Dạy Con Kiểu Nhật - Giai Đoạn Trẻ 0 Tuổi

Tạo nên bộ não thiên tài



• Trẻ vừa mới được sinh ra đã có thể “học”?
• Trẻ 0 tuổi chưa biết nói cũng chưa đứng vững và đi lại được trên đôi chân của mình nhưng trong bộ não nhỏ bé của trẻ đang diễn ra những biến đổi rất lớn.
• Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bộ não của trẻ.

Não bộ của trẻ bắt đầu phát triển từ trong bào thai

Hầu hết các tế bào thần kinh được hình thành trong bào thai.

Hình 1 – Sự tăng trưởng của não bộ trong bào thai

Tế bào thần kinh não bộ của thai nhi nhanh chóng được hình thành từ giai đoạn 6 tháng tuổi. Khi được sinh ra, các tế bào thần kinh trong bộ não trẻ đã hoàn thiện gần bằng bộ não của người trưởng thành. Các tế bào thần kinh này rất mảnh và hầu như không có mối liên kết với nhau. Tuy nhiên, nhờ có các khớp thần kinh nên các mối liên kết này được hình thành tạo nên một mạng lưới bao trùm dày khít xung quanh các tế bào thần kinh và bản thân các tế bào cũng dần lớn lên.

Trích từ Thời báo Kinh tế Nhật BảnPhần phía trên của hình minh họa  độ lớn của não từ 25100 ngày tuổiPhần phía dưới của hình minh họa thể hiện cấu trúc của não bộ.

Con người được sinh ra chưa hoàn thiện

Hình 2 – Con người sinh ra chưa hoàn thiện

So với các động vật khác, thời kỳ bào thai và thơ ấu của con người dài hơn. Ngay trong thời kỳ bào thai, não bộ người đã tăng trưởng nhưng não bộ không thể phát triển quá lớn do cần phải phù hợp với độ lớn của tử cung và độ hẹp của đường sinh sản. Cho nên khi sinh ra, bộ não vẫn chưa được hoàn thiện mà mới chỉ có được những phản xạ và hoạt động cần thiết sau sinh. Vì thế, thời kỳ thơ ấu chính là lúc bộ não dần dần học tập và tích lũy những hoạt động khác.

Não bộ của trẻ

Với 5 giác quan và 4 năng lực giúp trẻ cảm nhận mọi thứ

Hình 3

• Khả năng bắt chước: ở vùng số 44 của não bộ có trung khu thần kinh tối cao thực hiện hành động bắt chước được gọi là “hệ thống tế bào thần kinh phản chiếu”. Do đó sau khi sinh khoảng 2 tháng, trẻ có thể bắt chước hoạt động của mặt và tay bằng ý chí của mình.
• Khả năng suy nghĩ: sau khi sinh khoảng 4 tháng, trẻ có thể phán đoán xem mẹ sẽ làm gì. Nếu bạn nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ phán đoán hành động tiếp theo và chờ đợi.
• Trí nhớ làm việc: trí nhớ làm việc là việc ghi nhớ tạm thời để thực hiện một việc nào đó. Trí nhớ làm việc bắt đầu phát triển từ 2 tháng sau khi sinh và khi được khoảng 6 tháng tuổi, trẻ có thể nhớ được vật vừa nhìn thấy trong khoảng 1 giây dù chưa được tập luyện.
• Khả năng vận động: ngay sau khi sinh ra, khả năng vận động của trẻ mới chỉ thể hiện qua hoạt động phản xạ đối với những kích thích, nhưng việc lặp đi lặp lại các phản xạ đó giúp trẻ dần dần nắm được tay, nghe được âm thanh và cầm được đồ vật…
• Xúc giác: với trẻ sơ sinh, dù chúng ta có chạm vào da, trẻ cũng không cảm thấy thích thú mà mới chỉ có một chút phản xạ. Trẻ sẽ dần cảm thấy dễ chịu nếu chúng ta thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng vào da cho trẻ.
• Vị giác: vào khoảng tuần mang thai thứ 6, nụ vị giác giúp nhận biết được vị đã được hình thành ở não. Sau khi sinh khoảng 4, 5 tháng, đầu lưỡi trẻ đã có thể cảm nhận vị ngọt và chua.
• Thị giác: sau khi sinh, trẻ đã nhìn được lờ mờ, nhưng vẫn khó phân biệt được các màu phức tạp. Trẻ mới chỉ nhận biết được các màu đơn như xanh hay đỏ.
• Thính giác: từ khoảng tháng thứ 7 mang thai, các mạch thần kinh đã bắt đầu hình thành, từ gia đoạn này, trẻ đã có thể nghe được các âm thanh. Đôi lúc, trẻ cũng phản ứng khó chịu với những âm thanh lớn.

Tế bào thần kinh và khớp thần kinh tạo nên bộ não

Nếu số lượng các khớp thần kinh tăng lên, trẻ sẽ có bộ não thiên tài

Bắt não bộ làm việc bằng cách kết nối các tế bào thần kinh

Các tế bào thần kinh trong não bộ được hình thành từ 3 nhân tố: thân tế bào mang nhân, phần đuôi gai kéo dài ra từ thân tế bào và sợi trục. Đầu sợi trục sẽ liên kết với đuôi gai của tế bào thần kinh khác tạo nên mạch thần kinh giúp não bộ làm việc.

Khớp thần kinh là tên gọi của kẽ hở giữ vai trò là các mắt nối giữa các tế bào thần kinh này, khớp thần kinh được tạo ra nếu não bộ và các tế bào thần kinh được sử dụng, số lượng các khớp thần kinh càng nhiều thì càng có nhiều mạch thần kinh của tế bào thần kinh và việc truyền đạt thông tin sẽ tốt hơn. Có nghĩa là có một bộ não thông minh.

Mặt khác, nếu không sử dụng các tế bào thần kinh thì các khớp thần kinh sẽ giảm đi, thậm chí chính tế bào thần kinh đó sẽ chết đi. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, cần phải gia tăng các khớp thần kinh và sử dụng các tế bào thần kinh một cách có hiệu quả.

Hình 4

Não được hình thành trong thời kỳ thơ ấu

So với các cơ quan khác, não bộ phát triển vượt bậc và từ rất sớm. Khi các mạch thần kinh bắt đầu hình thành, các đuôi gai và tế bào thần kinh sẽ lớn hơn. Điều này khiến dung lượng não bộ to lên, vì vậy trong thời thơ ấu cần tạo ra các kích thích và không ngừng luyện tập giúp làm tăng số lượng các mạch thần kinh càng nhiều càng tốt.

Tại sao cần giáo dục 0 tuổi?

Số lượng khớp thần kinh lúc 0 tuổi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Điều quan trọng khi 0 tuổi là tăng được càng nhiều khớp thần kinh càng tốt

Tại thời điểm trẻ được sinh ra, hầu như tất cả các tế bào thần kinh đều đã được hình thành. Nhưng số lượng khớp thần kinh ít nên gần như giữa các tế bào thần kinh chưa có mối liên kết. Giống như sơ đồ dưới đây, số lượng các khớp thần kinh sẽ khác nhau ở các vị trí khác nhau trên não bộ. Nhưng ngay sau khi sinh, nếu ta bắt não bộ trẻ làm việc để sử dụng các tế bào thần kinh thì số lượng các khớp thần kinh sẽ tăng lên và mật độ đạt được tối đa trong giai đoạn trẻ từ 8 tháng sau sinh đến khoảng 3 tuổi.

Các mạch thần kinh được hình thành nhờ sự liên kết giữa các tế bào thần kinh, khi mật độ các khớp thần kinh đạt tới mức cao nhất trẻ sẽ thực hiện được các hoạt động cơ bản (nhìn, nghe, sờ) của vùng đó.

Sơ đồ dưới đây là sự biến đổi giá trị trung bình về số lượng các khớp thần kinh theo độ tuổi, ở các giai đoạn đỉnh, nếu ta không có những kích thích phù hợp để các tế bào thần kinh làm việc thì chắc chắn giá trị đỉnh của các khớp thần kinh sẽ xuống thấp. Sau này, nếu trẻ học tập có sử dụng các tế bào thần kinh thì các liên kết của mạch thần kinh sẽ đầy lên nhưng chỉ là giúp cho đường cong suy giảm thoải dần thôi.

Nếu đã để quá giá trị đỉnh rồi thì sau này dù có sử dụng các tế bào thần kinh cũng chỉ có thể tăng một chút ít ỏi các khớp thần kinh. Cho dù có tăng được cũng chỉ là khoảng 1-2 khớp với mỗi một tế bào trong 1 năm, không đủ để thay đổi đường cong của biểu đồ.

Tuy nhiên, đường cong này sẽ thay đổi tùy vào cách cha mẹ bắt các tế bào thần kinh làm việc. Điều quan trọng là ngay sau khi sinh phải kích thích lên tất cả các vùng trên não trẻ và bắt chúng làm việc, cần phải kích thích tất cả các giác quan. Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ, dành nhiều thời gian tạo nên nhiều kích thích với trẻ. Chính những hành động kích thích này là món quà lớn nhất đối với sự phát triển của trẻ.

 do mật độ các khớp thần kinh giảm

Hình 5 – Mật độ trung bình các khớp thần kinh theo nhiều độ tuổi/Huttenlocker (1996)

Mật độ các khớp thần kinh tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 1-3 tuổi, đạt đến đỉnh điểm là giai đoạn khoảng 3-5 tuổi, sau đó sẽ giảm dần do các tế bào thần kinh có chứa các khớp thần kinh không liên kết được chết đi. Hiện tượng này gọi là “cắt gọt”. Điều quan trọng của việc luyện tập lặp đi lặp lại trong thời kỳ này là để tăng các khớp thần kinh bằng cách thường xuyên tạo ra các kích thích, đồng thời củng cố các mạch thần kinh duy trì mật độ và tạo ra càng nhiều mối liên kết càng tốt.

Chỉ cha mẹ mới có thể tạo ra bộ não thiên tài cho trẻ

Đứa trẻ nào cũng có thể trở thành thiên tài hay con người ưu tú

Chúng ta phải bắt đầu giáo dục cho trẻ ngay từ ngày trẻ được sinh ra. Bởi nếu bắt não bộ làm việc sớm, các khớp thần kinh tăng lên và hình thành nên các mạch thần kinh. Các bà mẹ hãy chú ý đến 6 điểm sau ngay từ ngày bắt đầu làm mẹ.

  1. Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác

Khi sinh con ra, đầu tiên bạn hãy sờ vào khắp cơ thể bé nhìn thật kỹ xem có gì bất thường không. Dù không có bất thường gì nhưng mỗi trẻ lại lớn lên theo cách riêng của chúng, nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là sai lầm.

  1. Không được bỏ 

Trẻ con được sinh ra vẫn còn non nớt và chưa thể tự lập được. Cha mẹ phải nhận thức rằng cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ từng chút một.

  1. Bắt trẻ học hàng ngày

Khi trẻ 0 tuổi, việc học tập đồng nghĩa với kích thích 5 giác quan và cơ thể trẻ. Điều quan trọng là hàng ngày phải thực hiện dần những kích thích phù hợp với từng thời kỳ của trẻ.

  1. Học cùng trẻ

Lúc 0 tuổi là thời kỳ trẻ có những thay đổi mãnh liệt nhất trong suốt cuộc đời con người, nhưng ở mỗi trẻ lại có sự phát triển khác nhau. Cuốn sách này mang tính chất tham khảo về các thời kỳ học tập của trẻ cho các bậc cha mẹ. Bạn hãy đọc và áp dụng chúng một cách linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của con mình.

  1. Giữ gìn sức khỏe

Sự phát triển của trẻ là không ngừng nghỉ. Nếu chúng ta dừng việc học tập cho trẻ có nghĩa là trì hoãn sự gia tăng các khớp thần kinh trong khoảng thời gian đó. Chính vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến sức khỏe của mình để giúp trẻ học tập hiệu quả.

  1. Cảm thấy thú vị khi tiếp xúc với trẻ

Nếu cha mẹ biết bắt não bộ làm việc đúng cách, họ sẽ thấy ngay được thành quả của việc dạy con. Để bắt não bộ làm việc đúng cũng như để nhận ra được những thành quả đó thì cha mẹ cần cảm thấy thích thú khi tiếp xúc với trẻ.

Hình 6

Vùng vỏ não trước trán quyết định sự thông minh của bộ não

Phát triển vùng số 10 – đặc trưng mang “tính con người”

Giáo dục lúc 0 tuổi rèn luyện vùng số 46 và vùng số 44

Ở đây, tôi giải thích một chút về sơ đồ giải phẫu mặt cắt của não bộ. Sơ đồ này gọi là “Bản đồ vỏ não Brodmann” đã chia não bộ thành 52 vùng dựa vào sự làm việc của não. Đại não được chia thành 5 thùy đó là: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương và thùy đảo. Vùng vỏ não trước trán là phần phía trước của thùy trán được đánh số từ vùng số 8 đến vùng số 10 trong sơ đồ.

Nếu diễn đạt chức năng của vùng vỏ não trước trán bằng một từ thì đó là nơi “suy nghĩ’. Trừ phản xạ, còn tất cả những phản ứng đều được quyết định ở vùng vỏ não trước trán. Những thông tin truyền đến vùng vận động (vùng số 6 và vùng số 4), từ đây phát ra mệnh lệnh đến các cơ rồi mới dẫn đến hoạt động thực của tay chân. Trong vùng vỏ não trước trán có vùng phía ngoài cùng nhất là vùng số 10 (vùng trước trán). Đây là vùng làm việc khi “tiến hành đồng thời hai việc”, “tiến hành công việc có thứ tự”, “quyết đoán”, “kiểm soát tình cảm”, là vùng đặc biệt thể hiện đặc trưng của con người.

Ngay sau vùng số 10 là vùng số 46, là vùng trí nhớ làm việc thực hiện ghi nhớ tạm thời – đóng vai trò rất quan trọng để bắt vùng số 10 làm việc.

Vùng số 10 cũng làm việc ngay sau khi được sinh ra nhưng bắt đầu phát triển mạnh nhất vào khoảng 5 tuổi. Nếu từ lúc 0 tuổi, ta rèn luyện cho trẻ vùng số 46 về trí nhớ làm việc và vùng số 44 làm việc khi thực hiện “bắt chước” hoặc “dự đoán” thì các mạch thần kinh sẽ vững chắc thúc đẩy sự phát triển của vùng số 10.

Hình 7 – Bản đồ vỏ não Brodmann và sự phân bổ

Thế giới của trẻ biến đồi mạnh mẽ trong 12 tháng đầu

1 năm biến đổi chóng mặt trong cuộc đời mỗi con người.

Bạn đừng lo lắng mà hãy quan sát sự trưởng thành của trẻ từng ngày từng ngày một.

Trong 12 tháng đầu sau sinh, thế giới của trẻ dường như hoàn toàn thay đổi. Từ một đứa trẻ vẫn chưa thể mở to mắt, mới chỉ biết khóc yếu ớt lại dần dần có thể đi lại, nói chuyện và hiểu được những điều phức tạp.

Lúc này, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ sẽ luôn lo lắng rằng không biết con có phát triển khỏe mạnh không, có lớn theo đúng tiêu chuẩn về độ tuổi không, sau này con có thể nói chuyện, có thể đi lại bình thường không v.v…

Nhưng chính những lo lắng này lại thể hiện tình yêu thương của cha mẹ với trẻ. Các bà mẹ hãy tự tin vào bản thân mình khi nuôi dạy trẻ nhé.

Dù cân nặng của trẻ hơi ít so với tiêu chuẩn trung bình hay trẻ không vận động được theo đúng độ tuổi nhưng nếu mắt trẻ lúc nào cũng tinh nhanh, chân tay lanh lẹ thì trẻ hoàn toàn không có vấn đề gì cả.

Ngôn từ

Hội thoại kết hợp các từ đơn.

Khi sinh ra, trẻ mới chỉ biết khóc nhưng sang giai đoạn này, trẻ đã dần biết phát âm và bắt đầu nói được các từ đơn như “ba”, “chà”, “bà”, “gâu gâu” v.v… Trẻ vẫn chưa thể nói thành câu nên chỉ biết nói các từ đơn rồi kết hợp với cử chỉ chân tay để truyền đạt điều mình muốn nói.

Thị giác

Trẻ đã nhận biết được cự li đến mục tiêu gần xa.

Đến thời kỳ biết bò và vịn tay để đi men theo, trẻ dần dần có những hoạt động cao cấp hơn như phán đoán được khoảng cách gần xa với mục tiêu chứ không chỉ nhìn đồ vật. Trẻ có thể sử dụng tay một cách tự do nên dần quen với việc nhìn vật theo hình khối và dần dần có thể xử lí những hoạt động nhanh hơn.

Nhịp điệu trong 1 ngày

Trẻ bắt đầu có thói quen hoạt động nhiều hơn và ngủ say vào ban đêm.

Khi đã biết bò và vịn tay để đi, trẻ sẽ luôn lặp đi lặp lại hành động tìm một mục tiêu nào đó rồi đi tới. Trẻ bắt đầu thích dùng tay để chơi nên cũng giỏi chơi một mình hơn. Cho nên ban ngày trẻ sẽ thức nhiều hơn và ban đêm sẽ ngủ sâu hơn.

Vận động

Tinh thần thách thức rất cao.

Chân tay cũng như cơ thể trẻ đã dần cứng cáp. Với những bé biết đi sớm đã biết đi giày, khoảng 12 tháng tuổi, trẻ đã biết vịn vào đâu đó để đi men theo, ở độ tuổi này, trẻ càng ngày càng muốn thử thách và hiếu kì với những điều mới lạ.

Ghi nhớ

Trẻ nhớ được lâu hơn đồ vật đã giấu đi.

Trí nhớ làm việc bắt đầu phát triển, dù bạn có dùng khăn mặt che đồ chơi đi thì khoảng trong 10 giây, trẻ vẫn nhớ được. Nếu ta luyện tập nhiều lần cho trẻ về chỗ cất đồ chơi thì trẻ có thể nhớ được đến tận ngày hôm sau.

Khả năng nhai

Trẻ ghi nhớ khả năng nhai sẽ giúp kích thích não bộ phát triển.

Bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ có hứng thú với việc ăn uống. Trẻ chưa đủ răng nên không thể nhai được đồ ăn cứng, nhưng nếu cho trẻ ăn đồ khô hoặc bò bít-tết cắt nhỏ trẻ sẽ cố gắng nhai, như vậy dần dần trẻ sẽ có được khả năng nhai và khả năng tập trung.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.