Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại

Chương 6. Y HỌC TÂM THỂ



Tổng của nhiều phần không tạo thành một tổng thể

(Lão Tử)

Hai điệp khúc nhàm tai cũ kỹ làm điểm khởi đầu của môn y học với cái tên kỳ lạ này, nhưng có lẽ ràng buộc tương lai của phương cách chữa trị!

“Tinh thần ảnh hưởng cơ thể…” và “Cơ thể hoạt động ảnh hưởng tinh thần”. Đây là hai điệp khúc xưa như trái đất, nhưng ngày hôm nay được chỉ đạo bởi các chuyên gia não bộ, nhà tâm lý học, bác sĩ, chuyên gia phân tích tâm lý… Có thể là môn y học của tương lai, tiếp theo các nghiên cứu không mệt mỏi của những người chống lại sự đau khổ, và của tất cả những người hiểu rằng các nỗi khổ của sự suy nhược thần kinh cũng có thể rất ghê gớm như là các nỗi đau thể chất khác…

Trong môn y học này, vị lãnh chúa tối thượng: não bộ, cơ quan nội tạng như bao cơ quan khác, nhưng là một cơ quan kỳ diệu, tạo thành cái “tinh thần” và tất cả những gì liên quan đến nó. Thêm vào chuyện đó, cái hệ thống thần kinh đáng ngại, nối liền não bộ, các cơ quan nội tạng với các mô như một màn nhện khổng lồ…

Tại sao một nguyên nhân tâm lý có thể phát sinh ra các rối loạn thể chất có khi đến chết người được? Tại sao các mặc cảm xưa có thể dẫn đến tình trạng loét dạ dày hoặc bệnh viêm thận? Tại sao sức mạnh của một ý nghĩ được gợi ý bởi thuật thôi miên có thể làm xuất hiện các hiện tượng thể chất như các nốt phồng hoặc các dấu ấn? Tâm lý học có nên đôi khi thế chỗ cho bàn mổ không?

Người ta nói đến các hiện tượng ám thị, thuật thôi miên, đến các “bệnh tưởng tượng”, đến vô thức… Nhưng đôi khi người ta xem xét chúng mà không hề biết chúng không hề “thoát phàm” nhưng cũng mang tính chất sinh lý như chức năng của gan vậy…

Nếu hai điệp khúc nhàm tai kia đã vượt qua nhiều thế kỷ để cuối cùng kết thúc bằng một ứng dụng khoa học và cho sức khỏe tương lai của hàng triệu người, chúng ta cũng nên bỏ công ra để nghiên cứu chúng.

NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI MẮC BỆNH?

Đương nhiên đó là một con người. Có khi người ta có phần chậm trễ trong việc nhận ra điều này, tuy nhiên… Như thế, bệnh nhân là một con người: không phải là một con số, hay chỉ là một cơ quan bị rối loạn chức năng. Đây là một bệnh nhân đến một vị bác sĩ hay một nhà tâm lý học. Vì vậy rất cần thiết phải tìm cho ra căn bệnh. Nhưng…người đó LÀ AI VẬY? Đó là một con người với một câu chuyện dài; đằng sau con người đó đã diễn tiến cả một cuộc đời. Trong quá khứ của anh ta có hàng ngàn tình huống thể chất hoặc tâm lý, ý thức hoặc vô thức… Anh ta tiếp nối sự di truyền đã tạo thành anh ta bằng một cách nào đó. Anh ta có một tính khí riêng, sự giáo dục, các bậc cha mẹ, giáo sư, môi trường xã hội và tôn giáo, các công việc làm, những thành công và thất bại. Anh ta có một thời thơ ấu, thời thiếu niên, các thích nghi và không thích nghi, tình dục, hôn nhân… Như vậy, trong quá khứ của người này có một chùm tình huống khổng lồ hướng về “ngày hôm nay”, có nghĩa là về thời điểm mà anh ta nói “tôi bị bệnh”.

Như thế này đây:

Điều phải làm là:

a) khám phá được triệu chứng

b) cố gắng xác định cho được nguyên nhân

c) áp dụng phương pháp chữa trị thích hợp.

Nhưng như thế đã đủ chưa? Đôi khi là đủ, và trong nhiều trường hợp thì không. Bởi vì rất nhiều khi người ta chia con người ra thành một loạt bộ phận rời. Rồi người ta xem xét từng bộ phận mà không cần xác định mối liên quan của nó với phần còn lại của cơ thể. Cũng giống như thể người ta cố tìm hiểu một bản giao hưởng bằng cách đọc vài ba nốt nhạc.

Và mặc cho những kết quả hết sức ngoạn mục, vẫn còn nhiều căn bệnh mà người ta chưa thể giải thích được. Những người loạn thần kinh ít nhiều có biết vấn đề này! Người ta thường hay tuyên bố: “ông không bị gì hết, không tổn thương, hoặc rối loạn thực thụ; vì thế ông không có bịnh gì hết”. Và với một người khác, người ta cắt bỏ đi buồng trứng, tử cung, túi mật, amiđan, trong khi người đó bị suy nhược thần kinh và một cuộc khám nghiệm tâm lý học thật tỉ mỉ có thể giúp người đó tránh được những phẫu thuật kia. Hoặc người ta đã nói thí dụ như là: “Vụ loét dạ dày của ông là do thần kinh, vì thế ông phải chữa trị hệ thần kinh đi…Nhưng điều này có nghĩa là gì và cơ chế nó như thế nào?

Cách làm việc đó không hề ngăn chặn sự gia tăng những người loạn thần kinh một cách đáng sợ và các chứng bệnh thể chất hoặc tâm lý khác, với cái chuỗi đau khổ đơn độc, không ai hiểu được và đôi khi còn bị khinh bỉ.

Y học tâm thể là gì?

Đúng như tên gọi của nó, đây là môn y học phụ trách về tinh thần lẫn thể chất. Không bao giờ xem xét mặt này mà bỏ qua mặt kia, hay hơn thế, không bao giờ tách rời chúng ra.

Môn này xem xét con người, không như là một tổng hợp các bộ phận, nhưng là một TỔNG THỂ không thể phân chia. Toàn bộ cơ thể được liên kết với nhau bởi hàng tỉ nhánh thần kinh với nội tiết.

Thí dụ: Tim, gan hoặc dạ dày không thể nào hoạt động riêng rẽ; người ta phải mở rộng chúng ra trong cái hệ thống mà chúng phụ thuộc trực tiếp. Việc nghiên cứu “trái tim” không thể nào thực hiện khi không xem xét đến hệ thống tim–mạch. Nhưng hệ thống tim–mạch đó có độc lập không? Không, nó cũng được liên kết với hệ thống cơ quan nội tạng khác. Nó cũng được nối với các khu ý thức và không ý thức của não bộ; nó phụ thuộc vào kết quả của những cảm xúc, sự mệt mỏi của não bộ, sự suy yếu thần kinh, những lo hãi, sợ sệt, v.v… Tất cả các hệ thống của cơ thể được nối kết với nhau cho sự hoạt động toàn diện của cỗ máy con người. Và một sự mất cân bằng được khu trú sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể, kể cả não bộ.

Và cũng vì thế mà người ta tìm được cái trứng của Colomb của nền y học hiện đại. Người ta mới hiểu các rối loạn “thể chất” có thể do một nguyên nhân tâm lý đích thực (tinh thần). Và cả những tổn thương rất nghiêm trọng (đôi khi chết người) có thể xuất phát từ những xúc cảm kéo dài và cũng có nền tảng tâm lý…

Nói tóm lại, nhiều xung đột xúc cảm có thể dẫn đến ám ảnh hoặc đến định kiến, nhưng đến cả tổn thương, viêm thận, v.v…

Vì thế mục đích của y học tâm thể là nghiên cứu con người (khỏe mạnh hoặc bệnh hoạn) như một tổng. Nghiên cứu các mối liên hệ chặt chẽ giữa đời sống tinh thần và thể chất.

Bệnh tật là gì?

Ý niệm về “bệnh tật” đã tiến triển rất nhiều trong những thập niên sau này.

1. Khái niệm xưa.

Một tác nhân bên ngoài (thí dụ là vi trùng) xâm nhập vào cơ thể. Sự hiện diện và phát triển của nó gây ra bệnh. Điều này có nghĩa là “Bệnh viêm phổi là một căn bệnh được gây ra bởi phế cầu khuẩn”. Hoặc “Bệnh lao là một bệnh gây ra bởi trực khuẩn Koch”.

Như thế này đây:

2. Khái niệm hiện đại.

Tất cả mọi người đều nhiễm trực khuẩn, nhưng không phải cơ thể ai cũng bị bệnh. Vì thế vấn đề “cơ địa” là quan trọng. Trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu tấn công bằng độc tố của nó. Vậy cơ thể sẽ làm gì khi bị tấn công? Sẽ làm những gì giống như con người trong trường hợp đó: nó chống trả. Nó chống trả để giữ thế cân bằng, khi bị đe dọa bởi sự hiện diện của trực khuẩn.

a) Nếu cơ thể ngang sức với trực khuẩn, cuộc chiến sẽ âm thầm, và con người không biết chuyện gì đang xảy ra…

b) Nếu con vi trùng mạnh hơn, cơ thể sẽ mất cân bằng. Cơ thể sẽ phản công lại: bệnh sẽ xuất hiện. Bệnh là phản ứng của cơ thể trong sự chống trả. Vì thế không phải vi trùng gây ra bệnh, nhưng chính cơ thể tạo ra “bệnh” để tiêu diệt con vi trùng.

Vì vậy chúng ta không được nói: “Phế cầu khuẩn gây ra bệnh viêm phổi” mà phải nói là “Bệnh viêm phổi là phản ứng của cơ thể chống lại phế cầu khuẩn đang đe dọa sự cân bằng của nó”.

Thí dụ: Con sán dây, trong ruột, không phải là một bệnh. Căn bệnh xuất hiện khi các phản ứng tự vệ được biểu hiện.

Chính các phản ứng tạo ra căn bệnh, chớ không phải chính con sán dây. Và tất cả những điều này rất quan trọng nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ một chút…

Tôi tóm tắt lại:

a) Địch thủ tấn công;

b) Nếu cơ thể yếu hơn địch thủ, nó phản ứng lại để không mất đi sự cân bằng hoặc bị tiêu diệt. Đây là bệnh.

c) Trong trường hợp này, căn bệnh là một nhu cầu thiết yếu. Chính xác như một người bị tấn công cần phản ứng lại để tránh bị thương hoặc chết.

Bây giờ chúng ta đặt ra câu hỏi: tất cả những điều này có thể nào được áp dụng cho các chứng loạn thần kinh không?

Một người suy nhược thần kinh có cần đến chứng suy nhược thần kinh của mình để có thể có một đời sống tinh thần không?

Một người suy nhược thần kinh có thể sẽ phẫn nộ trước câu hỏi này. Anh ta sẽ nói là “không phải vui sướng gì mà anh ta có chứng suy nhược thần kinh và anh ta đang đau khổ?…” Đương nhiên rồi, nhưng chúng ta hãy xem xét điều này:

Chúng ta hãy thí dụ, một ngày nào đó, một đứa trẻ “tự thu mình lại”. Tôi tưởng tượng anh ta đang sống trong một môi trường không thích hợp với anh ta (cho là môi trường đó độc hại, hoặc đứa bé không thích hợp với môi trường đó)

Đến lúc đó đứa trẻ sẽ làm gì? Nó sẽ thu mình lại. Khi nó thu mình lại, nó đang tự vệ, nó phản ứng lại cái môi trường đang có nguy cơ làm cho nó mất cân bằng. Vì thế, đối với đứa trẻ, việc tự thu mình lại là một nhu cầu tâm lý (nếu không nó sẽ không làm thế). Đối với nó, đây là giải pháp thỏa thuận, cho phép nó có một cuộc sống tinh thần gần như yên ổn.

Vì thề điều này là chủ yếu. Đứa trẻ cần đến sự thu mình để tồn tại mà không có sự mất cân bằng trầm trọng. Nó cần đến “chứng suy nhược thần kinh này”.

Bây giờ tôi trở lại với người loạn thần kinh trưởng thành. Đương nhiên là anh ta không đau khổ vì vui thích, nhưng anh ta không nhận ra rằng chứng loạn thần kinh được khởi phát bởi vì sự an toàn nội tại của anh ta tùy thuộc vào đó. Tôi có thể quả quyết là anh ta “có lý” khi phải cần đến chứng loạn thần kinh vào đúng ngay lúc cần thiết… (Bởi vì trong những tình huống tương tự, bất cứ người nào cũng sẽ tự vệ như thế mà thôi).

Bây giờ chúng ta hãy nhớ lại bệnh sán dây. Đó là phản ứng của cơ thể đã mất cân bằng do sự hiện diện của con sán dây. Vì thế, căn bệnh đó là một nhu cầu và việc tìm kiếm sự an toàn. Đứa trẻ tự khép mình lại? Vẫn là trò đó. Việc tự thu mình lại là một nhu cầu và sự an toàn. Chứng suy nhược thần kinh? Cũng là trò chơi đó… Chứng suy nhược thần kinh là một phản ứng tự vệ. Chứng suy nhược thần kinh là việc tìm kiếm sự an toàn một cách vô thức.

Vả lại nhà tâm lý nhận thấy việc này hàng ngày. Mọi việc đều ổn thỏa một khi ông ta chạm vào các triệu chứng mà người bệnh muốn loại bỏ. Nhưng một khi ông ta đụng vào ngay cái nhân của chứng loạn thần kinh, người bệnh sẽ phản ứng dữ dội, luôn trong nỗi lo hãi, đôi khi với thù hằn. Tại sao? Có phải vì anh ta sợ bị “khám phá” không? Không bao giờ, đơn giản chỉ vì người ta chạm phải cái khóa an toàn. Người ta mở một cánh cửa bị khóa mà đằng sau đó là một vực thẳm… cái vực thẳm mà anh ta đã “quên” nhờ chứng suy nhược thần kinh.

Chứng suy nhược thần kinh đã trở nên cố định

Một khi con vi trùng bị đánh bại, căn bệnh thể chất chấm dứt. Nhưng người ta không thể nói như thế với chứng loạn thần kinh! Nếu sự hiện diện của con vi trùng kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, một tình huống độc hại cho tâm lý có khi kéo dài trong nhiều năm… Chứng loạn thần kinh là một giải pháp “thỏa thuận”, người bệnh sẽ tổ chức cuộc sống của mình quanh chứng loạn thần kinh đó (thường khi không hề biết). Hàng ngàn phản ứng được thể hiện…

Nhưng nếu chứng loạn thần kinh là một phản ứng bình thường của thời điểm đó, nó sẽ không còn như thế nhiều năm sau đó. Các tình huống đã thay đổi, và người loạn thần kinh không còn cần đến căn bệnh của anh ta nữa để có thể sống một cách gần như bình thường.

Thí dụ: nhiều thiếu niên trở thành loạn thần kinh vì môi trường gia đình và giữ nguyên chứng loạn thần kinh đó cho đến bốn mươi tuổi… trong khi các bậc cha mẹ đã chết rồi. Cơ chế “an toàn” không còn cần thiết nữa, nhưng cuộc xung đột nội tại vẫn hiện hữu:

1) bởi vì nó vô thức

2) bởi vì cả cuộc đời được đặt trên nền tảng đó…

Vì thế nhiệm vụ của khoa tâm lý học rất gay go. Nó phải:

a) Giải tỏa chủ thể, mà vẫn phải kéo anh ta ra khỏi quá khứ trong khi anh ta vẫn bám vào đó, làm cho anh ta ý thức cuộc xung đột nội giới và chùi sạch nó đi.

b) loại bỏ các phản xạ chính đã được hình thành.

Trường hợp của ông X.

Ông ta than thở chứng loét dạ dày, tính nhút nhát, mặc cảm tội lỗi, nỗi lo âu, có sự cuốn hút xấu xa đối với mấy thằng con trai nhỏ và sự bất lực tính dục đối với phụ nữ.

Tất cả những rối loạn đó là các triệu chứng ý thức, xuất phát từ chứng suy nhược thần kinh vô thức. Tôi đề nghị các bạn hãy diễn dạt căn bệnh của ông X. dưới dạng biểu đồ, và chúng ta sẽ thấy rõ chứng loạn tâm thần là sự an toàn cho ông ta!

TÌNH HUỐNG

Bà mẹ của ông X. là một góa phụ chuyên quyền, điều khiển mọi hành vi của đứa con bà mà không có tranh cãi. Sự chuyên quyền đó là một “vi trùng tâm lý”.

ƯỚC MUỐN BÌNH THƯỜNG CỦA MỌI ĐỨA TRẺ

Tìm kiếm hạnh phúc, sự cân bằng và an toàn.

THẾ SỰ AN TOÀN CÓ THỂ 

CỦA ÔNG X LÀ NHƯ THẾ NÀO?

a) Loại bỏ bà mẹ, mà sự chuyên quyền ngăn cản sự phát triển tự động của ông ta.

b) Giữ bà mẹ lại, mà đối với ông ta là sự an toàn chủ yếu

Như vậy đã có sự mâu thuẫn giữa a và b, vì thế có sự xung đột nội giới.

HAI PHẢN ỨNG CÓ THỂ

a) Hoặc sự phản kháng ra mặt.

b) Hoặc sự thuần phục tuyệt đối. Với ông X là sự thuần phục và từ bỏ. Ông X đã lý luận một cách vô thức như sau: “Tôi phải tuyệt đối vâng lời để không mất đi tình yêu của mẹ tôi, mà đó là sự an toàn. Tôi phải ngăn cản mọi chống đối mẹ tôi, làm cho mất đi nam tính, làm cho tôi suy yếu đi; tôi phải dồn nén bất cứ sự thù địch nào đi ngược lại sự thuần phục của tôi và có nguy cơ làm cho tôi mất đi sự cân bằng”.

NHỮNG PHẢN ỨNG VÔ THỨC TẠO NÊN

CHỨNG SUY NHƯỢC THẦN KINH

  

  Vẫn làm trẻ con và “thằng con trai nhỏ bé”

  

  Giảm nam tính và tránh đối đầu

  

  Ức chế sự hung hăng và chống đối

 

TRIỆU CHỨNG TRƯỞNG THÀNH (Thí dụ):

  

Nhút nhát

Thua kém

  Nữ tính

  

Sợ phụ nữ

  Bất lực tình dục

  

  Mặc cảm tội lỗi

  

  Tính dễ xúc động và tất cả các bệnh khởi phát từ đó (loét, viêm đại tràng, rối loạn tim mạch, v.v…)

GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH (Thí dụ như):

  

  Sống độc thân

  

  Cưới một người vợ nam tính để bảo vệ anh ta

  

  Trở thành đồng tính

Như vậy, chúng ta thấy thể chất và tinh thần bị lẫn lộn trong điều này: bất cứ căn bệnh thể chất nào, cũng như bệnh tinh thần, là những phản ứng của cơ thể. Như thế, dường như có một “cơ thể tâm lý”, bởi vì nó phản ứng như một cơ thể vật chất? Với điểm này, chúng ta đã chạm ngón tay vào khoa y học tâm thể. Tuy nhiên, để cho nó được tách ra không khó khăn, tôi đề nghị chúng ta cứ tiếp tục cuộc bao vây.

Các nguyên nhân của căn bệnh.

Truy tìm nguyên nhân của một căn bệnh là trọng yếu. Nhưng cái nguyên nhân nhìn thấy được có phải luôn là nguyên nhân thực thụ không?

Tôi thí dụ một người đàn ông đang bước đi ngoài đường phố. Ông ta bị một chiếc xe máy đụng té, và bị gãy một chân. Thế nguyên nhân của sự gãy chân đó là gì?… Thoạt nhìn là:

1) Chiếc xe máy

2) Cái té mạnh

3) Sự đãng trí trong lúc xảy ra tai nạn.

Chúng ta hãy thí dụ ông ta nói “… tôi là người lúc nào cũng đãng trí…” Nguyên nhân trở thành:

1) Chiếc xe máy

2) Cái té mạnh

3) Tình trạng đãng trí thường xuyên.

Chúng ta hãy đẩy xa hơn nữa. Chúng ta sẽ nhận thấy rằng (chẳng hạn như) ông ta đãng trí bởi vì ông ta thường xuyên lo lắng “vì gia đình ông ta”. Nhưng tại sao ông ta lại lo lắng vì gia đình mình? Chúng ta hãy thí dụ thường xuyên xảy ra những cuộc cãi vã, rằng bà vợ ông ta lãnh cảm, ông ta khổ tâm vì ông ta cho rằng vợ mình không thương yêu mình nữa và cái tình trạng này càng làm tăng cái cảm xúc tự ti thêm mãnh liệt, rằng cái cảm xúc tự ti đó là triệu chứng của chứng loạn thần kinh có từ thời thơ ấu, v.v…

Giờ đây chúng ta đã cách quá xa với cái nguyên nhân ban đầu: chiếc xe máy.

Bây giờ chúng ta hãy thí dụ người đàn ông này là tài xế hoặc là một người thợ đứng máy. Ông ta sẽ là một người tạo điều kiện thuận lợi cho tai nạn. Nhưng có rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu tình trạng thuận lợi gây ra tai nạn. Tôi cũng để cho các bạn nghĩ một người “tạo thuận lợi cho tai nạn” không thể nào làm khách hàng của các công ty bảo hiểm… Sự việc đã được xác minh: rất nhiều người có một khuynh hướng rõ rệt gây ra tai nạn, vì hoặc do nhân cách của họ, hoặc do các xung đột nội tại thường xuyên.

Đương nhiên đây chỉ là một thí dụ, nhưng không “phải được nghĩ ra một cách miễn cưỡng” như người ta có thể nghĩ. Đương nhiên là khi người đàn ông đó hoàn toàn cân bằng, nhưng lại bị xe đụng té vì một người bạn bất ngờ gọi anh ta, thì nguyên nhân nhìn thấy được (chiếc xe máy) vẫn là nguyên nhân thực thụ!

Khi cho cái thí dụ này, tôi muốn trình bày điều này: một sự kiện thuộc về con người phải được xem xét dưới mọi góc cạnh, và cái nguyên nhân nhìn thấy được không được xem như là nguyên nhân thực thụ. Sau đây là một trường hợp thông thường hơn:

Ông Z than vãn vì chứng loét dạ dày.

Chúng ta hãy xem đây như là một thí dụ nhưng không được suy diễn nó. Người ta biết chứng loét dạ dày có liên quan đến sự xuất hiện của dịch vị và sự rối loạn của hệ thần kinh giao cảm. Vậy một cách chữa trị sơ đẳng sẽ tập trung vào đây và đơn giản cố gắng ngăn trở hoạt động của dịch vị. Nhưng, chúng ta hãy giả dụ trường hợp sau đây:

  

  TRIỆU CHỨNG

  

a) Loét dạ dày

b) Bài tiết quá nhiều dịch vị

c) thiểu năng tự vệ chống lại dịch vị

d) không có kích thích tố chống loét

e) mất sự cân bằng giữa sự tấn công (dịch vị) và sự tự vệ (kích thích tố) chống loét

f) mất cân bằng của hệ thần kinh, đã phá hủy sự cân bằng giữa sự tấn công và tự vệ

g) hệ thống thần kinh mệt mỏi

  h) lo âu, co cúm thường xuyên, mặc cảm tội lỗi và thù nghịch, rối loạn cảm xúc, v.v…

  

Tại sao?

Tại sao?

Tại sao?

Tại sao?

Tại sao?


Tại sao?

Tại sao?

  Tại sao?

  

  BỆNH THỰC THỤ

  

  i) suy nhược thần kinh

  

  Tại sao?

  

  NGUYÊN NHÂN THỰC THỤ

  

  j) bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể gây ra chứng suy nhược thần kinh

  

   

 

Việc gì đã xảy ra trong trường hợp này?

Chứng loét dạ dày chỉ đơn giản là triệu chứng. Chữa khỏi chứng loét này sẽ không loại trừ được nguyên nhân. Chứng loét dạ dày này là một hiện tượng thể chất có nguồn gốc tâm lý. Như vậy người này không bị bệnh về mặt thể chất, nhưng về (nhất là) mặt tâm lý…

Người đó bị bệnh một cách toàn diện… xuất phát từ một suy nhược thần kinh được chôn vùi sâu kín. Như vậy, người ta không chỉ chữa các điểm a và b, nhưng cả a lẫn b và nhất là cả i và j vì thế luôn cả f nữa. Chính tại đây mà y học và tâm lý học làm việc sát cánh bên nhau trong một hành động chung.

Theo dân gian, người ta nói “Chứng loét này do thần kinh”. Đúng ra có lẽ người ta phải nói:

“Chứng loét này được đặt trên nền tảng cảm xúc bị ức chế; căn bệnh này là “sú páp”, cho phép giải tỏa sự căng thẳng nội giới.

Thí dụ khác:

Một người đau khổ vì ám ảnh. Người đó tìm đến một nhà tâm lý học. Các ám ảnh biến mất. Một ít lâu sau một rối loạn dạ dày dữ dội xuất hiện. Người bệnh tìm đến một ông bác sĩ. Các rối loạn dạ dày biến mất. Sau đó những đắn đo mệt sức xuất hiện. Người bệnh lại tìm đến nhà tâm lý học. Tiếp đến là viêm đại tràng, co giật, các cơn nhức đầu, v.v…

Điều chắc chắn là người này đau khổ vì một xung đột sâu lắng. Sự xung đột này tạo ra các triệu chứng, khi thuộc thể chất, khi thuộc tâm lý.

Thí dụ này cho thấy một căn bệnh là phản ứng của toàn bộ cơ thể. Trong trường hợp này, ngoài các triệu chứng phải được chữa khỏi tình hình chung của người này cũng phải được sửa đổi.

TOÀN BỘ CƠ THỂ PHẢN ỨNG LẠI

Nếu chúng ta gặp phải trường hợp bệnh lao phổi, thế phổi có phải là một cơ quan riêng lẻ không? Không. Đó là một cơ quan liên kết với toàn bộ cơ thể. Nó phụ thuộc vào toàn bộ hệ thống thần kinh, nó phụ thuộc vào các phản ứng của kích thích tố, của bộ não ý thức và vô thức, của các hệ thần kinh mà chúng lại phụ thuộc vào các tình huống từ bên ngoài, v.v…

Bất cứ người nào cũng đều liên quan đến môi trường mà anh ta đang sống. Các mối liên quan này đòi hỏi những thích nghi thường xuyên. Cơ thể chúng ta không ngừng phản ứng lại với ngoại cảnh. Nó phải:

a) hoặc thích nghi

b) hoặc trốn chạy

c) hoặc chiến đấu.

Tất cả các cơ quan của con người đều liên kết với nhau.

Không có bệnh cục bộ. Bất cứ người bệnh nào cũng bị bệnh toàn diện; anh ta bị bệnh toàn diện có nghĩa là toàn bộ cơ thể anh ta liên kết lại để phản ứng hầu gìn giữ sự cân bằng. Chỉ có các bệnh tổng thể mà các biểu hiện thì khu trú. Thí dụ, một người bị bệnh lao là một người bệnh toàn diện, nhưng sự phản ứng được khu trú tại nơi phổi hoặc một nơi khác.

Đương nhiên quan niệm này là chủ yếu. Thuyết nhị nguyên cơ thể – tinh thần biến mất. Sẽ không còn bệnh “của cơ thể” và bệnh “của tinh thần” nữa, như chúng ta sẽ thấy sau đây.

Chỉ có Căn bệnh, với phản ứng toàn diện của cơ thể được liên kết lại.

1) Nguyên nhân có thể: thể chất (vi trùng chẳng hạn) hoặc tâm lý (thí dụ là môi trường gia đình)

2) Căn bệnh luôn là toàn diện.

3) Triệu chứng chủ yếu nhìn thấy được là: hoặc thể chất (loét, lao, viêm đại tràng, v.v…) hoặc tâm lý (suy nhược thần kinh, nhút nhát, v.v…)

Như thế này đây:

Vì vậy, đối với bất cứ căn bệnh nào, chúng ta phải làm gì đây? Đương nhiên là phải chữa rồi. Nhưng gì nữa? Truy tìm nguyên nhân để tránh một triệu chứng khác khó chịu xuất hiện, nếu nguyên nhân đó vẫn hiện hữu.

Cây đại phong cầm của con người: 

Thần kinh hệ

Cũng như phần lớn các sinh viên y khoa sợ hãi lùi bước trước thần kinh hệ, tôi sẽ không mạo hiểm giới thiệu những gì người ta đã biết rồi… Vả lại, cả một đời người cũng không đủ! Nhưng tôi muốn trình bày chức năng của vài bộ phận thần kinh trong vấn đề mà chúng ta đang quan tâm thôi. Trước hết, chúng ta nên biết điều này: tất cả những gì xảy ra với con người đều tùy thuộc vào thần kinh hệ cả. Không có việc gì có thể thực hiện được mà không có nó; không bệnh tật, không mụn cóc, không ý nghĩ hoặc lý luận, không loạn thần kinh, không eczêma. Những hiện tượng như là vô thức, sự gợi ý và thuật thôi miên không có gì là thoát phàm như tôi đã nói. Chúng có nền tảng thần kinh giống như bất cứ một biểu hiện nào của con người.

Con người, trước hết, là một cỗ máy biến đổi năng lượng. Thần kinh hệ tiếp nhận năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau (ánh sáng, mùi hương, âm thanh, chuyển động cơ học, hơi nóng, v.v…) Nó tích trữ năng lượng đó và biến đổi nó. Sau đó nó phát ra bên ngoài dưới dạng chuyển động, ý nghĩ, lời nói.

Mặc cho việc nó được cấu thành bởi hàng tỉ nhánh, người ta có thể công nhận rằng toàn bộ thần kinh hệ hoạt động như một cơ quan duy nhất. Nó điều khiển tất cả cuộc đời của con người: hệ tuần hoàn, hô hấp, vô thức tâm lý, ý thức, ý nghĩ, cảm xúc… Nó điều hòa và thống nhất toàn bộ cuộc sống. Nó là tác nhân điều phối, người chỉ huy tối cao. Nó là người chỉ huy các trận đánh (bệnh tật) chống lại các kẻ ngoại xâm.

Thí dụ: sự chống lại các vi trùng tùy thuộc vào sự vận hành hoàn hảo của thần kinh hệ, tích tụ quân tiếp viện tại những nơi bị tấn công. Nó làm giãn nở các mạch máu, tăng cường thêm bạch cầu; nó làm hệ tuần hoàn chậm lại để cho bạch cầu có thể tiêu diệt nhiều vi trùng nhất… Rồi chính nó làm tăng tốc hệ tuần hoàn đó để quét bỏ hết các xác nhỏ bé của các con vi trùng. Và chúng ta là những con người, không ngừng chịu đựng sự tuyệt vời sống động này trong mọi hành vi của cuộc đời chúng ta…

Tế bào thần kinh

Nhân tố nền tảng chủ yếu của hệ thần kinh là tế bào thần kinh. Nơron này gồm có:

– một tế bào chứa đựng thể nguyên sinh

– và những dây trụ trục hay sợi trục (lưới thần kinh)

Tế bào và lưới thần kinh được chia nhánh rất nhiều lần. Mối liên kết giữa các tế bào thần kinh hay nơron được thực hiện bằng tình trạng tiếp cận chớ không phải vì liên tiếp nhau.

Đây là một hình họa biểu hiện các nơron tỏa rộng và thật kỳ diệu trong sự hoàn hảo của chúng…(dĩ nhiên là hình họa này được sơ đồ hóa!)

* Chúng ta thấy được gì? Một nơron đến từ vỏ não (A) được phân nhánh quanh nơron (B) và hướng đến một cơ. Hơn nữa, nơron này còn liên lạc với nơron (C) được kết thúc tại biểu bì. Trong vỏ não còn có nhiều nơron khác có thể tạo thành nhiều tổ hợp vô cùng đa dạng.

* Như thế mà bộ não người chứa hàng tỉ nơron!

* Người ta thấy ngay con số liên kết không thể tưởng được mà các nơron có thể thực hiện với nhau. Chúng ta có quyền sử dụng một trung tâm thật kỳ diệu, đầy chặt trong sọ chúng ta và theo lý thuyết có thể thực hiện được một đời người với tất những khả năng vĩ đại nhất của nó…

* Khi xem xét con số vô tận của các nơron đang hoạt động, chúng ta có thể hiểu được rằng hệ thống thần kinh có thể đưa ra bất cứ câu trả lời cho bất cứ thông tin nào. Hàng tỉ sự phối hợp các nơron với nhau có thể được thực hiện… mà điều này sẽ là sự vô tổ chức trong một đời sống xã hội có tổ chức. Vì thế, mọi hành vi của con người phải được “định hướng”, đó là mục… đích của giáo dục. Giáo dục là “sự huấn luyện”, áp đặt các phản xạ có điều kiện, và học cách phản ứng như thế nào từ một thông tin nào đó (mày phải làm như thế này khi nó xảy ra điều này; mày không được làm như thế kia bởi vì điều này được; điều kia bị cấm; điều này thì tốt hoặc xấu, v.v…). Như vậy sự giáo dục tạo các liên kết giữa các nơron, như trong một bộ óc điện tử. Kỳ thật là mọi loại hình giáo dục đều có thể được. Và chúng hiểu rằng mọi hình thức giáo dục, dù cho lý tưởng nhất, là một sự thu hẹp của các khả năng của não bộ. Sướng thay những con người mà suốt đời họ biết phát triển các trò của hệ thống thần kinh, loại bỏ được các nỗi lo âu, sợ hãi và các mặc cảm mà chính chúng cũng hình thành một mạng lưới bao la của các phản xạ có điều kiện!…

Sung sướng thay cho những ai biết làm việc, thay vì cứng đờ trong các tổ hợp nơron luôn giống nhau, như một bộ óc điện tử chỉ biết làm các bài toán cộng nhỏ…

Luồng thần kinh – Chất nguyên sinh của nơron chứa một động lực hóa học có thể khởi động một loạt xung điện khử cực.

Đó là luồng thần kinh. Luồng này lan truyền từ một nhân tố thần kinh này đến một cái khác với điều kiện phải có một sự thỏa hiệp nào đó giữa chúng. Các trung tâm thần kinh định hướng luồng này đến hướng này hoặc hướng khác; chúng mở một lối đi này (kích thích) và khóa một lối khác (ức chế). Chúng ta đã thấy cái cơ chế vận hành tuyệt vời này như thế nào.

Ở con người, các trung tâm thần kinh được tạo thành bởi tủy sống và óc (não bộ). Từ tủy sống và óc xuất phát nhiều dây thần kinh nối liền các trung tâm thần kinh với các giác quan chẳng hạn. (Nhờ đó mà con người mới có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài). Các trung tâm này cũng điều hành các hoạt động của cuộc sống hữu cơ; đến lúc này chúng ta giao tiếp với hệ thần kinh thực vật, cũng được gọi là hệ thần kinh giao cảm.

Hệ thần kinh giao cảm này là hệ thống điều hòa quan trọng của sự cân đối hữu cơ của chúng ta; nó cho phép các thích nghi để duy trì sự sống, hoạt động trí óc, lý trí, nhận định… Bản thân nó cũng được nối kết với các trung tâm cao cấp (các trung tâm vùng đồi thị, mà tôi sẽ đề cập ở chương sau), và giao tiếp với hệ thống nội tiết, v.v…

Với sự hài hòa mà nó cung cấp cho chúng ta, hệ thần kinh giao cảm là người bạn và đồng minh của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ thấy nó có thể trở thành kẻ địch của chúng ta đến mức nào, đưa chúng ta đến bệnh tật và ngay cả đến cái chết…

Tôi đề nghị với các bạn là bây giờ chúng ta hãy xem xét hai điểm thần kinh quái đản bởi tầm quan trọng của chúng: vỏ não và vùng đồi thị.

Trước khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta nên biết đời sống tâm linh cao cấp của con người tùy thuộc vỏ não. Ý thức và cả ý chí con người không thể có được mà không có sự hoạt động đúng mức của vỏ não.

Tuy nhiên đây là vùng của não bộ có thể làm cho Franken– stein phải mơ mộng… Đồi thị là một trung tâm thần kinh nằm ngay dưới chính não bộ. Nhưng phần lớn cuộc đời của chúng ta nằm ngay tại đây, trong một cái vùng nhỏ bé mà chỉ một ngón tay thôi cũng dễ dàng chà nát nó… Vùng đồi thị này (và các vùng phụ cận: vùng dưới đồi, thể khía, v.v…) gần giống như là “bộ não của vô thức” mà tác dụng rất chủ yếu.

Vùng đồi thị là trung tâm của bản năng, cảm xúc, đau khổ, thói quen, tính khí. Vô thức, các mặc cảm, sự di truyền thể chất, gầm lên tại vùng này như những cơn dông tố chỉ chờ bùng nổ mà thôi.

Thêm vào đó, tại vùng đáy này của não bộ có một hệ thống điều hành giấc ngủ và sự thức và nắm quyền điều khiển cái vỏ não mà chúng ta rất hãnh diện! Như vậy vùng đồi thị là một “bộ não trung gian” với mức độ thần kinh và nội tiết phức tạp không lường được. Đó chính là hệ thống điều hòa chính; toàn bộ hệ thống thần kinh giao cảm phải tùy thuộc vào nó. Và như thế điều hành toàn bộ các hoạt động của các cơ quan nội tạng…

Vùng đồi có quan hệ thường xuyên với vỏ não. Và hai phần này của não (một ý thức và một vô thức) không ngừng trao đổi thông tin cho nhau… Thế chúng ta có thể nào nghĩ rằng phải có một tầm quan trọng nào đó để bảo toàn các mối quan hệ tốt đó không?

Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng đến những thầy pháp thời hiện đại là các nhà phẫu thuật não bộ. Đây là con Chó. Điều gì sẽ xảy ra nếu người ta hủy bỏ vỏ não của nó? Nếu người ta cắt đi tất cả các cơ cấu nằm ở trên vùng Đồi thị? Con chó có chết không? Con chó đó có trở thành điên dại không? Không có bất cứ điều gì như thế. Nó không còn vỏ não; nó không còn ý chí và ý thức. Bộ não trên của nó đã bị cắt mất, nhưng nó vẫn tiếp tục sống với bộ não dưới của nó. Nó vẫn có một thái độ đúng đắn, dường như được làm cho thích nghi với một mục đích. Con chó “đồi thị này” sống nhờ vào các khuynh hướng bản năng và vô thức của nó, và dường như thế quá đủ để cho nó có một hình dạng bình thường… Nó vẫn bị sự dễ chịu thu hút, và cảm thấy ghê tởm cái khó chịu. Ngắm nhìn nó, có thể nào người ta nói là nó “chọn” một thái độ nào đó không? Không đúng như thế. Đó đơn giản chỉ là trò tuyệt diệu của một hệ thống thần kinh, được thực hiện bởi các trung tâm lạ kỳ ở phần đáy của não bộ… Đó là một con chó máy móc, đó là con chó mộng du.

Thế điều đó có xảy ra với Con Người với bộ não vĩ đại và cái vỏ não hùng mạnh của anh ta không?

Không so sánh đến mức đó, hiệu quả sẽ như thế nào với con Khỉ được cắt bỏ vỏ não? Nó có còn giữ một thái độ đúng đắn không? Không! Nó sẽ chìm trong một trạng thái không sinh khí và sững sờ. Điều này chứng minh một việc: đối với các Động Vật có vú bậc cao, các trung tâm ở phần đáy của não bộ đã quen làm việc chặt chẽ với vỏ não.

Và như thế, vùng đồi thị đã mất đi tính tự động của nó. Ở con người, không hề có hai “bộ não” riêng biệt, nhưng là hai trung tâm quan trọng có các mối quan hệ chặt chẽ có tổ chức và cái này không ngừng phải cần đến cái kia. Vỏ não của chúng ta bảo đảm một đời sống tinh thần cao cho chúng ta với sự hợp tác mật thiết với bộ não vô thức của chúng ta… Và nếu “tinh thần” tác động lên “thể chất”, đơn giản chỉ vì có vô số mối quan hệ thần kinh giữa vỏ não, vùng đồi thị, hệ thống thần kinh giao cảm, các cơ quan nội tạng, da của chúng ta, v.v…

Vài cuộc phẫu thuật tại vùng đồi thị đôi khi kéo theo các cơn cuồng động bất ngờ, với các đặc trưng: sự sảng khoái quá độ, sự lặp lại các từ, sự phá lên cười, trò chơi chữ không ngừng, lời giễu cợt thô bỉ, v.v… (Xem lại Cuồng động tại chương Loạn thần kinh và Loạn tâm lý). Cũng như thế, vài cuộc phẫu thuật tại chính ngay cái vùng này sẽ làm xuất hiện các triệu chứng sầu muộn với nỗi lo hãi sâu lắng, khóc nức nở, nỗi lo sợ khủng khiếp, cảm giác sẽ chết sắp xảy ra và ngày tận thế, v.v… Như vậy dường như bệnh Hưng–Trầm Cảm có liên quan đến các biến loạn của vùng đồi thị (chẳng hạn một khối u nhỏ ngay tại tuyến yên sẽ ép vùng dưới đồi). Vả lại chúng ta sẽ thấy ở phần sau, những gì sẽ xảy ra khi người ta kích thích nhẹ bộ não “vô thức” của một con thú không có vỏ não.

Điều này cho thấy gì? Rằng những biến động tại vùng thần kinh này sẽ làm bùng nổ vô thức mà không một kềm hãm nào có thể chống lại nó. Và rằng nếu một con người có một vỏ não bị tổn thương, anh ta vẫn sống được nhờ các trung khu đáy của não bộ. Nhưng anh ta sẽ mất sự kiểm soát, anh ta chỉ còn lại những bản năng cơ bản nhất, chỉ còn lại một cuộc sống thực vật và ngu đần.

Nhưng như thế chưa phải là hết! Các nơron của vùng đồi thị bị kích thích bởi các xung điện nhận được. Đến lúc đó vùng đồi thị hướng các thông tin đến các nơron mà nó còn quan hệ. Ngoài ra, các dây thần kinh chạy đến vỏ não (trung tâm của ý thức, ý chí, trí năng) đi ngang qua các trung tâm mà chúng ta đang quan tâm. Nhiều dây thần kinh đặc biệt khác nối liền phần đáy của bộ não với vỏ não. Như vậy, với hàng tỉ dây thần kinh nối liền não bộ với những nơi xa nhất, toàn bộ cơ thể đều liên kết với nhau bởi một hệ thống điện và hóa học rộng khắp… Bây giờ chúng ta đã thấy được sức mạnh của não bộ trên cơ thể chưa? Không một cơ quan nào có thể thoát khỏi ảnh hưởng của bộ não. Nhưng chúng ta không được quên não bộ cũng chỉ là một cơ quan mà thôi…Vì thế, nó cũng sẽ phản ứng lại với các xung điện không khác gì một cơ quan khác (như các cảm xúc chẳng hạn).

Nhiệm vụ của vỏ não là gì?

Ngoài việc nó cho phép sự xuất hiện của ý thức và ý chí bậc cao, vỏ não là trung tâm điều hành, kiểm tra, hài hòa và tổ chức. (Như vậy vùng đồi thị là trung tâm của các xung động cảm xúc và vô thức). Nếu vỏ não hoạt động không tốt, các xung năng của vùng đồi thị bị phó mặc cho chúng mà không bị sự “kiểm soát” nào của vỏ não. Nếu vỏ não bị suy yếu, nó bất lực trước các cuộc tấn công của các vùng vô thức…

Người ta nhận thấy điều này trong các trường hợp thông thường như: làm quá sức, cảm xúc, lo lắng kéo dài, ngộ độc, lo sợ giận dữ, v.v… Đến lúc này sẽ là cuộc sống vô thức được phóng thích không cản trở. Nói cho đúng, chúng ta có hai “Cái Tôi”: một được điều khiển bởi vỏ não, cái ta lệ thuộc vào trung tâm của phần đáy não bộ… mà trong đó chúng sẽ tìm thấy những gì cần thiết để tạo một cuộc đời thói quen và bản năng (điều này cho thấy rõ con Chó không vỏ não, các cơn bùng phát hưng–trầm cảm, v.v…).

Chúng ta có hai “bộ não” không ngừng trao đổi thông tin và đòi hỏi một sự cân bằng hoàn hảo trong các mối quan hệ. Sự thoải mái, ý chí hùng mạnh không co cúm và căng thẳng của chúng ta phải tùy thuộc vào vỏ não. Chính vỏ não của chúng ta “kềm hãm” các cảm xúc và bản năng xoay quanh vùng đồi thị, ngăn cản chúng tự phóng thích như các cơn gió lốc… Tôi sẽ còn nói về vấn đề này.

Sự chuyển hoán

Bây giờ chúng ta sẽ hiểu dễ dàng hơn cái cơ chế vận hành mà tôi đã nói (xem bản danh mục). Sẽ có chuyển hoán mỗi khi một xung đột tâm lý “chuyển hoán” sang một triệu chứng thể chất.

Trường hợp này thường được nhận thấy trong chứng ưu uất; một xung đột cảm xúc (tinh thần) được diễn giải bởi sự tê liệt của một chi, tình trạng mù lòa, co giật, cũng như bởi các ám ảnh, tật, v.v… Một xúc động có thể được “chuyển hoán” bằng những tiếng hét, cú đánh, lời chửi bới; hoặc bằng sự mất tiếng, tê liệt, co giật, tim ngừng đập, v.v… Và những gì có giá trị cho hai thí dụ này đều có giá trị cho tất cả những điều khác.

Thực ra chúng ta không được tách đôi “đời sống tâm lý” với “thể chất” bởi vì ở đây chúng ta xem con người như là một tổng thể, mà trong đó bộ não và cơ thể không ngừng liên hệ với nhau. Nếu một nguyên nhân thể chất (ngộ độc chẳng hạn) có thể phát sinh các triệu chứng tâm thần, thì chúng ta cũng dễ hiểu rằng một nguyên nhân tâm thần cũng phát sinh các triệu chứng thể chất.

Khi biết rõ các phân nhánh của hệ thống thần kinh, thì không một phần nào của cơ thể bị tách biệt. Không một cơ quan nào hoạt động một mình; nhưng có nhiều cơ quan được nối liền với phần còn lại của cơ thể bằng những nối kết thần kinh tuyệt vời, nội tiết, v.v… Vì thế bất cứ căn bệnh nào cũng bao gồm các phản ứng tinh thần và thể chất, bởi vì bệnh là một phản xạ của một tổng thể: con người. Vì vậy, bất cứ căn bệnh nào cũng toàn diện với các triệu chứng khu trú tại một điểm này hay điểm khác.

Dĩ nhiên là tôi không thể nào xem xét tất cả các phản ứng có thể xảy ra của cơ thể… Làm điều này có nghĩa là phải làm toàn bộ sự phân tích bệnh lý! Sẽ phải tìm kiếm tất cả các nguyên nhân thể chất có thể tác động đến “tinh thần”, cũng như tất cả các nguyên nhân tinh thần có thể ảnh hưởng đến “cơ thể”! Vì vậy tôi phải “đóng khung” vấn đề tùy theo cuộc sống hàng ngày… Vì nguyên nhân đó mà trong chương này tôi chỉ đề cập đến cảm xúc (kể cả các phát sinh) mà chúng là nền tảng của rất nhiều căn bệnh tâm thể.

Cuộc sống hàng ngày với cảm xúc

Cảm xúc chính là nền tảng của cuộc sống hàng ngày. Một cách tự động, cơ thể chúng ta hướng vào sự tìm kiếm những hoàn cảnh dễ chịu; đó sẽ là những cảm giác vui tươi, thoải mái, vui thích, v.v…

Cũng như thế, cơ thể chúng ta luôn tìm cách loại bỏ những hoàn cảnh khó chịu, có thể làm cho nó mất cân bằng. Làm cách nào để loại bỏ những tình huống này? Bằng cách trốn chúng hoặc tiêu diệt chúng bằng chiến đấu. Như vậy tiếp theo sau là những cảm giác sợ hãi, sầu não, giận dữ, khiêu khích, v.v…

Cảm xúc là một phản xạ của cơ thể trước một tình huống rối rắm (dễ chịu hoặc khó chịu). Nếu tôi chứng kiến một tai nạn, không phải tai nạn đó tạo ra cảm xúc. Tại nạn đó khởi phát một sự “giật mình” dữ dội do sự không thích nghi đột ngột của cơ thể. Chỉ sau đó cảm xúc mới xuất hiện. Đến lúc này cơ thể tôi mới cố loại bỏ tình huống khó chịu đó, hoặc bằng cách trốn khỏi nơi xảy ra tai nạn, hoặc đánh chống lại nó.

Cảm xúc sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể. Nhưng điều này mới nghiêm trọng hơn hết: cảm xúc có thể trở thành tác nhân chính của căn bệnh. Người ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng cảm xúc có nghĩa là “cảm xúc do sốc”. Không phải như thế. Các cuộc xung đột xúc cảm, các phản ứng tình cảm sâu lắng và kéo dài, các nỗi lo hãi, lo âu, oán giận, dồn nén, mặc cảm, v.v… đều là cảm xúc! Những cảm xúc sâu lắng và kéo dài là những thứ nguy hiểm nhất…

Con người có thể đáp trả cảm xúc bằng hai cách:

a) bằng cách giải tỏa (đánh đập, la hét, chửi rủa, khóc lóc, tấn công, chửi bới bằng lời nói hay ý nghĩ)

b) hoặc “nuốt trôi nó” (chẳng hạn một người nổi loạn, không ngừng nuốt trôi tính khiêu khích và giận dữ của anh ta).

Cảm xúc là cơn bão tố thể chất.

Mọi người đều biết một cảm xúc mãnh liệt kéo theo nhiều thay đổi sinh lý và tâm thần. Những người nhút nhát và nóng nảy rất rành vấn đề này! Thế cái gì phát sinh cảm xúc trước tiên?

1) Một sức mạnh bất thường của luồng thần kinh. Các đường đi bình thường đều “tràn ngập”. Luồng này đi trật lối, vượt quá mục đích của nó, và được phát đi ngoài các lối đi bình thường của nó. Toàn bộ cơ thể bị xáo trộn, kể cả não bộ. Ý thức (vỏ não) bị nhiễu loạn, “người ta không còn biết đã làm những gì nữa”.

2) Một cảm xúc mạnh (như sợ hãi hoặc giận dữ) sẽ phóng thích (ngoài nhiều thứ khác) một lượng adrênalin. Adrênalin là một chất co mạch, được phát ra từ các tuyến thượng thận. Các tuyến này nằm ở phần trên của các quả thận, và là một phần của các bộ phận nội tiết. Mỗi cái cân nặng khoảng sáu gram. Chất adrênalin tác động một khi có các hiện tượng sau đây:

1) có gia tăng lượng đường trong máu;

2) tăng sức co rút của các cơ;

3) máu lưu thông nhiều hơn trong hệ thống cơ bắp;

4) máu giảm thời gian đông tụ.

Đến lúc này, một cơ chế vận hành hoàn hảo nhập cuộc, được Cannon nhận thấy.

Nếu chất adrênalin co rút các cơ, có phải là để chuẩn bị cho thử thách sắp xảy ra không? Để chuẩn bị chúng cho chiến đấu hoặc trốn chạy. Cảm xúc có thể “làm tê liệt tay và chân”, nhưng nó cũng cho vài người một sức mạnh phi thường. Trong vài tai nạn, người ta đã thấy có nhiều người có thể bỏ chạy với một sức lực khó tin. Đến lúc đó người ta sẽ nói đến “nỗi sợ hãi gắn thêm cánh cho anh ta…” hoặc “… cảm xúc tạo cho anh ta một sức mạnh oai hùng…”. Đáng lẽ người ta phải nói “cảm xúc đã cung cấp adrênalin cho anh ta, hoặc để trốn chạy, hoặc để tấn công!”.

Dù cho bỏ chạy hay đánh trả vì cảm xúc, đó chính là phản ứng của toàn bộ cơ thể, đang cố gắng loại bỏ một hoàn cảnh không dễ chịu. Một cách vận hành tuyệt đối bình thường không có liên quan gì với sự hèn nhát, khiếp sợ hoặc dũng cảm. Ngoài ra vỏ não, trong trường hợp này, có thể đảm nhận vai trò quan trọng kềm hãm, với điều kiện, chính bản thân nó cũng không bị rối loạn vì cảm xúc!

Chúng ta hãy trở lại với đời sống thường ngày

Nhưng người ta sẽ nói gì… Thế còn trong đời sống thường ngày? Nhưng… đó chính là cuộc sống thường ngày đấy! Nó được bao gồm cảm xúc, cảm giác, cơn giận, khiêu khích, trốn chạy, uẩn khúc, ức chế, v.v… Thế mà trong vài tình huống, nhiều quy ước buộc chúng ta phải thản nhiên. Người đàn ông có được phép khóc không? Có được quyền biểu lộ cảm xúc không? Coi nào!… không hợp với “tính nam nhi” chút nào! Vì vậy người ta chỉ đơn giản cấm điều đó, và người ta để “sự yếu đuối” cho phụ nữ. Thật ngu ngốc, nhưng nó là như thế.

Cho nên (thí dụ) chúng ta nỗi giận (cảm xúc) mà vẫn không thể đánh trả được (để giải tỏa), toàn bộ cơ chế vận hành “hoạt động không tải”. Nếu chúng ta quá sợ mà không thể bỏ chạy hoặc đánh trả, cũng như thế. Không một giải toả nào xuất hiện. Trong trường hợp này, cảm xúc mới tạo những hiệu quả độc hại…

Chúng ta hãy thí dụ một người đàn ông, trong suốt nhiều năm liền, phải chịu nhiều cảm xúc nội tại? Và vì một lý do nào đó anh ta buộc phải tỏ ra thản nhiên? Người dễ hiểu sự dư thừa chất adrênalin và đường có thể có nhiều hiệu quả nguy hại…

NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÁC CỦA CẢM XÚC

Hệ thống tim–mạch đóng vai trò quan trọng của cảm xúc. Nó khởi phát chứng loạn nhịp, chứng mạch nhanh, những cơn đau đôi khi rất dữ dội. Đương nhiên là những hậu quả này có thể tác động lên một trái tim có bẩm chất bệnh. Hơn nữa, người bệnh tưởng mình bị mắc bệnh tim. Đến lượt cảm giác này tạo thêm cảm xúc… làm gia tăng cơ chế vận hành kia. Người ta không tính những “căn bệnh tim có nguồn gốc thần kinh”, có nghĩa là vì cảm xúc. Có vài triệu chứng gợi cho chúng ta chứng đau thắt ngực. Có hiện tượng thiếu hơi thở, mau mệt, choáng váng, đau đớn.

Và các quả thận cũng được đưa lên hàng đầu. Hệ thống thần kinh bị mất thăng bằng sẽ ảnh hưởng đến thận, do lưu thông máu không đầy đủ. Vậy thận sẽ làm gì? Nó phản ứng bằng cách tạo ra một chất tăng huyết áp, khá độc hại. Bệnh viêm thận nặng có thể xuất hiện. Và thế là người ta chứng kiến cái chết của một con người mà căn bệnh thật sự chỉ hoàn toàn do cảm xúc và tâm lý…

Da đáp ứng rất mạnh với cảm xúc, bởi vì nó liên hệ trực tiếp với hệ thần kinh giao cảm. Các nốt phỏng có thể xuất hiện, mụn cóc, mày đay, eczêma, dấu của Chúa…

Các rối loạn bao tử: cảm xúc tạo cơn nôn mửa, co thắt thực quản, chứng khó tiêu, sự quá axít, loét dạ dày. Sự tiêu hóa luôn bị ảnh hưởng. Và cũng vì thế mà người ta nói “… do thần kinh”… trong khi căn nguyên có thể là những xung đột tâm lý làm rối loạn hệ thống thần kinh thực vật.

Cảm xúc kéo dài có thể làm xuất hiện các cơn đau ở vùng ruột thừa. Người ta làm gì? Người ta giải phẫu… và các cơn đau xuất hiện trở lại. Cũng giống như trường hợp của tim, nỗi lo sợ ruột thừa làm gia tăng cảm xúc và thế lại là cái vòng luẩn quẩn. Đôi khi cả chứng viêm đại tràng là bệnh tâm thể.

Các rối loạn hô hấp cũng rất đa dạng. Các rối loạn đơn giản nhất thường là chứng co mạch và giãn mạch (Người xúc động tái hoặc đỏ mặt). Nếu các xúc động sâu lắng và kéo dài, người ta có thể nhận thấy chứng sung huyết, xuất huyết, tổn thương ở ruột, thận, gan…

Trong tất cả các hậu quả cảm xúc, mắt xích chịu trách nhiệm là hệ thống thần kinh thực vật.

Hơn nữa:

Có vài triệu chứng chức năng cũng có thể trở thành thể chất: một bệnh phù nhẹ (có sự thâm nhiễm thanh dịch trong các mô) hoặc hiện tượng sung huyết khu trú (sự tích tụ máu trong một cơ quan) có thể dẫn đến chứng phồng nước (tổn thương) hoặc đến chứng loét. Bởi vì sự tái đi tái lại một rối loạn chức năng có thể tạo một tình trạng cần giải phẫu. Sự rối loạn của hệ thống thần kinh đôi khi mang đến vô số hậu quả không thể ngờ được. Sự kích thích hệ thống thần kinh giao cảm có khi dẫn đến những tổn thương làm chết các cơ quan. Đã bao nhiêu lần người ta nghĩ chứng viêm thận hoặc xơ gan có thể phát sinh từ nguồn gốc tâm lý?… Chính vì thế mà Hệ Giao Cảm, thay vì làm cho con người hài hòa lại giết hại anh ta. Điều này giải thích rằng trong vài trường hợp, người ta buộc phải làm tê liệt hệ thần kinh giao cảm (hoặc do phẫu thuật), hoặc bằng thuốc “an thần”, như chúng ta sẽ thấy ở phần sau.

Các cảm xúc được lặp đi lặp lại nhiều lần

Chúng ta thấy sự nguy hiểm của các cảm xúc có tính cách mãn tính. Đôi khi trong suốt nhiều năm liền, nhiều người “chế ngự” cơn giận, tính khiêu khích, sự thù địch, sự nỗi giận, sự bực tức của họ. Theo cách người ta thường nói, mọi chuyện đang “xảy ra ở bên trong”. Cảm xúc xuất hiện chưa? Cơ thể phản ứng chưa? Người đó không nhúc nhích do tác động của một phản xạ có điều kiện (giáo dục, luân lý, các qui ước, v.v…). Người đó “nuốt” tất cả mọi thứ. Như vậy, cảm xúc liên tiếp gây ra các rối loạn toàn diện, mà các giải thoát độc hại không bao giờ được thanh toán…

Các xung đột nội tại với tất cả nỗi lo hãi cũng là những nguyên nhân quan trọng của các rối loạn giao cảm. Chúng gây quá nhiều tác hại vì chúng vẫn vô thức trong chín lần trên mười! Tôi sẽ nói lại vấn đề trong chương Dồn Nén, nhìn dưới góc cạnh này.

Sự vận hành tốt của vỏ não sẻ loại bỏ các cảm xúc nhiễu loạn

Chúng ta đều biết “tính xúc cảm” là rất quan trọng trong các điều lo lắng kéo dài, làm việc quá sức, kiệt sức. Những người “dễ bị kích động” là những người “dễ xúc cảm”. Mỗi khi chúng ta bị mệt não, nhiều cơn cảm xúc xuất hiện mà không cần cầu xin…

Nếu các phản ứng cảm xúc quá mãnh liệt, thì dường như không có sự “kềm hãm” nào. Vì đâu có sự thiểu năng kềm hãm đó? Có phải cảm xúc xuất hiện mau hơn mỗi khi vỏ não bị rối loạn không?… Đó đúng là điều đang xảy ra. Điều này rất quan trọng: đây là quy tắc vàng cho sự thoải mái và cân bằng của con người.

Nhưng trước tiên, đây là một thí nghiêm “ghê sợ” khác. Cannon và Baret cắt bỏ vỏ não của một con Mèo. Như vậy, vùng đồi thị cũng được tách khỏi các vùng trên của não bộ. Và người ta nhận thấy điều quan trọng này: tất cả mọi cảm xúc của cuộc đời con vật xuất hiện. Điều này chứng tỏ một việc: vỏ não không cần thiết cho sự xuất hiện và cách biểu hiện cảm xúc. Nhưng trái lại, nó được dùng như là một “kềm hãm”. Hay hơn nữa, vỏ não của một con người hoạt động một cách hoàn hảo nhất có thể chịu đựng nhiều nỗi đau đớn dữ dội mà không có xúc cảm và với nỗi đau nhẹ nhất… Vả lại đó là nguyên tắc của việc “sinh đẻ không đau” mà tôi sẽ nói ở phần sau.

“Sham–rage” hay “bệnh giả vờ dại”

Con chó không vỏ não (của Goltz) sống được mười tám tháng. Nó biểu hiện các cơn giận dữ như bất cứ con chó bình thường nào khác. Nhờ thế mà người ta khám phá được “sham– rage” hay “bệnh giả vờ dại”

Ranson và Magoun kích thích vùng dưới đồi của một con mèo không có vỏ não bằng điện. “Sau cái kích điện này, con mèo ngước đầu lên và cho thấy hai đồng tử giãn nở. Nhịp thở gia tăng về tốc độ và biên độ, và con vật bắt đầu cử động, kêu meo meo, cắn, quào, dữ dội cố gắng thoát ra khỏi dây đang cột nó. Nếu người ta tiếp tục việc kích điện, lông trên lưng và đuôi của nó sẽ dựng đứng lên, mồ hôi xuất hiện ở lòng bàn chân trong khi nước miếng chảy rất nhiều từ miệng của nó… Con mèo cư xử như thể nó bị một con chó đang sủa tấn công. Các phản ứng này tuyệt đối xuất phát từ nguồn gốc vùng dưới đồi (Jean Delay).

Như vậy, vùng dưới đồi là vùng khởi phát các cơn giận dữ, khiêu khích, thù địch… nói tóm lại tất cả các loại cảm xúc.

Bệnh giả vờ dại, một phản ứng của sự giận dữ quá đáng và không bị kềm hãm, tùy thuộc vào:

1) sự kích thích của vùng đáy não bộ.

2) không có vỏ não.

Chúng ta phải nhận thấy ở đây con vật phản ứng ác liệt lại những kích thích thật nhẹ, mà trong lúc bình thường sẽ làm cho nó dửng dưng.

Cũng như thế, một con người mà vỏ não hoạt động không tốt sẽ là đối tượng của những thôi thúc, cảm xúc, giận dữ, hung hãn và điên dại khởi phát bởi các hoàn cảnh mà trong lúc bình thường sẽ không lấy gì quan trọng…

Sự tự chủ thực thụ và giả tạo – Các chứng loạn thần kinh bộc phát nhanh như nấm và bao la như bể khổ. Các bệnh tim mạch, thận, gan, bao tử, thì vô số kể. Chứng loét dạ dày phổ biến như các Huân chương công trạng về nông nghiệp. Nhưng rất nhiều khi các căn bệnh này bắt nguồn từ sự kích thích thần kinh giao cảm và các cảm xúc sâu lắng đã khởi phát sự kích thích đó.

Và nếu tôi nhấn mạnh đến các cảm xúc này là bởi vì:

a) hệ thống thần kinh giao cảm là Người Điều Hành Tối Cao của cơ thể của chúng ta.

b) rằng nỗi lo hãi và xúc cảm là những nhân tố chính của sự rối loạn của hệ thần kinh này.

Bây giờ chúng ta hiểu rằng sự hoạt động tốt của bộ não là chủ yếu, và một vỏ não hoàn hảo cho phép điều hòa và kiểm soát được các cảm xúc. Một con người mà có được bộ não và hệ giao cảm hoàn hảo, có tất cả cơ may sống một cuộc đời trong sự tự chủ và sáng suốt toàn ý… và bị rất ít bệnh tật.

Tôi thí dụ một người có bộ não mệt mỏi (thí dụ làm việc quá sức). Anh ta gặp phải một tình huống khó chịu. Điều gì sẽ xảy ra? Cảm xúc xuất hiện, làm nhiễu loạn toàn bộ cơ thể anh ta. Hơn nữa, cảm xúc đó làm xáo trộn vỏ não đã mệt mỏi của anh ta mà nó không thể chống cự lại được. Sự giận dữ, xuất phát từ vùng đồi thị, sẽ bộc phát. Với cơn giận dữ này, vỏ não không thể nào đưa ra một kềm hãm, sự kiểm soát, một sự điều hòa nào. Người này trở nên vô thức, “tối mặt vì tức giận” và có nhiều hành vi hung bạo và thúc giục mà “lý trí của anh ta” sẽ chê bai. Nhưng “lý trí” và “ý chí” của anh ta không hoạt động, bởi vì chúng tùy thuộc vào vỏ não, đã không còn sử dụng được nữa vì mệt mỏi và cảm xúc. Nói cho đúng, anh ta đã mắc phải “sham–rage” như một con thú không có vỏ não… Và chúng ta cũng biết là trong trường hợp này, chỉ cần một sự kích thích nhẹ thôi cũng đủ khởi phát một cơn giận dữ mãnh liệt.

Nếu trái lại, một bộ não của người đó hoạt động tốt thì sao? Cứ cho một hoàn cảnh xấu xảy ra với anh ta đi! Nhưng nó sẽ không khởi phát một cảm xúc nhiễu loạn! Nhưng nếu xúc cảm vẫn cứ xuất hiện (sau một tình huống vô cùng khó chịu), nó liền bị “kiểm soát” bởi vỏ não trong tình trạng hoàn hảo. Như vậy, người đó vẫn vô cùng sáng suốt và có thể đối mặt với hoàn cảnh dưới mọi góc độ… Con người này rất tự chủ, không phải vì anh ta “cắn răng để tự kềm chế mình” nhưng chỉ đơn giản vì bộ máy thần kinh của anh ta cung cấp một sự tự chủ tự động.

CÁC BỘ NÃO MẮC BỆNH

Một bộ não mắc bệnh sẽ làm mất cân bằng cơ thể đang chịu ảnh hưởng của nó. Nhưng đến lượt nó, sự mất cân bằng của cơ thể lại ảnh hưởng đến não bộ.

Chúng ta không bao giờ được quên rằng cơ thể con người là một tổng thể hoàn hảo.

Cuối cùng thì bộ não, càng lúc càng mất cân bằng, mất tất cả sự tự chủ. Sự thiểu năng của bộ não có thể do hai nguyên nhân lớn: là chính sự mệt mỏi của não bộ, hoặc gây ra bởi sự mệt mỏi thể chất. Điều này thường được gặp nơi những người có bộ não yếu ớt vì tính khí.

Nguyên nhân thiểu năng thứ hai của não bộ thường gặp: sự dồn nén (được xem xét trong mục Phân Tâm Học) làm chuyển hướng một phần lớn hoạt động ý thức cho vô thức. Tôi sẽ nói lại vấn đề này.

Trong cả hai trường hợp, sự thiểu năng của bộ não không cho phép sự thích nghi với các tình huống xảy ra. Không một điều tiết hài hòa nào được thực hiện nữa. Các xung điện thần kinh trở nên hỗn loạn: đây là sự mất cân bằng toàn diện của cơ thể với tất cả các hậu quả của nó.

Như vậy càng nên nhấn mạnh vào sự hoạt động hoàn hảo của bộ não và sự thoải mái do sự hài hòa tạo ra. Nếu chúng ta phát triển được sự cân bằng thể chất (kể cả não bộ), thời đại của chúng ta sẽ không còn những kết quả khó chịu.

CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

Không phải chính cuộc sống hiện đại sản sinh ra nhiều rối loạn thể chất, mà là sự quá xúc động, lo âu và sợ hãi. Tôi xin nhắc lại là về điểm này, lo hãi là yếu tố chủ yếu, nó thường khởi phát phần lớn các bệnh tâm thể: dù cho đó là các ám ảnh, định kiến, loét, rối loạn dạ dày, v.v…

Cảm xúc và lo âu tạo ra thột chuỗi bệnh hiện đại. Nhưng điều quan trọng không phải là nguyên nhân cảm xúc, mà là sự tự chủ của vỏ não. Sự tác động và sự nghiêm trọng của cảm xúc luôn xuất phát từ một thiểu năng của bộ não, mà nó chính là Chúa Tể của sự Tự chủ!

Cuộc sống hiện đại không thể làm gì với sự cân bằng của bộ não và cơ thể. Vì thế, người ta phải làm mọi cách để tách tất cả các yếu tố làm cho nó mệt mỏi và xáo trộn. Tôi đã chứng minh mối nguy hại lớn của các cảm xúc sâu lắng, vô thức và kéo dài. Các mặc cảm kềm theo cảm xúc và các dồn nén là những kẻ thù hàng đầu của não bộ.

Ức chế

Dù cho chúng ta đã xem xét nó trong chương “Tâm Phân Học”, chúng ta có thể nhận thấy rằng biết bao quan niệm xuất chúng của Freud ăn khớp một cách hoàn hảo với môn thần kinh học hiện đại. Sự ức chế ngăn cản một cảm xúc đau buồn đi đến ý thức, hay là vỏ não. Các ức chế thường được bắt gặp trong sự thù nghịch, hung hăng, giận dữ, hận thù, ước muốn thấy chết, v.v… Sự ức chế này là vô thức (vì chúng ta không hề biết chúng ta đã ức chế một tình cảm), hoặc chỉ xuất hiện như “tia chớp” trong phạm vi ý thức để rồi bị loại bỏ ngay. Tất cả các tình cảm mà người ta dồn nén đều mang theo các cảm xúc nặng nề. Vả lại chúng bị ức chế bởi vì chúng nặng nề! Có một điều chắc chắn là con người luôn tìm kiếm sự thoải mái và không thích có ý thức khó chịu. Như vậy sự ức chế là “hàng rào ngăn cản” của các cảm xúc nặng nề. Thí dụ: một thiếu niên có thể có một thôi thúc vô thức (một ước muốn chết) đối với một bậc cha mẹ mà nó thương yêu. “ước muốn chết” này hiện trong nháy mắt, nhưng mang theo một cảm xúc mãnh liệt. Như vậy nó có rất nhiều cơ may bị dồn nén ngay.

Điều gì xảy ra?

Bình thường, các xung năng dù nhức nhối, đều phải hướng đến các trung tâm phía trên của bộ não (đến ý thức và vỏ não). Đến vỏ não, chúng phải được nhận xét một cách sáng suốt; chấp nhận sau đó, hoặc tự ý từ chối. Như hình dưới đây:

Thí dụ: một thiếu niên hoàn toàn lành mạnh sẽ nhận xét: “Tôi có một xung động muốn thấy cái chết của một người nào đó mà tôi thương; tại sao tôi lại có điều đó và do nguyên nhân gì?” Sau đó có thể anh ta nhận thấy anh ta có một xung động ngoài ý muốn tiếp theo một sự phật ý, một oán hận, v.v…

(Trong Tâm Phân Học, chúng ta đã thấy “ước muốn thấy cái chết” của người anh trai với đứa em gái bởi vì anh ta phải ngưng việc học).

Một cách bình thường.

1 – Một xung năng nhức nhối xuất hiện tại các trung tâm dưới của bộ não. Nó có khuynh hướng xẹt thẳng đến vỏ não.

2 – Một rào cản của đạo lý sẽ chặn xung năng này lại; các phản xạ có điều kiện (vô thức) sẽ rẽ hướng các xung động thần kinh này.

3 – Các xung động điện này không đến được vỏ não, nên chủ thể không thể ý thức được.

4 – Các xung động này trôi giạt mạnh mẽ về hệ thần kinh giao cảm, mà nó đang chịu một sự kích thích được tăng cường.

5 – Hơn nữa, luồng thần kinh (mà lối thoát ý thức bị ngăn chặn) tiếp tục xoay vòng trong phần não vô thức. Nó sẽ tạo ra nhiều xung năng khác mà đến lượt chúng lại bị ức chế…và chúng sẽ sản sinh nhiều xung động mới và chúng lại bị dồn nén, v.v… Một sự căng thẳng nội tại xuất hiện. Hệ thống thần kinh giao cảm bị nhiễu loạn. Sự lo âu và các mặc cảm xuất hiện. Và đó là mồi cho các chứng suy nhược thần kinh và rối loạn thể chất. Như thế này đây:

Tâm Phân Học sẽ làm gì trong trường hợp này? Nó cho phép các xung động bị ức chế đi lên vỏ não và ý thức. Các xung động nhức nhối này lấy lại vị trí của chúng trong hoạt động tổng thể của vỏ não. Tâm Phân Học làm cho vệ tinh mãnh liệt bị lạc hướng tìm lại đúng quỹ đạo tự nhiên của nó.

HƯỚNG ĐẾN MỘT NGƯỜI NHÂN BẢN HƠN

Như thế càng ngày người ta càng nhấn mạnh đến sự cân bằng và hoạt động của bộ não. Đến sự thoải mái của não bộ, đến sự loại bỏ các mặc cảm không ngừng gây các cảm xúc vô thức và độc hại. Phải chú ý đến sự hiểu biết chính mình, đến các cơ chế của con người, đến cỗ máy con người. Hàng ngàn người bị co cúm lại sống rút trong một thế giới riêng biệt mà họ không tài nào thoát ra được. Họ phải chịu ảnh hưởng của các mặc cảm, sợ hãi, lo hãi, hung hăng của họ. Nhưng có nhiều nhiệm vụ cao cả hơn… Sự thoải mái tinh thần cho phép cơ thể con người làm việc hướng đến những mục tiêu cao cả hơn là “tự chế ngự” hoặc “tự khép mình” lại! Hàng triệu người chuyển hướng (vì dồn nén hay co cúm người lại) các hoạt động trí não có ý thức của họ… vì lợi ích của các cảm xúc và bệnh tật.

Thời đại của chúng ta là thời đại của lo sợ, bởi vì nỗi sợ hãi đã trở thành một phản xạ có điều kiện… Nền tảng của nhiều nền giáo dục dựa trên sự tấn công và phòng vệ. Người ta học quá kỹ cách tự chế ngự, dồn nén, che giấu các vui mừng, xung năng, cơn giận dữ, nhân danh các nguyên tắc mà đôi khi chúng lại nằm trên các quy ước nhất thời dễ bị thay đổi… Và con người phải đau khổ bởi vì anh ta khao khát một thứ khác, dù cho là sự khao khát được làm chính mình, thực thụ và thoải mái. Người ta có nên dạy sự tự chủ và sự vui sướng nội tại mà sự thoải mái đem lại không? Và người ta có nên trình bày trong mỗi trường học cũng như trong tất cả các trường đại học, rằng sự thoải mái đó là sản phẩm tự nhiên của cơ chế hoạt động hài hòa của não? Người ta phải dạy vai trò độc hại của các cảm xúc vô thức. Người ta phải biết rằng một cỗ máy hoàn hảo là điểm xuất phát lý tưởng hướng đến một cuộc sống hoàn mỹ. Người ta phải từ bỏ ý nghĩ “ý chí” là kết quả của sự co cúm và sự ngoan cố. Người ta phải sáng suốt hiểu rằng ý chí thực thụ của con người có điểm xuất phát của nó trong sự cân bằng toàn diện của cơ thể và trí óc (Xem Chương Ý Chí).

Đương nhiên là việc có một cỗ máy tốt không hẳn là tự động đạt được các giá trị nhân bản. Tuy nhiên người ta biết “cơ địa thuận lợi” là chủ yếu cho sự xuất hiện bệnh tật. Tại sao nó không thể là sự xuất hiện của sự sáng suốt? Và ngay từ lúc khởi đầu, có phải lý thú hơn là không bị đau khổ không? Rằng cảm thấy sự thoải mái tinh thần khi các vấn đề nhỏ nhặt không còn quan trọng nữa? Để tinh thần rộng mở cho những viễn cảnh bao la và sâu lắng hơn?

Thay vào đó, hàng chục triệu bộ mặt nhăn nhó. Hàng chục triệu các dồn nén cảm xúc và đau đớn. Bệnh tật, ám ảnh, định kiến, loạn thần kinh… Rối loạn dạ dày, rối loạn tim mạch… Và những con người xoay quanh họ như những con quay, không hề biết rằng có một thế giới ở ngay tầm tay của họ…

Theo tôi nghĩ, đó là tính nhân bản của y học tâm thể, mà tôi hy vọng đã gạn lọc được. Tinh thần và thể chất được hòa hợp thành một khối duy nhất, hướng đến một mục đích đúng ra là phải cho tất cả mọi người: sự thoải mái và sự thanh thản tâm hồn.

Sanh đẻ không đau

Đẻ là gì? Đó là một hiện tượng rất tự nhiên. Bởi vì nó tự nhiên, theo lẽ thường nó không được gây bất cứ một đau đớn nào. Đó là tính hợp lí đơn giản thuần túy…

Bây giờ, cái gì tạo ra sự đau đớn? Đau đớn đến với chúng ta mỗi khi chúng ta có một cảm thức nào đó. Người ta cũng nhận thấy con người phản ứng rất khác thường trước sự đau đớn. Một người nào đó phản ứng rất dữ dội trước một cái đau nhỏ, một người khác sẽ có rất ít phản ứng trước một cái đau dữ dội. Cảm giác đau được khởi phát từ vỏ não, là trung tâm của ý thức. Đây là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai: nếu cảm giác đau được nối liền với vỏ não của chúng ta, thì nó cũng được thay đổi cũng bởi chính cái vỏ não đó. Đây cũng là lôgic thuần túy… Và trên thực tế, nó là như vậy.

Chúng ta biết đồi thị là trung tâm của cuộc sống bản năng và của các cảm xúc. Nhưng mọi cảm thức đau đớn đều được kềm theo cảm xúc. Người ta cũng biết (ai mà không đã chứng kiến nó tại phòng nha sĩ) là sự lo âu làm gia tăng sự đau đớn, nhưng sự bình tĩnh và thư giãn làm giảm đi cái cảm thức đau đớn.

Cảm thức đau có thể bị loại bỏ bằng cách nào? Trước hết, làm ngủ vỏ não (thí dụ bằng gây tê). Trong trường hợp này, sự đau đớn vẫn còn nhưng cái cảm thức đau này không đến được vùng não trên. Cũng vì thế mà vài người cuồng kích không phản ứng gì trước những sự đau đớn bình thường rất khủng khiếp. Tại sao? Bởi vì vỏ não của họ đương nhiên đã bị ức chế. Nó cho thấy có nhiều “vùng vô cảm” mà người ta có thể tra tấn, vẫn không hề làm cho người cuồng kích có bất cứ một phản ứng nào… Nói cho đúng, ở đây đã có sự gây tê tự nhiên do sự hoạt động không tốt của vỏ não.

Điều trái lại xảy ra trong trường hợp sinh đẻ không đau. Thay vì làm ý thức ngủ, người ta tăng cường nó. Chúng ta biết vỏ não có một nhiệm vụ quan trọng: nó “chặn đứng” các phản ứng xúc cảm. Tôi có nói đến sự thoải mái tinh thần cho phép một biểu hiện tối thiểu hoặc gần như không đối với cảm xúc. Người ta thấy ngay một hoạt động tốt của vỏ não có thể “ngăn chặn” sự đau đớn… bởi vì nó ngăn chặn cảm xúc!

Như vậy sinh đẻ không đau là việc học làm sao làm gia tăng ý thức và sự thoải mái. Như thế trước hết người ta có thể tránh nỗi lo sợ làm gia tăng cảm xúc. Rất thường khi, cơn đau của sinh đẻ được đặt trên nền tảng của một phản xạ có điều kiện: nỗi sợ bị đau. Như vậy người ta thực hiện một phản xạ hoàn toàn trái ngược. Chủ thể sẽ tin chắc vào tính cách tự nhiên và không đau của sự sinh đẻ. Phải được thực hiện một tập luyện để tạo ra phản xạ này. Hơn nữa, chủ thể phải được huấn luyện theo phương pháp hít thở và bằng bụng, hầu bảo đảm sự tiến triển hoàn hảo của sự sinh nở.

Như thế, điều gì sẽ xảy ra? Người phụ nữ sẽ không phải chịu một cách thụ động và lo sợ việc sinh đẻ. Chị ta điều khiển việc sinh nở một cách có ý thức mà không có một cảm xúc xáo trộn nào. Điều này chứng minh một việc: rất thường khi, các cơn đau đẻ xuất phát từ sự không thoải mái của não.

Một lần nữa, chúng ta có phải đã thấy cái khả năng huyền diệu mà sự thoải mái trí tuệ ảnh hưởng trên toàn bộ cơ thể chưa?

TÂM THỂ VỚI CHỨNG ƯU UẤT

Tôi nói lại chứng bệnh này bởi vì nó chứng minh rất đúng quyền năng của bộ não trên cơ thể. Nó cho một thí dụ điển hình các mối quan hệ giữa “tinh thần” và “thể xác”. Chứng ưu uất cho thấy các triệu chứng thể chất, cơ bắp và tinh thần đa dạng nhất. Hơn nữa, một người ưu uất dễ bị gợi ý đến mức tối đa. Thế đâu là nguyên nhân của mọi thứ đó?… Một hoạt động không tốt của não.

Không có một tình trạng ưu uất nào. Mà là cả một gam tình trạng, như bất cứ thứ gì khác, đi từ chứng ưu uất nhẹ đến nặng nhất. Như tôi đã cho thấy, bất cứ tính khí ưu uất nào cũng không khởi phát các cơn! Có nhiều người ưu uất sống cả cuộc đời của họ mà không hề có một biểu hiện quá đáng nào hết. Khí chất của ưu uất, trước hết, là một khí chất yếu đuối, đạt động của não suy giảm, ý thức và ý chí gần như không có. Cũng vì thế mà rất dễ gợi ý và thôi miên họ.

Vì vậy mỗi khi hoạt động não không tốt (và cũng vì đó mà tôi nói ở đây), con người bình thường nhất sẽ đặt mình trong các điều kiện gần giống như của chứng ưu uất. Khả năng của sự gợi ý xuất hiện. Các trung tâm thần kinh vô thức bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ (bởi vì sự ngăn cản của vỏ não bị giảm thiểu). Điều này thường xảy ra với các cảm xúc: lo sợ, lo âu, ám sợ, thi cử, cơn nhút nhát, giận dữ, v.v… Các cảm xúc này làm nhiễu loạn hoạt động của não và mở đường cho lĩnh vực vô thức. Vì thế sẽ rất lý thú khi xem xét tất cả các trường hợp quá đáng của chứng ưu uất nặng.

Bởi vì chúng ta biết rằng bộ não hoạt động một cách hoàn hảo với sự phối hợp tuyệt vời của các nơrôn, và chính các tế bào thần kinh này liên kết với các phản xạ có điều kiện, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vai trò của sự ám thị. Chúng ta hãy tiếp tục nói về chứng ưu uất này, nơi mà sự ám thị được đẩy lên mức tối đa.

SỰ ÁM THỊ VÀ THUẬT THÔI MIÊN

Chúng ta nên nhớ rằng bộ não ý thức thường xuyên liên hệ với các trung tâm vô thức ở đáy não (vùng của đồi thị). Hơn nữa, vùng đồi thị này được liên kết trực tiếp với các cơ quan nội tạng, các giác quan, da, bộ não, v.v… Điều này cho thấy sự ám thị rất mãnh liệt và có thể chạm đến bất cứ nơi nào của cơ thể. Thế ám thị có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là tạo thêm một phản xạ có điều kiện mới, và như thế là một liên kết nơrôn mới, mà không một phản xạ có sẵn có thể ngăn cản được. Nếu người ta nói với một người bị thôi miên “Anh đang rất sợ”, nhịp tim của người này sẽ tăng lên ngay. Tại sao? Bởi vì sự gợi ý này đã tạo ra một phản xạ lo sợ: cảm xúc làm tăng nhịp tim.

Nhưng tại sao sự gợi ý này liền được chấp nhận?

Để không có sự chống đối nào, đương nhiên là phạm vi ý thức phải bị giảm thiểu. Cũng vì thế mà các bộ não mệt mỏi và suy yếu chấp nhận rất dễ sự ám thị. Nhưng bộ não của những người loạn thần kinh là như thế! Và các bộ não bị nhiễu loạn vì các mối lo âu, làm việc quá sức, xúc động liên tục mặc cảm, cũng đều như thế. Nếu người ta nói với một người nhút nhát đang lo âu “Anh đang tái xanh…”, hiện tượng này cũng xuất hiện. Vỏ não của anh ta, bị rối loạn vì cảm xúc, để cho lời gợi ý đi qua mà không có sự ngăn cản nào hết. Hơn nữa, cảm xúc của anh ta được gia tăng bởi sự ám thị (càng lúc càng ít bị vỏ não chế ngự). Cảm xúc này, qua con đường của đồi thị và hệ thống thần kinh giao cảm, sẽ phát sinh, mà không có sự ngăn cản nào, nhiều triệu chứng như là: đỏ mặt, tái xanh, run rẩy, lẩn trốn, tấn công, nói lắp, mất tiếng, câm… Thế người ta có nghĩ ra được một hoạt động hài hòa của vỏ não quan trọng đến mức nào không?

Vì thế cảm xúc là một yếu tố của sự ám thị (bởi vì là yếu tố rối loạn tinh thần). Đó là điều xảy ra trong các đám đông biểu hiện lòng ái quốc, tôn giáo, phép thuật… Sự gợi ý của một người cầm đầu có thể lôi kéo cả một đám đông.

Và bên đây là một sơ đồ cho thấy đường đi của sự ám thị bằng thôi miên với một người có tính khí ưu uất.

Sơ đồ này tượng trưng cho bộ não ưu uất trong trạng thái tự nhiên. Nhiều ức chế (ngủ). Ý thức hạn chế. Như vậy hoạt động não không tốt, nhường chỗ trống cho phạm vi bao la của vô thức.

Người thôi miên làm chủ thể tập trung bằng nhiều kỹ thuật đặc biệt như chúng ta đã thấy. Việc tập trung này kích thích rất mạnh vài khu của bộ não và tự động ngăn chặn những phần còn lại. Với việc tập trung, một phần lớn của bộ não ngủ. Hơn nữa, sự tập trung làm cho mau mệt các khu bị kích thích, và điều này càng làm tăng thêm sự ức chế. Phạm vi ý thức càng bị thu hẹp hơn.

Phần cảnh giác của ý thức tích tụ tại điểm A. Giống y như một sinh viên bị kiệt sức mà vẫn tiếp tục tập trung vào một vấn đề. Phần còn lại của bộ não đã ngủ, và không hề có một chút phản kháng. Như vậy, điểm tập trung A là điểm duy nhất còn tiếp xúc với người thôi miên. Không có bất cứ điểm nào khác của bộ não có thể ngăn cản những gì người thôi miên sẽ làm.

Người thôi miên nói hay ra một lệnh nào đó. Thí dụ như “sự bại liệt của anh sẽ biến mất”: Hoặc giả “da của anh sẽ đỏ lên”. Như vậy lời nói này sẽ là một thông tin được đặt ở A, có nghĩa là ngay tại điểm ý thức đang tiếp xúc với người thôi miên. Thông tin này sẽ hướng ngay (đương nhiên là bằng đường thần kinh) đến các trung tâm vô thức. Đối với người bị thôi miên, thông tin này sẽ trở thành cá nhân và cảm xúc. Cũng là điều bình thường thôi, bởi vì nó đến thẳng các trung tâm thần kinh của anh ta. Nếu tôi bạo làm một so sánh, nó giống như một “sự truyền thần kinh”. Điều mà người thôi miên nói sẽ trở thành một xác tín vô thức đối với người bị thôi miên. Cũng như một phần máu lạ sẽ trở thành máu của riêng một người sau khi được truyền máu.

Sau khi tỉnh lại: thông tin kia, nằm trong vô thức, “trồi lên bề mặt”. Người bị thôi miên thi hành hành động được sai khiến. Đương nhiên là anh ta không hề biết người ta đã ra lệnh này vô thức cho anh ta và xem nó như được xuất phát từ chính mình. Điều này là bình thường một lần nữa: đối với người bị thôi miên, thông tin này đã tạo một liên kết nơrôn, và như thế tạo các phản xạ có điều kiện.

Bây giờ chúng ta sẽ xét đến những người “mang đầy mặc cảm” hành động theo cơ chế vận hành này như thế nào. Họ nghĩ họ tự ý hành động… trong khi họ chỉ là thi hành theo các thôi thúc xuất phát từ các mặc cảm kia.

Các biện pháp chăm sóc của y học tâm thể

Nền tảng của bất cứ phương cách chữa trị tâm thể nào cũng đều phải xem xét đến toàn diện nhân cách của bệnh nhân. Điều này cho phép tránh (trước nhất) vài trường hợp “chuyển đổi” cổ điển: một người có chứng mày đay vừa biến mất nhưng không bao lâu sau lại mắc chứng hen. Tiếp theo chứng hen biến mất nhưng xuất hiện một ám ảnh dữ dội. Ám ảnh đi mất thì lại khởi phát chứng đại tràng, v.v…

Tất cả các triệu chứng này đang là các hậu quả khu trú của một thể bệnh tổng thể, có nghĩa là một rối loạn toàn diện của nhân cách.

Người ta không thể nào đưa ra “một” phương cách điều trị tâm thể, bởi vì người ta phải nhắm vào việc tái cân bằng toàn diện của một nhân cách bị sai lệch.

Y học tâm thể chữa trị ngay triệu chứng là điều đương nhiên rồi. Như vậy các chữa trị đầu tiên tùy thuộc vào triệu chứng này, dù đó là tình trạng loét, sự gãy hoặc một ám ảnh.

Nhưng sau đó, các biện pháp chữa trị phải tấn công vào tất cả các điểm khác cùng một lúc. Để chữa khỏi một cơ quan đau, điều cần thiết là phải chặn đứng những ảnh hưởng thần kinh xấu, là nguyên nhân của sự mất cân bằng đó. Nhiệm vụ của não bộ và sự mất cân bằng giao cảm là chính yếu trong tâm thể! Bộ não không chỉ huy trực tiếp sự mất cân bằng thần kinh, nhưng đôi khi nó là thủ phạm do bởi các cảm xúc, phản xạ có điều kiện, dồn nén, mặc cảm, v.v… Bộ não giữ vai trò oai nghiêm và bí mật, và có lợi nếu như nó ở trong tình trạng tốt, tai hại nếu sự hài hòa của nó bị rối loạn.

Y học tâm thể biết bộ não có một ảnh hưởng không trực tiếp lên cơ quan bị đau, và không bao giờ quên một người bệnh luôn sẽ phản ứng bằng tất cả cơ thể của anh ta.

Bây giờ tôi sẽ trình bày vài kỹ thuật có thể là một phần của các biện pháp chữa trị tâm thể. Đương nhiên là có hàng chục cách khác. Chúng thay đổi tùy thuộc điểm khởi phát của căn bệnh, tùy theo nhân cách và tính khí của mỗi người. Việc tra xét người bệnh phải được đẩy đến những thành lũy cuối cùng, hầu có thể tìm ra được nguyên nhân thực thụ. Sau đó, y học và khoa tâm lý sẽ hợp thành một đơn vị duy nhất. Những kỹ thuật mà tôi sẽ trình bày ở đây chỉ là các kỹ thuật “phụ trợ”, đôi khi được công chúng biết rõ.

Để có những bước đi đầu tiên đến sự khỏi bệnh, không thiếu gì loại thuốc men… Có vô số thuốc tăng lực tổng thể, thuốc bổ dưỡng thần kinh, an thần, kích thích. Như thế chúng là phương cách chữa trị tạm thời trước khi thực hiện việc áp dụng toàn bộ phương thức tâm thể.

Cũng có những loại thuốc rất quí: thuốc an thần.

Thuốc an thần

Tác dụng của chúng là gì? Hệ thần kinh giao cảm điều khiển sự hài hòa cơ thể. Nó cho phép thích ứng với hàng triệu tình huống của cuộc đời. Nhưng trong vài trường hợp (cảm xúc rối loạn não, v.v…), hệ thần kinh giao cảm vượt qua mục đích của nó: nó dẫn đến sự kích thích hệ giao cảm. Đến đây hệ thần kinh này sẽ trở mặt: thay vì làm cho hài hòa, nó lại quấy rối. Đến lúc đó nó sẽ gây ra nhiều căn bệnh, hoặc về chức năng (như phần lớn các rối loạn thể chất hay tâm thần mà nhiều người “dễ xúc động” mắc phải), hoặc về mặt giải phẫu học (loét chẳng hạn), hoặc những thương tổn rất nặng (với thận, gan, ruột,v.v…). Như vậy người bạn thân nhất của con người đã trở thành kẻ thù, có khi chết người…

Trong trường hợp này, phải chặn đứng ngay hành động của kẻ thù. Đây là lúc các thuốc an thần nhập cuộc. Chúng cắt ngay hành động độc hại của hệ giao cảm: đôi khi đó cũng là điều may nếu người ta biết rằng một kích thích dữ dội các dây thần kinh giao cảm có thể dẫn đến cái chết? Thế còn trong các căn bệnh “chức năng” thì sao? Các thuốc an thần loại trừ các rối loạn thực vật, chúng làm cho vỏ não nghỉ ngơi, loại bỏ sự lo hãi… Thế người ta đã không đặt cho chúng cái tên “những viên thuốc của hạnh phúc” hay sao?

Đây là những loại an thần chính.

Thuốc Largactyl hoặc Chlorpromazine là thứ được biết nhiều nhất. Trong các rối loạn chức năng, nó đem lại sự vô tư, sự thoải mái, không còn tình trạng lo âu nữa. Trong các trường hợp nặng, nó ngăn cản các thương tổn gây ra bởi sự kích thích giao cảm.

LAtarax, hoặc Hydropizine.

La Covatine

Le Serpasil hoặc Réserpine

Le Meratron

Các loại thuốc an thần đã chứng minh sự công hiệu của chúng trong lãnh vực giao cảm và (vì thế) tâm lý. Trong phạm vi tâm thể, việc sử dụng chỉ là tạm thời bởi vì mọi việc đều nhắm vào sự loại trừ nguyên nhân đầu tiên. Hơn nữa, “các viên thuốc hạnh phúc” đó lại hủy hoại nhân cách bởi vì chúng ngăn cách nó với hệ thống thần kinh giao cảm. Vì lẽ đương nhiên đó, mà các thuốc an thần chỉ được áp dụng dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Các loại thuốc ngủ

Chứng mất ngủ là một nỗi đau cũng phổ biến như là sự mệt mỏi! Nó được biểu hiện dưới nhiều trạng thái. Nhưng có nhiều chất hóa học có một tác động an thần. Như vậy chúng dễ dàng tạo ra giấc ngủ tự nhiên, hoặc đưa đến trạng thái hôn mê, có thể điều chỉnh theo ý muốn. Có hàng trăm sản phẩm hóa học dành cho việc kích thích giấc ngủ. Các loại thuốc an thần là những thứ được biết nhiều nhất. Tiêu thụ với một lượng nhỏ, chúng có thể là những hỗ trợ quý báu với điều kiện là phải do bác sĩ chỉ định. Nếu chỉ sử dụng tạm thời thuốc an thần, mọi thứ đều tốt. Như thế chúng sẽ hỗ trợ cho phương thức chữa trị tâm thể, bằng cách giúp cho cơ thể hồi sức bằng giấc ngủ. Nhưng tiếc thay, rất nhiều người lại có thói quen sử dụng loại thuốc an thần này. Chúng ta không được quên chúng là những độc tố nguy hại làm tổn hại hệ thống thần kinh! Và chúng có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc an thần (Xem phụ lục). Vì thế tôi chỉ có thể khuyên sự thận trọng tối đa, và sự tuân thủ tuyệt đối ý kiến của bác sĩ.

Phương cách chữa trị bằng giấc ngủ

Phương cách này được thực hiện trong vài cơ sở chuyên khoa. Nó chủ yếu làm cho chủ thể chìm trong một tình trạng gần với giấc ngủ tự nhiên. Các loại thuốc gây ngủ được sử dụng cùng một lúc với một môi trường yên tĩnh và mờ tối. Phương cách chữa trị bằng giấc ngủ có thể cho nhiều kết quả đáng chú ý, với điều kiện là không được bỏ qua yếu tố tâm lý. Phương cách này được dành cho việc tái lập các rối loạn tâm thần và giao cảm, và như thế loại bỏ các rối loạn xuất phát từ chúng. Nhiều kết quả thật tuyệt vời được gặt hái trong các vết loét, hen, vài trường hợp thấp khớp, cơn nhức đầu, v.v…

Phương cách này thay đổi tùy theo cơ sở. Thường giấc ngủ kéo dài trong hai mươi tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nó chỉ bị gián đoạn để cho việc ăn uống và làm vệ sinh cá nhân. Phương thức chữa trị này có thể kéo dài trong khoản hai mươi ngày.

Tôi có nói yếu tố tâm lý là chủ yếu. Có khi rất cần lợi dụng tình trạng tiền giấc ngủ để thực hiện một công việc tâm lý nhắm vào các trung tâm vô thức ở phần đáy của não (Đương nhiên đây là điều cần làm nếu điểm khởi phát căn bệnh thuộc về tâm lý). Trong trường hợp này, chúng ta gặp lại sự ám thị ở chiều sâu… Vỏ não hoàn toàn bị “cô lập”, các lời gợi ý đến thẳng các trung tâm thần kinh vô thức. Ở đây chúng ta gặp lại trường hợp tâm pháp gây mê (đã được nghiên cứu) với những kết quả tốt đẹp.

Phương pháp sốc điện

Đây là một phương cách còn dựa theo kinh nghiêm và thô bạo, mà người ta thường hay lạm dụng thật sự. Tuy nhiên trong vài trường hợp, nó cho nhiều kết quả tuyệt vời (chẳng hạn như chứng ưu uất).

Người ta thực hiện sốc điện bằng cách nào? Trong một thời gian rất ngắn, người ta truyền vào não bộ một dòng điện mạnh. Thông thường, thời gian điện sốc này là 1/10 giây cho đến 1 giây, và điện áp là 80 cho đến 150 volts. Điện sốc tạo một tình trạng hôn mê gây co giật; vỏ não đang trong tình trạng ngủ; nhiều trung tâm (nằm ở ngoại vi hơn) bị kích thích.

Sốc điện sẽ tạo các cơn co giật và kích thích hệ giao cảm. Sự bất tỉnh sẽ xảy ra ngay tức khắc. Một cơn động kinh khởi phát, và tác động rất dữ dội lên kích thích tố và hệ giao cảm. Các sốc dường như ảnh hưởng đặc biệt trên các trung tâm thần kinh ở phần đáy não bộ. Mọi việc xảy ra giống như thể cơn sốc làm tan rã tâm thần để tái lập nó lại. Việc thức dậy được thực hiện từng bước. Người bệnh sẽ ở tình trạng lú lẫn tâm thần và mất trí nhớ; và các rối loạn này sẽ biến mất mà không để lại dấu vết. Nếu sốc điện tác động lên các trung tâm dưới của não bộ, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự điều hòa của ý thức và cảm tính; hậu quả của nó trên kích thích tố và giao cảm là rất quan trọng. Người ta có thể nhận thấy có vài sự giống nhau giữa sốc này và sốc cảm xúc. Chúng ta không được quen là nếu một cảm xúc dữ dội có thể gây ra nhiều rối loạn trầm trọng, thì nó cũng có thể chữa khỏi chúng.

Người ta không thể chối cãi việc sốc điện có khi tạo ra nhiều kết quả mỹ mãn, Khía cạnh tâm lý rất quan trọng, nhất là trong việc chuẩn bị người bệnh mà sự lo hãi có cơ may trở nên mãnh liệt… Nếu như sốc điện không để lại dấu vết gì, thì sự lo hãi không giống như thế, mà đôi khi nó để lại nhiều hậu quả rất sâu lắng… Vì vậy chúng ta phải mãnh liệt chống lại các sốc điện được áp dụng một cách vô danh và tùy tiện mà không có sự chuẩn bị cho người bệnh. Vả lại có rất nhiều nhà tâm lý đã kịch liệt phản đối vấn đề này.

Hơn nữa, tâm lý học có thể tích cực giúp việc tái lập tinh thần cho bình thường trở lại. Người bệnh sẽ thức dậy trong trạng thái nửa tỉnh và đặc biệt sẵn sàng cho việc phân tích vô thức và sự ám thị chiều sâu.

Người ta cũng tìm kiếm nhiều biến thức khác: thí dụ như việc cho qua thường xuyên nhiều dòng điện đặc biệt hầu tạo ra tình trạng gây mê hạn chế rất nhiều tình trạng động kinh. Hơn nữa người ta có thể giảm các cơn co giật với chất cura (hoàng nan) và loại trừ sự lo hãi của sự chuẩn bị bằng cách cho người bệnh ngủ trước khi thực hiện sốc điện.

Chất insulin

Chính Manfred Sankel, ở thành phố Vienne, đã làm những thí nghiệm đầu tiên trong việc chữa trị các bệnh nhân tâm thần (nhất là chứng phân liệt). Kỹ thuật này được phổ biến rất mau chóng, bất chấp đặc tính dựa vào kinh nghiệm của nó. Kỹ thuật này chủ yếu chích nhiều lượng lớn insulin để làm giảm bớt tỉ lệ glucôza trong máu. Thường thường việc tiêm này được thực hiện vào buổi sáng lúc bụng đói. Hai hoặc ba giờ sau đó, người bệnh biểu hiện sự ra mồ hôi rất nhiều, choáng váng, nhịp tim đập nhanh hơn. Sau đó người đó bước vào trạng thái hôn mê, được gọi là “hôn mê vì insulin” mà người đó được để như thế trong một thời gian khác nhau (thông thường từ một đến hai giờ). Sau đó anh ta được đánh thức bằng việc hấp thụ một lượng đường, hoặc bằng đường tĩnh mạch hoặc uống. Người bệnh sẽ mau chóng tỉnh táo trở lại. Xét vì các tai nạn có thể xảy ra (tim, hơi thở, nhiệt độ, v.v…) phương cách chữa trị này chỉ có thể thực hiện trong bệnh viện và dưới sự trông nom thường xuyên.

Chất insulin cho nhiều kết quả rất tốt với chứng phân liệt, bệnh hưng–trầm cảm và sự lú lẫn tâm thần.

Vài phương cách điều trị trên chỉ được xem như là các điểm mốc đơn thuần. Nếu con đường còn dài, xuất phát từ sức khỏe đi xuyên qua các căn bệnh chức năng và loạn thần kinh để chìm trong các chứng loạn tâm lý và thương tổn các cơ quan nội tạng, người ta sẽ hiểu rằng con đường đó phải được đánh dấu bởi hàng trăm phương cách chữa trị.

Đến lượt chúng, các cách chăm sóc phải khiêm nhường tùy thuộc vào hàng ngàn nguyên nhân có thể… cho dù đó là độc tố của vi trùng, các rối loạn thần kinh xuất phát từ việc nhiễm trùng hoặc tâm lý, các rối loạn về nội tiết hoặc xúc cảm, cơ quan bị tổn thương hoặc kích thích hệ giao cảm vì dồn nén…

Để kết luận

Tôi nghĩ sẽ không có người nào nói rằng y học tâm thể là một giải pháp dễ dàng… Đó là điều ám ảnh của người chữa trị: hiểu con người trong cái tổng thể; hiểu được anh ta trong cái mớ bòng bong ảnh hưởng lên tinh thần, lên thể chất và ngược lại. Phải xem xét trọn vẹn cái nhân cách, trong lúc khỏe mạnh cũng như bệnh tật… Y học tâm thể nhìn con người xuyên qua các vấn đề quan trọng của nhiễm trùng, ngộ độc, các tính khí, nội tiết, thần kinh; xuyên qua các cảm xúc, dồn nén, xung đột xã hội.

Một nhiệm vụ rất quan trọng và bao la nhưng cao quý biết chừng nào.

SỰ SUY KIỆT THẦN KINH

Bất cứ các nguyên nhân của một căn bệnh là gì đi nữa, thường chúng tác động được là nhờ vào sự suy kiệt thần kinh. “Tình trạng suy kiệt” này làm xuất hiện sự giảm sút “trường lực tâm lý”. Con người không thể “tổng hợp” các sự kiện, anh ta “mắc phải” các vệ tinh tâm thần, thường rất nhức nhối, và là yếu tố của các rối loạn.

Sự thoải mái ý chí tùy thuộc vào áp lực tâm lý này; nếu không ý chí biến mất để nhường chỗ cho tình trạng không thể mong muốn, hoặc một ý chí co dúm… mà đó không còn là ý chí nữa, như tôi đã nói. (Tôi nói lại nữa vì vấn đề này rất quan trọng?). Nếu trường lực tâm lý đó không còn, thì rất dễ cho các thế lực vô thức lấn bước các thế lực ý thức. Các hoạt động tự nhiên của bản năng và cảm xúc được phóng thích; con người mất “sự tự chủ” của mình. Thêm vào đó, con người trở thành môi trường tấn công lý tưởng của vi trùng, và nhiều kẻ thù tâm lý hoặc thể chất khác.

PHÁT TRIỂN Ý THỨC CỦA MÌNH

Chúng ta hãy an tâm, đây không phải là một khẩu hiệu dạy đời nhưng là một khả năng sinh học ở tầm tay của mọi người. Hay hơn thế: nó trở thành một nhiệm vụ một khi người ta hiểu được nó. Trước nhiều người, dường như người ta muốn nói “thật đáng tiếc”… Tiếc bởi vì chúng bị bóp nghẹt bởi vô số hoàn cảnh, và chúng đóng cánh cửa lên các khả năng của họ! Thật rất tiếc khi phải thấy rất nhiều người bị các sức mạnh vô thức của họ chỉ huy, bởi các mặc cảm, dồn nén, tính hung hăng, việc tìm kiếm các bù trừ… Những con người đó không hề sống, họ bị cuốn đi bởi các sự kiện. Họ giống như một cục đá nằm dưới dòng nước của một con sông lớn đang cuồn cuộn chảy.

Chúng ta không được quên là đối với nhiều người, cái “ý thức” làm việc rất ít so với cái lúc nhúc của vô thức.

Điều này sẽ không là gì, nếu hai vùng này được hợp lại trong sự thỏa thuận bổ ích, không ngừng trao đổi các thông tin vô hại. Nhưng tiếc thay, chúng ta phải thất vọng trước thực tế…

Chúng ta hãy tưởng tượng những sức mạnh đó đối mặt với nhau. Một bên, vô thức hùng mạnh và núp trong bóng tối. Bên kia là ý thức, mà nó có thể rộng lớn, sâu lắng và thanh thản… Nhưng tại sao hàng triệu người lại thiếu đi sự thoải mái và sự tự chủ tinh thần? Tại sao có quá nhiều người phải làm mồi cho các sức mạnh đang điều khiển họ? Cái nguyên nhân đó chắc phải mạnh lắm để có thể tàn phá đến mức đó! Quả thật nó đúng như thế; chúng ta phải xem xét lại toàn bộ cơ cấu xã hội của chúng ta…

Người ta phải coi lại các yếu tố gây ra các loạn thần kinh và bệnh tật: vấn đề gia đình, tôn giáo, tình dục, mà đáng lẽ ra chúng phải được nhìn dưới một góc độ rộng hơn và với sự thông cảm mà đúng ra chúng đáng được hưởng. Nhưng, chúng lại thường bị tụ về một nền đạo lý thiển cận như một thứ quần áo cũ chật hẹp. Tại sao chúng ta lại phải ngạc nhiên nếu chúng sản sinh ra các sợ hãi, co cúm, ám ảnh, rối loạn thần kinh. Một ngày nào mà con người xem xét các vấn đề lớn này để tìm ra một câu trả lời sáng suốt (thay vì dồn chúng bằng cảm xúc vào trong vô thức), hàng triệu chứng loạn thần kinh và bệnh tật sẽ bị đánh ngã như các thân cây mục.

Tôi nói lại là sẽ không thể nào có sự tự chủ và sức khỏe nếu không có sự liên kết hài hòa giữa xúc cảm, bản năng và ý thức. Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu là phải làm tất cả để hòa giải chúng thay vì giữ chúng trong tình trạng chiến tranh lạnh. Nếu chúng ta ngắm nhìn một “người bị dồn nén”, không biết phạm vi ý thức của anh ta đến cỡ nào, bởi vì không một thứ gì đến được nơi đó, cũng chính vì sự dồn nén? Tất cả các xung điện đều chạm vào một rào cản, và bất cứ thứ gì anh ta nhìn thấy đều bị biến dạng, bởi vì mọi thứ đều liên quan đến các dồn nén, lo hãi và mặc cảm của anh ta!

Tôi bắt đầu lại một cuộc đời mới

Đây là những lời tôi thường được nghe với niềm vui mà người ta có thể đoán được. Những lời này tóm tắt lại triết lý của tâm thể.

Tôi không tin vào việc học về sự sáng suốt toàn diện, không bị ức chế, sự thoải mái tự nguyện, sẽ có được trong một ngày gần đây. Vì lẽ đó mà những con người riêng rẽ hoặc những nhóm người phải khẩn trương làm việc trên chính bản thân họ, để có thể phổ biến kết quả của những nghiên cứu của họ. Có phải con người (dường như) bị nhồi nhét đầy mâu thuẫn? Không gì sai lầm hơn thế. Con người thật là một sự hài hòa và cân bằng. Nếu các mâu thuẫn có hại xuất hiện trong anh ta, là bởi vì người ta đã áp đặt cho anh ta các phản xạ có điều kiện.

Một con người với một vô thức mạnh mẽ, sẽ chẳng bao giờ ngăn cản được hành vi tự động. Hành vi này (đương nhiên rồi) sẽ ảnh hưởng lên tất cả các hành động gây tổn hại cho chính anh ta và cho cả những người khác nữa… Tuy nhiên anh ta vẫn nghĩ rằng anh ta đang trong trạng thái ý thức. Anh ta làm việc cười khóc, nói, hoạt động, đi du lịch…

Nhưng một khi nhìn vào cái thế giới nội tại của anh ta, người ta sẽ thấy anh ta đang ở trong tình trạng gần giống như đang trong giấc ngủ đêm. Tuy nhiên với sự khác biệt này: trong giấc ngủ đêm, anh ta không thể hành động được. Trong khi trong “giấc ngủ ngày” kết quả của những hành động và ý nghĩ của anh ta đều có những hậu quả sâu rộng… Các mưu toan mãnh liệt của vô thức anh ta làm cho anh ta trở thành một “người mộng du” mà chính anh ta cũng không biết… Và trạng thái này sẽ kéo dài đến một ngày, sau khi đã tập “trở thành ý thức”, anh ta khám phá được một thế giới đầy ánh sáng và cân bằng mà anh ta không bao giờ có thể tưởng tượng được. Đến lúc đó anh ta giống như một người bị căn bệnh co giật trong nhiều năm liền, mà đột nhiên một ngày nào đó, đứng được thẳng người để lần đầu tiên hít thở một cách thoải mái trong đời.

Các khả năng của con người là vô hạn. Cũng vì thế mà chủ nghĩa nhân bản của tâm thể đang nằm trong các vấn đề về sức khỏe cá nhân và xã hội.

Hơn nữa, viễn cảnh này là phòng ngừa, trước một nền văn hóa sản sinh ra những sự mất cân bằng. Không hề có vấn đề hủy bỏ cái xã hội hiện tại của chúng ta, trái lại! Trong một xã hội hiện đại, tất cả mọi thứ được ban phát cho chúng ta… Nhưng điều cốt yếu là chúng ta không nên để cho mình bị phỏng tay, nhờ vào một bộ não và một cơ thể hoạt động một cách toàn diện.

Có phải là điều thê thảm khi chúng ta có sẵn một phạm vi ý thức và một sức khỏe bao la như thế mà lại bỏ hoang chúng hay sao?

 


Created by AM Word2CHM


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.