Giao Tiếp Bằng Trái Tim

Notes



[←1]

Tứ nhiếp pháp: Là bốn phương pháp tiếp cận và cảm hóa giúp người khác tu học theo Phật pháp. (ND)

[←2]

Trong luật chỉ dùng giới trọng và giới khinh, chưa thấy ai dùng giới nặng và giới nhẹ. Giới trọng chỉ các giới không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối. (ND)

[←3]

Thích phê bình chuyện riêng của người khác. (ND)

[←4]

Đại vọng ngữ: Vọng ngữ mang trọng tội; tiểu vọng ngữ: vọng ngữ tội nhẹ và vọng ngữ phương tiện: sử dụng vọng ngữ vì bị bắt buộc hoặc vì giáo hóa chúng sinh. (ND)

[←5]

Kiến hiền tư tề: Thấy người tài giỏi thì nghĩ cách giúp mình tài giỏi như họ. (ND)

[←6]

Tứ chính cần: là bốn trạng thái tinh thần nhằm loại trừ các pháp bất thiện. Bốn trạng thái đó là: các điều thiện đã làm thì hãy làm cho nó tăng trưởng; điều thiện chưa làm, chưa biết hãy học để biết thêm; điều ác đã phạm thì không được tái phạm; điều ác chưa phạm hãy ngăn ngừa

[←7]

37 phẩm trợ đạo (Tam thập thất trợ đạo phẩm): chỉ các phương pháp giúp người tu hành chọn đúng hướng, thực hành đúng cách và không lơ là trong quá trình tu tập như: tứ niệm xứ, tứ chính cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần và bát thánh đạo phần.

 

 

[←8]

Họa từ lời ra, bệnh từ miệng vào. (ND)

[←9]

Một lời có thể làm một nước hưng thịnh cũng có thể làm một nước bại vong. (ND)

 

[←10]

Nghĩa công Bồ-tát chỉ cho những người tham gia lao động công ích, giúp đỡ mọi người mà không nhận tiền thù lao, tín chúng Bồ-tát chỉ những người đóng góp tiền của sức lực để làm từ thiện. (ND)

[←11]

Nghe người khác chỉ lỗi thì thấy vui mừng, nếu mình có lỗi thật sự thì sửa lỗi, nếu không thì cố gắng đừng phạm. (ND)

[←12]

Hòa thượng túi vải (Bố đại hòa thượng): Bồ tát Di Lặc khác với vị hòa thượng mang túi vải, mặc dù hòa thượng mang túi vải là hóa thân của Di Lặc. (ND)

[←13]

Nhu nhuyến là mềm mỏng nhưng trong kinh sách được dịch không thấy dùng từ mềm mỏng mà dùng nhu nhuyến, ví dụ như nhu nhuyến đức. (ND)

[←14]

Nghiệp chướng, báo chướng và sở tri chướng được gọi là tam chướng, trong đó nghiệp chướng chỉ những lỗi lầm mình đã và đang tạo, báo chướng là hậu quả phải gánh chịu của lỗi lầm đã tạo, sở tri chướng chỉ những chướng ngại do sự hiểu biết của mình, đến một mức độ nào đó, chính sự hiểu biết, kiến thức của mình cũng được xem là chướng ngại. (ND)

[←15]

Tam luân thể không: nghĩa là trong bố thí không có người cho, không có người nhận và không có vật được cho — nhận. (ND)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.