có một bông loa kèn trắng. Jean khóc nức nở mỗi khi anh ta kéo quần áo của mình trong khi mắt vẫn nhìn vào cái hoa trắng đó. Ngay lúc đó bà mẹ xuất hiện, đầu đội một cái khăn choàng màu đen. Bà cũng khóc. Ngay tức thì Jean trở nên trần truồng. Anh ta nắm tay lại và đưa về phía người mẹ, trong khi bà mẹ lấy một con dao găm ra, chỉ cái cây cho Jean, rồi tự sát. Jean bước đến cái cây và ẩn mình vào trong đó. Anh ta trở ra, ăn mặc như một hiệp sĩ, một thanh kiếm sáng loáng ở bên hông. Anh ta tiến lại gần cái bông trắng kia và dùng thanh kiếm chặt đứt nó. Ngay lúc đó, cái bông trở nên đỏ tươi và Jean có cảm thấy khoái lạc về tính dục và khoái cảm này làm cho anh ta thức dậy.

Chúng ta hãy xem xét các tượng trưng.

Cái cây: (hãy xem lại các tự do liên tưởng ở phần trên) Sức mạnh, nam tính, tính dục. Không có một người nào trên đời này lại nghĩ cái cây tượng trưng cho sự yếu đuối hay hèn nhát. Vì thế, cái cây là một tượng trưng toàn cầu.

Bông loa kèn trắng: đương nhiên tượng trưng cho sự trong trắng. Ở đây tượng trưng một cô gái.

Khăn choàng đen: tượng trưng cho sự thương tiếc, nhục nhã, sầu muộn.

Jean đứng trước cái bông trắng (cô gái) và cảm thấy nhục nhã về thân thể của mình (anh ta mặc quần áo cho kín mít). Anh ta khóc (xấu hổ và phẫn nộ trước cô gái mà anh không dám tiến lại gần). Bà mẹ xuất hiện với cái khăn choàng đen (hối hận vì tính độc đoán của bà đã đưa đứa con của bà đến tình cảnh này). Bà cũng khóc (cũng như thế): bà rút dao găm ra và tự đâm vào mình (hoặc đúng như thế, hoặc một ý muốn vô thức của Jean thấy mẹ mình chết đi). Bà chỉ cho Jean con đường đi đến cái cây (con đường dẫn đến nam tính). Jean đi vào trong cái cây rồi trở ra ăn mặc theo hiệp sĩ (sức mạnh và thoải mái) với một thanh kiếm (sự thoải mái, sức mạnh, thanh lịch, được trang bị cho cuộc sống). Anh ta bước lại gần cái bông trắng (cô gái).

Ở đây xuất hiện tính hung hăng: Jean bất ngờ trút bỏ sự hổ thẹn và bất lực của mình; anh ta chặt đứt cái bông trắng. (Thanh kiếm anh ta tượng trưng cho bộ phận sinh dục đã phá trinh cô gái). Cái bông trắng trở nên đỏ (máu). Hành động tính dục rất rõ ràng, bởi vì Jean cảm thấy cực khoái, làm cho anh ta thức dậy.

Tóm lại:

Muốn phân tích rõ ràng một giấc mơ phải tùy thuộc vào hai điều kiện:

a) một sự hiểu biết sâu rộng về phân tích tâm lý học.

b) phải làm công việc này thường xuyên.

Như thế nhà phân tích tâm lý học là một thám tử của tinh thần. Theo dấu của những bước chân, ông ta phải tìm cho ra thủ phạm. Vì thế ta không được chụp lấy ngay lời giải thích đầu tiên. Tìm cho được một sợi tóc vàng không có nghĩa là người đó phải mang giày đế thấp? Một phân tích nghiêm túc phải được thực hiện qua nhiều giấc mơ, đương nhiên là phải như thế. Ngoài ra, phải theo một bối cảnh rất chặt chẽ. Người bệnh nhân phải hợp tác trong việc phân tích này. Giấc mơ phải được xem xét từng điểm một, và đến lúc này người bệnh nhân mới được đưa ra những tự do liên tưởng từ các dữ liệu trong giấc mơ anh ta.

Tôi có nói đến tượng trưng. Một số ít trong đó có thể mang một ý nghĩa sâu kín cho tất cả chúng ta. Mặc dù thế, nhưng chúng vẫn có thể thay đổi, tùy theo tính khí và tâm lý của lúc đó.

THẾ CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU?

Chúng ta thấy việc giải thích giấc mơ là rất quan trọng trong kỹ thuật phân tích tâm lý học. Tôi xin nhắc lại là theo Freud, sự hỗn độn trong giấc mơ chỉ mang vẻ bề ngoài mà thôi. Rất thường khi chúng có một ý nghĩa rất chính xác dù cho các nhân vật có hóa trang đi nữa. Thêm vào đó, đôi khi chúng biểu hiện các ham muốn bị ức chế.

Chúng ta sẽ hiểu điều này khi đọc lại giấc mơ của Eva (ý muốn thấy chị mình chết) và giấc mơ của Pierre.

Chúng ta hãy xem xét cho kỹ hơn một chút nữa.

a) sự ra đời của đứa em gái ngăn cản việc học hành của Pierre

b) như thế, nếu không có đứa em gái thì Pierre có thể tiếp tục việc học rồi.

c) “Nếu không có đứa em gái” có nghĩa là “nếu đứa em gái đó không được sinh ra”.

d) “Nếu đứa em gái không được sinh ra” có nghĩa là “nếu cha tôi chết trước khi tạo ra nó”

Nhưng:

a) rất hợp lý và có ý thức.

b) vẫn còn hợp lý, và Pierre có thể cảm nhận mà không vấp phải đạo đức của anh ta.

c) trở nên tiềm thức, nhưng có thể xuất hiện trong một cơn bốc đồng, thí dụ như “Nếu con nhỏ đó mà không chào đời, bây giờ tôi đã trở thành kỹ sư rồi!” Mà theo đó ý thức sẽ phản ứng với câu trả lời “Nhưng điều gì xảy ra với mình vậy?… Mình nói tầm bậy rồi…”

d) từ “cái ấy” xung động này đến trong nháy mắt và liền bị dồn nén trở lại.

Nhưng dù sao đi nữa, xung động (d) đã xảy ra và bị tra về cái ấy để trồi lên trong sự canh phòng của Siêu–ngã dưới dạng một thảm kịch mà người nằm mơ đã sống qua.

Như vậy giấc mơ của Pierre được giải thích như là một ước muốn vô thức với sự hợp lý rất nghiệt ngã.

Sự phẫn nộ có đức độ.

Dĩ nhiên trong Tâm phân học không thể tránh khỏi sự bộc phát của vài cảm thức! Vả lại người ta không cần phải chờ đợi lâu để làm chuyện đó, hãy tin tôi đi! Người ta có thể tưởng tượng được những lời chửi mắng, lời khinh khi mà Freud phải hứng chịu trong một thời gian dài.

Cái gì! Con người ti tiện đến thế sao?…

Nhưng người ta quên một điều. Ai nói đến “ti tiện” là đã nói đến một phán xét “tinh thần”.

Nhưng (một lần nữa), có thể nào, về mặt tinh thần, người ta phán xét một con chó sói ăn thịt một con cừu không?

Hoặc: có thể nào, về mặt tinh thần, người ta ca ngợi con cừu đã trốn thoát một con chó sói không?

Con vật này hay con kia chỉ làm nhiệm vụ của chúng và không làm sao khác hơn thế. Nói một con cọp hung dữ không có nghĩa gì cả. Một con cọp chỉ đơn giản là một con cọp mà thôi.

Cũng như “cái ấy” chỉ là “cái ấy” mà thôi, và về mặt tinh thần, bất cứ sự đánh giá việc đó như thế nào thảy đều là điều vô lý. Người ta chỉ được tìm hiểu nó chớ không được phán xét trên phương diện đạo đức (vì tâm lý học là một khoa học mô tả).

Như vậy, có phải là tốt đẹp khi con người “cộng thêm” cái gì đó có thể lần hồi tự tách mình ra khỏi cái tánh ích kỷ thuần túy để có được một ý thức tinh thần và một sự sáng suốt cho phép anh ta hiểu rõ mình hơn và biết cách thương yêu không?

Bởi vì, ngược lại, tâm phân học cho phép con người thấy rõ con người mình đúng như thế đó, với tất cả những tính tốt cùng tật xấu.

Biết rõ con người mình mà mình không được khinh bỉ. Đơn giản là chỉ nhận biết mà thôi. Có phải là hay hơn khi tự biết rõ con người mình dưới mọi góc cạnh, dù cho nó là như thế nào đi nữa, biết rõ những thứ mình cần sử dụng để loại bỏ thú tính không?

Tâm phân học không chỉ quan tâm đến những người bệnh, mà còn hơn thế nhiều! Đó là một phương pháp cho sự sáng suốt; nó chỉ làm chướng mắt những tâm hồn sợ nhìn thấy bản chất thú tính của con người, và (thường khi là sợ) từ chối việc hợp nhất nó với bản chất tinh thần của con người. Đương nhiên rồi… và như Galilée, tâm phân học đánh một đòn thẳng vào tính kiêu căng (mà chính điều này lại xuất phát từ sự không hiểu biết và nỗi sợ hãi)… Nhưng một khi hiểu rõ nó rồi, người ta mới nhận thấy nó phơi bày một cách sáng ngời nhiều sự kiện tâm lý. Cho đến một ngày nào đó, một khi tách được khỏi sự phóng đại và ngạo mạn, nó sẽ dẫn đến cái mà nó phải là: một môn khoa học trong sáng, để hợp cùng các môn triết học nổi tiếng khác.

SỰ GIẢI TỎA

Giải tỏa là khi một chủ thể tự giải thoát ra khỏi một ức chế bằng cách cho nó thể hiện ra bên ngoài. Thí dụ: thổ lộ một bí mật quan trọng là một giải tỏa đơn giản, một “xú páp” của cảm tính. Người đó sẽ nói “Cái bí mật này đang bóp nghẹt tôi; nói nó ra tôi cảm thấy đỡ rất nhiều.”

Chúng ta biết các dồn nén thường tạo ra nhiều triệu chứng rất khó chịu. Tuy nhiên, đôi khi các dồn nén đó lại ẩn núp sau một cách ứng xử rất bình thường.

Có nhiều dồn nén dữ dội (nỗi sợ) đã xảy ra trong lúc chiến tranh, dẫn đến nhiều biểu hiện ưu uất nơi các quân nhân, và những “chuyển hoán” về mặt thể chất như: bại liệt, chứng câm, mù, không do nền tảng thể chất. Các trường hợp này cũng thế, phải cần đến sự giải tỏa.

Làm cách nào để tạo ra sự giải tỏa?

1) Nó có thể bộc phát một cách bất ngờ: một cơn phẫn nộ có thể giải tỏa những lời khiển trách bị ức chế. Có vài xung động làm giải tỏa một ức chế.

2) Người ta có thể gây ra nó: sau một sốc điện, đôi khi người bệnh nhân thể hiện ra ngoài vài xung đột tiềm thức. Đây không còn là sự xuất hiện của triệu chứng nữa (mà người ta đang chữa trị cho anh ta), mà đó chính là mặc cảm.

3) Sự phân tích tâm lý học tạo ra sự giải tỏa bằng cách mở các cánh cửa của tiềm thức ra.

4) Vài tác nhân hóa học cũng được sử dụng, cho phép tiếp cận lớp tiềm thức (“cái ấy”). Đó là phương pháp tâm pháp gây mê, hoặc “huyết thanh của sự thật” (mà tôi sẽ có dịp nói lại).

BẢN NĂNG THƯ HÙNG

Tính dục là một trong các nền tảng của tâm phân học. Chúng ta nên biết ngay điều này: chúng ta không được nhầm lẫn tình dục với giao hợp truyền giống (nôi con người). Bản năng thư hùng không được bị nhầm lẫn với ước muốn giao hợp. Bản năng thư hùng thuần túy cũng giống như bất cứ mọi bản năng khác: nó hiện hữu từ khi mới chào đời.

Quan niệm táo bạo này đã đem đến cho Freud nhiều lời mỉa mai khác. Nói một đứa nhỏ một tuổi có thể có một bản năng tình dục là điều vô lý và thật là chướng tai. Nhưng tại sao người ta không nghĩ là cũng sẽ thật là kì cục khi nói bản năng ấy tự xuất hiện ở tuổi dậy thì! Hơn nữa, làm sao con người có thể nằm ngoài các định luật tự nhiên quan trọng khác được?

Hiện nay người ta đã biết bản năng thư hùng xuất hiện trong nhiều biểu hiện mà không một ai có thể ngờ đó là hành động của nó. Vài hành vi của một đứa trẻ, trên ngay cơ thể của nó cũng là những biểu hiện tính dục (tôi không nói là sinh lý). Vài hành vi của một đứa con trai đối với người mẹ nó (hay của một con đứa gái đối với người cha) cũng mang ý nghĩa của bản năng đó. Tuy nhiên tất cả những thứ đó đều thuận lý cả: sẽ có một tính dục thuần túy khi hai giới tính đối mặt với nhau. Đó là một định luật đặc trưng của thiên nhiên và chúng ta không có gì phải lo sợ điều này; với điều kiện phải coi tính dục như là một điều lành mạnh của bản năng, và loại bỏ những điều cấm kỵ tinh thần mà người ta đã trút lên đó…

Tôi sẽ đề cập đến Tính dục ở phần sau. Tuy nhiên tôi muốn cho thấy vài hành vi thường làm của đứa trẻ, có thể làm hoảng sợ các bậc cha mẹ: sự thủ dâm đơn độc.

Nếu một đứa trẻ thực hành việc thủ dâm một mình…

Trong mọi trường hợp, nhà giáo dục không được làm cho nó hoảng sợ hay làm cho nó cảm thấy xấu hổ. Việc thủ dâm lúc còn bé thường mang đến nhiều thảm họa cho lúc trưởng thành. Tại sao? Vì chính những thực hành đó phải không? Không, không bao giờ. Mà vì cái tâm trạng tinh thần đi kèm theo đó.

Chúng ta phải xem việc thủ dâm như một hiện tượng tự nhiên, của chín trường hợp trên mười. Các bậc cha mẹ phải đối mặt với một trách nhiệm, mà đó phải là một sự thông hiểu sáng suốt.

Nhưng các bậc cha mẹ đã phản ứng như thế nào? – “Mày sẽ không bao giờ lớn lên được…” – “Mày sẽ trở nên gù lưng…” – “Mày sẽ thành một thằng điên…” – “Nếu mày cứ tiếp tục thì mày sẽ bị cụt…(ở đây một từ thật dễ thương để chỉ bộ phận sinh dục của nó)” – “Con quỉ mà thấy được, nó sẽ mang mày xuống địa ngục…” v.v…

Hoặc, mà điều này nghiêm trọng hơn nhiều, người ta công khai phơi bày “cái tật xấu” của đứa nhỏ. Đây là một cách làm vô cùng tệ hại. Tất cả những phản ứng đó phải được loại trừ bằng mọi giá. Chúng ta không được phản ứng như thế. Bởi vì nếu đứa trẻ cứ tiếp tục cái việc thủ dâm đơn độc đó, hãy tưởng tượng xem những nỗi hoảng sợ, nhục nhã, lo hãi và những cảm xúc sẽ chiếm lấy nó! Đôi khi nhiều chứng rối loạn thần kinh sẽ bắt nguồn từ việc này.

Vì vậy chúng ta không được kêu gọi đến nỗi khiếp sợ mà phải kêu gọi đến sự thành thật. Và phải canh chừng làm sao cho tâm trí của đứa nhỏ không bị rối loạn. Đến lúc chúng ta không còn gì để lo sợ nữa.

Đứa trẻ bị bắt quả tang phải được làm yên lòng. Nó phải được thuyết phục rằng việc thủ dâm đó là rất tự nhiên và sẽ không gây một rối loạn nào cả. Đến lúc đó nó sẽ hợp tác một cách toàn diện, và việc thủ dâm lần hồi sẽ biến mất. Chúng ta chỉ cần nhìn sự nhẹ nhõm vô hạn khi một đứa trẻ biết được nó không hề là một con quái vật tha hóa, và nó không phải là người duy nhất trên đời có “cái tật đáng hổ thẹn đó”.

Việc thủ dâm của một đứa trẻ có thể được khởi phát từ tình trạng gia đình không lành mạnh. Đứa trẻ khốn khổ đang trong tình trạng bất ổn. Vì thế, nó tự tìm cho mình một niềm vui và hạnh phúc mà không tìm thấy được ở bất cứ nơi khác. Với trường hợp này, việc thủ dâm sẽ biến mất một khi tình trạng gia cảnh trở lại bình thường (mà đứa nhỏ đã tìm lại được sự an toàn).

Ngoài ra, đôi khi việc đứa trẻ thủ dâm là để biểu hiện sự chống đối tình trạng gia đình. Đến lúc đó, nó thủ dâm với một tâm trạng không khác gì nó lén lút ăn vài cục kẹo vừa mới trộm được.

Những thực hành đơn độc đó phải được xem xét một cách sáng suốt. Để làm được điều đó, các bậc cha mẹ phải nghĩ đến vấn đề tính dục một cách lành mạnh và khôn ngoan. Và nếu cần, phải triệt tiêu những ức chế và nỗi hổ thẹn của chính họ trước vấn đề tính dục.

MẶC CẢM BỊ HOẠN

Hoạn là việc bị cắt đi cơ quan sinh dục nam. Việc hoạn này có thể xảy ra do tai nạn, vì tội ác, hay do phẫu thuật. Những hậu quả về mặt thể chất và tinh thần là rất ghê gớm.

Rất nhiều người, khi “tưởng tượng” đến việc hoạn thôi, đã cảm nhận ngay một cảm xúc mãnh liệt rồi. Nhưng, đối với vài đứa trẻ, đã có sẵn một nỗi lo sợ tinh thần về việc bị hoạn, bị cắt cụt tay chân. Nó xuất hiện ngay sau vài hoàn cảnh nào đó, thường do các nhà giáo dục. Mấy đứa trẻ khi đã có nỗi sợ bị thiến sẽ có nhiều phản ứng rất dữ dội về mặt cảm xúc, mà điều đó cũng dễ hiểu thôi. Nỗi lo hãi của chúng hoặc là ý thức hoặc vô thức. Vả lại người ta cũng thường thấy mấy đứa bé trai khi chạy, hay dùng tay bụm lấy cơ quan sinh dục của chúng lại. Tại sao thẹn? Vì nỗi sợ thể chất hay tinh thần?

Nhiều bậc cha me nhận thấy con mình thường lấy tay sờ hoặc phơi bày cơ quan sinh dục của nó ra. Khuynh hướng này rất bình thường và tự nhiên. Nhưng trước cảnh này, họ lại phản ứng một cách vụng về và vô cùng tai hại “…nếu con cứ sờ nó hoài, nó sẽ rụng mất cho coi!…” – “…nếu con cứ sờ nó hoài, người ta sẽ đến cắt nó đi và con sẽ thở thành con gái đó! – “con không được làm như thế, nó dơ lắm (!!)…; con đang làm một việc xấu, nếu con cứ tiếp tục, người ta sẽ ăn cắp nó mất…” – Hoặc điều ngu dại nhất “… tao mà thấy mày đụng đến nó nữa, tao sẽ cắt nó, mày có biết không?…” Việc này có vẻ như không có gì phải không? Hãy chờ xem! Chúng ta sẽ xem xét trường hợp của thằng bé Jean, với tất cả những hậu quả có thể.

Trường hợp của Jean, một bé trai chín tuổi.

Jean là một bé trai rất nhạy cảm, mà đối với nó thì từ “người đốn củi” đã làm cho nó xanh mặt rồi. Cũng nỗi hoảng sợ đó với các từ “rìu” và “dao”. Jean được yêu cầu vẽ một cái gì đó liên quan đến những thứ đó. Nó vẽ một cái cây bị một người tiều phu chặt bằng rìu. Từ trong cây chảy ra một chất lỏng. Một đứa trẻ trốn chạy trước sự truy đuổi của một người đàn ông.

Khi giao bức vẽ lại, nó cắt nghĩa “Đây là bố tôi” (nó chỉ người đang rượt đuổi). “Còn cái này, tôi không biết là gì nhưng nó đang đau” (nó chỉ vào cái cây). “Cái này (nó chỉ vào người tiều phu) bởi vì… bởi vì tôi không ngoan…”. “Còn cái này là máu (nó chỉ vào chất lỏng)”. Và đúng thời điểm đó, nó đưa tay bụm lấy cơ quan sinh dục như muốn bảo vệ và bắt đầu run rẩy.

Mọi thứ đều dễ hiểu. Sự việc được lý giải sau khi hỏi lại ông bố, một con người chuyên quyền và khô khan.

Ông ta luôn miệng hăm dọa thằng con mình, một cách phi lý “Nếu mày không ngoan, vào lúc đêm tối, người ta sẽ đến cắt đứt cái khúc mà mày hãnh diện đó, mày có biết không?…”

Quá rõ ràng! Cái rìu là vật có thể làm cái công việc thiến ghê gớm mà đứa nhỏ kinh sợ. Cái cây tượng tưng cho chính nó (nam tính). Người tiều phu tượng trưng người bố thực hiện công việc thiến. Nhưng hành vi cuối cùng của đứa trẻ mang nhiều ý nghĩa hơn tất cả những lời nói trên đời!

Điều gì sẽ xảy ra với Jean?

Chúng ta không nên coi trường hợp của Jean như một cảm xúc đơn giản! Tôi giả sử nó tiếp tục sống với tâm trạng đó mà không có sự can thiệp của một nhà tâm lý học. Điều gì có thể xảy ra?

Trước hết (mà điều này thường xảy ra rồi) Jean sẽ sống với vô số cảm xúc hoảng sợ. Nhưng không có gì ghê gớm hơn là sự lặp đi lặp lại những cảm xúc. Cảm xúc này sẽ xuất hiện ngay khi Jean nghĩ “mình không ngoan”. “Người ta” sẽ đến thiến nó. Người ta có thể nào hình dung được những đêm thức trắng và hoảng sợ không? “Người ta” đang ở đây, rình rập ở đâu đó để cắt đi cơ quan sinh dục của nó. Vậy nó phải làm gì đây? Tất cả mọi thứ, để tránh có một hành vi xấu. Và nếu điều đó cứ tiếp diễn, Jean sẽ làm mọi cách để tránh việc cảm thấy mình có lỗi, để tránh mọi lời khiển trách, mọi hình phạt. Mà điều đó với cảm xúc nào đây! Trước mặt người bố và người lạ, Jean sẽ cảm thấy mình có mặc cảm thấp hèn, để tránh việc người ta có thể quở trách nó về một việc gì đó. Jean sẽ bị lôi cuốn trong sự yếu đuối, và sẽ biến thành “một đứa trẻ rất ngoan”. Với bất cứ giá nào nó cũng phải tránh mọi hành vi mạnh mẽ, có thể làm cho nó phải đối đầu với những người khác Sự phát triển của một đứa thiếu niên như nó bị chặn đứng lại. Về mặt tinh thần, nó đã cảm thấy mình đã bị hoạn rồi, để không phải bị hoạn về mặt thể chất. Khi đến tuổi lý trí, nó lần hồi sẽ nhận ra những nỗi lo sợ của nó về mặt thể chất đều vô căn cứ. Nhưng mặc cảm đã ngự trị. Và nó sẽ tổ chức cuộc đời của mình quanh những mặc cảm đó… Nó sẽ đến tuổi thiếu niên với nỗi lo âu, nhút nhát, và có nữ tính. Nó sẽ không bao giờ làm được bất cứ một hành động nam tính nào, về mặt nghề nghiệp, về mặt vợ chồng. Đúng là một “người đàn ông” đấy nhưng không có nam tính. Tất cả những điều đó chỉ vì những cảm xúc tai hại được khởi phát do một người cha kém hiểu biết.

Điều thường xảy ra.

Đôi khi có một cái gì đó khác trong mặc cảm đó. Mỗi khi đứa trẻ thấy sự khác biệt giữa hai giới tính, lúc nào nó cũng nghĩ là đứa con gái không đầy đủ, bởi vì còn thiếu cơ quan sinh dục ở bên ngoài. Và đứa con trai tiếp tục nghĩ theo lí luận của nó “Nếu con bé không có cái đó là bởi vì người ta đã cắt bỏ nó rồi”. Vì vậy anh ta sợ chuyện đó lại xảy ra với mình. Tại sao? Có phải anh ta sợ bị mất chính cái bộ phận sinh dục không? Không! Mà mất đi cái ưu thế mà cái đó tượng trưng cho anh ta. Anh ta sợ mình không đầy đủ như đứa con gái, sợ bị tước đoạt, bị hạ thấp. Chúng ta hãy nhớ kỹ điều này, quan trọng lắm đấy!

Vì vậy khi các bậc cha mẹ hăm dọa như thế, họ làm nảy sinh nỗi lo âu mãnh liệt nơi đứa con trai. Vì thế, chúng ta phải tránh sao cho nỗi lo sợ bị hoạn không trở thành mặc cảm. Tôi lấy thí dụ việc sợ bị hoạn được gắn liền với việc thủ dâm đơn độc (sau những lời hăm dọa của các nhà giáo dục). Trong trường hợp này, người ta cũng nhận thấy có sự tích tụ không thể ngờ của vô số nỗi sợ hãi của trẻ nít, rồi của người trưởng thành. Trước hết, việc thủ dâm bị liên kết với nỗi lo sợ bị hoạn. Sau đó, tình dục cũng sẽ đồng nghĩa với việc bị hoạn. Có nghĩa là bị hoạn trong tinh thần, giảm bớt, tự ti, ức chế, có nữ tính, thiếu nam tính, bất lực. Tất cả những triệu chứng này lan rộng khắp các lãnh vực của cuộc sống. Người nam giới sẽ mất hết các thuộc tính tinh thần, và không ngừng co cúm. Đến lúc đó người đàn ông sẽ làm giống như đứa trẻ đang trốn chạy với hai tay bụm lấy cơ quan sinh dục của mình. Anh ta che chở trước bất kỳ sự cắt bỏ nào về mặt tinh thần, đối với mọi lời khiển trách, mọi sự đối đầu bằng cách lẩn trốn và bỏ chạy. Để thoát thân, anh ta không muốn tranh đấu. Vì sợ nam tính của anh ta bị thử thách, anh ta sẽ tránh mọi hành động đòi hỏi việc đó. Anh ta đã thua ngay tại điểm xuất phát. Đó là thất bại tình dục, chứng suy nhược, nỗi lo hãi… và nỗi sợ hoặc cái được gọi là “sự khinh thường” đàn bà. Hoặc giả sử có sự đền bù xảy ra: người đàn ông cần sự hung hãn trong tình dục để xác định nam tính của mình. Hung tính này có thể đem đến sự ác dâm dưới mọi hình dạng.

Mặc cảm này khó có thể chấp nhận được nếu không có việc thực hiện phân tích tâm lý. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần nghe vài đứa thiếu niên để được biết rõ…

MẶC CẢM OEDIPE

Thuật ngữ này có vẻ thô lỗ, nhưng chúng ta sẽ khám phá tính hợp lí của nó. Cái mặc cảm vô cùng thông dụng này, đặc biệt chỉ nảy sinh từ những mối quan hệ giữa các bậc cha mẹ với con cái. Vì thế nó là đề tài mà các nhà giáo dục quan tâm nhất. Tôi khuyên các bậc cha mẹ hãy nghiên cứu nó cho thật kỹ. Hiểu biết cơ chế vận hành có phần tinh tế của nó đôi khi có thể giúp cho họ tránh được nhiều hậu quả đau thương.

Các nhà tâm lý học biết có nhiều chứng bệnh tâm lý xuất phát từ đó. Nhiều cuộc đời vì nó mà bị hủy hoại hoàn toàn. Nó thường đem đến nữ tính, sự nhu nhược và nỗi sợ hãi cho người đàn ông; và một nam tính quá mạnh cho người phụ nữ. Trong những hậu quả chính, chúng ta nhận thấy:

– Vô số cuộc sống tính dục thảm thương – Sự bất lực nhất thời hoặc vĩnh viễn – Lãnh cảm – Nhút nhát – Sự thất bại liên tục – Sự chống đối nội tại – Sự đòi hỏi hoặc nỗi sợ không dứt bị khước từ – Mặc cảm tự ti – Cảm giác tội lỗi không có nguyên nhân rõ ràng – Cảm giác được “dung thứ” khi có mặt bất cứ nơi đâu – Cảm thức trơ trọi trước cuộc đời hoặc tính hung hãn – sự đồng tính, nam hay nữ.

Điều quan trọng: Mặc cảm này xuất hiện một cách tự nhiên trong thời thơ ấu. Sau đó nó phải biến mất nếu có sự cân bằng hoàn hảo giữa bậc cha mẹ với con cái. Nếu không thì mặc cảm này sẽ tồn tại cho đến tuổi trưởng thành, mà nó sẽ biểu hiện dưới nhiều bộ mặt khác nhau.

Trước khi xem xét đến chính mặc cảm Ơđíp, tôi xin nhấn mạnh đương nhiên hạt nhân gia đình là quan trọng đối với đứa trẻ.

Chúng ta có cái cân sau đây:

Một hạt nhân gia đình chỉ hoàn hảo khi ba thành phần tạo thành được hoàn hảo. Nhưng rất hiếm khi ba cái mâm của bàn cân được cân bằng. Vì vậy, bất cứ sự chênh lệch nào của một trong ba cái mâm đó, đều đưa đến sự mất thăng bằng. Rốt cuộc, đứa trẻ là người phải gánh chịu mọi hậu quả bởi vì nó là người yếu mềm nhất..

Thí dụ:

Người cha: quá độc đoán, quá nghiêm khắc, thiếu nghị lực, nhu nhược, v.v…

Người mẹ: quá mềm yếu, hay than van, hung hãn, quá sỗ sàng, độc đoán.

Đứa con: yếu kém về thể chất hay tinh thần, v.v…

Bây giờ chúng ta hãy thí dụ ba cái mâm đó được cân bằng và chúng ta có một gia đình rất lành mạnh. Chuyện gì sẽ xảy ra?

OEDIPE VỚI TÂM PHÂN HỌC.

Tôi xin nhắc lại huyền thoại: OEdipe đã lấy mẹ mình là Jocaste; đã giết chết người cha mình là Lalos. Cuối cùng anh ta tự chọc cho mù mắt để tự trừng phạt, và trốn khỏi thành Thèbes dưới sự dìu dắt của người con gái Antigone.

Huyền thoại này có liên quan gì đến tâm phân học?

Thoạt nhìn (bằng cách chuyển hoán) đứa trẻ “đã lấy” mẹ của nó, và “giết chết” cha của mình. Điều này có vẻ vô lý. Như vậy, tôi sẽ chuyển nó qua một bố cục khác.

Chúng ta hãy thí dụ (mà điều này cũng thường hay xảy ra) là đứa nhỏ chỉ muốn giành người mẹ cho “một mình nó thôi”. Nhưng có một trở ngại: còn cha của nó.

Đứa trẻ trở nên ghen tức với cha nó. Nó thầm ước (dù có ý thức hay không) người cha sẽ để bà mẹ cho chỉ một mình nó thôi Bằng cách nào? Bằng cách ông ta bỏ đi, biến mất, chết đi.

Và chúng ta có:

Đứa con trai: yêu mẹ nó và muốn bà ta cho riêng một mình nó thôi, ghen ghét cha và muốn loại trừ ông ta, cảm thấy hối hận với người cha, cảm thấy mình tội lỗi.

Đứa con gái: yêu cha nó, và muốn ông ta chỉ riêng cho một mình nó thôi, ghen ghét bà mẹ và muốn loại trừ bà ta, cảm thấy hối hận với người mẹ, cảm thấy mình có lỗi.

Lời chứng của trẻ nhỏ.

Vài hình vẽ của trẻ nhỏ biểu đạt rất chính xác đề tài này. Chẳng hạn người ta có thể thấy:

a) Một đứa trẻ với người mẹ trong nhà thờ, một linh mục đứng cạnh đó.

b) ở một bên có một cánh cửa đóng. Đứng sau cánh của đó là người cha của đứa trẻ.

Như thế, đứa trẻ “đang cưới” mẹ nó và loại bỏ người cha bằng cách để ông đứng đằng sau cánh cửa.

Vả lại có rất nhiều suy nghĩ của trẻ nhỏ về đề tài này:

– Mẹ ơi, khi nào con lớn, con sẽ cưới mẹ…

– Nhưng bố sẽ nói sao đây?

– Bố à?… ừ… thì bố sẽ chết thôi.

Hoặc với một đứa bé gái:

– Ba ơi, khi nào con lớn lên, con muốn trở thành vợ của ba…

– Nhưng con yêu, còn mẹ nữa. Mẹ sẽ nói gì đây?

– Mẹ à?… Đến lúc đó mẹ đã đi mất rồi.

Hoặc với một đứa bé trai:

Mẹ ơi, con muốn làm đám cưới với mẹ…

– Con yêu, bố sẽ không bằng lòng đâu.

– Ừ thì chờ khi nào con lớn nữa, con sẽ đánh lộn với bố…

Những hình ảnh và lời suy nghĩ đó làm cho những người thân cười. Tuy nhiên chúng là những biểu hiện cơ bản của mặc cảm OEdipe. Chúng ta nên nhớ mặc cảm này xuất hiện một cách tự nhiên ở đứa trẻ, và sau đó phải tự nhiên biến mất.

Dưới dạng một sơ đồ, chúng ta hãy xem xét sự hiện diện bình thường của mặc cảm OEdipe, sự tiến triển tự nhiên của nó, và cách nó kết thúc. Như thế, nó chú trọng vào thái độ của đứa trẻ đối với bậc cha mẹ cùng giới tính, và khác giới tính.

VỚI CON TRAI

  

  Đối với người mẹ:

  

  Đối với người cha:

  

  Đứa trẻ gắn bó với người mẹ về mặt thể chất và tinh thần (Chăm sóc, trông nom, trìu mến)

  

   

  

  Đứa trẻ muốn người mẹ chỉ riêng cho một mình nó thôi. Nó muốn chiếm giữ bà ta một cách tuyệt đối cho các nhu cầu thể chất và tâm lý của nó

  

  Nó lần hồi khám phá ra ý nghĩa của người cha. Nó biết được rằng nó không phải là người duy nhất biết yêu người mẹ: Như vậy, người cha trở thành một địch thủ.

  

  Đứa trẻ muốn “cưới” mẹ của nó, có nghĩa là cụ thể hóa sự chiếm hữu tuyệt đối người mẹ

  

  Người cha trở thành địch thủ của nó, đứa trẻ ghen tuông với cha nó, nhưng đương nhiên là không thể nào loại trừ một người địch thủ mạnh như thế được. Ngay lúc này đứa trẻ quyết liệt chối bỏ người cha. Nó trở nên khó dạy, trơ trẽn, chế giễu, v.v…

  

  Đứa trẻ thay đổi cách thương yêu của nó. Thay vì muốn chiếm hữu người mẹ cho một mình nó, nó xoay qua cách bảo vệ bà ta.

  

  Nó tiếp tục cạnh tranh với cha của nó nhưng vẫn chiêm ngưỡng sức mạnh của ông ta. Nó bắt chước ông ấy, muốn trở nên ngang bằng và ngay cả vượt qua ông ta. Nó chơi trò “làm đàn ông”.

  

  Khi đến tuổi trưởng thành

  

  Nó trở nên độc lập, và “trên tinh thần” lần lần tách khỏi mẹ nó. Tính nam nhi của nó lần hồi được xác định.

  

  Nó trở nên độc lập, nó không còn tranh đua với cha nó nữa, bởi vì nó đã tách khỏi mẹ nó rồi.

  

  Nó xoay qua các người phụ nữ khác

  

  Nam tính tự nhiên của nó đã hoàn thành.

  

  Nó cưới vợ một cách bình thường

VỚI CON GÁI

  

  Đối với người mẹ:

  

  Đối với người cha:

  

  Đứa trẻ gắn bó với người mẹ về mặt thể chất và tinh thần. Nó muốn giữ bà mẹ cho một mình nó thôi bởi vì nó có được sự an toàn và sự thoải mái

  

  Người cha là địch thủ bởi vì ông ta cũng nhận được sự âu yếm và sự chăm sóc của người mẹ. Đứa trẻ trở nên ghen tuông với người cha mình.

  

  Ở đây tình hình có thay đổi

  

  Người mẹ trở thành địch thủ, bởi vì cũng nhận được sự che chở và tình yêu của người cha. Nó quyết liệt gạt bà mẹ qua một bên

  

  Người cha xuất hiện như một sức mạnh, một kim chỉ nam, một nam tính sáng chói. Nó muốn “lấy” cha nó.

  

  Nó tranh giành sự chiếm hữu người cha với mẹ nó. Nhưng nó lại muốn bắt chước mẹ nó? Về cái gì? Về cách quyến rũ. Nó còn muốn trở nên quyến rũ hơn mẹ nó (Đó là thời điểm mà đứa con gái chế giễu mẹ nó, và cố hạ thấp bà trước mặt người cha… và các người khác

  

  Nó để người cha trên một bệ để tôn thờ. Đôi khi người cha trở thành một vị thần.

  

  Nó luôn muốn vượt qua mặt mẹ nó về điểm quyến rũ.

  

  Nó chơi trò “làm đàn bà” với cha nó và với tất cả mấy người đàn ông khác.

  

  Khi đến tuổi trưởng thành

  

  Nó không còn cạnh tranh với mẹ nó nữa. Nó trở nên độc lập và coi mẹ nó như người bạn

  

  Nó nhìn người cha với một ánh mắt khác. Ông ta trở thành lại một người cha đáng yêu, nhưng không phải là người đàn ông tuyệt đối

  

  Nữ tính của nó đã hoàn tất

  

  “Về mặt tinh thần” nó tách khỏi người cha và xoay qua các người đàn ông khác.

  

   

  

  Nó lấy Chồng một cách bình thường

Với hai bảng này, tôi đã sơ đồ hóa cách tiến triển tự nhiên. Thông thường nó kéo dài từ mười lăm cho đến mười tám năm.

Trước khi đề cập đến những tiến triển không bình thường, tôi xin nhắc lại điều này:

TÍNH DỤC

Chúng ta đã thấy ở phần trên tính dục cũng là một bản năng như bao bản năng khác. Nó xuất hiện ngay từ lúc mới chào đời. Chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ một tuổi có bản năng tính dục không khác gì bản năng sinh tồn của riêng nó. Tôi xin nhấn mạnh tính dục (lúc ấu thơ rất mơ hồ) không được nhầm lẫn với sự giao hợp truyền giống xuất hiện vào lúc dậy thì và trở thành một “ham muốn tính dục” theo đúng nghĩa đen và có ý thức.

Một tính dục mơ hồ và vô thức xuất hiện một khi hai giới tính dối diện nhau. Chúng ta cũng đã thấy “cái ấy” nằm ngoài đạo lý. Vì thế, đối với nó, ý niệm “loạn luân” không mang một ý nghĩa nào cả. Và cả ý niệm độc ác đối với con sói, như tôi đã nói ở trên. “Cái ấy” tính dục chỉ biết đến các xung động của bản năng, rất tự nhiên như là cái ăn hay cái uống mà thôi.

Như vậy, sẽ là điều hợp lý khi tính dục mơ hồ xuất hiện trong sự đối đầu của hai giới tính trong cùng một gia đình.

Trong mặc cảm OEdipe:

Đứa con trai: tính dục với người mẹ.

èèèèè

Đứa con gái: tính dục với người cha.

èèèèè

Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được những tiến triển không bình thường. Chúng cũng đa dạng như cảm xúc của con người vậy.

Trước khi đề cập đến chính mặc cảm OEdipe, chúng ta phải xem xét ba trường hợp thông thường sau đây:

a) một người đàn ông có vợ, rất thương yêu vợ mình. Tuy nhiên anh ta không thể nào có quan hệ tính dục với người vợ. Nhưng mối quan hệ tính dục này chỉ có thể thực hiện được với những hạng đàn bà hạ cấp mà thôi.

b) một người đàn ông bị bất lực về mặt tính dục với vợ mình. Một hôm, vì quá chán nản người vợ có tình nhân. Và chỉ trong một thời gian ngắn, người chồng có lại nam tính của mình.

c) một thanh niên đính hôn rất nhiều lần. Và mỗi lần đính hôn chính thức lại làm cho anh sợ hãi, bắt anh ta phải tìm đủ mọi cớ để hủy hôn ước đó. Nhưng cũng trong thời gian đó anh ta lại quan hệ với các “gái làng chơi”. Mà về mặt tính dục là một thành công rực rỡ…

Chuyện gì đã xảy ra?

Chúng ta biết một đứa trẻ thường có khuynh hướng tự nhiên là hay dựa vào bậc cha mẹ khác giới. Vì vậy;

Con trai hướng về người mẹ

èèèèè

Con gái hướng về người cha

èèèèè

Nếu khuynh hướng tự nhiên này tiếp tục một cách quá đáng trong trời kỳ thiếu niên, sẽ có hiện tượng “cắm chốt”. Trong trường hợp này:

Đứa con trai:

Sẽ “cắm chốt” vào bà mẹ

Tự đồng nhất vào người mẹ

Trở thành giống như người mẹ. àtrở thành nữ tính

Đứa con gái:

Bám lấy người cha

Cắm chốt vào người cha

Trở thành giống người cha. àtrở thành nam tính

Làm cách nào những vụ cắm chốt này có thể thực hiện được? Khi một trong các nhân tố của bàn cân bị khiếm khuyết.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét trường hợp của đứa con trai, thường xảy ra nhiều hơn:

KHI THIẾU VẮNG MỘT NGƯỜI CHA THẬT SỰ

 

1 và 2: Những khả năng này gần gặp nhau. Trong cả hai trường hợp, nhiệm vụ chủ yếu của người cha bị khiếm khuyết.

Như vậy, ở đây tôi xem đứa nhỏ như được người mẹ nuôi dưỡng.

Một nền giáo dục như thế đòi hỏi hai điều kiện để thành công, một sự cân bằng ghê gớm và sự thông cảm vô biên.

Chúng ta biết đứa bé trai này phải cạnh tranh về nam tính với người cha của nó. Điều rất cần thiết. Sự phát triển về mặt nam tính tùy thuộc vào việc đó. Người cha phải là một khuôn mẫu mà đứa con trai cố gắng ngang bằng hoặc vượt qua. Nhưng trong các trường hợp 1 và 2, sự cạnh tranh này không thể xảy ra với đứa trẻ. Nó không thể nào cạnh tranh về mặt nam tính với người cha vì cái tính đó không hiện hữu.

Nếu thế, điều gì sẽ xảy ra? Đối với đứa trẻ, người cha không còn là “đối thủ” nữa. Như vậy đứa trẻ không còn “đất để luyện tập” để thi thố tính nam nhi nữa. Thêm vào đó, người mẹ, thất vọng vì không có một người chồng thực thụ, sẽ hướng hết tình yêu và sự chăm lo của mình cho đứa nhỏ, đã bắt đầu mất hết nam tính! Như vậy, có rất nhiều cơ may bà sẽ bám vào đứa nhỏ, để nuông chiều nó, v.v… Đây là trường hợp điển hình của đứa trẻ được nuôi lớn “trong váy của mẹ”

Nhưng đứa trẻ đang tìm một người hướng dẫn và sự an toàn. Và cũng có nguy cơ đứa trẻ sẽ bám vào người mẹ. Như vậy sẽ xảy ra sự đeo bám lẫn nhau, luôn rất nguy hiểm cho nam tính sau này của đứa trẻ. Lúc này người mẹ sẽ trở thành Người Phụ Nữ Duy Nhất, Người Phụ Nữ Lý Tưởng, mà đứa trẻ sẽ hướng tất cả tình yêu của nó cho bà ta (và cả sự tình dục mơ hồ).

Thường thì điều gì sẽ xảy ra? Bản năng tính dục của đứa trẻ bị gắn chặt vào sự tôn trọng người mẹ một cách tuyệt đối. Và với cái Tình Yêu– Kính Trọng này, nó sẽ nới rộng sang tất cả những người phụ nữ khác.

Khi đến tuổi trưởng thành, nó sẽ cố gắng xoay qua những người đàn bà khác. Nhưng với những người này, nó sẽ “chuyển hoán” Tình Yêu Thuần Túy mà nó luôn cảm nhận. Vì vậy không thể nào thực hiện được sự thỏa thuận giữa Tình Yêu và Hành Động Tính Dục. Bất cứ tình thương nào mà nó cảm nhận được sẽ trở thành sự kính trọng tuyệt đối, ngăn cấm mọi hành động tình dục…

Và định luật là:

Tình yêu = Sự gắn bó kèm theo sự kính trọng + Tính Dục + Giao hợp truyền giống, với anh ta đã trở thành:

Tình yêu = Sự gắn bó + Kính trọng tuyệt đối với sự cấm đoán Giao hợp truyền giống.

Bây giờ tôi xin nói lại ba trường hợp được liệt kê trong mục Tính Dục.

a) Người đàn ông đó, không thể nào có quan hệ tình dục với vợ mình được, nhưng lại có năng lực tình dục rất bình thường với những người đàn bà hạ cấp. Tại sao vậy? Bởi vì anh ta không cần “nể trọng” họ. Với những người đàn bà đó; anh ta tha hồ biểu hiện bản năng tình dục của mình, mà không có sự nhắc nhở Tình Yêu = Kính trọng không tình dục.

b) Người vợ của người đàn ông bất lực này có một tình nhân. Ngay tức thì người chồng khôi phục được năng lực tính dục của mình. Thông thường thì tại sao vậy? Bởi vì khi người vợ có nhân tình, nghĩa là không còn là “mẹ của anh ta nữa” và “không còn được nể trọng nữa”.

c) Những cuộc đính hôn chính thức của người này đặt anh ta trước vấn đề tính dục trong tương lai. Và anh ta cảm nhận được cái cơ chế Kính Trọng: Không Nam Tính, nên nỗi lo âu xuất hiện. Vì vậy anh ta tìm đủ mọi cớ để hủy hôn ước… để bắt đầu lại; và để chứng tỏ anh ta có thừa khả năng để chinh phục một người đàn bà. Và khi sự chinh phục đã thành công, sự bất lực tương lai bắt anh ta phải trốn chạy. Đây là trường hợp điển hình của một gã Sở Khanh. Còn về những mối quan hệ với “gái làm tiền”, nó trùng với cơ chế của trường hợp (a).

Ngoài ra sự chinh phục đó đôi khi rất dễ dàng. Bởi vì đã sẵn có nữ tính, nên mấy chàng thanh niên này rất dễ thương, chu đáo, “rất đáng yêu”, v.v… Sự ân cần đó làm động lòng người đàn bà và khơi dậy tình mẫu tử của họ. Và điều này càng làm cho chàng trai thích thú hơn nữa, bởi vì anh ta đang “tìm một người mẹ” qua tất cả những người đàn bà đó. Cho đến khi các vai phải được đổi ngược lại…

Nếu người cha chuyên quyền và độc tài.

Trước hết, tôi xin nhấn mạnh một người chuyên quyền là một người yếu đuối. Sự chuyên quyền đó là sự bù trừ cho sự yếu đuối

Ở đây cũng thế, không thể nào có sự cạnh tranh giữa đứa trẻ và người cha. Hoặc nó quá sợ cha của mình và phải ẩn núp bên phía người mẹ. Hoặc nó nhận thấy sự yếu đuối thật sự của người cha, và người mẹ trở thành nơi an toàn duy nhất của nó.

Đối với người mẹ, sự bám víu cũng có nguy cơ xuất hiện.

Tại sao? Vì không thể chia sẻ tình yêu của bà ta cho đứa con trai và người cha của nó, bà sẽ dồn tất cả tình yêu đó cho đứa con trai. Và khi được hai mươi tuổi, người này sẽ nhận thấy gần như mình không có nam tính. Chúng ta gặp lại các trường hợp trước.

Các bạn đùng bao giờ nghĩ đây là những hoàn cảnh rất đặc biệt nhé! Trái lại chúng rất tầm thường và xảy ra thường xuyên như những giáo dục sai lệch. Nhà tâm lý học đã nghe hàng ngàn lời than thở, thú tội, liên quan đến vấn đề này. Sự giáo dục này (con trai không cha, hoặc có một người cha nhu nhược), đòi hỏi sự tế nhị vô hạn. Người mẹ phải thương yêu đứa con mà không được bám lấy nó, mà đó là điều rất khó bởi vì bà đã dồn hết tình thương của bà cho nó rồi? Hơn nữa, một cơ chế vận hành vô thức có thể được khởi phát: đứa con trai tượng trưng cho tình yêu duy nhất và sự “an toàn” của bà mẹ. Tất cả mọi chuyện đều êm xuôi khi đứa trẻ vẫn còn “là một thằng nhỏ”, có nghĩa là khi nam tính của nó chưa xuất hiện. Vì vậy người mẹ có thể mong ước đứa con mình luôn là “một thằng nhỏ”, càng lâu càng tốt. Đến lúc đó người mẹ sẽ cố gắng “làm nữ hóa” đứa con trai, để về mặt tinh thần, nó luôn ở cạnh bà ta. Và vì đứa trẻ thiếu mất người cha, có nhiều cơ may cái trò chơi vô thức này lại thành công…

Bởi vì:

a) đứa con trai không có trước mắt một khuôn mẫu nam tính nào để bắt chước và vượt qua;

b) người mẹ làm tất cả mọi thứ và cho nó tất cả những gì nó muốn, mà điều đó có nguy cơ trở thành một giải pháp lý tưởng cho sự dễ dãi.

Tại sao nó cần phải nam hóa, trong khi “bám vào váy mẹ” là rất hay kia chứ?

Mà nếu như thêm vào đó, người mẹ là một người chuyên quyền, nhiều hậu quả khác có thể xuất hiện. Tôi khuyên các bạn nên xem lại mục “Những người kiệt sức”

Bây giờ người ta mới biết tại sao sự hiểu biết những cơ chế vận hành tâm lý là rất cần thiết. Lèo lái con thuyền của cuộc đời là rất gian nan, ngay khi với cả hai mái chèo. Nhưng điều khiển nó với chỉ một mái chèo thôi quả là một hành động phi thường. Một người phụ nữ, sau khi đã mất chồng và phải nuôi một đứa con trai, bị đặt trước một trong các nhiệm vụ khó khăn nhất, bởi vì bà ta phải vừa là một Người Cha Nam Tính và là một Người Mẹ Nữ Giới… Và nếu như người mẹ đó tránh được sự bám víu hoặc sự thống trị, kết quả đó đáng được biểu dương…

MẶC CẢM OEDIPE ĐÚNG NGHĨA

Đây là mặc cảm OEdipe theo đúng nghĩa của nó.

Vào mỗi thời điểm của sự phát triển của đứa trẻ đối với cha mẹ nó, có thể phát sinh sự không thích nghi do hàng ngàn nguyên nhân. (Nguyên nhân từ bên ngoài, cách cư xử của cha mẹ, tâm lý yếu đuối của đứa trẻ, v.v…)

Cơ chế của mặc cảm OEdipe rất khó hiểu, dù rất là lôgíc. Chúng ta biết:

Đứa trẻ muốn người mẹ cho một mình nó; người cha trở thành một địch thủ; như vậy nó ghen với người cha và muốn loại ông ta. Sự ghen tuông này khởi phát sự hung hãn với người cha.

Ở đây hành trình trở nên không bình thường.

Một mặt đứa trẻ khâm phục người cha. Mặt khác, nó cảm thấy ghen tuông và hung hãn. Mâu thuẫn này khởi phát sự hối hận và nỗi lo hãi. Đứa trẻ cảm thấy có lỗi với cha nó, nhưng không hiểu vì sao. (Tất cả những cơ chế này đều vô thức và bị dồn nén).

Vì đứa trẻ cảm thấy có lỗi với cha nó, nên nó mới cố tìm sự tha thứ. Nhưng nó vẫn không hiểu tại sao nó muốn sự tha thứ đó. Vì vậy đứa trẻ phải tìm một điều gì đó hầu có thể giúp nó có được sự tha thứ đó.

Đứa trẻ sẽ cố giảm bớt tính hung hãn kia. Bằng cách nào? Chi bằng làm cho cha nó hài lòng! Để có được sự tán thưởng, sự khoan dung, sự hài lòng của ông ta. Đứa trẻ sẽ làm việc đó bằng cách chứng minh tính nam nhi của nó phải không? Đương nhiên là không rồi, bởi vì chính sự đối đầu của hai người đàn ông đã tạo ra nỗi lo hãi và sự hối hận kia! Vì thế đứa trẻ sẽ hành động hoàn toàn trái ngược. Để làm vừa lòng cha nó, nó sẽ “giảm bớt tính nam nhi” đi; chịu hạ mình, chịu thua kém. Nó sẽ chơi cái trò “đứa con ngoan” thay vì chơi trò “làm đàn ông”. Bất cứ sự khoan dung có thiện cảm nào của người cha cũng đều sẽ bù trừ cho nỗi lo âu của nó. Và trò chơi này có thể kéo dài mười, mười lăm, hoặc hai mươi năm… Và đứa trẻ càng ngày càng có nhiều nữ tính hơn, nó càng ngày càng “gắn chặt” vào người mẹ hơn, mà điều này sẽ làm cho cái cơ chế đó trở nên mạnh hơn…

Tôi sẽ trình bày tất cả những ý này dưới dạng một sơ đồ.

ĐỨA CON TRAI

  

  Đối với người mẹ:

  

  Đối với người cha:

  

  Nó muốn dành người mẹ cho mỗi một mình nó. Nó muốn “cưới” mẹ nó

  

  Người cha trở thành địch thủ trong việc chiếm giữ người mẹ. Nó hung hãn gạt người cha qua một bên. Nó trở nên khó dạy, vô sỉ, ngạo mạn nhưng vẫn chiêm ngưỡng người cha

  

  Tiến triển không bình thường

  

Nó càng ngày càng trở nên nữ tính.

Nó bám lấy người mẹ

  Nó ngày càng trở nên nữ tính. Nó bám lấy mẹ nó.

  

Trong vô thức vẫn từ chối sự hiện diện của người cha. Nó luôn gạt bỏ người cha một cách không ý thức. Sự hối hận và nỗi lo hãi xuất hiện.

Nó cảm thấy có lỗi với người cha mà không hiểu tại sao. Nó muốn được tha thứ.

  Nó phải ngăn cản sự đối đầu “của hai người đàn ông”. Nó trở nên “nữ tính”. Nó chịu thua kém người cha. Nó bợ đỡ ông ta, nó tự hạ mình để có được sự khoan dung và thiện cảm.

Đến tuổi trưởng thành.

Khi đến tuổi trưởng thành, người thanh niên sẽ “chuyển hoán” người cha vào tất cả những người đàn ông khác mà anh ta nghĩ là hơn anh ta. Anh ta cảm thấy tự ti và nữ tính (Mặc cho có sự hung hãn bù trừ để che giấu mặc cảm đó). Anh ta sẽ tự động đặt mình dưới những người đàn ông khác (người cha được chuyển hoán) đứng trước mặt anh ta. Đối với những người trưởng thành bị mặc cảm đó, bất cứ cấp chỉ huy nào cũng gợi lại Người Cha: ông trưởng phòng, người hạ sĩ, ông tướng, các vị giáo sư, v.v… Hơn thế nữa, cảm giác tội lỗi (cảm thấy “có tội”) luôn bám lấy anh ta.

Những trường hợp này rất thông thường và đa dạng. Và có hàng ngàn biểu hiện nhỏ để lộ cái mặc cảm vô thức này mà người ta chỉ nhìn thấy các triệu chứng mà thôi.

Rất nhiều người trong số họ sẽ làm mọi thứ để làm vừa lòng. Tại sao vậy? Có phải để thật sự làm vừa lòng người ta không? Không đời nào. Chỉ để nhận sự tán thành, thiện cảm và độ lượng. Họ muốn làm vừa lòng và họ sợ làm phật ý; họ muốn loại bỏ cái cảm giác tội lỗi để nhìn thấy mình được ưa thích và cần đến…

Thí dụ:

– X thường hay hỏi thượng cấp của mình, những câu hỏi mà anh ta biết rõ các lời giải đáp. Tại sao thế? Để làm ra vẻ của một đứa trẻ đang quan tâm, coi người kia như là người chỉ dẫn. Để chứng tỏ sự tin tưởng mà anh ta đặt vào người kia, mà hơn hết anh ta sợ sự phản đối hoặc sự dửng dưng.

– Y không hề ý thức là anh ta cảm thấy sung sướng mỗi khi anh ta bị khiển trách. Cấp chỉ huy của anh ta tuyên bố “Một khiển trách sẽ làm cho anh ta như sống lại, tôi cũng không hiểu tại sao. Có vẻ như anh ta tìm kiếm việc đó… Anh ta không thể nào làm việc hay như thế từ khi tôi phạt anh ta”. Tại sao? Đơn giản là vì sự trừng phạt đó tượng trưng cho anh ta “sự nghiêm khắc của người cha”! Và cách làm việc hoàn hảo sau đó giúp cho anh ta đạt lại sự độ lượng, thiện cảm và sự tha thứ. Anh ta cảm thấy sung sướng bởi vì anh ta cảm thấy mình được tha thứ…

– Z một người lái xe hơi năm mươi tuổi, rất thông minh đã nói với tôi “… chuyện này có vẻ phi lý mà tôi cũng không hiểu vì sao… nhưng ông có biết là tôi cũng khá lập dị khi lái xe không? Tốt lắm! Nhưng mỗi khi có một nhân viên cảnh sát đứng tại ngã tư đường thì không ai tôn trọng luật lệ đi đường hơn tôi. Nhưng đây không phải là việc tôn trọng luật lệ bắt tôi phải thế đâu, hoặc tôi sợ bị phạt đâu, mà là một cái gì đó thầm kín hơn. Tôi có cảm tưởng như tôi muốn cho người cảnh sát biết là tôi tôn trọng luật lệ… mặc dù tôi không hề quen biết người cảnh sát đó và có thể tôi không bao giờ gặp lại anh ta… Tôi có cảm tưởng tôi như là một đứa trẻ đang bị người cha quan sát và ông ta sẽ nói “những gì con vừa làm là tốt đấy…”

Tôi xin có lời khen sự thông minh sáng suốt của Z, đã biết tự nhận xét mình đến mức độ đó. Sau khi phân tích cuộc đời của ông Z, người ta nhận thấy mặc cảm OEdipe đã biểu lộ. Và cái chi tiết nhỏ này (trong hàng trăm cái khác) cho thấy nhân viên cảnh sát tượng trưng cho Quyền Lực, hay là Người Cha. Và nếu ông Z lái xe một cách nghiêm chỉnh, không phải vì ông ta sợ bị phạt. Nhưng để có được, dù ở cách xa, sự thiện cảm khoan dung mà nó đồng nghĩa với sự tha thứ.

MẶC CẢM OEDIPE VÀ SỰ ĐAU KHỔ

Những hậu quả của mặc cảm này vô cùng da dạng, và luôn rất khó chịu. Trong cuộc sống thường ngày, chúng biểu lộ hàng trăm thái độ khác nhau mà chủ thể không hề ý thức được và chúng thường tạo một cảm xúc hết sức mơ hồ, một dạng cảm xúc nặng nề không rõ ràng… Những hậu quả của mặc cảm OEdipe đôi khi tiến rất xa. Có nhiều cuộc đời bị thất bại hoàn toàn. Có rất nhiều gia đình kéo dài một cuộc sống khốn khổ. Người mắc chứng này, về mặt tinh thần, là một phế nhân. Đối với người đàn ông, sẽ là tình trạng không có nam tính tuyệt đối. Vì cứ luôn phải tự hạ mình, anh ta cảm thấy mình thấp kém trước bất cứ tình huống nào gặp phải. Anh ta cảm thấy khó chịu hoặc bất lực trước các trách nhiệm hoặc quyết định. Anh ta lúc nào cũng cảm thấy mình có tội. Anh ta có cái cảm giác mình “được dung thứ” với sự chiếu cố tại bất cứ nơi đâu anh ta có mặt. Sự dửng dưng hoặc sự khiển trách nhấn chìm anh ta trong nỗi sợ hãi mơ hồ, đôi khi rất nhức nhối. Tôi xin nhấn mạnh là tất cả những cảm xúc đó đều vô thức, nhưng tâm phân học làm cho chúng lũ lượt xuất hiện. Nếu người mắc chứng này cảm thấy mình luôn bị mặc cảm tự ti ám ảnh, nhưng có khi anh ta cũng bị ý niệm quyền lực ám ảnh. Đến lúc ấy người đó sẽ trở nên khô khan, thống trị, anh hùng rơm. Đã bao nhiêu lần, người ta thấy những con người đó chìm trong sự “suy nhược thần kinh” mỗi khi một chức vụ có trách nhiệm được đề nghị với họ, ngay cho dù họ có thèm muốn và chấp nhận chúng? Đến lúc đó, họ sẽ đổ lỗi cho sự suy nhược là vì làm việc quá sức, mà đúng ra trong thâm tâm, họ đã vô thức không thừa nhận là họ yếu kém và nhát gan. Bất cứ cấp chỉ huy nào cũng là người cha của họ (hoặc giống như người mẹ của họ, nếu họ được nuôi dưỡng do chỉ một người mẹ chuyên quyền). Suốt cuộc đời, họ phải gánh chịu sự thất bại nội tâm và nỗi lo âu. Đứa con trai, nay đã trở thành người đàn ông, vẫn mãi mãi là một đứa con trai. Có hàng triệu trường hợp như thế xảy ra trước mắt chúng ta và chúng ta chỉ cần nhìn quanh ta để nhận thấy điều đó… Nỗi lo sợ bị người khác không đồng ý rất mãnh liệt. Và nếu trường hợp đó xảy đến (như lúc còn thơ ấu), tôi xin nhấn mạnh là họ sẽ làm mọi thứ để đạt lại sự đồng ý và cảm tình. Như vậy việc không còn nam tính cũng ảnh hưởng đến tính dục. Thế là có hàng triệu trường hợp bất lực tính dục, hoặc đồng tính tiềm tàng hay công khai…

Dù không thường xuyên, nhưng cái phương cách không bình thường đó cũng có thể được biểu hiện ở người con gái. Sau đây là một sơ đồ. Đối với cô ta, cũng sẽ là một chuỗi mặc cảm tự ti và mặc cảm tội lỗi. Cô ta sẽ sợ tình yêu, sợ người đàn ông, sợ việc thai nghén và các trách nhiệm khác. Trong đời sống vợ chồng, đôi khi cô ta là người lãnh cảm và hay tranh chấp với người chồng một cách hung hăng và vô ý thức… trừ phi cô ta vẫn là một người đàn bà–trẻ con.

NGƯỜI CON GÁI

  

  Đối với Mẹ cô ta:

  

  Đối với Cha cô ta:

  

  Người mẹ sẽ trở thành địch thủ; cô mạnh bạo đẩy xa người mẹ ra (giống như trong một tiến triển bình thường)

  

  Người cha được xem là một sức mạnh, một người chỉ dẫn. Cô ta “muốn lấy” cha mình.

  

  Từ chối một cách vô thức sự hiện diện của người mẹ, loại bỏ bà ta một cách vô thức. Sự hối hận và nỗi lo hãi xuất hiện

  

  Ước muốn việc chiếm hữu người cha một cách tuyệt đối, cô ta đặt ông ta lên một bệ để tôn thờ

  

  Cô ta cảm thấy có lỗi với người mẹ, nhưng không hiểu vì sao. Cô ta muốn có được sự tha thứ của bà.

  

  Cô ta bám lấy người cha.

  

Cô ta tự đặt mình “ở dưới” người mẹ; và khi trở thành “con trai hơn”, cô ta không sợ sự đối đầu giữa hai người đàn bà.

hoặc:

  để có được sư khoan hồng và thiện cảm của người mẹ, cô ta trở lại thành “đứa con gái bé bỏng”. Đó là người Đàn bà–trẻ con.

  

Cô ta muốn ngang hàng với cha cô, để có sự chiêm ngưỡng. Cô ta trở nên nam tính


hoặc:

  Cô ta sẽ làm cho mình nữ tính một cách quá đáng để có được sư che chở tuyệt đối của người cha. Cô ta trở thành người Đàn bà–trẻ con

  

  Khi đến tuổi trưởng thành

  

  Có nhiều nam tính, cô ta tìm cách thống trị các người đàn bà khác, mặc dù vẫn cảm thấy thua kém họ

  

Có nhiều nam tính, ít nhiều gì đó cô ta cảm thấy ghê tởm người đàn ông bình thường. Đó là trường hợp của vài người phụ nữ lãnh cảm.

hoặc:

  Là Đàn bà– Trẻ con, cô ta tìm kiếm sự âu yếm và sự che chở trước khi tìm kiếm tình yêu chân thật, điều không thể có với cô ta.

 

Như vậy, mặc cảm này sẽ trở thành bệnh lý một khi có sự cắm chốt ở bậc cha mẹ thuộc giới khác, với những cảm giác tội lỗi với người thân sinh cùng giới. Bệnh lý càng nặng hơn nữa khi: cảm giác tội lỗi đó được phát triển. Đó là trường hợp của người đàn ông, sau khi bị mặc cảm tội lỗi hồi thơ ấu, vẫn cảm nhận điều đó với tất cả những người đàn ông khác.

Một lần nữa, chúng ta thấy tầm quan trọng của một môi trường gia đình bình thường, với một nam tính tự nhiên của người cha, và nữ tính không bám víu của người mẹ.

MẶC CẢM DIANE

Các bạn có biết Diane–thợ Săn, Người Phụ Nữ–Đàn Ông hay nhất và là vị thánh của những thợ săn không? Và sau đây là bà ta trong sinh hoạt tâm lý hàng ngày.

Sự nam tính quá mức của người phụ nữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó thường xuất hiện trong mặc cảm OEdipe, mà chúng ta vừa xem qua. Sau đây là hai nguyên nhân khác cũng rất thường xảy ra.

1

Trong “Mặc cảm bị hoạn”, chúng ta thấy đứa trẻ vô cùng hãnh diện về sự ưu thế, được tượng trưng bằng bộ phận sinh dục của nó.

Chuyện đó không có gì phải ngạc nhiên cả. Chúng ta không được quên Dương vật là biểu tượng của cuộc sống toàn cầu, và có nhiều tôn giáo sơ khai sùng bái dương vật.

Đôi khi đứa bé gái cũng làm như thế… nhưng hoàn toàn trái ngược. Nó tưởng nó “thiếu một cái gì đó”. Vì vậy nó sinh ra hụt hẫng. Nó chờ, nghĩ rằng cái đó sẽ “mọc ra”. Nhưng bởi vì “cái đó không mọc ra”, càng ngày nó càng phẫn nộ hoặc cảm thấy thua kém.

Giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng. Có phải người ta đã nói với vài đứa bé gái là “cơ quan sinh dục của chúng không mọc ra bởi chúng cứ nhìn vào đó hoài… hoặc bởi vì chúng đã sờ vào đó…?”. Hoặc “nó không mọc ra”, bởi vì đó là một hình phạt. Đương nhiên là một cách vô thức đấy, nhưng những hậu quả được biểu hiện qua ngôn từ của nhiều đứa bé gái, hoặc trong các bức tranh vẻ của chúng. Hoặc (trường hợp thường xảy ra), một đứa bé gái nghe cha mẹ nó nói như sau “Cha mẹ muốn một thằng con trai…nhưng chỉ được một đứa con gái… đành vậy… chúng ta sẽ cố mà thích nghi… Nhưng đáng tiếc thật…”.

Và từ đó đứa bé gái sẽ phản ứng bằng cách ghét luôn cả giới tính của mình và ganh tị ghê gớm cánh nam giới.

Với sự ức chế này, sự thích nghi hoặc không thích nghi có thể sẽ xảy ra, giống như mặc cảm bị hoạn. Nếu nó không xảy ra, đứa bé gái sẽ khinh bỉ ngay giới tính của mình (mà nó tưởng là hạ cấp) và sự ganh tị đối với người đàn ông (mà nó tưởng thuộc bậc cao hơn). Vì thế cô ta có một ham muốn rất mãnh liệt để bù cho sự thua kém đó bằng cách trở thành một người đàn ông. Và cô ta trở thành một người đàn ông.

Cô ta đôi khi là một phụ nữ–chỉ huy, thẳng tay điều hành mọi việc nhất là với cánh đàn ông (bởi vì cô ta muốn hạ thấp họ!). Bởi vì cô ta ganh tị với đàn ông, nên cô ta cố dạy cho những phụ nữ khác chống lại cánh đàn ông. Cô ta chuyên quyền và hung tính. Cô ta khinh bỉ nữ tính và ghét luôn cả đàn ông. Cô ta không còn là phụ nữ và cũng không phải là đàn ông… nên đau khổ vô cùng. Nếu cô ta lấy chồng, cô “Diane” này thường lãnh cảm, bởi vì cô ta coi thường nữ tính. Bất cứ đâu và lúc nào cũng vậy, cô ta luôn muốn biểu lộ sự ưu thế của mình, cô ta “đã thật sự thành nam giới rồi”. Cô ta từ chối làm các công việc thuộc giới tính của mình (chẳng hạn như công việc nội trợ). “Sự bạo ngược bỉ ổi của đàn ông” làm cho cô phẫn nộ…

Đó là những người phụ nữ không bao giờ vừa lòng và không thể thỏa mãn được. Nhưng có một thứ đôi khi có thể cứu giúp họ: việc có con. Nhất khi đó là một cậu con trai! Tại sao vậy? Bởi vì sau khi cho ra đời một đứa con trai, họ cảm thấy ngang hàng với cánh đàn ông. Nhưng họ cũng thường là những bà mẹ độc tài, tiếp tục từ chối nữ tính của họ… Và sự giáo dục mà đến lượt họ phải trao lại, có thể dẫn đến một tai họa…

2

Chúng ta hãy lấy thí dụ này, cũng rất thường xảy ra:

Chúng ta hãy thí dụ người cha trở thành nữ tính vì mặc cảm OEdipe. Ông ta tưởng “mình ghét” đàn bà, nhưng thật ra ông ta sợ. Ông ta sợ bởi vì ông ta cảm thấy mình thua kém, và không thể có nam tính được. Trong nhiều trường hợp, cái được gọi là “thù ghét phụ nữ đó” sẽ được chuyển hoán lên ngay đứa con gái ông ta. Một cách vô thức, ông ta làm như thế nào đó để đứa con gái mình không trở thành một người đàn bà.

Ông cố làm cho con gái mình trở thành nam giới: ông ta sung sướng đến ngây ngất trước mọi hành vi “dũng cảm” của đứa con gái mình. Ông ta sẽ tán dương sức mạnh của nó, sự khéo léo trong các môn thể thao, sự khéo tay của nó, các cơ bắp của nó… Ông ta sẽ lên chín tầng mây nếu cô ta làm việc “như đàn ông”, có cơ bắp như đàn ông, v.v…

Được nuôi dưỡng như thế đó, đứa con gái, về mặt tinh thần, sẽ trở thành con trai. Ông ta hoảng sợ mỗi khi thấy cô ta biểu hiện nữ tính. Và trong vài trường hợp, kinh nguyệt cũng sẽ biến mất! Vì vậy, người ta có thể hiểu được nỗi lo âu triền miên được tạo ra bởi hai khuynh hướng hoàn toàn trái ngược:

a) sự ham muốn nữ tính quá mãnh liệt

b) sự từ chối nữ tính vì sự giáo dục của gia đình.

Khi trưởng thành, người phụ nữ này sẽ bắt người ta trả một giá thật đắt cho những khuynh hướng trái ngược này! Trước hết là chính bản thân cô ta, (lo hãi, ám sợ, bệnh tật, rối loạn thần kinh, v.v…), và sau đó là những người chung quanh cô ta. Cô ta tỏ vẻ tự tin với nam tính của mình. Tuy vậy, nỗi thống khổ nặng nề và mặc cảm tự ti sâu kín sẽ mãi mãi bám lấy cô ta…

Đương nhiên là có nhiều nguyên nhân khác có thể làm cho người phụ nữ có nam tính. Một nguyên nhân khá thông thường: một người cha vô cùng độc tài, luôn hạ nhục đứa con gái mình, làm cho cô ta bị ức chế. Đến mức người con gái cảm thấy thù ghét cha mình. Đến lúc này, cô ta chuyển hoán nỗi hận thù đó qua cho tất cả đàn ông bằng hai cách có thể:

a) cô ta từ chối “phục tùng” cánh đàn ông, mà cô ta coi thường. Vì vậy, cô ta từ chối sự nữ tính và trở thành nam giới. Cô ta luôn cạnh tranh quyết liệt với cánh đàn ông. Lập gia đình, cô ta sẽ lãnh cảm. Nhưng một khi có một đứa con trai, cô ta sẽ làm mọi cách để cho nó trở thành nữ tính…

b) cô ta vẫn là nữ giới, nhưng vẫn không chịu phục tùng cánh đàn ông. Đến lúc này cô ta xoay qua người phụ nữ nam tính nào đó đóng vai người đàn ông cho cô ta. Đến lúc này cô ta đã trở thành một đồng tính nữ.

Tôi chỉ nêu ra đây vài trường hợp mà tôi thấy thường xảy ra nhất. Còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Điều tôi muốn, là làm cho người ta thấy được cái chuỗi thống khổ mà chúng sản sinh. Vì thế, người ta còn có thể nào được phép phán xét nữa không, một khi thấy được sức mạnh của những phương cách vô thức?

MẶC CẢM CAIN

Là mặc cảm đơn giản và thường thấy nhất. Nó xảy ra một khi đứa con tưởng đã mất đi lòng thương yêu độc nhất của cha mẹ nó: khi có sự ra đời của đứa con thứ hai. Đứa con sẽ phản ứng quyết liệt bằng việc thù ghét đứa em này. Tuy nhiên mọi việc đều tùy thuộc vào hoàn cảnh và thái độ của các bậc cha mẹ.

Mặc cảm này (rất bình thường khi nó tự triệt tiêu) thường xuất hiện trong những giấc mơ hoặc tranh vẽ của trẻ con.

Giấc mơ của Jacques, 10 tuổi.

Jacques đang đi cùng cha mẹ trên một cánh đồng bao la. Trời nắng chói. Rồi đột nhiên, nó thấy xuất hiện một con sông mà mẹ nó cúi xuống đó để lấy lên một con búp bê. Mẹ nó mới xoay qua và đuổi nó đi. Jacques phóng tới con búp bê, giật lấy và liệng nó xuống nước lại.

Giấc mơ này rất đơn giản. Con búp bê được lấy ra khỏi nước tượng trưng cho đứa em trai của Jacques. Nó “phản ứng lại” bằng cách giết đứa em (ném nó xuống nước lại). Trong giấc mơ, người mẹ đã đuổi Jacques đi. Nhưng bà mẹ này là một người phụ nữ rất thông minh, không bao giờ làm cho Jacques phải ức chế trước đứa em của mình.

Giấc mơ này biểu hiện một phản ứng vô thức, nhưng không được khuyến khích bởi thái độ của người mẹ.

Vì vậy mặc cảm này giải nghĩa rõ tên của nó! Đối với đứa anh lớn, đứa em trai (một cách vô thức) tượng trưng cho một đối thủ. Sẽ là điều thường tình khi nó muốn loại đối thủ đó. Điều này cho thấy, ở ngoài mặt, có sự khiêu khích, chế giễu (để loại đứa em bằng cách làm cho nó mất thể diện), tranh đua, tranh giành quyết liệt, cãi cọ và đôi khi cả hận thù.

Mặc cảm này có thể tự triệt tiêu, hoặc trở thành chứng rối loạn thần kinh với sự biểu hiện của mặc cảm tự ti, tội lỗi, bất lực, thù nghịch.

Việc triệt tiêu phần lớn tùy thuộc cha mẹ và thiên hướng của đứa trẻ. Tôi sẽ nói lại vấn đề này trong mục “Mặc cảm tự ti”.

Đôi khi mặc cảm này biến đổi sang một dạng khác: khi đứa anh lớn che chở đứa em trai mình. Như vậy, đứa em sẽ thua kém, người anh vẫn giữ vai trò chủ yếu với cha mẹ. Và trò chơi này cứ tiếp diễn… mà điều cốt yếu là làm sao tránh được mặc cảm tự ti và thua kém nhưng lần này là của đứa em…

Ba Mặc cảm chủ yếu vừa được nêu trên phải được xem là tự nhiên mỗi khi chúng xuất hiện. Sự phát triển của chúng, phần lớn, tùy thuộc vào không khí gia đình.

Chẳng hạn với Mặc cảm OEdipe, nó sẽ mau chóng biến mất nếu đứa con trai có một người cha có nam tính bình thường và một người mẹ có nữ tính tự nhiên. Nhưng nó sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nếu người cha quá nhu nhược còn bà mẹ thì quá bám víu, như chúng ta đã thấy.

Những mặc cảm này cũng sẽ được giải quyết bằng sự ức chế. Một đứa con trai có nhiều xung động hung tính đối với đứa em trai mình, và sẽ ức chế những xung động đó. Tùy theo hoàn cảnh mà sự ức chế này có thể là tự nhiên hoặc trở thành chứng rối loạn thần kinh (tùy theo mức độ và thời gian).

Sự trưởng thành sẽ bị cản trở; làm xuất hiện tính nhút nhát, hung tính, lo hãi, trốn khỏi nhà. Vài rối loạn của cá tính có thể dẫn đến tội phạm.

Càng ngày người ta nhận thấy tương lai của đứa trẻ càng tùy thuộc vào giải pháp dành cho những mặc cảm này, dù tự thân chúng là tự nhiên nhưng đòi hỏi phải được giải quyết một cách thật hài hòa.

LIỆU PHÁP TÂM PHÂN HỌC

Thông thường người bệnh nhân được cho nằm dài (chẳng hạn trên một đi văng) trong tình trạng thư giãn nhất. Nhà tâm lý ngồi phía sau bệnh nhân, để không làm cho người đó chú ý. Đến lúc đó, chủ thể được yêu cầu “cho não bộ hoạt động”; và ”tuôn ra” tất cả những gì người đó đang nghĩ trong đầu. Chủ thể không được (nhất là) “sắp xếp” những ý nghĩ của mình hoặc nối kết chúng lại cho hợp lý. Tất cả mọi thứ phải được nói ra ngay lúc người đó đang nghĩ. Nó giống như một loại khuynh hướng “siêu thực tinh thần”. Đương nhiên lúc đầu sẽ không tránh khỏi có những im lặng hoặc do dự, bởi vì người đó đôi khi phải đấu tranh giữa những gì người đó nghĩ và đạo lý của bản thân. Nhưng người đó phải hiểu nhà tâm lý hoàn toàn khách quan, và ông ta không bao giờ cảm thấy chướng tai với những gì ông ta nghe được, vì ông ta coi mọi thứ tự nhiên như cái ăn hay cái uống vậy.

Ông ta không bao giờ nghĩ đến việc đưa ra bất cứ một phán xét nào. Nếu không, ông cũng sẽ giống như nhà phẫu thuật bị dao động trước một vết thương! Lần hồi, một ý nghĩa bắt đầu được hình thành từ những lời nói rời rạc kia. Tiểu sử bệnh lý, thời thơ ấu, các bậc cha mẹ, những dồn nén, xung động, kinh nghiệm đau khổ, tình dục… Tất cả những thứ đó bị hòa lẫn với vô số điều ngẫm nghĩ hỗn độn, do dự, hung hãn, những im lặng dài.

Và đến khi cần, nhà tâm phân học mới can thiệp vào. Việc diễn giải thật sự bắt đầu. Không cần phải nói nhà tâm phân học phải là một người rất rành về tâm lý con người? Phân tích tâm phân học đôi khi rất khó chịu đối với bệnh nhân, bởi vì lúc này là thời điểm mà toàn bộ đáy hồ trồi lên mặt nước. Đứng trước một bệnh nhân lo âu hoặc tức giận, người ta cần phải tạo ra một không khí nhân từ vô biên cũng như tính khách quan tuyệt đối.

Tuy nhiên, liệu pháp tâm phân học đòi hỏi vài điều kiện:

Tuổi tác: Tuổi lý tưởng nhất là từ mười lăm cho đến bốn mươi lăm. Vì trong khoảng tuổi này, nhân cách con người còn giữ được một chút gì đó linh hoạt, rất cần thiết cho loại liệu pháp này. Tuy nhiên tuổi tác không hề là một chống chỉ định tuyệt đối. Có rất nhiều kết quả thật ngoạn mục đã đạt được với những người lớn tuổi và thông minh.

Trí thông minh: Một trí thông minh trung bình là cần thiết Nhưng cần nhất là chủ thể phải có một Cái Tôi hợp lý, có thể hiểu và hợp tác với việc trị liệu.

Sự hòa hoãn: Việc phân tích tâm lý không đòi hỏi phải thực hiện khẩn trương các biện pháp tâm lý. Tuy nhiên, sau khi một liệu pháp khẩn trương được thực hiện (như tâm pháp gây mê, liệu pháp sốc,v.v…) việc phân tích tâm lý sẽ đạt nhiều kết quả khả quan.

Thời hạn và độ thâm niên của chứng rối loạn thần kinh: Chứng rối loạn thần kinh càng lâu năm chừng nào thì việc phân tích tâm lý càng phải đào sâu chừng đấy. Đúng vậy, có hàng ngàn phản xạ đã được hình thành quanh căn bệnh lúc mới khởi phát. Tất cả cuộc đời của bệnh nhân xoay quanh những mặc cảm vô thức: ý tưởng, suy nghĩ, thái độ, nghề nghiệp, hôn nhân, cách nuôi dưỡng con cái, v.v… Người ta mới hiểu sự cẩn trọng vô hạn của nhà phân tích tâm lý trong lĩnh vực này. Những mảnh vô thức trồi lên mặt của ý thức, thường cho thấy chủ thể không phải là người mà người đó tưởng mình là. Như vậy việc ở đây là làm sao chữa khỏi người bệnh mà không làm cuộc sống của người đó bị xáo trộn, hoặc cuộc đời của những người sống quanh người đó. Vì vậy, nhà phân tích tâm lý lúc nào cũng không những phải chú ý đến chính bệnh nhân mà còn phải để mắt đến những người có liên quan mật thiết với người đó nữa. Người ta hiểu rằng, một khi chủ thể đã đặt nền tảng cuộc hôn nhân trên một mặc cảm vô thức, nhà tâm lý phải làm sao loại bỏ mặc cảm đó mà không gây tổn hại đến cuộc hôn nhân!… Vì vậy, nhà phân tích tâm lý mang một trách nhiệm hết sức nặng nề.

Thêm vào đó, tôi xin nhắc lại những gì tôi đã nói trước đây: việc phân tích tâm lý cũng có thể được dành cho những người hoàn toàn hài hòa. Đó là một môi trường nhân bản tuyệt vời cho sự sáng suốt và thông hiểu. Một lớp tập huấn đơn giản về lý thuyết tâm phân học cơ bản đã giúp cho nhiều bậc cha mẹ hiểu được và uốn nắn lại hoàn cảnh gia đình đang bị tì vết. Trong nhiều trường hợp, việc phân tích tâm lý không được chạm đến những thành lũy cuối cùng.

Tâm phân học sẽ giúp cho mọi mười hiểu rõ cơ chế vận hành bao la của con đuối đang được biểu hiện hàng ngày. Và để bù lại, nó thường xuyên giúp đỡ con người dễ dàng chấp nhận và thương yêu người khác.

Sức mạnh được xây dựng trên sự bất lực.

ALFRED ADLER (1870–1937)

Adler là một trong các môn đệ của Freud, và đã là bác sĩ khi mới hai mươi lăm tuổi. Vào năm 1907, ông cho xuất bản: Nghiên cứu về những khiếm khuyết thể chất và hậu quả của chúng về mặt tâm lý.

Những quan điểm này đã buộc ông phải tách khỏi Freud. Đó là vào năm 1911. Adler mới thành lập trường phái Tâm Lý Học Cá Nhân. Ông rất quan tâm đến việc dạy dỗ những đứa trẻ cá biệt. Đến năm 1932, ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn Y Tâm lý tại New York.

CẢM THỨC TỰ TI

Sự vĩ đại của con người bắt đầu từ 

khi anh ta nhận thấy bản chất thật của mình

Trong khi Freud gầy dựng cơ đồ mình trên vô thức và tính dục, thì Adler tạo dựng sự nghiệp mình trên một lĩnh vực khác: mặc cảm tự ti. Adler nói “Bất cứ chứng rối loạn thần kinh nào cũng đều bắt nguồn từ mặc cảm tự ti”. Như vậy, chứng rối loạn thần kinh là một mặc cảm tự ti dai dẳng.

Cảm thức tự ti là gì?

Ở đây tôi không đề cập đến những cảm thức tự ti tự nhiên. Một sinh viên trẻ trước vị giáo sư của mình, sẽ cảm thấy thua kém về kinh nghiệm và tầm hiểu biết. Đó là điều tự nhiên và nhất thời thôi.

Một đứa trẻ cảm thấy thua kém người cha mình. Một con người cảm thấy nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên. Một người mới học đàn piano cảm thấy thua kém trước một nhạc sĩ điêu luyện.

Khi nào cảm thức tự ti trở thành bệnh hoạn?

Tôi lấy thí dụ của người học đàn piano trẻ đó. Anh ta có thua kém người điêu luyện không? Có, bởi vì anh ta có ít kỹ thuật điêu luyện hơn người kia. Nhưng trước hết, anh ta cảm thấy thua kém người kia chỉ trong lãnh vực piano mà thôi. Sau nữa, sự thua kém tự nhiên này sẽ không gây cho anh ta bất cứ hung tính hay tủi nhục nào hết. Người nhạc sĩ trẻ bình thường này sẽ nghĩ mình biết ít hơn và có ít kiến thức hơn người kia thôi. Nhưng anh ta không hề có cảm tưởng sâu kín mình thấp kém hơn người kia. Bởi vì chính điều đó mới là cảm thức tự ti thực thụ. Sẽ là bệnh lý khi bị như thế. Anh ta sẽ biến thành người rối loạn thần kinh một khi anh ta gây ra sự đau khổ, tính nhút nhát, nỗi lo âu, sợ sệt, thù nghịch, hung tính, ham muốn dai dẳng vượt trội những người khác, được chỉ huy họ, thành người nhất, hạ nhục những người khác, v v.. Cảm thức tự ti sẽ thành một phản ứng của nhân cách trước bất cứ người và hoàn cảnh nào. Lúc đó anh ta sẽ là “một thái độ tinh thần”, đôi khi có ý thức, nhưng thường xuyên là vô thức, nhưng lại chỉ huy tất cả mọi hành vi của người nào mắc phải nó.

Giải pháp thông thường là gì?

Nét đặc trưng của con người là tránh xa sự đau khổ và tìm kiếm sự thanh thản tâm hồn. Nhưng những người bị cảm thức tự ti phải đau khổ. Họ thầm kín cảm thấy bất an, sợ sệt hoặc bất lực. Bởi vì họ đau khổ nên họ phải tìm một lối thoát. Là điều hợp lý, bởi vì bất cứ ai cũng sẽ làm như thế thôi. Những người đó sẽ tìm một cái gì đó để loại bỏ nỗi khổ do mặc cảm bất lực tạo ra. Thế người nhút nhát sẽ làm gì mỗi khi anh ta sợ? Anh ta trở nên hung hãn. Cũng như thế, một người có cảm thức tự ti sẽ đi tìm sự ưu thế. Nếu một người có mặc cảm bất lực anh ta sẽ đi tìm sức mạnh. Nếu con người cảm thấy mình bị chế ngự, người đó sẽ cố chiếm ưu thế, v.v… Đó là cơ chế bù trừ. Tôi có thể nói sự bù trừ đó sẽ cứu giúp đời sống tinh thần của những người rối loạn thần kinh. Cái cảm giác chiếm ưu thế và sức mạnh sẽ làm giảm bớt nỗi lo hãi do cảm thức tự ti hoặc bất lực phát sinh. Điều đó giúp cho họ sống bằng những giải pháp thỏa hiệp. Tuy vậy, những bù trừ sẽ không bao giờ loại bỏ các cảm thức tự ti; chúng chỉ đơn giản phủ lên đó một bức màn mang đầy ảo tưởng…

Cũng vì thế mà trong đời thường, có rất nhiều người đã làm được nhiều việc lớn lao nhờ vào cảm thức tự ti. Có người nào dám nghĩ là họ đã “vượt qua” được cảm thức đó không? Không bao giờ! Chính cảm thức tự ti đã thúc họ phải tìm kiếm sự ưu thế (cuộc tìm kiếm đôi khi là vô thức). Nếu chúng ta cảm thấy đau khổ vì sự yếu hèn, cảm thấy nhục nhã, bị ức chế, chúng ta âm thầm muốn mình là những con người cứng rắn.

Tất cả những người độc tài, thống trị, chuyên quyền, hung hãn, đều nằm trong trường hợp này. Cái nhu cầu thống trị và cảm thức tự tôn luôn là triệu chứng rối loạn thần kinh.

Để được hiểu rõ hơn

Với vài trường hợp mà tôi sẽ nêu ra đây, sẽ có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Nhưng tôi… tôi có phải là người rối loạn thần kinh hay không?… “

Tôi lấy một thí dụ: Một nhà văn nổi tiếng có nói với tôi “Tôi dửng dưng trước sự chiêm ngưỡng mà người ta dành cho tôi…”.

Tôi nghĩ có ba trường hợp có thể cắt nghĩa thái độ này:

1

Sự dửng dưng là thực thụ (ngoài mặt cũng như trong thâm tâm), nếu nhà văn đó là một người có đời sống tâm lý quân bình, sáng suốt và thông minh. Ông ta đúng là một con người hoàn hảo. Ông ta không cần đến sự chiêm ngưỡng của những người khác để tin vào chính mình. Lời nhận xét đó là tự nhiên và tương ứng với sự thật.

2

Tôi thí dụ nhà văn đó có cảm thức tự ti. Bất chấp tài năng của mình, ông ta sợ mình sẽ là điểm ngắm, sợ bị đưa ra phía trước. Ông ta sợ mình không thể tượng trưng cho cái mà những người khác mong chờ nơi ông ta. Ông ta “chơi cái trò” dửng dưng trước sự chiêm ngưỡng. Ông ta trốn chạy những người khác. Và để không thể hiện sự trốn chạy và nỗi sợ hãi, ông ta đưa ra những lời giải thích mà ông ta tin tưởng. Như vậy, sự dửng dưng đó là một bù trừ, và lời nhận xét đó là không bình thường.

3

Vì cảm thức tự ti, ông ta có thể cần phải tỏ ra “hoàn hảo” và “dửng dưng trước những chuyện tầm phào mà ông cho gần như là vô giá trị”. Như vậy, ông ta sẽ làm tăng thêm sự chiêm ngưỡng bằng “tính khiêm tốn” của mình; sự chiêm ngưỡng mà ông ta rất cần để cảm thấy được an toàn. Phản ứng không bình thường. Ông tự đưa ra những lý lẽ ý thức rất đúng nhưng không hề tương ứng với sự thật. Đó là một người cầu toàn, hay một người rối loạn thần kinh.

Vì vậy, chúng ta thấy sự khác biệt hết sức rõ ràng giữa một phản ứng tự nhiên và một phản ứng rối loạn thần kinh. Một phản ứng tự nhiên là xác thực; còn cái của rối loạn thần kinh không tương ứng với sự thật nội giới. Nó giống như một lớp vảy đang che một vết thương để ngăn nó làm mủ mà thôi.

Thêm vài thí dụ trong hàng ngàn ví dụ khác

– Một hành vi lịch thiệp có thể (may sao) là đích thực. Nhưng đôi khi nó cũng là triệu chứng của rối loạn thần kinh. Tôi thí dụ một người cảm thấy rất lo sợ nếu như có người khác phản đối anh ta; người đó sẽ cảm thấy có lỗi, khó chịu, bực bội, v.v… Để tránh sự phản đối, người đó sẽ tỏ ra lịch thiệp, dễ mến, biết chiều chuộng, không bao giờ từ chối việc gì.

– Sự dửng dưng có thể là tự nhiên; nó là sự thờ ơ và thoải mái nhờ sức mạnh nội tại. Thế khi nào nó mới biến thành rối loạn thần kinh? Khi chủ thể “chơi trò” dửng dưng, mà không một chút ý thức nào hết. Như thế anh ta trốn khỏi nỗi lo âu do mặc cảm tự ti gây ra.

– Một kiến thức cao siêu tự nó là điều tự nhiên. Nhưng đôi khi nó cũng là triệu chứng của rối loạn thần kinh: nếu nó bù đắp nỗi nhục nhã chẳng hạn. Chúng ta chỉ cần xem lại trường hợp của Jacqueline D mà chúng ta đã thấy ở phần trên.

– Tính thẳng thắn cũng là một hành vi tuyệt vời, nhưng cũng có thể là do rối loạn thần kinh.

Thí dụ: người đó thẳng thắn, nhưng trong vô thức muốn cho người ta biết điều này. Người đó sẽ thực hiện những hành động để cho người khác nhận thấy sự thẳng thắn đó, thổ lộ những điều bí mật với mình, giao tiền bạc cho mình, v.v… mà người đó giữ một cách hoàn hảo. Người đó sẽ nhận lấy sự thán phục, cảm tìm, tin tưởng mà về mặt tinh thần người đó rất cần.

– Là “một vĩ nhân” là điều tự nhiên… dù rất hiếm, hỡi ơi! Nhưng trở thành được một vĩ nhân có thể là sự bù trừ cho sự tự ti tạo ra cảm giác có quyền lực và thống trị.

Chúng ta thấy chỉ sự phân tích tâm lý mới cho phép chúng ta xác định một cảm xúc hay một hành vi có do rối loạn thần kinh hay không! Một người rối loạn thần kinh bởi mặc cảm tự ti luôn xoay quanh những điểm sau đây: nhu cầu thống trị, quyền lực, sức mạnh, ưu thế, chiêm ngưỡng. Như vậy, những nhu cầu đó bắt nguồn từ mặc cảm bất lực và yếu hèn. Vì thế, một người rối loạn thần kinh sẽ làm bất cứ việc gì để ngăn chặn cái, mà theo anh ta, giống với sự yếu hèn của mình.

Thí dụ:

– Anh ta “cương quyết” từ chối bất cứ lời khuyên nào.

– Anh ta có một tính mâu thuẫn đôi khi rất mãnh liệt và tức thì, như cái tật vậy.

– Anh ta “hãnh diện” từ chối bất cứ sự giúp đỡ mà người khác đề nghị.

– Anh ta muốn sống cuộc đời của mình mà “không cần nhờ đến bất cứ ai để không phải mắc nợ bất cứ ai và có thể ngẩng cao đầu…”

– Anh ta không bằng lòng khi thấy mình không có lý.

– Anh ta không chấp nhận bất cứ lời chỉ trích nào…v.v…

Tại sao? Tất cả những hành vi đó rất tự nhiên mà! Nhưng đối với anh ta, chúng là sự đầu hàng và yếu hèn. Thế người rối loạn thần kinh đó nói gì: “Tôi không phải quá yếu đuối để chấp nhận lời khuyên.!” Đúng ra anh ta phải nói như sau “vì là người yếu đuối, tôi không thể nào chấp nhận bất cứ người nào khác mạnh và có kinh nghiệm hơn tôi…”

Những người rối loạn thần kinh này, trong vô thức, muốn cho cái thế giới này phải là hình ảnh đúng theo ý muốn của họ. (Điều này thật bi thảm nếu đây là trường hợp của những bậc cha mẹ đối với con cái). Trong thâm tâm, họ không bao giờ chịu thua và bắt buộc sự phục tùng của những người sống quanh họ, dù bằng bất cứ phương cách gì. (Hãy xem lại Những người kiệt sức).

Sự chống đối ngạo mạn của họ xuất hiện với bất cứ điều gì Chẳng hạn, người rối loạn thần kinh âm thầm cảm thấy hung hăng mỗi khi người ta bắt ông ta phải chờ. Trong thâm tâm, vài cảm xúc mơ hồ sẽ thốt lên: “…tôi không phải thuộc hạng người mà người ta bắt chờ và tôi đáng được tôn trọng hơn thế…”. Cyrano de Bergerac là mẫu người rối loạn thần kinh thuộc dạng đó (trong hàng triệu người khác). Sự kiêu hãnh bệnh hoạn của ông ta bắt nguồn từ nỗi bất hạnh về thể chất. Nếu ngay từ đầu Cyrano là một người cân bằng thì ông ta sẽ dửng dưng trước cái mũi to lớn của mình.

SỰ RỐI LOẠN THẦN KINH VÀ NHỮNG BÙ TRỪ

Những bù trừ đôi khi tạo ra nhiều thành tựu rất hữu ích cho xã hội.

Thí dụ: Một đứa trẻ cảm thấy nhục nhã trong một thời gian dài, tự bù trừ cho mình với mục đích trả thù và chiếm ưu thế. Anh ta có thể trở thành một kỹ sư giỏi, một bác sĩ nổi tiếng, một luật sư tài ba, v.v… Nhưng trong thâm tâm anh ta vẫn khổ sở bởi việc bù trừ không làm mất đi cảm thức tự ti! Dù sao, anh ta cũng cảm nhận là mình không bao giờ có được trạng thái sung mãn nội tại.

Như tôi đã chứng minh, việc bù trừ thường xuất hiện dưới hình dáng của sự chuyên quyền tiềm tàng.

Thí dụ:

– Những người rối loạn thần kinh thích cho lời khuyên, cảm thấy cần chỉ dẫn người khác. Như vậy họ có được cảm giác uy quyền, sức mạnh, liêm chính; họ nghĩ mình là “người chỉ huy” mà người ta kính trọng và chiêm ngưỡng.

– Họ cảm thấy cần chỉ dạy, bày tỏ (cũng vì lý do đó)

– Họ cảm thấy cần chỉ huy.

– Như vậy, họ cảm thấy cần giúp đỡ những người khác, cứu giúp, làm chỗ nương tựa. Họ sẽ cảm thấy nhục nhã và hung hãn nếu không một ai cần đến họ.

Tất cả những hành vi đó hoàn toàn không bình thường, bởi vì người rối loạn thần kinh luôn tìm kiếm một ưu thế, sự an toàn để bù đắp cho những yếu kém nội tại.

Họ không thể nào nghĩ mình “ngang hàng” với một ai đó. Hoặc họ cảm thấy thua kém, hoặc họ nghĩ mình có ưu thế hơn. Nếu một người rối loạn thần kinh “được bù trừ” cảm thấy thua kém, người đó sẽ làm tất cả để gây sự ngạc nhiên, để được kính phục bởi những hiểu biết của mình, trí thông minh, cách suy nghĩ cao siêu, sự ân cần và lòng nhiệt tình, v.v…

Đương nhiên là họ rất khao khát uy danh! Một người phụ nữ rối loạn thần kinh, một hôm, có nói với tôi về những nghiên cứu xã hôi học mà cô ta đã thực hiện thật tỉ mỉ: “…bây giờ tôi biết rất nhiều điều… nhưng những cuộc nghiên cứu đó đã làm cho tôi trở nên héo hắt…” Lời nhận xét này sẽ rất tự nhiên với một con người bình thường. Nhưng chuyện gì đã xảy ra với một người rối loạn thần kinh như thế? Cô ta đã nghiên cứu thật kỹ những vấn đề khá đặc biệt đó (vì cảm thức tự tôn); người cô ta trở nên khô khan (cô ta tự hạ mình xuống để nâng cao mình lên bởi vì sự khô kiệt trí tuệ thường được người ta thán phục… Giống như một người tuẫn đạo vì khoa học vậy.

Trường hợp khác: Người rối loạn thần kinh vì cảm thức tự ti muốn thành công ngay từ “lần hành động đầu tiên”. Anh ta cảm thấy cần phải sáng tác được ngay tức thì như Beethoven, đóng kịch như Molière, viết văn như Giraudoux. Anh ta muốn lần thử sức đầu tiên phải là thành tích của bậc thầy! Nếu có ai đó tuyên bố “… điều đó hay lắm, nhưng anh còn phải cố gắng thêm nữa” anh ta sẽ suy sụp ngay. Như thế anh ta tham vọng quá mức, không vì niềm tin vào sức mạnh (dù đôi khi anh ta vẫn còn tin như thế), nhưng vì mặc cảm bất lực sâu kín.

Trường hợp khác: nhiều người rối loạn thần kinh lùi bước trước sự đấu tranh bằng cách tuyên bố “… tôi không quan tâm đến chuyện đó…” bởi vì họ cảm thấy họ ở mức cao hơn…

Trong phần tiếp theo ngay sau đây, tôi sẽ trình bày trường hợp của một người lái xe dưới góc độ đó.

SỰ RỐI RẮM CỦA CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH

Các phản ứng của người rối loạn thần kinh lúc nào cũng rất phức tạp cả. Cũng là lẽ thường tình bởi vì lúc nào cũng có sự pha trộn của tự ti với tự tôn! Chúng ta hãy lấy thí dụ của một người rối loạn thần kinh rất muốn có sự độc lập tuyệt đối nhưng đồng thời cũng cần đến sự lệ thuộc, che chở, nuông chiều, v.v… Người ta thấy ngay sự pha trộn dị thường của hàng trăm phản ứng trái ngược nhau! Để phân tích được những phản ứng, cử chỉ, điệu bộ, lời nói này, người ta phải nắm bắt được chúng “đúng ngay lúc đó” và phân tích thật kỹ lưỡng. Điều không phải lúc nào cũng dễ.

Đua xe hơi với chứng rối loạn thần kinh.

Người rối loạn thần kinh chạy theo những biểu hiện bên ngoài với sự tự tôn thảm thương: tiền tài, danh cao chức trọng, đồ dùng xa xỉ, xe cộ, v.v… Và chiếc xe hơi dường như đã cụ thể hóa cái cảm thức bệnh hoạn đó. Có hàng triệu người lái xe tỏ ra không bằng lòng mỗi khi có ai đó qua mặt họ. Đây là một phản ứng rối loạn thần kinh chính hiệu! Đối với họ, bị qua mặt đồng nghĩa với “bị thua kém”. Điều đó có nghĩa là họ đã tự đồng nhất vào chiếc xe của họ!… Và sức mạnh của chiếc xe đã trở thành sức mạnh của chính họ. Mặc cảm tự ti của họ phải mạnh đến mức buộc họ phải cư xử như thế…

Những người rối loạn thần kinh đó sẽ không bao giờ nghĩ “chiếc xe của tôi bị một chiếc khác qua mặt”, mà là “tôi bị một người khác qua mặt!”. Vả lại thật lý thú khi quan sát một người lái xe bị mặc cảm tự ti. Anh ta đang trong tình trạng thù nghịch và tranh đua một cách bệnh hoạn (đương nhiên rồi). Anh ta thường có hai phản ứng sau đây: hoặc bằng sự hung hãn hoặc bằng sự trốn chạy. Chứng rối loạn thần kinh hung hãn là điều rất quen thuộc với người lái xe: sự phẫn nộ âm ỉ, những lời nhận xét cay độc, lời chửi rủa, chế giễu, những lần qua mặt hung bạo, v.v… Còn về sự trốn chạy, nó thường được ngụy trang dưới bộ mặt của sự thanh thản giả tạo, sự gìn giữ máy móc vô căn cứ…

Thí dụ:

– Bị thua ngay từ lúc khởi động, một người lái xe bị rối loạn thần kinh sẽ nói “Tôi à?… tôi dại gì phá hỏng chiếc xe tôi. Phí tiền chỉ để có được hai giây đồng hồ? Đâu ngu gì!” (anh ta không hề tin vào những gì anh ta nói, nhưng phải cố chứng minh “sự thua kém” của mình cho những người khác…)

– Nếu chiếc xe hơi của anh ta không đủ mạnh, anh ta sẽ nói là đồng hồ tốc độ chỉ trật bắt đầu từ 80, rằng nó không đúng và anh ta sẽ cho đi chỉnh lại…” Nếu anh ta nhận thấy “mình thua”, anh ta sẽ nói là anh ta “muốn rong chơi”… để cho những người khác không thể coi sự chậm chạp của anh ta như là sự thua kém, v.v… Hoặc anh ta chỉ lái xe bằng một tay, với sự uể oải giả tạo và huýt sáo một điệu nhạc nào đó…

Vì thế, đây là những phản ứng giả tạo cho sự an toàn nội tâm. Anh ta cố tạo cho mình sự ung dung, bình thản, sáng suốt không để ý đến “sự đua tranh ngu xuẩn đó”. Đương nhiên là những lời nói này không hề tương ứng với tâm trạng nội tại của anh ta, mà đó là sự thù nghịch âm ỉ mãnh liệt.

Chính những con người rối loạn thần kinh đó cũng sẽ phản ứng quyết liệt nếu người ta chỉ trích sức mạnh của chiếc xe họ, mà họ xem như là sức mạnh của chính họ! Nếu người ta có thể loại bỏ mặc cảm tự ti mà hàng triệu người lái xe mắc phải, số lượng tai nạn sẽ giảm xuống bớt phân nửa! Bởi vì người ta có thể ngăn cản sự tranh đua thù địch giữa những người rối loạn thần kinh không bao giờ chịu chấp nhận sự bất lực của họ…

GIÁO DỤC VỚI CẢM THỨC TỰ TI

Cảm thức tự ti xuất hiện ngay từ lúc đầu đời. Chúng rất tự nhiên. Bất cứ đứa trẻ nào cũng cảm thấy hoang mang và bất lực trước những sức mạnh bao quanh nó. Nó nhỏ bé và yếu đuối; nó chưa hiểu cái thế giới mà nó chỉ cảm nhận một cách mơ hồ. Người ta có thể nào biết được những việc to tát phải như thế nào dưới con mắt của nó không? Vì thế bất cứ đứa trẻ nào trước tiên cũng phải tìm kiếm sự an toàn. Nó cảm thấy cần được bảo vệ và giúp đỡ… nhưng không hề bị thống trị hoặc đối xử như một đồ vật. Lần hồi, nhân cách của nó sẽ được khẳng định. “Cái Tôi” của nó xuất hiện. Nó bắt đầu tìm kiếm sự an toàn trong chính bản thân nó. Nó thử sức mạnh của nó và trở nên chủ động. Vì vậy sự giáo dục, bằng cách mau chóng nhất, phải giúp nó có được sự tự tin nơi chính mình. Sự giáo dục lý tưởng nhất phải chủ yếu loại bỏ càng sớm càng tốt những cảm thức tự ti và hướng dẫn đứa trẻ đến sự khẳng định giá trị đích thực của chính nó. Bởi vì hạt nhân của mặc cảm tự ti sẽ xuất hiên một khi các mặc cảm đó vẫn bị giữ nguyên và chiếm lấy toàn bộ nhân cách của nó trong những năm tiếp theo. Đến lúc đó, chính cái cảm thức đã lớn mạnh như một cái nấm độc, bóp chết cái nhân cách thực thụ và chỉ huy gần như toàn bộ các hành động và ý nghĩ.

Nhưng thực tế còn ảm đạm hơn thế! Bất cứ thứ gì bẻ gãy ý chí cá nhân của một đứa trẻ đều là nhân tố của chứng rối loạn thần kinh. Bất cứ thứ gì phá hủy sự chủ động cũng thế. Đương nhiên là mọi thứ đều tùy thuộc vào tinh thần mà sự giáo dục đó đem đến.

Nhưng tiếc thay, có rất nhiều nhà giáo dục lại củng cố những mặc cảm tự ti đó. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến con số không thể ngờ của những người chuyên quyền, vì vậy bị rối loạn thần kinh. Người ta nắm bắt được bí mật của vô số người rối loạn thần kinh trưởng thành. Đó là sợi xích vô tận của những nhà giáo dục bị rối loạn thần kinh… và của những người được dạy dỗ và khi đến lượt họ cũng sẽ trở thành như thế. Một người chuyên quyền đương nhiên sẽ làm tăng thêm sức mạnh của mặc thức tự ti ngay cả với đứa trẻ lành mạnh nhất trên đời. Chúng ta chỉ cần nhắc lại Những Người kiệt sức để thấy rõ.

Chúng ta phải xem xét sự việc đúng như cách nó xảy ra. Người cha bị có cảm thức tự ti cần thấy đứa con của mình bị thua kém. Ông ta không muốn thấy đứa con của mình có một cuộc sống riêng tư và chủ động. Ông ta cần đến sự thua kém của đứa con để củng cố cái mặc cảm thống trị của mình, để tạo cho mình một ấn tượng về sức mạnh.

Bất cứ nhà tâm lý học nào cũng biết một trong các nguyên nhân chính của sự rối loạn thần kinh trưởng thành: quá nhiều bậc cha mẹ thống trị con cái của họ. Trường hợp thông thường và nguy hiểm nhất là của người mẹ thống trị (rối loạn thần kinh) và đứa con trai. Bởi vì người mẹ đó có nhu cầu thống trị, nên bà ta phải ngăn cản không cho đứa con trai mình trở thành một cá thể có nam tính. Như vậy bà ta cần đến sự thua kém của đứa con trai. Nhưng vì rất thường khi, sự thống trị này được ẩn núp dưới những dáng vẻ “của sự hoàn hảo”, các bạn thử nghĩ cách làm sao có thể thoát ra tình cảnh này? Làm cách nào thoát ra khỏi một bà mẹ rối loạn thần kinh “quá tốt” như thế được? Tâm lý học phải can thiệp vào, bởi vì chính người đó cũng không thể nào biết được những bù trừ của mình tai hại đến mức nào…

Tôi lấy lại thí dụ được thấy trong tâm phân học. Chúng ta hãy thí dụ một người cha rối loạn thần kinh rất sợ đàn bà. Vì thế ông ta tưởng mình “xem thường” và “khinh bỉ” họ. Nếu ông ta có một đứa con gái, chuyện gì sẽ xảy ra? Ông ta sẽ “chuyển hoán” sự hận thù đàn bà sang đứa con gái của mình. Ông ta áp chế đứa con gái của mình, hạ nhục nó, làm cho nó cảm thấy tự ti. Nhưng ở đây tôi muốn xem xét đến trường hợp bù trừ, sẽ xuất hiện dưới nhiều dáng vẻ hoàn hảo. Bởi vì người cha đó “khinh bỉ” phụ nữ, ông ta sẽ làm đủ mọi cách để ngăn cản con gái ông trở thành một phụ nữ. Và điều đó một cách vô thức! Để ngăn cản nó trở thành một phụ nữ, ông ta phải làm cho nó có nam tính. Ông ta bắt con gái mình để tóc theo cách nào đó, ăn mặc những loại quần áo nào, giày guốc loại nào đó, để không cho nó có dáng vẻ nữ giới. Ông ta còn khuyến khích con gái ông thực hiện những kỳ tích nam tính, thể thao, phát triển thể lực. Tất cả những điều đó là rất tốt và hay lắm… nhưng về mặt tư duy ông sẽ đưa ra những lý do gì đây? Ông sẽ quả quyết là vì “lợi ích của con gái mình”… “và theo cách đó, nó có thể sống mà không cần phải lệ thuộc vào đàn ông…” với cách giáo dục đó, gân cốt và thần kinh nó cứng cáp hơn… nó có thể kiếm được một nghề… nó sẽ không trở thành một miếng mồi ngon cho bọn đàn ông…”… v.v… v.v…

Như thế, người cha đó được xem như là “một người cha tốt, làm mọi thứ cho con mình” với những lý lẽ rất tốt và chính đáng. Nhưng chúng ta thấy thực tế hoàn toàn trái ngược!

Sự thiếu thốn tình cảm âu yếm.

Sự thiếu thốn tình cảm âu yếm tất nhiên sẽ khởi phát những cảm thức tự ti nơi đứa trẻ (hụt hẫng) cũng như ở đứa thiếu niên. Khi nào có sự thiếu hụt tình cảm âu yếm? Nói một cách chính xác, khi một bậc cha mẹ hạ nhục, thống trị, ra mặt và chủ ý bỏ rơi đứa con mình. Trong trường hợp này, người ta biết rõ phải làm gì, và đứa trẻ cũng thế… Nhưng còn nhiều trường hợp khác, nghiêm trọng hơn, có thể gọi là “lắt léo” hơn nhiều. Tôi lấy lại thí dụ của người cha mới được nói ở đây. Bên ngoài ông ta biểu hiện sự ấu yếm và ân cần với con gái mình. Tình cảm âu yếm hiển nhiên đó có tương ứng với một tình cảm sâu lắng không? Không! Cái khuynh hướng sâu kín của ông ta là nỗi lo sợ và sự hận thù đàn bà… kể cả đứa con gái mình!

Bây giờ tôi trở lại trường hợp của bà mẹ chuyên quyền và thống trị. Như thế, bà sẽ nuông chiều đứa con mình. Bà ta “sẽ tốt một cách đáng yêu”. Bà ta còn đẩy lòng tốt của bà đến mức không cho đứa con mình làm bất cứ một hành động tầm thường hoặc dũng mãnh nào hết… bằng cách làm thay cho nó. Bà ta nhận lấy mọi trách nhiệm thay cho đứa bé. Nói cho rõ hơn, bà mẹ đó nhồi nhét sự âu yếm cho đứa con mình. Bà ta quả quyết bà làm chuyện đó chỉ “vì lợi ích của đứa nhỏ mà thôi”. Nhưng sự âu yếm đó có xác thực không? Không, không đời nào. Người đàn bà đó nghĩ đã thương yêu đứa con mình cho chính bản thân nó. Bà ta đã lầm. Bởi vì bà mẹ đó là một người rối loạn thần kinh, bà ta chỉ nhắm vào điều có lợi nhất cho bản thân mình, nghĩa là cái cảm tưởng của uy quyền và tính tất yếu mà bà tìm thấy trong sự thống trị. Như thế chúng ta có ở đây sự âu yếm giả tạo, mà đứng trước đó một đứa trẻ không bao giờ lầm lẫn! Chúng cảm nhận rất rõ là “có một cái gì đó không ổn”. Và trước sự thống trị dịu dàng vờ vĩnh đó, chúng phản ứng lại bằng sự thù nghịch nội tại hung bạo, nhưng đồng thời cũng bằng một mặc cảm tự ti bất biến và nỗi bất an bền lâu.

Và cơ chế vận hành tâm lý từ từ khởi động, mỗi lúc một sâu hơn, đưa đẩy đứa nhỏ một cách tàn bạo đến chứng rối loạn thần kinh.

Những hụt hẫng có tạo ra cảm thức tự ti không?

Câu hỏi phải là: khi dạy dỗ một đứa trẻ, mục đích của những nhà giáo dục là gì? Tôi muốn nói mục đích sâu lắng của họ là gì? Mục đích sâu lắng của một người lành mạnh sẽ là chính đứa trẻ ấy. Sự giáo dục sẽ sáng suốt và trung thực: một người lành mạnh sẽ có khả năng nhận biết lợi ích của chính đứa trẻ và quên đi bản thân mình. Còn với một nhà giáo dục rối loạn thần kinh thì sao?… Trước hết, người đó có thể tự quên mình không? Không, cho dù người này nghĩ mình làm được việc đó. Tại sao? Bởi vì sự rối loạn thần kinh bắt người đó không ngừng phải xoay quanh chính mình, tìm kiếm một bù trừ để giúp ông ta sống. Trong trường hợp những người rối loạn thần kinh–chuyên quyền, cái bù trừ đang có sẵn: chính là đứa trẻ. Người rối loạn thần kinh sẽ ngụy trang sự thiếu thốn âu yếm thực thụ và sâu lắng của chính mình, và tuyên bố là chỉ nhắm vào sự lợi ích của đứa trẻ mà thôi. Điều đó giúp cho ông ta thống trị, áp chế, hạ thấp đứa trẻ suốt cả năm tháng…

Bất cứ điều gì bẻ gãy được ý chí cá nhân của một đứa trẻ đều sản sinh cảm thức tự ti, khi đứa trẻ cảm thấy giá trị đích thực của nó bị giảm sút. Nếu một người lành mạnh phạt đứa con mình một cách công bằng thì không có gì phải lo sợ. Đứa trẻ sẽ tự nhủ “…có tội thì phải chịu phạt…” và sẽ nghĩ đến việc khác hơn là cảm thấy bị hạ nhục. Nhưng điều đó sẽ phải như thế nào với một đứa trẻ được dạy bảo bởi một người rối loạn thần kinh. Tôi đã trình bày khá rõ rồi. Với ông ta, mọi thứ sẽ tham gia vào việc hạ thấp giá trị của nó.

Vài nguyên nhân khác

Đương nhiên là có rất nhiều dạng áp chế và hạ thấp con người. Không kể những bậc cha mẹ thống trị, còn có những bậc cha mẹ truyền cho đứa con mình nỗi ám ảnh sợ hãi của chính họ (vì vậy là rối loạn thần kinh). Thí dụ: những lời khuyên bảo liên tục là phải đề phòng tai nạn, côn trùng, té ngã, vi trùng… Những lời dặn đó được lặp đi lặp lại không ngừng “mặc áo vào cho ấm người, con không khỏe cho lắm. – coi chừng té đau đấy… –… hãy coi chừng mấy đứa bạn nghe không… –…coi chừng mắt, tay, chân của con đó…” và biết bao điều khác nữa.

Hoặc trường hợp của người mẹ chuyên quyền bắt đứa con trai mình phải mặc quần đùi dài vào mùa đông cũng như mùa hè… cho đến năm 23 tuổi! Đó là trường hợp chuyên quyền dịu ngọt mà bất cứ sự chống đối nào cũng sẽ bị bẻ gãy như đụng phải một bức tường thép… Làm cho người vị hôn thê phải kinh ngạc.

Tôi chỉ đưa ra đây vài thí dụ nhỏ mà thôi. Những lời dặn dò gàn dở đó sẽ đan một mạng lưới phản xạ có điều kiện, và phá bỏ sự tự tin của đứa trẻ mà đúng ra nó phải có. Nếu những “lời khuyên” cứ tiếp tục mãi và xuất phát từ nỗi ám ảnh sợ hãi, các bạn hãy nghĩ làm sao đứa trẻ có thể phát triển sức mạnh của chính mình để rồi đến lượt nó lại phải sợ hãi?

Đến lúc này, các cảm thức tự ti và bất lực xuất hiện. Như tôi đã nói, sự ganh tị giữa anh trai và em gái đôi khi gây ra nhiều hận thù khủng khiếp. Vả lại người ta thường hay so sánh giá trị của một đứa trẻ này với một đứa khác. Thí dụ: “… hãy nhìn anh con đi, con hãy coi theo đó mà làm gương… con có thấy anh ấy thông minh không…”. Hoặc người ta làm cho đứa trẻ thấy là họ thích đứa kia hơn. Hoặc sự ra đời của nó không được đón mừng! Đương nhiên là những mặc cảm tự ti có nguy cơ tồn tại đến tuổi trưởng thành. Đã bao nhiêu lần các bậc cha mẹ đã biểu lộ cho đứa con gái họ thấy là họ “… thích có một đứa con trai hơn, nhưng chuyện đã lỡ rồi… đã có con rồi”. Cái cách phi lý của nền văn hóa của chúng ta khi xem người phụ nữ là hạ đẳng (người ta tự hỏi không biết tại sao!) đã làm cho hơn phân nửa dân số của chúng ta phải ngập lặn trong mặc cảm tự ti…

PHỤ NỮ VÀ CẢM THỨC TỰ TI

Phần lớn phụ nữ cảm thấy rất đau khổ vì cảm thức tự ti bởi sự kiện dễ hiểu họ không phải là đàn ông. Toàn bộ nền văn hóa của chúng ta được đặt trên nền tảng của sự dũng mãnh và cái được gọi là sự ưu thế của nữ giới. Người đàn ông được ví như một ông hoàng trên trái đất này… một vai trò mà chính bản thân anh ta cũng không thể nào tin được! Xuyên suốt nhiều thế kỷ, người phụ nữ bị gạt khỏi những trách nhiệm bên ngoài. Người ta chỉ để lại cho người phụ nữ những cảm xúc cá nhân mà thôi… Đương nhiên là việc giải phóng người phụ nữ đã đi một bước dài, nhưng tính chất di truyền của ngàn đời không thể nào bị loại bỏ một cách mau chóng. Trong loại hình văn minh của chúng ta, người phụ nữ chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn. Sự chào đời của một đứa con gái đã không phải được xem như là một “thất bại” hay sao?. “Chỉ là con gái!” là lời than hờn dỗi thường đi kèm sự chào đời đó. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ đã biểu lộ một tính ích kỷ hết sức nặng nề, khi họ muốn đứa con đó phải đáp ứng đúng những nguyện vọng thầm kín của chính họ. Khi các bậc cha mẹ đã nghĩ trong đầu “chỉ là đứa con gái!”, sớm muộn gì họ cũng sẽ làm cho đứa trẻ cảm nhận được điều đó, dù cho có cố ý hay không. Vì vậy sự tự ti của nữ giới là một phần của một tâm trí lố bịch, nhưng đã bắt rễ quá sâu rồi. Vì thế, có phải là điều tự nhiên khi phụ nữ tự động cảm thấy mình thua kém những người kia không?

Những cảm thức tự ti của người phụ nữ có mất đi khi đến tuổi trưởng thành không? Có, nếu người phụ nữ đó có sự cân bằng hoàn hảo. Đến lúc đó, người phụ nữ sẽ đảm nhận cái vai trò nữ giới của mình trong niềm vui và sáng suốt thanh thản. Nhưng tiếc thay, việc triệt tiêu tất cả cảm thức tự ti của người phụ nữ là điều hiếm hoi. Tất cả mọi thứ đều chống lại cô ta: quá nhiều người đàn ông, quá nhiều luật pháp… và ngay cả trong văn phạm nữa, phạm vi mà giống đực thắng thế! Và nếu người ta đặt câu hỏi này cho nhiều phụ nữ, họ thường trả lời “Tôi à?… tôi muốn làm đàn ông…”

Điều đó có nghĩa là họ muốn hưởng thụ những quyền lợi to tát chỉ được dành cho cánh nam giới. Hơn thế nữa, họ ước ao có được những đức tính thuần túy (có vẻ như) của cánh nam giới: nghĩa là sự can đảm, sức mạnh, tự do, quyền lựa chọn, v.v… Vì bị mặc cảm tự ti, người phụ nữ đương nhiên sẽ “phản kháng” và tìm một bù trừ. Sẽ là điều tự nhiên khi cô ta muốn chối bỏ cái vai trò nữ giới của mình…và hướng qua vai trò nam giới. Những phản kháng kia được biểu hiện bằng cách làm cho vú nhỏ lại, một dáng đi mạnh mẽ, quần áo nam giới, kiểu tóc, cuộc tranh tài thể thao, những yêu sách của nữ giới, v.v… Như thế, họ sẽ cạnh tranh quyết liệt với nam giới.

Sự việc này thật buồn thảm, nhưng người ta đã làm đủ mọi cách để phát triển nó. Hai giải pháp khả dĩ có thể áp dụng cho những người phụ nữ bị các cảm thức tự ti vì vai trò của họ:

– cảm xúc bất lực và sự nhẫn nhục.

– sự “phản kháng”, các bù trừ và các cuộc tranh tài.

Kết quả?… Người đàn ông nghĩ “tôi không thể nào chấp nhận việc bị qua mặt hay bị một người phụ nữ chỉ huy! Còn người phụ nữ thì nghĩ”. ra thế à! Tôi sẽ cho “họ” thấy con người của tôi! Tôi sẽ cho họ thấy tôi không thua kém gì họ!”.

Như vậy, cảm thức tự ti của nữ giới đúng là một tâm trạng chung. Có bao nhiêu người cha muốn đứa con của họ “tiếp nối dòng dõi, duy trì tên tuổi và nghề nghiệp của họ…”

Thêm một lần, tính ích kỷ sáng ngời! Nhưng một khi đã nói “tiếp tục dòng dõi” có nghĩa là “có một thằng con trai”. Các ông bố vô cùng thất vọng nếu đó “chỉ là một đứa con gái”. Điều gì đôi khi sẽ xảy ra? Việc phi lý sau đây: trong thâm tâm, người cha đó sẽ từ chối việc mình có một đứa con gái. Ông ta sẽ dạy nó hành xử “như một thằng con trai”. Ông dạy cho nó các môn thể thao, dáng đi; ông cho nó ăn mặc như một thằng con trai, và còn thúc đẩy nó thực hiện những kỳ tích của nam giới… Thế đứa con gái sẽ nghĩ gì? Rằng tất cả những gì nam tính đều hay, còn những gì của nữ giới đều yếu kém và đáng chê.

Đứa con gái sẽ tin chắc mình thua kém bởi vì “mình chỉ là phụ nữ”. Có thể nào người ta hình dung được những nỗ lực ghê gớm mà người phụ nữ đó phải vận dụng để khôi phục lại cái vai trò nữ giới của mình không?

Ai là người có ưu thế?

Sẽ là điều phi lý nếu chúng ta “so sánh” hai giới tính. Hơn nữa, việc so sánh đó luôn được căn cứ trên các tiêu chuẩn nam giới. Vì vậy mọi thứ đã sai trật ngay từ đầu, nếu tôi có thể khẳng định như thế, vẫn là tiếng chuông đó…

Thí dụ: người ta hay nghĩ người phụ nữ không có tài năng. Nhưng ai đã nghĩ như thế. Đương nhiên là đàn ông rồi!… nhưng ngay cả người phụ nữ vì cảm thức tự ti. Nhưng việc định nghĩa tài năng luôn do nam giới đặt ra! Đáng lẽ họ phải nói người phụ nữ không có tài năng (giống như họ… điều đó chấn chỉnh lại phần nào sự thật. Mỗi người có một tài năng riêng và các vai trò sẽ được cáng đáng một cách hoàn hảo. Nếu người đàn ông có biệt tài về những điều trừu tượng và tư duy (khi có cơ hội) trái lại người phụ nữ, luôn có cái biệt tài tự nhiên để nhận thức một cách sâu sắc chân lý sự việc. Đó là cái mà người ta gọi là “linh tính phụ nữ” Nhưng bản thân người đàn ông, có thể nào có loại cảm tính đó không? Rất hiếm khi, bởi vì ông ta đã phủ lên sự nhận thức của mình bằng một màn suy luận và lý sự.

Bắt đầu từ điểm này, “người ta” nói người phụ nữ kém “thông minh” hơn người đàn ông. Nhưng một lần nữa, ai đã nói như thế Người đàn ông! Trí thông minh được căn cứ trên các tiêu chuẩn được xác định bởi cánh đàn ông. Và chân lý sẽ là: người phụ nữ không thông minh bằng đàn ông.

Nhưng trí thông minh của người phụ nữ có một đặc tính: nó “nắm bắt ngay nội tâm con người và sự việc. Người phụ nữ dễ xúc động vô cùng và dễ dàng thâm nhập vào chiều sâu của thế giới. Và điều này thường tạo cho người phụ nữ có sự phán đoán chính xác… phạm vi mà những người đàn ông thông minh nhất lại ấp úng một cách thảm hại. Sự khác biệt giữa hai giới tính bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo; nếu người đàn ông thiên về sự trừu tượng của lôgíc, người phụ nữ lại rạng rỡ ở chiều sâu. Thế nàng có giống bà Mẹ–Trái Đất và Nước không?…

MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH VỚI CẢM THỨC TỰ TI

Quy tắc chủ yếu là: “Tôi phải chú ý đến việc con tôi đánh giá bản thân nó sao cho hài hòa. Nếu được như thế, tôi phải canh chừng làm sao cho việc tự đánh giá đó không bao giờ bị suy giảm.”

Tôi đã chứng minh khá nhiều việc hạ thấp một đứa trẻ dễ dàng đến mức nào. Chúng ta thấy có rất nhiều hạng “người kiệt sức”, thống trị, chuyên quyền. Môi trường này rất lý tưởng cho việc sản sinh các mặc cảm tự ti, bất lực và hụt hẫng. Tính ích kỷ của nhiều bậc cha mẹ cũng là một nguyên nhân lý tưởng. Rất nhiều người muốn “uốn nắn” đứa trẻ theo mẫu người của họ; muốn cách cư xử của đứa trẻ tương ứng với ý muốn của cá nhân họ. Trong trường hợp này (rất thông thường), họ không hề quan tâm đến nhân cách riêng hoặc sự nhạy bén của đứa trẻ… không khác gì một khúc cây mà người ta chặt làm hai…

Ai nói đến giáo dục là nói đến sự chuyển giao sức mạnh và sự quân bình. Người ta chỉ có thể ban tặng những gì người ta đang có mà thôi. Và chúng ta chỉ còn biết cúi đầu chào những bậc cha mẹ không tự coi mình như là những chủ nhân tuyệt đối của con họ, và trước hết họ cố gắng tìm hiểu chính bản thân họ.

Có phải chúng ta cần học hỏi trước khi truyền dạy không?…

MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

Đây cũng là một điều rất quan trọng đối với đứa trẻ. Mà ở đây cũng thế, loại hình văn hóa của chúng ta thường xoay quanh sự ưu thế hào nhoáng, sự thiếu hợp tác, những ưu thế về mặt xã hội và tài chánh!… Người ta đã thấy kết quả là như thế nào! Ngay từ đầu, nhiều bè cánh đã hình thành, những kẻ yếu bị loại trừ. Những đứa trẻ nghèo bị khinh khi. Những đứa giàu được ái mộ và nể trọng. Nếu như một cá nhân riêng lẻ có thể bị rối loạn thần kinh thì các trường học cũng có thể bị như thế. Đến lúc đó, việc này đã trở thành “một tâm trạng” mà nhiều cơ sở giáo dục đã biểu lộ một cách sáng chói. Tôi đã thu thập không biết bao nhiêu lời thổ lộ đau buồn, của đàn ông cũng như của phụ nữ trưởng thành, không thể nào quên những nỗi tủi nhục xót xa cảm nhận được tại những nơi đó, mà người ta đã gán cho cái tên “đua đòi” thay vì là “rối loạn thần kinh”.

Những đứa trẻ nghèo sẽ phục dịch cho những đứa giàu. Những đứa nghèo, những đứa không đóng tiền, sẽ dọn bàn ăn cho những đứa học trò giàu có đóng học phí. Quả là điều phẫn nộ. Cái ưu thế giả tạo của tiền bạc đã được biểu hiện một cách tởm lợm. Vì vậy, những đứa học sinh nghèo càng chìm sâu trong vực thẳm của cảm thức tự ti, để khi đến tuổi trưởng thành mang theo vô số bù trừ. Những bù trừ đó có thể tạo ra một vĩ nhân cũng như một tên cướp khét tiếng. Các phiên tòa đại hình thường cho thấy những hệ quả của sự thiếu vắng tình cảm âu yếm và những nỗi tủi nhục đó. Đến lúc đó xã hội sẽ gặt hái sự hận thù mà nó đã gieo giống, không hơn không kém. Hãy loại bỏ sự tủi nhục đi và hãy ban phát tình cảm âu yếm, chúng ta có thể loại trừ một số lớn tội ác.

Có nhiều nhà giáo dục của những cơ sở rối loạn thần kinh đã chế giễu sự nghèo túng của nhiều đứa trẻ, về nghề nghiệp của cha chúng, sự nhút nhát của đứa trẻ, cách phát âm của nó… và điều đó trước mặt một lớp học đang cười rộ.

Đương nhiên những nhà giáo dục đó cũng là bệnh nhân. Có nhiều nhà giáo dục (như tôi đã nói) đã công khai việc thủ dâm của một đứa trẻ! Hiển nhiên ở đây thiếu vắng sự khôn ngoan và tình thương mà không cần đến bất cứ một lời bình phẩm nào.

Tuổi thơ bị cưỡng chế, sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và sự tự tin, là một trong những vấn đề nhức nhối nhất. Nhức nhối ngay lúc đó và cả cho tương lai? Đứa trẻ bị hạ nhục và hụt hẫng, có nhiều cơ may sẽ trở thành một người trưởng thành rối loạn thần kinh. Người đó sẽ tìm cho mình những bù trừ về mặt uy quyền và thống trị, để che giấu nỗi bất hạnh trong lòng. Có thể một ngày nào đó, người đó sẽ trở thành một bậc cha mẹ hoặc một nhà giáo dục. Và điều này sẽ tiếp nối vào sợi xích vô tận mà tôi đã nói trước đây.

KHOA TÂM HỌC VỚI CẢM THỨC TỰ TI

Như chúng ta đã thấy, cảm thức tự ti, cũng như nhu cầu ưu thế, được biểu hiện bằng nhiều nét điểm xuyết tinh tế hầu tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh. Có khi, trong một khoảnh khắc người rối loạn thần kinh nhận thấy một phản ứng nào đó là không thật. Nhưng anh ta loại bỏ ngay cái cảm nghĩ đó, nhất là khi nó liên quan đến những hành vi có thể làm cho anh ta lầm tưởng đến sức mạnh và sự hoàn hảo của chính mình. Tại sao vậy? Bởi vì anh ta có nguy cơ nhận ra chính con người mình. Để sau đó khinh bỉ và thù ghét chính mình. Tôi xin các bạn nhớ cho kỹ là không có lý do gì anh ta phải như thế bởi vì anh ta có tội tình gì đâu. Trong trường hợp của anh ta, bất cứ người nào khác cũng sẽ tìm kiếm các bù trừ. Dù sao đi nữa, chỉ cần nghĩ đến các bù trừ thôi cũng có thể làm cho người rối loạn thần kinh phải hoảng sợ. Chúng ta hãy tỉ dụ anh ta thực hiện những hành vi tốt đẹp, lịch thiệp và đáng nể; anh ta được xem như là một người tốt và không vụ lợi; rằng anh ta có thể “ban tặng tất cả cho người khác”, v.v… Như vậy anh ta sẽ nghĩ mình có “những đức tính đó”, mà chúng thật sự đang che đậy nhiều vết thương thầm kín! Anh ta sẽ nghĩ những hành vi đó là vàng ròng.

Và chúng ta hãy thí dụ người đó đột nhiên nhận thấy khối vàng ròng đó chỉ là “hàng mạ” mà thôi. Anh ta biết rõ nhưng không có sự chuẩn bị nào rằng những đức tính đó che giấu nhiều cảm thức tự ti, thù nghịch, ích kỷ, hèn yếu, sợ hãi thì sao? Anh ta nghĩ mình là một con người mạnh mẽ, cởi mở, tốt, biết thương người; và rồi đột nhiên anh ta đứng trước những đổ nát của chính con người mình. Tất cả những cấu trúc đó đổ sụp xuống vực thẳm… Điều gì sẽ xảy ra? Đơn giản là người rối loạn thần kinh này cũng sẽ đổ nhào… Toàn bộ cơ chế an toàn kia sẽ bể vụn…

Vì vậy một người rối loạn thần kinh không thể nào tự giúp mình được, ít ra là lúc ban đầu. Nhà tâm lý học phải can thiệp vào. Liệu pháp trị liệu tâm lý học đôi khi rất nhức nhối nhưng rất cần thiết. Bằng tâm lý học, người rối loạn thần kinh, về mặt tinh thần, cảm thấy mình trần trụi và run rẩy, bị tước lột hết những quần áo sáng chói mà phẩm chất lại thuộc loại xấu. Sau đó tâm lý học mới tạo cho anh ta những loại quần áo được may theo đúng kích thước, thoải mái và hài hòa để cho phép anh ta vận động dễ dàng và không lo sợ.

Nhưng… có nhiều người rối loạn thần kinh vì cảm thức tự ti không? Có, hàng triệu người là đằng khác. Chính loại hình văn hóa của chúng ta là nguyên nhân chính, bởi vì nền văn hóa đó đặt nền tảng cuộc đời trên sự cạnh tranh làm tổn hại người khác, trên sự ưu thế cá nhân và sự khinh bỉ, sự thống trị, cuộc chạy đua cho quyền lực, v.v… Kết quả là có vô số người rối loạn thần kinh như thế với sự phơi bày những nỗi thống khổ và những cuộc đời hoàn toàn thất bại…

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.