Thành Tâm Để Thành Công
THIÊN THỨ HAI TÂM AN THẾ GIỚI AN, TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
Càng từ bi, sáng suốt càng ít phiền muộn
Người thông minh không nhất định là người sáng suốt nhưng người sáng suốt thực sự nhất định sẽ ít phiền não. Chỉ có xâm nhập sâu vào bên trong thế giới nội tâm của người khác, quan tâm họ thì ta mới có được sự sáng suốt thực sự.
Thông thường con người ta có ba loại sinh mệnh: thứ nhất là sinh mệnh về mặt thể xác, do mẫu thân cưu mang thai nghén chín tháng mười ngày mà thành, thứ hai là sinh mệnh lịch sử, và thứ ba là sinh mệnh về trí tuệ, về sự sáng suốt.
Sau sinh mệnh thể xác ngắn ngủi vài chục năm, còn có sinh mệnh lịch sử, nhưng chỉ có thiểu số một vài người có thể lưu danh thiên sử. Vì thế, trên lập trường Phật pháp, ngoài sinh mệnh xác thịt và sinh mệnh lịch sử, chúng ta cón có sinh mệnh trí tuệ vĩnh hằng, vô hạn, xuyên thời gian không gian, mà chúng ta gọi đó là pháp thân tuệ mệnh.
Khi mẹ sinh ra chúng ta, thân thể xác thịt chúng ta như những viên đá chưa được mài giũa, cần phải gọt giũa nhiều mới có thể trở thành viên đá quý óng ánh lung linh. Cho nên, sau khi cha mẹ sinh ra, chúng ta cần phải trải qua việc học hành và luyện tập, dần dần hình thành trí tuệ trong quá trình trưởng thành đó.
Càng từ bi càng sáng suốt, trí tuệ Những người có trí tuệ mới giải quyết được khó khăn của bản thân mình và người khác, nếu không, anh ta sẽ có một cuộc sống vô vị không ý nghĩa, không những đem lại đau khổ cho bản thân mà còn gây ra nhiều phiền nhiễu cho những người xung quanh. Có người khi sinh ra vốn rất thông minh, nhưng không có nghĩa là có trí tuệ, sáng suốt. Trên thực tế, người thông minh có thể là người có rất nhiều phiền não; nếu thông minh mà có ít điều phiền não hoặc thậm chí là không có phiền não thì đó mới được gọi là trí tuệ thanh tịnh.
Trí tuệ có thể bồi dưỡng dần được, còn trí tuệ trong Phật giáo lại được sinh ra từ lòng từ bi, lòng từ bi càng lớn thì trí tuệ càng cao, phiền não theo đó mà cũng càng ít đi. Cái gọi là “từ bi” chỉ việc nghĩ cho người khác, thường giúp người khác giải quyết khó khăn, đổi lại là những việc làm phiền bản thân mình cũng ngày càng ít đi, và càng có “trí tuệ” hơn.
Vậy ta dùng lòng từ bi giúp đỡ mọi người như thế nào đây? Điều quan trọng là phải thực hiện thông qua quan niệm và phương pháp, vật chất chỉ có thể giải quyết một phần nhỏ của vấn đề mà thôi. Nhất thiết phải giúp đỡ họ giải quyết lo lắng từ trong tâm, từ quan niệm và có phương pháp thích hợp, như vậy mới là điều gốc rễ căn bản và bền lâu được.
Do đó mà từ bi và trí tuệ được coi là hai mặt của một hợp thể, không thể tách rời nhau, chỉ khác nhau về công năng và sự thể hiện mà thôi. Người có trí tuệ thường có thế giới nội tâm bình tĩnh, minh bạch, rõ ràng, không bị bất cứ yếu tố hoàn cảnh bên ngoài nào quấy nhiễu, đồng thời lại vừa có thể quan tâm chảm sóc người xung quanh, trở thành bằng hữu tri âm, tri tâm, hiểu thấu thế giới nội tâm của chúng sinh, đây cũng chính là biểu hiện của lòng từ bi.
Từng có một cặp vợ chồng bác sỹ đến thăm tôi; người vợ hết lòng ca ngợi, thông cảm người chồng, còn người chồng cũng rất yêu thương, chăm sóc cô. Chính sự quan tâm thông cảm, cùng tán thưởng ca ngợi nhau khiến họ trở thành những người bạn tri âm, tri tâm, tri kỷ thực sự, cùng hiểu rõ thế giới nội tâm của đối phương.
Trên thế giới này, rất nhiều người quan niệm tình yêu là sự chiếm hữu, là sự chinh phục, hy vọng đối phương thông cảm cho mình và coi họ thuộc quyền sở hữu của mình. Họ không hề muốn thâm nhập vào thế giới nội tâm của đối phương, nhưng lại ép buộc người khác phải chấp nhận cách suy nghĩ của mình, đó không phải là trí tuệ, không phải là từ bi.
Lập trường hay thân phận khác nhau sẽ có những biểu hiện thể nghiệm khác nhau, việc có thể khiến bản thân không xảy ra mâu thuẫn, xung đột hay buồn rầu được gọi là trí tuệ, là sự sáng suốt.
Khi mọi người xu nịnh lấy lòng bạn liệu bạn có kiêu ngạo tự mãn cho rằng mình rất tài giỏi? Khi gặp chuyện xui họ sẽ xa lánh không thèm để ý đến sự hiện diện của bạn, thậm chí coi bạn là kẻ ôn thần, lúc đó bạn có cảm thấy cô đơn, uất ức, hận thù không? Là đại trượng phu ta biết cách biến hóa linh hoạt ứng phó thích hợp với tình hình, khi đắc ý cũng không phát điên hóa cuồng, khi gặp xui thì lại càng không tự ti. Người có trí tuệ dù ở bất cứ nơi đâu bất cứ khi nào, bất cứ lập trường hay tình hình nào thì trong tâm luôn thẳng thắn quang minh chính đại, tự tại vô tư vô lo, không gì có thể làm khó họ được.
Có trí tuệ chắc chắn có lòng từ bi. Ví như thân làm cha làm mẹ nếu có thể hiểu rõ được thế giới nội tâm của con cái thì ắt hẳn chúng sẽ hiếu thuận cảm ơn với mình, ngược lại thì khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ ngày càng sâu ngày càng xa hơn nếu cha mẹ yêu cầu con cái thông cảm, tiếp nhận bạn một cách miễn cưỡng, ép chúng phải hiểu rõ mình. Còn phận làm con, không phải cấp cho cha mẹ quần áo thực phẩm là được gọi là có hiếu, điều quan trọng là cần biết thể nghiệm, thông cảm và quan sát hiểu rõ nội tâm của họ.
Gieo phúc bằng tâm thanh tịnh
CÓ thể 500 năm sau trái đất của chúng ta là một núi rác khổng lồ, toàn bộ nhân loại đều sợ mắc các bệnh về da. Nhưng nếu có thể quay đầu lại kịp thời thì tai họa trong tương lai không phải không thể tránh được.
Rất nhiều trong số chúng ta đều biết đến từ “bảo vệ môi trường”, và cũng nhiều lần nói đến từ này rồi, đồng thời cũng hiểu rõ tình trạng hay các vấn đề về môi trường mà chúng ta đang cùng chung sống. Trừ một bộ phận nhỏ dân số ra, thì tôi e rằng ngay đến quan niệm về bảo vệ môi trường cũng chưa được thiết lập.
Những người sống trong đô thị đều biết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống ngày càng tồi đi ở khắp nơi thông qua các loại phương tiện thông tin đại chúng. Con người vì mục đích khai thác mà phá hoại môi trường tự nhiên một cách nghiêm trọng, vì mục đích hưởng thụ cuộc sống mà khiến cho môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm nặng nề. Tất cả chúng ta đều lên án gay gắt với những nhân tố gây hại cho môi trường, nhưng không có ai dùng chính đôi bàn tay của mình hay cải thiện phương thức sống của mình để làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta chỉ biết nghĩ cách làm sao để cuộc sống của mình thuận tiện hơn, hoặc là mình sẽ ít chịu tác động tai hại từ việc ô nhiễm đó, nhưng chúng ta không thể giải quyết một lúc nhiều vấn đề như vậy, chỉ cần nghĩ cách làm sao cho cuộc sống của mình thuận tiện hơn là đủ.
Ví như việc nông dân hay dân du mục khai thác tự nhiên không thích hợp cũng sẽ phá hoại môi trường.
Trước kia, những người nông dân chỉ biết dùng các loại phân bón hữu cơ tự nhiên, cắt cỏ trừ sâu theo phương pháp thủ cồng, điều này không gây hại nhiều cho môi trường; nhưng nông dân ngày nay hoàn toàn khác với trước kia, nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là những thứ rác thải từ chăn nuôi lợn, còn nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề do các loại chất phun thuốc trừ sâu hay nông dược gây ra, ngoài ra nông dược cũng là thủ phạm gây nên tình trạng ô nhiễm đất. Những nông sản rau củ quả vừa to vừa bắt mắt hay các loại thịt lợn mua ngoài chợ kia đều là những sản phẩm được chăm sóc trong môi trường bị ô nhiễm nặng.
Bảo vệ môi trường cần có sự nhận thức đi đôi với hành động Tôi được biết có rất nhiều người có ý thức bảo vệ môi trường, nhưng tự thân tham gia vào các hoạt động đó thì lại rất ít. Việc sản xuất kinh doanh của ngành công thương nghiệp cần có các thiết bị bảo vệ môi trường, nhưng các xưởng chế biến sản xuất lại thải ra ngoài môi trường chất thải chưa qua xử lý, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông hồ. Hơn nữa các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng là thủ phạm chính gây ô nhiễm nguồn nước. Trước đây ở các kênh mương khe suối hay sông hồ có rất nhiều loài sinh vật sinh sống như tôm cá, nhưng chúng cũng phải dần dần biến mất bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Hay như trước kia những người hay ản chay thích thưởng thức đồ hải tảo tươi sống ngoài biển như loại hồng mao đài, nhưng giờ đây lượng tảo biển đó cũng giảm đáng kể. Nguồn tảo biển tự nhiên bị ô nhiễm, không chỉ vậy, bản thân chúng vốn cũng chứa một lượng nhỏ hàm lượng độc tố trong đó, do vậy vô hình chung người ăn chay đã tiếp vào cơ thể mình sản phẩm có độc tố.
Với tình hình trên, người ta hiểu là cần bảo vệ môi trường nhưng họ không biết bản thân mình phải bắt đầu từ đâu để giữ cho môi trường sống xung quanh mình trong sạch lành mạnh hơn. Trong cuộc sống thường nhật, tình trạng lãng phí xảy ra vô cùng nghiêm trọng, ví như khi mua đồ thường hay có túi ni-lon, dù mua ít cũng cần túi ni-lon, thậm chí còn nài nỉ người bán thêm vài chiếc mang về dùng. Dù rất tiện ích nhưng túi ni- lon không dễ bị phân hủy, khi đốt cháy nó sẽ tạo ra khí độc gây ô nhiễm môi trường xung quanh ta. Ngày trước ta hay có thói quen dùng giấy báo hoặc lá của một số loại cây như lá khoai, lá chuối gói thức ăn đồ đạc, không hề gây ảnh hưởng đến mồi trường.
Mỗi gia đình ngày nay đang không ngừng thải ra môi trường các loại rác thải với số lượng đáng báo động, những thứ chưa dùng hết hoặc dùng hỏng rồi đều vứt đi. Một khi rác thải được vứt ra bừa bãi sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm. Khi sử dụng đồ đạc đều không cố gắng sử dụng hết công năng và tuổi thọ của sản phẩm, mà đã vội mua sản phẩm mới có mặt trên thị trường, biến những đồ tuy hơi cũ một chút thành rác thải. Làm như thế chính là gây lãng phí và hủy hoại môi trường.
Biết quý trọng từng hạt gạo Khi tôi còn trẻ, phương tiện giao thông mà người dân Đài Loan thường dùng có xe đạp, xe ba bánh, khi vận chuyển hàng hóa thì dùng xe ba gác, xe bò, không giống như phương tiện giao thông ngày nay như các loại xe ô-tô, tàu hỏa, do sử dụng các loại xăng dầu mà gây ô nhiễm không khí. Vào mùa hè, để xua tan đi cái nóng oi ả người ta thường dùng quạt hương bồ, quạt lá cọ, hay sang trọng hơn chút chỉ dùng quạt điện mà thôi, do vậy mà không có hiện tượng thải ra các loại khí nóng từ máy làm lạnh, đương nhiên cũng chẳng có các loại máy làm lạnh gây hại cho tầng khí quyển. Vào thời đó, quần áo mặc rách rồi chỉ cần vá lại là có thể dùng được. Hay như quần áo của đứa con đầu lòng mặc rồi có thể để lại cho các em sau nó mặc lại. Và lúc bấy giờ lưu hành câu nói rất nổi tiếng “áo mới mặc ba năm, áo cũ cũng mặc ba năm, rách rồi may may vá vá lại mặc được ba năm”. Người dân thời bấy giờ rất quý trọng lương thực thực phẩm, thường lấy câu nói “miếng cơm miếng cháo đều không dễ mà có” mà Chu Tử dạy dỗ các đệ tử của mình làm lời răn dạy con cháu trong nhà không được lãng phí tùy tiện.
Thời điểm đó, rác thải ở mọi nơi rất ít, thậm chí có thể nói cơ bản hầu như không có thứ gì có thể biến thành loại rác thải vĩnh cửu, tức rác thải không thể phân hủy được. Lượng rác thải ngày nay ngày càng nhiều hơn và tăng lên hàng năm, điều này không chỉ gây ra sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên mà còn là nguồn gây ô nhiễm khổng lồ.
Do vậy mà thiền tự Pháp Cổ Sơn tích cực làm giảm lãng phí nguồn tài nguyên, đồng thời không ngừng tái sử dụng nhiều lần nguồn tài nguyên đó, sau đó có thể cải biến phương thức và tái sử dụng lại nhiều lần nữa. Ví như nước vo gạo có thể dùng rửa bát đũa hoặc nước tưới cây. Bát đũa của nhà chùa sử dụng hầu như không bắt dầu mỡ, một lượng nhỏ dầu hạt cải dính trên đó đều có thể hòa tan trong nước ấm, có thể dùng nước ấm tráng bát, do vậy mà bát đũa của chúng ta cũng trở nên sạch sẽ hơn. Nếu vẫn còn xót lại một chút xíu dầu trên bát đũa ta có thể dùng nước vo gạo rửa sạch. Như vậy từ một thùng nước ta có thể biến nó thành nước vo gạo, nước vo gạo lại trở thành nước rửa bát, nước rửa bát lại trở thành nước tưới tiêu cho cây cối. Một thứ có thể tái dùng nhiều lần, không những có thể tiết kiệm nước mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Nếu tín đồ Phật tử không mang túi ni-lon lên chùa thì ngôi chùa này không có một chiếc nào cả. Nhà chùa cũng thường khuyến khích mọi người nên sử dụng nhiều hơn các loại giấy có thể tái chế, trân trọng nguồn tài nguyên hơn nữa.
Biết phúc tích phúc mới có thể làm cho tâm linh trong sạch Bảo vệ môi trường vật chất chỉ có thể giải quyết phần ngọn, căn bản chưa giải quyết được tận gốc rễ vấn đề; giữ cho tâm linh trong sạch xuất phát từ việc tịnh hóa gốc rễ nội tâm, duy chỉ có vậy mới cải thiện tận gốc được. Bắt đầu từ giữ cho tâm linh trong sáng chúng ta mới có thể cam tâm tình nguyện giảm bớt thói quen lãng phí nguồn tài nguyên, đó không chỉ là việc yêu cầu người khác thực hiện mà đó cũng là một cảm giác hưởng thụ chứ không phải là sự hy sinh, như vậy mới được gọi là “tri phúc tích phúc”!
Cái gọi là “giữ sạch tâm linh trong sáng” ý nói do cái tâm chúng ta bị “ô nhiễm”, dẫn đến môi trường cũng bị ô nhiễm theo. Giả như cái tâm không bị “làm bẩn”, thì môi trường cũng không thể bị nhiễm bẩn theo. Bởi tâm linh điều khiển thân thể, hành vi của chúng ta được kết nối chặt chẽ với cái tâm, sự thay đổi tâm niệm của mỗi chúng ta có thể làm thay đổi cả một con người, một gia đình thậm chí cả một xã hội, do vậy mà tâm niệm thay đổi là nhân tố quan trọng nhất có tác động mạnh mẽ đến những điều xung quanh.
Môi trường – tự bản thân nó không thể tự tạo ra sự bần thỉu lộn xộn, thực vật hay khoáng chất không thể gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người, còn động vật cũng chỉ là thứ cân bằng sinh thái trong thế giới tự nhiên, chỉ có con người mới có thể tạo ra sự bẩn thỉu lộn xộn đó. Không những con người gây ô nhiễm cho môi trường sống mà còn gây ô nhiễm cho môi trường tinh thần, từ việc “ô nhiễm” ngôn ngữ, văn tự, ký hiệu, các loại hình khác nhau cho đến tư tưởng, quan niệm… tất cả đều đem lại cho loài người những vết thương mới và sự ô nhiễm mới cho tâm linh. Sự ô nhiễm môi trường vật chất đều do con người gây nên, mà những hành động gây ồ nhiễm đó không thể tách rời cái tâm trong mỗi chúng ta, cái “tâm” điều khiển tất cả mọi hành vi và suy nghĩ.
Môi trường quanh ta sẽ không bị ô nhiễm nếu cái tâm trong mỗi cá nhân trong sạch. Vì vậy khi bàn luận đến ồ nhiễm môi trường nhất thiết phải bắt đầu từ gốc rễ, cần nhấn mạnh và khơi mào cho việc “giữ cho tâm linh trong sạch”.
Trân trọng phúc báo mình đang có Vấn đề bảo vệ môi trường cần được giải quyết một cách triệt để, phải đơn giản hóa nó ngay từ cuộc sống thường ngày của chúng ta, bắt đầu từ những điều giản dị nhất, những thứ không cần dùng thì không nên dùng và càng không được lãng phí. cần “tri phúc tích phúc”, yêu quý bảo vệ đối với môi trường sống xung quanh ta, không sử dụng lãng phí hay bừa bãi. Lãng phí đã trở thành thói quen của đa phần con người hiện đại ngày nay, nhiều thứ đồ chưa dùng hết hoặc dùng hỏng rồi liền vứt đi, dù đó là tiền mà mình bỏ ra nhưng lãng phí những thứ đồ đó cũng có nghĩa là đang lãng phí nguồn tự nhiên của toàn bộ công dân trên thế giới này. Nguồn tài nguyên trên trái đất của chúng ta ngày càng cạn kiệt, trong khi đó thì dân số không ngừng tăng lên. Nếu ngay từ bây giờ ta không nghĩ cách tịnh hóa lòng người, đơn giản hóa cuộc sống của nhân loại, lời nói không đi đôi với hành động thì vô hình chung sẽ làm đảo lộn trật tự mọi thứ và đó cũng chỉ là những lời kêu gọi viển vông mà thôi.
Phúc báo của mỗi con người đều có giới hạn nhất định, nếu dùng hết phúc báo của kiếp này, thì kiếp sau sẽ chẳng còn tích lại được chút nào cả. Giống như những con ma đói khát vậy, có thức ăn không ăn nổi, có nước uống không uống được, đây gọi là luật nhân quả báo ứng ở đời. Không biết coi trọng phúc báo, ngược lại còn lãng phí thì kiếp sau chỉ có con đường sống chung với quỷ đói mà thôi. Phật pháp dạy rằng, nhân quả, phúc báo chính là cái giữ cho tâm linh trong sáng. Nhân quả được nhắc đến ở đây chỉ kết quả của tất cả những gì kiếp này chúng ta làm có liên hệ mật thiết đến kiếp sau. Có thể kiếp này hoặc kiếp sau hoặc con cháu chúng ta sẽ gặp phải quả báo. Cho nên chúng ta cần chuẩn bị kỹ cho kiếp lai sinh, trân trọng những gì mình đang có, đồng thời cần phải tạo ra nhiều phúc báo hơn nữa cho kiếp sau.
Chúng ta thật may mắn, được sống trong điều kiện vật chất khá hơn rất nhiều so với cha ông, đầu óc lại rất linh hoạt. Đầu óc có linh hoạt thì đời sống vật chất mới đầy đủ, làm việc gì cũng thuận lợi, đây cũng chính là phúc báo của chúng ta, vì thế cần phải biết trân trọng, giữ gìn.
Bây giờ không trân trọng thì con cháu sẽ gặp tai ương Tôi không phải đang hăm dọa mọi người, 20 năm sau, nếu nguồn nước uống của chúng ta không phải nhập khẩu từ nước ngoài thì điều đó có nghĩa là cần phải biến nước biển thành nước ngọt. Nước mưa trên trời có tính axit cao, không thể thay thế nguồn nước uống được. Khi nước mưa rơi xuống mặt đất có chứa các chất bảo vệ thực vật thì ta cũng không thể dùng nguồn nước này được. Khi đó, nước trong bồn cần phải dùng chất Clo để khử trùng thì mới có thể yên tâm sử dụng được.
Trong tương lai không thể có chuyện sử dụng nguồn nước ngầm bởi nguồn nước này bị cạn kiệt, khiến cho nhiều khu vực bị biến thành sa mạc dù hay có mưa.
Nếu không biết quý trọng, bảo vệ nguồn nước ngay từ hôm nay, thì nguồn nước của 20 năm sau không thể uống được nữa, đây cũng là vấn đề lớn cần được chú trọng quan tâm từ nhiều phương diện khác nhau.
Môi trường sống quanh ta đều là rác thải, dù có chôn vùi dưới những ngọn núi cao thì nó vẫn cứ là rác thải. Một số chất thải ngoài biển không thể trôi nổi đến nơi khác rồi cũng sẽ bị sóng đánh quay lại bờ và lưu lại trên đất gây ô nhiễm môi trường.
Nếu chúng ta không kịp thời kìm hãm lại hoặc điều chỉnh lại quan niệm sống, phương thức sống thì tôi tin rằng 500 năm sau trái đất của chúng ta tràn ngập rác thải, cơ thể loài người sẽ bị mắc các bệnh về da. Nhưng nếu kịp thời quay đầu lại yêu mến bảo vệ môi trường, người người có tâm cùng nỗ lực thì có thể tránh được những tai họa khủng khiếp trong tương lai và thiên đường nhân gian không phải là một giấc mộng nữa.
Đối sách giải quyết vấn đề môi trường Làm sao giải quyết vấn đề liên quan đến môi trường? Tôi cho rằng chúng ta nên đưa ra đối sách cho bốn phương diện sau:
Thứ nhất là quy định và thi hành chính sách của chính phủ. Chính sách của chính phủ có liên quan mật thiết đến vấn đề phát triển mở rộng nền kinh tế ví như khai phá nông mục, mở rộng các ngành công nghiệp, còn sự tăng trưởng của kinh tế tỉ lệ thuận với mức độ tàn phá môi trường. Do đó, cùng với việc đưa ra các chính sách, chính phủ cần lưu tâm cân nhắc đến sự phát triển song song giữa chính sách bảo vệ môi trường và chính sách phát triển kinh tế, cần tăng cường một vài công tác bảo vệ môi trường, không nên quá chú trọng vào kinh tế. Phát triển kinh tế có thể chậm một chút còn công tác bảo vệ môi trường cần được cải thiện nhanh hơn nữa.
Thứ hai, về mặt quan niệm cuộc sống thường nhật, người người nên có thói quen tiết kiệm, tích phúc. Không nên cho rằng tiền có nhiều rồi có thể dùng thoải mái không cân nhắc, cũng không nên cho rằng vật chất dễ có được mà có thể thay đi đổi lại một cách lãng phí, dùng chưa hết liền xài phung phí. Chúng ta cần biết rằng đây là những việc làm cần thiết để khống chế nguồn gây ô nhiễm và sự lãng phí tài nguyên. Trên thực tế, mỗi ngày chúng ta nên coi trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, và sự lãng phí trở thành thứ rác rưởi đang phá hoại môi trường sống quanh ta.
Cơ thể con người ta có da, có huyết máu, có xương thịt, trái đất của chúng ta cũng vậy, nó cũng có xương thịt, huyết máu. Chúng ta sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng nghĩa với việc chúng ta đang rút dần từng khúc xương, trích ra từng khối máu của cơ thể để dùng. Một khi lấy máu ra, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng thiếu máu, và sự sống sẽ chẳng còn. Lúc đó, trái đất của chúng ta sẽ chỉ là một tinh cầu chết khô héo không người cư trú. Tôi cũng thường nói, trái đất là mẹ của loài người và muôn vạn vật, dù bị những đứa con háu đói hút cạn nguồn sữa thì cũng không thể tàn phá thân thể người mẹ ấy. Khi ta lãng phí triệt để nguồn tài nguyên đó cũng có nghĩa là ta đang cắt từng khúc xương, rút từng lít máu, xé rách từng thớ thịt, nhổ từng chiếc lông trên thân thể của mẹ mình, tất cả hành động đó sẽ làm cho người mẹ của chúng ta mau chóng tàn lụi và chết đi.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là máu thịt của trái đất Ý tưởng vận chuyển nguồn tài nguyên từ một nơi nào đó trong không gian hay một tinh cầu nào khác về trái đất là điều khó có thể xảy ra. Để khiến cho cõi Niết Bàn trần gian này có thể thực hiện điều đó thì ngay từ giây phút này chúng ta nên biết trân trọng và sử dụng đúng nguồn tài nguyên.
Thứ ba, các ngành nghề công thương nghiệp nên có trách nhiệm và nghĩa vụ nhiều hơn trong việc cải thiện môi trường. Ví dụ như cải tiến chế tạo một số máy móc xử lý tình trạng ô nhiễm, cho ra đời các loại sản phẩm ưu việt không phá hoại và gây ô nhiễm môi trường.
Thứ tư, về phương diện giáo dục, các bậc phụ huynh cần phải giáo dục con cái mình ý thức và kiến thức về bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ. Dạy chúng biết yêu quý đồ vật, biết trân trọng những gì mình đang có và tích phúc cho mai sau. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần giảng giải cho các con nghe, sau khi môi trường bị phá hủy thì không thể có được không gian sinh tồn nữa. Chúng ta chỉ có một trái đất mà thôi, không có cái thứ hai nữa. Nếu không biết phương thức sống ra sao để bảo vệ môi trường thì những quốc gia làm tốt công tác này sẽ khinh thường đất nước chúng ta, hơn nữa, chúng ta có thể sẽ bị trừng phạt.
Ăn với thái độ tự nhiên, vui vẻ
Con người hiện đại ngày nay tận hưởng sở thích ham ăn ham uống nhưng thường hay mắc bệnh. Tuy thức ăn ngon nhưng không có nghĩa là đảm bảo sức khỏe, vậy ăn uống như thế nào mới được coi là sự lựa chọn sáng suốt?
Tục ngữ có câu “dân dĩ thực vi tiên” – dân lấy cái ăn làm gốc. Ẩm thực là một trong những điều kiện sinh tồn cơ bản nhất của loài người, quần áo không có mặc cũng không sao cả. Nhân loại sẽ không thể sinh tồn được nếu không có thức ăn đồ uống.
Dù việc ăn uống rất quan trọng, nhưng những con người đang sống trong thế kỷ 21 sắp chuyển giao sang thể kỷ 22 cần phải cải thiện một chút về quan niệm ẩm thực. Mỗi thời mỗi khác, những người thuộc giới công thương nghiệp thường chú trọng những bữa ăn nhanh, còn những người nông dân thì lại rất chú trọng đồ thật và mỹ vị, tôi muốn ăn những món ăn ngon và dinh dưỡng, nhưng không phải ngon nhờ các cách pha chế khác nhau. Người đầu bếp tồi nhất là người sử dụng rất nhiều các loại gia vị để lấy được vị thức ăn. Một đầu bếp giỏi có thể cho ra những món ăn đầy chất dinh dưỡng và có mùi thơm hấp dẫn đặc trưng của từng món. Và cái mùi vị, dinh dưỡng đó do chính bản thân ản mà cảm nhận được.
Cần ăn thức ản ngon giàu dinh dưỡng Ăn như thế nào thì có dinh dưỡng, và ngon miệng? Điều này do thái độ và động tác khi ăn của chúng ta hình thành nên. Thường thì chúng ta hay ăn cơm trong tâm trạng không tập trung, vừa ản vừa nói, vừa ăn vừa suy nghĩ, vừa ăn vừa xem ti vi, thậm chí vừa ăn vừa họp bàn. Đây là một thói quen xấu của thời đại công nghiệp. Cách ăn như vậy là một hình thức ngược đãi dạ dày, ruột của chúng ta, có thể dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém. Khi chúng ta tư duy thì cơ quan đầu não cần máu lưu thông, còn khi dạ dày tiêu hóa cũng cần có máu để thực hiện nhiệm vụ nhào trộn thức ản, hai bộ phận này đều cần dùng đến máu cùng một lúc và xảy ra tình trạng giành giật nguồn máu của nhau, điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Phương pháp tốt nhất là khi ăn chỉ tập trung vào ăn, làm việc chỉ tập chung vào làm việc, không nên vừa ăn vừa làm.
Người biết cách ản cơm là người vừa nhai rất kỹ, rất nhanh nhưng rất nhẹ nhàng, lại vừa thấy được mỹ vị của món ăn và chất dinh dưỡng trong đó. Nước miếng trong miệng ta vốn có công năng tiêu hóa thức ăn, vì vậy khi thức ăn vừa vào đến miệng là đã bắt đầu quá trình tiêu hóa rồi, khi xuống dạ dày thì nhanh chóng bị tiêu hóa hoàn toàn, sau đó các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua ruột non. Qua ba quy trình hoạt động như vậy, thức ăn sẽ được tiêu hóa hoàn toàn và chuyển đổi thành chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ. Bình thường một bữa cơm của tôi kéo dài khoảng mười lăm phút, thời gian tuy hơi nhanh một chút nhưng tôi cảm thấy bữa ăn rất ngon miệng, và ăn hết thức ăn. Tôi nghĩ cách ăn như thế này rất quan trọng và tốt cho sức khỏe.
Ăn một cách vui vẻ Thứ nữa, ta cần bàn đến thái độ khi ăn uống, không nên ăn quá no. Có nhiều người ăn uống thường quá độ, có người thì bữa này ăn no, bữa sau nhịn đói. Tốt nhất chúng ta nên có thói quen ăn đủ lượng thức ăn vừa phải, ăn đúng giờ giấc, uống nước đúng lúc. Một khi ăn đúng bữa, ăn một cách vui vẻ thì nhất định tiêu hóa sẽ tốt, cơ thể cũng khỏe mạnh. Nếu ăn không đúng bữa, lượng thức ăn không phù hợp, bữa ăn bữa bỏ sẽ dẫn đến hiện tượng khi muốn ăn sẽ ăn thùng uống chậu, còn lúc đói thì vừa đói vừa khát. Cách ăn như vậy không có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa ản uống không biết điều tiết sẽ khó tiêu hóa, các chất bài tiết cũng dễ lên men bất thường gây ra mùi hôi miệng. Nguyên nhân do thức ăn chưa được tiêu hóa và hấp thu hết, sau khi vào đến ruột và dạ dày thì công năng tiêu hóa không hoạt động bình thường dẫn đến các chất bài tiết gây mùi hôi 84thối vô cùng, điều này cũng chứng tỏ hiện tượng tiêu hóa kém. Tiêu hóa kém là tác nhân gây tổn thương cho dạ dày và ruột, có tác động phá hoại cấu trúc các tổ chức cơ thể, đúng là lợi bất cập hại, do vậy chúng ta nên thay đổi thói quen xấu này.
Đổ ăn tự nhiên là ngon nhất Chúng ta nên ăn loại thức ăn nào có lợi cho sức khỏe? Loại nào ngon nhất? Câu trả lời là thức ăn có nguồn gốc tự nhiên là ngon nhất, mà lại vừa hợp vệ sinh. Phàm là động thực vật chăn nuôi nhân tạo dù là sống dưới nước hay trên cạn thì đều có chứa các chất độc tố có hại cho cơ thể. Có loại chứa độc tố trong chất bảo vệ thực vật, có loại lại chứa kích thích tố hooc-môn, chất diệt côn trùng khiến cho động vật vừa to vừa béo, còn rau củ quả thì vừa to vừa non mởn. Những loại thực phẩm này rất có khả năng bị thôi thúc sinh trưởng trong thời gian ngắn. Phương pháp nuôi trồng theo phương thức hóa học này còn được gọi là phương pháp nuôi trồng vô cơ. Ví dụ như nuôi lợn, nghe nói chỉ cần chăm sóc ba tháng là có thể xuất ra thị trường tiêu thụ; hay như nuôi gà vịt chỉ cần thời gian rất ngắn có thể đem tiêu thụ được. Đây đều là những sản phẩm được nuôi trồng chăm sóc có sự tham gia của các chất kích thích sinh trưởng, không phải là những sản phẩm tự nhiên.
Như vậy, đây được gọi là có dinh dưỡng hay có chất độc hại? Tôi không muốn tất cả chúng ta phải ăn chay, nhưng tôi khuyên mọi người nên ản ít thịt động vật, đặc biệt là các loại động vật nuôi trong môi trường nhân tạo, càng ít càng tốt.
Ngoài ra, chúng ta nên chăm sóc cây trồng bằng các loại phân hữu cơ, tốt nhất không nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt côn trùng sâu bọ. Hiện nay có rất nhiều vườn cây, khi vừa đơm hoa là người chăm bón phun ngay thuốc bảo vệ thực vật cho đến khi kết trái, sau đó dùng giấy bọc trái cây lại, nhưng cần chú ý không nên dùng các loại giấy có tầm chất bảo quản. Nhưng ngay từ khi vừa đơm hoa kết trái ta đã phun các loại thuốc đó rồi, vậy có cách nào cải thiện chất lượng quả đó không, vấn đề này cần tới sự đóng góp của cơ quan quản lý ngành nông nghiệp và một số thương nhân đầu tư vào ngành này bởi người sử dụng ngày càng nhiều mà các cửa hàng bán thực phẩm sạch cũng ngày một tăng lên. Thực phẩm sạch nói tới ở đây là những loại không có chứa hàm lượng chất bảo vệ thực vật hay các loại thuốc hóa học, không bao gồm các sản phẩm thịt động vật, là loại thực phẩm khiến cho người mua an tâm sử dụng, và sử dụng một cách lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.
Ầm thực thế kỷ mới Tôi từng đọc một cuốn sách có tên Âm thực quan thế kỷ mới, tác giả là con trai của ông chủ ngành công nghiệp Kem của Mỹ. Ông có chủ trương không ăn thịt động vật, cũng không ăn các sản phẩm chế biến từ sữa, không ăn thịt gà, thịt vịt và trứng của chúng, bởi theo ông, các loài động vật này bị con người ngược đãi từ rất lâu rồi. Gà, vịt, lợn, bò và nhiều loài động vật khác hầu như đều bị nhốt trong chuồng, còn người nuôi thì dùng nhiều phương pháp đa dạng khác nhau thúc cho chúng sinh trưởng nhanh, to béo một cách bất bình thường không tuân theo quy luật tự nhiên, vì vậy mà cơ thể chúng hàm chứa một lượng lớn các chất độc hại.
Khi ăn các loại thịt này điều hiển nhiên cơ thể chúng ta cũng hấp thụ một lượng chất độc nhất định vào cơ thể gây nguy hại cho sức khỏe. Đó là lí do vì sao tác giả không ăn các sản phẩm từ thịt hay trứng. Tuy nhiên, tôi không có ý yêu cầu mọi người không được ăn thịt, tôi chỉ hy vọng những con người của thế kỷ 21 có thực phẩm sạch để ăn, tốt nhất nên ăn ít các sản phẩm được sản xuất từ các trang trại chăn nuôi.
Đại trí tuệ phá đại vọng ngữ
Sức mạnh của trí tuệ có thể phá vỡ những lời nói hoang đường.
Trên đời này ai cũng từng có một lần nói dối, nhưng đối với một số người đó lại là chuyện thường tình. Có người thì có tâm thiện nhưng cũng có người tâm địa độc ác.
Khi đối mặt với kẻ hay nói hoang đường, làm thế nào để không bị che giấu? Làm sao phá vỡ những lời hoang đường đó? Và làm thế nào để có lợi cho ta mà không gây hại cho người khác? Là người thì ai ai cũng biết nói dối. Trong Phật giáo, nói dối được chia làm ba loại: thứ nhất là đại vọng ngữ, thứ hai là tiểu vọng ngữ, và một loại nữa gọi là phương tiện vọng ngữ.
Đại vọng ngữ là lời nói dối bịa đặt khiến cho người khác khi nghe thấy liền tin vào, chỉ lệnh của thần thánh, ngoan ngoãn nghe theo một cách vô điều kiện dẫn đến khuynh gia bại sản, thậm chí là tan cửa nát nhà. Tiểu vọng ngữ là những lời nói dối nhỏ nhặt, không gây hại đến đại thể, cũng giống như ông Vương bán dưa, vừa bán vừa tự khen dưa ngọt khiến cho người mua phải động lòng, nhưng khi mua về thì mới phát hiện không ngon như dưa ăn thử hoặc nhạt như nước lã, kiểu nói dối này không gây tổn hại gì nhiều đến người khác nhưng cũng không nên có.
Phương tiện vọng ngữ là kiểu nói dối vì muốn đối phương có lợi mà dùng thiện ý để lừa anh ta. Ví dụ như câu tục ngữ “trông mơ giải khát”, hay ăn bánh vẽ, ăn cá gỗ. “Trông mơ giải khát” là câu chuyện có nguồn gốc từ thời Tam Quốc. Truyện kể rằng khi quân lính trên đường hành quân thấy rất khát, thấy vậy Tào Tháo bèn bảo rằng họ sắp hành quân qua rừng mơ rồi, những quả mơ bây giờ đang mùa chín rộ, đến đó có thể giải lao một lúc. Nghe vậy ai nấy đều ứa nước miếng và cảm thấy đỡ khát hẳn. Vừa nhắc đến mơ là nhắc đến vị chua làm cho ai ai cũng chảy nước miếng, và không ai còn cảm thấy khát nữa. Theo bạn thì kiểu nói dối này tốt hay không? THật khó để luận đoán, nhưng nó rất hiệu nghiệm, có thể giúp đỡ người khác. Các bác sỹ thỉnh thoảng phải áp dụng phương thức này trong khi điều trị bệnh để giao tiếp trò chuyện với bệnh nhân nhằm hiểu rõ hơn bệnh tình và có được sự hợp tác của họ. Mặt khác trong cuộc sống hàng ngày ta cũng thấy các bậc cha mẹ thường dùng cách này để cưng nựng con trẻ ăn cơm.
Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt Bất kể loại người nào cũng có thể nói dối. Có kẻ thì thích chi phiếu nói suông nước bọt. Cái gọi là chi phiếu nói suông ở đây không phải là khai phiếu thật, mà chỉ là lời nói qua loa, sau đó vin cớ ăn tiền. Chúng ta không những có thể thêu dệt ra đủ các loại lí do khác nhau, thậm chí còn nói năng hùng hồn trách móc người khác, gắp lửa bỏ tay người. Loại vừa ăn cướp vừa la làng này trên thực tế là kẻ nói dối thông minh nhất và xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội.
Một loại người nói dối khác là loại thích đầu cơ trục lợi, lợi dụng người khác. Ví dụ như, mọi người đều phải lau nhà nhưng có một người không làm, thế là anh ta dệt ra một câu chuyện để lừa mọi người, như “tôi bị dằm cắm đến giờ vẫn chưa lấy được ra, tôi không thể lau nhà được”. Loại nói dối kiểu như thế này rất nhiều người phạm phải, hơn nữa còn thường xuyên xảy ra, chẳng có gì là kì lạ cả.
Nhưng cũng có những lời nói dối không bao giờ vạch trần được, chỉ có đợi cho đến khi anh ta tự nói ra thì mới bị phát hiện. Biểu hiện của anh ta giống như lúc bình thường, không một chút sơ hở nào.
Một số người lại thường xuyên nói dối, phàm yêu cầu anh ta thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm nào đó thì anh ta có thể nói dối được. Loại người này cuối cùng cũng gặp quả báo mà thôi. Bất cứ ai cũng hiểu rõ rằng không thể tin tưởng kẻ hay lừa gạt người khác, không thể giao tiếp qua lại với hắn, nếu không người bị thiệt chính là bản thân mình. Vì thế cho nên đôi khi nói dối cũng chẳng có ích lợi gì.
Cũng có một số người biết nói dối một cách hoàn mỹ, không có bằng chứng nào chứng tỏ anh ta đang nói dối, khiến cho mọi người ai ai cũng tin tưởng, không những vậy mà sau khi bị lừa còn đem lòng cảm ơn hắn, tuy nhiên hiện tượng này ít khi xảy ra trong cuộc sống. Thông thường sau khi bị lừa vài lần thì con người ta sẽ phát hiện ra chân tướng sự việc.
Gặp phải kẻ nói dối, chỉ còn cách đối phó bằng trí tuệ Cuộc sống lên xuống của đời người giống như những con sóng ngoài biển khơi, Không có những trắc trở sẽ làm người ta mất đi cảm sự cảnh giác, Bình tĩnh nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống, Thì cho dù có khó khăn đến đâu cũng trở nên dễ dàng…
Cửa ải nhân sinh có thể lớn cũng có thể nhỏ. Với những người linh hoạt thì cảm thấy việc xử lý vấn đề sẽ nhẹ nhàng, còn ngược lại sẽ cảm thấy việc giải quyết vấn đề thật nặng nề.
Sự linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề thể hiện ở việc nắm bắt những khó khăn mà vấn đề gặp phải, hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề đó như thế nào? Cửa ải khó khăn này còn bao gồm cả những tổn thất về kinh tế, danh dự, chức vụ, sức khỏe, ngoài ra còn tổn thất về cả sinh mạng.
Trong những tổn thất nói trên thì tổn thất về sinh mạng là nghiêm trọng nhất. Có thể mất bất cứ thứ gì trừ sinh mạng, sau đó đến sức khỏe. Tiền bạc là những thứ nằm bên ngoài cơ thể, có hay không không quan trọng, sự nghiệp thì có thể gây dựng lại, danh dự thì chỉ là cảm nhận khách quan và chủ quan nhưng sức khỏe thì luôn cần phải được chăm sóc.
Nhìn từ góc độ khách quan, bị người khác phỉ báng dường như là một sự tổn thất. Từ góc độ chủ quan, cũng có vẻ là sự tổn thất, nhưng thực chất không hề có sự tổn thất nào ở đây. Tục ngữ có câu: “Nếu không làm việc xấu, nửa đêm có tiếng gọi cửa cũng không sợ”. “Cây ngay không sợ chết đứng” – nếu thực sự bản thân không phải như lời đồn đại thì không phải sợ những lời đàm tiếu. “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Gặp phải trường hợp bị tổn thất danh dự, bạn sẽ làm gì? Chỉ cần xử lý tốt, đương nhiên danh dự vẫn được bảo toàn.
Thấu hiểu tình người mới là thành công
Con đường sự nghiệp lên xuống, trắc trở giống như những con sóng ngoài khơi.
Nếu trong sự nghiệp không gặp phải những khó khăn thì dường như thiếu đi sự thử thách, làm người ta mất đi sự cảnh giác. Nếu sự nghiệp cứ mãi thuận buồm xuôi gió thì không được xem là thành công. Thành công đích thực nằm ở kinh nghiệm được tích lũy và sự trải nghiệm phong phú. Vì thế, thấu hiểu tình người, thấu tình đạt lý mới được coi là thành công thực sự.
Những khó khăn trắc trở trong cuộc sống có thể được xem là kinh nghiệm thành công, không nên xem đó là sự thất bại. Trong cuộc sống, cửa ải khó khăn liên tiếp nối nhau, bạn sẽ làm thế nào để giải quyết chúng. Ví dụ, một chiếc lá rụng xuống, ta sẽ lo không biết chiếc lá có làm rơi vỡ đầu ta; hay một con chim sẻ bay qua, ta sẽ lo không biết nó có phóng một bãi phân lên đầu ta hay không. Giả sử, chúng ta luôn lo lắng về những điều như thế, chúng ta sẽ khó có thể sống lâu trong cuộc sống này. Cửa ải nhân sinh có lớn, có nhỏ. Cửa nhỏ thì không đáng lo, không cần quan tâm nhiều đến chúng. Nhưng phải chống chọi lại được với bão táp mưa sa, mới thể hiện được sự nhẫn nại trong cuộc sống.
Những việc nên làm hãy cứ làm như thường lệ Chỉ vì một việc nhỏ hoặc một việc không quá nghiêm trọng mà phải ngày đêm suy nghĩ, hoặc tìm cách thoát khỏi những suy nghĩ đó là một điều vô cùng đau khổ. Trong cuộc sống, tôi cũng thường gặp phải những cửa ải như vậy, hơn nữa còn gặp rất nhiều. Có những cửa ải thậm chí còn phải đánh đổi bằng tính mạng. Nhưng khi thật sự phải đổi lại bằng tính mạng, thì cho dù bạn có dùng cách nào đi nữa hay nỗ lực đến thế nào cũng không thể thoát ra. Đã biết không thể thoát ra được, thì lo lắng liệu có tác dụng hay không?
Nếu muốn tránh những việc đó, nguyên tắc đầu tiên của tôi là cần phải nghĩ cách; không nên quá lo lắng hoặc căng thẳng.
Thứ hai, không nên để những khó khăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Sức khỏe cần phải được giữ gìn, không nên lo lắng quá nhiều về những vấn đề đó. Hãy cứ làm việc và nghỉ ngơi như bình thường, những việc cần làm hãy cứ làm như thường lệ, đương nhiên, hãy giải quyết những vấn đề lớn một cách nhanh chóng. Nhưng cũng đừng nên quan tâm, nghĩ ngợi hay lo lắng quá đến chúng, nếu không chẳng bao lâu tóc bạn sẽ bạc trắng, tinh thần sẽ mệt mỏi vì lo âu, nghiêm trọng hơn nữa rất có thể gây ra các loại bệnh liên quan đến thần kinh.
Cho dù cửa ải khó khăn trước mắt lớn hay nhỏ, để duy trì một sức khỏe tốt, trước tiên phải phải duy trì trạng thái cân bằng tâm lí, sau đó mới đối mặt với khó khăn, tiếp nhận và xử lý khó khăn, cuối cùng hãy loại bỏ chúng. Chúng ta luôn phải nhớ rằng, không có sức khỏe cũng đồng nghĩa với việc mất đi tính mạng.
Khi cửa ải khó khăn xuất hiện, không nên xử lý chúng một cách mù quáng. “Thà làm viên ngọc vỡ còn hơn làm viên ngói lành”; “làm viên ngói lành” cũng không phải làm việc gì xấu xa nhưng nếu ngọc vỡ rồi thì thật sự không còn cơ hội nào khác, điều này chẳng phải là ham cơ hội trước mắt mà thiếu đi tầm nhìn xa trông rộng. Sẽ rất ngu muội nếu nghĩ rằng “thà làm viên ngọc vỡ còn hơn làm viên ngói lành”. Thực tế không ai muốn lấy đi sinh mạng của bạn hoặc muốn lấy đi sinh mạng của bạn mà không lấy được, nhưng bạn lại đưa sinh mạng mình cho họ, điều này quả thực rất ngu ngốc.
Chúng ta nhất định phải thật bình tĩnh trong khi giải quyết những việc rắc rối.
Giả dụ có người đứng trước mặt và đòi lấy mạng của bạn, lúc này bạn tuyệt đối không được hoảng loạn.
Bạn càng tỏ ra hoảng loạn thì tính mạng của bạn càng bị nguy hiểm. Tôi vẫn thường nói “tân lai tương đáng, thủy lai thổ yểm”, khi không thoát ra được vấn đề, cứ vòng vèo rồi cũng giải quyết được, thế thì hà tất phải đau khổ?
Có lần tôi gặp phải một vấn đề rất hóc búa như thế này: có một người ngày nào cũng gọi điện thoại hoặc có khi đích thân đến tìm tôi thậm chí dùng vũ lực để uy hiếp. Nhưng tôi vẫn cứ làm việc của mình như hằng ngày, nhưng vấn đề không nằm ở chỗ đó, mà nằm ở chỗ trong lòng tôi luôn cảm thấy lo lắng, ruột gan lúc nào cũng đang như lửa đốt.
“Ruột gan bị lửa đốt”, mong muốn tắt được ngọn lửa đó là việc vô cùng khó chịu, nhưng cơm thì vẫn phải ăn, đến giờ vẫn phải ngủ, việc cần làm vẫn cứ phải làm, nếu cứ luôn nghĩ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa trong lòng cũng không giải quyết được việc gì, mà phải tìm người nào đó giúp mình cùng giải quyết.
Nhưng nếu bạn cứ tìm đại một người nào đó để cùng giải quyết vấn đề thì càng làm cho bạn thêm vướng víu. Vì thế, quan trọng là phải tìm đúng người. Tìm đúng người rồi, họ có thể giúp mình dập tắt ngọn lửa đang cháy trong ruột gan kia, còn không, không những không dập tắt được mà còn làm nó cháy to hơn.
Còn nhớ khi tôi ở chùa Đông Sơ Thiền ở Mỹ, có một người tình nguyện đến thay tôi làm thợ trộn xi măng, trong lúc sơ suất anh ấy bị một hạt cát bay rơi vào mắt. Anh ấy nghĩ nếu dụi mắt hạt cát sẽ chảy ra theo dòng nước mắt, nhưng không ngờ không những lấy được hạt cát ra mà ngược lại nó còn càng vào sâu hơn.
Tôi biết chuyện liền bảo mọi người đưa ngay anh ấy đến bệnh viện, bác sĩ ngay sau đó đã lấy được hạt cát trong mắt anh ấy ra. Trước đó mọi người đều lo lắng tới mức không biết phải làm gì, nhưng sau khi nghe tôi, đưa anh ấy đến bệnh viện thì không đến hai phút sau mắt anh ấy đã được xử lý xong.
Khi giải quyết vấn đề trước hết không được mất bình tĩnh, phải tìm đúng người có thể cùng mình giải quyết, có phương pháp thích hợp và luôn giữ nguyên tắc “an nhiên quá quan”.
Tâm bình thế giới bình
Nếu trong lòng luôn cảm thấy mất cân bằng thì mọi sự sẽ luôn tranh giành, Giành giật, muốn thay đổi người khác sẽ thực sự làm họ bị tổn thương, Giành giật, muốn thay đổi thiên nhiên sẽ làm tổn hại đến thiên nhiên, Nếu trái tim nhỏ bé của mỗi người luôn cảm thấy yên bình thì cả thế giới sẽ luôn yên bình.
Chỉ cần trái đất có người sống và chỉ cần có người sống trên trái đất một ngày thì sẽ có thiên tai nhân họa. Thời kỳ nguyên thủy, mặc dù chưa có những tai họa do khoa học kỹ thuật hiện đại gây ra như bây giờ, nhưng thời đó cũng đã có lũ lụt, rắn độc, thú dữ,…
Trong hoàn cảnh như vậy, con người và tự nhiên phải cải thiện để thích ứng với nhau, mà không cần phải tranh đấu.
Tại nạn với lửa, nước, gió, động vật, côn trùng là những tai nạn mà cả thời xưa và thời nay đều gặp phải. Những trận đại dịch châu chấu ngày xưa bây giờ không còn nữa, nhưng thay vào đó là côn trùng gây bệnh, đâu đâu cũng thấy côn trùng, to nhỏ đều có. Vì thế ngày nay con người dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu, kết quả là dùng càng nhiều thuốc trừ sâu thì khả năng kháng thuốc của côn trùng càng mạnh. Một loại côn trùng bị tiêu diệt thì lại xuất hiện một loại khác. Càng tiếp xúc với nhiều loại thuốc trừ sâu thì côn trùng càng có khả năng miễn dịch. Hơn nữa, dùng càng nhiều thuốc trừ sâu để diệt côn trùng sẽ càng làm tổn hại đến sức khỏe con người.
Những tai họa đến từ thiên nhiên gọi là thiên địch. Khi tồn tại quá nhiều một loài nào đó, sẽ xuất hiện một loài khác có khả năng chế ngự được chúng.
Phải chăng khoa học kỹ thuật càng phát triển, con người càng cần phải được bảo vệ nhiều hơn?
Dân số thế giới ngày càng tăng, càng xuất hiện nhiều các loại bệnh tật và tai họa.
Vì thế, những vấn đề này hoàn toàn không phải hiện tượng của ngày tận cùng thế giới.
Đầu thế kỷ 20, thời điểm cách đây gần 100 năm, những ghi chép về cuộc sống con người lúc đó như thế nào? Lúc đó đã có thiên tai nhân họa hay chưa? Tất nhiên là có rồi, tuy nhiên lúc đó chưa có những tai nạn về máy bay như hiện nay.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng hiện đại, dường như con người càng được bảo vệ an toàn hơn. Trên thực tế sự an toàn của con người không phụ thuộc vào sức mạnh của khoa học kỹ thuật. Rút cuộc liệu khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người có càng được an toàn hơn hay không? Vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu.
Người Trung Quốc từng nói: nhân định thắng thiên, hàm ý sức mạnh con người sẽ chiến thắng được thiên nhiên. Vì khi lòng người đã yên bình sẽ hòa hợp được với lẽ trời. Khi lòng người và lẽ trời được dung hòa, con người sẽ nhận được sự giúp đỡ từ thiên nhiên, ngược lại nếu có sự bất hòa, sẽ phải chịu hình phạt từ thiên nhiên.
Vì sao đánh mất sự kiểm soát?
Phải chăng con người sống trong những năm đầu tiên của thế kỷ này dường như phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa. Chúng ta không nên nghĩ như thế, hãy cứ làm việc hết mình còn thành công hay không do tự nhiên quyết định; theo quan điểm của Phật giáo thì hãy thúc đẩy nhân duyên, tiếp nhận nhân quả.
Trong hoàn cảnh hiện nay, lòng người muốn có sự yên bình hay không thì trước tiên bản thân chúng ta hãy bớt gây tai họa cho thiên nhiên. Khi lòng người không yên bình sẽ gây ra nhiều tội ác như: cướp bóc, bạo loạn, giết người… Đây chính là những biểu hiện của hành vi mất kiểm soát.
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lòng người bất ổn. Không thể nói một ai đó sinh ra đã thích bị phản bội, hoặc một người nào đó bị người khác hãm hại mà ép anh ta phạm tội. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng ở đây chúng ta nói đến nhân duyên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiên tai, hiểm họa: thứ nhất là vấn đề tâm lý của con người, một nguyên nhân khác nữa là tình hình hiện tại của thế giới, điều này hoàn toàn không phải do con người quyết định, nếu con người cho rằng có thể dùng trí tuệ khống chế thế giới để đạt được sự yên bình đến một mức độ nào đó thì đó là một suy nghĩ sai lầm, sẽ không bao giờ đạt được mục đích đó. Ví như trận cháy rừng lớn ở Inđônêxia hay Đài Loan, khi mới xuất hiện điểm cháy, quy mô cháy chưa lớn thì vẫn có thể cứu được rừng, nhưng khi đám cháy lan rộng thì không có cách nào có thể cứu, chỉ chờ có một trận mưa như trút nước mới có thể làm dập tắt được đám cháy. Nếu thời tiết hanh khô, không có mưa, thì quả thực không có cách nào cứu nổi.
Tai họa do con người gây ra Tai họa có thể do tự nhiên gây ra, cũng có thể do con người gây ra. Đặc biệt là những tai họa trong thời buổi hiện đại hóa ngày nay, như diện tích các khu rừng nhiệt đới bị giảm bớt, tầng ôzôn bị tổn hại… tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái trái đất.
Nguyên nhân dẫn đến thiên tai, có khi là con người nhưng cũng có khi không phải. Vì thế con người không nên quá nhạy cảm. Khi đối mặt với thiên tai, điều quan trọng vẫn là phải thật bình tĩnh. Phải bình tĩnh ôn hòa trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Bằng lòng với số mệnh chứ không phải tranh giành với thiên nhiên hay người khác. Như vậy, thế giới sẽ bớt được đi rất nhiều tai họa.
Nếu lòng người không cân bằng, luôn luôn tranh giành, cướp bóc, tham lam, không thỏa mãn với những thứ đang có, sẽ gây nên sự tranh giành giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, vợ chồng, ruột thịt với nhau. Con người cải tạo thiên nhiên, thu lợi từ thiên nhiên, và cuối cùng lại phá hoại thiên nhiên. Con người muốn cải tạo kẻ khác nhưng thực ra là làm tổn hại đến chúng.
Lòng người muốn yên bình trước hết phải làm yên lòng mình sau đó mới làm yên lòng kẻ khác; khi thiểu số đã an bình thì mới yên lòng được đa số. Điều này có liên quan đến những nhà tôn giáo, chính trị gia, các nhà khoa học và có liên quan đến từng người. Cho dù bạn là người bình thường hay nhân vật quan trọng, bình tâm mới có thể bình thân, bình thân mới có thể an gia, an nghiệp mới có thể bình định thiên hạ sau rồi bình định cả thế giới.
Làm thế nào để giảm áp lực cuộc sống?
Con người thường không nhận thức rõ về bản thân nên luôn đem đến cho mình những áp lực không cần thiết.
Ta có thể làm lại được không? Thất bại rồi thì làm thế nào? Người khác sẽ nghĩ ta như thế nào?
Áp lực đến như thế nào, và làm thế nào để chúng biến mất?
Bản tính của con người là từ nhỏ đã không thích lao động, thảo khổ hỉ lạc, trừ phi là người có ý chí mới có thể tránh được bản tính này. Khi đối diện với những vấn đề từ bên ngoài có người xử lý bằng tinh thần trách nhiệm, có người xử lý bằng nỗi lo sợ, còn có người giải quyết bằng sự thiếu vắng cảm giác an toàn. Cảm giác sợ hãi, không an toàn, cảm giác trách nhiệm nặng nề, tất cả gộp lại sẽ tạo thành áp lực.
Nguồn gốc của sự sợ hãi Con người vì không nhận thức rõ về mình mà luôn không tin vào bản thân. Không nắm rõ được hết năng lực, ưu nhược điểm của bản thân, luôn phô trương về tài năng, thổi phồng năng lực của bản thân. Bản thân mình chưa chắc đã tài hoa hoặc nắm rõ về bản thân như vậy nhưng trong thâm tâm lại rất tự tin khoa trương, tâng bốc bản thân mình. Trong khi đang ba hoa tâng bốc về bản thân sẽ gặp phải một số rắc rối, không thể tiếp tục ba hoa như ý muốn, sau đó sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi.
Sợ rằng sau này liệu có xảy ra chuyện gì hay không? Sợ khi vừa đưa tay ra liệu có bị ai cho ăn một quả đấm hay không? Sợ vừa đưa chân ra liệu có bị ai dẫm cho một cái không? Trong những hoàn cảnh như thế này, con người ta lúc nào cũng trong trạng thái áp lực – lo lắng liệu có xảy ra chuyện gì với mình không?
Tâm lý phát triển của mỗi người rất lớn, nhưng không biết liệu trong quá trình phát triển có phát sinh chuyện gì hay không, điều này không thể dự đoán trước được vì thế áp lực cũng chính từ đây mà ra.
Giảm bớt tâm lý được – mắt Phương pháp giảm áp lực rất đơn giản, chỉ cần giảm bớt suy nghĩ đến chuyện được và mất, hiểu thêm một chút về bản thân mình, sau khi xác định được phương hướng thì dốc toàn tâm toàn lực vào việc giải quyết công việc.
Giảm bớt tâm lý được – mất nghĩa là không nhất định phải thành công, không nên nghĩ rằng chỉ được phép thành công không được phép thất bại. Nếu luôn mang tâm lý “không thể không thành công” con người ta sẽ không bao giờ thành công được. Thành công không phải chỉ dựa vào quan điểm chủ quan hoặc nỗ lực chủ quan của một cá nhân. Bất kể thành công ở phương diện nào, đều có sự tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài, đó chính là các yếu tố thời vận, địa điểm, con người, hay vẫn như chúng ta thường nói là các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thành công không kiêu ngạo, thất bại không đau khổ, nếu làm được như thế thì tâm lý sẽ không phải chịu nhiều áp lực.
Phần lớn các bạn trẻ khi lập nghiệp không hề nghĩ tới bản thân có những điều kiện gì, cũng không quan tâm sẽ phát sinh những việc gì, chỉ cần vừa nghĩ đến đã có thể thử làm. Rất nhiều người đều lập nên nghiệp lớn từ cách suy nghĩ như vậy.
Cách nói “nghé con mới đẻ không sợ cọp” để chỉ lớp trẻ có dũng khí dám thử dám làm, dám xông pha đến mọi nơi trong thiên hạ. Khi tuổi đã lớn, làm gì cũng sợ, lại sinh ra suy nghĩ nhiều.
Những người khởi nghiệp thành công luôn hướng về phía trước, suy nghĩ của họ rất hiện đại, luôn đi trước thời đại. Thực tế, những người này cũng tập hợp các điều kiện từ hoàn cảnh, bản thân nhưng họ hoàn toàn không cảm thấy có bất kỳ áp lực nào, đạt được thành công đương nhiên sẽ rất tốt nhưng nếu không thành công cũng không sao. Vì thế, giảm bớt tâm lý thành bại, được mất cơ hội thành công sẽ tăng lên.
Tìm ra phương hướng của bản thân Trước hết phải hiểu rõ bản thân, hiểu rõ năng lực, nắm được nhân duyên, năng lực tài chính của bản thân, biết được điều kiện hoàn cảnh mà bản thân đang có, đánh giá xem những nhân tố này có cho phép mình thành công hay không, hơn nữa nếu thành công thì sẽ thành công đến mức độ nào.
Con người muốn thành công lại phải đối mặt với áp lực, vì thế hiểu rõ bản thân là điều rất quan trọng, sau đó tìm ra được phương hướng để dốc toàn tâm toàn lực cho công việc. Phương hướng một mặt là sự trưởng thành, một mặt là sự cống hiến, điều này vừa có lợi cho bản thân lại vừa có lợi cho xã hội. Có những người ban đầu chọn học nghành y nhưng kết quả lại trở thành chính trị gia, như Pater Patriae. Có những người vốn dĩ theo ngành văn học, sau rồi lại trở thành thương gia.
Trong cuộc sống con người, ở mỗi giai đoạn đều có rất nhiều cơ hội, nhưng cơ hội là một chuyện, còn bản thân có nắm bắt được nguyên tắc không thể thay đổi đó không lại là chuyện khác. Nếu phương hướng hay nguyên tắc vẫn cứ thay đổi, thì sự cống hiến cho xã hội sẽ không nhiều, áp lực với tâm lý sẽ gia tăng. Ví dụ, tôi viết một bài văn liệu tôi có thể trở thành một tác gia? Bản thân tôi nghĩ rằng làm một tác gia chi bằng làm một hòa thượng còn thích hợp hơn. Trên thực tế, từ nhỏ tôi đã có khả năng viết lách, nhưng phải xem ở phương diện nào bản thân mình cảm thấy yên bình, có lợi cho người khác, đây chính là phương hướng.
Ngoài ra, tốt nhất nên kết hợp sở trường và đam mê. Giả dụ bây giờ đang không có hứng thú làm việc khác mà chỉ có hứng thú với công việc nào đó, nếu vậy hãy đi tìm hiểu và phát triển công việc đó. Sau khi đã định ra được phương hướng bồi dưỡng sở thích thì hãy cố gắng phát huy, đào sâu tìm hiểu, kiên trì bền bỉ làm việc, cũng có thể không quan tâm đến áp lực thành bại.
Mỗi người cần xác định được phương hướng của mình, trong quá trình nỗ lực nhất định sẽ được tôi luyện và sẽ gặp phải nhiều trắc trở, nhưng sẽ không sao cả, đây là những điều bình thường mà ai cũng gặp phải. Phải chuẩn bị tâm lý đối phó với những khó khăn sẽ xuất hiện, những trắc trở phát sinh hay những biến cố có thể xảy ra bất cứ khi nào… Nếu tâm lý đã được chuẩn bị tốt sẽ không phải chịu áp lực. Những việc phát sinh như dự kiến, có thể xử lý thì hãy xử lý, không thể xử lý thì hãy cứ tiếp nhận, rồi tạm đặt qua một bên, đợi khi có cơ hội sẽ tiếp tục xử lý, thế mới được gọi là người có trí tuệ, Tại sao không gạt mọi chuyện sang mộtbên?
Áp lực đến từ những việc bên ngoài thường làm ta bận tâm, đồng thời cũng lo lắng về đánh giá của người khác về vấn đề đó. Ví dụ, một người mong nhận được sự thừa nhận từ xã hội và người khác bằng cách thể hiện giá trị của mình cho xã hội và những người xung quanh đánh giá. Khi bị xã hội đánh giá thấp, anh ta sẽ rất buồn, địa vị, tài sản, danh vọng của anh ta bị hạ thấp, điều này cũng làm anh ta rất đau khổ.
Trên thực tế, những điều này là do người khác và môi trường sống mang đến cho anh ta, chưa chắc đã phải do bản thân anh ta gây ra, vậy thì hà cớ gì phải bận tâm. Con người khi mới sinh ra đã không có bất kỳ tài sản gì, cũng không có danh vọng hay địa vị, thân phận, không hề có bất cứ thứ gì. Sau khi đạt được những thứ này, thành công thì không sao nhưng khi thất bại sẽ làm người ta rất đau khổ. Sợ thất bại, sợ rủi ro, đây chính là áp lực. Áp lực chính là sự sợ hãi kéo dài, lớn dần, chính là sự sợ hãi khi gặp phải khó khăn trắc trở, lúc đó chỉ hi vọng đạt được thành công, cầu mong có được sự bảo vệ. Trong công việc, khi bản thân nhận thấy chưa hoàn thành công việc, chưa nỗ lực hết trách nhiệm, cũng sẽ trở thành một áp lực.
Không nên biến hi vọng thành áp lực Làm thế nào để loại bỏ áp lực? Không có gì là hoàn hảo, chỉ cần nỗ lực hết mình là được xem như làm hết trách nhiệm. Chỉ sợ rằng chưa nỗ lực hết mình, chưa toàn tâm toàn lực, đó mới là điều đáng tiếc. Nếu đã ở vào tình trạng như vậy, cũng không cần cảm thấy áp lực. Có những người sự tình vẫn chưa phát sinh nhưng tâm lý đã cảm thấy áp lực nặng nề, vì có nhiều người đang yêu cầu họ, hi vọng vào họ, bản thân họ cũng yêu cầu họ rất nhiều, điều này là bình thường. Nhưng không nên xem đây là áp lực, chỉ nên xem đó là sự yêu cầu, kỳ vọng của người khác đối với mình. Nếu biến hi vọng thành áp lực, sẽ làm giảm bớt nỗ lực tâm sức, thể lực và giảm sự cống hiến cho xã hội.
Chú trọng luân lý, không chú trọng luận lý
Đạo lý là để yêu cầu bản thân, không nên dùng để yêu cầu khắt khe với người khác.
Giữa con người với con người, yêu cầu phải có luận lý chứ không phải phi luận ly- Môi trường sống của con người hiện đại rất rộng lớn, tiếp xúc với nhiều phương diện, vì thế luôn cảm thấy các mối quan hệ rất phức tạp và lạnh nhạt.
Vì sao con người hiện nay không thân thiện, không quan tâm đến người khác? Nguyên nhân đầu tiên là sợ bị phiền hà; sau đó là sợ gây phiền hà đến người khác. Vì thế, con người ngày càng trở nên lạnh nhạt, khoảng cách giữa người với người càng xa, kể cả những người sống trong cùng một mái nhà.
Luân lý và luận lý Gia đình hiện đại ngày nay đều là những gia đình công chức, ban ngày cả hai vợ chồng cùng đi làm, mối quan hệ và nhận thức của cả hai đều rộng rãi, do mối quan hệ đồng nghiệp nên cơ hội tiếp xúc với người khác giới cũng tăng lên. Trong mối quan hệ bên ngoài, mỗi người đều bận rộn với công việc của mình, thời gian hai người ở bên nhau giảm đi. Vì thế, tình cảm vợ chồng cũng vì thế mà nhạt dần đi, niềm tin cũng ngày càng giảm sút.
Làm thế nào để duy trì mối quan hệ trong gia đình? Tôi chủ trương nên nói luân lý thay vì nói luận lý. Trong cuộc sống gia đình nếu chúng ta đạt được luân lý chung, mọi người cùng nỗ lực thực hiện hết trách nhiệm của mình, không nên một mực yêu cầu các thành viên khác phải gách vác trách nhiệm như thế nào, nếu không quan hệ trong gia đình sẽ khó viên mãn.
Song mối quan hệ trong các gia đình hiện đại ngày nay rất dễ rơi vào “luận lý”. “Luận lý” chính là biện luận, nói lý lẽ, đúng sai, công bằng với tất cả mọi việc, luôn tính toán, so đo xem ai đúng ai sai.
Xã hội thay đồi, lòng người cũng chẳng được yên Trong xã hội nông nghiệp trước đây, thông qua những hoạt động rất đơn giản, một ngày lao động từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, còn các hoạt động trong một năm chia thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đương với các công việc cày đất, làm cỏ, thu hoạch, cất giữ, tất cả đều dựa vào thời vụ, tiết trời. Hơn nữa, các vật dụng, thiết bị trong gia đình cũng tương đối đơn giản, có khi đến mười năm không có gì thay đổi.
Xã hội ngày nay không còn như thế, mỗi ngày một thay đổi, hàng ngày không ngừng xuất hiện các sản phẩm mới, các cuộc tranh luận trong gia đình cũng ngày càng nhiều.
Trên thực tế, trong quan hệ con người không phải lúc nào cũng có thể nói đạo lý, tranh cãi sự công bằng. Mà phải tự hỏi bản thân đã làm tốt trách nhiệm của mình hay chưa? Nếu mọi việc đều làm hết trách nhiệm, hết bổn phận thì trong lòng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, an định. Bằng không, ở nhà luôn cãi vã với mọi người trong gia đình, đến nơi làm việc lại so đo với đồng nghiệp, tất cả mọi việc đều tranh danh đoạt lợi, cứ như vậy mối quan hệ giữ con người với con người ngày càng trở nên xấu đi.
Mối quan hệ vợ chồng, cha con, anh chị em đều là mối quan hệ luân lý, các bên phải làm tốt trách nhiệm, vị trí và bổn phận của mình chứ không phải chỉ nói lý lẽ, đòi sự công bằng. Nếu vợ chồng trong gia đình, công việc, thu nhập, chi tiêu đều yêu cầu sự cồng bằng thì quan hệ vợ chồng không phải là quan hệ “luân lý” mà là quan hệ “luận lý”.
Khi hai vợ chồng cãi vã, có thể đều vì so đo một vấn đề nhỏ nào đó; còn khi hai anh em tranh giành cũng có thể đang tính toán thiệt hơn, đúng sai hoặc công bằng hay không công bằng, tất cả những điều này đều làm mất cân bằng tâm lý. Đây chính là “luận lý” mà không phải “luân lý”.
Luận lý có thể mở rộng từ môi trường trong gia đình đến môi trường trong công việc và mở rộng đến xã hội, quốc gia. Mối liên hệ giữa con người với con người phải nói đến “luân lý” chứ không phải chỉ nói đến “luận lý”, nếu lúc nào cũng nói “luân lý” thì với mọi việc đều tận tâm, hi sinh, quan tâm, chứ không phải tranh thủ, tính toán.
Đổi đi đổi lại cuối cùng trở thành kẻ thù.
Thông thường, chúng ta bỏ ra nhiều thứ thì chúng ta sẽ nhận lại được nhiều thứ. Mặc dù có thể sẽ không phải sự đền đáp tỷ lệ thuận, hoặc không hữu hình, nhưng sự đền đáp vô hình đó nhất định tỷ lệ thuận với những thứ ta nhận được, thậm chí còn nhiều hơn. Sự đền đáp vỏ hình chính là sự trưởng thành trong tư tưởng, nhân cách của mỗi người. Một người đang trong sự trưởng thành sẽ cảm thấy an định hơn, vui vẻ hơn, thận trọng hơn và dư dả hơn.
Trong mối quan hệ con người, mặc dù mọi người nói bạn không tốt, nếu bạn không phản bác lại, dần dần những người nói bạn không tốt sẽ ít đi. Nếu luôn cảm thấy người khác xấu xa, mà không tự xem lại bản thân mình thì chẳng phải ta cũng giống như họ sao, cuối cùng mối quan hệ con người với nhau sẽ càng ngày càng xấu đi. Đương nhiên, với bản thân mình mà nói, không đến nỗi phải đi vào đường cùng nhưng ít nhất cũng phải sống một cuộc sống không mấy vui vẻ.
Có những người ở cùng người thân luôn cảm thấy không thoải mái, lựa chọn rời xa gia đình; ra bên ngoài cũng cảm thấy môi trường làm việc khó chịu, luôn muốn đổi công việc mới. Cứ như thế sẽ luôn đổi công việc khác, môi trường khác, cuối cùng tự mình đi vào đường cùng, như thế sẽ không tốt cho mối quan hệ với người khác, không có lợi cho việc người khác tiếp nhận và bao dung anh ta. Vốn dĩ anh ta hi vọng mọi người sẽ 115tiếp nhận, quý mến anh ta, kết quả mọi người không những không hoan nghênh, ngược lại còn muốn loại trừ anh ta. Vì thế mối quan hệ nhân tế phải tốt, phải bao dung, tiếp nhận người khác. Nếu chỉ luôn yêu cầu người khác tiếp nhận mình thì mọi người khó có thể tiếp nhận bạn.
Thông thường, sở dĩ mối quan hệ giữa người với người trở nên nhạy cảm là bởi vì sự tham lam, mê muội, đa nghi, kiêu ngạo của mỗi người. Những điều này đều bắt nguồn từ sự qua loa trong mối quan hệ luân lý của người với người, quên đi trách nhiệm, bổn phận của bản thân mà luôn tranh thủ, tính toán. Tất cả những người ở vào trạng thái tâm lý này đều rất phiền muộn.
Thí dụ khi nhìn thấy người khác giành được thứ gì mà bản thân không giành được sẽ cảm thấy ghen tỵ. Nhìn thấy người khác tốt cảm thấy rất tức tối, cảm giác không thể chịu nổi, không thể cân bằng. Khi bản thân có được lại luôn cảm thấy không thỏa mãn, không đủ. Vì thế sẽ sinh ra tâm lý tham lam tột cùng, luôn nghĩ rằng những thứ người khác có được thì tại sao mình không có; mà một khi người khác có thể có thì mình cũng phải có. Những điều này sẽ tạo ra mất cân bằng tâm lý, làm người khác không muốn tiếp xúc với bạn.
Đừng lấy giầy của mình cho người khác đi Nói tóm lại, quan hệ giữa người và người không chỉ nói đến đạo lý, lẽ phải, sự công bằng mà phải nói đến cả luân lý. Cứ làm tốt việc của mình, không cần quan tâm người khác thế nào. Chỉ cần bản thân làm tốt, không nên lấy tiêu chuẩn của mình để yêu cầu, đánh giá người khác. Tôi thường nói rằng, đừng lấy giầy của mình cho người khác đi, không nên coi vấn đề của người khác là vấn đề của mình để rồi phải tức giận, như thế mới không làm cho mối quan hệ con người xấu đi.
Sự tôi luyện trong cuộc sống
Con người được tôi luyện, không phải để tránh những điều không như ý, Chỉ yêu cầu không bị làm phiền, thì sẽ không bj kích đảo.
Nhưng làm thế nào để tránh sự quấy nhiễu?
Từ khi có xã hội loài người, bi kịch nhân gian không ngừng tăng lên. Tại sao con người tạo ra bi kịch? Tại sao có thể xảy ra bi kịch? Có rất nhiều nhân tố tạo nên bi kịch, trong đó có nhân tố xã hội, gia đình, tinh thần, thể xác hoặc một số nhân tố ngoại duyên.
Tại sao con người lại tạo ra bi kịch? Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân tự bó buộc, tự gây rắc rối cho mình, khi suy nghĩ đi vào ngõ cụt hoặc vừa đúng lúc nhận được một câu nói hay một kíp nổ, liền bắn trả, nếu không nhận được sự khai thông nào khác sẽ dẫn đến bi kịch.
Làm thế nào để có sự khai thông? Điều đầu tiên phải nhận thức được, môi trường sống của chúng ta là một thế giới không thay đổi, mọi hiện tượng tốt và xấu đều thất thường, thay đổi, không nên vì thế mà cảm thấy vui, cũng không nên vì thế mà thất vọng. Vì thế, khi đối diện với thế giới thất thường, sự rèn luyện tinh thần và tâm linh là rất quan trọng.
Bình tĩnh đối diện với chúng sinh Làm thế nào để rèn luyện? Tôi thường nói con người ta phải đứng vững ở vị trí hiện tại mà nhìn về quá khứ. Có người luôn nghĩ về quá khứ, có người lại thường lo lắng về lương lai, những việc trong tương lai như thế nào không ai nói trước được, nhưng hi vọng tất cả đều tốt đẹp, đương nhiên phải chuẩn bị sẵn tâm lý đón những điều không may có thể đến, dù đó là một kết cục tồi tệ nhất. Chúng ta thử nghĩ xem, liệu còn có điều gì đáng sợ hơn cái chết? Giả sử không may có phải ngồi tù thì cũng chưa đến mức phải chết, huống hồ là việc ngồi tù cũng chưa xảy ra. Hiện tại chưa xảy ra việc xấu gì thì không nên lo lắng, chỉ nên chiêm nghiệm lại quá khứ, vạch ra kế hoạch cho tương lai, bước về phía trước, cho dù gian nan còn nhiều, hãy xem đó là sự trải nghiệm trong cuộc sống.
Ngoài ra, làm thế nào để tinh thần và thể xác mình không bị người khác làm ảnh hưởng cũng rất quan trọng. Cho dù xảy ra việc gì cũng chỉ nên xem đó là một tướng trạng của thế gian, tướng trạng tạm thời của con người, xem như mọi việc đều có thể xảy ra, và xảy ra bất cứ khi nào. Làm thế nào để đề phòng trước khi mọi việc diễn ra; làm thế nào để khi sự tình đã xảy ra rồi – mất bò mới lo làm chuồng – có thể dùng những thứ đang có của mình để xử lý, hóa giải vấn đề, trong lòng chỉ có vấn đề cần giải quyết, chứ không có những phiền não bị sinh ra do các vấn đề rắc rối tạo thành.
Phương pháp giải quyết rất đơn giản, tức là phải đối diện với những tướng trạng “đang là” mang tính tạm thời của thế gian, như kinh Kim Cương gọi là “Thế gian tướng, chúng sinh tướng” nên chúng ta cần tiếp thu nó, xử lí nó sau đó hãy thảnh thơi buông xả nó. Thông thường người ta thường dùng phương pháp này để hóa giải những vấn đề trong lòng mình, thậm chí còn giúp người khác hóa giải những vấn đề đó. Vì thế nhân sinh của một người cũng có thể ảnh hưởng đến một người khác, cả gia đình hoặc nhiều người trong xã hội. Nhân cách của các vĩ nhân từ cổ chí kim đều từ đó mà sinh ra.
Có nhiều người, khi mọi việc thuận lợi thì tỏ ra ngạo mạn, tự phụ, tự tin cho rằng mình có thể nắm giữ, sắp xếp tất cả, thiếu đi sự thận trọng và ràng buộc nên khi gặp phải những vấn đề rắc rối dễ bị hoảng loạn, mất kiểm soát và tự mình gây ra tai họa.
Một người biết đối nhân xử thế là một người khi đối diện với những việc không như ý, không yêu cầu bản thân phải nhìn thấy, nghe thấy; hoặc tự mình tiếp xúc nhưng yêu cầu không bị những việc không như ý đó làm mình gục ngã, và yêu cầu bản thân và những người xung quanh không sợ nguy hiểm, tránh bị các mặt xấu của vấn đề gây ra rắc rối.
Khi thuận lợi không tự phụ Làm thế nào để con người tránh khỏi những phiền phức, cũng không gây phiền phức cho người khác? Quan trọng nhất là không nên phô trương bản thân, không phô trương bản thân sẽ không sợ bị người khác hạ thấp. Cho dù năng lực của bạn có tốt đến đâu cũng hãy xem như một người bình thường, cho dù bạn có xuất sắc hơn người thì hãy vẫn cứ kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác. Công việc của bạn rất quan trọng, tiền vẫn có thể kiếm được nhiều nữa nhưng cũng không nên khoa trương về bản thân, vì sự nghiệp của bạn là do cả xã hội tạo nên, mà bản thân bạn chỉ là một phần tử của xã hội, không thể gạt bỏ tập thể ra một bên để làm nổi bật lên bản thân mình; nếu bạn làm nên sự nghiệp lớn, vẫn phải thừa nhận bản thân chỉ là người bình thường, đó mới chính là một người có khối óc vĩ đại, có thể nhận thức rõ được mặt nghịch, thuận của vấn đề; chức vụ lên xuống, sự nghiệp thành bại chẳng qua chỉ là một quá trình, suy nghĩ được như thế mới có thể sống một cuộc sống luôn cảm thấy hạnh phúc.
Nói cách khác, không nên quá đề cao bản thân, nhưng cũng không nên quá coi nhẹ mình. Cần biết rằng, mọi sự đều là vô thường, khi gặp phải khó khăn không đến mức phải thất vọng, khi thuận lợi cũng không quá vui sướng. Phải luôn có cảm giác nguy hiểm, như vậy khi gặp phải rủi ro, hoặc những điều thất vọng cũng không quá lúng túng. Luôn phải có niềm tin để khi gặp phải những điều như ý, cũng không quá tự mãn.
Nếu rèn luyện được như vậy, cuộc sống của bạn sẽ thoát khỏi những bi kịch của nhân gian.
Làm thế nào để nâng cao nhân phẩm?
Bạn là người như thế nào?
Nhân phẩm của bạn ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào trong việc sống chan hòa với những người xung quanh?
Có thể nâng cao nhân phẩm không?
Nâng cao nhân phẩm không phải vấn đề xã hội ngày nay mới cần, mà ngay ở xã hội cổ đại đã yêu cầu điều này. Thế giới trong tương lai rút cuộc sẽ phát triển đến trình độ như thế nào, không ai nói trước được, nhưng tôi tin rằng chỉ khi có con người sinh tồn, hoặc nơi có con người sinh sống thì nhân phẩm mới được nâng lên. Nếu nhân phẩm không được nâng lên, phẩm chất cuộc sống sẽ khó được hoàn thiện.
Nâng cao phẩm chất con người Phẩm chất là chỉ nhân tố ở các mặt phẩm cách, phẩm đức và phẩm hạnh của con người. Nếu những tố chất này không được nâng cao thì con người và động vật liệu có khác gì nhau? Khác biệt lớn nhất giữa con người và động vật là động vật không có năng lực tư duy. Ngay từ nhỏ con người đã phải trải qua rèn luyện, giáo dục hàm dưỡng bên trong và tài năng bên ngoài. Đương nhiên động vật cũng có thể tiếp nhận sự rèn luyện nhưng điều kiện bẩm sinh không đủ đã giới hạn sự tôi luyện phẩm đức và nhân cách của chúng. Nhân thân nan đạt, là do con người thông qua các con đường học tập mới nâng cao được phẩm chất. Người ta thường nói “sống đến già thì học đến già”, sự học của con người là vô cùng, vì thế nâng cao nhân phẩm cũng là vô cùng. Cho dù cả đời có hời hợt, nhưng một khi học tập nghiêm túc vẫn có thể trở thành quân tử, hiền nhân thậm chí là thánh nhân. Mạnh Tử từng nói “Thuấn hà nhân dã, Vũ hà nhân dã, hữu vi giả diệc nhược thị”, đây chính là đạo lý. Tục ngữ có câu “nhân thiên hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên”, hàm ý không phải chỉ những người có địa vị cao, mà nói đến các mặt phẩm hạnh, nhân cách chúng ta nên học tập một cách khiêm tốn, để lương thiện càng lương thiện hơn, tuyệt vời càng tuyệt vời hơn. Các bậc thánh nhân, hiền nhân đều là hóa thân của từ bi và trí tuệ, họ có thể cư xử một cách bình đẳng với mọi người mà không hề có chút tư lợi, ngạo mạn.
Tượng trưng của nhân cách chỉ thể hiện trong sự hoạt động giữa con người với con người, vì thế trong một tập thể, rất dễ dàng nhận ra sự cao thượng và đê hèn, nhưng lại khó phát hiện nếu chúng đứng đơn độc. Trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta không nâng cao nhân phẩm của bản thân thì những người sống quanh ta sẽ rất dễ bị tổn thương.
Từng con sóng lản tăn gợn trong hồ nước Xã hội công nghiệp mọi thứ đều thuận lợi. Mối quan hệ giữa con người và con người có thể thông qua các phương tiện giao tiếp và truyền thông để truyền đạt thông tin cho nhau. Thời cổ đại, vì các phương tiện này chưa phát triển nên nhân phẩm của con người chưa bị ảnh hưởng, tầm ảnh hưởng cũng chỉ nằm trong khoảng chu vi hạn hẹp, diện tích bị ảnh hưởng không lớn. Nhưng ở xã hội ngày nay, nhất cử nhất động đều rất nhanh bị truyền đi cả ngàn vạn dặm, cuối cùng sẽ trở thành vấn đề lớn của xã hội, thậm chí trở thành vấn đề lớn của quốc tế, nhiều khi còn để lại ảnh hưởng không tốt cho tương lai.
Nói một cách khác, một hành vi không thỏa đáng, cho dù qua thời gian năm tháng vẫn không phai trong tâm trí của mỗi người, hơn nữa ảnh hưởng của tính chất lịch sử vẫn làm người ta nhớ mãi việc làm đó. Giống như việc khi chúng ta đánh rơi một viên đá xuống giếng, dưới giếng sẽ hiện lên những vân sóng, nếu viên đá to sẽ tạo nên các vân sóng lớn, viên đá nhỏ sẽ tạo ra các vân sóng nhỏ. Tuy nhiên, cho dù viên đá có to hay nhỏ đều làm cho mặt giếng gợn sóng, rồi lại tản ra, cứ như thế. Sau khi những chu kỳ này sinh ra vài lần nó sẽ trở nên thưa hơn, rồi mặt giếng lại trở lại yên tĩnh như thường, mặt nước đã bị chấn động nhưng cuối cùng cũng trở lại yên lặng. Điều đó cho thấy, nâng cao nhân phẩm là điều vô cùng quan trọng. Nếu nhân phẩm không được nâng cao, liệu ảnh hưởng của nó chỉ dừng lại ở một mặt thế giới?
Ảnh hưởng tương lai của thế hệ mai sau Nâng cao nhân phẩm được bắt đầu từ tự thân mỗi người. Nhưng xã hội ngày nay, mọi người đều nhìn ra bên ngoài mà ít nhìn vào bản thân mình. Chúng ta thường sẽ nói, đều là người khác không tốt, chính phủ, các nhà lãnh đạo không tốt nên mới tạo thành xã hội hỗn loạn như ngày nay;
hoặc nói rằng thành phần xấu trong xã hội hiện nay rất điên loạn, nên mới tạo nên xã hội khủng bố. Nhưng chúng ta hãy bình tĩnh suy nghĩ lại xem, bản thân mình có thể đảm bảo tuyệt đối không biến xã hội trở nên xấu không? Đương nhiên mọi người đều dám đảm bảo như thế. Gần như ai cũng từng nói qua câu “tôi chưa từng làm việc này, tôi chưa từng có suy nghĩ như thế”. Quả thật như vậy sao? Chưa chắc, vì khi không có ai ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta cảm thấy không vấn đề gì. Giả dụ có người làm ảnh hưởng đến chúng ta, liệu chúng ta có giữ nguyên được thái độ? Điều này thật khó để nói trước. Có nhiều kẻ phạm tội, khi chưa phạm tội, họ đều giống như chúng ta, đều chưa từng làm việc xấu bao giờ. Nhưng do nhiều nguyên nhân, nghịch duyên, nên trong lòng họ nảy sinh các hiệu ứng khác thường, cuối cùng phạm trọng án, phá vỡ an ninh xã hội. Tình trạng như thế này dường như chỉ phát sinh trong những trường hợp hiếm hoi, thực chất là bản thân chưa chuẩn bị sẵn tâm lý cảnh giác. Giả sử chúng ta thường kiểm điểm bản thân, đề cao cảnh giác, học cách nói “không” với những điều xấu sẽ không bị lôi kéo theo những điều ác. Những người không bị lôi kéo như thế nhất định có những yêu cầu cho bản thân mình để đề cao phẩm chất của anh ta.
Ba cách nâng cao nhân phẩm Vận động nâng cao nhân phẩm là vấn đề vô cùng cấp bách trong xã hôi ngày nay.
Nếu mọi người không muốn nâng cao phẩm chất thì xã hội sẽ trở nên hỗn loạn. Nhưng làm thế nào để nâng cao nhân phẩm?
Thứ nhất, phải thừa nhận tính chất quan trọng của việc nâng cao nhân phẩm, làm tốt bổn phận với bản thân hiện tại và tương lai, và với gia đình. Không được đẩy trách nhiệm của mình cho người khác, không được chỉ trích khắt khe người khác khi bản thân mình chưa kiểm điểm sai sót. Mỗi người đều biết rõ bản thân mình nhất, nếu phẩm chất của bản thân mình chưa được nâng cao, rất có thể sẽ gây họa cho con cháu sau này, thế hệ sau này không chỉ bị ảnh hưởng di truyền mà trước mắt chúng còn học theo các thói xấu của bạn. Vì thế muốn giảm bớt những ảnh hưởng không tốt cho người khác, hãy nên nâng cao nhân cách cho bản thân mình.
Thứ hai, luôn tự xem lại mình. Thánh hiền nói “ngô nhật tam tỉnh ngô thân” (một ngày tự kiểm điểm ba lần), mặc dù chúng ta không phải thánh hiền, không thể một ngày tự kiểm điểm ba lần, nhưng cũng nên ít nhất có một lần tự kiểm điểm trong ngày. Hàng ngày, chúng ta phải xem lại những lời nói hay hành động trong ngày có giống như một người bình thường hay không?
Liệu người khác có chấp nhận được không? Không nhất định phải trở thành một tấm gương nhưng nhìn từ góc độ khách quan, nếu có một người giống như mình liệu mình có chấp nhận được người đó? Nếu đứng ở vị trí của người khác để xem lại mình, liệu họ có chấp nhận được hình hay không?
Thứ ba, trong cuộc sống phải có một số chuẩn tắc về đối nhân xử thế. Ví dụ, những việc gì là những việc nên làm và không nên làm? Việc gì nên nghĩ và không nên nghĩ? Những việc không có hại cho mình nhưng có hại cho người khác cũng không nên làm, cũng không nên nghĩ đến. Những việc có lợi cho mình mà không có hại cho người khác, miễn cưỡng có thể làm. Khi làm bất cứ việc gì, không nên nghĩ đến lợi hại hay được mất cho bản thân mình, mà luôn phải nghĩ xem liệu có lợi cho gia đình, tập thể, quốc gia thậm chí cho cả thế giới hay không? Nếu có lợi cho gia đình mình mà không có lợi cho tập thể cũng không nên làm. Nếu có lợi cho tập thể mà không có lợi cho xã hội cũng không nên làm. Nếu có ích cho gia đình nhưng không làm tổn hại đến tập thể và xã hội thì không sao Nói một cách khác, không nên luôn nghĩ đến lợi hại cho bản thân mà phải nghĩ tới lợi hại, được mất của toàn thể xã hội.
Chúng ta hãy cùng suy nghĩ từ ba phương diện trên, nhân phẩm tự nhiên có thể sẽ được nâng lên. Giả sử làm sai một việc gì đó, nói lỡ lời hay có một suy nghĩ sai trái đều được coi là làm những việc không nên làm, nghĩ những việc không nên nghĩ, vì thế phải kiểm điểm lại bản thân, phải ăn năn và sửa chữa. Nếu thường xuyên tự kiểm điểm như vậy thì nhân phẩm của mình sẽ tự nhiên được nâng lên.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.