Luật Trí Não

QUY LUẬT #8 SỰ CĂNG THẲNG



Những bộ não bị căng thẳng học tập không giống nhau

Dưới bất kỳ góc độ nào, đây vẫn là một thí nghiệm hoàn toàn bị thất bại.

ở đây ta có chú chó chăn cừu Đức đang nằm dài trong góc của một thùng kim loại và rên rỉ. Nó đang phải nhận những cú điện giật, những kích thích khiến nó tru lên đau đớn. Điều kỳ lạ là nó có thể dễ dàng thoát ra được. Phía bên kia của thùng hoàn toàn không có điện và chỉ có một hàng rào thấp ở hai bên. Dù chú chó có thể nhảy qua để được an toàn khi bị cơn đau hành hạ cũng như khi cơn đau không hành hạ, nó vẫn nằm đó. Nó chỉ nằm trong góc của bên thùng có điện, rên rỉ với từng cú xóc kinh người. Hẳn nó đã bị người thí nghiệm tước bỏ mất quyền được thoát khỏi trải nghiệm này.

Điều gì đã xảy ra với chú chó?

Vài ngày trước khi đặt chân vào hộp, con vật này bị nhốt vào một chiếc cũi được chằng dây điện, bị buộc phải nhận cú điện giật đau đớn tương tự cả ngày lẫn đêm. Lúc đầu, nó không đứng im chấp nhận, mà đã phản ứng lại. Nó tru lên đau đớn. Nó đi tiểu tiện. Nó ráng sức chống lại với một nỗ lực ngày càng liều lĩnh nhằm kết nối một số hành vi của nó với sự chấm dứt đau đớn. Nhưng điều đó không có tác dụng. Khi nhiều giờ đồng hồ và thậm chí là nhiều ngày trôi qua, cuối cùng nó đã thôi kháng cự. Tại sao vậy? Chú chó bắt đầu nhận được một thông điệp rất rõ ràng: Cơn đau sẽ không ngừng lại, những cú sốc điện sẽ diễn ra vĩnh viễn. Không  lối thoát nào hết. Ngay cả sau khi được giải thoát khỏi cái cũi và được đưa vào trong thùng kim loại có một lối thoát, nó cũng không thể hiểu được những lựa chọn của mình. Thật ra, việc học tập đã bị đóng lại và đó có thể là phần tệ nhất.

Các bạn đã quen với ngành tâm lý học hẳn biết tôi đang mô tả một tập hợp những thí nghiệm nổi tiếng bắt đầu được nhà tâm lý học huyền thoại Martin Seligman87 tiến hành vào cuối những năm 1960. ông đặt cho nó cái tên: “tình trạng không được giúp đỡ đã học được” để miêu tả cả nhận thức về tình trạng không thoát được lẫn sự sụp đổ về mặt nhận thức đã liên kết của nó. Nhiều loài động vật, bao gồm cả loài người, hành xử theo cùng một cách khi không thể tránh khỏi hình phạt. Những người tù trong các trại tập trung thường phải trải qua triệu chứng này khi phản ứng lại tình trạng khủng khiếp của nơi giam giữ, một số trại thậm chí còn đặt cho nó cái tên Gamel, lấy từ một từ thông tục tiếng Đức Gameln, nghĩa đen là “thối rữa”. Có lẽ không lấy gì làm ngạc nhiên, Seligman đã dành toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu cách thức con người phản ứng lại với sự lạc quan.

Sự căng thẳng kinh niên, khủng khiếp có thể gây nên những thay đổi lạ thường trong cách hành xử? Tại sao việc học tập bị biến đổi hoàn toàn? Hãy bắt đầu bằng định nghĩa về sự căng thẳng, nói về những phản ứng sinh học, và rồi chuyển sang mối liên hệ giữa sự căng thẳng và việc học tập.

Đồng thời, chúng ta cũng sẽ bàn về hôn nhân và nghĩa vụ làm cha mẹ, về nơi làm việc, và về lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi từng nghe mẹ tôi, một giáo viên lớp bốn thề bồi. Đó thật sự là lần đầu tiên bà gặp phải tình trạng không được giúp đỡ đã học được.

Nỗi khiếp sợ và sự kích động

Chúng ta bắt đầu bằng cách cố gắng định nghĩa và, đúng với tất cả mọi thứ có liên quan đến nhận thức, chúng ta bỗng nhiên rơi vào rối loạn. Thứ nhất, không phải mọi tình trạng căng thẳng đều giống nhau. Một vài kiểu căng thẳng nào đó gây tổn thương cho việc học tập, nhưng một số kiểu căng thẳng lại thúc đẩy nó. Thứ hai, khó có thể nhận biết được một ai đó gặp phải chuyện căng thẳng. Một số người thích nhảy dù như một thú giải trí, song một số người lại coi nó là cơn ác mộng tồi tệ nhất. Liệu nhảy ra khỏi một chiếc máy bay có căng thẳng không? Câu trả lời là không và điều đó làm nổi bật bản chất chủ quan của sự căng thẳng.

Cơ thể cũng không giúp ích nhiều trong việc đưa ra một định nghĩa. Không có sự phân nhóm duy nhất cho các phản ứng tâm lý có thể báo cho một nhà khoa học biết liệu bạn có đang bị căng thẳng hay không. Nguyên do là gì? Có nhiều cơ chế giống nhau khiến bạn co ro trong nỗi sợ hãi như một con dã thú khi bạn làm tình – hay ngay cả khi bạn đang dùng bữa tối trong Lễ tạ ơn. Đối với cơ thể bạn, những con hổ răng sắc nhọn, sự cực khoái cũng như nước xốt gà tây trông đều rất giống nhau. Một trạng thái tâm lý được đánh thức là đặc điểm của cả sự căng thẳng lẫn sự hài lòng.

Vậy một nhà khoa học phải làm gì? Vài năm trước, hai nhà nghiên cứu tài năng Jeansok Kim và David Diamond đưa ra một định nghĩa gồm ba phần với nhiều cơ sở. Theo họ, nếu cả ba cùng xảy ra đồng thời, một người sẽ bị căng thẳng.

Phần một: Phải có một phản ứng tâm lý được đánh thức gây ra sự căng thẳng và nó phải được đánh giá bởi người bên ngoài. Tôi đã thấy điều này một cách rõ ràng khi lần đầu tiên đứa con trai 18 tháng tuổi của tôi nhìn thấy cà rốt trong đĩa ăn của nó vào bữa tối. Nó nhanh chóng phản ứng lại: thằng bé hét lên và khóc, đồng thời tè ướt tã giấy. Trạng thái tâm lý được đánh thức của nó được chính cha nó nhận thấy, hay bất kỳ ai khác trong phạm vi cách bàn ản nửa dặm.

Phần hai: Tác nhân gây căng thẳng phải được nhận thức như một sự lảng tránh. Điều này có thể đánh giá được nhờ một câu hỏi đơn giản: “Nếu bạn có khả năng loại bỏ tính nghiêm trọng của trải nghiệm này hoặc nếu hoàn toàn tránh được nó thì bạn có làm thế không?” Đó rõ ràng là vấn đề mà con trai tôi đang phải đối diện. Trong vài giây, thằng bé lấy miếng cà rốt ra khỏi đĩa và vứt xuống sàn. Sau đó, nó khéo léo tụt xuống khỏi ghế và cố dẫm lên thứ rau đáng ghét đó.

Câu hỏi về sự trốn tránh đã được trả lời đầy đủ.

Phần ba: Một người chắc hẳn không kiểm soát được tác nhân gây căng thẳng. Giống như núm vặn âm lượng của một radio cảm xúc nào đó, càng mất kiểm soát thì sự căng thẳng càng được cho là nghiêm trọng. Yếu tố kiểm soát này và người anh em song sinh với nó tính có thể dự đoán được nằm ở trung tâm của tình trạng không được giúp đỡ đã học được. Con trai tôi đã phản ứng gay gắt như vậy một phần vì nó biết tôi muốn nó ăn cà rốt và nó đang cố làm quen với yêu cầu của tôi. Vấn đề ở đây là sự kiểm soát. Dù tôi có hái, rửa cà rốt rồi xoa bụng nói một cách đầy thích thú “măm, mam” thì thằng bé cũng không có được những điều đó. Hay quan trọng hơn, nó không muốn ăn cà rốt và nó nghĩ rằng tôi đang buộc nó phải làm những điều đó. Củ cà rốt ngoài vùng kiểm soát cũng giống như hành vi ngoài tầm kiểm soát.

Khi bộ ba thành phần này hoạt động cùng nhau, bạn nhận thấy một loại căng thẳng có thể đánh giá dễ dàng trong phòng thí nghiệm. Khi tôi nói về sự căng thẳng, tôi thường đề cập đến những tình huống như thế này.

Làm ngập hệ thống

Bạn có thể cảm nhận cơ thể mình đang phản ứng lại sự căng thẳng: mạch đập nhanh, huyết áp tăng và bạn cảm thấy một nguồn năng lượng lớn đang được giải phóng. Đó là khi hoóc-môn adrenaline88 nổi tiếng đang hoạt động. Hoóc-môn này hoạt động là do vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát của não cơ quan có kích thước cỡ hạt đậu nằm ở chính giữa đầu bạn. Khi các hệ thống giác quan của bạn phát hiện sự căng thẳng, vùng não điều khiển phản ứng lại bằng cách gửi tín hiệu tới các tuyến thượng thận, nằm khá xa phía trên thận. Các tuyến này ngay lập tức đổ đầy adrenaline vào trong mạch máu của bạn. Ảnh hưởng toàn diện này được gọi là phản ứng đấu tranh hay phản ứng trốn chạy.

Nhưng đồng thời cũng có một hoóc-môn ít nổi tiếng hơn đang hoạt động – cũng do các tuyến thượng thận giải phóng ra và cũng có tác dụng mạnh như adrenaline.

Hoóc-môn này có tên là cortisol89. Bạn có thể coi nó như “lực lượng đấu tranh ưu tú” của phản ứng đối với sự căng thẳng của con người. Đó là cơn sóng thứ hai của phản ứng phòng thủ trước các tác nhân, và với liều lượng nhỏ, nó đã quét sạch hầu hết những khó chịu của sự căng thẳng, đưa chúng ta quay trở về trạng thái bình thường.

Tại sao cơ thể chúng ta cần phải trải qua tất cả những rắc rối này? Câu trả lời rất đơn giản. Nếu thiếu sự phản ứng linh hoạt, diễn ra ngay lập tức, được điều chỉnh chính xác đối với sự căng thẳng thì chúng ta sẽ chết. Nên nhớ rằng, bộ não là một cơ quan sinh tồn tinh vi nhất trên đời. Tất cả tính phức tạp của nó được tạo ra để hướng tới một mục tiêu đặc biệt ích kỷ, khá hấp dẫn: sống đủ lâu để truyền lại gen của chúng ta cho thế hệ tiếp theo. Những phản ứng của chúng ta đối với sự căng thẳng phục vụ cho phần sống đủ lâu của mục tiêu đó. Sự căng thẳng giúp quản lý những mối đe dọa ngăn cản chúng ta sinh sản.

Vậy chúng ta đã trải qua những loại de dọa ngăn cấm tình dục nào trên bước đường tiến hóa đầu tiên?

Có thể dễ dàng đánh cuộc rằng những loại rủi ro này không liên quan đến nỗi lo về sự sống ẩn dật. Hãy hình dung bạn là một người sống trong hang động đang lang thang trên khu vực đồng cỏ ở Đông Phi. Trong hàng giờ đồng hồ tỉnh táo, bạn sẽ bận tâm đến vấn đề gì? Dã thú sẽ nằm trong danh sách 10 vấn đề hàng đầu của bạn. Và rồi đến thương tích cơ thể, rất có thể do dã thú gây nên. Trong thời hiện đại, gãy chân đồng nghĩa với một chuyến vào bệnh viện điều trị. Trong quá khứ xa xôi của chúng ta, cái chân bị gãy thường đồng nghĩa với một bản án tử hình. Khí hậu ban ngày cũng có thể là một mối lo, lượng thức ăn kiếm được ban ngày cũng đáng phải bận tâm. Có rất nhiều nhu cầu cấp thiết phát sinh, những nhu cầu không liên quan đến tuổi già.

Tại sao lại cấp thiết? Hầu hết những vấn đề sinh tồn mà chúng ta phải đối mặt trong vài triệu năm trước đây không cần tới hàng giờ đồng hồ, hay thậm chí tới vài phút để dàn xếp ổn thỏa. Hổ răng nhọn không ăn thịt chúng ta hay chúng ta không chạy trốn nó – hay một số ít người có thể đâm chết nó, nhưng toàn bộ sự việc thường qua đi chỉ trong chưa đầy nửa phút. Hậu quả là, những phản ứng đối với sự căng thẳng của chúng ta được định hình để giải quyết nhiều vấn đề không kéo dài nhiều năm, mà chỉ trong vài giây, về cơ bản, chúng được thiết kế để khiến các cơ bắp của chúng ta di chuyển càng nhanh càng tốt, thường nhằm thoát khỏi nguy hiểm. Bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng của phản ứng tức thì này nhờ quan sát những người không thể tạo ra một phản ứng triệt để và tức thì đối với sự căng thẳng. Chẳng hạn nếu bạn mắc bệnh Addison90, bạn sẽ không thể tăng huyết áp để phản ứng lại sự căng thẳng khủng khiếp, bạn cảm thấy như bị một con sư tử tấn công. Huyết áp của bạn sẽ tụt xuống thê thảm, có thể khiến bạn rơi vào trạng thái sốc nghiêm trọng. Bạn trở nên mềm nhũn. Và rồi bạn sẽ trở thành một bữa trưa cho dã thú.

Ngày nay, sự căng thẳng của chúng ta không được tính bằng khoảnh khắc đối mặt với sư tử mà bằng hàng giờ, đôi khi là hàng tháng đối mặt với công việc bận rộn, lũ trẻ kêu la và vấn đề tiền bạc. Cơ thể của chúng ta không được tạo ra vì chuyện đó. Và rồi khi một lượng vừa phải các hoóc-môn tích tụ lại thành lượng lớn hay khi một lượng vừa phải hoóc-môn được duy trì quá lâu cũng trở nên rất nguy hại. Đó chính là cách thức một hệ thống được điều chỉnh chính xác có thể bị hủy bỏ đủ ảnh hưởng tới một chú chó trong chiếc thùng bằng kim loại – hay phiếu thành tích học tập, hoặc sự xem xét việc thực thi.

Từ chứng sổ mũi cho đến tính hay quên

Sự căng thẳng có thể gây thương tổn không chỉ cho bộ não của chúng ta. Trong một thời gian ngắn, sự căng thẳng gay gắt có thể làm gia tăng sự suy nhược thần kinh – có thể là nguồn gốc của những huyền thoại nơi thành thị về chuyện các bà nâng đầu ôtô lên để giải cứu những đứa cháu bị mắc kẹt dưới bánh xe. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, quá nhiều adrenaline sẽ làm ngừng quá trình điều hòa huyết áp của bạn.

Huyết áp không được điều hòa này tạo nên những đốm thô ráp trong các mạch máu của bạn. Những đốm này chuyển thành sẹo, cho phép các chất dính bên trong máu tích tụ lại đó, gây tắc nghẽn động mạch. Nếu điều này xảy ra bên trong mạch máu ở tim, bạn sẽ bị đau tim; nếu xảy ra ở não, bạn sẽ bị đột quỵ. Không có gì ngạc nhiên khi người đã trải qua những căng thẳng kinh niên có nguy cơ mắc các cơn đau tim và đột quỵ cao hơn.

Sự căng thẳng cũng ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của chúng ta. Trước hết, phản ứng đối với sự căng thẳng trang bị cho các bạch cầu của bạn, cử chúng đi chiến đấu trên những mặt trận dễ bị tổn thương nhất của cơ thể, chẳng hạn như làn da.

Căng thẳng cao độ thậm chí có thể khiến bạn phản ứng lại tốt hơn với những cơn cảm cúm. Nhưng cẳng thẳng kinh niên đảo ngược lại hiệu quả này, làm giảm thiểu số lượng chiến binh bạch cầu dũng mãnh, tước bỏ vũ khí của chúng, thậm chí tiêu diệt chúng hoàn toàn. Sau một thời gian dài, sự căng thẳng tàn phá các bộ phận của hệ thống miễn dịch tham gia vào quá trình sản xuất các chất kháng thể, và cũng có thể làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn. Căng thẳng kinh niên cũng có thể lôi kéo hệ thống miễn dịch của bạn tấn công bừa bãi, ngay cả với những mục tiêu không đánh trả như chính cơ thể bạn.

Không có gì đáng ngạc nhiên trước việc những người bị căng thẳng kinh niên thường xuyên đau ốm hơn mức bình thường. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị căng thẳng thường dễ mắc phải cơn cảm lạnh thông thường cao gấp ba lần so với người bình thường. Những người này đặc biệt dễ bị tổn thương trước virus gây bệnh cảm lạnh nếu các tác nhân gây căng thẳng có bản chất tập thể và kéo dài hơn một tháng. Những người này cũng dễ bị mắc những rối loạn tự miễn dịch như bệnh hen suyễn và bệnh tiểu đường.

Để biết hệ thống miễn dịch nhạy cảm như thế nào với sự căng thẳng, bạn chỉ cần xem một thí nghiệm do khoa sân khấu trường Đại học California ở Los Angeles tiến hành. Nếu bạn có thể hình dung ra việc dành cả ngày để suy nghĩ về những điều tuyệt vọng nhất đã từng xảy ra trong cuộc đời mình, sau đó thể hiện những cảm xúc này trước mặt các nhà khoa học khi họ đang lấy máubạn, bạn sẽ hiểu rõ được bài tập nghiên cứu Transylvanian91 này. Trong quá trình thí nghiệm, các diễn viên luyện tập cách diễn xuất (đòi hỏi bạn, nếu cảnh diễn yêu cầu bạn sợ hãi, hãy nghĩ đến thứ gì đó đáng sợ, sau đó nhẩm lại lời thoại trong khi lần theo ký ức đó). Một nhóm diễn chỉ sử dụng ký ức vui vẻ, nhóm kia sử dụng ký ức buồn bã. Các nhà nghiên cứu theo dõi các mẫu máu của họ, không ngừng tìm kiếm “khả năng” miễn dịch. Những người phải làm việc với kịch bản có nội dung vui vẻ sở hữu hệ thống miễn dịch khỏe mạnh trong suốt một ngày dài. Những tế bào miễn dịch của họ có số lượng đông đảo, vui vẻ, sẵn sàng bắt tay vào công việc. Những người làm việc với kịch bản buồn bã biểu hiện điều không mong đợi: sự sụt giảm đáng kể về phản ứng miễn dịch trong suốt một ngày. Các tế bào miễn dịch của họ không nhiều, không khỏe mạnh, không sẵn sàng hoạt động. Các diễn viên này dễ bị nhiễm trùng hơn.

Não cũng bị ảnh hưởng của sự căng thẳng như hệ thống miễn dịch. Cá ngựa, pháo đài của trí nhớ con người, chất đầy những cơ quan cảm thụ cortisol giống như những nhánh tỏi trong món giăm bông. Điều này khiến nó rất dễ phản ứng lại những tín hiệu cẳng thẳng. Nếu sự căng thẳng không quá nghiêm trọng, não sẽ thực thi tốt hơn. Chủ nhân của bộ não đó có thể giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn và lưu giữ thông tin tốt hơn. Có một nguyên do tiến hóa lý giải cho điều này. Sự kiện đe dọa mạng sống là một trong những trải nghiệm quan trọng nhất mà chúng ta có thể nhớ lại được. Sự việc này xảy ra tại các đồng cỏ châu Phi với tốc độ cực nhanh, người nào có thể gửi những trải nghiệm này đến trí nhớ nhanh nhất (và nhớ lại một cách chính xác với tốc độ tương đương) sẽ có khả năng sinh tồn cao hơn so với người không làm được điều đó. Thật vậy, nghiên cứu cho thấy ký ức về các trải nghiệm đầy căng thẳng được hình thành hầu như ngay lập tức trong não con người và chúng có thể được nhớ lại nhanh chóng trong suốt thời kỳ khủng hoảng.

Tuy nhiên, nếu sự căng thẳng quá nghiêm trọng hay kéo dài quá lâu, bắt đầu gây hại đến việc học tập, và có thể mang tính tàn phá. Bạn có thể nhận thấy ảnh hưởng của sự căng thẳng đến việc học tập trong đời sống hàng ngày. Những người bị căng thẳng không làm toán tốt. Họ không xử lý ngôn ngữ hiệu quả. Ký ức của họ nghèo nàn hơn, ở cả dạng dài hạn lẫn ngắn hạn. Người bị căng thẳng không tổng hợp hay lắp ghép tốt các thông tin cũ với các chuỗi thông tin mới bằng người không bị căng thẳng. Họ không thể tập trung. Hầu như có thể kiểm nghiệm bằng mọi cách để thấy được sự căng thẳng kinh niên gây tổn hại tới khả năng học hỏi của chúng ta như thế nào. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị căng thẳng cao độ làm các bài kiểm tra trí tuệ kém hơn 50% so với người ít bị căng thẳng hơn. Đặc biệt, sự căng thẳng làm tổn thương trí nhớ trình bày (những gì bạn có thể trình bày) và chức năng thực thi (một kiểu suy nghĩ có liên quan đến việc giải quyết vấn đề). Hiển nhiên, đó là những kỹ năng cần thiết để thành công trong trường học và trong công việc kinh doanh.

Kẻ côn đồ, người anh hùng

Cấu trúc sinh học ẩn sau cuộc tấn công trực diện vào trí tuệ của chúng ta có thể được mô tả như một câu chuyện về hai phân tử, một là kẻ côn đồ, một là người anh hùng. Kẻ xấu chính là cortisol đã được bàn tới trước đây, một phần của nhóm hoóc-môn có cái tên đọc trẹo lưỡi là glucocorticoid92 (tôi gọi chúng là các hoóc-môn căng thẳng). Những hoóc-môn này được các tuyến thượng thận bảo mật, sắp xếp như một mái che phía trên các quả thận. Các tuyến thượng thận phản ứng nhanh và chính xác với những tín hiệu thần kinh, có vẻ như chúng từng là một phần của não nhưng đã bị tách ra và rơi xuống phần bụng giữa của bạn bằng cách nào đó.

Các hoóc-môn căng thẳng có thể làm một số việc thật tồi tệ đối với não nếu chúng được chuyển tới não và tự do tiếp cận hệ thống thần kinh trung ương. Đó là điều sẽ diễn ra khi bạn trải qua sự căng thẳng kinh niên. Hoóc-môn căng thẳng dường như có sự ưa thích đặc biệt đối với các tế bào cá ngựa. Đó chính là vấn đề, vì cá ngựa có liên quan mật thiết tới nhiều khía cạnh của việc học tập. Hoóc-môn căng thẳng có thể khiến cho tế bào cá ngựa dễ bị tổn thương hơn đối với những loại căng thẳng khác. Hoóc-môn căng thẳng có thể ngắt bỏ kết nối trong mạng lưới thần kinh, màng tế bào não sẽ hành động như một nơi ký gửi an toàn, lưu trữ hầu hết các ký ức quan trọng của bạn. Chúng có thể làm ngừng trệ quá trình sản sinh ra các nơ-ron mới của cá ngựa. Dưới những điều kiện tối đa, hoóc môn căng thẳng thậm chí có thể tiêu diệt các tế bào cá ngựa. Hoàn toàn chính xác khi nói rằng, căng thẳng nghiêm trọng có thể gây tổn thương não ở các mô có khả năng giúp các con bạn qua được kỳ thi SAT93.

Bộ não dường như nhận thức được tất cả những điều này và giúp cho câu chuyện của chúng ta không chỉ có một kẻ côn đồ mà còn có một vị anh hùng. Chúng ta đã biết nhà vô địch này trong chương Luyện tập. Đó là Brain Derived Neurotrophic Factor BDNF (Nhân tố dinh dưỡng thần kinh bắt nguồn từ não). BDNF là một thành viên đứng đầu của nhóm các protein đầy quyền lực có tên là các chất dinh dưỡng thần kinh. BDNF trong cá ngựa hoạt động như một đội quân danh tiếng được trang bị các túi Miracle Gro (một loại phân hóa học để chăm sóc cỏ và các loại cây), duy trì sự sống và sự sinh trưởng của các nơ-ron trước sự hiện diện của các thế lực thù địch. Chừng nào còn đủ BDNF ở xung quanh nơ-ron, các hoóc-môn căng thẳng không thể gây hại được. Như tôi đã nói, BDNF là một anh hùng. Thế nhưng, nếu hệ thống sụp đổ thì sẽ ra sao?

Vấn đề bắt đầu khi có quá nhiều hoóc-môn căng thẳng hiện diện bên trong não quá lâu, tình huống bạn nhận thấy trong sự căng thẳng kinh niên, đặc biệt trong trạng thái muôn màu muôn vẻ của tình trạng không được giúp đỡ đã biết. Với đội quân tuyệt vời BDNF, chỉ có thể đánh bại họ nếu có sự vây hãm đủ mạnh (và đủ dài) của glucocorticoid. Như một pháo đài bị những kẻ xâm lược tràn vào, số lượng vừa phải hoóc môn căng thẳng cuối cùng sẽ đánh bại những sự phòng thủ tự nhiên của não và bắt đầu cuộc tàn phá. Với số lượng vừa đủ, hoóc-môn căng thẳng hoàn toàn có thể biến đổi gen làm ra BDNF ở tế bào cá ngựa. Bạn đọc chính xác đấy: Chúng không chỉ áp đảo sự phòng thủ tự nhiên của chúng ta mà còn thật sự có thể chấm dứt sự phòng thủ đó. Ảnh hưởng xấu có thể kéo dài, một thực tế dễ quan sát ở những người trải qua sự căng thẳng cùng cực.

Bạn có thể nhớ tới người vệ sĩ đã ở trong ôtô cùng Công nương Diana vào đêm bà qua đời. Tới tận hôm nay, anh ta không thể nhớ lại được những sự việc diễn ra vài giờ trước vụ đụng xe. Đó là một phản ứng điển hình với chấn động mạnh về tâm lý.

Người anh em khôn khéo hơn của nó, chứng hay quên, xảy ra khá phổ biến khi căng thẳng ở mức độ nhẹ hơn nhưng lan tỏa rộng hơn.

Một trong những tác động âm ỉ của sự căng thẳng kéo dài là đẩy con người đến chỗ tuyệt vọng. Tôi không ám chỉ kiểu “buồn” mà con người có thể trải qua như một điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Tôi cũng không có ý nói đến kiểu buồn đến từ những tình trạng buồn thảm, như cái chết của một người thân chẳng hạn. Tôi đang nói tới kiểu tuyệt vọng khiến cho mỗi năm có tới 800.000 người tìm cách tự sát. Đó là một căn bệnh có cấu trúc hữu cơ rất giống bệnh tiểu đường và thường gây chết người. Luôn ở trong tình trạng căng thẳng có thể dẫn bạn tới ngưỡng cửa của sự tuyệt vọng và rồi đẩy bạn qua đó. Nỗi tuyệt vọng là sự cắt bỏ các quá trình suy nghĩ, bao gồm trí nhớ, ngôn ngữ, lập luận định lượng, trí tuệ minh mẫn và nhận thức về không gian một danh sách khá dài và quen thuộc. Nhưng, một trong những dấu hiệu của nó có thể không mấy quen thuộc, trừ phi bạn đang trong cơn tuyệt vọng. Nhiều người khi tuyệt vọng cũng cảm thấy không có lối thoát. Họ cảm thấy những cú sốc trong đời là vĩnh viễn và mọi thứ sẽ không bao giờ tốt đẹp lên. Dù cho có lối thoát – sự chữa trị thường rất thành công – họ cũng không nhận thức được. Họ có thể thôi tranh luận về lối thoát khỏi sự tuyệt vọng nữa, trong khi có thể tranh luận về cách thoát khỏi một cơn đau tim.

Rõ ràng, sự căng thẳng gây tổn thương cho việc học tập. Tuy nhiên, quan trọng nhất là sự căng thẳng làm tổn thương con người.

Sự hỗ trợ về di truyền

Trong một thế giới phức tạp như bộ não, liệu sự căng thẳng có mối quan hệ trực tiếp với việc học tập? Ngay lập tức, câu trả lời là có. Sự căng thẳng không kiểm soát được là tin xấu cho bộ não của hầu hết mọi người. Dĩ nhiên, hầu hết không có nghĩa là tất cả. Giống như những ngọn nến được sắp đặt một cách lạ lùng trong một căn phòng tối, một số người chiếu rọi những góc khuất trong hành vi của con người bằng sự minh bạch thật bất ngờ. Họ là minh chứng cho sự phức tạp của nhân tố mồi trường và di truyền.

Jill được sinh ra ở thành phố. Bố cô quan hệ tình dục với cô và chị gái cô trong suốt những năm trước khi họ đi học. Mẹ cô được đưa vào sống trong các cơ sở từ thiện hai lần do cái từng được gọi là “suy sụp thần kinh”. Khi Jill 7 tuổi, người bố kích động của cô tổ chức một cuộc họp gia đình trong phòng khách. Trước mặt cả gia đình, ông ta chĩa súng vào đầu và nói: “Các người đã đẩy tôi đến nông nỗi này” và rồi bắn tung não ông ta. Tình trạng tâm thần của người mẹ tiếp tục xấu đi, trong nhiều năm bà liên tục vào rồi lại ra khỏi các bệnh viện tâm thần. Khi mẹ ở nhà, bà đánh Jill. Bắt đầu từ thuở thiếu thời, Jill đã bị bắt làm việc bên ngoài để giúp gia đình kiếm sống. Khi Jill lớn lên, chúng ta tưởng sẽ thấy ở Jill những vết sẹo tâm hồn lớn, những tổn thương sâu sắc về cảm xúc, nghiện ma túy, thậm chí có thể là một hay hai lần nạo thai. Thay vào đó, Jill phát triển thành một thiếu nữ quyến rũ và khá nổi tiếng ở trường. Cô trở thành một ca sĩ tài năng, một học sinh gương mẫu và là lớp trưởng của lớp trung học. Dưới mọi thước đo, cô đã hoàn toàn thích nghi về mặt cảm xúc và dường như không bị tổn thương vì những tình huống tồi tệ thời niên thiếu.

Câu chuyện của cô được xuất bản trên một tạp chí tâm thần học hàng đầu, minh chứng cho sự khác biệt về phản ứng của con người trước sự căng thẳng. Các nhà tâm thần học từ lâu đã quan sát thấy một số người có khả năng chịu đựng căng thẳng tốt hơn những người khác. Các nhà di truyền học phân tử bắt đầu soi sáng nguyên nhân này. Sự bổ sung di truyền ở một số người tự nhiên hỗ trợ họ chống lại ảnh hưởng của sự căng thẳng, ngay cả với loại căng thẳng kinh niên. Các nhà khoa học đã cô lập được một số gen này. Trong tương lai, chúng ta có thể nhận xét về khả năng chịu căng thẳng hay nhạy cảm với sự căng thẳng của mỗi cá nhân bằng cách xét nghiệm máu, tìm kiếm sự hiện diện của những gen này.

Điểm tột cùng

Làm thế nào chúng ta có thể lý giải phản ứng điển hình với sự căng thẳng vừa có thể gây suy nhược vừa có những ngoại lệ? Để làm được điều đó, chúng ta hãy gặp gỡ nhà khoa học Bruce McEwen, cũng là một chính khách luống tuổi, luôn mặc com lê và thắt cà-vạt.

McEwen phát triển một khuôn khổ mạnh mẽ cho phép chúng ta hiểu được toàn bộ các cách thức khác nhau mà con người sử dụng để phản ứng lại sự căng thẳng, ông đặt cho nó một cái tên allotasis (lấy từ cuốn sách nói về cơ khí: star Trek). Alio bắt nguồn từ một từ Hy Lạp có nghĩa là dễ biến đổi, stasis có nghĩa là tình trạng cân bằng. Đó là ý tưởng về sự tồn tại của các hệ thống giữ cho cơ thể ổn định bằng cách tự biến đổi chính bản thân chúng. Hệ thống căng thẳng bên trong cơ thể con người gồm nhiều hệ thống nhỏ phức tạp. Bộ não điều phối những thay đổi khắp cơ thể này – bao gồm cả hành vi ứng xử – để phản ứng lại các hiểm họa tiềm ẩn.

Mô hình này thể hiện sự căng thẳng, nếu đơn lẻ thì không nguy hiểm hay độc hại. Sự căng thẳng có thể trở nên nguy hại hay không phụ thuộc vào kết quả của sự tương tác phức tạp giữa thế giới bên ngoài với khả năng sinh lý nhằm kiểm soát sự căng thẳng của chúng ta. Phản ứng của cơ thể bạn với sự căng thẳng phụ thuộc vào độ dài, mức độ nghiêm trọng của sự căng thẳng và chính cơ thể bạn. Có một điểm nơi sự căng thẳng có thể gây hại mà McEwen gọi là “tải allostatic”. Tôi biết đến nó lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất khi nghe thấy mẹ tôi dùng những lời lẽ xúc phạm. Tôi cũng biết đến nó khi tôi bị điểm kém trong học tập. Tất cả chúng ta đều có câu chuyện đời thực để minh họa cho những tác động cụ thể của nó.

Bạn còn nhớ không, mẹ tôi là một giáo viên lớp 4.

Tôi đang ở trong phòng riêng trên gác khi mẹ tôi, lúc đó đang ở phòng chấm bài, không hề biết. Bà đang chấm bài cho một trong những học sinh cưng, một cô bé ngọt ngào, có mái tóc nâu buộc túm lại mà tôi gọi là Kelly. Kelly là đứa trẻ mà mọi giáo viên đều mơ ước: thông minh, hòa đồng, nhiều bạn bè vây quanh ngưỡng mộ. Kelly học rất tốt trong nửa đầu năm học.

Tuy vậy, nửa còn lại của năm học lại là chuyện khác. Mẹ tôi cảm thấy có một điều gì đó rất sai lệch ngay khi Kelly bước vào lớp học sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Đôi mắt cô bé luôn nhìn xuống và chỉ trong một tuần, cô bé mắc vào vụ đánh lộn đầu tiên. Tuần khác, cô bị điểm c trong kỳ kiểm tra, và đó là điểm cao nhất của cô bé trong quãng thời gian còn lại của năm học, điểm số của cô bé dao động giữa D và F. Cô được đưa tới phòng hiệu trưởng rất nhiều lần và mẹ tôi, rất bực tức, quyết định tìm hiểu nguyên nhân của sự sa sút này. Bà biết được rằng bố mẹ Kelly đã quyết định ly dị sau lễ Giáng sinh và những xung đột trong gia đình bắt đầu được hé lộ, và do đó bố mẹ Kelly đã xúc phạm cô bé. Lúc này mọi chuyện ở nhà và ở trường đã sáng tỏ. Rồi vào cái ngày tuyết rơi đó, khi mẹ tôi cho Kelly điểm D thứ ba trong bài tập đọc, mẹ tôi đã rủa:

“Chết tiệt!”, bà nói, gần như thì thào. Tôi đớ người khi nghe bà la lên: “KHẢ NĂNG HỌC TỐT CỦA KELLY TRONG LỚP TÔI KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN LỚP TÔI HẾT!”

Hiển nhiên, bà đang mô tả mối liên hệ giữa cuộc sống gia đình và cuộc sống ở trường học, một mối liên hệ đã làm phiền lòng người giáo viên trong suốt một thời gian dài. Một trong những dự báo tốt nhất về thành tích ở trường học thực ra lại chính là sự bình ổn về mặt cảm xúc ở gia đình.

Căng thẳng ở nhà

Tôi muốn tập trung nói đến sự căng thẳng khi ở nhà vì nó có liên quan sâu sắc tới khả năng học tốt của lũ trẻ ở trường, khi chúng trưởng thành và tham gia vào lực lượng sản xuất.

Hãy xem xét trường hợp rất điển hình của những đứa trẻ đã chứng kiến cha mẹ chúng đánh nhau. Thực tế thật đơn giản, lũ trẻ nhận thấy xung đột vợ chồng kéo dài thật sự gây xáo trộn rất lớn. Lũ trẻ bịt tai, đứng im, nắm tay siết chặt, gào khóc, giận dữ, đòi bỏ đi, van xin cha mẹ hãy dừng lại. Các nghiên cứu nối tiếp nhau chỉ ra rằng những đứa trẻ một số chỉ 6 tháng tuổi – phản ứng lại với cuộc cãi vã của người lớn theo sinh lý, chẳng hạn như tim đập nhanh hơn và huyết áp tăng lên. Trẻ em ở mọi lứa tuổi luôn phải chứng kiến cha mẹ đánh nhau sẽ có nhiều hoóc-môn căng thẳng hơn trong nước tiểu của chúng.

Chúng gặp khó khăn trong việc điều hòa cảm xúc, xoa dịu bản thân và chú ý tới người khác. Chúng bất lực, không thể chấm dứt sự xung đột và mất khả năng kiểm soát về mặt cảm xúc. Như bạn đã biết, sự kiểm soát ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức về sự căng thẳng. Sự mất khả năng này có thể ảnh hưởng tới nhiều thứ trong cuộc sống của những đứa trẻ đó, bao gồm cả việc học ở trường. Chúng đang trải nghiệm “tải allocastic”.

Tôi đã trực tiếp trải nghiệm ảnh hưởng của sự căng thẳng tới điểm số. Khi học năm cuối trung học, mẹ tôi được chẩn đoán mắc một căn bệnh mà cuối cùng sẽ tước đi mạng sống của bà. Bà về muộn vì phải đến gặp bác sĩ và đang cố nấu bữa tối cho gia đình. Đôi khi tôi bắt gặp bà đang không làm gì cả mà chỉ nhìn chăm chú vào bức tường nhà bếp. Bà ngập ngừng kể về việc mình đang lâm vào giai đoạn cuối của căn bệnh, và có vẻ như thế vẫn chưa đủ, một tin động trời khác lại nổ ra. Bố tôi, người đã biết trước tình trạng của mẹ lại không chấp nhận tin này và quyết định thu xếp việc ly hôn. Tôi có cảm giác như bị một cú đấm vào bụng. Tôi đứng bất động trong vài giây. Ngày hôm sau, khi đi học, và 13 tuần tiếp theo thật đúng là thảm họa đối với tôi. Tôi không nhớ được nhiều điều của các bài giảng. Tôi chỉ có thể nhớ rằng mình đã nhìn chăm chăm vào cuốn sách giáo khoa, trong đầu thì suy nghĩ về người phụ nữ tuyệt vời đã dạy tôi đọc và biết yêu các cuốn sách, rằng chúng tôi từng có một gia đình hạnh phúc và tất cả những điều này đều đang đi đến hồi kết. Hẳn bà đã cảm thấy, tệ hơn điều tôi có thể lường được, và không bao giờ nói cho tôi biết. Không biết nên phản ứng lại như thế nào, các bạn tôi dần xa lánh tôi và cả tôi cũng cố tránh xa họ. Tôi mất dần khả năng tập trung, tâm trí tôi mơ màng về thời thơ ấu. Nỗ lực học tập của tôi trở thành một con tàu bị lật. Tôi nhận điểm D đầu tiên trong đời học sinh của mình và cũng chẳng mấy bận tâm về điều đó.

Ngay cả sau ngần ấy năm, tôi vẫn thấy thật khó khăn khi viết về quãng thời gian học trung học đó. Nhưng nó dễ dàng minh họa cho hậu quả thứ hai, rất khốc liệt của sự căng thẳng, nhấn mạnh một cách đáng buồn cho Quy luật trí não của chúng ta: Những bộ não bị căng thẳng không học tập giống như những bộ não không bị căng thẳng. Nỗi buồn của tôi cuối cùng cũng kết thúc. Hãy hình dung về việc lớn lên dưới một mái nhà bấp bênh về cảm xúc, nơi đó sự căng thẳng dường như là vô tận. Vì sự căng thẳng có thể tác động mạnh mẽ đến việc học tập, nên có thể dự đoán rằng những đứa trẻ sống trong các gia đình đầy lo âu sẽ không thể học tập tốt như những đứa trẻ sống trong những gia đình được nuôi dưỡng tốt hơn.

Đó chính là điều các nhà nghiên cứu phát hiện ra. Sự căng thẳng về hôn nhân trong gia đình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập, xét trong mọi chừng mực và gần như ở bất kỳ độ tuổi nào. Những nghiên cứu ban đầu tập trung vào điểm số trung bình theo thời gian. Chúng hé lộ sự chênh lệch đáng kể về kết quả thu được giữa các nhóm có sự ly hôn và các nhóm có kiểm soát.

Điều tra sau đó cho thấy rằng, ngay cả khi một đôi sống với nhau, những đứa trẻ sống dưới một mái nhà không bình ổn về mặt cảm xúc cũng có điểm số kém hơn. (Những điều tra kỹ lưỡng sau này chỉ ra rằng có sự hiện diện của mối bất hòa công khai, chứ không chỉ ly hôn, dự báo trước sự sa sút về điểm số). Những đứa trẻ này làm các bài kiểm tra toán và bài đọc tiêu chuẩn cũng kém hơn.

Mức độ xung đột càng cao thì tác động của nó lên thành tích càng lớn. Giáo viên thường nói lại rằng, trẻ em trong các gia đình đổ vỡ thường xếp thứ hạng thấp hơn cả về năng khiếu lẫn trí tuệ. Chúng có khả năng bị trường đuổi học hay có thai ở tuổi vị thành niên cao gấp ba lần và khả năng sống trong nghèo đói cao gấp 5 lần. Như nhà hoạt động xã hội Barbara Whitehead đã viết trong tờ Atlantic Monthly: “Giáo viên nhận thấy nhiều trẻ em bị phân tán về mặt cảm xúc, do quá buồn rầu và mối bận tâm về màn kịch bùng nổ trong cuộc sống gia đình khiến các em không thể tập trung vào những vấn đề bình thường, như bảng cửu chương chẳng hạn.”

Sức khỏe kém, số lần vắng mặt và trốn học tăng lên. Vắng mặt có thể xảy ra do sự căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng lên. Dù bằng chứng không thật thuyết phục, các dữ liệu ngày càng cho thấy trẻ em sống trong các môi trường kém thân thiện có nguy cơ mắc phải những chứng rối loạn tâm lý cao hơn, như rối loạn tuyệt vọng và lo lắng. Những rối loạn đó có thể phá hỏng các quá trình nhận thức cần có để đạt được thành tích cao trong học tập. Khi bọn trẻ lớn lên, các tác động của những căng thẳng thời thơ ấu có thể vẫn còn. Thật vậy, thành tích có thể bị một cú đánh tiêu cực ở bất kể độ tuổi nào, dù cho trước đây bạn là một nhân viên làm việc hiệu quả và đáng ngưỡng mộ như Lisa Nowak.

Căng thẳng trong công việc

Bạn có thể đã nghe nói đến Lisa Nowak. Cô là một phi công lái máy bay chiến đấu, một chuyên viên quân sự vẽ sơ đồ điện tử, xinh đẹp và thông minh. Chính phủ đã chi ra hàng triệu đô la để huấn luyện cô thành một phi hành gia. Cô cũng là mẹ của hai đứa trẻ, và đang trên bờ vực ly hôn với chồng một tháng trước khi được giao nhiệm vụ chuyên mồn quan trọng nhất: chuyên gia chỉ huy chuyến bay của một phi hành đoàn tàu con thoi. Hãy nói về sự căng thẳng tích tụ lại. Cô bỏ một số vũ khí vào trong ôtô, lấy một bộ đồ cải trang, thậm chí cô còn đóng gói một bịch tã giấy người lớn nhằm tránh việc phải dừng lại để vào nhà tắm. Sau đó, chính cô lái xe một mạch từ Orlando đến Houston, để bắt cóc mục tiêu của cô, một phụ nữ cô cho là mối đe dọa đối với một phi hành gia, một đồng nghiệp mà cô rất quý mến. Thay vì làm việc như một người đứng đầu của một trong những công việc thách thức nhất về mặt kỹ thuật của nước Mỹ, vị kỹ sư có nhiều kinh nghiệm này đang đợi hầu tòa vì tội cố tình gây ra một vụ bắt cóc và cướp của. Có thể cô sẽ không bao giờ được bay nữa, khiến cho câu chuyện buồn này càng đáng buồn hơn. Điều này cũng khiến số tiền chi phí cho việc đào tạo cô trở thành lãng phí lớn. Nhưng có lẽ vài triệu đô-la đó cũng chẳng thấm tháp gì so với phí tổn cho toàn bộ căng thẳng ở nơi làm việc.

Sự căng thẳng tấn công hệ miễn dịch, gia tăng khả năng mắc bệnh của các nhân viên. Sự căng thẳng làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các căn bệnh tự miễn dịch. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí chăm sóc sức khỏe và lương hưu. Sự căng thẳng chiếm hơn một nửa trong tổng số 550 triệu ngày làm việc bị mất mỗi năm do sự vắng mặt của nhân viên. Nhân viên bị căng thẳng có khuynh hướng né tránh việc đi làm, và họ thường đến nơi làm việc khá muộn với những lời xin lỗi qua loa nhất. Thế nhưng các nhà quản lý thường viện dẫn sự căng thẳng như một lời biện hộ ngắn nhất. Các trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch khẳng định rằng, hầu hết 80% chi phí thuốc thang của chúng ta ngày nay đều liên quan đến sự căng thẳng. Trong một lực lượng lao động có tới 77% số người bị căng thẳng, sẽ có nhiều cuộc họp bị bỏ lỡ và nhiều chuyến đi đến các bác sĩ để khám bệnh. Đó chưa phải là tất cả. Sự căng thẳng kéo dài có thể gây ra tâm lý tuyệt vọng làm biến đổi khả năng suy nghĩ – cuộc tấn công trực diện vào nguồn lực trí tuệ của một công ty. Năng suất kinh doanh bị tổn hại gấp ba lần.

Thứ nhất, sự tuyệt vọng làm tổn thương bản năng linh lợi tự nhiên của não, giống như chứng viêm khớp khiến vũ công phải đi tập tễnh. Trí tuệ biến đổi, khả năng giải quyết vấn đề (bao gồm lý luận định lượng) và sự hình thành trí nhớ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự tuyệt vọng. Hậu quả là tính đổi mới và sáng tạo bị mòn đi, giống như khi chúng ta đang nói về khía cạnh sinh hóa của các khớp xương và các cơ. Trong nền kinh tế tri thức, trí tuệ linh hoạt thường là then chốt đối với sự sống còn. Tóm lại, đó là tin buồn đối với tính cạnh tranh, với giá trị cổ đông. Trong thực tế, chi phí do sự tuyệt vọng/ tình trạng chán nản của lực lượng lao động vào năm 1990 của Mỹ ước tính vào khoảng 53 tỉ đô-la. Hao hụt năng suất lao động chiếm phần lớn nhất trong số đó, khoảng 33 tỉ đô-la.

Thứ hai, những người mất đi khả năng sáng tạo phải chịu các chi phí chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Do đó, không chỉ sự căng thẳng làm giảm khả năng đóng góp của các nhân viên có giá trị mà các nhân viên đó còn bắt đầu “ăn thịt” các nguồn tài nguyên nội tại của công ty. Đó không chỉ là những phí tổn cho chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Người tuyệt vọng có nguy cơ gia tăng khả năng mắc các bệnh khác.

Thứ ba, những người chai lì thường bị sa thải nếu họ không tự xin thôi việc. Vòng quay phá hoại năng suất sẽ tiếp tục, cộng thêm vào đó là tốn tiền cho nỗ lực tuyển dụng và đào tạo. Sự thật không mấy tốt đẹp là bất kỳ sự tấn công nào vào các tế bào não người cũng là cuộc tấn công vào tính cạnh tranh. Liệu còn gì nữa chăng? Các phân tích thống kê từ rất nhiều nghiên cứu tạo ra một bức tranh ảm đạm tương tự. Sự căng thẳng khiến các công ty mất từ 200 đến 300 tỉ đô-la mỗi năm – khoản thua lỗ mỗi quý là 75 tỉ đô-la.

Có ba điều quan trọng trong việc nhận định xem một nơi làm việc có căng thẳng hay không: kiểu căng thẳng, sự cân bằng giữa khuyến khích nghề nghiệp và sự buồn chán, và tình trạng đời sống gia đình của nhân viên. Các chuyên gia kinh doanh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về kiểu căng thẳng khiến con người kém năng suất, và chúng ta không ngạc nhiên khi tất cả đều đi đến một kết luận giống với trường hợp chú chó chăn cừu Đức của Marty Seligman: Sự kiểm soát là tối quan trọng. Cơn bão hoàn hảo của căng thẳng trong nghề nghiệp dường như là sự kết hợp giữa hai thực tế ác tính: a) có nhiều kỳ vọng đối với bạn; và b) bạn không thể kiểm soát được khả năng làm tốt công việc của mình. Nghe giống như một công thức về tình trạng không được giúp đỡ đã học được, về khía cạnh tích cực, sự hồi phục khả năng kiểm soát có thể đưa các nhóm trở lại làm việc có năng suất. Xét một trường hợp, sự đồng lòng về lợi nhuận được xem xét sau khi chấp thuận giảng dạy một chương trình quản lý sự căng thẳng dựa trên cơ sở kiểm soát. Vào thời gian cuối hai năm, một đơn vị đã tiết kiệm được gần 150.000 đô-la chỉ tính riêng về các chi phí bồi thường cho nhân viên. Chi phí triển khai chương trình quản lý sự căng thẳng? Khoảng 6.000 đô-la. Và chỉ với 16 tiếng, chương trình đã làm giảm các mức huyết áp có hại đối với nhân viên bị chần đoán mắc bệnh tăng huyết áp.

Khả năng kiểm soát không phải là nhân tố duy nhất để đạt năng suất cao trong công việc. Nhân viên làm việc trên dây chuyền, ngày qua ngày đều làm các công việc mệt mỏi như nhau, hiển nhiên là kiểm soát được quá trình làm việc của họ. Tuy vậy, sự buồn chán có thể là nguồn gốc của chứng căng thẳng làm tê liệt não. Vậy phải trộn thêm gia vị gì? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một liều lượng nào đó của cái không chắc chắn sẽ có lợi cho năng suất lao động, đặc biệt đối với những nhân viên thông minh và có động cơ rõ rệt. Điều họ cần là sự cân bằng giữa kiểm soát được và không kiểm soát được. Một chút cảm giác không chắc chắn có thể khiến họ áp dụng các chiến lược giải quyết vấn đề độc đáo.

Nếu bạn là một nhà quản lý, đặc tính thứ ba chẳng ảnh hưởng gì tới việc kinh doanh của bạn. Tôi đang nói tới ảnh hưởng của đời sống gia đình đến công việc kinh doanh. Không có bức tường lửa ngăn cách giữa các vấn đề của cá nhân với năng suất làm việc. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể có hai bộ não để thay thế cho nhau tùy thuộc vào việc chúng ta đang ở trong văn phòng hay đang trong phòng ngủ. Sự căng thẳng ở nơi làm việc ảnh hưởng đến đời sống gia đình, tạo thêm nhiều căng thẳng trong gia đình. Càng nhiều căng thẳng trong gia đình sẽ dẫn đến nhiều căng thẳng nơi làm việc, và rồi lại quay ngược về gia đình. Đó là một xoáy ốc tự nuôi dưỡng, chết người và các nhà nghiên cứu gọi nó là “xung đột gia đình – công việc”. Vậy, bạn có thể có cảm xúc tuyệt vời nhất về sự tự chủ ở nơi làm việc và bạn có thể có nhiều cơ hội giải quyết vấn đề cùng các đồng nghiệp. Nhưng nếu cuộc sống gia đình của bạn rơi vào bế tắc, bạn có thể vẫn chịu đựng được những ảnh hưởng tiêu cực của sự căng thẳng đó, và cấp trên của bạn cũng vậy.

Dù chúng ta đang xem xét thành tích học tập hay khả năng làm việc, chúng ta vẫn phải nói đến ảnh hưởng sâu sắc của tính bình ổn về mặt cảm xúc trong gia đình. Liệu chúng ta có thể làm được gì cho một vấn đề khá riêng tư như vậy, giả sử ảnh hưởng của nó có thể lan rộng một cách tệ hại? Thật đáng ngạc nhiên, câu trả lời lại là: Có.

Can thiệp hôn nhân

Nhà nghiên cứu hôn nhân danh tiếng John Gottman94 có thể dự đoán tương lai của một mối quan hệ chỉ trong ba phút tiếp xúc với cặp đôi đó. Tài năng của ông là dự báo với độ chính xác gần 90% về khả năng thành công hay thất bại của một cuộc hôn nhân. Kỷ lục của ông được các ấn phẩm xem xét ngang hàng xác nhận. Ông có thể nắm được tương lai của nền giáo dục và các lĩnh vực kinh doanh của Mỹ trong lòng bàn tay.

Tại sao ông lại thành công đến vậy? Sau nhiều năm quan sát chi tiết, Gottman đã lọc ra các hành vi hôn nhân cụ thể – cả tích cực lẫn tiêu cực – nắm giữ hầu hết quyền năng dự đoán. Tuy nhiên, nghiên cứu này hoàn toàn không làm hài lòng một người như Gottman, giống việc có thể báo cho một ai đó biết họ mắc một căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng lại không thể cứu được họ.

Vậy nên bước tiếp theo trong nghiên cứu của ông là cố gắng áp dụng một số kiến thức dự đoán để đem đến cho cặp đôi một tương lai tốt đẹp hơn. Gottman sáng tạo ra chiến thuật can thiệp hôn nhân dựa vào sự nghiên cứu qua nhiều thập kỷ của mình. Chiến thuật này tập trung vào việc cải thiện các hành vi được cho là dự báo trước thành công trong hôn nhân và xóa bỏ những hành vi được coi là dự báo trước thất bại trong hôn nhân. Dù hết sức khiêm tốn, sự can thiệp của ông đã làm giảm gần 50% tỉ lệ ly hôn.

Thực tế ông đã can thiệp như thế nào? Những can thiệp này làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng trong tương tác không thân thiện giữa vợ và chồng. Sự quay trở lại với phép lịch sự này có rất nhiều tác dụng phụ tích cực bên cạnh sự tái cấu trúc hôn nhân, đặc biệt nếu cặp đôi đó đã có con. Đây là mối liên hệ trực tiếp. Gottman nói rằng trong ba ngày, ồng có thể dự đoán chất lượng của một mối quan hệ không chỉ bằng cách nghiên cứu các phản ứng với sự căng thẳng của bố mẹ mà còn nhờ lấy mẫu nước tiểu của những đứa con.

Lời tuyên bố sau cùng cần được chứng minh. Nghiên cứu hôn nhân của Gottman luôn buộc ông phải giữ liên lạc với các cặp đôi đang bắt đầu xây dựng gia đình. Khi các cuộc hôn nhân này bắt đầu chuyển sang giai đoạn làm cha mẹ, Gottman nhận thấy mối tiếp xúc không thân thiện giữa một cặp đôi tăng vọt lên. Có nhiều nguyên nhân, từ việc mất ngủ kéo dài cho đến các nhu cầu ngày càng tăng của một thành viên mới trong gia đình không tự lo liệu được (cứ ba phút một lần bọn nhỏ thường đòi hỏi người lớn thỏa mãn một số nhu cầu của chúng). Khi đứa trẻ một tuổi, sự hài lòng trong hôn nhân tụt xuống chỉ còn 70%. Tại cùng điểm đó, nguy cơ người mẹ lâm vào tình trạng tuyệt vọng từ 25% đến mức lớn hơn một cách khác thường là 62%. Nguy cơ cặp đôi ly hôn cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc trẻ em Mỹ được sinh ra trong một thế giới cảm xúc hỗn loạn.

Cách quan sát riêng này đã đem đến cho Gottman và đồng sự nghiên cứu một ý tưởng. Điều gì sẽ xảy ra nếu ồng áp dụng các chiến lược can thiệp hôn nhân đã được kiểm chứng của ông với các cặp vợ chồng khi người vợ đang mang thai? Trước khi chiếc nắp cống thù địch được mở ra?

Trước khi tỉ lệ tuyệt vọng chạm đến đỉnh? Theo thống kê, ông đã biết rằng cuộc hôn nhân sẽ được cải thiện đáng kể. Một câu hỏi lớn liên quan đến những đứa con. Một môi trường cảm xúc bình ổn sẽ ảnh hưởng thế nào đến hệ thống thần kinh đang phát triển của đứa trẻ? Ông quyết định đi tìm câu trả lời.

Cuộc điều tra nghiên cứu được triển khai trong nhiều năm, có tên là “Đưa trẻ em về nhà”. Nó bao gồm việc cho các cặp đôi đầy kỳ vọng tiếp xúc với những can thiệp hôn nhân dù cuộc hôn nhân của họ có đang gặp rắc rối hay không, và sau đó, đánh giá sự phát triển của đứa con. Gottman và Shapiro đã khai phá một mỏ vàng thông tin. Họ thấy rằng những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình có sự can thiệp không giống với những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình bình thường. Các hệ thống thần kinh của chúng không phát triển như nhau. Những đứa trẻ ở nhóm được can thiệp không hay khóc. Chúng có hành vi nâng cao sự chú ý mạnh mẽ hơn và chúng phản ứng lại các tác nhân bên ngoài theo những cách tương đối ổn định, về mặt sinh lý, trẻ em được can thiệp cho thấy tất cả các dấu hiệu chính của sự điều chỉnh cảm xúc lành mạnh, trong khi những đứa trẻ trong nhóm tự kiểm soát cho thấy toàn bộ dấu hiệu của các hệ thống thần kinh thiếu tổ chức và không lành mạnh. Những khác biệt thật đáng kể và hé lộ một điều gì đó chứa đầy hy vọng và tràn đầy các cảm giác thông thường. Nhờ ổn định bố mẹ, Gottman và Shapiro có thể thay đổi không chỉ cuộc hôn nhân mà họ còn có thể thay đổi cả đứa con.

Tôi cho rằng khám phá của Gottman có thể thay đổi thế giới, bắt đầu bằng các thẻ báo cáo và đánh giá thành tích.

Những ý tưởng

Tất nhiên những gì mọi người làm trong cuộc sống riêng tư của họ là việc riêng của họ. Thật không may, những gì con người làm trong cuộc sống riêng lại ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Hãy xem xét lịch sử phạm tội của một anh chàng mới đây được chuyển từ Texas tới một thành phố ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Anh ta vô cùng căm ghét ngôi nhà mới và quyết định rời đi. Anh ta đã ăn cắp chiếc xe hơi của người hàng xóm (lần thứ hai trong tháng đó)

và lái đi vài dặm tới sân bay rồi bỏ lại đó. Sau đó, anh ta tìm cách lừa các nhân viên an ninh và những người quản lý cổng, làm một chuyến bay miễn phí quay về Texas. Anh ta đã từng hành động như vậy vài tháng trước sinh nhật 10 tuổi. Không có gì ngạc nhiên, cậu bé này xuất thân từ một gia đình có vấn đề. Sự kiện này mới xảy ra gần đây nhưng nếu không sớm làm một điều gì đó, chuyện riêng tư nuôi lớn đứa trẻ này sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng với cộng đồng. Cậu ta hiếm khi ở một mình. Làm thế nào chúng ta có thể nắm giữ Quy luật trí não của chúng ta, rằng những bộ não bị căng thẳng học tập khác với những bộ não không bị căng thẳng, và thay đổi cách thức chúng ta giáo dục, làm cha mẹ và kinh doanh? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề đó.

Hãy giáo dục bố mẹ trước Hệ thống giáo dục hiện hành bắt đầu từ lớp một, điển hình vào khoảng 6 tuổi. Kỳ thi đầu vào là một bài viết, một bài đọc và một số bài toán. Giáo viên thường là một người hoàn toàn xa lạ. Và vẫn còn một thiếu sót quan trọng. Sự ổn định của gia đình hoàn toàn bị lờ đi, mặc dù đây là một trong những dự báo tốt nhất về thành công trong tương lai ở trường học. Nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta xem xét ảnh hưởng của nó một cách nghiêm túc?

Tôi hình dung ra một hệ thống giáo dục nơi mà học sinh không phải là những đứa trẻ. Những học sinh đầu tiên phải là bố mẹ. Nội dung giảng dạy là gì? Cách tạo nên một cuộc sống gia đình bền vững, áp dụng các quy tắc thay đổi hệ thống thần kinh trẻ em hiệu quả cao của Gottman. Can thiệp này thậm chí có thể bắt đầu dưới sự giám sát của khoa sản một bệnh viện (giống lớp học Lamaze, nhưng cần nhiều thời gian hơn). Có sự phối hợp độc đáo giữa hệ thống y tế và hệ thống giáo dục. Điều đó biến giáo dụcthành công việc của gia đình ngay từ khi đứa trẻ chào đời.

Lớp một nên bắt đầu một tuần sau khi đứa trẻ ra đời. Các khả năng nhận thức kỳ diệu của trẻ sơ sinh, từ khả năng tiếp thu ngôn ngữ cho đến nhu cầu rất lớn về thời gian chơi chủ động, được cung cấp đầy đủ trong giáo trình được thiết kế dành riêng cho chúng. (Đây không phải là lời kêu gọi sử dụng các sản phẩm của một ngành công nghiệp mới lạ để tìm kiếm cách thức biến các em nhỏ thành Einstein ngay trong năm đầu đời.

Hầu hết các sản phẩm đó vẫn chưa được kiểm nghiệm và một số được xem là có hại cho việc học tập. Tôi thấy hiện nay chưa có một phương pháp sư phạm được kiểm nghiệm chặt chẽ và kỹ lưỡng – một lý do nữa khiến các nhà giáo dục và các nhà khoa học trí não cùng nhau hợp tác). Cùng với điều này, các bậc cha mẹ nên tham gia một lớp bồi dưỡng thường xuyên về hôn nhân, chỉ để đảm bảo sự bền vững của gia đình. Bạn có thể tưởng tượng về mặt lý thuyết, một đứa trẻ sẽ như thế nào sau nhiều năm lớn lên trong một môi trường bình ổn về cảm xúc? Đứa trẻ sẽ phát triển tốt trong thế giới kỳ diệu này.

Hiện nay, không có một bệnh viện hay trường học nào đề xuất những can thiệp đối với các sinh viên tương lai của nước Mỹ, và không có một chương trình chính thức nào có thể sử dụng được sức ngựa trí tuệ của chiếc máy đào “thức ăn không ở dạng cứng/thuần nhất”. Nhưng điều đó có thể được phát triển và kiểm nghiệm ngay từ lúc này. Cú quyết định đến từ các thí nghiệm cộng tác giữa các nhà khoa học trí não và các nhà khoa học giáo dục. Tất cả những gì cần có là một ý chí về giáo dục có hợp tác, và có thể là một cảm giác phiêu lưu.

 vấn về gia đình  chăm sóc con cái miễn phí về phương diện lịch sử, mọi người đã hoàn thành tốt công việc của mình – đôi khi có việc làm thay đổi thế giới – trong vài năm đầu sau khi gia nhập lực lượng lao động, về lĩnh vực kinh tế, hầu hết các nghiên cứu đoạt giải Nobel đều được tiến hành trong 10 năm đầu sự nghiệp của người nhận giải. Albert Einstein công bố những ý tưởng sáng tạo của mình ở độ tuổi chín muồi là 26. Không còn nghi ngờ gì nữa, các công ty đang muốn tuyển chọn tài năng trí thức trẻ.

Vấn đề trong nền kinh tế ngày nay là mọi người đều có xu hướng lập gia đình vào độ tuổi mà đáng lẽ đó là lúc họ có thể làm việc tốt nhất. Họ đang cố gắng làm việc có năng suất tại một trong những thời điểm căng thẳng nhất trong cuộc sống của họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty thật sự quan tâm đến sự đụng độ đáng buồn của các sự kiện trong cuộc đời? Họ có thể giúp đỡ mọi nhân viên mới kết hôn hoặc mới có bầu bằng một khóa học của Gottman. Liệu điều đó có đảo ngược dòng chảy tiêu cực của sự căng thẳng gia đình vẫn thường xâm nhập vào nơi làm việc tại thời điểm này trong cuộc đời của một con người? Sự can thiệp đó có thể gia tăng năng suất làm việc và thậm chí có thể tạo ra những nhân viên dễ chịu và trung thành.

Các doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ đánh mất những người tài giỏi và sáng chói nhất tại thời điểm này, khi những người này bị buộc phải đưa ra một lựa chọn khủng khiếp giữa gia đình và sự nghiệp. Quyết định này đặc biệt khó khăn đối với phụ nữ. Trong thế kỷ XX, chúng ta tạo ra hai sự phân loại theo kinh tế: lớp không có trẻ em (những người tham dự không có con hay có trách nhiệm cơ bản nào với bọn trẻ) và lớp có trẻ con (những người đảm nhiệm vai trò người bảo hộ trẻ em chính). Xét từ phương diện giới tính, những nhóm này có rất ít sự cân đối. Theo lời Claudia Goldin, Henry Lee – giáo sư Kinh tế học ở Harvard, phụ nữ đại diện cho nhóm có trẻ em quá nhiều, tỉ lệ gần đúng là 9:1.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu người tài không thể chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình? Nếu các doanh nghiệp tổ chức trông trẻ ở nơi làm việc nhằm giữ được các nhân viên tại thời điểm họ có giá trị nhất thì sao?

Điều này hiển nhiên ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều nhất, có nghĩa là các doanh nghiệp ngay tức khắc đạt được sự cân bằng hơn nữa về giới tính. Liệu đề nghị đó có ảnh hưởng thật sự đến năng suất lao động khiến cho chi phí trông trẻ có thể được bù đắp bằng những lợi ích đạt được? Đó là một câu hỏi rất cần được nghiên cứu. Doanh nghiệp không chỉ có thể tạo ra nhiều nhân viên ổn định hơn trong thế hệ hiện nay mà họ còn có thể nuôi lớn những đứa trẻ khỏe mạnh để làm việc trong tương lai.

Quyền lực đối với công nhân Có nhiều cuốn sách bàn luận về cách quản lý sự căng thẳng; một số cuốn khá rối rắm, số khác thì đặc biệt sâu sắc. Những cuốn hay đều nói về một điểm chung: Phần lớn nhất của quản lý sự căng thẳng thành công là lấy lại khả năng kiểm soát cuộc đời của bạn. Điều này có nghĩa là một nhà quản lý hay một chuyên gia nhân sự có hiểu biết sâu sắc và khả năng dự đoán về sự sắp xếp của họ.

Để có thể phát hiện những vấn đề liên quan đến sự căng thẳng, một người có thể đơn thuần xem xét tình trạng mà một nhân viên cảm thấy vô vọng nhất. Các bảng hỏi điều tra dựa trên định nghĩa ba hướng về sự căng thẳng của Jeansok Kim và David Diamond có thể được phát triển, liên tục đánh giá không chỉ nhận thức rộng của mối ác cảm mà còn về các vấn đề hẹp hơn của tình trạng bất lực. Bước tiếp theo là thay đổi tình trạng đó.

Đây chỉ là vài khả năng có thể nhận biết được nếu các nhà khoa học trí não và các chuyên gia kinh doanh từng cộng tác với nhau trên lĩnh vực sinh học của sự căng thẳng trong lực lượng lao động. Có thể những phát hiện của họ sẽ thay đổi tỉ lệ nghỉ của nhân viên, giảm thiểu số lần đi khám bệnh và giảm tổng chi phí bảo hiểm. Không chỉ tiết kiệm được tiền bạc mà còn có thể sản sinh ra sức sáng tạo lớn, đơn thuần là nhờ liên tục tìm ra lối thoát cho nhân viên – không phải thoát khỏi công việc mà thoát khỏi sự căng thẳng họ đang trải qua.

Không có sự trùng hợp nào khiến các nhà nghiên cứu sự căng thẳng, các nhà khoa học giáo dục và các chuyên gia kinh doanh cùng đi đến một kết luận về sự căng thẳng và con người.

Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta biết hầu hết các điểm nổi bật từ khi Marty Seligman ngừng gây sốc chú chó của mình vào giữa những năm 1970. Đã đến lúc chúng ta nên tận dụng có hiệu quả phương pháp nghiên cứu kinh khủng đó.

Tóm lược Quy luật #8

NHỮNG BỘ NÃO BỊ CĂNG THẲNG KHÔNG HỌC TẬP GIỐNG NHAU

      Hệ thống phòng thủ của  thể bạn – sự giải phóng adrenaline  cortisol – được tạo nên để phản ứng tức thì với một mối nguy hiểm thật sự nhưng đang qua đichẳng hạn như một con hổ răng sắcSự căng thẳng kinh niên dụ như mâu thuẫn trong gia đìnhphá bỏ không thương tiếc một hệ thống được tạo nên chỉ để đối phó với những phản ứng ngắn hạn.

      Dưới tác động của sự căng thẳng kinh niênadrenaline tạo ra những vết sẹo trong các mạch máu của bạn  thể gây nên một cơn đau tim hoặc đột quỵ cortisol gây tổn hại đến các tế bào  ngựaphá hỏng khả năng học hỏi  ghi nhớ của bạnVề phương diện  nhânloại hình căng thẳng tồi tệ nhất chính  cảm giác bạn không kiểm soát được rắc rối – bạn cảm thấy bất lựcCăng thẳng về cảm xúc  ảnh hưởng to lớn tới toàn  hộiảnh hưởng đến khả năng học tập  trường của trẻ em  năng suất lao động của nhân viên tại nơi làm việc.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.