Luật Trí Não

QUY LUẬT #5 TRÍ NHỚ NGẮN HẠN



Nhắc lại để nhớ

Lời tâng bốc về trí tuệ lớn nhất là được sinh ra với một tư duy trí tuệ tuyệt vời đến nỗi các nhà khoa học về trí não tự nguyện cống hiến cả cuộc đời để nghiên cứu chúng.

Kỳ tích gây ấn tượng này đã xuất hiện cùng với những người sở hữu hai trí tuệ ở thế kỷ trước, và bộ não phi thường của họ đã để lại nhiều hiểu biết sâu sắc trong ký ức của loài người.

Trí tuệ đầu tiên thuộc về Kim Peek, ông sinh năm 1951, không có một dấu hiệu nào của một tài năng vĩ đại trong tương lai. Đầu ông rất lớn, không có não trước và tiểu não bị tổn thương. Ông không biết đi cho đến khi lên bốn, và điều thê thảm hơn là đồi khi ông không hiểu được một điều gì. Được chẩn đoán là thiểu năng trí tuệ trong thời kỳ niên thiếu, các bác sĩ muốn đưa ông vào viện thần kinh. Song điều đó đã không xảy ra, chủ yếu do cha của Peek, người đã nhận ra con trai mình có thể sở hữu một số trí tuệ thiên bầm nào đó. Một trong những thiên bầm đó là trí nhớ. Peek đã từng đạt một trong những kỷ lục phi thường nhất, ông có thể đọc hai trang sách cùng một lúc, mỗi mắt đọc một trang, hiểu và ghi nhớ hoàn toàn nội dung trong hai trang đó, nhớ mãi mãi.

Tuy tránh né các phương tiện thông tin đại chúng, song có lần cha của Peek đã dành cho nhà văn Barry Morrow51 một cuộc phỏng vấn con trai mình. Peek được đưa tới một thư viện, ở đó, ông đã chứng minh cho Morrow thấy mình có thể hiểu biết từng chữ trong mọi cuốn sách (và bất kỳ tác giả nào). Rồi ông bắt đầu trích dẫn một cách vui nhộn – với độ chính xác cao – số lượng các môn thể thao. Sau cuộc bàn luận dài về lịch sử một vài cuộc chiến tranh của Hợp chủng quốc Hoa kỳ (trong đó có cuộc chiến tranh Việt Nam), Morrow cảm thấy như vậy là đã đủ. Ông quyết định ngay tại chỗ là sẽ viết một kịch bản phim về người đàn ông này. Và kịch bản đó đã đưa ông đến giải Oscar, với bộ phim Rain Man (Người mưa).

Điều gì đang xảy ra trong bộ não không bình thường của Kim Peek? Liệu trí tuệ của ông có ở đúng chỗ thuộc về sự trình diễn điều kỳ lạ về nhận thức, hoặc đó có phải là một ví dụ cực đoan về sự học tập của con người không? Có điều gì đó rất quan trọng đang diễn ra ở những khoảnh khắc đầu tiên khi não ông tiếp nhận thông tin, và điều đó cũng không khác lắm so với những gì xảy ra với chúng ta ở thời điểm bắt đầu học hỏi.

Những khoảnh khắc ngắn ngủi đầu tiên của việc học hỏi đã mang lại cho chúng ta khả năng ghi nhớ một điều gì đó. Bộ não có những kiểu hệ thống ghi nhớ khác nhau, nhiều kiểu đang hoạt động theo cách thức bán tự quản. Chúng ta biết quá ít về cách thức chúng phối kết hợp với nhau, đến nỗi cho đến nay, trí nhớ không được xem như một hiện tượng đơn nhất. Chúng ta hiểu phần lớn về trí nhớ tuyên nhận, là trí nhớ liên quan đến điều bạn có thể tuyên bố, ví dụ như “Bầu trời xanh”. Kiểu trí nhớ này gồm bốn bước: mã hóa, lưu giữ, nhớ lại và quên. Chương này đề cập đến bước thứ nhất. Trong thực tế, chỉ mất vài giây đầu tiên cho bước thứ nhất. Chúng có vai trò quan trọng trong việc quyết định xem một điều gì đó được lĩnh hội lúc đầu có được ghi nhớ hay không. Theo cách này, chúng ta sẽ cùng bàn luận về bộ não nổi tiếng thứ hai. Bộ não này, thuộc về một người đàn ông mà cộng đồng nghiên cứu gọi là H.M., một câu chuyện huyền thoại không chỉ về các khả năng đặc biệt, mà còn về những bất lực cũng rất khác thường. Chúng ta sẽ nói về sự khác nhau giữa những chiếc xe đạp và số thẻ An sinh xã hội.52

Trí nhớ và sự sùng bái mù quáng

Trong nhiều thế kỷ, trí nhớ đã từng là chủ đề của nhiều nhà thơ và triết gia. ở một cấp độ nào đó, trí nhớ giống như một đội quân xâm lược, cho phép những trải nghiệm đã qua không ngừng xâm nhập vào đời sống thực tại. Đó là điểm thuận lợi. Não chúng ta không được hình thành đầy đủ ngay từ khi mới sinh ra. Điều đó có nghĩa là phần lớn những gì chúng ta hiểu biết về thế giới là do chúng ta hoặc trực tiếp trải nghiệm, hoặc học hỏi qua người khác. Trí nhớ mạnh mẽ của chúng ta có thể cung cấp những lợi thế tồn tại lớn – đó chính là phần quan trọng lý giải cho câu hỏi tại sao chúng ta thành công trong việc tăng dân số quá nhanh trên hành tinh này. Đối với một sinh vật mềm yếu như loài người (so sánh móng tay với móng vuốt của một con mèo bình thường, sự than khóc với lòng đố kỵ), việc không cho phép sự trải nghiệm định hình não chúng ta đồng nghĩa với sự chết chóc trong thế giới lộn xộn của những hoang mạc rộng lớn.

Nhưng trí nhớ còn lớn hơn mẩu pho-mát của những người theo học thuyết Darwin. Đa số các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng, ảnh hưởng rộng lớn của trí nhớ đối với não chúng ta chính là điều thật sự khiến chúng ta có thể nhận thức. Tên gọi và khuôn mặt của những người thân yêu, sở thích cá nhân của họ, và đặc biệt nhận thức của chúng ta về những cái tên, gương mặt và mùi hương của những người đó được lưu giữ suốt trong trí nhớ của chúng ta. Chúng ta không đi ngủ, để rồi, nhờ sự tỉnh táo, chúng ta phải dành một tuần để học lại về toàn bộ thế giới. Trí nhớ giúp chúng ta làm điều này. Lại còn tài năng đặc biệt và độc đáo nhất của nhận thức của con người: khả năng viết và nói một ngôn ngữ cũng tồn tại bởi có sự ghi nhớ rất chủ động. Dường như trí nhớ khiến chúng ta không chỉ bền bỉ mà còn rất con người.

Chúng ta hãy cùng xem xét cách thức trí nhớ hoạt động ra sao. Khi các nhà nghiên cứu muốn đánh giá trí nhớ, họ thường kết luận bằng cách đánh giá sự nhớ lại. Bởi vì, để khám phá xem khi một người đã ghi nhớ điều gì đó, bạn phải hỏi anh/cô ta có nhớ lại điều đó không. Vậy làm thế nào con người có thể nhớ lại mọi thứ? Phải chăng khoảng không lưu trữ đang cất giữ bản ghi chép của một vài trải nghiệm nào đó đang nằm im trong não, chỉ đợi lệnh thì những thứ trong kho lưu trữ đó sẽ phô bày? Liệu chúng ta có nghiên cứu được phần lưu giữ tách biệt với phần nhớ lại? Phải mất hàng trăm năm nghiên cứu mới có được tia sáng le lói về định nghĩa của trí nhớ mà các nhà khoa học chấp nhận. Câu chuyện bắt đầu ở thế kỷ XIX với một nhà nghiên cứu người Đức, người đã tiến hành công việc điều tra thực sự dựa vào khoa học đầu tiên về trí nhớ của loài người, ông đã làm mọi việc với chính bộ não của mình.

Hermann Ebbinghaus sinh năm 1850. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã có những nét giống Santa Claus (ông già Nô-en) và John Lennon53 với bộ râu rậm màu nâu và cặp kính tròn, ông đặc biệt nổi tiếng với việc khám phá ra một trong những thực tế gây thất vọng nhất trong toàn bộ nền giáo dục: Mọi người thường quên đến 90% những điều họ học trên lớp trong vòng 30 ngày. Ông còn chỉ ra rằng, đa phần những điều bị lãng quên này xảy ra ngay trong vài giờ đầu tiên sau khi tan học. Điều này đã được khẳng định chắc chắn trong thời hiện đại.

Ebbinghaus đã phác thảo một loạt các chương trình thí nghiệm về những điều mà một đứa trẻ mới chập chững biết đi cảm thấy dễ dàng: ông lập danh sách các từ vô nghĩa, khoảng 2.300 từ. Mỗi từ gồm ba chữ cái với cấu trúc phụ âm-nguyên âm-phụ âm, ví dụ như TAZ, LEF, REN, ZUG. Rồi ông dành phần đời còn lại cố gắng nhớ lại những danh sách ghi các từ đó bằng cách biến đổi cách kết hợp và độ dài của từ.

Với tính bền bỉ của một người lính Phổ (ông từng đi lính trong một thời gian ngắn), Ebbinghaus đã lập kỷ lục về thành công và thất bại trong hơn 30 năm. Ông đã khám phá ra nhiều điều quan trọng về việc học hỏi của loài người trong suốt cuộc hành trình này. ông cũng chỉ ra rằng ký ức có tuổi thọ tối đa khác nhau. Một vài ký ức chỉ quanh quẩn trong vài phút rồi biến mất. Số khác dai dẳng trong nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí suốt cả cuộc đời. Ông cũng chỉ ra một cách đơn giản có thể tăng thêm tuổi thọ tối đa của ký ức là nhắc đi nhắc lại thông tin trong những khoảng thời gian đã định. Càng nhiều chu kỳ nhắc lại, ký ức càng được trải nghiệm và càng tồn tại lâu trong tâm trí. Bây giờ chúng ta đã hiểu được khoảng trống giữa những lần nhắc lại là thành phần dàng chưa? Yêu cầu cần nhớ lại của bạn có thể bao gồm những thứ giống như bạn nhìn thấy lần cuối trên thẻ, hoặc bạn nhớ lần cuối cùng khi viết chúng ra. Bây giờ bạn hãy nhớ lại cách đi xe đạp như thế nào. Bạn đã thấy dễ dàng chưa? Thật khó khăn. Bạn không thể nhớ lại được chi tiết vị trí bạn đặt chân ở đâu, cách bạn tạo ra một góc chính xác để quay lại, nơi đặt ngón tay cái. Trái lại, bạn đã chứng minh được một điểm thú vị: Một người không thể nhớ lại được cách đi xe đạp ra sao theo cùng cách thức như khi họ nhớ lại chín con số theo một trật tự nào đó. Khả nâng đi xe đạp có vẻ như hoàn toàn độc lập so với bất kỳ kỹ năng hồi tưởng có ý thức. Liệu bạn có cần phải nhận thức một cách có ý thức để trải nghiệm trí nhớ không? Hoặc phải chăng có nhiều loại hình trí nhớ?

Câu trả lời dường như ngày càng sáng tỏ hơn khi có nhiều dữ liệu hơn. Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là: “Không”, và cũng cho cả câu hỏi thứ hai. Có ít nhất hai loại hình trí nhớ: trí nhớ liên quan đến nhận thức có ý thức và trí nhớ không liên quan đến nhận thức có ý thức. Sự khác biệt về nhận thức này thay đổi dần dần thành ý nghĩ mà ký ức của bạn có thể nói ra và cũng có những ý nghĩ mà ký ức của bạn không thể nói ra được. Ký ức có thể nói ra được là thứ có thể đã được trải nghiệm trong nhận thức có ý thức của chúng ta, ví dụ như “chiếc áo sơmi này màu xanh dương”, “Sao Mộc là một hành tinh,” hay thậm chí một danh sách các từ. Ký ức không thể nói ra được là thứ không được trải nghiệm trong nhận thức có ý thức của chúng ta, như các kỹ năng vận động cần thiết cho việc đi xe đạp.

Không thể giải thích hết mọi điều về trí nhớ con người, thậm chí cũng không giải thích được mọi điều về ký ức không thể nói ra. Nhưng sự nghiêm túc của Ebbinghaus đã giúp các nhà khoa học tương lai có được cái nhìn thực tế đầu tiên về hành vi vẽ sơ đồ một bộ não sống. Sau đó, một cậu bé 9 tuổi bị ngã xe đạp, làm thay đổi vĩnh viễn cách các nhà khoa học trí não đã nghĩ về trí nhớ.

Trí nhớ đi về đâu

Trong tai nạn này, H.M. (tên bệnh nhân do các nhà nghiên cứu đặt) đã phải chịu đựng một vết thương trầm trọng trên đầu, để lại di chứng là những cơn động kinh. Những cơn động kinh này ngày càng tồi tệ hơn cùng với tuổi tác, cuối cùng đã lên tới cực điểm trong một cơn động kinh lớn, và cậu bé thường bị ngất 10 lần mỗi tuần. Khi ngoài 20 tuổi, não của H.M. đã bị rối loạn về cơ bản, chức năng của não bị thương tổn nặng, cần đến sự can thiệp sâu của y học.

Gia đình tuyệt vọng này đã đến với bác sĩ giải phẫu thần kinh danh tiếng William Scoville54. Ông đã xác định vấn đề nằm ở vùng thùy thái dương của não (vùng não gồ ghề nằm phía sau tai). Scoville đã cắt bớt mặt phía trong của thùy ở cả hai bên não. Cuộc phẫu thuật thực nghiệm này đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị chứng động kinh. Nó cũng để lại cho H.M. một tổn thất về trí nhớ. Từ ngày cuộc phẫu thuật đó diễn ra thành công, năm 1953, H.M. không còn khả năng biến đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Anh ta có thể gặp bạn một lần và rồi một hay hai giờ sau gặp lại, anh ta tuyệt nhiên không thể nhớ nổi cuộc gặp mặt đầu tiên.

Anh ta mất khả năng chuyển đổi mà Ebbinghaus đã miêu tả rất rõ hơn 50 năm trước đó trong nghiên cứu của mình.

Thậm chí, đột nhiên anh ta không thể nhận ra một chút nào khuôn mặt của mình khi soi gương. Tại sao vậy? Bởi vì gương mặt anh ta đã già đi, một vài nét trên cơ thể anh ta đã thay đổi. Nhưng, không giống chúng ta, H.M. không thể tiếp nhận thông tin mới đó và biến đổi chúng thành trí nhớ dài hạn. Điều này khiến anh ta vĩnh viễn khép lại, dù chỉ là ý nghĩ về sự hiện diện của mình. Khi soi gương và không hề có một ý nghĩ nào hết, anh ta không thể nhận diện nổi hình ảnh đang hiện lên trong gương là của ai.

Cũng kinh khủng như điều đã xảy ra với H.M., nghiên cứu này có giá trị to lớn trong cộng đồng nghiên cứu. Bởi vì các nhà nghiên cứu hiểu rất rõ điều gì đã xảy ra trong bộ não, dễ dàng vẽ sơ đồ các vùng não đã kiểm soát hành vi của Ebbinghaus. Vinh quang của công trình nghiên cứu này thuộc về Brenda Milner55, nhà tâm lý học đã dành hơn 40 năm nghiên cứu H.M., và đã đặt nền móng cho sự hiểu biết của chúng ta về trạng thái thần kinh liên quan đến trí nhớ. Chúng ta hãy cùng xem xét lại quá trình sinh học của não.

Bạn hãy nhớ lại vỏ não – lớp mỏng tang của mô thần kinh có kích cỡ của một tấm chăn trẻ em khi trải rộng.

Nó gồm sáu lớp tế bào riêng biệt. Đó là một nơi chật hẹp. Những tế bào đó sản sinh ra các tín hiệu bắt nguồn từ nhiều phần của cơ thể, bao gồm tế bào kết nối các giác quan của bạn. Chúng cũng góp phần tạo nên các ký ức ổn định và đó cũng là nơi sự trải nghiệm không may mắn của H.M. trở nên rất có giá trị. Một vài lớp tế bào trong vỏ não của H. M. hoàn toàn còn nguyên vẹn; những vùng khác, như thùy thái dương của anh ta vẫn còn bị tổn thương nặng. Đó cũng là cơ hội rất tốt cho việc nghiên cứu cách thức hình thành trí nhớ của con người.

Đương nhiên tấm chăn trẻ em này không chỉ nằm trên chỏm não. Vì nếu như tấm chăn này có khả năng gia tăng các hệ thống gốc rễ nhầy nhầy phức tạp, thì vỏ não dính chặt vào những cấu trúc sâu hơn của não nhờ các búi liên kết thần kinh phức tạp đến khó hiểu. Một trong những đích quan trọng nhất của các mối liên kết này là não cá ngựa, được khoanh vùng gần trung tâm não, nằm ở mỗi bán cầu não. Não cá ngựa liên quan đặc biệt tới quá trình chuyển đổi thông tin ngắn hạn thành dài hạn. Nếu bạn còn nghi ngờ thì đó chính là vùng não mà H. M. đã bị mất sau cuộc phẫu thuật.

Mối quan hệ về mặt giải phẫu học giữa não cá ngựa với vỏ não đã giúp các nhà khoa học thế kỷ XXI tiến xa hơn trong việc định nghĩa hai loại trí nhớ. Trí nhớ nói ra được là hệ thống trí nhớ có ý thức được thay đổi khi não cá ngựa và các vùng xung quanh bị hư hại. Trí nhớ không nói ra được là hệ thống trí nhớ không có ý thức, không thay đổi được (hay ít nhất là rất khó thay đổi) khi não cá ngựa và các vùng xung quanh bị hư hại. Chúng ta sẽ tập trung vào trí nhớ có ý thức, một phần quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Cắt mỏng và chia nhỏ

Nghiên cứu cho thấy, vòng đời của trí nhớ tuyên bố/trần thuật có thể được chia nhỏ thành bốn bước liên tục: mã hóa, lưu giữ, nhớ lại và lãng quên.

Mã hóa mồ tả những gì xảy ra ở thời điểm bắt đầu của việc học hỏi, khoảnh khắc quý giá khi não lần đầu tiên bắt gặp một mẩu thông tin trần thuật mới. Nó cũng liên quan đến tiếng hò reo mơ hồ, kẻ đồng mưu tích cực trong não bạn. Đây là một ví dụ về sự lật đổ này, một lần nữa có được từ những quan sát tại buồng bệnh của nhà thần kinh học Oliver Sacks56.

Trường hợp này liên quan đến một cậu bé mắc chứng tự kỷ có chức năng hoạt động kém tên là Tom, người khá nổi tiếng với khả năng “chơi” nhạc (dù còn rất nhỏ). Tom chưa bao giờ nhận được một loại nhạc cụ nào, nhưng cậu đã học chơi đàn piano đơn giản bằng cách nghe những người khác. Thật đáng ngạc nhiên, cậu có thể chơi được nhiều đoạn nhạc phức tạp với kỹ năng và nghệ thuật đạt tới mức chuyên nghiệp, ngay lần thử đầu tiên sau khi nghe đúng một lần.

Thực tế, cậu đã được quan sát khi chơi bản nhạc “Fisher’s Horn Pipe” (Chiếc tù và của người đánh cá) bằng tay trái trong khi cùng lúc chơi bản “Yankee Doodle Dandy” (Điều tuyệt diệu của người Mỹ) bằng tay phải và miệng thì hát bài “Dixie” (Nồi nước chè)! Cậu cũng có thể chơi đàn piano khi ngồi ngược, nghĩa là cậu quay lưng lại bàn phím với tay trở lại chơi đàn. Thật là điều tuyệt vời đối với một cậu bé thậm chí không thể buộc nổi dây giày của mình.

Khi nghe nói về những người tương tự như thế, chúng ta thường hay ghen tị. Tom hấp thụ âm nhạc như thể cậu ta có thể bật phím “play” ở chiếc đầu video thần kinh trong não cậu. Chúng ta cho rằng mình cũng có chiếc đầu video này, chỉ có điều là nó không được hoàn hảo cho lắm. Đây là ấn tượng chung. Phần lớn mọi người đều tin rằng bộ não phần nào giống như một thiết bị ghi âm hay ghi hình – việc học tập na ná như việc bấm nút “ghi” (và việc nhớ chỉ đơn giản như bấm nút “phát”). Thật sai lầm! Trong thế giới thực của bộ não – của Tom và của chúng ta – không có điều gì khác hơn sự thật. Khoảnh khắc học hỏi, mã hóa bí hiểm và phức tạp đến nỗi chúng ta không thể dùng phép ẩn dụ để miêu tả điều gì xảy ra trong não ngay trong những giây thoáng qua đầu tiên này.

Chút kiến thức mà chúng ta biết được gợi lên ý tưởng nó giống như cái máy trộn để cho chạy mà không đổ vật liệu ra. Thông tin này đúng là bị cắt mỏng thành các mẩu riêng rẽ như khi nó đi vào não và bắn tung tóe khắp nơi trong trí óc chúng ta. Nói một cách chính thức, tín hiệu từ các giác quan khác nhau được ghi vào các khu vực não riêng biệt. Thông tin được phân mảnh phân phối lại ngay lập tức cùng với thông tin đã tiếp nhận. Ví dụ, khi bạn xem một bức tranh phức tạp, não bạn ngay tức khắc sẽ phân tách những đường chéo so với những đường thẳng đứng, và lưu giữ chúng trong các khu vực khác nhau. Màu sắc cũng vậy. Nếu một hình vẽ đang chuyển động, các khung hình chuyển động của nó sẽ được tách ra và lưu giữ ở một nơi riêng biệt, khác với trường hợp bức tranh tĩnh.

Sự phân tách này diễn ra rất mạnh mẽ và rộng khắp, nó thậm chí xuất hiện ngay khi chúng ta lĩnh hội thông tin nhân tạo một cách riêng biệt, như các phần của một ngôn ngữ. Một phụ nữ bị một cú đột quỵ ở một vùng khu biệt trong não và mất đi khả năng viết những nguyên âm. Bạn có thể đề nghị cô ấy viết một câu đơn giản như “Your dog chased the cat” (Con chó của bạn đuổi theo một con mèo) thì câu đó sẽ được viết như sau:

Y_ _ r d_ g ch_ sd th_ c_t.

Sẽ có một khoảng trống cho các chữ viết, song các chỗ trống của nguyên âm cũng được để trống! Do vậy, chúng ta biết rằng, nguyên âm và phụ âm không được lưu trữ trong cùng một vị trí trong não. Sự đột quỵ của người phụ nữ đã phá hỏng một loại dây thần kinh kết nối nào đó. Điều này chính xác là trái ngược lại với chiến lược mà máy ghi hình sử dụng để ghi lại mọi thứ.

Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kỹ lưỡng, hiệu quả của máy trộn lớn hơn nhiều. Mặc dù người phụ nữ đó mất khả năng điền các nguyên âm của một từ, song cô hoàn toàn nhận thức được vị trí nguyên âm ở đâu. Với cùng logic đó, hình như nguyên âm được lưu giữ trong một khu vực cách biệt với chính nguyên âm đó: Nội dung được lưu giữ hoàn toàn cách biệt với khung cảnh/ nơi lưu giữ nó.

Thật khó tin phải không? Với bạn, thế giới dường như là một thể thống nhất.

Nếu chức năng bên trong não bạn không cho chúng ta như vậy thì làm thế nào chúng ta có thể theo dõi mọi thứ? Làm thế nào để những nét đặc trưng đã được ghi nhận một cách riêng rẽ, gồm cả nguyên âm và phụ âm trong câu trên hợp nhất lại nhằm tạo ra nhận thức về tính liên tục? Đó là câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu phiền muộn trong nhiều năm, và nó được mang một cái tên đặc biệt. Đó là “vấn đề ràng buộc”, hình thành từ ý tưởng rằng có những ý nghĩ nào đó ràng buộc với nhau trong não để tạo nên tính liên tục. Chúng ta vẫn chưa biết về cách thức bộ não thường xuyên và dễ dàng đem đến cho chúng ta ảo giác về tính bền vững.

Không phải là không có những gợi ý. Sự nghiên cứu kỹ lưỡng những khoảnh khắc ban đầu của việc học hỏi, giai đoạn mã hóa, đã mang lại những hiểu biết sâu sắc không chỉ về vấn đề ràng buộc mà còn về bất kỳ hình thức học hỏi nào của con người. Đó chính là những gợi ý mà bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại.

Sự thay đổi do bế tắc hay tất yếu?

Mã hóa thông tin nghĩa là chuyển đổi dữ liệu thành mật mã. Tạo nên những mật mã luôn liên quan đến việc chuyển đổi thông tin từ dạng này sang dạng khác với mục đích truyền tải, thường giữ bí mật một điều gì đó. Xuất phát từ quan điểm sinh lý học, mã hóa là sự chuyển đổi các nguồn năng lượng bên ngoài thành các hình mẫu điện mà não có thể hiểu được.

Dựa vào quan điểm tâm lý học thuần túy, đó là cách thức mà chúng ta có thể hiểu, chú ý và cuối cùng tổ chức thông tin với mục đích lưu trữ. Mã hóa, xuất phát từ cả hai khía cạnh này, đều chuẩn bị thông tin để tiếp tục xử lý. Đó là một trong những quá trình trí tuệ mà “người mưa” Kim Peek rất giỏi.

Não có khả năng thực hiện một vài kiểu mã hóa. Một trong các kiểu mã hóa là tự động, có thể được minh họa bằng việc nói về những món ăn của bạn trong bữa ăn đêm qua, hoặc về ban nhạc The Beatles. Cả hai điều đó đều xảy ra với tôi trong một buổi tối đi dự buổi hòa nhạc kỳ diệu của Paul McCartney (nhạc sĩ nổi tiếng của ban nhạc huyền thoại The Beatles) cách đây vài năm.

Nếu bạn hỏi tôi đã ản gì trong bữa tối trước buổi hòa nhạc và điều gì đã xảy ra trên sân khấu, tồi có thể nói cho bạn biết về cả hai sự kiện này với các chi tiết sinh động. Cho dù trí nhớ thực sự rất phức tạp (bao gồm các vị trí trong không gian, các chuỗi sự kiện, khả năng nhìn, hương vị, mùi vị…), tôi không cần phải viết ra toàn bộ danh sách dài những trải nghiệm khác nhau, mà vẫn cố gắng nhớ được danh sách đó một cách chi tiết, nhưng chỉ khi bạn hỏi tôi về buổi tối hôm đó. Đó là do não tôi đã sử dụng một loại mã hóa nào đó mà các nhà khoa học gọi là xử lý tự động. Đó là loại hình xuất hiện với sự không chủ định đòi hỏi sự chú ý ở mức tối thiểu. Thật dễ dàng nhớ lại dữ liệu đã được mã hóa qua tiến trình này. Các ký ức dường như ràng buộc với nhau thành một dạng cố kết và có thể nhớ lại dễ dàng.

Tuy nhiên, việc xử lý tự động có hai điều tai hại gần như không dễ dàng lắm. Ngay khi vé buổi hòa nhạc của Paul McCartney bán ra, tôi đã hăm hở mua trên mạng, điều này đòi hỏi tôi phải có mật khẩu để truy nhập. Và tôi không thể nhớ nổi mật khẩu của mình. Cuối cùng, tôi cũng đã tìm được đúng mật khẩu và đăng ký được một vài chỗ ngồi tốt. Nhưng cố gắng giao phó những mật khẩu này cho trí nhớ là một việc khá vặt vãnh, và tôi có hàng tá hoặc nhiều hơn nữa các mật khẩu được viết trên những danh sách bất tận, rải rác khắp nhà. Loại mã hóa này, khởi đầu có sự cân nhắc, đòi hỏi ý thức, sự chú ý cao độ, được gọi là xử lý đầy cố gắng. Thông tin dường như không được ràng buộc chặt chẽ với nhau, và nó đòi hỏi rất nhiều sự nhắc lại trước khi nó có thể được nhớ lại dễ dàng với quá trình xử lý tự động.

Bài kiểm tra mã hóa Còn có nhiều loại hình mã hóa khác nữa, ba trong số đó có thể được minh họa bằng cách đưa ra bài kiểm tra nhanh dưới đây. Hãy khảo sát từ viết hoa cạnh con số, rồi trả lời câu hỏi phía dưới nó.

1.      FOOTBALL (BÓNG ĐÁ) Đây có phải là từ thích hợp trong câu “Tôi nhìn quanh để đánh…………”?

2.      LEVEL (CẤP ĐỘ) Liệu từ này có vần với từ “evil” (tác hại) không?

3. MINIMUM (TỐI THIỂU) Có vòng tròn nào trong những chữ này không?

Trả lời mỗi câu hỏi này đòi hỏi những kỹ năng trí tuệ khác nhau, điều mà các nhà nghiên cứu bây giờ mới hiểu trên cơ sở các loại mã hóa khác nhau. Câu thứ nhất minh họa cho cái được gọi là mã hóa ngữ nghĩa học. Trả lời đúng câu hỏi này nghĩa là phải tập trung sự chú ý để định nghĩa các từ. Câu thứ hai minh họa cho tiến trình được gọi là mã hóa âm vị học, liên quan đến sự so sánh giữa âm và từ. Câu thứ ba là mã hóa cấu trúc. Đó là kiểu bình thường nhất, nó chỉ đòi hỏi sự xem xét thị giác về hình dạng. Loại mã hóa mà bạn thực hiện đối với một mẩu thông tin ngay khi nó thâm nhập vào đầu bạn, có nhiều khả năng giúp cho trí nhớ của bạn nhớ lại được thông tin này trong ngày hôm sau.

Những khung hình điện

Mã hóa cũng liên quan đến việc biến đổi bất kỳ sự kích thích nào từ bên ngoài thành ngôn ngữ điện của não, một dạng truyền tải năng lượng. Tất cả các kiểu mã hóa lúc ban đầu đều theo cùng một hướng và cùng quy luật. Ví dụ, trong đêm hòa nhạc của Paul, tôi đã ở lại nhà một người bạn có ngôi nhà nhỏ bên hồ tuyệt đẹp với một con chó rất to có bộ lông dày. Thức dậy muộn vào sáng hôm sau, tôi quyết định ra ngoài và đùa vui với con vật thân thiện này. Tôi đã mắc sai lầm khi vứt chiếc gậy xuống hồ, không phải là chủ của con chó trong những ngày ấy, tôi không ý thức được điều xảy ra với tôi khi con chó nổi lên từ hồ nước.

Giống như một con quỷ thân thiện từ Disney, con chó từ hồ nước nhảy lên, chạy về phía tôi với tất cả tốc lực, bất ngờ dừng lại, rồi bắt đầu lắc dữ dội. Không một cảm giác thật sự nào khiến tôi cử động được. Tôi đứng im, người bị ướt sũng.

Điều gì đang diễn ra trong não tôi ở những khoảnh khắc đó? Như bạn biết, vỏ não đã tham vấn rất nhanh khi một mầu thông tin từ bên ngoài xâm lấn não chúng ta – trong trường hợp này, giống như một con chó lông ướt đẫm. Tôi nhìn con chó bơi trên mặt hồ, điều đó thực sự có nghĩa là tồi đã nhìn thấy các hình mẫu của photon57 (hạt lượng tử) văng ra khỏi mình con chó. Trong nháy mắt, các photon này đập trở lại mắt tôi, não tôi biến đổi chúng thành các hình mẫu của hoạt động điện và hướng các tín hiệu này quay trở lại đầu tôi (phần vỏ não thị giác ở thùy chẩm). Bây giờ não tôi đã có thể nhìn thấy con chó. Trong khoảnh khắc ban đầu của việc học hỏi này, tôi đã truyền năng lượng ánh sáng thành ngôn ngữ điện mà não hoàn toàn hiểu được. Có được hoạt động này đòi hỏi sự kích hoạt có điều khiển của hàng nghìn khu vực thuộc vỏ não tham gia vào quá trình xử lý thị giác.

Điều tương tự cũng đúng với các nguồn năng lượng khác. Tai tôi có thể bắt được sóng âm thanh tiếng sủa ầm ĩ của con chó và tôi đã chuyển đổi chúng thành cùng ngôn ngữ điện thân thiện với não mà các hình mẫu photon được chuyển đổi thành. Những tín hiệu điện này cũng sẽ hướng đến vỏ não, nhưng tới phần vỏ não thính giác thay vì tới phần vỏ não thị giác. Theo quan điểm thần kinh, hai trung tâm đó cách nhau hàng triệu dặm. Sự chuyển đổi này và đường truyền cá nhân rộng lớn này luôn đúng với tất cả các nguồn năng lượng đi vào não tôi, từ sự cảm nhận mặt trời trên da tôi cho đến khoảnh khắc tôi không hề mong đợi và không vui vì bị ướt đẫm nước hồ do con chó vào vẩy mình. Mã hóa liên quan đến tất cả giác quan của chúng ta và các trung tâm xử lý của nó tồn tại khắp trong não.

Đây là bộ phận trung tâm của chiếc máy trộn. Trong một phần mười giây chạm trán với con chó quá đỗi thân thiện đó, não tôi đã vận dụng hàng trăm khu vực não khác nhau và phối hợp với hoạt động điện của hàng triệu nơ-ron. Não tôi đang ghi hình lại một trường đoạn đơn lẻ và tạo nên sự khác nhau lớn về thần kinh, tất cả chỉ diễn ra trong nháy mắt.

Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi tôi nhìn thấy Paul và bị con chó làm cho ướt sũng. Chúng ta làm thế nào để có thể lần theo dấu vết của tất cả những thứ đó? Và chúng ta đã làm thế nào để quản lý các mảnh riêng tư đó qua nhiều năm? vấn đề ràng buộc này, một hiện tượng kiểm tra các mảnh thông tin lớn, thật không may, lại là một câu hỏi lớn với câu trả lời thật tồi tệ. Chúng ta thật sự không hiểu được cách thức não lưu giữ dấu vết của mọi thứ. Chúng ta đã đặt tên cho toàn bộ thay đổi trong não là thông tin mã hóa đầu tiên (nơi chúng ta giữ một bản ghi của thông tin đó). Chúng ta gọi đó là một vết tích trí nhớ. Song chúng ta cũng có thể gọi chúng là sự chưa biết cho tất cả những gì chúng ta hiểu về chúng.

Hiểu biết duy nhất mà chúng ta có được về vấn đề ràng buộc này đến từ việc nghiên cứu các khả năng mã hóa của một người mắc hội chứng Balint58. Sự rối loạn này xảy ra trong một người đã bị tổn hại cả hai bên vỏ não đỉnh. Dấu hiệu của những người mắc hội chứng Balint là họ bị mù chức năng. Đúng vậy, tất cả mọi chức năng. Họ có thể nhìn thấy các vật thể trong trường thị giác, nhưng chỉ một vật duy nhất ở một thời điểm mà thôi (triệu chứng này được gọi là simultanagnosia59). Một điều thật nực cười, nếu bạn hỏi họ vị trí của một vật, họ sẽ trả lời bằng cách nhìn chăm chăm vào khoảng trống. Thậm chí họ có thể nhìn thấy vật đó, song không thể nói với bạn nó đang ở đâu. Họ cũng không thể nói cho bạn biết vật đó ở gần hay xa. Họ không biết dựa vào hệ quy chiếu không gian bên ngoài để xác định vị trí các đồ vật, không biết cách kết nối hình ảnh với các nét đặc trưng khác của nó. Họ mất dần sự nhận thức rõ ràng về không gian, nét cần thiết trong bất cứ kiểu luyện tập liên kết nào. Gần như chưa từng có ai miêu tả rõ vấn đề ràng buộc ở lĩnh vực hệ thần kinh. Dĩ nhiên, điều này cho ta biết rất ít về cách thức não giải quyết vấn đề đó.

Nó chỉ cho chúng ta biết một vài vùng liên quan đến tiến trình này.

Giải mã

Mặc dù đã đi được khá xa, song các nhà khoa học nhận ra rằng tất cả quá trình mã hóa đều có những nét đặc trưng chung. Ba trong số các đặc trưng này thực sự hứa hẹn đối với các ứng dụng thực tế trong cả hai lĩnh vực kinh doanh và giáo dục.

1) Càng mã hóa thông tin kỹ lưỡng ở thời điểm học hỏi thì trí nhớ càng bền vững hơn.

Khi mã hóa kỹ lưỡng và tỉ mỉ, trí nhớ được hình thành mạnh mẽ hơn so với khi mã hóa từng phần và qua loa. Điều này có thể được minh họa qua một thí nghiệm mà bạn có thể tiến hành ngay bây giờ cùng hai nhóm bạn bè. Đề nghị họ nhìn chăm chú danh sách các từ phía dưới đây trong ít phút.

 

Máy kéo       Cây tùng lam  Máy bay

Màu xanh lá cây Nhanh       Nhảy cao

Quả táo Đại dương Cười lớn

số không Thú vị Cao

Thời tiết  Mặt bàn

 

Nói với nhóm 1 xác định số các chữ có đường chéo60 và số các chữ không có đường chéo. Đề nghị nhóm 2 suy nghĩ về nghĩa của mỗi từ và đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10, tùy theo mức độ họ thích hoặc không thích từ nào. Bỏ danh sách đó ra xa, để vài phút trôi qua, rồi đề nghị mỗi nhóm viết ra càng nhiều từ càng tốt. Kết quả gây ấn tượng mạnh mà bạn đã được các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới sao chép lại. Nhóm xử lý ý nghĩa của các từ luôn nhớ được gấp hai hoặc ba lần số từ so với nhóm chỉ nhìn cấu trúc của từ. Chúng ta đã làm kiểu thí nghiệm này khi bàn luận về các mức độ mã hóa và tôi đã hỏi bạn về số vòng tròn trong từ… Bạn đã nhớ lại chưa? Bạn có thể tiến hành thí nghiệm tương tự bằng cách sử dụng các bức tranh. Thậm chí, bạn có thể thực hiện thí nghiệm đó với âm nhạc. Dù tiến hành với bất cứ giác quan nào, kết quả cũng luôn giống nhau.

Về điểm này, bạn có thể tự nhủ, “Sự phối hợp thật tuyệt!” Rõ ràng là một từ nào đó càng có nhiều nghĩa thì càng dễ nhớ? Đa số các nhà nghiên cứu sẽ trả lời: “Đúng thế!” Khuynh hướng rất tự nhiên chứng minh cho quan điểm này. Sự tìm kiếm các đường chéo trong từ “apple” (quả táo) không kỹ lưỡng như việc ghi nhớ chiếc bánh nhân táo của cô Mabel tuyệt vời, sau đó đánh giá bánh, và như vậy đạt được điểm 10. Chúng ta ghi nhớ mọi thứ tốt hơn khi mã hóa kỹ lưỡng nó, đặc biệt nếu như chúng ta xác định nó theo tính cá nhân. Mưu mẹo cho các nhà kinh doanh chuyên nghiệp và các nhà giáo dục là trình bày nội dung thông tin hấp dẫn để lôi cuốn người nghe tự làm điều đó, tự giác tham gia vào quá trình mã hóa tỉ mỉ và sâu sắc hơn.

Có một chút khác thường nếu bạn suy nghĩ về điều đó. Làm một việc gì đó kỹ lưỡng hơn thường đồng nghĩa với việc khiến nó phức tạp hơn, đó là sự đòi hỏi nặng nề đối với hệ thống trí nhớ. Thực tế, càng phức tạp thì việc học hỏi càng tuyệt vời hơn.

2) Dấu vết trí nhớ dường như được lưu giữ cùng nơi não nhận và xử lý thông tin đầu tiên.

Ý tưởng này phản trực giác đến mức có thể lấy một giai thoại của dân thành thị để giải thích. ít nhất, tôi nghĩ đó là một giai thoại của dân thành thị, xuất phát từ lời người phát ngôn chính trong một bữa tiệc trưa của các nhà quản lý một trường đại học mà tôi đã tham dự. Ông ta đã kể câu chuyện về vị hiệu trưởng một trường cao đẳng nhiều mưu lược nhất mà ông từng gặp. Đơn vị đó đã cho tu sửa lại toàn khu trường trong mùa hè, lộng lẫy với những vòi phun nước và bãi cỏ được cắt tỉa đẹp. Nhu cầu cần thiết nhất là làm vỉa hè và đường dành cho người đi bộ, nơi sinh viên có thể ra vào các tòa nhà. Song không có một thiết kế nào cho những con đường này. Công nhân xây dựng rất lo lắng về việc xây dựng những con đường đó và muốn biết bản thiết kế đó là gì, nhưng vị hiệu trưởng lắm mưu chước này đã từ chối cung cấp bất cứ điều gì. Ông ta có vẻ khó chịu. “Những con đường nhựa nhỏ này sẽ vĩnh cửu. Hãy làm vào năm tới. Rồi tôi sẽ đưa cho các bạn sơ đồ.” Không hài lòng, song công nhân xây dựng vẫn phải chờ đợi.

Năm học đã bắt đầu, sinh viên bắt buộc phải đi trên những bãi cỏ để tới lớp học. Các con đường mòn bắt đầu xuất hiện rất nhanh khắp trường, như những hòn đảo cỏ xanh đẹp. Gần cuối năm học, các tòa nhà nối liền nhau bằng những con đường nhỏ một cách đáng ngạc nhiên. “Bây giờ”, ông hiệu trưởng nói với các nhà thầu đã chờ đợi cả năm, “các anh có thể xây dựng những vỉa hè cố định và đường đi bộ. Nhưng các anh không cần phải thiết kế.

Đơn giản là tất cả đã có trước mắt các anh!”. Thiết kế ban đầu, đã được tạo ra từ những dữ kiện đầu tiên, cũng trở thành con đường cố định.

Não có chiến lược lưu giữ tương tự như kế hoạch của vị hiệu trưởng mưu lược nọ.

Những đường đi của dây thần kinh lúc đầu được sử dụng để xử lý thông tin mới, cuối cùng trở thành những con đường cố định mà não tái sử dụng để lưu trữ thông tin. Thông tin mới thâm nhập vào não có thể giống như sinh viên lúc đầu tạo nên những con đường đất qua thảm cỏ. Khu vực lưu giữ cuối cùng có thể được xem như khoảng thời gian những con đường nhỏ cố định được trải nhựa. Chúng giống như những con đường nhỏ, và đó mới là vấn đề.

Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với não? Các nơ-ron trong vỏ não là những hưởng ứng chủ động trong bất kỳ tình huống học hỏi nào, và chúng liên quan mật thiết với kho lưu giữ ký ức vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là não không có khu vực săn tìm sự vui vẻ trung tâm, nơi ký ức đến và nhất định sẽ được nhớ lại. Thay vì vậy, ký ức nằm rải rác khắp bề mặt vỏ não. Thoạt tiên, điều này có vẻ thật khó hiểu. Nhiều người muốn não hoạt động giống như máy vi tính, đầy đủ các thiết bị phát hiện thông tin đầu vào (giống như bàn phím), được kết nối với thiết bị lưu trữ trung tâm. Tuy vậy, dữ liệu nghiên cứu cũng gợi ý rằng rằng não không có thiết bị phần cứng để phân tách thông tin từ những thiết bị phát hiện thông tin đầu vào. Điều đó không có nghĩa là kho lưu giữ ký ức được trải rộng đều khắp bề mặt thần kinh của não. Nhiều vùng não có liên quan đến việc miêu tả chỉ một thông tin đầu vào và mỗi vùng góp phần khác nhau vào toàn bộ trí nhớ.

Kho lưu giữ là kết quả của sự hợp tác.

3) Sự nhớ lại có thể được cải thiện tốt nhất bằng cách tái tạo những điều kiện xung quanh sự mã hóa ban đầu.

Trong một thí nghiệm đặc biệt nhất được thực hiện trong bộ môn tâm lý học nhận thức, chức năng não của người đứng trên bờ biển khô và mặc quần áo ẩm ướt được so sánh với chức năng não của người đứng cách mặt nước khoảng 10 feet, cũng mặc quần áo ẩm ướt. Hai nhóm thợ lặn ở dưới biển sẽ nghe một người nào đó nói 40 từ ngẫu nhiên. Sau đó, những thợ lặn này được kiểm tra khả năng nhớ lại danh sách các từ này.

Nếu được yêu cầu nhớ lại những từ này, nhóm nghe được những từ này khi ở dưới nước đạt được số điểm cao hơn 15% so với khi họ ở trên bờ biển. Nhóm nghe được những từ này khi ở trên bờ biển cũng đạt được số điểm cao hơn 15% so với khi ở sâu dưới nước 10 feet.

Dường như trí nhớ hoạt động tốt nhất nếu điều kiện môi trường khi nhớ lại được bắt chước y hệt như điều kiện môi trường khi mã hóa. Liệu có phải đặc trưng thứ hai, cố gắng lưu giữ các sự kiện bằng cách sử dụng các nơ-ron được huy động lúc đầu để mã hóa sự kiện, cũng vận hành trong đặc trưng thứ ba này?

Khuynh hướng này mạnh mẽ đến nỗi trí nhớ thậm chí còn được cải thiện trong những điều kiện mà sự học hỏi bất cứ điều gì cũng có thể bị làm hỏng. Những thí nghiệm này được tiến hành trong sự kết hợp chất cần sa với khí gây cười (nitơ ôxit). Đặc trưng thứ ba còn phản ứng với tâm trạng.

Học một điều gì đó khi bạn buồn rầu và bạn sẽ có thể nhớ lại tốt hơn nếu, lúc nhớ lại, đột nhiên, bạn buồn vì lý do nào đó. Điều kiện này được gọi là học tùy theo ngữ cảnh hay học tùy theo trạng thái.

Các ý tưởng

Chúng ta biết rằng thông tin được ghi nhớ tốt nhất khi nó tỉ mỉ, có ý nghĩa và phù hợp với ngữ cảnh. Chất lượng của giai đoạn mã hóa – những khoảnh khắc sớm nhất của việc học hỏi – là một trong những công cụ dự báo riêng tuyệt vời nhất cho thành công học tập sau này. Chúng ta có thể làm gì để vận dụng lợi thế đó vào thực tế?

Trước tiên, chúng ta có thể rút ra một bài học từ cửa hàng bán giày tôi đã từng đến khi còn bé. Cửa hàng bán giày này có một cửa ra vào với ba tay nắm cửa ở ba độ cao khác nhau:

một ở nơi rất cao, một ở gần dưới cánh cửa và một ở giữa. Tính logic thật đơn giản: Càng nhiều tay nắm cửa thì càng nhiều điểm có thể mở để vào, bất chấp sức lực hay tuổi của khách hàng. Đó là sự trợ giúp với một cậu bé 5 tuổi – một cửa ra vào mà tôi có thể thật sự với tới! Tôi đã bị hấp dẫn bởi cái cánh cửa đó đến nỗi tôi đã từng mơ thấy nó. Tuy nhiên, trong giấc mơ, tôi thấy có hàng trăm tay nắm cửa, tất cả đều có thể mở được cửa để vào cửa hàng bán giày.

“Chất lượng của việc mã hóa” thực sự có nghĩa rằng số tay nắm cửa người ta có thể đặt trên cửa ra vào là một mẩu thông tin. Người ta càng tạo ra nhiều tay nắm cửa vào thời điểm học hỏi, thì càng có nhiều thông tin có thể truy cập sau này.

Những chiếc tay nắm cửa mà chúng ta có thể thêm vào xoay quanh nội dung, định thời gian và môi trường.

Các ví dụ thực tế Người học càng tập trung vào ý nghĩa của thông tin được giới thiệu, thì tiến trình mã hóa diễn ra càng kỹ lưỡng. Nguyên tắc này hiển nhiên quá đến nỗi có thể rất dễ quên. Nó có nghĩa là:

Khi bạn cố gắng đưa một mẩu thông tin vào các hệ thống trí nhớ của não mình, bạn phải bảo đảm mình hiểu chính xác ý nghĩa của thông tin đó. Nếu bạn cố gắng đưa thông tin vào não của ai đó, cũng phải chắc chắn rằng họ hiểu được ý nghĩa của nó.

Sự chỉ thị thường có hệ quả tiêu cực. Nếu bạn không biết điều bạn đang học có ý nghĩa gì thì đừng cố ghi nhớ thông tin đó bằng cách học vẹt và hãy cầu nguyện cho ý nghĩa tự bộc lộ theo cách nào đó. Và cũng đừng hy vọng học sinh của bạn cũng sẽ làm điều này, đặc biệt nếu bạn đã làm một công việc không phù hợp để giải thích những điều đó. Điều này giống như đang xem xét số các đường chéo trong một từ và cố gắng sử dụng chiến lược này nhằm ghi nhớ các từ.

Truyền đạt ý nghĩa theo kiểu đó khiến cho việc học hỏi được cải thiện như thế nào? Một mẹo đơn giản liên quan đến việc sử dụng rộng rãi các ví dụ về thế giới thực được nhúng trong thông tin, dội liên tục vào các điểm học hỏi chính với nhiều trải nghiệm có ý nghĩa. Điều này có thể được thực hiện bằng cách người học có thể học sau giờ lên lớp, hoặc tốt hơn là với thầy giáo trong quá trình trải nghiệm học hỏi thực tế. Điều này đã được chỉ ra là có hiệu quả trong rất nhiều nghiên cứu.

Trong một thí nghiệm, các nhóm sinh viên đọc một trang sách có 32 đoạn viết về một đất nước giả tưởng.

Các đoạn giới thiệu trong trang sách có cấu trúc rất cầu kỳ. Chúng cũng không có ví dụ, có một, hai hay ba ví dụ liền nhau về chủ đề chính mà nó đang trình bày. Kết quả thật rõ ràng: số các ví dụ trong đoạn càng nhiều, càng nhiều thông tin có thể được ghi nhớ hơn. Tốt nhất là sử dụng các tình huống thực tế quen thuộc với người học. Bạn còn nhớ chiếc bánh nhân táo tuyệt vời của cô Mabel? Đây không phải là một món ăn trừu tượng do một người xa lạ nấu; nó là đồ ăn thật sự do một người họ hàng thân thiết chế biến. Ví dụ càng mang tính riêng tư, việc mã hóa càng phong phú và càng dễ dàng được ghi nhớ.

Tại sao những ví dụ lại có hiệu quả? Chúng dường như phát huy tốt sự ưa thích so mẫu rất tự nhiên của não. Thông tin dễ được xử lý hơn nếu nó được liên kết tức thì với thông tin đang tồn tại sẵn trong não người học. Chúng ta so sánh hai thông tin đầu vào, tìm sự giống nhau và khác nhau ngay khi chúng ta mã hóa thông tin mới. Cung cấp các ví dụ là sự tương ứng về mặt nhận thức với việc tăng thêm các tay nắm của cửa ra vào. Cung cấp ví dụ khiến cho thông tin được tỉ mỉ hơn, phức tạp hơn, mã hóa tốt hơn, và vì thế, lĩnh hội thông tin tốt hơn.

Lời giới thiệu hấp dẫn Lời giới thiệu là tất cả mọi thứ. Khi còn là sinh viên đại học, tôi có biết một giáo sư có thể được coi là một người mất trí. ông dạy môn lịch sử điện ảnh và một hôm, ông quyết định minh họa cho chúng tôi thấy phim truyện thường miêu tả sự tổn thương về mặt cảm xúc như thế nào. Khi kết thúc bài giảng, ông thật sự bắt đầu cởi quần áo. Trước tiên, ông cởi áo len, rồi bật một nút khuy, bắt đầu cởi áo sơmi và áo lót. ông mở khóa quần và kéo xuống chân, để lộ ra, ơn Chúa, quần áo thể thao. Mắt ông sáng rực khi ông nói, “Bạn có lẽ sẽ không bao giờ quên hiện nay có nhiều phim sử dụng tình trạng khỏa thân để diễn tả sự tổn thương về mặt cảm xúc. Điều gì có thể gây tổn thương hơn khi bị trần trụi?” Chúng tôi cảm ơn ông vì đã không cung cấp cho chúng ta nhiều chi tiết hơn nữa trong ví dụ của mình.

Tôi sẽ không bao giờ quên lời giới thiệu về bài học này trong lớp học điện ảnh của mình, mặc dù rất khó bắt chước ví dụ của ông một cách bình thường. Nhưng sự đáng ghi nhớ của nó minh họa cho nguyên tắc định thời gian: Nếu bạn là sinh viên, trong kinh doanh hay trong giáo dục, những sự kiện xảy ra lần đầu tiên khi bạn bộc lộ một nguồn thông tin nào đó đóng vai trò không lớn trong khả năng nhớ lại nó một cách chính xác sau này. Nếu bạn cố gắng thu nhận thông tin qua một ai đó, khả năng tạo ra một lời giới thiệu hấp dẫn của bạn có thể là yếu tố quan trọng nhất đối với thành công trong sự nghiệp của bạn sau này.

Vì sao lại nhấn mạnh những thời điểm đầu tiên? Bởi vì ký ức của một sự kiện được lưu giữ trong cùng nơi ban đầu đã được huy động để lĩnh hội sự kiện học hỏi. Não càng huy động nhiều cấu trúc phức tạp – càng tạo ra nhiều tay nắm cửa – ở thời điểm học hỏi thì việc truy cập thông tin càng trở nên dễ dàng hơn.

Những nhà chuyên môn khác cũng đã lưỡng lự trong quan niệm này. Các đạo diễn tài năng được người thuyết minh phim nhắc tới khiến người nghe “cắn câu” chỉ trong ba phút đầu, sau khi phần thông tin trách nhiệm mở đầu làm cho bộ phim hấp dẫn (và thành công cả về mặt tài chính). Những người chuyên phát biểu trước công chúng nói rằng, bạn thắng hay thua do thu hút được khán giả trong 30 giây đầu một bài thuyết trình nào đó.

Điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà kinh doanh chuyên nghiệp đang cố gắng tạo ra lời giới thiệu hấp dẫn? Hay các nhà giáo dục đang gắng sức nhằm giới thiệu một đề tài mới phức tạp? Về tầm quan trọng của những phát hiện đối với thành công trong nghề nghiệp, bạn có thể trông đợi có sự hiện diện của một vài tài liệu khoa học chính xác về đề tài này. Thật đáng ngạc nhiên, hiện có rất ít tư liệu nói về cách thức não chú ý đến các vấn đề trong môi trường thực tế, như chúng ta đã bàn luận trong chương Sự chưm chú. Các tư liệu nghiên cứu hiện có gợi ý rằng người thuyết minh phim và nhà hùng biện trước công chúng đều cùng làm một điều gì đó.

Môi trường quen thuộc Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc học hỏi và nhớ lại diễn ra dưới các điều kiện như nhau, song chúng ta chưa có một định nghĩa vững chắc về các “điều kiện như nhau”. Có nhiều cách để xem xét ý tưởng này.

Một lần, tôi khuyên một nhóm giáo viên về cách tư vấn cho các bậc cha mẹ khi họ muốn dạy cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở nhà cho con họ. Một phát hiện không mấy hài lòng là việc tiếp thu cả hai ngôn ngữ này của nhiều đứa trẻ có sự sắp xếp kép như vậy được đánh giá là kém, đôi khi rất kém. Tôi đã thuật lại kỹ những điều đã biết về các thí nghiệm ở dưới nước và gợi ý các gia đình nên tạo ra “phòng học tiếng Tây Ban Nha” với quy tắc: Chỉ được nói tiếng Tây Ban Nha ở đó. Phòng này được trang trí các đồ vật thuộc về Tây Ban Nha, với những bức tranh lớn có từ ngữ Tây Ban Nha. Tiếng Tây Ban Nha được dạy ở đây và không có tiếng Anh. Các bậc cha mẹ đã nói với tôi rằng sự sắp xếp này có hiệu quả.

Với cách này, môi trường mã hóa và mồi trường nhớ lại có thể tương tự như nhau, ở thời điểm học hỏi, nhiều đặc điểm môi trường -thậm chí những môi trường không liên quan đến mục đích học tập – có thể được mã hóa trong trí nhớ một cách có mục đích. Môi trường khiến việc mã hóa được kỹ lưỡng hơn, tương ứng với việc đặt nhiều tay nắm trên cánh cửa ra vào. Khi các gợi ý về môi trường như nhau được tính đến, chúng có thể trực tiếp dẫn tới các mục tiêu học hỏi, đơn giản bởi chúng đã được thấm nhuần vào dấu vết ban đầu.

Các nhà marketing chuyên nghiệp ở Mỹ đã biết hiện tượng này từ nhiều năm. Điều gì sẽ xảy ra nếu nếu tôi viết các từ “wind-up pink bunny” (sự kết thúc con thỏ màu hồng), “pounding drum” (nhốt tiếng trống) và “going-and-going” (đang đi-và-đang đi), rồi đề nghị bạn viết những từ và câu khác với kiểu như trên? Không có mối liên hệ chính thức nào giữa bất cứ từ nào, thế nhưng nếu bạn đã sống ở Mỹ một thời gian dài, phần lớn các bạn có thể viết được các từ như “battery” (cục pin) hay “energizer” (tiếp thêm năng lượng).

Việc làm cho các môi trường mã hóa và nhớ lại tương đương trong thực tế kinh doanh và giáo dục có ý nghĩa gì? Những phát hiện lớn nhất xảy ra khi các mồi trường tồn tại các ngữ cảnh khác nhau rất lớn so với môi trường tiêu chuẩn (dưới nước so với trên bờ biển là sự khác nhau rất lớn). Nhưng sự sắp đặt cần thiết để đạt hiệu quả khác cuộc sống bình thường như thế nào?

Nó có thể cũng đơn giản như việc khẳng định chắc chắn rằng, một bài kiểm tra vấn đáp được thực hiện bằng lời nói chứ không phải bằng cách xem xét các chữ viết. Hoặc những người thợ sửa chữa máy bay tương lai nên được dạy sửa chữa động cơ trong một công xưởng thực tế là nơi sửa chữa máy bay.

Tóm lược Quy luật #5

NHẮC LẠI ĐỂ NHỚ

      Não  nhiều kiểu hệ thống trí nhớMỗi kiểu tuân theo bốn giai đoạn xử  hóalưu giữnhớ lại  quên.

      Thông tin đi vào não bạn ngay lập tức được chia thành nhiều mảnh  được gửi tới nhiều vùng khác nhau của vỏ não để lưu giữ.

      Phần lớn các sự kiện dự đoán điều  đó đã biết hay chưa cũng sẽ được ghi nhớxảy ra  ngay những giây đầu tiên của việc học hỏiChúng ta càng  hóa kỹ lưỡng một  ức trong những khoảnh khắc đầu tiên ức đó sẽ càng mạnh mẽ hơn.

      Bạn  thể cải thiện  hội ghi nhớ một điều  đó nếu bạn tái tạo lại môi trường  bạn đã cập nhật  vào não mình lúc ban đầu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.