Thành Tâm Để Thành Công

TỰ THUẬT



Vào khoảng năm 1996-1997 nhận được lời mời của vị Phó Tổng biên tập tạp chí Thiên Hạ, tôi bắt đầu viết bài cho tạp chí này trên chuyên mục “Quản lí nhân sinh” mỗi tháng một bài. Do công việc quá bận rộn và quỹ thời gian có hạn, nên tôi và vị Phó Tổng biên tập chỉ có thể dành ra nửa ngày để bàn luận về những gì chúng tôi định viết cho chuyên mục.

Kết quả thu được sau khi xuất bản rất khả quan, tỉ lệ bạn đọc tham khảo chuyên mục này xếp thứ mười trong tổng số bốn, năm mươi bài văn khác của cùng cuốn tạp chí. Đến số 202, do công việc của Phó Tổng biên tập Trang Tố Ngọc quá bận rộn nên chúng tôi đành cho dừng xuất bản một thời gian và cho biên tập thành bộ sách với tên gọi Thành tâm để thành công.

Tôi nghĩ mình rất có duyên với tạp chí Thiên Hạ. Trong tạp chí số 200, tôi được bầu chọn là một trong 200 nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất với Đài Loan trong vòng 400 năm trở lại đây (tính từ Trịnh Thành Công). Trong tạp chí số 202, quý độc giả lại dành cho tôi sự ưu ái mới đầy bất ngờ, xếp thứ 37 trong số 50 người nổi tiếng được chọn ra từ hơn 200 người đến từ nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Nhân dịp kỷ niệm phát hành tròn 200 số báo, ngày 10 tháng 01 năm 1998, tạp chí THiên Hạ tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Hy vọng Đài Loan rực rỡ năm 2000” do Ân Doãn Bồng dẫn chương trình, và tôi được mời tham dự với vai trò là một trong năm vị chủ tịch hội đàm nổi tiếng nhất, gồm có Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung ương – ông Lý Viễn Triết, người sáng lập tập đoàn máy tính Acer – ông Thi Chấn Vinh, nhà mỹ học đoạt giải thưởng, nhà phê bình nổi tiếng – Long Ưng Đài và tôi – Thánh Nghiêm. Tôi cảm thấy rất vinh dự và vui mừng pha lẫn chút bất ngờ khi được mời tham gia buổi tọa đàm mang tầm quốc tế lớn như vậy.

Vài năm gần đây, tôi viết các chuyên mục dài kỳ cho các thời báo nổi tiếng như tờ Nhật báo Trung ươngThời báo Trung QuốcĐại Thành báoLiên hợp báoThời báo Tự DoNhật báo Trung Hoa, với số lượng mỗi tuần một bài, mỗi chuyên mục kéo dài khoảng một đến hai năm, thậm chí có thể tập hợp xuất bản thành một đầu sách mà các nhà xuất bản như nhà xuất bản Pháp Cổ, Hoàng Quan, Viễn Lưu, Liên Kinh đều rất sẵn sàng giúp tôi cho ra đời nhiều tác phẩm tương tự như vậy. về tạp chí, nhà xuất bản Pháp cổ và Nhân Sinh cho ra nhiều ấn phẩm nhất, tạp chí Thiên Hạ có thể duy trì được 30 tháng, đồng thời được in ấn phát hành thành sách tham khảo và được bình chọn là một trong sáu đầu sách bán chạy nhất thị trường cũng là một điều hết sức bất ngờ đầy thú vị đối với bản thân tôi.

Cuốn sách này ra đời và sắp xếp ban đầu do Tiêu Man và Mã Thế Phương biên tập và chỉnh lí. Sách được chia thành ba thiên, trong mỗi thiên có các bài nhỏ, đề mục mỗi bài nhỏ, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.

Thích Thánh Nghiêm

Thiền tự Đông New York,

ngày 07 tháng 05 năm 1998

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.