Luật Trí Não
QUY LUẬT #2 TỒN TẠI
Não người cũng tiến hóa
Khi lên 4 tuổi, con trai tôi, Noah nhặt ở sân sau một cây gậy và đưa cho tôi xem. “Con có cây gậy tuyệt đấy, chàng trai trẻ”, tôi nói. Nó sốt sắng đáp: “Đấy không phải là gậy. Đấy là một thanh kiếm! Giơ tay lên!” Và tôi giơ hai tay lên trời. Cả hai cha con tôi phá lên cười. Lý do tôi nhớ đến cuộc trao đổi ngắn ngủi này là vì khi quay vào nhà, tôi nhận ra con trai mình vừa thể hiện gần như mọi khả năng tư duy độc đáo của con người – một điều phải mất hàng triệu năm mới hình thành được. Và thằng bé làm việc đó chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 2 giây.
Đó là một việc khó đối với một đứa trẻ 4 tuổi. Các loài động vật khác cũng có những khả năng nhận biết mạnh mẽ, nhưng thật sự có một điều gì đó khác biệt trong cách con người suy nghĩ về mọi thứ. Hành trình đưa chúng ta từ cây cối đến xavannah18, đem đến cho chúng ta những yếu tố về cấu trúc mà không một sinh vật nào tạo nên được – và chúng ta sử dụng các yếu tố đó theo cách giống nhau. Bằng cách nào và tại sao não chúng ta lại tiến hóa theo cách này?
Hãy nhớ lại “vỏ bọc thực thi” của não: dường như não được cấu tạo để (1) giải quyết các vấn đề; (2) liên quan đến sự tồn tại; (3) trong môi trường bên ngoài hay thay đổi; và (4) thực hiện việc đó trong sự vận động gần như không ngừng nghỉ. Bộ não thích nghi với cách này dễ dàng như một chiến lược tồn tại, nhằm giúp chúng ta sống đủ lâu để truyền gen19 cho thế hệ sau. Điều đó đúng: Tất cả liên quan đến vấn đề giới tính. Hệ sinh thái khắc nghiệt, nghiền nát cuộc sống cũng đơn giản như khi nuôi dưỡng nó. Các nhà khoa học ước tính 99,99% trong số tất cả các loài đã từng tồn tại trước đây, nhưng ngày nay đã tuyệt chủng. Cơ thể chúng ta, trong đó bao gồm bộ não, đã chốt lại sự thích nghi về di truyền, giúp chúng ta tồn tại. Điều này không những đặt nền tảng cho tất cả các quy luật trí não, mà còn giải thích việc chúng ta đã tiến tới chinh phục thế giới như thế nào.
Có hai cách chiến thắng sự tàn khốc của môi trường: Hoặc trở nên mạnh mẽ hơn hoặc trở nên thông minh hơn. Chúng ta chọn cách thứ hai. Dường như có một điều khó tin là một loài thể có chất yếu ớt như chúng ta có thể chinh phục thế giới này, không phải bằng cách bổ sung cơ bắp cho bộ xương, mà bằng cách tăng thêm nơ-ron cho bộ não. Nhưng chúng ta đã làm được và các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm ra bằng cách nào chúng ta làm được như vậy. Judy De Loache20 đã nghiên cứu rất sâu về vấn đề này. Bà trở thành một nhà khoa học nổi tiếng trong thời đại mà phụ nữ bị phản đối kịch liệt khi tham gia ngành khoa học điều tra, trong khi vẫn làm tốt công việc ở trường Đại học Virginia. Trọng tâm nghiên cứu của bà phải chăng được hỗ trợ bởi chính trí thông minh của bà? Đúng ra đó chính là trí tuệ của con người. Bà đặc biệt quan tâm đến khả năng nhận thức của con người có thể được phân biệt với cách suy nghĩ của các loài khác về thế giới riêng của chúng hay không.
Một trong những đóng góp quan trọng của bà là nhận diện đặc điểm của con người khiến chúng ta khác biệt loài khỉ đột: khả năng suy luận bằng biểu tượng. Đó là việc con trai tôi làm khi nó khua thanh kiếm gậy. Khi chúng ta nhìn thấy một hình ngũ giác, chúng ta sẽ không nhận thức về nó như một hình ngũ giác. Chúng ta chỉ có thể dễ dàng nhận thức nó như Lầu năm góc (tổng hành dinh của quân đội Mỹ) hay một xe thùng Chrysler. Não chúng ta có thể quan sát một vật thể tượng trưng theo đúng bản chất của nó, song cùng lúc đó lại hình dung ra những cái khác. De Loache gọi đây là Thuyết tượng trưng kép.
Theo công bố chính thức, thuyết này mồ tả khả năng xác định các đặc điểm và ý nghĩa đối với các sự vật mà thực tế không mang các đặc điểm, ý nghĩa đó. Theo công bố không chính thức, chúng ta có thể tạo ra nhiều thứ không tồn tại trong thực tế. Chính vì có khả năng tưởng tượng nên chúng ta mới là con người.
Hãy vẽ một đường kẻ dọc trong lòng bàn tay. Liệu nó có luôn duy trì hình dạng một đường thẳng? Sẽ không như thế nếu bạn biết cách gán cho nó một đặc điểm mà về bản chất nó không hề có. Hãy tiếp tục vẽ một đường kẻ ngang ngay dưới đường kẻ dọc. Bây giờ bạn có số 1. Hãy đặt một dấu chấm lên trên cùng. Lúc này bạn được chữ “i”. Đường thẳng không còn nhất thiết mang ý nghĩa một đường thẳng. Đường thẳng có thể mang ý nghĩa của một thứ nào đó do bạn thêu dệt mà nên. Ý nghĩa có thể trở thành vật móc nối với một biểu tượng bởi nó không hề bị ép buộc trở thành vật móc nối với bất kỳ thứ nào khác. Điều duy nhất bạn cần làm là khiến mọi người chấp nhận ý nghĩa của biểu tượng đó.
Chúng ta quá giỏi về mặt tượng trưng kép, chúng ta biết kết hợp các biểu tượng với lớp nghĩa gốc. Nó mang lại cho ta khả năng ngôn ngữ và khả năng viết ra ngôn ngữ đó. Nó cũng cho chúng ta khả năng suy luận toán học, khả năng nghệ thuật. Sự phối hợp của hình tròn với hình vuông trở thành các bức tranh hình khối và lập thể. Kết hợp các chấm và hình lượn sóng tạo nên âm nhạc và thơ ca. Có một mối liên hệ trí tuệ không thể tách rời giữa suy luận tượng trưng với khả năng sáng tạo văn hóa. Không một sinh vật nào có khả năng làm được điều đó.
Khả năng này không được hình thành đầy đủ ngay từ khi sinh ra. De Loache có thể chứng minh điều này một cách đầy thuyết phục. Trong phòng thí nghiệm của bà, một bé gái đang ngồi chơi với ngôi nhà đồ chơi. Cạnh phòng thí nghiệm có một phòng giống hệt ngôi nhà búp bê đó, nhưng kích thước to như thật. DeLoache đặt một con chó nhỏ bằng nhựa dưới đi văng trong ngôi nhà đồ chơi rồi dỗ cô bé sang chơi trong căn phòng “lớn” bên cạnh và tìm một con chó “lớn” giống hệt con chó kia. Cô bé sẽ làm gì nhỉ? DeLoache nhận thấy, nếu đã đủ 36 tháng tuổi, cô bé sẽ ngay lập tức đi sang căn phòng lớn, nhìn dưới gầm đi-văng và lôi con chó lớn ra. Nhưng nếu đứa trẻ mới 30 tháng tuổi, nó sẽ không biết tìm ở đâu. Nó không thể suy luận biểu tượng và không biết kết nối căn phòng nhỏ với căn phòng lớn. Những nghiên cứu toàn diện chỉ ra rằng suy luận biểu tượng – đặc điểm rất quan trọng của con người – phải qua gần ba năm trải nghiệm mới được phát huy đầy đủ. Có vẻ chúng ta không làm nhiều việc để phân biệt bản thân với loài khỉ hình người trước khi thoát khỏi hai năm khủng khiếp đó.
Điểm thuận lợi
Suy luận biểu tượng hóa ra không phải là thứ bất biến.
Tổ tiên đã tiến hóa của chúng ta đã không phải rơi vào cùng một hố bẫy cát nếu như họ nói cho người khác biết về điều đó; thậm chí sẽ tốt hơn nếu họ biết cách đưa ra các tín hiệu cảnh báo. Bằng ngôn từ, chúng ta có thể rút ra lượng kiến thức lớn về hoàn cảnh sống mà không phải luôn trải nghiệm những bài học khắc nghiệt của nó. Điều đó có nghĩa là khi não chúng ta đã phát triển được khả năng lập luận tượng trưng, chúng ta đã bảo tồn được khả năng đó. Não là một mô sinh học, và nó tuân theo các quy luật sinh học.
Không một quy luật sinh học nào quan trọng hơn quá trình tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên: Ai kiếm được thức ăn, người đó sẽ tồn tại; ai tồn tại đều sẽ giao phối và bất kỳ ai giao phối đều phải truyền các đặc điểm riêng cho thế hệ mới. Nhưng chúng ta phải trải qua những giai đoạn nào để đạt được kết quả đó? Làm thế nào chúng ta có thể lần theo dấu vết quá trình tiến hóa của trí tuệ tròn trĩnh nặng 3 pound (bộ não) của chúng ta?
Có thể bạn sẽ nhớ tới những tấm áp phích cũ thể hiện sự phát triển của nhân loại bằng một chuỗi hình ảnh các sinh vật đứng thẳng và ngày càng tinh vi hơn. Tôi có một tấm trong văn phòng riêng. Hình vẽ đầu tiên là một con tinh tinh, hình cuối là một doanh nhân của những năm 1970. Giữa các hình vẽ, sự đa dạng của các loài được pha trộn một cách kỳ lạ với những cái tên như người vượn Bắc Kinh và người vượn Phương Nam. Có hai vấn đề nảy sinh trong bức hình này. Trước tiên, hầu hết mọi thứ đều sai lệch. Thứ hai, không một ai thật sự biết cách sửa chữa những sai lệch đó. Một trong những lý do quan trọng nhất lý giải cho sự thiếu hụt kiến thức là chúng ta có quá ít các bằng chứng đủ sức thuyết phục. Hầu hết các xương hóa thạch của tổ tiên mà chúng ta thu nhặt được có thể cho hết vào nhà để xe của bạn mà vẫn còn đủ chỗ để cất xe đạp và máy cắt cỏ. Những bằng chứng về DNA khá hữu ích và một chứng cứ đầy sức thuyết phục rằng nguồn gốc chúng ta ở châu Phi khoảng từ 7 triệu đến 10 triệu năm về trước. Thực tế, tất cả những vấn đề khác đều do một chuyên gia lập dị nào đó bàn luận tại một nơi nào đó.
Thấu hiểu quá trình tiến triển về mặt trí tuệ của chúng ta quả là vấn đề khó. Hầu hết mọi tiến triển đều được lập thành biểu đồ thông qua chứng cứ tốt nhất mà chúng ta có được: tạo ra công cụ. Đó không nhất thiết phải là phương thức chính xác nhất, thậm chí nếu có thể, những gì ghi nhận được cũng không gây nhiều ấn tượng. Trong vài triệu năm đầu tiên, chúng ta hầu như chỉ nhặt đá và đập đẽo chúng thành đồ dùng. Các nhà khoa học, có lẽ để cố gắng vớt vát chút lòng tự trọng của chúng ta, đã gọi những viên đá này là rìu đá. Một triệu năm sau, sự tiến triển của chúng ta vẫn chưa thật sự gây ấn tượng. Chúng ta vẫn dùng “rìu đá”, song đã bắt đầu biết đập chúng vào các tảng đá khác, khiến chúng trở nên nhọn hơn. Lúc này chúng ta có các viên đá sắc hơn.
Không nhiều lắm, nhưng như thế cũng đủ để bắt đầu tháo dỡ sợi dây trói buộc chúng ta với nguồn gốc Đông Phi và với bất kỳ vùng sinh thái nào. Mọi thứ trở nên ấn tượng hơn từ việc tạo ra lửa cho đến nấu nướng thức ăn. Cuối cùng, chúng ta di cư khỏi châu Phi thành nhiều đợt liên tục. Tổ tiên trực tiếp đầu tiên của chúng ta là Homo sapien (người cận đại) thực hiện cuộc hành trình ít nhất là 100.000 năm trước đây.
Rồi 40.000 năm sau, một điều hầu như không thể tin được đã xảy ra. Họ đột nhiên xuất hiện, tạo nên nền hội họa và điêu khắc, sáng tạo ra mỹ thuật và đồ kim hoàn. Không một ai biết được nguyên do của những biến đổi đột ngột đó, song đó thật sự là những biến đổi sâu sắc. 37.000 năm sau, chúng ta dựng nên các kim tự tháp; 5.000 năm sau, chúng ta tạo ra nhiên liệu cho tên lửa.
Điều gì đã thúc đẩy chúng ta bắt đầu cuộc hành trình? Liệu những cố gắng phát triển có thể được lý giải bằng sự hình thành khả năng biểu tượng kép? Câu trả lời luôn được đem ra tranh luận, nhưng cách lý giải đơn giản nhất còn lâu mới rõ ràng nhất. Dường như những thành tựu vĩ đại của chúng ta hầu hết đều liên quan đến sự thay đổi khó chịu của thời tiết.
Những quy luật tồn tại mới
Hầu như thời tiền sử của con người diễn ra ở các vùng khí hậu rừng rậm nhiệt đới Nam Mỹ: nhiều hơi nước, ẩm ướt và rất cần sự điều hòa không khí. Điều này có thể dự đoán dễ dàng. Sau đó, khí hậu thay đổi. Các nhà khoa học ước tính có không ít hơn 17 Kỷ Băng Hà đã xảy ra trong suốt 40 triệu năm qua. Hiện nay chỉ còn một vài nơi, như các rừng mưa nhiệt đới ở Amazon và Châu Phi, có loại khí hậu nóng bức ngột ngạt giống như khí hậu ban đầu hàng triệu năm trước đây. Những lõi băng lấy từ Greenland cho thấy sự thay đổi đột ngột của khí hậu từ thời tiết nóng không thể chịu nổi chuyển sang giá lạnh khủng khiếp. Gần giống với 100.000 năm trước, bạn có thể được sinh ra trong một mồi trường gần giống Bắc Cực, nhưng rồi, chỉ vài thập niên sau, bạn có thể cởi bỏ bớt quần áo để đón những tia nắng vàng óng của mặt trời trên đồng cỏ.
Chính khí hậu không ổn định này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới bất kỳ sinh vật nào sống trong môi trường đó. Không một sinh vật nào chịu đựng nổi. Các quy luật tồn tại đang thay đổi và lớp sinh vật mới sẽ bắt đầu lấp đầy khoảng trống do các loài khác tuyệt chủng. Đó cũng là sự khủng hoảng mà tổ tiên chúng ta phải đối mặt khi vùng nhiệt đới ở Bắc và Đông Phi biến thành những đồng bằng khô hạn và cằn cỗi – không phải ngay lập tức, nhưng chắc chắn như vậy – có lẽ đã bắt đầu từ 10 triệu năm trước. Một số nhà nghiên cứu đổ lỗi cho độ cao của dãy Himalaya đã ảnh hưởng tới bầu khí quyển toàn cầu. Những người khác cho rằng sự xuất hiện đột ngột của eo đất Panama làm thay đổi sự hòa nhập giữa các dòng hải lưu của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu toàn cầu, giống như hiệu ứng El Ninos21 đã gây ra ngày nay.
Với bất kỳ lý do nào, những thay đổi này đủ mạnh mẽ để phá vỡ khí hậu toàn cầu, bao gồm cả cái nôi Châu Phi của chúng ta. Có một hiện tượng có tên là Hiệu ứng Goldilocks22 đã tồn tại, dù không quá mạnh hay quá phức tạp. Nếu những thay đổi xảy ra quá đột ngột, thì sự tàn khốc của khí hậu có thể đã giết chết tổ tiên của chúng ta ngay tức khắc, và ngày hôm nay, tôi sẽ không thể ngồi viết cuốn sách này gửi tới bạn. Nếu các biến đổi diễn ra quá chậm, có lẽ sẽ không có lý do để phát triển tài năng biểu tượng hóa của chúng ta, và tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng, cũng sẽ không có cuốn sách này. Thay vào đó, giống như Goldilocks và bát cháo yến mạch thứ 3, tình thế thật thuận lợi. Sự thay đổi đủ để rung cho chúng ta rơi xuống từ những cái cây đầy đủ tiện nghi, nhưng chưa đủ để giết chết chúng ta khi tiếp đất.
Tuy nhiên, tiếp đất mới chỉ là sự khởi đầu của công việc nặng nhọc mà chúng ta nhanh chóng nhận ra. Đó là sự đào bới, cày cuốc mới.
Các sinh vật ở đó chiếm nguồn thức ăn và hầu hết chúng đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn chúng ta. Đối mặt với các đồng cỏ thay vì những cây cối, chúng ta bị ép buộc phải làm quen với khái niệm “đồng bằng” một cách thô bạo. Chúng ta thật bối rối khi nghĩ rằng mình bắt đầu cuộc hành trình tiến hóa trên một đồng bằng hoàn toàn xa lạ, là “miếng mồi ngon” cho các loài sinh vật khác trên khu vực đồng bằng không thiếu sự khắc nghiệt đó.
Nhảy múa theo điệu nhạc
Bạn có thể nghi ngờ rằng những khó khăn chống lại sự tồn tại của chúng ta rất lớn. Có thể bạn đúng. Dân số ban đầu của tổ tiên trực tiếp của chúng ta không quá 2.000 người. Một số người cho rằng đó chỉ là một nhóm nhỏ với vài trăm người. Liệu có thể biết được chúng ta phát triển từ một dân tộc thiểu số mong manh, yếu ớt thành một ngọn trào nhân loại với con số 7 tỷ, cực kỳ lớn mạnh và vẫn còn đang tiếp tục sinh sôi nảy nở như thế nào?
Chỉ có một hướng duy nhất, theo lời Richard Potts, đạo diễn chương trình “Nguồn gốc loài người” của Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonia. Bạn bỏ cuộc khi đã ổn định. Bạn không cố gắng chống lại sự thay đổi. Bạn bắt đầu không quan tâm tới sự kiên định bên trong môi trường sống có sẵn vì kiên định không phải là sự chọn lựa. Bạn thích nghi với chính sự biến đổi đó.
Đó là một chiến lược sáng suốt. Thay vì học cách sinh tồn trong chỉ một hoặc hai vùng sinh thái thích hợp, chúng ta đã chiếm lấy toàn cầu. Các loài không có khả năng nhanh chóng giải quyết những vấn đề mới hoặc học hỏi từ những sai lầm, không thể tồn tại lâu dài để truyền lại gen của chúng. Hệ quả thật sự của quá trình tiến hóa này là chúng ta không trở nên mạnh mẽ hơn mà chúng ta trở nên thông minh hơn. Chúng ta học được cách trồng răng nanh, không phải trong miệng mà ở trên đầu. Đây thực sự là một chiến lược cực kỳ khôn khéo. Chúng ta tiếp tục chinh phục những thung lũng nhỏ nứt nẻ ở Đông Phi. Rồi chúng ta nắm lấy cả thế giới.
Pott gọi quan điểm của mình là Thuyết chọn lọc biến đổi. Thuyết này cố gắng giải thích tại sao tổ tiên chúng ta ngày càng trở nên dị ứng với sự kém linh hoạt và sự ngu dốt. Hóa thạch cũng làm sáng tỏ chút ít về quá trình tiến triển thật sự – một nguyên nhân khác của cuộc tranh luận gay gắt – nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều phải tranh luận về hai vấn đề. Thứ nhất, đó là việc đi bằng hai chân; và thứ hai, phải là gì khi cái đầu của chúng ta ngày càng to lên.
Thuyết chọn lọc biến đổi dự báo vài nét khá đơn giản về khả năng học hỏi của con người. Nó dự đoán sẽ có sự tương tác giữa hai đặc trưng mạnh mẽ của não: cơ sở dữ liệu lưu trữ kiến thức và khả năng ứng biến với cơ sở dữ liệu đó. Đặc trưng thứ nhất giúp chúng ta biết được khi nào ta mắc phải sai lầm. Đặc trưng thứ hai giúp ta học hỏi từ những sai lầm đó. Cả hai đặc trưng này giúp chúng ta sản sinh thông tin mới trong các hoàn cảnh thay đổi nhanh chóng. Cả hai đều phù hợp với cách chúng ta thiết kế lớp học và phòng riêng.
Bất kỳ môi trường học tập nào cũng chỉ liên quan đến bản năng cơ sở dữ liệu, hoặc bản năng ứng biến mà không biết đến bản năng kia. Nó phải chịu thất bại.
Nó khiến tồi nhớ đến các nhạc công ghi-ta chơi nhạc jazz. Họ sẽ không chơi được nếu không am hiểu về nhạc lý và không biết cách ứng tấu nhạc jazz trong một buổi hòa nhạc trực tiếp. Một số trường học và nơi làm việc nhấn mạnh vào cơ sở dữ liệu tĩnh tại, cố định và có tính chất học vẹt. Họ làm như không biết đến bản năng ứng biến đã được gieo mầm trong chúng ta hàng triệu năm trước đây. Óc sáng tạo phải chịu tổn thất. Các nơi khác nhấn mạnh việc sử dụng cơ sở dữ liệu một cách sáng tạo nhưng lại không chú trọng đến kiến thức trong kho dữ liệu đó. Họ đã phớt lờ việc chúng ta cần có được các hiểu biết sâu sắc về một môn học – một kho dữ liệu có cấu trúc và phong phú đã được ghi nhớ và lưu trữ lại. Bạn có thể làm cho người khác trở thành người ứng biến vĩ đại nhưng không có kiến thức sâu rộng. Bạn có thể thấy một ai đó ở nơi bạn đang làm việc hơi giống người này.
Dường như, họ giống các nhạc công nhạc jazz, cũng mặc quần áo bó chặt, song cuối cùng, họ chẳng biết gì cả. Họ đang chơi ghi-ta với phong cách trí thức.
Thế đứng trên hai chân
Thuyết chọn lọc biến đổi thừa nhận bối cảnh tượng trưng kép, nhưng nó thật khó khăn khi đưa chúng ta đến với ý tưởng của Judy DeLoache. Khả năng duy nhất của chúng ta là phát minh ra các phép tính và viết tiểu thuyết lãng mạn. Cuối cùng, nhiều động vật sáng tạo ra kho dữ liệu kiến thức. Nhiều loài trong số đó tạo nên công cụ và còn sử dụng các công cụ đó một cách sáng tạo. Tuy nhiên, nếu như loài tinh tinh có thể viết nên những bản giao hưởng tồi, thì chúng ta lại sáng tác ra các bản giao hưởng thật tuyệt vời. Loài tinh tinh hoàn toàn không thể viết nổi những bản giao hưởng đó, còn chúng ta lại có thể làm được và khiến cho nhiều người phải dành trọn cuộc đời để quyên góp cho dàn nhạc giao hưởng New York. Hình như còn một điều gì nữa trong lịch sử tiến hóa đã khiến loài người trở thành loài duy nhất biết suy nghĩ một cách độc đáo.
Một trong những sự biến đổi gen ngẫu nhiên đã mang lại cho chúng ta điều kiện thuận lợi để thích nghi với việc học cách đi thẳng. Các loài thực vật đã hoặc đang chết dần, vì thế, với kinh nghiệm của mình, chúng ta phải làm một điều gì đó mới mẻ: tăng khoảng cách đi lại giữa các nguồn thức ăn. Cuối cùng, việc đó nâng cao tính chuyên môn hóa của hai chân. Đi bằng hai chân là giải pháp tuyệt vời đối với sự biến mất của rừng mưa nhiệt đới. Nhưng đó cũng là sự thay đổi quan trọng. ít nhất, nó làm thay đổi hình dáng xương chậu khiến hai chân sau được đẩy nhiều hơn về phía trước (đó là điều tốt cho loài khỉ hình người). Thay vào đó, phần xương chậu được hình dung như một khung đỡ có thể giữ cho đầu không bị chúi xuống đất (đó là điều tốt cho bạn). Việc đi bằng hai chân đưa tới nhiều kết quả. Thứ nhất, nó giải phóng đôi tay chúng ta. Mặt khác, nó giúp tiết kiệm năng lượng. So với việc đi bằng bốn chân, đi bằng hai chân tốn ít calo hơn. Cơ thể của tổ tiên chúng ta đã dùng năng lượng dư thừa không phải để tăng cường cơ bắp mà để phát triển trí óc – đề cập tới bộ não của chúng ta ngày nay, nó chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng tiêu tốn đến 20% toàn bộ năng lượng mà chúng ta tiêu thụ.
Những thay đổi về mặt cấu trúc của não dẫn đến một kiệt tác của sự tiến hóa, điều khiến con người khác biệt với các loài sinh vật khác. Đây là một vùng đặc biệt thuộc thùy trước, chỉ nằm ngay sau trán, được gọi là vỏ não trước trán.
Chúng ta có những manh mối đầu tiên về chức năng của vùng này từ một người đàn ông tên là Phineas Gage, người đã bị một tai nạn nghề nghiệp gây chấn động trong lịch sử ngành khoa học trí não. Tai nạn này không làm anh ta mất mạng, nhưng gia đình anh ta lại mong thà anh ta chết đi còn tốt hơn. Gage là một quản đốc được quý trọng của đội xây dựng đường sắt. Anh ta khá hài hước, thông minh, chăm chỉ và có trách nhiệm, một mẫu người mà bất kỳ người cha nào cũng lấy làm hãnh diện được gọi anh ta là “con rể”. Vào ngày 13 tháng 9 năm 1848, anh ta dùng một thanh sắt dài 3 foot23, đường kính 1 inch24 để đặt kíp nổ vào một hốc đá. Thuốc nổ đã thổi bay thanh sắt và nó đập vào đầu Gage, ở vị trí ngay phía dưới mắt và phá hủy hầu hết phần vỏ não trước trán của anh. Điều kỳ diệu là trở nên thô lỗ, bốc đồng và vô phép tắc. Anh bỏ nhà đi lang thang không mục đích và làm nhiều công việc khác nhau. Bạn bè đều nói rằng anh không còn là Gage nữa.
Đây là bằng chứng sống đầu tiên cho thấy phần vỏ não trước trán kiểm soát nhiều khả năng nhận thức độc đáo của con người, được gọi là “các chức năng thực thi”: giải quyết vấn đề, duy trì sự tập trung và kiềm chế những cảm xúc bốc đồng. Tóm lại, vùng này kiểm soát nhiều hành vi giúp phân biệt chúng ta với các loài khác, và phân biệt người lớn với những đứa trẻ tuổi vị thành niên.
Cấu tạo bộ não của bạn
Vỏ não trước trán chỉ là phần bổ sung mới nhất của não. Thực ra, có ba bộ não tồn tại trong đầu bạn, và phải cần tới hàng triệu năm để hình thành nên các phần trong cấu trúc của chúng. (Thuyết “3 ngôi 1 thể” của bộ não là một trong nhiều mô hình mà các nhà khoa học sử dụng để mô tả tổ chức cấu trúc vòm cuốn của não). Cấu trúc thần kinh cổ xưa nhất của bạn chính là thân não, hay còn gọi là “não thằn lằn”. Cái tên không mấy thú vị này lại phản ánh một thực tế rằng các chức năng của thân não người giống với thân não của thằn lằn khủng long (Gila Monster25). Thân não kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể bạn. Các nơron của nó điều hòa hơi thở, nhịp tim, giấc ngủ và sự thức dậy. Giống như ở Las Vegas, chúng luôn sôi động, giữ cho não bạn luôn hoạt động dù khi bạn đang chợp mắt hay thức giấc.
ở trên đỉnh thân não của bạn là một cái gì đó giống như hình điêu khắc của một con bọ cạp đang mang trên lưng một quả trứng có nhiều nếp nhăn. Não loài thú cổ cũng xuất hiện trong bạn tương tự như ở các loài động vật có vú khác, chẳng hạn như mèo nuôi trong nhà. Bộ não này liên quan đến sự tồn tại động vật của bạn hơn là tiềm năng con người bạn. Hầu hết các chức năng của nó đều liên quan tới cái mà các nhà nghiên cứu gọi là “4F” (fighting, feeding, fleeing…): đấu tranh, kiếm ăn, chạy trốn… và hoạt động sinh sản.
Một số thành phần của “bộ não thứ hai” này đóng vai trò quan trọng trong Các quy luật trí não. Chân kìm của bọ cạp, còn được gọi là hạch hạnh (amygdala26), khiến bạn cảm thấy giận dữ, sợ hãi, vui thích hoặc gợi nhớ những trải nghiệm giận dữ, sợ hãi hay vui sướng trong quá khứ. Hạch hạnh chịu trách nhiệm hình thành các xúc cảm cũng như các ký ức mà nó sinh ra. Phần cẳng chân nối chân kìm với phần cơ thể của bọ cạp được gọi là não cá ngựa. Não cá ngựa chuyển đổi các ký ức ngắn hạn thành ký ức lâu dài. Phần đuôi bọ cạp uốn cong như cấu trúc hình trứng, giống chữ “C”, như đang bảo vệ phần trứng. Quả trứng này là đồi não, một trong những phần năng động nhất và có nhiều kết nối nhất của não – tháp điều khiển các giác quan. Nằm chính giữa trung tâm não, nó xử lý các tín hiệu được gửi đi từ gần như mọi ngóc ngách của toàn bộ các giác quan và hướng chúng theo một lộ trình tới các vùng chuyên biệt trong toàn bộ não.
Quá trình này diễn ra như thế nào vẫn còn là một điều bí ẩn. Các dây nơron thần kinh chính đều đổ về phía hai não này, kết hợp với các dây thần kinh khác, đột ngột rẽ nhánh thành hàng nghìn cửa ra… Các nơron lóe lên sự sống, đột ngột tắt ngấm và rồi lại lóe lên. Những mạch điện phức tạp của thông tin điện tử “nổ lách tách” theo các cách thức lặp đi lặp lại và được điều phối, sau đó biến mất trong bóng tối, trao đổi thông tin với các vùng chưa xác định.
Cấu trúc vòm cuốn phía trên giống như một thánh đường chính là “phần não con người” của bạn, phần vỏ não, chính là bề mặt của não. Nó nằm trong sự trao đổi thông tin điện với phần bên trong. Lớp “da” này có độ dày từ như một tờ giấy thấm cho tới độ dày của một tấm bìa cỡ lớn. Dường như nó bị nhét vào một khoảng không quá bé nhỏ so với diện tích bề mặt của nó. Thật ra, nếu vỏ não của bạn không có các nếp gấp, nó sẽ có kích cỡ bằng một tấm chăn của trẻ em.
Xem thêm các minh họa ở trang www.brainrules.net
Vỏ não trông có vẻ khá đơn điệu, gần giống như vỏ của một trái óc chó. Điều này đã đánh lừa các nhà giải phẫu học suốt hàng trăm năm trời. Cho đến trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, họ vẫn không biết rằng mỗi vùng của vỏ não được chuyên biệt hóa cao thành các khu vực riêng của khả năng nói, nhìn và trí nhớ. Chiến tranh Thế giới thứ nhất là cuộc xung đột lớn đầu tiên, có số lượng lớn lính chiến bị trúng các mảnh bom, mảnh đạn; là nơi mà các bí quyết y học được ứng dụng để cứu chữa các thương tích đó. Một số thương tích này chỉ xuyên qua rìa ngoài của não và phá hủy các vùng nhỏ của vỏ não trong khi các phần khác vẫn còn nguyên vẹn. số lượng lính bị thương đủ để các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu các thương tổn cũng như hậu quả của chúng – các hành vi kỳ quặc. Qua khẳng định rõ ràng những khám phá của họ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ta thấy, cuối cùng, các nhà khoa học đã có thể lập nên một sơ đồ chức năng – cấu trúc hoàn thiện của não, và xem xét sự biến đổi của nó qua nhiều thời đại.
Họ nhận ra rằng, não của chúng ta cũng vận động, cả đầu chúng ta cũng vậy, chúng đang lớn dần lên trong mọi thời điểm. Phần hông nghiêng và những cái đầu lớn không liên quan với nhau về mặt giải phẫu.
Phần xương chậu – và cơ quan sinh sản – có thể khá rộng. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu bạn sinh ra những đứa trẻ với những cái đầu cứ ngày càng lớn hơn. Rất nhiều bà mẹ và những đứa trẻ đã chết khi chấp nhận giải phẫu. Nếu không có sự can thiệp của y học hiện đại, sự mang thai của con người vẫn khá mạo hiểm. Giải pháp là gì? Chỉ sinh khi đầu đứa trẻ đủ nhỏ để lọt qua đường sinh sản. Có vấn đề gì ở đây? Bạn chỉ tạo ra một đứa trẻ, còn não sẽ tự phát triển bên ngoài tử cung. Nhưng sự đánh đổi là một sinh linh có thể bị tổn thương, và điều này cũng không phù hợp về mặt sinh sản tự nhiên. Điều đó là vĩnh viễn nếu bạn kiếm sống bên ngoài thiên nhiên, và thiên nhiên chẳng đã từng là nơi cư ngụ của bạn trong nhiều triệu năm. Nhưng điều đó cũng đáng đánh đổi. Trong suốt quãng thời gian rất dễ bị tổn thương này, bạn có một sinh linh với đầy đủ khả năng học hỏi bất kỳ điều gì và ít nhất là trong những năm đầu tiên không thể làm được những việc khác.
Điều này tạo nên một khái niệm không chỉ của học sinh, mà còn đối với người lớn và giáo viên. Nó là một trong những mối quan tâm lớn nhất của chúng ta nhằm giảng dạy tốt: Sự sinh tồn có tính di truyền của chúng ta phụ thuộc vào khả năng bảo vệ con trẻ của chính chúng ta.
Tất nhiên, thật là vô ích nếu sinh ra những đứa trẻ cần tới nhiều năm mới có thể lớn khôn, khi mà cha mẹ chúng có thể chết trước khi hoàn thành trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình. Những sinh vật yếu đuối như chúng ta cần một chiến thuật để thách thức những “gã bạn thân” trên mặt cỏ ngôi nhà của chúng, khiến ngôi nhà mới của chúng ta trở nên an toàn hơn cho việc giao phối và sinh sản. Chúng ta đã định ra một chiến thuật kỳ lạ. Chúng ta đã quyết định cố gắng kết thân với người khác.
Bạn hỗ trợ tôi
Có thể bạn không phải là người to lớn nhất, nhưng bạn có hàng nghìn năm để có thể trở thành một con người như vậy. Việc bạn phải làm là gì? Nếu bạn thuộc loài động vật, giải pháp nhanh gọn nhất là cơ thể phải to lớn, nhất là cơ bắp và xương, giống như con chó đầu đàn trong bầy chó. Nhưng còn có một cách khác để làm cho bạn lớn gấp đôi. Đó không phải việc tạo ra một cơ thể mà lập nên một đồng minh. Nếu bạn có thể thiết lập được một thỏa thuận hợp tác với một số người láng giềng, bạn sẽ có sức mạnh gấp đôi dù cho bạn không thể tự nhân đôi sức mạnh của mình. Bạn có thể thống trị cả thế giới. Cố gắng đánh bại một con voi mamút có lớp lông dày chăng? Đơn độc một mình thì cuộc chiến có lẽ sẽ giống như Bambi (con nai) chống lại Gozilla (con vượn khổng lồ). Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp với hai hay ba người, hình thành nên khái niệm “làm việc nhóm” thì bạn đã đặt ra một thách thức ghê gớm. Bạn có thể tìm ra cách dồn một con voi mamút rơi xuống hố. Có nhiều bằng chứng cho thấy đây chính xác là những điều chúng ta đã làm.
Điều này làm thay đổi các nguyên tắc của trò chơi. Chúng ta học cách hợp tác, đồng nghĩa với việc bạn đặt ra mục tiêu chung nhằm thu hút sự quan tâm của các đồng minh và của chính bạn. Tất nhiên, để hiểu được mối quan tâm của các đồng minh, bạn phải hiểu được động cơ của họ, bao gồm các hệ thống khen thưởng và phạt của họ. Bạn cần phải biết họ mong muốn điều gì.
Hiểu được cách nuôi dạy con cái và cách cư xử trong nhóm giúp chúng ta làm chủ thế giới có lẽ cũng đơn giản như việc nắm được một vài ẩn ý trong câu: Người chồng qua đời, sau đó người vợ cũng qua đời. Không có gì đặc biệt thú vị trong câu này, nhưng hãy xem điều gì xảy ra khi tôi thêm vào hai từ ở cuối câu: Người chồng qua đời, sau đó người vợ cũng qua đời vì buồn phiền. Đột nhiên chúng ta thấy được, dù chỉ thoáng qua, tâm lý bên trong của người vợ. Chúng ta có ấn tượng về tình trạng tinh thần của cô ta, có thể thậm chí cả hiểu biết về mối quan hệ giữa cô ta với chồng.
Những suy luận này là biểu hiện đặc trưng của Thuyết tư duy. Chúng ta ứng dụng nó ở mọi thời điểm. Chúng ta cố gắng nhìn nhận cả thế giới dưới dạng các động cơ, gán những động cơ cho các con thú nuôi và thậm chí cho cả những vật vô tri vô giác.
(Tôi từng biết một gã cư xử với chiếc thuyền buồm dài 25 foot của mình như với người vợ thứ hai. Anh ta thậm chí còn mua quà tặng nó!) Kỹ năng này hữu ích trong việc lựa chọn bạn đời, qua những vấn đề hàng ngày trong cuộc sống chung và trong việc nuôi dạy con cái. Thuyết tư duy là thứ mà ngoài con người ra, không một sinh vật nào có được. Nó gần giống với việc đọc được suy nghĩ nếu chúng ta muốn.
Khả năng thâm nhập vào đời sống tinh thần bên trong một con người và đưa ra những dự đoán đòi hỏi phải có một trí tuệ phi thường, và không có gì ngạc nhiên là phải động não. Biết có thể tìm trái cây ở đâu trong một khu rừng nhiệt đới là trò chơi của trẻ con nếu đem so sánh với việc dự đoán và điều hành người khác khi thiết lập nhóm. Nhiều nhà nghiên cứu tin vào mối liên hệ trực tiếp tồn tại giữa sự tiếp thu kỹ năng này với sự vượt trội về mặt trí tuệ của con người trên hành tinh.
Khi cố gắng dự đoán trạng thái tinh thần của người khác, chúng ta thật ra có rất ít cơ sở để làm điều đó. Những dấu hiệu không tồn tại trong đầu một con người, tỏa sáng với các chữ cái in đậm nói về các động cơ của anh ta (hay cô ta).
Chúng ta buộc phải tìm ra các đặc tính không thể hiện rõ ràng ngay từ đầu. Tài năng này khá vô thức, chúng ta rất khó biết được thời điểm thực hiện được việc đó. Chúng ta bắt đầu làm việc này trong mọi lĩnh vực. Chắc bạn còn nhớ đường thẳng mà chúng ta có thể biến đổi thành “số 1” hoặc “chữ I”? Giờ đây bạn đã có biểu tượng kép: đường thẳng và những thứ biểu diễn bởi đường thẳng đó. Điều đó có nghĩa là bạn có được Judy De Loache, và điều đó cũng có nghĩa là bạn có chúng tôi. Năng lực trí tuệ của chúng ta, từ ngôn ngữ cho đến toán học hoặc nghệ thuật có lẽ đều đến từ nhu cầu mãnh liệt nhằm dự đoán tâm lý bên trong người láng giềng của chúng ta.
Cảm nhận mối quan hệ
Phần này kết nối với ý kiến cho rằng khả năng học hỏi của chúng ta có nguồn gốc sâu xa từ các mối quan hệ. Nếu vậy, thành tích học tập của chúng ta có thể bị ảnh hưởng sâu sắc từ môi trường xúc cảm mà chúng ta đang học tập. Có một dữ liệu thực nghiệm gây ngạc nhiên ủng hộ ý kiến này. Chất lượng giáo dục có lẽ một phần phụ thuộc vào mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên. Thành công trên thương trường có được một phần nhờ mối quan hệ giữa nhân viên và người chủ.
Tôi còn nhớ một câu chuyện do một giáo viên dạy lái máy bay mà tôi quen kể lại. Ông kể cho tôi nghe về người học viên xuất sắc nhất ông từng có, cũng như bài học sâu sắc ông cảm nhận được khi giảng dạy cho cô. Người học viên này xuất sắc khi ở trên mặt đất. Cô làm tốt các bài mô phỏng, hoàn thành tốt khóa học của mình. Trên bầu trời, cô bộc lộ một kỹ năng bẩm sinh đáng kinh ngạc, ứng phó linh hoạt thậm chí ngay cả trong các hoàn cảnh thời tiết thay đổi nhanh nhất.
Một hôm, khi đang bay, người giáo viên nhận thấy cô đang làm một việc thật ngây ngô. Ngày đó thật tồi tệ đối với ông và ông đã la mắng cồ. ông đẩy tay cô và cô đã không giữ được thăng bằng tay lái. ông giận dữ chỉ vào thiết bị. Chết lặng người, cô học sinh cố điều chỉnh bản thân, nhưng trong thời điểm căng thẳng đó, cô phạm nhiều lỗi hơn, có thể nói rằng cô không thể suy nghĩ được điều gì, cô gục đầu vào hai tay và bắt đầu khóc. Người giáo viên đã kiểm soát được máy bay và đưa nó hạ cánh an toàn. Trong suốt thời gian dài, cô học viên không quay lại buồng lái đó. Sự việc gây thương tổn không chỉ cho mối quan hệ nghề nghiệp giữa giáo viên với học viên mà còn ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của học viên đó. Nó cũng vắt kiệt sức lực người giáo viên. Nếu ông có thể dự đoán được phản ứng của cỏ học viên trước hành vi đe dọa của mình thì ông đã không cư xử như vậy.
Nếu một người không cảm thấy an toàn trước giáo viên hay hay sếp của mình, anh (cô) ta có lẽ không thể làm tốt công việc. Nếu một sinh viên thấy bất hòa vì giáo viên không chấp nhận cách thức học tập của mình thì sinh viên này sẽ bị cô lập. Điều này nằm ở chính sự thất bại của người học viên lái máy bay. Như chúng ta sẽ thấy trong chương Sự căng thẳng, có những cách học tập có thể gây chấn thương về mặt tinh thần.
Chúng ta sẽ thấy trong chương Sự chăm chú, nếu một giáo viên không thể thu hút được học sinh, kiến thức sẽ không thể thâm nhập nhiều vào dữ liệu của não. Chúng ta có thể thấy trong chương này, các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng khi cố gắng dạy con người học tập. ở đây chúng ta đang nói tới sự mạo hiểm về trí tuệ khi lái máy bay. Nhưng thành công của nó hoàn toàn phục thuộc vào cảm xúc.
Đáng chú ý là tất cả những điều này đều xuất phát từ sự thay đổi không đáng kể của thời tiết. Tuy nhiên, nhận thức rõ ràng về điều này giúp chúng ta lần đầu tiên hiểu biết thật sự về cách thức con người thu nhận kiến thức: Chúng ta học cách ứng biến kho dữ liệu cùng với khả năng tăng dần cách suy nghĩ hình tượng về thế giới của chúng ta. Chúng ta cần cả hai khả năng này để sinh tồn trên thảo nguyên. Chúng ta vẫn sẽ tồn tại, dù chúng ta thay thế thảo nguyên bằng các lớp học và phòng riêng.
Tóm lược Quy luật #2
NÃO NGƯỜI CŨNG TIẾN HÓA
• Chúng ta không chỉ có một bộ não, mà chúng ta có tới ba bộ não trong đầu. Chúng ta bắt đầu với”não thằn lằn”, nó giúp chúng ta thở. Sau đó là bộ não giống não của một con mèo. Rồi phủ lên trên tất cả một lớp mỏng Jell–0 được coi là vỏ não – bộ não thứ 3, mạnh mẽ là não “con người”.
• Chúng ta thống trị thế giới nhờ thích nghi với sự thay đổi của nó, sau khi buộc phải chuyển từ trên cây xuống thảo nguyên vì khí hậu cắt mất nguồn thức ăn của chúng ta.
• Chuyển từ việc đi bằng 4 chân đến đi bằng 2 chân trên thảo nguyên giúp giải phóng năng lượng nhằm phát triển một bộ não phức hợp.
• Lý luận hình tượng là một khả năng độc đáo của con người. Nó xuất phát từ nhu cầu muốn hiểu được những dự định và động cơ của người khác, cho phép chúng ta phối hợp trong một nhóm.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.