Thành Tâm Để Thành Công

THIÊN THỨ BA TẤM LÒNG BAO DUNG CÀNG LỚN, CÁI TÔI CÀNG NHỎ



Tấm lòng bao dung càng lớn, cái tôi càng nhỏ

Càng làm việc lớn càng theo đuổi nhiều vinh quang, càng kiếm được nhiều tiền, Mọi người đều mong cả thế giới sẽ biết đến mình.

Phiền não, xung đột của con người cũng từ đây mà ra.

Chỉ có đối diện với vấn đề mới có thể thoát khỏi mọi phiền não.

Thông thường con người ta chỉ biết nhìn vào bản thân mình mà không quan tâm đến suy nghĩ của người khác. Bất cứ suy nghĩ nào của con người ta cũng chỉ biết xoay quanh quan điểm của cá nhân, các mục đích theo đuổi cũng chỉ liên quan đến lợi ích cá nhân, bao gồm tài sản, người thân, danh dự, quyền thế, địa vị…

Trên thực tế, con người sinh ra, lớn lên và khi chết đi vẫn chỉ rất bé nhỏ, cho dù đi đến đâu cũng vẫn bé nhỏ.

Nhưng, gần như mọi người đều cho rằng bản thân mình thật to lớn, thật đáng tự hào, là nhất trong thiên hạ. Khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, và sau này khi đã có chút nhận thức một cách tự nhiên chúng ta sẽ cho rằng gia đình là của mình. Khi lớn lên, bước vào xã hội lại sẽ cho rằng công ty là của mình, tập đoàn là của mình, và cả quốc gia này là của mình.

Thực chất, gia đình, công ty, tập đoàn hay quốc gia ngoài bản thân chúng ta còn do rất nhiều người gây dựng nên. Nếu chúng ta chỉ biết nhìn vào bản thân, vô hình chung sẽ cho rằng bản thân chính là đại diện của gia đình, công ty, tập đoàn, thậm chí là đại diện của cả quốc gia. Rất nhiều người có suy nghĩ như vậy, đều phóng đại bản thân như vậy, điều này là rất ngu xuẩn, hơn nữa chính là hại bản thân mình.

Nhưng con người thông thường đều như vậy, từ nhỏ đã bắt đầu học cách phô trương bản thân, sau đó sẽ sinh ra tâm lý tham lam, kiêu ngạo. Luôn không thỏa mãn với những gì mình có, ra sức nghĩ cách chạy theo những thứ mình chưa có. Cho dù đã đạt được vị trí như mong muốn, nhưng vẫn luôn hi vọng đạt được nhiều hơn thế, muốn với cao hơn. Hi vọng có thể thống nhất cả thế giới, thậm chí khi thất bại vẫn hi vọng có thể ảnh hưởng đến cả thế giới, để cả thế giới biết đến mình là ai. về cơ bản, loại người này rất ngạo mạn, họ không coi ai ra gì, họ rất khó để sống hòa hợp với người khác, vì thế những phiền muộn của họ cũng rất nhiều.

Muốn thoát khỏi những phiền muộn này chỉ có một cách duy nhất đó là mở rộng tấm lòng. Làm thế nào để mở rộng tấm lòng?

Thứ nhất, xác định lại cân nặng của mình. Cho dù chúng ta có ta cao bao nhiêu, nhiều nhất cũng chỉ nặng 100kg. Nặng 100kg không hề nhiều, nếu cơ thể bị mất nước và bị hong khô, thì chỉ còn lại 30-40kg mà thôi.

Thứ hai, tưởng tượng bản thân chỉ là một chấm nhỏ trên địa cầu, chỉ bằng hoặc thậm chí không bằng một hạt kê. Một cơ thể nặng 40-50kg chỉ chiếm không gian của chấm nhỏ trên địa cầu. Bản thân nghĩ rằng mình thật to lớn, nhưng thực ra rất nhỏ. Chúng ta nhìn thấy con kiến rất nhỏ, nhưng thực tế chúng ta không lớn hơn kiến bao nhiêu. So với trái đất, chúng ta nhỏ bé vô cùng. Rồi chúng ta lại thử đặt trái tim vào không gian để làm phép so sánh. Trong không gian có vô số các hành tinh, từ không gian chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một hành tinh màu đỏ đỏ đó chính là hành tinh mặt trời và một số hành tinh phát sáng.

Trái tim lớn như  không Nói một cách đơn giản, thử tưởng tượng cơ thể của chúng ta giống như một điểm nào đó trong địa cầu, sau đó lại tưởng tượng hành tinh là một điểm trong vũ trụ. Vũ trụ bát ngát làm chúng ta cảm thấy trái tim hóa thành vầng thái dương, có thể bao dung vũ trụ. Vì thế chúng ta có thể khoan dung người khác, và cũng dễ dàng trở thành người thành công.

Đương nhiên, không có giới hạn nào để trở thành một người thành công, vì trong địa cầu có một vạn vạn người còn trong vũ trụ vẫn còn loài người và sinh vật khác. Cổ nhân nói “vũ trụ có hạn mà lòng người thì vô cùng”. Cũng chính là nói chúng sinh có hạn nhưng trí tuệ và bi thương vĩnh viễn không kết thúc.

Mấy mươi năm của đời người trong nháy mắt đã hết, những thứ thuộc về người khác không thể lấy thành của mình được, càng không thể coi những hiện tượng ngắn ngủi trở thành sự tích vĩnh hằng.

Nên tích cực, không nên cố chấp

Giữa sự tích cực và cố chấp có điểm gì không giống nhau? Lòng tham và tâm nguyện có gì khác biệt?

Trong thời đại danh từ hỗn loạn, ý nghĩa đảo lộn, làm thế nào để phân biệt đúng sai, thiết lập nhân sinh quan đúng đắn?

Thái độ tích cực không phải là kiên trì sự cố chấp của bản thân; thái độ cố chấp là không có tinh thần tiến thủ tích cực. Xã hội hiện đại thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh khốc liệt, sự xung đột giữa con người với nhau càng nhiều. Chủ động nghĩ cách để hóa giải những xung đột sinh ra hiểu lầm là một thái độ tích cực;

bị người khác hiểu lầm mà ôm hận trong lòng mới là cố chấp. Ví dụ, mắng chửi người khác là một việc không nên, bị người khác mắng chửi cũng có lúc nên nhường nhịn. Khi bị người khác mắng chửi, trước tiên đừng vội giận dữ, qua một thời gian, nhờ một người thứ ba nào đó giải thích với anh ta hoặc tìm một thời điểm thích hợp tự nói lời xin lỗi anh ta, có thể hiểu lầm sẽ từ đây mà hết. Đương nhiên cũng có người nghĩ rằng, lỗi không phải ở mình, tại sao mình phải xin lỗi?

Trên thực tế, để người khác hiểu lầm đã là lỗi của mình. Hơn nữa, bất kể mâu thuẫn lớn hay nhỏ, hòa giải chính là kết quả tốt cho cả hai bên, cổ nhân từng nói “oan gia nên giải không nên kết”. Có được nhận thức như thế này, tâm lý mỗi người mới được nhẹ nhàng, đồng thời mới có thể làm cho đối phương cảm thấy ôn hòa nhã nhặn. Nếu mọi người đều làm được như thế thì thế giới của chúng ta sẽ càng thêm hòa bình.

Tâm nguyện không đồng nghĩa với lòng tham Có những danh từ nhìn qua thì có vẻ giống nhau nhưng ý nghĩ của chúng lại không giống nhau. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thông thường do ý nghĩa bị xáo trộn mà làm ảnh hưởng đến nhân sinh quan của rất nhiều người. Ví dụ, lòng tham và tâm nguyện, tích cực và cố chấp, nhìn qua thì giống nhau, nhưng thực chất không phải vậy. Lòng tham được ví với sự ích kỷ, tâm nguyện lại là khát vọng. Tâm nguyện mặc dù là cho bản thân, nhưng mục đích cũng chỉ là nâng cao tài năng, nhân phẩm, trí tuệ và lòng từ bi; lòng tham lam thì không quản có nâng cao nhân phẩm hay không, không quản được mất gì, hợp lý hay không, miễn sao đạt được, cho dù việc đó có thể hay không thể, nên hay không nên. Nhìn từ góc độ khác, lòng tham sẽ biến những thứ không phải của mình thành của mình, còn tâm nguyện biến thứ không có thành có. Chỉ quan tâm đến bản thân và người thân có cơm ăn hay không, không cần biết người khác có cơm hay không, đây chính là sự tham lam; nghĩ cách có thật nhiều lương thực cho mọi người cùng ăn, mới là tâm nguyện.

Có thể thấy, tham lam khi so sánh thiệt hơn là những phiền muộn của người cố chấp; tâm nguyện dốc hết sức mình mới là thái độ tích cực.

Nhận thức  nguyên nhân tụt hậu Tích cực và cố chấp hoàn toàn không giống nhau. Sự cố chấp là suy nghĩ cho bản thân, xuất phát từ quyền, thế, danh, vị, lợi; còn sự tích cực chưa hẳn đã là ích kỷ, tích cực để làm bản thân trưởng thành và cũng là hi sinh cho người khác. Hầu hết các bạn học sinh đều nói rằng “khi lớn lên tôi sẽ cống hiến cho đất nước, xã hội và tập thể,…” nhưng trong lòng ai cũng biết rõ rằng, đây chỉ chẳng qua chỉ là khẩu hiệu thể hiện chí hướng tương lai mà thôi. Giả sử khẩu hiệu này kết hợp thành một với nhân cách của bản thân, để trở thành một tâm nguyện to lớn, đây mới chính là sự tích cực.

Nhiều người hiểu lầm ý nghĩ đích thực của sự không cố chấp, biến nó trở thành cái cớ của việc không tiến bộ. Con người phải luôn hướng về phía trước, hoặc có người còn dương dương tự đắc nói rằng “làm đổng sự trưởng hay tổng giám đốc thì có gì đáng tự hào, họ ăn cơm, nghỉ ngơi, ta cũng ăn cơm, nghỉ ngơi”. Con người ta không ngừng theo đuổi tiến bộ, bản thân mình lại không có tinh thần cầu tiến, còn nói là không cố chấp, đây là thái độ tự ti, hèn nhát. Họ không nghĩ được rằng, con người ta sẽ trưởng thành thông qua việc không ngừng học tập. Không chỉ danh lợi, địa vị, tài năng, nhân cách, sự bao dung,… mà các mặt khác cũng không ngừng tiến bộ. Nếu không tích cực nắm bắt nhân duyên, cơ hội phía trước, hoặc vì sợ khó khăn mà không tiến về phía trước, thì chỉ có thể dùng ba chữ “ti liệt mạn” để nói về người đó; không chỉ có thái độ không tự ti mà còn tỏ ra ngạo mạn để che đậy sự mặc cảm của người đó.

Nếu thế gian có nhiều người như thế, xã hội sẽ không thể tiến bộ. Không cố chấp là việc toàn tâm toàn lực, thực hiện hết trách nhiệm, không tính toán kết quả sẽ như thế nào, mọi việc đều có thể nhìn nhận một cách công bằng. Cũng chính là nói, thành công không kiêu ngạo, thất bại cũng không nản lòng.

Khi tôi còn học tiến sĩ ở Nhật Bản, có lần một người bạn học của tôi nói rằng: “Người anh em, hình như anh đã học lái xe và đã có bằng lái xe, nhưng vẫn không có xe để lái”. Suy nghĩ đầu tiên của tôi lúc đó không phải là cướp xe của ai đó để lái mà nghĩ rằng không có xe để lái thì thôi, nhưng trong lòng vẫn hi vọng ngày nào đó có thật nhiều xe để lái cho người khác xem, đây là mục tiêu của tôi. Mục tiêu này của tôi chính là động lực để tôi bắt đầu tiền đồ tích cực của mình.

Kế hoạch chữ “tâm” trong năm mới

Năm mới đến là thời khắc để lên kế hoạch cho một năm.

Ngoài mục tiêu cho sự nghiệp, còn có mục tiêu cho sự trưởng thành trong tinh thần và tâm linh.

Làm thế nào lên kế hoạch cho một khởi đầu tốt đẹp?

Một sự khởi đầu mới, vạn sự đều mới. Để đón tiếp một năm mới bắt đầu, chính phủ và người dân đều có một kế hoạch sẵn sàng cho năm.

Đương nhiên, có một sự khởi đầu tốt chúng ta có thể hi vọng vào sự thành công. Nếu mục tiêu của một người được thực hiện theo các bước như kế hoạch, chúng ta có thể tin rằng anh ta nhất định sẽ thành công.

Một bản kế hoạch năm nhất thiết phải có nội dung chủ chốt, nội dung này không nhất định phải liên quan đến sự nghiệp. Đó có thể là một ý tưởng, cũng có thể là một mục tiêu tinh thần. Ví dụ, tâm nguyện trong năm nay là nhất định phải loại bỏ những thói quen xấu như phải cai rượu, cai thuốc lá, cai đánh bạc…

Thành tâm đối đãi cuộc sống Nhất định phải xác lập cho mình một phương châm về mặt tinh thần trong năm mới.

Ngoài ra, không chỉ dành sự quan tâm nhường nhịn cho người thân mà cũng phải có sự đối đãi thành tâm, có trách nhiệm với xã hội.

Hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và lợi ích của gia đình mình. Khi lên kế hoạch cho lợi ích bản thân, con người ta mới trở nên tích cực. Nếu chúng ta biết nhìn xa trông rộng một chút sẽ thấy lợi ích của cá nhân sẽ không thể tách ra được với môi trường xã hội. Nếu mỗi chúng ta đều nhận thức được như thế thì mỗi khi mưu cầu một lợi ích nào đó, chúng ta sẽ luôn nghĩ tới nhu cầu của cả xã hội.

Thông thường, trạng thái tâm lý của con người giống như hình cái phễu. Nói một cách khác, giống như hình kim tự tháp đảo ngược, luôn hi vọng mọi lợi ích từ bốn phương tám hướng tụ hội về cho mình. Nếu tâm lý của bạn giống như hình kim tự tháp đảo lộn, bạn sẽ thiếu đi cảm giác an toàn, lúc nào cũng lo sẽ bị đổ sập, thực chất suy nghĩ như thế này chính là suy nghĩ được một mất mười. Mặc dù bạn đạt được tất cả lợi ích, nhưng những người khác cũng hi vọng đạt được lợi ích như bạn, một khi nghĩ đến lợi ích đó thì rất có thể sẽ chạm vào chủ định của bạn. Những người xấu sẽ nghĩ đến bạn, người nghèo cũng sẽ nghĩ đến bạn, dần dần họ sẽ nghĩ cách đoạt được lợi ích từ bạn, và bạn sẽ trở thành mục tiêu mà họ nhắm tới, điều này quả là đáng sợ.

Ngược lại, nếu nghĩ đến lợi ích bạn nghĩ ngay đến gia đình, xã hội, toàn nhân loại, nghĩ đến toàn thể, thì tâm lý của bạn giống hình kim tự tháp. Bạn đứng ở trên đỉnh kim tự tháp cũng chính là đứng trên toàn thể xã hội, bảo vệ cho mọi người, luôn nghĩ cho toàn thể xã hội, nhất định bạn sẽ nhận được sự ủng hộ, yêu quý, kính trọng và báo đáp của mọi người.

Hưởng thụ ánh hào quang  nhiệt huyết của cuộc sống Vì thế, trong một năm mới, bạn có thể lập cho mình mục tiêu nhân sinh về mặt tinh thần. Nên mở rộng tầm mắt, nới rộng trái tim, luôn nghĩ cho lợi ích của tập thể. Nếu có nhân sinh quan như thế, bạn sẽ cảm nhận được những hào quang và nhiệt huyết cuộc sống mà người khác không có được.

Một người không nhất định phải có nhiều tài sản mới được gọi là trưởng thành, mà phải chín chắn về mặt đạo đức, nhân phẩm, có tầm hiểu biết. Nếu bạn là người ích kỷ, tham lam, nóng nảy thì phải sửa những tính xấu đó để trở thành một người vô tư, biết hi sinh và có lòng khoan dung. Để có được những đức tính này bạn phải không ngừng nỗ lực, có như vậy bạn mới có thể giúp đỡ người khác trưởng thành và đồng thời cũng làm cho bản thân bạn trưởng thành hơn.

Y pháp bât y nhân – Làm theo quyết sách đã định, dựa vào phương pháp không dựa vào người

Độ khó của quyết sách nằm ở việc nắm bắt những cái đã thay đổi và không thay đổi.

Mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau về một vấn đề, làm thế nào để có cách giải quyết phù hợp nhất cho từng vấn đề?

Khi nào cần kiên trì nguyên tắc, giữ nguyên phương châm?

“Pháp” là gì? Pháp là một quan niệm hoặc một nguyên tắc thông qua thiên hạ, có nguồn gốc từ xa xưa. Đó là một chân lý phù hợp với mọi nơi, xuyên suốt từ cổ tới kim và vĩnh viễn không thay đổi.

Pháp có mẫu pháp và tử pháp. Mẫu pháp là nguyên tắc cơ bản, là phương châm và lý tưởng của đoàn thể; tử pháp là một dạng chính sách chấp hành, tử pháp được căn cứ trên nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc cơ bản là không thể thay đồi, còn chính sách chấp hành chỉ là tiền đề của việc không vi phạm chính sách cơ bản, là dựa vào nhân thời, nhân sự, nhân địa, nhân vật mà thêm vào chút biến báo.

Vì thế, một người thực hiện quyết sách khi đưa ra một quyết định nào đó, việc đầu tiên cần phải nắm chắc nguyên tắc cơ bản mới không bị lệch ra khỏi tinh thần của tổ chức. Ví dụ, người phụ trách kinh doanh cho một doanh nghiệp phải nắm rõ kế hoạch của công ty là gì? Phương châm kinh doanh là gì? Sau đó, căn cứ vào kế hoạch và phương châm này đưa ra một chính sách phù hợp để ứng phó với những thay đổi của thời cuộc.

Không nên quên tinh thần  bản Sự ứng phó kịp thời của chính sách với những thay đổi của thời cuộc là điều bình thường và cần thiết, chúng ta phải luôn chuẩn bị cho mình khả nảng ứng biến bất cứ khi nào. Vì môi trường, con người và sự vật không ngừng thay đổi, vì thế cho dù thái độ về mặt ngoại quan, chất lượng hay dịch vụ của những sản phẩm chúng ta tạo ra, và những dịch vụ chúng ta đã cung cấp cũng đều phải không ngừng được làm mới, có như thế mới làm thỏa mãn được nhu cầu đa nguyên hóa đang thay đổi từng ngày từng giờ. Nếu không chịu cải tiến, ắt sẽ bị cơn hồng thủy của thời đại nhấn chìm. Nhưng bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần phải xoay quanh nguyên tắc căn bản là công tác chuẩn bị.

Đồng thời, quản lý của công ty cũng cần phải suy nghĩ xem tinh thần cơ bản của công ty là gì? Người lãnh đạo có thể quên đi tinh thần cơ bản của công ty mà yêu cầu bạn phải làm những quyết định chưa thỏa đáng. Nếu bạn là một người quản lý cực kỳ xuất sắc, bạn sẽ nêu ra kiến nghị cho lãnh đạo rằng: Đó không phải là kế hoạch của công ty ta, nếu cứ làm như thế sẽ phải phá bỏ kế hoạch của công ty. Phá bỏ kế hoạch đó để thiết lập một kế hoạch khác là một điều rất khó.

Không nên  nhành lan không rễ Tất cả mọi việc đều phải dựa vào luật mà không được dựa vào người. Sẽ có vấn đề nếu dựa vào người để làm việc. Một mặt là vấn đề chủ quan, cái gọi là “kiến nhân kiến trí” là do mỗi người có quan điểm khác nhau, hiểu biết khác nhau về một vấn đề. Mặt khác, suy nghĩ của mỗi người đều có thể thay đổi để thích nghi với những biến động do ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài. Vì thế, dựa vào con người để làm việc thường sẽ gây ra nhiều đối lập và tranh chấp không cần thiết.

Vì sự ổn định và bền vững của đoàn thể nên thiết lập một nguyên tắc tuân thủ chung là con đường duy nhất và cần thiết. Nguyên tắc chung này chính là kế hoạch, phương châm, nhận thức chung và cũng là mẫu pháp của đoàn thể. Đó là tinh thần trọng tâm của đoàn thể, là nguyên tắc duy trì lực lượng và phương hướng phát triển của đoàn thể, và mọi người đểu phải tuân thủ theo nguyên tắc này, tuyệt đối không thể vì thiên vị cá nhân mà dễ dàng thay đổi. Nếu kế hoạch của đoàn thể thay đổi, sẽ không dễ có được nhận thức chung, lực lượng cũng khó đoàn kết, càng không dễ dàng duy trì sự ổn định.

Đương nhiên, cũng khó tránh khỏi việc quyết sách có thay đổi do suy nghĩ chưa thấu đáo gây nên, nhưng để duy trì tinh thần, kế hoạch của đoàn thể thì vẫn phải kiên trì đến cùng.

Người phương Tây có một câu ngạn ngữ nói: màn đêm sẽ tắt dần khi trời sáng; chỉ cần nguyên tắc cơ bản không thay đổi, và đi đúng hướng, nhất định sẽ giành được thành công. Nếu luôn thay đổi phương hướng, thay đổi kế hoạch, thì cho dù cảnh tượng có ở ngay trước mắt cũng như nhành hoa lan mất rễ, cơ hội sống còn sẽ rất mù mịt.

Học cách nói được làm được

Trong xã hội không ngừng thay đổi, sẽ không tránh khỏi những thay đổi.

Phải làm thế nào mới kiên định được quyết tâm và nghị lực của bản thân, khắc phục khó khăn, đạt tới mục tiêu của sự thay đổi?

Trong một xã hội đang từng phút từng giờ không ngừng thay đổi, sự thay đổi là khó tránh khỏi, cho dù theo đuổi bất kỳ công việc hay ngành nghề nào cũng cần có hai động lực bổ trợ cho nhau, thứ nhất đó là lòng quyết tâm, thứ hai là nghị lực. Hai động lực này hỗ trợ cho nhau, chính là động lực cần có, nhất định phải có và không thể thiếu. Sau khi bạn quyết định thay đổi, trong lòng sẽ có một suy nghĩ thúc giục mạnh mẽ phải thay đổi, muốn thay đổi, nếu không thay đổi sẽ mất đi hi vọng, sau khi đã quyết đinh thực hiện, cho dù là khó khăn đến đâu cũng đều dùng trí tuệ và sự nỗ lực để khắc phục khó khăn đó. Nói cách khác, khi đã quyết định làm việc gì đó hãy suy nghĩ một cách thấu đáo, và luôn tin chắc rằng sự thay đổi đó nhất định sẽ đem lại thành công hơn bây giờ.

Nếu đã quyết định thay đổi thì không nên do dự. Đã quyết định thì hãy bắt tay vào thực hiện, khi đã thực hiện rồi thì hãy kiên trì, điều này có quan hệ gần giống với thái độ tu hành.

Các tín đồ Phật giáo thường nói: học theo Phật một ngày, Phật sẽ ở ngay trước mắt; học theo Phật một năm, sẽ không nhìn thấy Phật. Sau mỗi ngày tu luyện được một thói quen tự nhiên sẽ cảm thấy như Phật đang ở bên cạnh mình, dần dần sẽ lười biếng, buông lỏng, không tích cực và nhiệt huyết như ban đầu. Đợi cho đến khi học theo Phật ba năm, ngay cả niềm tin tu thành Phật cũng không còn.

Làm lại từ đầu chứ không phải mãi cứ dậm chân tại chỗ Qua một thời gian dài, sẽ không dễ để duy trì cái nhiệt huyết ban đầu vì thế phải có lòng kiên trì, cũng chính là cần sự nỗ lực và bền bỉ, nếu không sẽ không kiên trì được mục tiêu; kiên trì không đồng nghĩa với cứng đầu, mà phải khôi phục lại nguyên tắc nỗ lực ban đầu, từng bước sửa chữa sai lầm, làm lại từ đầu.

Làm lại từ đầu không đồng nghĩa với việc quay lại bước lại từng bước ban đầu, mà phải bắt đầu từ bước đi bây giờ, điều chỉnh nhịp bước, và bước về phía trước. Khi thấy mình có biểu hiện lười biếng, dừng lại thêm nhiệt cho lòng nhiệt huyết đang bị nguội dần, tiếp tục bước về phía trước để đạt được mục tiêu. Trong quá trình bước tới tương lai, nhất định sẽ có nhiều trắc trở do các nguyên nhân khách quan mang lại, có thể sẽ là trở ngại cho việc duy trì lòng quyết tâm và hoài bão của bạn.

Nhưng cho dù bị cản trở thế nào, vẫn phải lấy lại nhiệt huyết ban đầu, nhắc nhở bản thân ngay từ bây giờ phải bước tiếp con đường đã chọn, cho dù có khó khăn đến đâu cũng phải bước tiếp, thành công sẽ ở phía cuối con đường.

Ngồi thiền – nuôi dưỡng nghị lực Nếu lòng quyết tâm và nghị lực không đủ lớn có thể rèn luyện thông qua nhiều phương pháp, ngồi thiền cũng là một phương pháp rất hiệu quả.

Ngồi thiền có thể rèn luyện nghị lực và kiên định ý chí của con người.

Có một vị giáo sư khi học ngồi thiền với sư phụ của ông ta, vị sư phụ này đặt lên chân ông ta một hòn đá thật nặng khiến ông ta không thể di chuyển được trong suốt hai giờ đồng hồ, chỉ còn có thể nghĩ cách để chịu được sự đau đớn về thể xác và nội tâm. Đối với những người bình thường, đây là một hình phạt tàn khốc, nhưng vị giáo sư này lại tình nguyện chấp nhận.

Trải qua thử thách khó khăn đó nghị lực để đối mặt với khó khăn của vị giáo sư này tăng lên, ông ta làm việc gì cũng kiên trì đến cùng, khi vẫn chưa đạt được mục tiêu, ông ta tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ cơ hội nỗ lực nào.

Vì thế trước khi thay đổi phải cân nhắc liệu có đáng phải thay đổi hay không? Có thực sự cần thiết thay đổi hay không? Nếu vẫn do dự không quyết định được, điều đó cho thấy vẫn chưa sẵn sàng, trước mắt chưa thích hợp để thay đổi. Còn nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ có thể thất bại thảm hại, thì phải hành động ngay lập tức. Nếu không thì vừa cưỡi con ngựa già, vừa tìm con ngựa khác thay thế, phương pháp này có vẻ tương đối an toàn.

Không nên hành động theo cảm tính  khúc cua trong cuộc sống con người, nhiều khi phải có tinh thần mạo hiểm. Nhưng nhân sinh vô thường, mấy mươi năm cuộc đời rút cuộc mấy khi mới có cơ hội tốt? Nếu cơ hội đến, trước khi có sự thay đổi phải cân nhắc thật kỹ đường tiến và lui, được mất về tinh thần và vật chất. Ví dụ, thay đổi trong quan hệ phu thê lẽ nào nhất định phải ly hôn sao? Cả hai hãy thử thay đổi thái độ sống, cùng nuôi dưỡng sở thích chung, lẽ nào như thế không được gọi là thay đổi hay sao? Còn ly hôn để tìm một nửa khác liệu có được gọi là thay đổi thành công hay không? Vì thế, liên quan tới sự thay đổi trong chân trời cuộc sống, phải suy nghĩ một cách kỹ càng, không nên vì một suy nghĩ cảm tính nhất thời mà hành động bừa bãi.

Giả sử bạn phải đối mặt với tình huống nước sôi lửa bỏng, đương nhiên lúc đó phải có sự thay đổi. Nhưng khi tình hình chưa đến mức nước sôi lửa bỏng, mà cũng không có gì đảm bảo để bước tiếp, hơn nữa cũng không chắc sẽ có điều gì đảm bảo sau khi thay đổi, lúc này cơ hội chỉ chiếm một nửa. Hiện tại cũng chưa đến mức không thay đổi không được, lúc này tốt nhất bạn hãy suy nghĩ một chút. Nếu biết rõ rằng sau khi thay đổi sẽ có bao nhiêu phần trăm hoặc ít nhất hơn 60% hi vọng trở lên thì đương nhiên bạn nên lựa chọn thay đổi. Sau cùng cần phải tự hỏi: sự thay đổi này là vì lợi ích cá nhân hay vì lợi ích của tập thể, nếu chỉ vì lợi ích của cá nhân mình thì nên xem lại, còn ngược lại nếu vì lợi ích của tập thể thì đương nhiên càng phải cố gắng.

Làm thế nào để dẹp bỏ phiền não, tìm kiếm sự yên bình?

Tốc độ nhanh sẽ theo kịp được với cuộc sống hiện đại, thay đổi được mối quan hệ giữa con người, hoàn cảnh và mối quan hệ giữa con người với con người.

Cuộc sống của con người hiện đại giống như ngồi trên lưng cọp, càng đi về phía trước càng cảm thấy sợ hãi bất an.

Làm thế nào để dẹp bỏ mọi phiền nãotìm kiếm sự yên bình?

Tuổi thọ của con người hiện đại dài hơn so với thời cổ đại, một ngày đi bộ, đọc sách, viết lách hay làm bất kỳ một việc gì đều nhiều hơn so với trước đây, nhưng luôn cảm thấy thời gian không đủ.

Con người hiện đại được tiếp cận và sử dụng các phương tiện vô cùng hữu ích, nhưng tốc độ nhanh lại càng làm con người ta cảm thấy căng thẳng, không chỉ mang lại phiền não cho bản thân mình mà cũng mang lại cho môi trường xung quanh và những người liên quan nhiều phiền phức.

Cảm giác về không gian của con người hiện đại khác với trước đây. Nếu như trước đây đọc một vạn quyển sách hay đi một chặng đường hàng vạn dặm không phải là việc dễ dàng thì ngày nay người ta có thể đi máy bay, chặng đường dài hàng ngàn, hàng vạn dặm một chốc đã đi hết.

Không gian sống của con người hiện nay rộng lớn hơn trước đây, phạm vi cuộc sống và phạm vi sinh tồn cũng lớn hơn nhiều so với trước đây nhưng cảm giác bức bách lại nặng nề hơn trước đây rất nhiều.

Thái cúc đông li hạdu nhiên kiến nam sơn – Hái cúc dưới giậu đôngthấy núi nam thư thái

Con người trước đây chỉ biết đến trồng cấy, ngẩng đầu nhìn lên nhìn về phía ngọn núi xa xa đã cảm thấy cuộc sống thật thanh thản, cổ nhân có câu: “THái cúc đông li hạ, du nhiên kiến nam sơn”. Ngắt nhành hoa bên giậu, ngẩng đầu nhìn về phía núi nam, trong lòng cảm thấy rất khoan khoái, tự tại. Con người trong cuộc sống hiện nay cho dù có trồng bao nhiêu hoa trong nhà cũng vẫn cảm thấy phần nào thiếu đi nhận thức về thế giới tự nhiên, thiếu đi niềm vui trong trải nghiệm với thiên nhiên.

Trí tuệ của con người đã tạo nên xã hội văn minh ngày nay, cải thiện thói quen ăn uống và môi trường chữa bệnh. Nhưng những lợi ích của thiết bị khoa học kỹ thuật và trị liệu tiên tiến có thực sự mang đến cho con người hiện đại cảm giác hạnh phúc không?

Những tai họa trước đây phần lớn là do tự nhiên gây ra, còn hiện nay phần lớn lại do chính con người gây ra. Nếu trước đây những hiện tượng thời tiết như nhiệt độ, mưa, gió hoàn toàn không có liên hệ với hành vi của con người thì ngày nay các hiện tượng nhiệt độ nóng lên rồi lạnh đi đều có liên quan đến những hành vi phá hoại của con người, như việc làm tổn hại đến tầng ôzôn cũng là do hành vi của con người tạo ra. Cảm giác an toàn và yên tĩnh của con người với cuộc sống hiện đại ngày càng giảm đi, làm cho người ta luôn cảm thấy buồn phiền, lúc nào cũng luôn cảm thấy bị áp lực.

Nguyên nhân tại sao con người sống trong xã hội hiện tại luôn luôn bận rộn cả ngày và không có cảm giác an toàn. Không phải không có cơm ăn, không có cảnh sát, không có chế độ, càng không phải không có luật pháp, mà do mất đi sự cân bằng cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta lấy chế độ, khoa học kỹ thuật để cải thiện hoàn cảnh, kết quả lại làm cho chúng ta có cảm giác như cưỡi trên lưng cọp, càng đi về phía trước càng thấy sợ, nguy hiểm càng nhiều, càng thiếu đi cảm giác an toàn. Khi nguy hiểm nhiều lên đồng nghĩa với việc phải mạo hiểm hơn; thiếu đi cảm giác đồng nghĩa với việc càng ra sức theo đuổi an toàn. Càng theo đuổi an toàn thì mức độ an toàn càng giảm đi, đây không phải là cái nhìn bi quan mà là thực tế.

Có nhiều người luôn sống trong một tâm trạng không vui vẻ, luôn cảm thấy cuộc sống thật mông lung, họ không hiểu tại sao mình lại phải sống trên cuộc đời này. Đây được gọi là phiền não. Sống trong xã hội hiện đại ngày nay, làm thế nào để cân bằng tâm lý, giảm bớt những phiền muộn, sống một cách ung dung, tự tại? Điều quan trọng đầu tiên là “an tâm”. Những điều cần lãng quên thì hãy yên tâm lãng quên Làm thế nào để an tâm?

Thứ nhất, phải biết thỏa mãn với những gì đang có. Thực tế những thứ mà con người cần không nhiều, nhưng họ lại muốn rất nhiều, vì thế họ luôn tạo cho mình một áp lực bận rộn, căng thẳng. Nếu chúng ta cố gắng hết mình, có thể sống cuộc sống như thế nào thì hãy sống như thế, muốn giành được bao nhiêu thì giành, ở đây muốn nói đến không phải những thứ có thể giành được nhưng lại không cần, mà là những thứ không nên giành được hoặc biết rõ hiện tại sẽ không giành được nhưng vẫn cố chấp theo đuổi; hoặc biết rõ phải giành được, phải có một thái độ như thế mới cảm thấy niềm vui của cuộc sống này.

Biết thỏa mãn không có nghĩa là từ bỏ quyền lợi sinh tồn, cũng không có nghĩa là từ bỏ trách nhiệm công việc, càng không phải là từ bỏ cơ hội nỗ lực tiến bộ, mà cứ thuận theo lẽ tự nhiên, thích ứng với xã hội và mọi hoàn cảnh, nếu được như vậy cuộc sống này sẽ gần như không còn sự đau khổ và bất lực.

Thứ hai, trái tim phải luôn hướng vào trong chứ không phải hướng ra ngoài. Nếu trái tim cứ luôn hướng ra bên ngoài sẽ không thể có cảm giác an toàn, vì bên ngoài không có không gian và thời gian an toàn, không có một sự đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ví dụ, khi đi ra ngoài, để đảm bảo an toàn giao thông, bạn sẽ mua bảo hiểm, điều này có an toàn hay không? Bạn biết rõ ràng là không an toàn nên mới cần đến các loại bảo hiểm như vậy và để khi gặp phải sự cố ngoài ý muốn có thể lấy lại tiền bồi thường từ việc chữa trị; nhưng lỡ không may tử vong mà người thân có được phần bồi thường này thì họ cũng không đến nỗi vì thế mà sa vào bước đường cùng.

An trú tâm vào giây phút hiện tại Thực ra, cuộc sống phải luôn cảm thấy thanh bình mới tìm kiếm được hạnh phúc. Hạnh phúc chính là sống trong cuộc sống yên ổn nhưng lúc nào cũng chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với một ngày lỡ có gặp phải gian nguy, vì mọi việc có thể xảy ra bất cứ khi nào.

Đương nhiên nếu không xảy ra những điều xấu là tốt nhất, nhưng một khi đã xảy ra thì cũng không phải quá lúng túng. Đừng hi vọng môi trường sống của chúng ta sẽ đem lại sự an toàn, cũng đừng hi vọng người khác sẽ bảo vệ cho ta. Chỉ có tự bản thân mình tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn sẽ đáng tin cậy hơn việc tìm kiếm sự an toàn ở bên ngoài. Nếu luôn cảm thấy bình yên với không gian và thời gian bây giờ thì tâm hồn ta sẽ càng thêm bình yên.

Thứ ba, trong tim phải luôn có sự gửi gắm. Sự gửi gắm này không phải là những thứ theo đuổi bên ngoài như tiền bạc, địa vị, danh vọng… mà là những thứ do nội tâm mình tạo ra như cảm hứng hoặc niềm tin. Một khi đã có niềm tin thì cho dù bất cứ khi nào trái tim cảm thấy hoang mang, thấp thỏm, sẽ không có cảm giác bất lực, vô dụng.

Cảm hứng là thứ có thể nuôi dưỡng dần dần, ví dụ: văn học, nghệ thuật, vận động…, hãy lựa chọn nuôi dưỡng những thứ mà bản thân mình thấy phù hợp, bất kỳ một cảm hứng nào đều có thể được nuôi dưỡng. Cảm hứng có thể làm chúng ta đang cảm thấy nhạt nhẽo, vô dụng trở nên dễ chịu, thanh thản hơn. Lỡ mà chỉ còn hai bàn tay trắng thì may ra ta vẫn còn có cảm hứng.

Sưu tập tem, tiền xu, tiền bạc,… cũng được gọi là sở thích, nhưng sở thích này chỉ để thỏa mãn sự chiếm hữu. Khi đang có sẽ cảm thấy vui vẻ và muốn có nhiều hơn. Trong lòng luôn là sự tham lam, không bao giờ thỏa mãn, cũng không bao giờ cảm thấy có niềm vui từ những thứ đang có.

Cống hiến cũng  một sở thích Sở thích không nhất định phải là những thứ hữu hình, ví dụ, lợi dụng thời gian nghỉ ngơi để làm tình nguyện hoặc làm thiện, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, như giặt quần áo, dọn dẹp vệ sinh,… đây không phải là sự tìm kiếm bên ngoài mà là sự cống hiến để bản thân tìm thấy sự thỏa mãn trong nội tâm. Khi nuôi dưỡng được sở thích giúp đỡ người khác cũng sẽ có ích cho sự tìm kiếm bình yên trong trái tim mình.

Một kiểu gửi gắm niềm tin khác nữa là tư tưởng, đặc biệt là niềm tin tôn giáo.

Cho dù bạn có niềm tin vào tôn giáo nào cũng vậy, chỉ cần có niềm tin vào tôn giáo thì đó sẽ là sự quy thuộc thực tế. Có những niềm tin tôn giáo cho rằng sự sợ hãi với cái chết hoặc nguy hiểm là sự sợ hãi không sao nói ra được. Ví dụ, những người tin vào thần linh sẽ cho rằng mọi thứ đều do thần linh an bài, khi gặp xui xẻo cũng không nên lo lắng vì có lo lắng nhiều cũng sẽ không có tác dụng gì cả. Còn những người tin vào Phật lại cho rằng đây là luật nhân quả, nhân quả sẽ không báo ứng với ta nên không phải lo lắng; nếu có thì lo lắng cũng không có tác dụng gì, thế thì hà tất phải lo lắng? Với cái chết, những người tin vào thần linh sẽ tin rằng khi chết đi có thể lên thiên đường; còn những người tin vào Phật lại tin rằng chết đi có thể đầu thai ở thế giới cực lạc Tây phương.

Vì thế, nếu có niềm tin tôn giáo thì cuộc sống sẽ bớt đi nhiều sợ hãi, bất an. Trong môi trường sống ở Trung Quốc, do bối cảnh quan hệ của Nho giáo, nên niềm tin vào tôn giáo có chút mờ nhạt, để có thể nuôi dưỡng được tư tưởng như nhà tư tưởng vĩ đại Khổng Tử thì có tôn giáo hay không cũng không quan trọng, vì bản thân Khổng Tử chính là một tôn giáo. Còn nếu chưa đạt được đến trình độ như thế thì con người vẫn cần có một niềm tin vào tôn giáo, để chúng ta có thể giảm bớt những ưu phiền.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.