Điểm Bùng Phát
CHƯƠNG 7 Nghiên cứu trường hợp (Phần 2)
NẠN TỰ VẪN, HÚT THUỒC LÁ VÀ LOẠI THUỐC NGĂN CHẶN QUÁ TRÌNH GÂY NGHIỆN
Cách đây không lâu, trên quần đảo Nam Thái Bình Dương của Micronesia, một cậu bé 17 tuổi tên là Sima đã cãi vã với cha mình. Sima sống cùng gia đình ở nhà ông nội. Buổi sáng hôm đó, cha cậu bé, một người đàn ông lạnh lùng và nghiêm khắc, bắt cậu phải dậy sớm đi tìm một thân nứa sắc làm liềm thu hoạch lúa mạch. Sima mất hàng tiếng đồng hồ nhưng không thể tìm nổi một thanh nứa sắc quanh làng và khi cậu bé trở về tay không, nguời cha đă rất tức giận. Trong nhà không còn gì để ăn, ộng ta vừa quát mắng Sima, vừa hua con dao rựa đầy giận dữ. “Cút ra khỏi nhà này ngay! Mày đi chỗ khác mà sống”.
Sima bỏ đi và trở về làng cũ. Trên đường đi, Sima tình cờ gặp cậu em trai 14 tuổi và mượn đứa em một cây bút. Hai giờ sau đó, vì tò mò không biết anh mình đi đâu, cậu em trai chạy bổ đi tìm Sima. Cậu chạy ngược lại ngôi nhà bỏ không của gia đình và nhòm qua cửa sổ. Trong bóng tối lờ mờ của căn phòng, lủng lẳng một xác người thõng xuống, im lìm từ sợi dây thòng lọng. Đó là Sima. Cậu bé đã chết. Trong bức thư tuyệt mệnh cậu viết:
Cuộc sống của tôi chấm dứt ở đây hôm nay là một ngày buồn và là một ngày đau khổ đối với tôi. Còn với cha, đây lại là một ngày vui. Hôm nay, cha đã xua đuổi tôi. Cảm ơn cha vì cha chỉ yêu thương con được đến chừng đó. Sima.
Cho tôi gửi lời vĩnh biệt đến mẹ. Mẹ ơi, mẹ sẽ chẳng còn phải phiền lòng và thất vọng gì thêm về con trai mẹ nữa. Yêu mẹ nhiều. Sima.
Đầu thâp niên 1960, những vụ tự tử trên các hòn đảo của quốc đảo Micronesia gần như không được ai để ý. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà không mấy người hiểu rõ được, vấn nạn này đă bắt đầu tăng nhanh và mạnh. Cho đến cuối năm 1980, Micronesia đã trở thành nơi có tỷ lệ tự tử bình quân trên đầu người cao nhất thế giới. Ở Mỹ, tỷ lệ tự tử của nam giới độ tuổi từ 15 đến 24 là vào khoảng 22/100.000 người, còn ở đảo quốc Micronesia, tỷ lệ này lên đến 160/100.000 – cao gấp 7 lần. Với tỷ lể như thế, tự tử nghiễm nhiên trở thành chuyện bình thường, và nguyên nhân có thể chỉ là do những xô xát cực kỳ nhỏ gây ra. Sima tìm đến cái chết vì cha đã nặng lời với cậu. Trong thời kì diễn ra đại dịch này ở Micronesia, điều đó chẳng có gì là lạ. Các cậu bé tuổi mới lớn tìm đến cái chết chỉ bởi họ bắt gặp bạn gái của mình đi với chàng trai khác, hay chỉ bởi cha mẹ từ chối không cho thêm tiền đi uống bia. Một thanh niên 19 tuổi treo cổ tự vẫn chỉ vì lí do bố mẹ không mua cho cậu bộ đồng phục tốt nghiệp. Một chàng trai 17 tuổi cũng treo cổ vì người anh trai đã quở mắng khi cậu ta gây ồn. Những điều ở nền văn hoá Tây phương là rất hiếm hoi, chỉ ngẫu nhiên và đa phần là do nguyên nhân bệnh lý lại trở thành tôn chỉ của tầng lớp thanh niên với những biểu tượng và quy tắc đặc biệt chỉ có riệng tại Micronesia. Trên thực tế, hầu hết những vụ tự tử trên đảo gần giống với trường hợp của Sima. Nạn nhân thừơng là các cậu bé đang ở độ tuổi mới lớn, chưa kết hôn và vẫn sống cùng cha mẹ. Những hành động nông nổi như vậy thường xuất phát từ những mâu thuẫn nội bộ: cãi vã với người yêu hoặc với cha mẹ. Có 75% trường hợp các nạn nhân trước đó chưa hề thử hoặc thậm chí doạ tự tử. Những lá thư tuyệt mệnh thường không biểu lộ sự chán chường, tuyệt vọng mà thay vào đó là cảm giác danh dự bị tổn thương, tự ti, và thái độ chống lại việc bị đối xử không đúng. Hành động này đặc biệt hay xảy ra vào buổi tối cuối tuần, thường là sau khi nạn nhân đã say sưa với bạn bè. Trong hầu hết các trường hợp, nạn nhân khi tự tử đều tiến hành theo một quy trình giống nhau, cứ như có một công ước khắt khe, bất thành văn về cách thức đúng đắn để tự kết liễu cuộc sống. Họ tìm đến những nơi hoang vắng hay những ngôi nhà bỏ hoang. Tới đó, họ dùng một sợi dây thừng, thắt thành thòng lọng nhưng họ không treo lơ lửng mình lên như lối tự tử vẫn thường thấy ở các nước phương Tây. Họ buộc dây thòng lọng dên một cành cây thấp, một ô cửa sổ hay một nắm đấm cửa và rồi đổ người về phía trước, sao cho trọng lượng cơ thể sẽ làm cho thòng lọng thít chặt vào cổ, ngăn không cho máu lưu thông lên não. Sau đó nạn nhân bất tỉnh và chết do thiếu ôxy huyết.
Tại Micronesia, nhà nhân chủng học Donald Rubinstein cho biết, hình thức tự vẫn này bắt đầu gắn chặt vào văn hoá địa phương. Khi số lượng các vụ tự tử ngày càng tăng lên, ý kiến này càng thêm vững chắc, đầu độc các cậu bé còn ở độ tuổi rất nhỏ, và biến dổi hành động sao cho những điều không tưởng ở mức độ nào đó sẽ trở thành những điêu có thể trong suy nghĩ của lớp thanh thiếu niên. Cũng theo Rubinstein,người đã dẫn chứng ra bằng tài liệu về đại dịch ở Micronesia thông qua hàng loạt những ghi chép xác đáng, Ý nghĩ tự sát trong thanh niên xuất hiện rộng khắp ở các cộng đồng Micronesia và được phát tán đi khắp mọi nơi qua những bài hát do các nhạc sĩ địa phương sáng tác được phát thanh và những hình in vẽ trên áo phông và trên những bờ tường trung học. Rất nhiều cậu bé cố tìm cách tự vẫn, đều thừa nhận lần đầu tiên khi trông thấy hoặc nghe thấy có nguời tự vẫn,các em mới chỉ khoảng 8 đến 10 tuổi.Các em tìm cách tự vẫn theo kiểu trò chơi bắt chước, hoặc bày trò thí nghiệm. Chẳng hạn như câu chuyện dưới đây, một cậu bé 11 tuổi treo cổ ngay tại nhà mình và khi mọi người phát hiện thì cậu đã bất tỉnh, lưỡi thè cả ra ngoài. Sau này , cậu giải thích hành động đó là do muốn thử treo cổ ra sao. Cậu bảo mình không muốn chết mặc dù cậu biết làm như thế sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Trong thời gian đó, Truk 21 liên tục công bố những trường hợp cố bắt chước tự tử của những cậu bé chỉ năm hoặc sáu tuổi. Một số trường hợp do tự vẫn ở lớp thanh thiếu niên ở Micronesia cũng cho thấy dấu hiệu của một vụ thử nghiệm. Chính vì lẽ đó, khi vấn nạn tự vẫn gia tăng thường xuyên hơn trong các cộng đồng , ý nghĩ này trở nên quen thuộc nếu không muốn nói là rất hấp dẫn lớp trẻ và tính nguy hiểm chết người của hành động cũng được bình thuờng hoá đi. Đặc biệt ở một số cậu bé đang trong độ tuổi mới lớn, hành động tự vẫn dường như chỉ là do yếu tố thử nghiệm mang tính chất tiêu khiển gây ra.
Đoạn ghi chép trên hàm chứa một thông điệp thật đáng sợ. Tác giả không cho rằng hiện tượng tự vẫn lại chỉ bình thường như thế. Thật ra, điều đáng sợ là ở chỗ người dân quá quen với những điều Rubinstein viết ở trên. Ở đây, chúng ta có một đại dịch vẫn với sự góp mặt của giới trẻ theo tinh thần thử nghiệm,bắt chước và nổi loạn.
Ở đây, chúng ta có một hành vi thiếu hiểu biết mà ở một mức độ nào đấy đang trở thành một hình thức thể hiện mình rất quan trọng trong lớp trẻ. Lạ lùng thay, đại dịch tự vẫn trong giới trẻ tại Micronesia dường như lại có những nét nào đó rất giống với đại dịch thanh thiếu niên hút thuốc tại các nước phương Tây.
1
Tình trạng thanh thiếu niên hút thuốc là một trong những hiện tượng nhức nhối phổ biến trong xã hội hiện đại. Không ai thực sự biết làm thế nào để chống lại nó, thậm chí người ta còn chưa thể định nghĩa được nó là gì. Gỉả định chính của các phong trào chống lại vấn nạn này là: các hãng sản xuất thuốc lá thuyết phục thanh thiếu niên hút thuốc bằng chiêu bài dụ dỗ, biến hút thuốc trở thành một hành vi cuốn hút hơn, và ít tác động tới sức khoẻ hơn thực tế vốn nhiều lần. Và để giải quyết vấn đề này, người ta hạn chế và kiểm soát các quảng cáo thuốc lá, nhờ thế, các hãng sản xuất có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đưa ra các chiêu bài lừa dối. Người ta tăng giá bàn thuốc và làm cho điều luật cấm bán thuốc cho trẻ vị thành thiên có hiệu lực sao cho các em gặp nhiều khó khăn hơn nếu đi mua thuốc. Người ta cũng tiến hành nhiều chiến dịch sức khoẻ cộng đồng với quy mô rộng khắp trên truyền hình, sóng phát thanh và các tạp chí nhằm giáo dục các em về tác hại cũng như nguy cơ có thể xảy ra khi hút thuốc.
Tuy nhiên, rõ ràng, phương pháp này không thực sự hiệu quả. Tại sao chúng ta lại cho rằng hành động mấu chốt để loại trừ vấn đề này lại chỉ là tuyên truyền giáo dục mọi người về những nguy hiểm do thuốc lá gây ra? Cách đây không lâu nhà kinh tế học W.Kip tại Đại học Havard hỏi một nhóm những người hút thuốc lá trung bình họ sẽ giảm bao nhiêu năm tuổi thọ nếu bắt đầu hút thuốc từ năm 21 tuổi. Các thành viên trong nhóm này đoán rằng chín năm, còn câu trả lới chính xác ở đây là không quá đến bảy năm. Những người hút thuốc không đơn thuần chỉ bởi họ không đánh giá được các nguy cơ phải đối mặt khi hút thuốc. Họ vẫn hút thuốc ngay cả khi đánh giá các nguy cơ này. Trong khi đó, chúng ta cũng không biết chắc nếu người lớn khuyên bảo con mình không nên hút thuốc thì tác dụng sẽ thế nào. Bất kì bậc làm cha mẹ nào có con đang độ tuổi vị thành niên cũng đều nói rằng chính vì những mâu thuẫn thuộc về bản chất trong độ tuổi vị thành niên nên khi người lớn càng cố phản đối chuyện hút thuốc bao nhiêu, càng muốn gíao dục con em mình về những nguy hại của việc hút thuốc bao nhiêu thì như một nghịch lý, càng có nhiều con em của họ muốn thử hút thuốc bấy nhiêu. Nếu nhìn vào xu hướng hút thuốc trong thập niên vừa qua hay trước nữa, ta có thể thấy điều đó gần như chính xác là những gì đã diễn ra. Các phong trào phản đối hút thuốc chưa khi nào sôi nổi mạnh mẽ như thế. Song tất cả các biểu hhiện đều cho thấy thông điệp chống hút thuốc trong thế giới những người trẻ tuổi đang phản tác dụng. Trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1997, số sinh viên hút thuốc tăng từ 22.3% đến 28.5%. Từ năm 1991 đến 1997, số học sinh trung học hút thuốc tăng hơn 32%. Trên thực tế, từ năm 1998 trở đi, số trẻ vị thành niên hút thuốc trên toàn nước Mỹ đã tăng đến hơn 73%. Thế nhưng, trong thời gian đó, chỉ có rất ít chiến dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng không hoàn thành nhiệm vụ chống lại vấn nạn hút thuốc ở trẻ vị thành niên.
Bài học rút ra ở đây không phải là chúng ta nên từ bỏ nỗ lực đấu tranh loại trừ thúôc lá ra khỏi cuộc sống. Điểm mấu chốt chỉ đơn giản là cách suy nghĩ về nguyên nhân gây ra vấn nạn này của chúng ta không thực sự chính xác. Đó cũng là nguyên nhân tại sao đại dịch vẫn tại quốc đảo Micronesia thực sự rất đáng lưu tâm và có những mối liên hệ tiềm ẩn với vấn nạn hút thuốc. Đồng thời, nó cũng mở ra cho chúng ta một hướng đi mới khi cố gắng tíêp cận nạn hút thuốc ở giới trẻ. Sẽ như thế nào nếu vấn nạn hút thuốc thay vì tuân theo những nguyên tắc hợp lý của thị trường lại dựa vào cùng một kiểu quy luật xã hội bí ẩn và phức tạp đã chi phối hành động tự vẫn của thanh thiếu niên trên quốc đảo Micronesia? Nếu hiện tượng này cũng là một đại dịch giống như nạn tự vẫn ở Micronesia, chúng ta sẽ phải thay đổi thái độ và phương pháp như thế nào trong cuộc chiến chống lại nó?
2
Kết luận chính của các nhà nghiên cứu về nạn tự vẫn là: ở một số nơi, trong một số hoàn cảnh, hành vi tự kết liễu cuộc đời của một số cá nhân nào đó sẽ rất dễ lây lan. Tự sát sẽ dẫn đến tự sát. Người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là David Phillips, giảng viên tâm lý học trường đại học California, Sandiego. Chính ông là đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về hành vi tự vẫn, và những nghiên cứu sau của ông bao giờ cũng hấp dẫn hơn và dường như cũng mơ hồ hơn những công trình trước đó. Trong một nghiên cứu, Phillip lập một danh sách về toàn bộ những câu chuyện về các vụ tự tử trong cùng thời gian. Ông muốn tìm hiểu xem liệu có mối liên hệ nào giữa các câu chuyện vàa số liệu từ các cuộc thống kê hay không? Và thực sự là có. Ngay sau khi câu chuyện về các vụ tự tử xuất hiện trên báo, số vụ tự tử trong khu vực đưa tin của tờ báo cũng tăng vọt trên phạm vi cả nước. (Cái chết của minh tinh Marilyn Monroe đã khíên tỷ lệ tự vẫn trên toàn nước Mỹ vào thời điểm bấy giờ tăng thêm 12%). Liền sau đó, Phillips lặp lại thí nghiệm của mình với các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở bang California. Lần này, ông thu được những kết quả tương tự như lần trước. Ngay ngày hôm sau khi một vụ tự vẫn được đông đảo báo chí nhắc đến, trung bình số tai nạn giao thông tăng so với ước tính là 5.9%. Hai ngày sau, số ca tử vong tăng hơn 4.1%. Ngày thứ ba, con số này tăng thêm 3.9%, sang ngày thứ tư thì tăng tận 8.1%. (Mười ngày sau, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông quay trở lại mức bình thường). Phillips đưa ra kết luận: một trong những cách tự tìm đến cái chết của con người là cố tình đâm xe vào đâu đó, và những người này cũng mẫn cảm với những tác động có tính lây lan của một vụ tự tử được nhiều báo chí nhắc đến như những người tự kết liễu cuộc sống của mình theo những các thông thường, vốn có.
Hình thức lây truyền, tác động được Phillips đề cập đến ở đây không phải là kiểu tác động trên lí trí, hoặc thậm chí dựa trên những hiểu biết cần thíêt về hành động đó. Nó cũng không dựa trên những lí lẽ thuyết phục. Phillips cho biết: “Khi đứng đợi đèn xanh ở các chốt giao thông, đôi lúc tôi tự hỏi: liệu mình có nên phóng ào qua không. Rồi có ai đó làm đúng như vậy, và tôi liền làm theo. Đó là một hình thức bắt chước. Chính người thực hiện hành vi thiếu hiểu biết đã cho phép tôi được hành động như vậy. Phải chăng đó là một quyêt định duy lí, có sự tham gia của nhận thức? Tôi không thể biết được. Có lẽ, sau này, tôi có thể cắt nghĩa được sự khác biệt của những quyết định như thế. Nhưng ngay lúc này đây, tôi không biết liệu có bất kì ai trong số chúng ta biết được những quyết định của mình duy lí đến mức nào và không duy lí đến mức nào. Các quyết định mà con người đưa ra thường mơ hồ, phức tạp và khó hiểu rõ như thế”. Còn đối với các vụ tự tử, Philllips cho rằng, quyết định tự kết liễu cuộc sống của những cá nhân nổi tiếng đều có cùng một tác động: nó “ cấp phép” cho người khác. đặc biệt cho những ai mẫn cảm thái quá do chưa đủ chín chắn, được quyền hành động thiếu hiểu biết như thế. Phillips tiếp lời: “Câu chuyện về các vụ tự tử chính là hình thức quảng cáo tự nhiên cho một động thái phản hồi cụ thể khi con người gặp rắc rối. Có lẽ chúng ta đã gặp rất nhiều người bất hạnh, luôn gặp khó khăn khi cân nhắc, quyết định điều gì bởi đang suy sụp, họ là những người phải sống với nỗi đau của chính mình. Những câu chuyện quảng cáocho các hình thức phản ứng khác nhau để chấm dứt vấn đề không tích cực trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đó có thể là chuyện Billy Gramham sẽ mở một chiền dịch vận động vào cuối tuần – đây là kiểu phản ứng mang tính tôn giáo. Hay có thể là chuyện ai đó đang đóng quảng cáo cho một bộ phim viễn tưởng – đây lại là một kiểu phản ứng khác. Ngoài các kiểu phản ứng trên, câu chuyện về các vụ tự tử còn cung cấp thêm những kiểu phản ứng khác nữa. Những cá nhân”cấp giấy phép hoạt động “ của Phillips có chức năng tương đương với những Người Bán Hàng mà tôi đã nói đến trong chương 2. Nếu Tom Gau, nhờ đặc điểm có sức mạnh thuyết phục, là Điểm Bùng Phát trong đại dịch truyền khẩu, thì các cá nhân chết trong các vụ tự tử ầm ĩ, được nhiều báo đài nhắc đến- những người làm cái chết của họ là một kiểu “giấy cấp phép chết” cho những người khác – cũng sẽ có vai trò là Điểm Kích Phát trong đại dịch tự vẫn.
Mặc dù vậy, điểm thú vị của hành động cấp phép này nằm ở chính mức độ cực kì cụ thể của nó. Trong nghiên cứu về các trường hợp tử vong do tai nạn xe cộ, Phillips đã tìm ra được các mẫu rất cụ thể và rõ ràng. Câu chuyện về các vụ tự tử thuờng dẫn đến các vụ tự đâm xe mà nạn nhân chính là người cầm lái. Câu chuyện về những tên sát nhân tự kết liễu đời mình lại khiến cho số vụ tai nạn do nhiều xe đâm vào nhau tăng lên rõ rệt, trong đó tai nạn gồm cả lái xe lẫn hành khác. Câu chuyện về những người trẻ tuổi tự tìm đến cái chết thuờng kéo theo số người trẻ tuổi chết vì tai nạn giao thông. Còn câu chuyện về những người gài bom quyên sinh lại gây thêm tình trạng có thêm người già chết trong các tai nạn giao thông . Các mẫu này đúng với rất nhiều trường hợp. Chẳng hạn như vào cuối những năm 1970, thông tin về các vụ tự sát theo nghi thức hiến thân tế lễ trong suốt một năm sau đó. Hay nói cách khác, “giấy phép” do các hành vi tự vẫn lúc đầu không phải là kiểu giấy mời dùng chung cho tất cả những ai mẫn cảm. Nó thực sự là một chuỗi chỉ dẫn rất chi tiết, cụ thể với từng cá nhân trong từng hoàn cảnh nhất , chọn chết theo những cách thức nhất định. Trong một nghiên cứu khác được tiến hành vào những năm 1960, một nhóm nghiên cứu của Anh đã phân tích 135 đối tượng được điều trị tại bệnh viện tâm thần đầu ngành sau khi cố tìm cách tự sát. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, các bệnh nhân này có mối liên kết xã hội rất mạnh – hay nói cách khác, nhiều người trong số họ thuộc cùng một nhóm quan hệ xã hội. Cũng theo các nhà nghiên cứu, điều này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó thể hiện bản chất cốt lõi của hành vi tự vẫn, là một thứ ngôn ngữ giữa các thành viên của cùng một tiểu văn hoá. Và hoàn toàn xứng đáng khi trích dẫn ra đây nguyên văn kết luận của tác giả:
Những bệnh nhân cố tìm cách tự vẫn đều là những người bị đẩy ra khỏi một bộ phận trong cộng đồng sống của mình, mà ở bộ phận đó sự hiều chiến được đa số chấp nhận như phương tiện trao đổi một kiểu thông tin nhất định nào đó. Cũng trong bộ phận đó, kiểu hành động tự vẫn đựơc coi là điều có thể hiểu được, và phù hợp với những phần còn lại của bộ phận văn hoá…Nếu điều này đúng, chắc chắn cá nhân khi ở trong những tình huống nhất định, thuờng là khi suy sụp, có mong muốn kể cho người khác nghe về khó khăn của mình sẽ không cần phải đi tìm một phương tiện giao tíêp nào khác… Khi nằm trong tầm ảnh hưởng của trào lưu văn hoá thịnh hành tư tưởng tự vẫn, một cá nhân có thể thực hiện những hành động mang ý nghĩa được hình thành từ trước đó, và tất cả những gì anh ta cần làm là thể hiện rõ nét ý nghĩa đó. Toàn bộ quá trình này về cơ bản cũng tương tự như quá trình mà nhờ đó con người có thể sử dụng một từ cụ thể trong vốn ngôn ngữ nói của mình.
Đây chính là những gì đã từng diễn ra tại Micronesia, chỉ khác nhau ở chỗ mức độ ảnh hưởng ở đây sâu rộng hơn rất nhiều. Nếu ở phương Tây, tự vẫn là một kiểu ngôn ngữ ác bạo thì ở Micronesia nó đã trở thành một hình thức giao tiếp có nội dung biểu đạt cao, giàu ý nghĩa, sắc thái, và được truyền tải bởi những “người cấp phép” có sức thuyết phục bậc nhất. Rubinstein còn viết về kiểu tự sát xảy ra trên đảo Ebeye, của Micronesia- một hòn đảo có khoảng 6.000 người. trong khoảng 10 năm từ 1955 đến 1965, trên đảo không có trường hợp tự tử nào. Tháng 5 năm 1966, một thanh niên 18 tuổi đã treo cổ trong nhà giam sau khi bị bắt vì tội ăn cắp xe đạp. Tuy nhiên, trường hợp này dường như không có mấy tác động. Sau đấy, vào tháng 11 năm1966, R- hậu duệ đầy tài năng, rất được yêu mến của một trong những gia đình giàu có nhất đảo- đã chết do tự sát. Trước đó, R thường qua lại với hai người phụ nữ và đã trở thành cha của hai đứa trẻ mới một tháng tuổi do cả hai người phụ nữ này sinh ra, R quyết định treo cổ, mang theo nổi tuyệt vọng nhuốm màu tiểu thuyết. Mãi đến tận đám tang , hai ngừơi phụ nữ mới biêt đến sự tồn tại của nhau cùng ngất ngã đi bên mộ người tình.
Ba ngày sau cái chết của người đàn ông trăng gió, trên đảo xuất hiện thêm một vụ tự vẫn khác. Một chàng trai mới 22 tuổi tự kết liễu đời mình do những rắc rối trong hôn nhân. Cái chết này gióng lên một hồi chuông cảnh báo. Số vụ tự vẫn đã lên đến hai vụ một tuần trong một cộng đồng 12 năm trời mới có một vụ tự sát. Bác sĩ trên đảo ghi lại: “Sau khi R chết, có rất nhiều thanh niên mơ thấy anh ta và kể lại rằng anh ta luôn hối thúc họ tự kết liễu cuộc đời”. Trong 12 năm tiếp theo, số vụ tự sát đã lên đến con số 25, hầu hết là ở các nhóm ba hoặc bốn người, diễn ra khoảng vài lần một tuần.Một nhà nhân chủng học, khi ghé thăm hòn đảo vào năm 1975, đã ghi lại: “Một số nạn nhân của các vụ tự vẫn và một số thanh niên cố tự sát trong khoảng thời gian gần đó đều khai rằng, họ nhìn thấy một chiếc thuyền chở tất cả các nạn nhân của những vụ tự sát xảy ra trước đó đang lượn một vòng quanh hòn đảo chết chóc, trên thuyền vang lên những tiếng mời mọc các nạn nhân tiềm năng này nhập hội. cứ thế, cứ thế, câu chuyện này được nhiều người thêm thắt bằng sụ xuất hiện của R. Dưới đây là lá thư tuyệt mệnh của M., một học sinh phổ thông hẹn hò với cả hai cô gái cùng một lúc: một cô ở trường nội trú và một cô đang sống trên đảo Eybe và khi cô bạn gái thứ nhất về thăm nhà, M.buộc phải đối mặt với cả hai –lúc này, theo tiểu văn hoá nhóm ở Eybe, những rắc rối xuất hiện trở thành cái cớ cho phép M. tự kết thúc cuộc sống của mình. “Xin gửi lời hạnh phúc tốt lành đến M. và C.(tên hai cô gái). Anh đã hạnh phúc biết bao khi có cả hai ở bên”. Đó là tất cả những gì anh ta phải nói, vì bối cảnh xảy ra hành động của M. hoàn toàn do “phong trào” tự sát theo R. trên đảo Eybe gây ra. Ở đây, R đóng vai trò là Người Kích Phát, là Người Bán Hàng, là người mà sự từng trải đã víêt đè lên những gì người khác trải nghiệm khi làm theo anh ta. Sức mạnh hoàn cảnh và đặc điểm cái chết của R. kết hợp lại tạo nên quyền năng trở thành tấm gương cho các thế hệ trẻ noi theo suốt bao nhiêu năm sau cái chết của anh ta.
3
Phải chăng vấn nạn hút thuốc của tầng lớp thanh thiếu niên cũng tuân theo logic tương tự vậy? Với mục đích tìm hiểu kĩ hơn những lí do khiến bọn trẻ hút thuốc, tôi đã phát phiếu điều tra cho khoảng 200 đến 400 người, trong đó yêu cầu họ mô tả lại những chuyện xảy ra lần đầu họ mơi hút thuốc. Đây không phải là một nghiên cứu khoa học. Mẫu đối tượng cũng không phải là các cá nhân đại diện cho giớii trẻ Mỹ. Hầu hết họ đã sắp bước sang tuổi 30, và sống ở các thành phố lớn. Dầu vậy, những câu trả lời lại thú vị và rất đáng chú ý, nguyên nhân chính là bởi mức độ tương đồng của chúng. Theo kết quả thu được, dường như việc hút thuốc có thể đánh thức một dạng ký ức cụ thể nào đó trong tuổi thơ con người- một ký ức sống động, chính xác và tràn đầy cảm xúc. Có ngườii nhớ lại chuyện cô ấy từng thích mở ví của bà ngoại mình như thế nào, chiếc ví mà ở đó cô sẽ bắt gặp “mùi thoang thoảng dễ chịu của thứ thuốc lá Winston rẻ tiền, hơi da thụôc trộn lẫn với mùi son môi và kẹo cao su quế”. Còn người khác lại nhớ mình đã “ngồi trên một chiếc xe hiệu Chrysler, tận hưởng mùi vị hỗn hợp tuyệt vời giữa lưu huỳnh và thuốc lá thoảng qua từ của sổ khoang lái, xông thẳng lên mũi”. Phần lớn mọi người liên tưởng việc hút thuốc với cùng một thứ: sự tinh tế. Điều này đúng với cả những người ghét cay đắng thuốc lá, những người hiện cho rằng hút thuốc là một thói quen xấu và nguy hiểm. Cũng như ngôn ngữ của phong trào tự sát, ngôn ngữ hút thuốc dường như rất nhất quán. Dưới đây là hai câu hỏi trong bản điều tra, cả hai đều mô tả lại các kí ức tuổi thơ:
Mẹ tôi hút thuốc, mặc dầu bản thân rất ghèt điều đó-tôi ghét mùi khói thuốc. Những ngón tay mẹ thon dài, đôi môi bà đầy đặn, cong mềm luôn tươi tắn màu son môi. Và mỗi khi bà hút thuốc, trông bà thất duyên dáng có vẻ gì đó bất cần đến mức chẳng có gì nghi ngờ về việc này nào đó tôi sẽ hút thuốc. Mẹ lại là người không có chút dũng khí nào. Bà thường nói: tạo ra thứ mùi cho riêng mình, có cách suy nghĩ cho riêng mình, chính là việc dám bộc lộ điểm yếu đó ở mình như thế nào.
Cô bạn thân Susan của tôi mang hai dòng máu Ireland và Anh. Khác hẳn cha mẹ tôi, cha mẹ Susan trẻ trung, bao dung và rất phóng khoáng. Trước mỗi buổi tối, họ thường cùng nhau uống cocktail. Cha Susan, bác Sullivan trai để râu và thường mặc áo cổ lọ, còn bác Sullivan gái lại luôn loẹt quẹt đôi dép mỏng, trang phục đơn giản thường là gam màu đen cho hợp với mái tóc đen nhánh của bác. Mắt bác trang điểm rát đậm, làn da hơi cháy nắng, và bác luôn luôn, phải gần như là luôn luôn, ve vẩy trên đôi bàn tay được sơn kỹ một điếu thuốc dài tưởng chừng như có thể gãy làm đôi.
Đây là ngôn ngữ chung của việc hút thuốc. Nó cũng phong phú và giàu biểu đạt như ngôn ngữ chung của các vụ tự vẫn.Trong đại dịch này cũng tồn tại những cá nhân có vai trò là Người Kích Phát, Người bán Hàng, người cấp giấy phép. Các đối tượng tham gia trả lời trong cuộc điều tra của tôi luôn mô tả về một cá nhân cụ thể nào đó đã đưa họ đến với thuốc lá theo chính xác cùng một cách thức như nhau.
Khi tôi tầm khoảng 9 hay 10 tuổi gì đó, cha mẹ tôi thuê một chị giúp việc người Anh, chị Maggie.Chị ấy đến ở với gia đình tôi suốt một ngày hè. Có lẽ chị Maggie chỉ khoảng tầm 20. Chị ấy rất gợi cảm và luôn mặc Bikini ở bể bơi Campells. Vậy nên, Maggie nổi tiếng với hàng tá các anh chàng “trổng cây si” xung quanh. Có người còn nói mảnh áo tắm phía trên luôn tuột khi Maggie lặn xuống nước. Ông Carpenter luôn lặn sẵn chờ bất cứ khi nào Maggie nhảy xuống. Maggie hay hút thuốc còn tôi thường nằn nì chị cho tôi hút cùng.
Thằng bạn tuổi tóc ba chỏm đầu tiên hút thuốc mà tôi biết là Billy G. Chúng tôi chơi với nhau từ h ồi lớp 5, khi những nét khác biệt bắt đầu thành hình ở thị trán nhỏ N.J thuộc vùng ngoại ô của chúng tôi. Billy sành sỏi đến mức khó tin. Cậu ấy cũng là thằng nhóc đầu tiên biết hẹn hò bạn gái, hút thuốclá, thuốc phiện, rồi uống rượu mạnh và nghe nhạc kích động. Tôi thậm chí còn nhớ khi hai thằng ngồi trên gường của chị Billy ở trên gác, chúng tôi đã cùng nhau tách những hạt thuốc phiện ra khỏi tẩu hút ngay trên bìa album Grateful Dead- cha mẹ Billy đã ly dị (đây lại là một cái đầu tiên nữa của Billy), nhưng mẹ Billy chẳng bao giờ có nhà…Sức quyến rũ của thuốc lá đối với tôi lại nằm ở chính sự xấu xa của nó, cảm giác người lớn mà nó đem lại, và cả cái cách nó biến chứng ta lớn lao đến thế nào.
Người con gái đầu tiên tôi còn nhớ đã hút thuốc là Pam P. Tôi gặp Pam khi hai chúng tôi học lớp 10. Chúng tôi cùng bắt xe buýt đi học từ Great Neck, L.I. Tôi còn nhớ mình đã có ý nghĩ rằng bạn ấy là người sành bậc nhất vì Pam sống trong một căn hộ chung cư (Ở Great Neck lúc đó không có nhiều chung cư lắm). Pam có vẻ già hơn rất nhiều so với tuổi 15 của chúng tôi. Bạn ấy và tôi thường ngồi phía sau xe và nhả từng vòng khói ra ngoài cửa sổ. Bạn ấy dạy tôi cách hít vào, cách bụôc một chiếc áo sơ mi nam vòng quanh thắt lưng sao cho thật cá tính, thật mốt và cả cách tô son môi nữa. Pam có một chiếc áo sơ mi bằng da. Bố bạn ấy hiếm khi có nhà.
Trên thực tế có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ chứng minh cho ý kiến rằng, những người nghiện thuốc nặng đều có nét cá tính chung giống nhau. Hans Eysenck, nhà tâm lý học rất nổi tiếng người Anh lập luận rằng những người nghiện thuốc trầm trọng có thể tách biệt với những người không hút thuốc bằng những nét tính cách đơn giản. Theo ông, những thành viên kì cựu thuộc “nhóm tinh hoa” là người hướng ngoại, thuộc mẫu người:
Rất hoà đồng với xã hội, thích tiệc tùng, có nhhiều bạn bè, và luôn có nhu cầu chuyện trò chuyện với mọi người…Anh ta khao khát sự hưng phấn, thích nắm bắt những cơ hội, hành động bồng bột và thường là một cá nhân bốc đồng… Anh ta thích di chuyển và động chân động tay, có xu hướng hiếu thắng và rất dễ nóng giận; cảm xúc của anh ta không chịu bất kì sự kìm cặp chặt chẽ nào, và không phải lúc nào anh ta cũng là một người có thể tin cậy được.
Dựa trên vô số các nghiên cứu được thực hiện kể từ sau công trình nghiên cứu mang tính đột phá của Eysenck, một một bức tranh toàn cảnh vể phong trào hút thuốc đã dần hình thành. Theo đó, những người nghiện thuôc lá nặng ham muốn tình dục nhiều hơn hẳn những người không hút thuốc. Họ là những người sớm phát triển bản năng tình dục và thường có nhu cầu tình dục lớn hơn, cũng như có sức hút mạnh mẽ hơn với những người khác phái. Ví dụ như ở độ tuổi 19, chỉ có 5% nữ sinh da trắng không hút thuốc từng có quan hệ tình dục nhưng tỉ lệ này ở nữ sinh da trắng có hút thuốc lại lên đến tận 55%. Và cũng theo Eysenck, số liệu thống kê từ nam sinh viên cũng cho kết quả tương tự. Nhưng nam giới lại xếp thứ hạng cao hơn hẳn trong bảng danh sách “chống đối xã hội” của các nhà tâm lý học: mức độ hành vi sai trái của họ có xu hướng vượt trội, họ dễ nổi loạn hơn và cũng ngang ngạnh hơn. Họ thường đưa ra những quyết định tức thời và có nhiều nguy cơ phải đối mặt với nguy hiểm hơn. Một hộ gia đình có hành viên hút thuốc ở mức độ trung bình tiêu dùng nhiều hơn 73% số lượng cà phê, hơn hai đến ba lần số lượng bia mà một hộ gia đình không có thành viên hút thuốc sử dụng. Điều thú vị là ở chỗ, các tín đồ của thuôc lá có vẻ thành thật hơn những người không hút thuốc khi nói về bản thân mình.Như những gì David Krogh mô tả trong luận án Smoking:Atifical Passion(Hút thuôc: Niềm đam mê giả tạo), nhà tâm lý học đã tiến hành một bài kiểm tra mà họi gọi là kiểm tra “nói dối”, trong bài kiểm tra đó, các câu phát biểu hiển nhiên không thể bác bỏ được sẽ được thêm vào- chẳng hạn như câu “Không phải lúc nào tôi cũng nói thật”, hay câu: “Có đôi khi tôi cũng lạnh nhạt với vợ /chồng mình”.-và nếu người làm bài kiểm tra trước sau như một phủ nhận nội dung những câu phát biểu này, chứng tỏ họ là người không thành thật. Khi làm những bài kiểm tra dạng này, những người hút thuôc trung thực hơn rất nhiều. Krogh viết: “Có một lý thuyết cho rằng, sự thiếu tôn trọng kết hợp với tính ương bướng, ngang ngạnh có thừa khiến những con người này trở nên khá thờ ơ trứơc những gì người khác nghĩ về họ”.
Tất nhiên, cách nghĩ này không thể áp dụng với tất cả những người hút thuốc. Nhưng khi đưa ra những dự đóan chung, mang tính bao quát về hành vi hút thuốc, mức độ xác thực của nó khá cao, và cá nhân nào càng hút nhiều thuốc , khả năng khớp với mô tả trên càng cao. Theo Krogh: “Trên tinh thần khoa học, tôi sẽ mời độc giả minh chứng (mối liên hệ tính cách ở những người hay hút thuốc lá) bằng cáchcùng thực hiện phép thử dưới đây: Bạn hãy lên lịch đi đến tụ điểm vui chơi, giải trí một bên là của một diễn viên, một ca sĩ hát nhạc rock, một thợ làm tóc và một bên là tụ điểm của một kĩ sư xây dựng, một anh thợ điện hay một chuyên gia lập trình máy tính, rồi quan sát xem ở đó người ta hút thuốc nhiều như thế nào. Nếu phép thử của bạn gần giống với thí nghiệm của tôi, sự khác biệt quả sẽ rất ấn tượng”.
Dưới đây cũng là một rong những câu trả lời cho phíêu điều tra của tôi. Hãy cùng xem liệu có kiểu tính cách hướng ngoại nào thể hiện rõ ràng hơn như thế này không! Khi tôi còn bé, ông là người vĩ đại nhất ở gần tôi hút thuốc. Ông là một người rất vĩ đại, là người hùng khi sử dụng các xảo thuật. Ông di cư sang Ba Lan từ khi mới chỉ là một cậu bé, và làm thợ lắp kính trong gần suốt cuộc đời. mẹ tôi thường thích kể lại câu chuyện khi lần đầu mẹ được ngồi ăn tối với ông, lúc ấy mẹ đã nghĩ, bất cứ lúc nào ông cũng có thể giật tung khăn trải bàn mà không gậy ra bất cứ xáo trộn nào trên bàn ăn chỉ để giúp mọi người cảm thấy vui vẻ thoải mái.
Tôi cho rằng người ta đã không nói qua khi nhắc đến vai trò quan trọng của tính cách những người hút thuốc. Nếu gộp tất cả các nét đặc trưng – như tính ngang ngạnh, bản năng tình dục sớm phát triển, tính trung thực, bốc đồng, bàng quan với ý kiến người khác về mình, và nỗi khao khát khám phá, tìm kiếm những người có xu thế hướng ngoại lại với nhau, ta sẽ đưa ra một định nghĩa gần như hoàn hảo về mẫu người có sức hấp dẫn với nhiều thanh thiếu niên độ tuổi mới lớn. Maggie chị gíup việc,cô bạn Pam P. cùng đi trên xe buýt, và Billy G. với đĩa hát Grateful Dead, tất cả đều là những người vô cùng sành điệu. Nhưng không phải hút thuốc khiến họ trở nên vô cùng sành điệu mà chính vì sành điệu nên họ mới hút thuốc. Những nét tình cách rất đặc trưng như nổi loạn, bốc đồng, ưa mạo hiểm, phớt đời trước ý kiến của người khác và sự trưởng thành sớm giúp họ trở nên đặc biệt có sức hút với bạn bè đồng trang lứa cũng dẫn đến việc gần như chắc chắn họ bởi một cách thể hiện sự nổi dậy, bốc đồng, ưa mạo hiểm, phớt đời,…rất tiêu biểu cho lứa tuổi này: hút thuốc. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cực kỳ cần thiết để hiểu được lý do tại sao các cuộc đấu tranh chống nạn hút thuốc lại thất bại thảm hại đến vậy. Trong suốt một thập kỉ qua, các phong trào chống hút thuốc ra sức ngăn cản các hãng sản xuất thuốc lá không được đánh đồng hút thuốc với những gì sành điệu và ấn tượng, tiêu tốn không biết bao nhiêu tỉ đô la ngân sách nhà nước để cố thuyết phục thanh thiếu niên rằng hút thuốc lá không phải là cách đánh bóng bản thân. Nhưng cách làm đó đã không đánh trúng vấn đề. Hút thuốc lá không bao giờ có thể giúp ta trở nên sành điệu hơn được. Chỉ có những người hút thuốc là người sành điệu. Như vậy, nhờ ảnh hưởng hết sức lạ kỳ từ những người như Pam P. Billy G, Maggie và các cá nhân có vai trò tương tự, những người đóng vai của R., một Tom Gau và một Gaetan Dugas, nạn hút thuốc đã khởi phát theo đúng như cách khởi phát của nạn tự tử ở Micronesia, của đại dịch truyền khẩu, và đại dịch AIDS. Cũng như các đại dịch kia, trong đại dịch hút thuốc luôn tồn tại một nhóm rất nhỏ – bao gồm số ít thành viên được chọn -phải chịu trách nhiệm vì đã đẩy nạn dịch bùng phát mạnh hơn.
4
Nạn hút thuốc ở lứa tuổi thanh thiếu niên không chỉ minh hoạ theo Quy Luật Thiểu Số mà còn là một ví dụ rất hay về Yếu Tố Kết Dính. Nói cho cùng, tình trạng có một số lượng rất lớn thanh thiếu niên thử hút thuốc theo sự lôi kéo, hoặc ảnh hưởng từ bạn bè không phải lúc nào cũng đáng sợ. Vấn đề hay nói cách khác yếu tố đã biến hút thuốc trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người là ở chỗ phần lớn số thanh thiếu niên kể trên cuối cùng vẫn tiếp tục thử hút thtuốc cho đến khi nghiện hẳn. Đối với một số người, cảm giác khi hút thuốc, đáng nhớ và ấn tượng đến mức họ không thể dứt ra được. Thói quen đó ăn sâu vào cuộc sống của họ.
Sẽ rất quan trọng nếu chúng ta phân biệt được tính dễ lây truyền cảm hứng với tính kết dính bởi hai khái niệm này tuân theo những mẫu hết sức khác nhau và cũng ra những chiến thuật xử lý khác nhau. Lois Weisberg là một phụ nữ dễ lây truyền cảm hứng và suy nghĩ sang người khác. Bà quen rất nhiều người và thuộc nhiều giới đến mức bà có thể rất nhanh và bất ngờ truyền đi một mẩu thông tin, một ý tưởng theo ngàn vạn cách khác nhau. Trong khi đó, Lester Wundermen và người xây dựng chương trình Blue’s Clue lại là những chuyên gia trong nghệ thuật kết dính: Họ là những người có tài năng thiên bẩm trong việc tạo ra những thông điệp dễ nhớ và có khả năng thay đổi hành vi con người. Nói rộng hơn, tính dễ lây truyền cảm hứng là một đặc điểm của người truyền thông điệp còn tính kết dính về cơ bản lại là đặc tính của thông điệp.
Các khái niệm này trong nạn hút thuốc cũng không có gì khác biệt. Vấn đề tiêm nhiễm thói quen hút thuốc của trẻ vị thành niên phụ thuộc vào liệu đứa trẻ đó có tiếp xúc với một Người Bán Hàng, tức người cấp giấy phép cho nó thực hiện hành vi thiếu lành mạnh hay không. Nhưng vấn đề đứa trẻ đó có đủ niềm đam mê thuốc lá để tiếp tục dùng chúng lại phụ thuộc vào các tiêu chuẩn rất khác nhau.Chẳng hạn trong nghiên cứu gần đây của đại học Michigan, rất đông người đã được hỏi về cảm giàc của họ khi hút điếu thuốc đầu tiên. Olive Pomerleau, một nhà nghiên cứu của đề tài này cho biết: “Chúng tôi nhận thấy đối với hầu hết mọi người, cảm giác đầu tiên với thuốc lá là cái gì đó không mấy thiện cảm. Điểm khác nhau giữa những người trở thành người nghiện thuốc với những người không bao giờ hút lại là ở chỗ: những người sẽ trở thành tín đồ của thuốc lá tìm được niềm vui thích nào đó từ cảm giác này – kiểu như cảm gíac phấn chấn hay cảm giác đê mê, say say cực kì dễ chịu”. Kết quả của nghiên cứu quả thực rất ấn tượng. Chỉ có khoảng ¼ số người thử hút thuốc lá một vài lần rồi sau đó không bao giờ hút lại mới có cảm giác dễ chịu lâng lâng từ điếu thuốc đầu tiên. Số người có cảm giác phấn chấn ở những người từng hút thuốc (tức những người đã hút thuốc một thời gian rồi sau đó mới tìm cách bỏ) là 1/3. Còn với những người nghiện htuốc lá nhẹ, chỉ có 1/2 nhớ rõ cảm gíac khi hút điếu thuốc đầu tiên. Nhưng có đến 78% những người nghiện thuốc nặng vẫn nhớ như in cảm giác phấn chấn tuyệt vời khi hút những hơi đầu của điếu thuốc. Như vậy vấn đề hành vi hút thuốc cuối cùng sẽ kết dính như thế nào đối với từng cá nhân đơn lẻ lại phụ thuộc rất lớn vào cảm giác ban đầu của từng người với chất nicotin.
Đây là một điểm rất quan trọng và cũng là điểm thường bị bỏ quên trong các bài hùng biện đầy nhiệt huyết của các cuộc đấu tranh chống lại nạn hút thuốc. Các hãng sản xuât thuốc lá đã bị bêu rếu hàng năm trời do phủ nhận nicotin là chất gây nghiện. Tất nhiên, quan điểm đó thật là lố bịch. Song quan điểm đối ngược của các nhà hùng biện trong phong trào chống hút thuốc cho rằng nicotin rất tàn bạo, có thể biến tất cả những ai tiếp xúc với nó thành nô lệ cũng ngớ ngẩn không kém. Trong số những trẻ vị thành niên thử hút thuốc lá, chỉ có 1/3 tiếp tục thường xuyên hút thuốc. Nicotin là chất rất dễ gây nghiện, nhưng nó chỉ gây nghiện đối với một số người và vào một giai đoạn thời gian nào đó. Quan trọng hơn là, ngay cả ở những người hút thuốc thường xuyên, mức độ kết dính trong thói quen của họ cũng có sự khác biệt rất lớn. Trước đây các chuyên gia về thuốc lá thường cho rằng có đến 90% đến 95% những người hút thuốc là thường xuyên hút thuốc. Nhưng cách đây một vài năm, các câu hỏi liên quan đến vấn đề này trong cuộc điều tra sức khoẻ trên cả nước của liên bang đã được cụ thể hoá hơn. Và các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có đến 1/5 số người hút thuốc không hút hàng ngày. Hay nói cách khác, có đến hàng triệu người Mỹ hút thuốc điều độ và không bị nghiện- với những người này, hút thuốc là thói quen dễ lây lan nhưng lại không có tính kết dính. Trong vài năm gần đây, những chipper, “người hút thuốc không thường xuyên”, đã được nghiên cứu kĩ trong rất nhiều công trình nghiên cứu do giảng viên tâm lí học Saul Shiffman của đại học Pittsburgh thực hiện. Shiffman định nghĩa: một người hút thuốc không thường xuyên là người hút không qúa năm điếu mỗi ngày, nhưng mỗi tuần hút ít nhất bốn ngày. Dưới đây là ghi chép của ông:
Mỗi ngày những người hút thúôc không thường xuyên lại có một kiểu hút thuốc khác nhau, và họ có cả những ngày kiêng khem không hút thúôc. Theo những gì họ kể lại, họ không gặp phải khó khăn lớn nào khi kiêng thuốc và gần như không có bất kì một triệu chứng thường thấy nào khi ngừng hút thúôc…Không giống như những người thường xuyên hút thuốc – những người phải hut ngay khi vừa mơi thức giấc để cung cấp thêm lượng nicotin cho cơ thể, bù lại lượng đã tiêu hao cả đêm, người không thường xuyên hút thuốc có thể làm việc hàng giờ liền trước khi hút điếu thuốc đầu tiên trong ngày. Nói tóm lại, tất cả các chỉ báo được kiểm tra đều cho thấy người hút thuốc không thường xuyên không ngiện nicotin và cách họ hút thuốc không phải là do vấn đề kiêng khem hay không kiêng khem gây ra.
Theo Shiffman, những nguời hút thúôc không thường xuyên giống như những người uống rượu xã giao. Họ là nhữg người biết diều chỉnh thói quen của mình. Ông viết:
Hầu hết những người nay chưa bao giờ nghiện thuốc lá nặng. Tôi thường nghĩ đến họ như những người có mức độ phát triển chậm. Tất cả những người nghhiện thuốc, ban đầu, đều là những người hút thúôc không thường xuyên, nhưng rồi chuyển càng lúc càng nhanh theo hướng hút phụ thuộc. Khi chúng tôi thu thập dữ liệu về thời gian đầu khi hút thúôc, những người hút thuốc không htường xuyên rất giống với những người ở giai đoạn đầu này. Sự khác biệt là ở chỗ, theo thời gian, những người nghiện nặng sẽ càng ngày càng nghiện nặng hơn trong khi nhóm những người hút thúôc không thường xuyên vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa người hút thúôc không thường xuyên và người nghiện thuốc? Câu trả lời có lẽ là do yếu tố gen. Gần đây, Allan Collins của Đại học Colorado đã tiến hành nghiên cứu một số nhóm gồm các giống chuột khác nhau và tiêm một lượng nicotin tăng đều đặn vao mỗi con.Thuờng, khi một lượng nicotin tiêm vào đã đến mức độ gây độc cho một con chuột (nicotin là một chất độc), con chuột đó sẽ bị lên cơn ngập máu: đuôi cứng đờ, nó bắt đầu chạy điên cuồng trong lồng, đầu giật, bắt đầu cắn, và cuối cùng nó lật ngửa người mình lên.Colin muốn tìm hiểu xem liệu cac giống chuột khác nhau có thể dung hoà với những lượng nicotin khác nhau hay không.Và câu trả lời chắc chắn là có.Gíông chuột có thể chịu được lượng nicotin lớn nhất là giống có thể dung hoà lượng nicotin nhiều gấp hai đến ba lần lượng nicotin khiến một giống chuột dễ bị lên cơn co giật nhất. Collins cho biết “Ngưỡng tương tự cũng xảy ra khi tôilàm thí nghiệm với đồ uống có cồn”. Trong thí nghiệm này, ông vẫn nhốt các con chuột lại và cho thêm vào lồng hai chai: một chai đổ đầy nước đường saccarin pha với nicotin. Lần này, Collins muốn tìm hiểu xem liệu có mối liên hệ nàogiữa khả năng chịu nicotin của mỗi giống với lượng nicotin mà nó có thể dễ dàng hấp thụ. Lại một lần nữa câu trả lời là có. Trên thực tế, mối tương quan này gần như hoàn hảo. Khả năng chịu nicotin của giống chuột càng lớn, số nước đựng trong chai chứa nicotin chúng uống càng nhiều. Theo Collins, trong não chuột có những loại gen kiểm soát được diễn biến xử lí nicotin – tức là, những loại gen này có thể điều chỉnh mức độ gây độc của nicotin đối với cơ thể chuột, mức độ hưng phấn và loại cảm giác phấn chấn do nicotin tạo ra. Do vậy, có các gen ở một số giống chuột có thể dung hòa rất tốt lượng nicoitn được bơm vào, và tạo ra cảm giác hưng phấn nhất từ lượng nicotin đấy, trong khi có một số giống khác lại phản ứng với nicoitn như phản ứng với chất độc.
Rõ ràng, cơ thể con người không giống như cơ thể của chuột, và việc uống một chai trong lồng cũng không giống ta châm một điếu Malboro để hút. Nhưng ngay cả mối tương quan giữa những gì diễn ra trong não chuột với những gì diễn ra trong não người rất nhỏ, các kết quả này dường như cũng có gía trị tương đương với nghiên cứu của Pormerleau. Nhóm người không cảm nhận được cảm giác phấn chấn ở điếu thuốc đầu tiên và nhóm người cho rằng cảm giác khi hút thuốc thật kinh khủng đến mức không bao giờ muốn hút lại nữa có lẽ đều là những người hết sức nhạy cảm với nicotin, họ không có khả năng dung hòa lượng nicotin dù là nhỏ nhất. Trong cơ thể nhóm người hút thúôc không thường xuyên có lẽ có loại gen khiến người hút có cảm giác dễ chịu từ nicotin nhưng lai không có loại gen dung hoà những lượng nicotin lớn. Trong khi đó, cơ thể của những người nghiện thuốc nặng lại có cả hai loại gen trên. Song kết quả từ hai thí nghiệm trên không có nghĩa, các gen là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc hút thúôc nhiều hay ít ở người. Vì nicotin vẫn được nhiều người biết đến như một phương thuốc giảm buồn chán và căng thẳng nên những người có tâm trạng không vui hoặc đang bị căng thẳng sẽ luôn hút nhiều hơn so với người không ở trong tình trạng đó. Rõ ràng yếu tố khiến thói quen hút thuốc trở nên kết dính hoàn toàn khác với những yếu tố tạo nên tính dễ lây lan ở nó.Nếu tìm kiếm các điểm bùng phát trong cuộc đấu tranh chống lại nạn hút thuốc, chúng ta cần phải quyết định xem chúng ta sẽ thành công nhất khi tấn công vào mặt nào của đại dịch. Liệu chúng ta có tìm cáchạhan chế tính lây lan của thói quen hút thuốc, ngăn Người Bán Hàng phát tán virus đi xa? Hay tốt hơn chúng ta nên cố hạn chế độ kết dính của thói quen này, tìm kiếm các biện pháp biến những người nghiện thuốc thành những người hút thuốc không thường xuyên?
5
Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau giải quyết vấn đề lây lan. Để ngăn sự phát tán mạnh của nạn hút thúôc, chúng ta có thể áp dụng hai chiến thuật sau: Chiến thuật thứ nhất là ngăn không cho những “người cấp phép” – như Maggie và Bily G.- hút thuốc. Đây là biện pháp khó thành công nhất bởi hầu như không có khả năng những thanh niên sống rất độc lập, trưởng thành sớm và thích nổi loạn này chịu tuân theo những lời khuyên hợp lý về sức khỏe. Chiến thuật thứ hai là thuyết phuc những ai đang trông chờ “giây phép hành động” ở các cá nhân như Maggie và Billy G. nên dựa vào các nguồn khác để tìm hiểu xem cần phải làm gì để trở nên sành điệu hơn, chẳng hạn như trong trường hợp này các em nên nhờ người lớn chỉ dẫn cho.
Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này không hề đơn giản. Trên thực tế, thậm chí biện pháp này còn gây nhiều khó khăn hơn biện pháp thứ nhất bởi lý do rất đơn giản: các vị phụ huynh không có được ảnh hưởng này lên con em mình.
Rõ ràng, điều này thật khó tin bởi các bậc cha mẹ luôn là những người có rất nhiều ý tưởng trong việc hình thành nhân cách và hành vi cho con cái. Song theo những gì Judith Harris đã lập luận sắc bén trong cuốn sách Nature Assumption viết năm 1998, những bằng chứng chứng minh tính đúng đắn của niềm tin này thiếu trầm trọng. Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét kết quả nỗ lực của các chuyên gia tâm lý học suốt nhiều năm trời khi kiểm tra, xác định tầm ảnh hưởng của các bậc cha mẹ đối với con cái của họ. Đúng là con cái di truyền gen của cha mẹ, và gen đóng một vai trò rất lớn để xác định chúng ta là người như thế nào.Trong những năm đầu, cha mẹ có thể cho con tình yêu thương trìu mến; nhưng cũng có thể tước đi của con nguồn nuôi dưỡng tình cảm ban đầu, và như thế người con cũng phải chịu những xâm hại không thể bù đắp nổi. Cha mẹ cũng cho con thức ăn, cho con một mái nhà, cho con sự bảo vệ và những thứ thiết yếu của cuộc sống hằng ngày để bảo đảm rằng con được sống an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc. Đây là điều có thể hiểu được. Nhưng liệu sẽ có khác biệt nào tới qúa trình hình thành nhân cách con trẻ khi chúng ta là một ông bố hoặc bà mẹ hay lo lắng, căng thẳng và không có chút kinh nghiệm chăm sóc con nào với khi chúng ta là một vị phụ huynh luôn chủ động nắm quyền quyết định và rất thạo các vấn đề chăm sóc trẻ em? Liệu chúng ta có thể sinh ra những đứa con ham học hỏi khi chất quanh nhà mình một núi sách? Liệu sẽ có tác động nào ảnh hưởng đến nhân cách của đứa trẻ nếu chúng ta chỉ chăm sóc con hai giờ chứ không phải tám giờ mỗi ngày? Hay nói khác đi, liệu một môi trường xã hội cụ thể mà chúng ta tạo ra trong gia đình có gây ra khác biệt thực sự nào tới quá trình trưởng thành của đứa trẻ hay không? Trong một loạt các nghiên cứu quy mô lớn và mục đích rõ ràng về các cặp song sinh – đặc biệt là những cặp song sinh rời, được nuôi dưỡng tách biệt – các nhà di truyền học đã chỉ ra rằng những nét đặc trưng về tính cách giúp nhận diện con người của chúng ta – như sự thân thiện, hướng ngoại, hay lo lắng bồn chồn, cởi mở,v.v…-một nửa là do gen quyết định, một nửa là do môi trường sống quyết định. Từ đó, dẫn đến gỉa định rằng môi trường tạo ra sư khác biệt lớn trong cuộc sống của chúng ta chính là môi trường gia đình. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ bất cứ khi nào bắt đầu tìm kiếm các tác động của quá trình nuôi dưỡng, các nhà tâm lý lại không thu được gì.
Một trong những nghiên cứu có quy mô lớn nhất và chi tiết nhất về kiểu tác động này là Colorado Adoption Project. Giữa những năm 1970, một nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học Colorado do Robert Plomin, một trong những nhà duy truyền học nghiên cứu về hành vi con người nổi tiếng thế giới, làm trưởng nhóm đã mời 245 phụ nữ đang mang thai, có ý định cho con nuôi, sống ở vùng Denver tham gia nghiên cứu này. Sau khi những phụ nữ này sinh xong, đứa trẻ sẽ được đưa đến gia đình mới.Và đều đặn sẽ có một bộ các bài kiểm tra tính cách cũng như trí thông minh trong suốt thời gian đứa trẻ còn bé và kiểu bài kiểm tra tương tự cũng sẽ được áp dụng đối với các bậc cha mẹ nuôi. Để tiện cho việc so sánh, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành hai bài kiểm tra tương tự đối với 245 cặp bố mẹ khác và những đứa con do chính họ sinh ra. Ở nhóm dùng làm đối tượng so sánh này, kết quả thu được không ngoài dự đoán. Về những khía cạnh như mức độ thông minh và kiểu tích cách bất kì, không có sự khác biệt lớn nào giữa bố mẹ và con đẻ. Song ở những đứa trẻ được nhận nuôi, kết quả thu được hoàn toàn khác. Các em không có bầt kì điểm gì chung với bố mẹ nuôi của mình: sự tương đồng trong tính cáchvà trí tuệ của các em với những người đã nuôi các em khôn lớn, cho các em ăn ,cho các em mặc, đọc sách cho các em nghe, dạy cho các em điều hay lẽ phải và yêu thương các em trong suốt 16 năm cũng không hơn sự tương đồng đó ở các em với hai người lớn ngẫu nhiên, chọn trên đường.
Có lẽ bạn sẽ cho rằng kết quả này có gì hơi khác thuờng. Hầu hết chúng ta vẫn tin rằng chúng ta giống cha mẹ là bởi hai yếu tố kết hợp: thứ nhất là do gen, thứ hai, và cũng là yếu tố quan trọng hơn, là do cha mẹ đã nuôi dưỡng chúng ta – hay nói cách khác, chúng ta giống cha mẹ là vì cha mẹ đã nuôi dạy chúng ta theo hình ảnh của chính họ. Nhưng nếu điều đó đúng, nếu việc nuôi dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến thế với chúng ta, vậy thì tại sao những đứa con nuôi lại không giống chút nào với bố mẹ nuôi của mình? Tuy nhiên không vì thế công trình nghiên cứu của trường Đại học Colorado mà cho rằng gen giải thích tất cả mọi thứ còn môi trường không đóng vai trò gì. Ngược lại, tất cả các kết quả tìm được trong công trình này đều cho thấy môi trường bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng như, nếu không muốn nói là hơn, yếu tố di truyền trong quá trình hình thành nhân cách và tri thức ở con người. Nó khẳng định dù môi trường bên ngoài có tác động như thế nào đến con người, tác động đó cũng không liên quan nhiều và chiụ rất ít ảnh hưởng từ bố mẹ. Trên thực tế, còn có một yếu tố khác có liên quan đên kiểu tác động này, và theo lập luận của Judith Harris, yếu tố đó là ảnh hưởng đồng cấp- tức những ảnh hưởng, tác động từ bạn bè.
Harris đã đặt ra câu hỏi: Tại sao giọng nói của những đứa trẻ mới nhập cư lại gần như không bị pha giọng của bố mẹ? Và tại sao những đứa trẻ bị khiêm thính có thể học nói tốt và nhanh như những đứa trẻ vẫn đuơc nói chuyện hằng ngày từ lúc chúng sinh ra? Và câu trả lời sẽ luôn là một kỹ năng thu được từ hai phía – như thế có nghĩa là những gì những đứa trẻ thu nhận được từ những đứa trẻ khác cũng quan trọng hoặc thậm chí còn có thể quan trọng hơn những gì những đứa trẻ đó học được trong gia đình. Theo Harris, ở tầm khái quát cao hơn, thực tế này vẫn đúng, hay nói cách khác những ảnh hưởng trong môi trường giúp đứa trẻ trở thành người như bản thân nó đang tồn tại – tức ảnh hưởng hình thành nên tính cách và nhân cách ở đứa trẻ – đều xuất phát từ nhóm bạn đồng trang lứa.
Như vậy, lúc này, ta hoàn toàn có thể hiểu được tại sao chủ đề này đã khởi động toàn bộ báo giới trong suốt thời gian qua. Đồng thời các cuộc tranh luận chính thống về lĩnh vực cũng như mức độ ứng dụng của thực tế này cũng đã nổ ra. Song chưa ai nghĩ đến khả năng có mối liên quan nào đó giữa những ảnh hưởng đồng cấp và vấn đề hút thuốc ở tuổi vị thành niên. Nguy cơ hút thuốc của những đứa trẻ là con của người nghiện thuốc cao hơn gấp hai lần nguy cơ hút thuốc ở những đứa trẻ sống trong gia đình bố mẹ không hút thuốc. Đấy là điều mà rất nhiều người biết đến. Song theo chuỗi lập luận của Harris, điều đó không có nghĩa là các bậc cha mẹ thường xuyên hút thuốc trong mội trường sống quanh đứa trẻ lại trở thành tấm gương cho đứa trẻ theo, mà đơn giản là, những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có bố mẹ hút thuốc sẽ được thừa hưởng loại gen khiến chúng dễ nghiện nicotin hơn. Quả thực, các nghiên cứu về trẻ em được nhận làm con nuôi đã cho thấy khả năng trở thành người nghiện thuốc của những đứa trẻ có bố mẹ nuôi là người hút thuốc không cao hơn khả những đứa trẻ sống trong một ngôi nhà không khói thuốc. Trong cuốn sách The Limits of Family Influence (giới hạn từ những tác động từ gia đình) viết năm 1994, tóm lược lại các nghiên cứu về vấn đề này, David Rowe đã viết: “Về cơ bản, những ảnh hưởng ở các môi trường nuôi dạy khác nhau (chẳng hạn như cha mẹ có hút thúôc hay không, hút ở nhà hay chỉ hút ở nơi khác) không có tác động gì tới giai đoạn trưởng thành của đứa trẻ. Cha mẹ chỉ có vai trò thụ động trong quá trình này –họ chỉ truyền lại cho con mình kiểu gen có liên quan đến khả năng nghiện thúôc cứ không có tác động nào về mặt xã hôi lên đứa con”.
Đối với Rowe và Harris, quá trình trẻ vị thành niên bị tiêm nhễm thói quen hút thuốc hoàn tòan là do ảnh hưởng của nhóm bạn bè đồng trang lứa. Quá trình đó không liên quan đến việc bắt chước hành động người lớn, và đây chính là lí do giải thích tại sao số trẻ vị thành niên hút thuốc tăng lên trong khi số người lớn hút thuôc giảm đi. Hiện tượng hút thúôc ở lứa tủôi này là do các em đang ở tuổi mới lớn, do các em thường xuyên trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm tình cảm, những cach biểu đạt ngôn ngữ và những tôn chỉ của lứa tuổi mình -những điều người ngoài cuộc sẽ không thể tiếp thu được và coi là vô lí như phong trào tự tử của lứa tuổi mới lớn ở Micronesia. Như vậy, trong trường hợp này, làm sao chúng ta có thể trông chờ vào tác động của sự can thiệp của phía người lón đối với những bạn trẻ?
Harris kết luận: “Nói với bọn trẻ về những nguy cơ do thuốc lá gây ra với sức khoẻ – Rằng thuốc lá sẽ khiến các em già đi! Rằng thuốc lá sẽ khiến các em yếu hơn!Rằng thuốc lá sẽ khiến các em chết! – là vô ích. Đó chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền đối với người lớn, là những lí lẽ để dành nói với người lớn. Chính bởi người lớn không tán thành việc hút thuốc – bởi có gì đó nguy hiểm và không mấy tốt đẹp về thói quen này nên bọn trẻ muốn thực hiện bằng được, muốn hút bằng được”.
6
Cố gắng ngăn cản những nỗ lực của Người Bán Hàng – cố gắng can thiệp vào thế giới bên trong của lớp thanh niên – dường như không phải là một biện pháp đặc biệt hiệu quả chống lại nạn hút thuốc. Vậy còn các biện pháp giải quyết vấn đề tính kết dính của thói quen hút thuốc thì sao? Có thể nói, đây là một cuộc tìm kiếm Điểm Bùng Phát theo hướng hoàn toàn khác. Như tôi đã nói ở phần trước, chúng ta luôn cho rằng một rong những lí do khiến một số người hút thử không bao giờ hút lại trở thành con nghiện suốt đời là do mức chịu đựng nicotin bẩm sinh ở mỗi người rất khác nhau. Trong một thế giới hoàn hảo, chúng ta sẽ kê cho những người nghiện thúôc nặng một đơn làm giảm ngưỡng chịu đựng này, chẳng hạn như giảm xuống bằng mức của những người hút thuốc không thườing xuyên. Đó là cách tuyệt vời để tách bỏ hẳn tính kết dính trong thói quen hút thuốc. Nhưng đáng tiếc, chúng ta lại không biết phải thực hiện điều đó bằng cách nào. Những gì chúng ta thực sự có mới chỉ là miếng đắp nicotin,có công dụng cung cấp một lượng nicotin thấp và ổn định sao cho người nghiện sẽ không phải đối mặt với nguy cơ do thuốc lá gây ra khi hút thuốc. Đây là biện pháp chống kết dính đã cứu được hàng triệu nguời hút thúôc trong thời gian vừa qua. Nhưng rõ ràng miếng đắp này còn xa mới ho được những kết quả lý tưởng. Đối với người nghiện, cách hút đem lại nhiều hưng phấn nhất là “hít” -tức là cách hút nhanh một liều cao, có tác dụng kích thích cao độ các giác quan. Chẳng hạn như những người dùng heroin không tiêm từng giọt heroin một vào tĩnh mạch mà chích hai,ba hoặc bốn lần một ngày, mỗi lần lại chích một liều cao. Ở mức độ ít hơn, những người hút thuốc cũng thực hiện đúng như thế. Họ rít một hơi mạnh và đột ngột, rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục một hơi nữa.Trong khi đó miếng đắp nicotin kia lại chỉ có thể cho liều ổn định trong thời gian là một ngày, và như thế quá trình hấp thụ nicotin sẽ nhàm chán đi nhiều. Dường như, biện pháp dùng miếng đắp không thể đi tới Điểm Bùng Phát trong cuộc đấu tranh chống lại nạn hút thuốc cũng như loại sữa lắc SlimFast không thể là điểm bùng phát trong phong trào chống béo phì. Vậy liệu có còn ứng cử viên nào sáng giá hơn không?
Theo tôi, còn có hai biện pháp nữa. Biện pháp thứ nhất có thể tìm thấy trong mối liên quan giữa thói quen hút thuốc và bệnh trầm cảm, mối liên hệ này mới chỉ được phát hiện gần đây. Năm 1986, một nghiên cứu về các bệnh nhân tâm thần điều trị ngoại trú ờ Micronesia đã cho thấy một nửa số bệnh nhân này hút thuốc, một tỷ lệ cao hơn rât nhiều so với tỷ lệ trung bình của toàn nuớc Mỹ. Hai năm sau đó, giảng viên tâm lý học của trường Đại học Columbia, Alexander Glassman, phát hiện ra 60% số người nghiện thuốc lá nặng mà ông đang nghiên cứu không dính dáng gì đến nạn hút thuôc có tiền sử mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng.Sau những kết quả tìm được, vào năm 1990, ông đã tiến hành một công trình nghiên cứu lớn với đối tượng là 3200 người trưởng thành được lựa chọn ngẫu nhiên. Về sau, công trình này được công bố trên tuần báo The Journal of America Medical Association (Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ). Có đến 74% số người trong thời gian được chuẩn đoán bị rối loạn tâm lý có hút thuốc và 14% bỏ thuốc trong cùng thời gian đó. Với những người gặp các vấn đề về tâm lý, có 53% người hút thuốc, có 31% nói không với thuốc lá trong cùng thời gian được chuẩn đoán là có bệnh. Khi các vấn đề về tâm lý gia tăng, mối liên quan của nó với nạn hút thuốc cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Có đến 80% những người nghiện rượu và gần 90% bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt hút thuốc. Trong một nghiên cứu có kết quả đặc biệt đáng sợ, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần học của Anh đã so sánh hành vi hút thuốc của một nhóm trẻ khoảng 12 hoặc 13 tuổi có vấn đề về tình cảm với hành vi cư xử của nhóm trẻ ở cùng độ tuổi không có bất kì rắc rối nào. Dù còn ít tuổi nhưng có đến một nửa số trẻ có vấn đề hút từ 21 điếu thuốc trở lên trong mỗi tuần trong khi đó, tỷ lệ này ở những đứa trẻ bình thường chỉ là 10%. Như vậy, tuy tổng tỷ lệ hút thuốc giảm, nhưng thói quen này lại tập trung vào những thành viên gặp nhiều khó khăn nhất sống bên lề xã hội.
Có rất nhiều giả thuyết giải thích cho lý do tại sao thói quen hút thuốc lại liên quan chặt chẽ đến thế với các vấn đề tình cảm. Giả thuyết đầu tiên cho rằng các yếu tố dẫn đến tình trạng mẫn cảm với ảnh hưởng có sức lây lan của nạn hút thuốc – chẳng hạn như sự tự ti vì đời sống gia đình không lành mạnh và hạnh phúc –cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm. Và đã có những bằng chứng ban đầu đều cho thấy cả hai vấn đề trên đều do nguyên nhân chung liên quan đến gen gậy ra. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng trầm cảm là căn bệnh gặp phải do, hoặc ít nhất một phần do những rắc rối nảy sinh trong quá sản xuất những chất hoá học nào đó có vai trò quan trọng trong não, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh như seronotin, dopamine, và norepinephrine. Những chất này có nhiệm vụ điều chỉnh cân bằng trạng thái tâm lí của con người, giúp tạo nên trạng thái tự tin, ưu thế làm chủ và tâm lí vui vẻ, thoải mái. Các chất ma tuý như Zoloft và Prozac khiến người dùng cảm thấy hưng phấn là do chúng kích thích não sản xuất nhiều chất serotoin hơn ở những người bình thường: hay nói cách khác, các chất này bù đắp lại lượng serotoin thiếu hụt ở những nguời mắc chứng trầm cảm. Và dường như nicotin cũng có tác động tương tự tới hai chất dẫn truyền thần kinh còn lại –dopamine và norepinephrine. Nói tóm lại, về bản chất, những người hút thuốc dùng thuốc lá như một phương thuốc tiết kiệm để trị chứng bệnh này của mình, một phương thuốc cho phép tăng thêm lượng chất hoá học trong não để thực hiện các chức năng như bình thường. Tác động này mạnh đến mức khi người nghiện thuốc có tiền sử bệnh tâm lý dừng hút thuôc, nguy cơ tiếp tục rơi vào tình trạng trầm cảm ở họ rất cao. Trong trường hợp này, tính kết dính của thói quen hút thuốc cao hơn mức bình thường: nguyên nhân khiến những người hút thúôc thấy khó bỏ được thói quen này không chỉ là do họ nghiện nicotin, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ chịu các chứng suy nhược thần kinh.
Đây là một thực tế thật đáng sợ nhưng nó cũng gợi mở những suy nghĩ về điểm yếu rất lớn của thuốc lá: nếu có thể chữa dứt điểm căn bệnh trầm cảm ở những người hút thuốc, chúng ta có thể khiến cho thói quen này ở họ dễ dàng bị phá vỡ. Và điều này đã xảy ra đùng như thế. Gĩưa năm 1980, các nhà nghiên cứu của xí nghiệp dược phẩm Glaxo Wellcome đã tíên hành thử nghiệm trên quy mô lớn một loại thuốc chống trầm cảm mới có tên là Buprpion. Và họ vô cùng ngạc nhiên khi bắt đầu thu được báo cáo về tình trạng hút thuôc từ những đối tượng thử nghiệm loại thuốc mới này. Andrew Jonston, người đứng đầu bộ phận dược phẩm trị bệnh tâm lý của hãng cho biết: “Chúng tôi bắt đầu nhận được nhiều phản hồi từ các bệnh nhân. Họ thông báo ‘Tôi không còn muốn hút thuốc nữa’, hay ‘Tôi đã hút ít thuốc hơn rồi’, hay ‘Thuốc không còn mang lại cảm giác dễ chịu nữa’. Trong trường hợp này, ta hoàn toàn có thể nghĩ đến nhiệm vụ thu thập báo cáo ở những người khác có cùng cương vị như tôi, và như thế tôi sẽ không cần phải bận tâm và mât thời gian xử lý các báo cáo đó. Nhưng tôi vẫn tiếp tục thu thập. Điều này thật không bình thường chút nào”. Đó là thời điểm năm 1986, trước khi mối liên hệ giữa thói quen hút thuốc và chứng bệnh trầm cảm được hiểu rõ tường tận, chính vì thế lúc đó, hãng dược phẩm này rất hoang mang. Song họ nhanh chóng nhận ra rằng, thúôc chống trầm cảm buprotion đang đóng vai trò như một chất thay thế nicotin. Johnston giải thích: “Dopamine do nicotin kích thích sinh ra sẽ đi tới võ não trước trán. Trong não bộ, đó là trung tâm đem lại cảm giàc vui vẻ, thoải mái cho con người. Mọi người tin rằng dopamine , là chất tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái, khoẻ mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần, chất này có liên quan đến thói quen hút thuốc, đó cũng là một trong những lí do khiến việc hút thuốc hết sức khó khăn. Ngoài dopamine, nicotin còn làm tăng lượng chất norepinephrine trong não, và đây là lí do giải thích tại sao khi chúng ta cố tìm cách từ bỏ thuốc, ta không còn nhận được nhiều norepinephrine nữa, ta hay lo âu và dễ cáu kỉnh. Thuốc buprotion đồng thời giải quyết được cả hai vấn đề: tăng lượng dopamine, khiến người nghiện không còn cảm gíac thèm thuốc; thay thế một số norepinephrine, giúp họ không còn cảm giác lo lắng, bồn chồn và các triệu chứng thường gặp khi bỏ thuốc”.
Glass Wellcome cho thử nghiệm, loại thuốc này (trên thị trường dưới cái tên Zyban) ở những người nghiện thuốc lá nặng (những người hút từ 15 điếu trở lên), và hãng đã thu được những kết quả rất đáng chú ý. Trong thử nghiệm này, 23% số người hút thuốc tham gia khoá tư vấn chống hút thuốc và uống thuốc trấn bỏ được thuốc sau bốn tuần. Con số này ở những người tham gia tư vấn và dán miếng thuốc nicoitn là 36% còn sử dụng thuốc Zyban là 49%. Tỷ lệ những con nghiện nặng vừa uống thuốc Zyban vừa kết hợp dùng miếng thuốuc nicotin dừng hút thuốc sau một tháng là 58%. Thú vị hơn nữa là Zolft và Prozac – hai loại thúôc kích thích số lượng serotonin sinh ra -lại dường như khhông có tác dụng gì với người nghiện thúôc. Hay nói cách khác, hai loại thúôc này không đủ mạnh để cân bằng và chuyển đổi trạng thái tâm lí của chúng ta; trạng thái tâm lí nhất thiết phải chuyển đổi chính xác theo hướng như đúng chuyển đổi trạng thái khi ta hấp thụ nicotin. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa Zyban là một thần dược.Cũng như tất cả thúôc trợ giúp cai nghiện khác, Zyban không thành công nhiều lắm với những bệnh nhân nghiện thúôc cực nặng. Nhưng thành công ban đầu của nó đã chứng tỏ rằng chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra những Điểm Bùng Phát nhắm vào yếu tố kết dính khi giải quyết nạn hút thúôc, và chỉ cần xoá sổ được hứng trầm cảm, chúng ta có thể tận dụng được triệt để điểm yếu tối quan trọng này của toàn bộ qúa trình gây nghiện.
Ngoài phương án trên, còn có một biện pháp nữa cũng có khả năng trở thành Điểm Bùng Phát khi giải quýêt vấn đề do tính kết dính gây ra. Nếu quay trở lại xem xét những gì đã xảy ra với các cô bé, cậu bé độ tuổi mới lớn trong giai đoạn bắt đầu hút thuốc, biện pháp đó trở nên rõ ràng. Giai đoạn đầu khi mới thử hút thuốc, các em chỉ là những người hút thúôc với mức độ không thường xuyên. Thỉnh thoảng lắm, các em mới đụng tới thuốc lá. Nhưng sau đó, hầu hết các em đều nhanh chóng bỏ hút, và không bao giờ hút lại. Chỉ có số ít nhiều năm sau vẫn tiếp tục hút mà không bị nghịên hẳn. Còn 1/3 trong số các em sẽ trở thành người hút thuốc xuyên. Tuy nhiên, điều thú vị về giai đoạn này ở chỗ các em trong nhóm cuối thường mất khoảng ba năm để chuyển từ hút thuốc ngẫu hứng sang hút thuôc thường xuyên. – thường là từ năm các em 15 tuổi cho các em 18 tuổi – và rồi trong năm hay bảy năm tíêp theo thói quen của các em sẽ tăng nhanh đều đặn. Neal Benowitz, chuyên gia nghiên cứu về hiện tượng nghiện của trường đại học California ở Sanfranciso, cho biết: “Khi hút thuốc ở mức độ thường xuyên, một học sinh trung học cũng không hút hết một gói /ngày.Phải đến năm 20 tuổi, họ mới hút ở mức độ đó”.
Quá trình nghiện nicotin không diễn ra ngay lập tức. Cần phải có thời gian mới có thể khiến cho hầu hết mọi người lệ thụôc vào thuốc lá, và bởi các cô bé, cậu bé hút thúôc khi mới 15 tuổi không có nghĩa là chăc chắn họ sẽ trở thành những người nghiện thuốc lá. Như vậy, chúng ta sẽ có ba năm để ngăn cản quá trình này ở các em. Không những thế, nghiện nicotin không phải là một hiện tượng phát triển quy luật tuyến tính. Nếu mỗi ngày cần phải hút một đíêu thuốc, như thế không có nghĩa là bạn đã hơi nghiện thuốc. Nếu cần phải hút hai điếu mỗi ngày, chưa chắc mức độ nghiện của bạn đã cao hơn một chút. Và như thế mười điếu mỗi ngày cũng không thể biến mức độ nghiện của bạn cao hơn gấp mười lẫn so với mức độ nghiện khi bạn chỉ hút một điếu thúôc. Thay vào đó, hiện tượng này cho thấy một Điểm Bùng Phát trong quá trình mắc nghiện, hay còn gọi là ngưỡng nghiện, rằng nếu hút dưới một số lượng thuốc nhất định nào đó, bạn sẽ không bị nghiện, nhưng chỉ cần vượt qua con số đó, chắc chắn bạn sẽ mắc nghiện. Đây là cách hiểu hoàn chỉnh nhất về những đối tượng hút thuôc không thường xuyên: đó là những người không bao giờ hút đủ số chạm đến ngưỡng nghiện. Trong khi đó, một người nghiện nặng lại là ngừơi, ở mức độ nào đó, đã vượt qua ngưỡng này.
Vậy thế nào là ngưỡng nghiện? Không ai tin rằng ngưỡng nghiện ở mỗi người hoàn toàn giống nhau. Nhưng Benowitz và Jack Henningfield – hai nhà nghiên cứu hàng đầu trên thề giới – đã đưa ra một số phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm. Theo hai ông, những người hút thuốc không thường xuyên là những ngừơi có khả năng hút tới năm điếu mỗi ngày mà không mắc nghiện. Phỏng đoán này gợi ý lượng nicotin có trong năm điếu thuốc (khoảng từ bốn đến sáu miligram nicotin) có thể rất gần với ngưỡng nghiện.Từ đó, Benowitz và JackHenningfield cũng đưa ra đề xuất rằng các hãng sản xuất thúôc lá cần phải hạ lựơng nicotin có trong mỗi điếu thúôc sao cho ngay cả những người nghiện nặng nhất(những người hút khoảng 30 điếu mỗi ngày) nhiều nhất cũng chỉ hấp thụ 5 milligram trong thời gian là 24 tiếng.Như cả hai đã phát biểu trong tờ tạp chí rất uy tín New England Journal of Medicine (Tạp chí Y học New England), lượng nicotin “nên ở mức độ vừa đủ để ngăn chặn hoặc hạn chế sự phát triển của quá trình gây nghiện, vẫn phải cung cấp đủ lượng nicotin cho khẩu vị để kích thích được cảm giác”. Hay nói cách khác, các cô bé, cậu bé trong độ tuổi “teen” tiếp tục hút thử chỉ vì trước đó các em đã từng thử, vì thói quen này có tính lây lan, vì những đứa trẻ sành sỏi hút thúôc, và còn vì các em muốn mình cũng được như thế. Nhưng vì lượng nicotin được giảm xuống dưới ngưỡng nghiện nên thói quen này ở các em không còn độ kết dính nữa. Hút thuốc sẽ không còn giống với căn bệnh cúm mà gần giống với hiện tượng cảm lạnh: dễ mắc nhưng cũng dễ chữa.
Quan trọng ở đây là phải đặt hai yếu tố kết dính này lên theo đúng quy luật gần xa. Cho đến nay, các phong trào chống hút thúôc luôn tập trung vào việc tăng giá bán thúôc, cắt giảm các chương trình quảng cáo thúôc lá, phát những thông điệp về sức khoẻ trên các phuơng tiện phát thanh và truyền hình, hạn chế những nơi cho phép hút thúôc xuống mức tối thiểu, và tuyên truyền thông điệp chống hút thuôc lá trong nhà trường. Thế nhưng trong súôt giai đoạn chiến dịch đầy tham vọng, có vẻ như toàn diện và rộng khắp này diễn ra, số lượng thanh thiếu niên hút thúôc lại tăng với tốc độ chóng mặt. Chúng ta luôn nghĩ đến việc thay đổi quan niệm của các em về thúôc lá ở tầm vĩ mô song chúng ta lại không thể tiếp cận với nhóm vị thành niên cần phải được thay đổi quan điểm trước nhất. Chúng ta chỉ nghĩ đến việc chặn đứng những ảnh hưởng từ những cá nhân có vai trò là Người Bán Hàng trong nạn hút thuốc. Nhưng những ảnh hưởng này cáng ngày càng có vẻ như không thể phá nổi. Nói tóm lại, vì một lí do nào đó, chúng ta đã tin rằng chúng ta cần phải xử lí toàn bộ vần đề ngay lập tức. nhưng thật ra, chúng ta không cần phải làm như thế. Cái chúng ta cần chỉ là tìm ra các Điểm Bùng Phát đánh vào yếu tố kết dính, và những điểm này lại liên quan nhiều đến hịên tượng trầm cảm và ngưỡng nghiện nicotin.
Bài học thứ hai rút ra khi sử dụng chiến thuật đánh vào yếu tố kết dính còn cho phép thanh thiếu niên tiếp cận với một phương pháp thử nghiệm hợp lí hơn. Biện pháp triệt để chống lại ma tuý trước đây dực trên tiền đề: thử đồng nghĩa với nghiện.Chúng ta không muốn con em mình dùng heroin, cần sa, hay cocain bởi vì đối với chúng ta, ảo giác do những chất này gây ra mạnh đến mức ngay cả luợng dùng rất nhỏ cũng dẫn đến nghiện. Nhưng liệu chúng ta có bao giờ nghe tới số liệu thống kê về ma tuý trái phép do một cuộc thí nghiệm tiến hành hay không? Theo số liệu về cuộc điều tra các hộ gia đình năm 1996, có 1.1% những người được phỏng vấn cho biết họ đã dùng heroin ít nhất một lần. Nhưng chỉ có 18% trong số 1.1% một năm trước thời điểm phỏng vấn vẫn tiếp tục dùng thuốc, và 9% một tháng trước đó vẫn dùng thuốc. Rõ ràng, đây không phải là đoạn mô tả về một loại ma tuý có tính kết dính đặc bịêt. Số liệu đối với những trường hợp dùng cocaine thậm chí còn đáng chú ý hơn. Trong số những người đã từng thử cocaine chỉ có 0.9% (tức là chưa đến 1%) thường xuyên dùng loại ma tuý này. Như vậy, thử dùng và nghiện nặng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau; hay nói cách khác, một loại ma tuý có thể dễ lây lan không có nghĩa là độ kết dính của nó chắc chắn sẽ cao. Trên thực tế, có rất nhiều người có vẻ như đã thử dùng cocain ít nhất một lần. Có thể chúng ta biết: ham muốn mạnh mẽ muốn thử thứ gì nguy hiểm trong thanh thiếu niên là điều khá phổ biến. Đó là những gì các em làm. Đó là cách các em học hỏi từ thế giới, và trong hầu hết trường hợp, tức khoảng 99.1% trường hợp có dùng cocain, việc thử dùng không đem lại hậu quả đáng tiếc nào. Chúng ta cần phải ngừng đấu tranh chống lại hình thức thử nghiệm này. Chúng ta phải chấp nhận và thậm chí phải nhiệt tình ủng hộ nó. Thanh thiếu niên luôn mê mẩn trứơc những nguời như Maggie -chị hầu phòng, Billy G. và Pam P., và đúng là các em nên bị những người như thế mê hoặc nếu chỉ để vượt qua những suy nghĩ mới lớn rằng cách sống tốt nhất là nổi loạn, ngỗ ngược và thiếu trách nhiệm.
Lúc này, tôi cho rằng rất cần nhắc lại một điều đã được nhắc đến ngay từ đầu chương , một câu nói của Donald Rubinstein mô tả cấn nạn tự tử đã ăn sâu như thế nào vào văn hóa lớp trẻ ở Micronesia:
Rất nhiều cậu bé cố tìm cách tự vẫn, đều thừa nhận lần đầu tiên khi trông thấy hoặc nghe thấy có nguời tự vẫn,các em mới chỉ khoảng 8 đến 10 tuổi.Các em tìm cách tự vẫn theo kiểu trò chơi bắt trước, hoặc bày trò thí nghiệm. Chẳng hạn như câu chuyện dưới đây, một cậu bé 11 tuổi treo cổ ngay tại nhà mình và khi mọi người phát hiện thì cậu đã bất tỉnh, lưỡi thè cả ra ngoài. Sau này , cậu giải thích hành động đó là do muốn thử treo cổ ra sao. Cậu bảo mình không muốn chết.
Bi kịch ở đây không phải là ở chỗ cậu bé này chỉ làm vì mục đích thử nghiệm. Tất cả những gì các em làm là thử xem sao. Bi kịch là chỗ các em đã chọn một thứ không thể thử đuợc.Và đáng tiếc là không có một dạng tự tử nào an toàn, có thể giúp bảo toàn mạng sống của những cậu bé trên hòn đảo Micronesia. Nhưng vẫn có một dạng hút thuốc an toàn và nếu chú ý đến những Điểm Bùng Phát của quá trình mắc nghiện, chúng ta có thể tạo ra một thói quen hút thuốc an toàn hơn cũng như ít kết dính hơn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.