Luật Trí Não
QUY LUẬT #7 GIẤC NGỦ
Ngủ tốt, suy nghĩ tốt
Không có con đường nào dễ dàng hơn để được ghi tên vào cuốn sách Kỷ lục thế giới bằng cách nhận được điểm A về một công trình nghiên cứu khoa học ở trường trung học phổ thông và làm quen với một nhà khoa học nổi tiếng thế giới.
Năm 1965, Randy Gardner69, 17 tuổi, đã lựa chọn công trình nghiên cứu liên quan đến việc không ngủ liên tục trong 11 ngày và quan sát những điều đã xảy ra. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, cậu đã hoàn thành một kỳ tích, ghi kỷ lục thế giới trong năm về sự mất ngủ. Công trình khoa học này đã thu hút sự chú ý của nhà khoa học William Dement70, người được phép nghiên cứu điều đã xảy ra với trí não của cậu trong suốt một tuần rưỡi.
Điều đã xảy ra với trí óc của Randy thật khác thường. Nó bắt đầu làm việc sai chức năng. Ngay lập tức, cậu bắt đầu dễ bị kích động, hay quên, buồn nôn, và không có gì đáng ngạc nhiên, cậu mệt mỏi một cách không thể tin được. Năm ngày đầu trong cuộc thí nghiệm, Randy bắt đầu phải chịu đựng hậu quả của bệnh Alzheimer (bệnh tâm thần, mất trí nhớ). Cậu bị ảo giác mạnh, mất phương hướng nghiêm trọng và hoang tưởng. Vì trí nhớ thay đổi, cậu cho rằng đài truyền thanh địa phương đã đến gặp cậu. Trong bốn ngày cuối của quá trình thử nghiệm, cậu mất chức năng vận động, các ngón tay run run và lời nói líu ríu. Thật lạ kỳ, vào ngày cuối cùng, cậu vẫn có thể thắng Dement ở trò chơi bắn bi và thắng 100 lần liên tiếp.
Một vài tâm tính không có được sự khoái trá trong cuộc thử nghiệm. Chúng mất khả năng đột ngột – và vĩnh viễn của việc không ngủ lại. Fatal Familial lnsomnia71 là bệnh rối loạn gen hiếm nhất ở loài người còn tồn tại, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 20 gia đình trên thế giới. Sự hiếm hoi đó thật là điều may mắn, vì căn bệnh này có chiều hướng cực xấu về mặt sức khỏe tâm thần, ở giữa giai đoạn cuối tuổi trưởng thành, con người bắt đầu thấy bồn chồn, xúc động và vã nhiều mồ hôi. Khi căn bệnh này trở thành kinh niên, triệu chứng của căn bệnh là những cú co giật không thể kiểm soát được ngày càng tăng. Con người sớm trải nghiệm các cảm xúc rất mạnh của sự buồn phiền và lo lắng. Anh ta hoặc cô ta trở nên rối loạn tinh thần. Cuối cùng, thật đáng thương, bệnh nhân chìm vào hôn mê và chết.
Như vậy, chúng ta hiểu được những điều tồi tệ xảy ra khi không ngủ. Nhưng, xét cho cùng giấc ngủ chiếm một phần ba thời gian của chúng ta trên hành tinh. Không thể tin được rằng chúng ta vẫn không biết lý do tại sao cần phải ngủ. Không phải là chưa có những manh mối. Một gợi ý mạnh mẽ đến từ khoảng 10 năm trước đây do một nhóm các nhà nghiên cứu đã đặt một bó dây thần kinh que vào bên trong não của một con chuột. Con chuột này vừa mới biết cách ra khỏi mê cung khi nó quyết định chợp mắt một lúc.
Thiết bị ghi đang gắn với các dây thần kinh vẫn còn ở đó. Song để hiểu điều này có liên quan đến mục đích của giấc ngủ như thế nào, chúng ta hãy cùng xem xét bộ não hoạt động ra sao trong khi chúng ta đang ngủ.
Bạn gọi đây là sự nghỉ ngơi?
Nếu bạn đã từng có cơ hội quan sát một bộ não sống khi nó đang thiu thiu ngủ, bạn sẽ không còn hoài nghi gì nữa. Bộ não dường như không hoàn toàn ngủ. Đúng hơn, hầu như khó có thể tin được nó hoạt động trong suốt “thời gian nghỉ ngơi” với vô số nơ-ron nổ lách tách truyền mệnh lệnh tới các nơ-ron khác trong các hình mẫu thay đổi liên tục – nó thể hiện sự hoạt động hết sức nhịp nhàng trong giấc ngủ hơn là khi nó thức. Thời điểm duy nhất bạn có thể quan sát giai đoạn nghỉ ngơi thực sự của não (năng lượng tiêu thụ ít hơn so với giai đoạn thức tương tự) ở những nơi sâu nhất của cái gọi là non REM sleep72).
Nhưng non-REM sleep chỉ chiếm 20% toàn bộ giấc ngủ, đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu đã sớm tỉnh ngộ với ý niệm là nguyên nhân khiến chúng ta nghỉ ngơi vì chúng ta có thể nghỉ ngơi. Khi bộ não đang ngủ, nó không hoàn toàn nghỉ ngơi.
Mặc dù vậy, phần lớn mọi người đều cho rằng giấc ngủ là sự hồi phục mạnh mẽ và họ cũng chỉ ra thực tế nếu họ không ngủ đủ, họ cũng sẽ không suy nghĩ được. Điều này đúng ở một mức độ nào đó như chúng ta sẽ thấy. Do vậy, chúng ta bị đặt trong tình thế lúng túng khó xử: số năng lượng mà não đang sử dụng, dường như không thể khiến bạn có thể nhận được bất cứ sự hồi phục và nghỉ ngơi nào về mặt tinh thần trong khi ngủ.
Thậm chí nếu não không tự hoạt động về mặt năng lượng sinh học, thì các bộ phận khác của cơ thể cũng sẽ nghỉ ngơi trong quá trình ngủ giống như phiên bản của loài người trong sự ngừng trệ hoạt động rất nhỏ. Điều đó mở đầu cho vấn đề nan giải thứ hai: Giấc ngủ biến chúng ta thành những động vật rất dễ bị tổn thương. Quả thực, nhanh chóng thoát khỏi xứ sở của những giấc mơ không được bảo vệ giữa đám thợ săn không mấy thân thiện (như những con báo, người bạn cùng chung quá trình tiến hóa của chúng ta ở Đông Phi), dường như giống cách kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta tưởng tượng ra. Chúng ta cần phải đạt được một điều gì đó cực kỳ quan trọng trong giấc ngủ nếu chúng ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có nó. Đó chính xác là cái gì quá quan trọng như vậy?
Các nhà khoa học, những người đã nghiên cứu tình trạng không ngủ của Randy Gardner, đã sớm có đóng góp thực tế để trả lời những câu hỏi như vậy. Được coi là bậc thầy về lĩnh vực nghiên cứu giấc ngủ, Dement một người đàn ông tóc đã bạc trắng với nụ cười luôn rộng mở đã viết về nghiên cứu này khi ông gần 80 tuổi. Ông nói một cách súc tích về thói quen thiu thiu ngủ của chúng ta: “Giấc mơ cho phép mỗi người chúng ta mất trí một cách thanh thản và an toàn mỗi đêm trong cuộc đời của chúng ta.”
Dement đã nghiên cứu rất nhiều khía cạnh trong chu kỳ giấc ngủ của con người.
ông bắt đầu tiết lộ: “Ru ngủ” não, giống như những người lính trên chiến trường, thực sự bị nhốt trong một trận chiến sinh học xấu xa. Cuộc xung đột liên quan đến trận chiến ác liệt giữa hai thế lực đối nghịch và hùng mạnh, mỗi bên là các tế bào não và các chất sinh hóa với chương trình hoạt động khác nhau. Mặc dù nằm ở đầu, nhưng nơi diễn ra các hoạt động của hai đội quân này lại ngập tràn trong mọi ngóc ngách của cơ thể.
Trận chiến này đôi khi được gọi là mô hình “quá trình đối kháng”.
Ngay khi Dement bắt đầu xác định hai thế lực đối nghịch này, ông đã lưu ý đến một vài điều lạ lùng về cuộc chiến tranh mà chúng đang tiến hành. Thứ nhất, những lực lượng này không bên là các tế bào não và các chất sinh hóa với chương trình hoạt động khác nhau. Mặc dù nằm ở đầu, nhưng nơi diễn ra các hoạt động của hai đội quân này lại ngập tràn trong mọi ngóc ngách của cơ thể.
Trận chiến này đôi khi được gọi là mô hình “quá trình đối kháng”.
Ngay khi Dement bắt đầu xác định hai thế lực đối nghịch này, ông đã lưu ý đến một vài điều lạ lùng về cuộc chiến tranh mà chúng đang tiến hành. Thứ nhất, những lực lượng này không những giao chiến suốt đêm, trong khi chúng ta ngủ, mà còn vào cả ban ngày, khi chúng ta thức. Thứ hai, chúng phải tuân theo một kế hoạch tác chiến, ở đó mỗi bên lần lượt thắng một trận rồi ngay lập tức thua ở trận tiếp theo, rồi nhanh chóng thắng trận tiếp theo nữa và cứ tiếp tục như vậy, vòng tuần hoàn thắng/thua diễn ra hàng ngày, hàng đêm. Điều kỳ lạ thứ ba là không bên nào tuyên bố là đã giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến này. Cuộc giao chiến không ngừng sinh ra những trải nghiêm thức và giấc theo chu kỳ mà hầu hết mọi người đều trải qua mỗi ngày (và đêm) trong cuộc đời.
Dement không làm việc một mình, cố vấn của ông, nhà nghiên cứu thiên tài Nathaniel Kleitman, đã mang đến cho ông sự thấu hiểu đầu tiên. Nếu Dement được coi là bậc thầy về nghiên cứu giấc ngủ, thì Kleitman chắc chắn cũng có những phẩm chất giống ông. Một người đàn ông Nga sôi nổi với cặp lông mày rậm, Nathanalie Klietman nổi tiếng về tinh thần sẵn lòng thử nghiệm trên chính cơ thể ông và các con ông. Khi như một đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra giấc ngủ REM (cử động nhanh của mắt), Kleitman lập tức tình nguyện đưa con gái ồng vào cuộc thử nghiệm và cô bé nhanh chóng khẳng định điều đã khám phá. Song một trong những thí nghiệm thú vị nhất trong sự nghiệp lâu dài của Kleitman đã xảy ra vào năm 1938, khi ông thuyết phục được một đồng nghiệp tham gia thử nghiệm ở độ sâu 150 feet dưới lòng đất trong hang động Mammoth ở bang Kentucky suốt một tháng.
Thoát khỏi ánh nắng mặt trời và lịch trình thường ngày, Kleitman tha hồ đặt câu hỏi liệu những thói quen thức giấc và đi ngủ trong cơ thể con người có tự động tuân theo chu kỳ hay không. Quan sát của của ông khá lộn xộn, nhưng thí nghiệm này đã cung cấp gợi ý thực sự đầu tiên rằng có một thiết bị tự động tồn tại trong cơ thể chúng ta. Quả thực, bây giờ chúng ta đã biết rằng cơ thể sở hữu vô số đồng hồ bên trong, tất cả được kiểm soát bởi các vùng riêng biệt trong não, tạo ra một lịch trình nhịp nhàng, đều đặn cho những trải nghiệm thức và ngủ của chúng ta. Đây là điều ngạc nhiên tương tự như tiếng thì thầm của một tinh thể thạch anh trong chiếc đồng hồ đeo tay. Một vùng của não được gọi là trung tâm siêu giao thoa (suprachiasmatic nucleus)73, một phần của hypothalamus74 (vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát…) chúng ta đã bàn luận lúc trước, dường như chứa thiết bị điều chỉnh thời gian nói trên. Tất nhiên, chúng ta không xác định đặc điểm của sự nhip nhàng phát xung này giống như một chiếc đồng hồ đeo tay cực tốt. Chúng ta miêu tả chúng giống như một cuộc chiến tranh bạo tàn. Một trong những đóng góp vĩ đại nhất của Dement và Kleitman là chỉ ra sự nhịp nhàng tự động diễn ra do cuộc xung đột không ngừng giữa hai lực lượng đối lập.
Với ý tưởng các lực lượng này chịu sự kiểm soát bên trong, chúng ta có thể khảo sát chúng một cách chi tiết hơn, bắt đầu với sự miêu tả tên gọi của chúng. Một quân đội gồm các nơ ron, hoóc-môn và nhiều chất hóa học khác làm hết sức mình để giữ cho bạn tỉnh táo. Đội quân đội này được gọi là hệ thống thức tỉnh mỗi lần một ngày/tiết điệu suốt ngày đêm (thường được gọi một cách đơn giản là “quá trình C”. Nếu đội quân này thắng, nó sẽ khiến bạn thức suốt. Thật may mắn, nó bị một đội quân cũng được tạo thành từ các nơ-ron, hoóc-môn và nhiều chất hóa học khác, và cũng mạnh như nó chống đối lại. Đội quân này làm mọi việc với hết sức mình để buộc bạn phải đi ngủ. Chúng được gọi là “quá trình S” (động thái ngủ nội cân bằng). Nếu đội quân này thắng, bạn sẽ phải đi ngủ.
Đó là một cuộc chiến tranh kỳ lạ, thậm chí ngược đời. Ví dụ, đội quân nào càng kiểm soát chiến trường lâu hơn, dường như nó càng bị thua trận hơn. Hầu như mỗi khi kiệt sức vì trận mạc, cuối cùng những chiến binh đành phải phất cờ trắng tạm thời đầu hàng. Quả thực, bạn càng tỉnh táo (quá trình c thắng cuộc đang phất cờ chiến thắng trong đầu bạn), càng có nhiều khả năng hệ thống thức tỉnh mỗi lần một ngày cuối cùng sẽ nhường lại chiến trường cho đối thủ. Lúc đó bạn sẽ phải đi ngủ. Với hầu hết mọi người, hành động đầu hàng này thường đến sau khi thức 16 tiếng đồng hồ liền. Điều này cũng sẽ xảy ra ngay cả khi bạn sống trong hang động.
Ngược lại, bạn càng ngủ lâu (quá trình s đang hoan hỉ mừng chiến thắng trong đầu bạn), thì càng có nhiều khả năng động thái ngủ nội thức tỉnh sẽ nhường lại chiến trường cho địch thủ, tất nhiên, điều đó khiến bạn tỉnh giấc. Kết quả của sự đầu hàng này là bạn thức giấc. Đối với phần lớn mọi người, thời gian trước cuộc đầu hàng bằng khoảng một nửa thời gian của đối thủ, khoảng 8 giờ ngủ đẫy giấc. Điều này cũng sẽ diễn ra ngay cả khi bạn đang sống trong hang động.
Trừ 20 thành viên không may mắn của 20 gia đình hoặc 20 gia đình không may mắn trên toàn thế giới, Kleitman, Dement và số đông các nhà nghiên cứu khác đều có thể chỉ ra tình trạng căng thẳng về chức năng là bình thường – thậm chí quan trọng – là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Trong thực tế, hệ thống thức tỉnh mỗi lần một ngày và động thái ngủ nội thức tỉnh bị khóa chặt trong cuộc chiến tranh hàng ngày với các chiến thắng và cuộc đầu hàng có thể dự đoán được thì bạn thật sự có thể vẽ được đồ thị của chúng. Nói chính thức, quá trình s duy trì độ dài và độ sâu của giấc ngủ, trong khi quá trình c quyết định xu hướng và hạn định thời gian của việc ngủ cần thiết.
Bây giờ, cuộc chiến giữa hai quân đội không phải là không được giám sát. Có các lực lượng bên trong và bên ngoài giúp điều chỉnh cuộc xung đột, xác định cho chúng ta cả thời gian giấc ngủ cần thiết lẫn thời gian giấc ngủ mà chúng ta thực hiện được. Chúng ta sẽ tập trung vào hai lực lượng bên trong, vùng giấc ngủ thường xuyên và giấc ngủ chợp mắt. Để hiểu cách thức chúng hoạt động ra sao, chúng ta cần phải rời bãi chiến trường rắc rối này một thời gian, thay vào đó là đi khám phá đời sống của những người vẽ tranh biếm họa và bình luận viên chuyên mục. Và, chúng ta sẽ nói chuyện về các loài chim.
Chim chiền chiện75 hay chim cú76?
Nhà bình luận Ann Landers quá cố đã tuyên bố rõ ràng: Không một ai có thể gọi điện thoại cho tôi nếu tôi chưa sẵn sàng! Và rồi, bà ngắt điện thoại từ 1 đến 10 giờ sáng. Tại sao vậy? Vì đây là khoảng thời gian bà thường ngủ. Nhà vẽ tranh biếm họa Scott Adams, tác giả cuốn truyện tranh hài hước Dilbert, không bao giờ nghĩ sẽ bắt đầu làm việc vào lúc 10 giờ sáng, “Tôi hoàn toàn điều chỉnh được nhịp độ của bản thân”, ông nói, “Tôi không bao giờ cố gắng sáng tạo bất cứ thứ gì sau buổi trưa… Tôi làm việc từ 6 đến 7 giờ sáng.” ở đây chúng ta có hai nhà chuyên nghiệp đã hoàn thành tốt và đầy tính sáng tạo công việc của mình, một người bắt đầu công việc ngay khi ngày làm việc của người kia kết thúc.
Khoảng thời gian từ 1 đến 10 giờ sáng của chúng ta giống như của tác giả chuyên mục Dilbeii. Tài liệu khoa học gọi những người đó là chim chiền chiện (dễ chịu hơn cái tên riêng “người dậy sớm kinh niên”). Nhìn chung, chim chiền chiện tỉnh táo nhất vào buổi trưa và cảm thấy làm việc hiệu quả nhất vào khoảng vài giờ trước bữa trưa. Họ không cần đồng hồ báo thức, vì họ luôn thức dậy trước khi chuông báo thức điểm – thường trước 6 giờ sáng. Chim chiền chiện vui vẻ thông báo bữa ăn ưa thích nhất của họ là bữa sáng và thường dùng ít cà phê hơn những người khác. Tình trạng uể oải tăng lên vào đầu buổi tối, phần lớn chim chiền Chiện đều đi ngủ (hoặc muốn đi ngủ) lúc 9 giờ tối.
Chim chiền chiện là địch thủ lớn của 2 trong số 10 người nằm ở thái cực khác của việc ngủ: “người dậy muộn kinh niên”, hoặc loài chim cú. Nhìn chung, chim cú tỉnh táo nhất vào khoảng 6 giờ tối. Hiếm khi họ muốn ngủ trước 3 giờ sáng. Cú vọ luôn cần đồng hồ báo thức để đánh thức họ vào buổi sáng, những con chim cú đặc biệt thường cần phải có nhiều đồng hồ báo thức để đảm bảo thức tỉnh. Thực vậy, nếu chim cú muốn, hầu hết họ cũng không thể thức dậy trước 10 giờ sáng. Không lấy làm ngạc nhiên, thuộc tính của họ phản ánh bữa ăn ưa thích nhất của họ là bữa tối và họ uống cà phê suốt ngày để tự chống đỡ sự buồn ngủ khi làm việc. Nếu bạn nghĩ việc ngủ của chim cú không tốt như chim chiền Chiện, bạn đã rất đúng về vấn đề tiền bạc.
Quả thực, người dậy muộn kinh niên thường tích lũy “một khoản nợ ngủ” lớn trong suốt cuộc đời của họ.
Cách hành xử của chim chiền chiện và chim cú rất đặc biệt. Các nhà nghiên cứu cho rằng những kiểu mẫu này có thể nhận thấy trong giai đoạn đầu thời niên thiếu và chuyển thành sự phức tạp di truyền học của bộ não chi phối chu kỳ thức/ngủ của chúng ta. Có ít nhất một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bố và mẹ là chim chiền Chiện, một nửa số con của chúng cũng sẽ là chiền chiện. Chim chiền chiện và chim cú chỉ chiếm khoảng 30% dân số. Phần còn lại của chúng ta được gọi là chim ruồi77. Khái niệm này luôn luôn đúng. Một số chim ruồi trông giống như chim cú, một số lại giống chiền chiện, và số khác thì chẳng giống chiền chiện cũng chẳng giống chim cú. Với sự hiểu biết của mình, biệt danh chim chưa từng được gán cho những người hình như chỉ cần ngủ bốn hay năm giờ mỗi ngày. Thay vào đó, họ được gọi là những người phải chịu đựng “chứng mất ngủ lành mạnh”.
Vậy một người cần bao nhiêu giờ để ngủ? Dựa vào những hiểu biết gần đây của chúng ta về việc chúng ta ngủ khi nào và ngủ như thế nào, bạn có thể hy vọng các nhà khoa học sẽ trả lời câu hỏi này khá nhanh. Quả thực, nếu có thể, câu trả lời của họ sẽ là: Chúng ta không biết. Bạn không đọc nhầm đâu. Sau nhiều thế kỷ trải nghiệm với giấc ngủ, chúng ta vẫn chưa thể hiểu được con người thực sự cần bao nhiêu món ăn này.
Khais quát hóa là không thể được: Khi bạn tìm tòi dữ liệu về con người, cái bạn tìm thấy không phải là tính đồng dạng rõ rệt mà là tính cá thể rõ ràng. Làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn là thời gian biểu ngủ khác nhau đến mức không thể tin được. Chúng thay đổi theo tuổi tác. Chúng thay đổi theo giới tính. Chúng thay đổi phụ thuộc vào việc bạn có thai hay không, bạn đã trải qua giai đoạn dậy thì hay chưa. Có nhiều yếu tố khác cũng phải tính đến là hầu hết đều cảm thấy bạn hỏi không đúng. Do vậy chúng ta hãy cùng đảo lại câu hỏi đó. Bạn không cần ngủ bao lâu? Nói cách khác, những con số nào phá vỡ chức năng bình thường? Đó lại là một câu hỏi quan trọng, bởi vì bạn có thể bị rối loạn chức năng vì ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ. Bất cứ số giờ ngủ bao nhiêu là đủ với bạn, khi bị tước đoạt mất (cũng theo cả hướng này), những điều tồi tệ thực sự đang xảy ra với bộ não của bạn.
Ngủ trưa trong thế giới tự do
Giả sử rằng nhịp điệu ngủ chiến đấu 24 giờ mỗi ngày, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các cuộc giao tranh nhỏ không chỉ xảy ra vào ban đêm mà còn vào cả ban ngày. Một lĩnh vực đáng quan tâm là cần kiên định ngủ trưa và ngủ chợp mắt vào những thời điểm cụ thể trong ngày.
Cũng cần phải tính đến thói quen, nếu bạn là nhân viên trong xã hội bảo thủ đầu những năm 1960. Lyndon Baines Johnson, tổng thống thứ 36 của nước Mỹ và là lãnh tụ của thế giới tự do, có thói quen hàng ngày đóng cửa văn phòng vào giữa trưa và mặc quần áo ngủ. Rồi ông nghỉ trưa 30 phút. Lấy lại sự tỉnh táo, ông nói với các sĩ quan phụ tá rằng giấc ngủ trưa như vậy đã mang đến cho ông khả năng làm việc trong nhiều giờ theo yêu cầu của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Mỹ trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Cách xử sự như vậy của tổng thống dường như hết sức kỳ quặc. Nếu bạn hỏi các nhà nghiên cứu về giấc ngủ như William Dement, câu trả lời của ông có thể khiến bạn ngạc nhiên: LBJ (Lyndon Baines Johnson) đã hành động một cách bình thường; còn chúng ta, chúng ta không dám mang quần áo ngủ đến nơi làm việc, chúng ta mới là những người bất bình thường. Dement đã có khá nhiều dữ liệu để làm chỗ dựa.
LBJ đã hưởng ứng một điều gì đó được hầu hết mọi người trên hành tinh trải nghiệm. Nó có nhiều tên gọi – cái ngáp giữa trưa, sự dầm mình sau bữa ăn trưa, “cơn ngái ngủ” đầu giờ chiều. Chúng ta sẽ gọi đó là khu vực ngủ trưa, một quãng thời gian giữa buổi trưa khi chúng ta có một giấc ngủ ngắn ngủi. Hầu như chúng ta không thể làm bất cứ việc gì trong khoảng thời gian này, và nếu bạn có ý định bỏ qua giấc ngủ trưa, điều mà hầu hết chúng ta làm, bạn có thể phải dành rất nhiều thời gian trong buổi chiều để chiến đấu với nỗi mệt mỏi đang gặm nhấm. Đó là cuộc chiến đấu, vì não thực sự muốn nghỉ trưa và không quan tâm đến công việc người chủ của nó đang làm. Khái niệm “ngủ trưa” được thể chế hóa trong nhiều nền văn hóa khác nhau, có thể dẫn tới sự phản ứng dứt khoát đối với khu vực ngủ trưa.
Thoạt tiên, các nhà khoa học không tin đã tồn tại khu vực ngủ trưa này, loại trừ một cái gì đó tước đoạt giấc ngủ. Điều đó đã thay đổi. Ngày nay chúng ta hiểu rằng một số người cảm nhận nó mãnh liệt hơn một số người khác. Chúng ta hiểu nó không liên quan đến bữa trưa thịnh soạn (dù bữa trưa thịnh soạn, đầy năng lượng có thể tăng cường độ của nó). Dường như, hơn thế nữa, nó là một phần trong lịch sử tiến hóa của chúng ta. Một vài nhà khoa học nghĩ rằng một giấc ngủ dài về đêm và giấc ngủ trưa ngắn ban ngày tượng trưng cho hành vi giấc ngủ của con người một cách tự nhiên nhất.
Khi bạn lập biểu đồ đường cong quá trình s và đường cong quá trình c, bạn có thể nhận thấy chúng là một đường cong phẳng ở cùng một vị trí là buổi chiều. Hãy nhớ rằng, những đường cong này đang đánh dấu diễn tiến cuộc chiến tranh giữa hai nhóm tế bào và các chất sinh hóa đối lập. Cuộc chiến rõ ràng đã đi đến thế bế tắc cùng cực. Tình trạng căng thẳng ngang bằng hiện tồn tại giữa hai thế lực, bòn rút nhiều sức lực để duy trì. Tuy không phải tất cả, nhưng một vài nhà nghiên cứu cho rằng sự thư thái trong tình trạng căng thẳng dẫn tới khu vực ngủ trưa. Tuy vậy, khu vực ngủ trưa này rất quan trọng, vì não chúng ta cũng không hoạt động trong suốt thời gian này. Nếu bạn là nhà diễn thuyết trước công chúng, bạn đã hiểu thời gian thích hợp cho cuộc diễn thuyết là vào giữa buổi chiều. Khu vực ngủ trưa đúng là cũng gây nguy hiểm đến tính mạng: Tai nạn giao thông xảy ra trong thời điểm này nhiều hơn bất cứ thời điểm nào khác trong ngày.
Trên khía cạnh một chuyến bay ngắn, một nghiên cứu của NASA78 đã chỉ ra rằng giấc ngủ trưa 26 phút đã cải thiện thành tích của phi công hơn 34%. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy giấc ngủ trưa 45 phút khiến nhận thức tăng lên tương tự, kéo dài hơn sáu giờ. Còn những nhà nghiên cứu khác chứng minh một giấc ngủ trưa 30 phút trước khi thức suốt đêm có thể ngăn chặn tổn thất nghiêm trọng về thành tích trong suốt đêm đó.
Nếu đó là điều mà giấc ngủ trưa có thể làm được, hãy tưởng tượng ra lợi ích của giấc ngủ trong một đêm trọn vẹn. Chúng ta hãy cùng xem xét điều gì có thể xảy ra khi chúng ta lờ đi những sức mạnh bên trong này và khi chúng ta chú trọng đến chúng.
Đi ngủ thôi, mọi việc nên để đến sáng mai
Nếu như trung tâm phân vai đã từng yêu cầu bạn gợi ý một nhân vật trong lịch sử đại diện cho nguyên mẫu một nhà khoa học có vẻ điên-nhưng-lỗi-lạc, Dimitri Ivanovich Mendeleyev có thể nằm trong danh sách năm người đứng đầu của bạn. Tóc rậm và bảo thủ, Mendeleyev sở hữu một vẻ nghiêm trang ngầm của Rasputin79, cặp mắt lanh lợi của Pi-e Đại đế80 và tinh thần linh hoạt của cả hai. Một lần ông đã dọa tự vẫn nếu một phụ nữ trẻ không lấy ông. Cô ta đã ưng thuận mặc dù đó là điều không hợp pháp vì cô gái nghèo khổ không biết rằng ông có vợ. Điều vi phạm này đã buộc ông phải rời khỏi Viện Hàn lâm Khoa học Nga một thời gian, đó có thể là điều hơi vội vàng, bởi gần như một mình ông đã hệ thống hóa toàn bộ ngành khoa học hóa học.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của ông – cách tổ chức mọi nguyên tử đã được phát hiện từ trước – được thể hiện quá rõ ràng, sắp xếp được cả vị trí của các nguyên tố đã được tìm thấy và kể cả một số nguyên tố chưa tìm ra nhưng có thể tiên đoán được. Song điều kỳ diệu nhất là: Mendeleyev nói rằng ý tưởng đó đến lần đầu tiên từ trong giấc ngủ của ông. ông đoán được bản chất của vũ trụ khi đang ngủ gật trong một buổi tối chơi bài solitaire81 và ngủ gật. Khi chợt tỉnh giấc, ông hiểu rằng mọi nguyên tử trong vũ trụ được sắp xếp như thế nào và ông nhanh chóng lập ra bảng tuần hoàn nổi tiếng. Thật thú vị, ông đã sắp xếp các nguyên tử theo bảy nhóm lặp đi lặp lại.
Dĩ nhiên, Mendeleyev hầu như là nhà khoa học duy nhất thuật lại được cảm xúc và cảm hứng của mình sau giấc ngủ. Phải chăng có một điều gì đó liên quan đến ý niệm “Chúng ta hãy gác lại việc đó đến sáng mai”? Mối quan hệ giữa giấc ngủ bình thường với việc học tập khác thường là gì?
Hàng núi dữ liệu chứng minh rằng một giấc ngủ tốt thật sự có thể tăng cường việc học hỏi một cách đáng kể, trong một vài loại hình công việc. Những kết quả này làm nảy sinh nhiều mối quan tâm của các nhà khoa học về giấc ngủ và không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu như không có một cuộc tranh cãi nào. Họ lập luận, chúng ta nên xác định rõ việc học tập như thế nào, điều gì là sự cải thiện? Nhưng có nhiều ví dụ về hiện tượng này. Có một nghiên cứu nổi bật với tính đặc thù của nó.
Học sinh thường được giao hàng chuỗi các bài toán và phải chuẩn bị trước một phương pháp để giải toán. Chúng không được cho biết có một cách dễ hơn, một “con đường tắt” để giải toán có thể được khám phá một cách đầy tiềm năng trong khi làm bài tập. Câu hỏi đặt ra: Liệu có cách nào khởi động, thậm chí tăng tốc, những hiểu biết bên trong của họ? Liệu bạn có thể khiến họ đưa phương pháp này lên màn hình ra-đa của họ? Câu trả lời là có, nếu bạn cho phép họ gác việc đó đến sáng mai. Nếu bạn để 12 giờ trôi qua sau lần tập huấn ban đầu và đề nghị học sinh làm nhiều bài toán hơn, khoảng 20% sẽ khám phá ra con đường tắt này. Song, nếu trong 12 giờ đó bạn cũng cho phép 8 giờ hoặc nhiều hơn để dành cho giấc ngủ bình thường, khả năng đó sẽ tăng gấp ba lần, khoảng 60%. Thí nghiệm này tiến hành bao nhiêu lần cũng không quan trọng, nhóm ngủ luôn thực hiện tốt hơn nhóm không ngủ khoảng từ 3 lần.
Giấc ngủ được áp dụng để cải thiện các công việc có liên quan tới cách phân biệt sự sắp đặt về mặt thị giác, sự thích nghi vận động và trình tự vận động. Kiểu học tập dường như có tính nhạy cảm nhất đối với việc cải thiện giấc ngủ là kiểu liên quan đến học hỏi một thủ tục. Nếu phá vỡ giấc ngủ ban đêm ở những giai đoạn cụ thể và cố ngủ lại lại vào buổi sáng, bạn đã bỏ lỡ mọi cơ hội cải thiện học hỏi qua đêm. Rõ ràng là, để có được những hình mẫu kỹ năng tri thức, giấc ngủ có thể là người bạn lớn của sự học hỏi.
Mất ngủ = não bị kiệt quệ
Rồi bạn sẽ không ngạc nhiên, thiếu ngủ gây tác hại đến việc học tập như thế nào. Trong thực tế, một học sinh vốn học giỏi có thể điều chỉnh sự tụt dốc trong học tập của mình chỉ bằng cách điều chỉnh số giờ ngủ. Ví dụ, học sinh A thường ở trong nhóm 10% học sinh đứng đầu gần như bất kỳ mồn học gì. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cô chỉ ngủ dưới bảy giờ mỗi ngày làm việc và ngủ thêm khoảng 40 phút vào các ngày nghỉ cuối tuần, cô sẽ bắt đầu rơi vào nhóm nhóm 9% đứng cuối của những người thiếu ngủ. Sự thiếu ngủ tích lũy suốt cả tuần thêm vào sự thiếu hụt giấc ngủ tích cóp ở ngày nghỉ cuối tuần – và nếu không trả được, khoản nợ giấc ngủ sẽ được chuyển sang tuần tiếp theo.
Một nghiên cứu khác tiến hành trong số những người lính đang đảm đương nhiệm vụ quân sự nặng nề. Mất ngủ một đêm dẫn đến hậu quả mất đi 30% trong toàn bộ kỹ năng nhận thức, với sự sút giảm thành tích tiếp theo. Nếu bị hai đêm mất ngủ, con số này lên tới 60%. Các nghiên cứu khác đã mở rộng những khám phá này. Ví dụ, khi giấc ngủ bị giới hạn 6 giờ hoặc ít hơn mỗi đêm thì chỉ trong năm đêm, thành tích liên quan tới nhận thức có thể ngang với một người đang chịu đựng 48 giờ mất ngủ liên tục.
Nhiều nghiên cứu mới đây bắt đầu hé ra ánh sáng của nhiều chức năng khác lúc mới đầu hình như không liên quan tới giấc ngủ. Ví dụ, khi con người mất ngủ, khả năng hấp thụ thức ăn giảm xuống một phần ba. Khả nâng tạo ra chất insulin và chiết xuất năng lượng từ glucose, món tráng miệng ưa thích của não giảm sút thảm hại. Đồng thời, bạn nhận thấy nhu cầu cần có nó nhiều hơn, vì lượng hoóc-môn căng thẳng trong cơ thể bắt đầu tăng lên một cách nghiêm trọng. Nếu bạn vẫn giữ tập tính này, bạn dường như góp phần tăng nhanh quá trình lão hóa. Ví dụ như, một người khỏe mạnh ở độ tuổi 30 mất ngủ trong sáu ngày (con số trung bình trong nghiên cứu này là mất ngủ bốn giờ một đêm), thành phần hóa học của cơ thể nhanh chóng trở thành giống như của một người 60 tuổi. Nếu họ được ngủ trở lại, chỉ trong một tuần, họ sẽ trở lại tuổi 30.
Tóm lại, mất ngủ là mất đi sự minh mẫn của trí óc. Mất ngủ làm tê liệt suy nghĩ, bạn có thể suy nghĩ chỉ ở một mức độ nào đó. Mất ngủ làm tổn thương đến sự tập trung, chức năng điều hành, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ làm việc, tính khí, kỹ năng định lượng, khả năng lý giải logic, kiến thức toán học cơ bản. Cuối cùng, mất ngủ ảnh hưởng tới sự khéo léo của bàn tay, bao gồm sự kiểm soát các dây thần kinh vận động (có lẽ trừ trò chơi bẳn bi) và thậm chí những kỹ năng vận động thô, như khả năng làm việc nặng nhọc hàng ngày.
Khi bạn xem tất cả các dữ liệu đã được kết hợp lại, một vấn đề chắc chắn luôn nổi lên: Giấc ngủ liên quan khá mật thiết với sự học hỏi. Điều đó có thể nhận thấy được qua số lượng lớn, nhỏ các giấc ngủ, ở mọi thời điểm. Dĩ nhiên, giải thích một cách chính xác giấc ngủ đã cải thiện thành tích như thế nào thật không dễ dàng như chứng minh thực tế chính nó đã làm được việc đó. Căn cứ vào tầm quan trọng của vấn đề này đối với Quy luật trí não, chúng ta cũng nên thử xem sao.
Hãy xem xét câu chuyện sau đây về một nhân viên kế toán thành công trong hôn nhân, làm việc cực kỳ cẩn thận. Mặc dù ngủ say như chết, suốt đêm, anh ta thường nói cho vợ nghe về các bản báo cáo tài chính. Nhiều bản báo cáo này đến từ những hoạt động trong ngày. (Bất chợt, nếu vợ anh ta đánh thức anh ta dậy – điều này thường xảy ra bởi vì các bài phát thanh tài chính anh ta phát ra quá to – anh kế toán này trở nên si tình và muốn tình tự.) Liệu tất cả chúng ta có tập hợp được các trải nghiệm trước đây của chúng ta trong lúc ngủ? Liệu điều này có thể không những giải thích cho tất cả các dữ liệu khác chúng ta đang bàn luận, mà cuối cùng còn đưa chúng ta đến với lý do tại sao chúng ta phải ngủ?
Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cần quay trở lại câu chuyện về một con chuột không may mà 10 năm trước, đã không may mắn phải ngủ với một bó dây thần kinh gắn trong não. “Những dây thần kinh” này là những điện cực được đặt gần các nơ-ron đặc biệt. Nối các điện cực này với một thiết bị ghi, bạn có thể nghe trộm não đang nói chuyện với chính nó, giống như mạng điện thoại của CIA, nghe các nơ-ron đặc biệt nói chuyện huyên thuyên với nhau khi chúng xử lý thông tin. Thậm chí ở bộ não một con chuột rất nhỏ, trong những ngày bình thường có thể nghe được trên 500 nơ-ron cùng một lúc. Vậy chúng đang nói điều gì? Nếu bạn nghe não chuột khi nó đang thu nhận thông tin mới, giống như đang học cách tìm đường trong mê cung, bạn sẽ khám phá ra một điều lạ thường. Một hình mẫu “đặc trưng mê cung” rất riêng biệt của sự kích thích điện bắt đầu dâng lên. Hoạt động giống như mã moóc cổ, một chuỗi các nơ-ron bắt đầu kêu lách tách trong chuỗi thời gian cụ thể suốt quá trình học hỏi này. Sau đó, con chuột sẽ luôn phát ra hình mẫu này bất cứ khi nào nó đi qua mê cung đó. Dường như đó là một biểu diễn điện của các kiểu mẫu suy nghĩ tìm đường trong mê cung mới của con chuột (ít nhất có hơn 500 điện cực có thể phát hiện).
Khi con chuột đi ngủ, nó bắt đầu phát lại chuỗi hình mẫu mê cung. Trong lúc ngủ, não chuột diễn lại điều nó đã học được, gợi cho chúng ta nhớ lại anh chàng kế toán. Luôn thực hiện kiểu mẫu này trong một giai đoạn cụ thể của giấc ngủ, con chuột lặp đi lặp lại điều đó – và nhanh hơn nhiều so với thời gian ban ngày. Với tốc độ rất mãnh liệt, chuỗi kiểu mẫu này được diễn lại hàng nghìn lần. Nếu một sinh viên đại học nghịch ngợm quyết định đánh thức con chuột trong giai đoạn này, giai đoạn được gọi là ngủ sâu mắt chớp chậm (giai đoạn ba và bốn của hoạt động mắt không cử động), một điều gì đó cũng rất đặc biệt sẽ được quan sát. Con chuột gặp rắc rối trong việc ghi nhớ mê cung vào ngày tiếp theo. Hoàn toàn đúng như vậy, con chuột dường như đang củng cố lại kiến thức đã học trong ngày vào ban đêm sau khi việc học hỏi diễn ra và sự ngắt quãng trong giấc ngủ đó đã phá vỡ chu trình học hỏi này.
Điều này đương nhiên khiến các nhà nghiên cứu phải đặt ra câu hỏi liệu điều tương tự này có xảy ra với con người. Câu trả lời? Chúng ta không chỉ xử lý như thế mà còn thực hiện điều đó theo một cách thức phức tạp hơn nhiều. Giống như con chuột, loài người dường như diễn lại các trải nghiệm học hỏi nào đó lúc ban ngày vào ban đêm, suốt trong giai đoạn giấc ngủ sâu. Nhưng không giống con chuột, các ghi nhớ đã nạp mang tính cảm xúc nhiều hơn dường như được diễn lại ở một giai đoạn khác trong chu trình giấc ngủ.
Những phát hiện này như một quả bom làm xôn xao dư luận với ý tưởng: Một vài loại xử lý độc lập đang diễn ra vào ban đêm. Liệu đó có phải là nguyên do khiến chúng ta cần phải ngủ đơn giản chỉ để dừng sự hoạt động của thế giới bên ngoài một thời gian, cho phép chúng ta hướng những nguồn lực tập trung hơn vào những cái bên trong nhận thức của chúng ta? Phải chăng lý do chúng ta cần ngủ là để có thể học tập được?
Nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng tất nhiên, thực tế nghiên cứu lại rối tung hơn. Nhiều phát hiện dường như phức tạp, nếu không hoàn toàn mâu thuẫn, đó là ý tưởng về xử lý độc lập. Ví dụ, những người đặc biệt bị tổn thương về não không có khả năng ngủ sâu, tuy nhiên lại có trí nhớ bình thường, thậm chí còn được cải thiện. Cả những cá nhân mà REM sleep82 của họ bị ức chế do uống thuốc chống suy nhược cũng thế.
Chính xác cách thức hòa hợp các dữ liệu này với phát hiện trước ra sao đang là chủ đề tranh luận khoa học căng thẳng. Điều luôn cần là phải nghiên cứu nhiều hơn nữa – nhưng không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà thôi.
Các ý tưởng
Nếu doanh nghiệp và trường học tước đi nhu cầu ngủ của nhân viên và học sinh một cách trầm trọng thì tình trạng sẽ ra sao? Một tòa nhà công sở hiện đại sẽ như thế nào? Một trường học sẽ ra sao? Đây không phải là những câu hỏi vu vơ. Ảnh hưởng của sự mất ngủ gây tổn thất cho các doanh nghiệp Mỹ trên 100 tỉ đô-la mỗi năm. Tôi có một vài ý tưởng cho việc nghiên cứu thực tế.
Ghép các tập tính Một số các thử nghiệm về hành vi ứng xử có thể phân biệt chim chiền chiện với chim cú và chim ruồi một cách khá dễ dàng. Dựa vào những tiến bộ trong nghiên cứu gen, trong tương lai bạn có thể chỉ cần thử máu để xác định được sơ đồ quá trình c hay quá trình s của mình. Điểm mấu chốt là, chúng ta có thể xác định số giờ khi một người muốn đạt được những đỉnh cao năng suất lao động của chính mình.
Đây là một ý tưởng rõ ràng: Điều gì xảy ra nếu chúng ta bắt đầu kết hợp các tập tính với kế hoạch làm việc? 20% lực lượng sản xuất đã ở mức gần hoặc dưới chuẩn năng suất lao động trong mô hình 9 đến 5 hiện thời. Sẽ xảy ra điều gì nếu chúng ta lập ra vài kế hoạch làm việc, dựa trên những tập tính của nhân viên? Chúng ta có thể thu được năng suất lao động cao hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống của những nhân viên đã không may mắn chịu số phận bi đát phải gánh khoản nợ ngủ suốt đời. Chúng ta có thể tận dụng tốt hơn nữa ngoài tòa nhà của mình nếu chúng luôn rộng mở 24/24 giờ thay vì nằm im lìm hết một đêm. Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ cần phải tập trung vào khía cạnh nào đó trong kế hoạch ngủ của nhân viên.
Trong ngành giáo dục, chúng ta cũng có thể thực hiện tương tự như vậy. Giáo viên cũng có tập tính ngủ muộn giống như học sinh. Tại sao không ghép họ cùng nhau? Liệu bạn có thể nâng cao năng lực của giáo viên? Của học sinh? Thoát khỏi những hậu quả xấu kéo dài của khoản nợ ngủ, những kinh nghiệm giáo dục của họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn, đơn giản vì mỗi người đã tràn đầy khả năng huy động chỉ số IQ mà Chúa đã ban tặng.
Kế hoạch thay đổi cũng tận dụng được lợi thế là nhu cầu ngủ thay đổi suốt cuộc đời của mỗi con người. Ví dụ, các dữ liệu chỉ ra rằng, học sinh thường tạm thời chuyển sang tập tính cú vọ nhiều hơn khi chúng chuyển qua tuổi vị thành niên. Tình trạng này đã dẫn đến một vài trường học quyết định bắt đầu các giờ học ở trường trung học phổ thông sau 9 giờ sáng. Điều này có một số ý nghĩa. Hoóc-môn ngủ (ví dụ như chất protein melatonin83) có ở mức độ tối đa trong não trẻ vị thành niên. Khuynh hướng tự nhiên của những trẻ này là ngủ nhiều hơn, đặc biệt vào buổi sáng. Khi già, chúng ta có chiều hướng ngủ ít đi và một vài bằng chứng cũng thừa nhận là chúng ta cần ngủ ít hơn. Một nhân viên bắt đầu công việc với năng suất lớn nhất theo một kế hoạch có thể, cũng như trong nhiều năm tiếp theo, vẫn giữ công suất ở mức độ cao tương tự, đơn giản bằng cách chuyển sang một kế hoạch mới.
Khuyến khích giấc ngủ trưa
Để bảo toàn khu vực ngủ trưa này, các kỹ sư ở MetroNaps84 đã tạo ra một thiết bị nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa gọi là Sleep Pod. “Nó giống như một cái ghế điện” theo lời một người lần đầu tiên nhìn thấy thiết bị này. Quả thực, chiếc ghế tựa mang vác dễ dàng được ca ngợi là phù hợp nơi công sở hoàn hảo với tấm che ánh sáng, tai nghe chống tiếng động, ống xoắn chống nóng và có giá trên 14 nghìn đô-la mỗi chiếc không rẻ chút nào. Một công ty ở New York đã sản xuất ghế ngủ cho bốn nước, đang bận rộn mở rộng công việc kinh doanh của mình. Các công ty khác cũng đang mang giấc ngủ đến tận nơi làm việc. Khách sạn với số lượng lớn những “ghế sa-lon nghỉ trưa” kiểu giường ngủ đang tràn ngập khắp nước Nhật. Một nhà nghiên cứu ở Boston tên là William Antony đang cố gắng tạo ra National Napping Day85, một ngày riêng để cho tất cả mọi người có thể ngủ trưa, ông nhận thấy 70% người Mỹ được coi là những người ngủ gật ở nơi làm việc vẫn phải ngủ trưa một cách bí mật. Nơi gặp gỡ bí mật ưa thích là ở đâu? Trong ghế sau ô-tô của nhân viên. Trong bữa ăn trưa.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp và trường học nghiêm túc nhìn nhận sự tồn tại vùng ngủ trưa? Chưa từng có các cuộc họp hay giờ học nào được lên kế hoạch vào thời điểm khi các đường cong của quá trình c và quá trình s là các đường cong phẳng. Không có sự trình diễn yêu cầu cao và cuộc thi quan trọng nào được ấn định ở bất cứ thời điểm nào gần nơi gặp gỡ của hai đường cong này. Thay vào đó, có những thay đổi được lập kế hoạch kỹ lưỡng. Giấc ngủ trưa nên phù hợp với bữa ăn trưa mà doanh nghiệp miễn cưỡng thết đãi, hay thậm chí những cuộc giải lao ngọt ngào: một cái gật đầu cần thiết đối với nhu cầu sinh lý của nhân viên. Các công ty nên tạo ra một khoảng không dành cho nhân viên ngủ trưa nửa giờ mỗi ngày làm việc. Lợi ích này thật thiết thực. Những người được thuê vì sức mạnh trí tuệ của họ sẽ được phép duy trì sức mạnh đó ở đỉnh cao. Mark Rosekind86, nhà khoa học của NASA, người đã chỉ đạo cuộc nghiên cứu có tính chất khai phá về giấc ngủ trưa và sự thực thi nhiệm vụ của các phi công đã nói: “Chiến lược quản lý nào nữa sẽ cải thiện thành tích của con người lên 34% chỉ trong 26 phút?”
Cố gắng gác mọi việc đến sáng mai
Căn cứ vào các dữ liệu về sự nghỉ ngơi ban đêm tốt, các tổ chức có thể xử trí các vấn đề khó khăn nhất của họ bằng cách cho toàn bộ “đội giải quyết vấn đề” đi nghỉ an dưỡng một chút.
Khi đến nơi, nhân viên sẽ được giới thiệu một vấn đề và được yêu cầu suy nghĩ các giải pháp. Nhưng họ sẽ không phải bắt đầu đi đến kết luận, hoặc thậm chí bắt đầu chia sẻ ý tưởng với người khác, trước khi họ ngủ khoảng 8 tiếng. Khi họ thức dậy, liệu sự gia tăng tỉ lệ giải quyết vấn đề có giống như trong phòng thí nghiệm cũng với đội đó? Chúng ta nên khám phá.
Tóm lược Quy luật #7
NGỦ TỐT, SUY NGHĨ TỐT
• Bộ não luôn trong trạng thái căng thẳng giữa các tế bào và các chất hóa chất buộc bạn phải đi ngủ, chính chúng cũng giữ cho bạn thức.
• Các nơ–ron trong não bạn hoạt động nhịp nhàng, mãnh liệt trong lúc bạn ngủ – có thể diễn lại những gì bạn đã học được ngày hôm đó.
• Mọi người khác nhau về cần ngủ bao nhiêu giờ và thích ngủ vào lúc nào, nhưng động thái sinh học của giấc ngủ trưa thì hoàn toàn như nhau.
• Mất ngủ làm tổn thương sự chú ý, chức năng thực thi, trí nhớ làm việc, tâm trạng, kỹ năng định lượng, khả năng lập luận logic, và thậm chí sự khéo léo về vận động.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.