Chiến Tranh Tiền Tệ
Phần III
CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TƯ HỮU
Một quốc gia công nghiệp vĩ đại bị hệ thống tín dụng khống chế một cách cứng nhắc. Hệ thống tín dụng này tập trung cao dộ. Sự phát triển của quốc gia này và mọi hoạt động (kinh tế) của chúng ta hoàn toàn nằm trong tay một sốt người. Chúng ta đã rơi vào thế bị thống trị cam go nhất – một kiểu khống chế triệt để nhất trên thế giới. Chính phủ không còn có ý kiến tự do nữa, không còn quyền định tội nữa, không còn là chinh phủ được lựa chọn bởi đa số người dân nữa, và chính phủ này vận hành dưới sự khống chế của một nhóm người quyền lực. Bất nhiều nhân sĩ công thương nghiệp của quốc gia này đều đang lo sợ một điều gì đó. Họ biết thứ quyền lực vô hình này được tổ chức theo cách như vậy, tĩnh lặng vô tình như vậy, phủ khắp như vậy, khoá chặt lẫn nhau như vậy, triệt để và toàn diện như vậy, đến nỗi họ không dám công khai lên án thứ quyền lực này(1).
Woodrow Wilson – tổng thống thứ 28 Hoa Kỳ
Có thể không quá khoa trương khi nói rằng, mãi đến ngày nay, chẳng có mấy nhà kinh tế học Trung Quốc biết được một thực tế rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính là Ngân hàng trung ương tư hữu. Cái gọi là “Ngân hàng dự trữ liên bang” thực ra vừa chẳng phải là “liên bang”, mà cũng chẳng có “dự trữ”, và cũng không đáng được xem là “ngân hàng”.
Đa số các quan chức của chính phủ Trung Quốc có thể sẽ nghĩ rằng, đương nhiên chính phủ Mỹ phát hành ra đồng đô-la, nhưng trên thực tế, về cơ bản, chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Năm 1963, sau khi tổng thống Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành “đô-la Mỹ bạc trắng”. Muốn có được đồng đô-la, chính phủ Mỹ cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho Cục Dự trữ Liên bang, còn “phiếu dự trữ liên bang” do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát hành chính là đồng “đô-la Mỹ”.
Đối với giới học thuật và truyền thông Mỹ, tính chất và lai lịch của “Cục Dự trữ Liên bang Mỹ“ được hiểu là một “vùng cấm”. Hằng ngày, giới truyền thông Mỹ có thể bàn tán về vô vàn vấn đề chẳng có chút quan trọng gì kiểu như “hôn nhân đồng tính”, nhưng những vấn đề quan trọng liên quan đến việc ai đang khống chế chuyện phát hành tiền tệ hay lợi ích chi trả lợi tức các khoản vay cá nhân thì lại hầu như chẳng được đả động đến.
Đọc đến đây, nếu bạn có cảm giác kinh ngạc, vấn đề sẽ trở nên quan trọng, trong khi có thể bạn lại không hay biết.
Chương này sẽ nói về bí mật của việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – vấn đề đã bị giới truyền thông Mỹ cố ý “bỏ qua”. Khi dùng một chiếc kính hiển vi soi xét kỹ giây phút cuối cùng của một sự kiện trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử thế giới, chúng ta có thể hiểu rằng, diễn biến của sự việc sẽ chính xác đến mức ta phải lấy tiếng tích tắc của đồng hồ làm đơn vị đo lường.
Ngày 23 tháng 12 năm 1913, chính phủ dân cử của Mỹ cuối cùng đã bị quyền lực đồng tiền lật đổ.
1. Đảo Jekyll thần bí: cái nôi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Đêm ngày 22 tháng 11 năm 1910, một đoàn tàu rèm che kín mít chậm rãi tiến về miền Nam. Những người ngồi trong toa tàu đều là những nhà tài phiệt ngân hàng quan trọng nhất nước Mỹ, và không một ai trong số họ biết được mục đích chuyến đi này. Điểm dừng cuối cùng của đoàn tàu là đảo Jekyll thuộc bang Georgia xa mấy trăm dặm.
Jekyll là một quần đảo thuộc quyền sở hữu của những nhân vật giàu có siêu hạng ở Mỹ. Các thế lực tai to mặt lớn mà đứng dầu là J.P. Morgan đã thành lập một câu lạc bộ đi săn trên đảo Jekyll. Một phần sáu của cải thế giới dồn vào tay các hội viên của câu lạc bộ này, và tư cách hội viên chỉ có thể kế thừa chứ không thể chuyển nhượng. Lúc này, câu lạc bộ nhận được thông báo có người cần sử dụng hội sở của câu lạc bộ này trong khoảng hai tuần, và như vậy, trong khoảng thời gian này, tất cả các thành viên không được phép sử dụng hội sở. Toàn bộ nhân viên phục vụ của hội sở đều là những người được bố trí đến từ đất liền, và khi phục vụ các vị khách VIP này, họ chỉ được xưng tên chứ tuyệt đối không được sử dụng họ. Trong phạm vi 50 dặm, hội sở được đảm bảo trọng xung quanh không có sự xuất hiện của bất cứ tay săn tin nào.
Ngay sau khi công việc chuẩn bị hoàn tất, những vị khách này bắt đầu xuất hiện tại hội sở. Tham gia hội nghị tuyệt mật này có:
– Nelson Aldrich, Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Uỷ ban tiền tệ quốc gia (National Monetary Commission), ông ngoại của Nelson Rockefeller.
– A. Piatt Andrew, trợ lý Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ.
– Frank Vanderlip, Chủ tịch National City Bank.
– Henry P. Davison, cổ đông cao cấp của công ty J.P. Morgan.
– Charles D. Norton, Chủ tịch First National Bank
– Benjamin Strong, trợ lý của J.P. Morgan.
Ngoài ra còn có Paul Warburg – một công dân di cư gốc Do Thái đến từ Đức. Năm 1901, Paul đến Mỹ và hùn một khoản vốn lớn vào công ty Kuhn Loeband. Ông là đại diện của dòng họ Rothschild ở Anh và Pháp đồng thời đảm nhận chức tổng công trình sư của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kiêm chủ tịch đầu tiên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Những nhân vật quan trọng này đến hòn đảo nhỏ hẻo lánh mà chẳng có hứng thú gì với việc săn bắn. Họ đến đây với một nhiệm vụ chủ yếu là khởi thảo một văn kiện quan trọng: Dự luật Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Act).
Paul Warburg là một cao thủ về lĩnh vực ngân hàng, tinh thông hầu như mọi khâu nhỏ trong hoạt động tài chính.
Nếu có ai đó thắc mắc với các câu hỏi cần giải đáp, Paul không chỉ nhẫn nại trả lời mà còn giảng giải không ngớt về nguồn gốc lịch sử sâu xa của từng khái niệm một cách chi tiết. Ai cũng khâm phục kiến thức uyên bác trong lĩnh vực ngân hàng của ông. Paul hiển nhiên trở thành người khởi thảo đồng thời là người giải đáp mọi vấn đề trong việc xây dựng văn kiện.
Nelson Aldrich là người ngoại đạo duy nhất trong số những nhân vật có mặt ở đây. Ông ta phụ trách việc chỉnh sửa nội dung văn kiện sao cho phù hợp với yêu cầu chính trị để có thể được chấp nhận ở Quốc hội. Những người khác đại diện cho lợi ích của các tập đoàn ngân hàng khác nhau. Họ tiến hành tranh luận kịch liệt suốt 9 ngày liền xung quanh chi tiết phương án mà Paul đề xuất, và cuối cùng đã đi đến thống nhất.
Do cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907 mà hình ảnh của các nhà tài phiệt ngân hàng không còn mấy đẹp đẽ trong mắt người dân Mỹ. Điều này khiến cho đa số nghị sĩ quốc hội không dám công khai ủng hộ dự luật do các nhà tài phiệt ngân hàng tham gia lập ra. Vì vậy, những người này không quản ngại đường xa vạn dặm, lặn lội từ New York đến hòn đảo hoang vắng này để tham gia khởi thảo văn kiện.
Hơn nữa, cái tên Ngân hàng trung ương nghe có vẻ quá khoa trương. Từ thời tổng thống Jefferson đến nay, tên gọi của Ngân hàng trung ương đều có dính dáng đến âm mưu của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế Anh, vì thế Paul kiến nghị dùng tên “Cục Dự trữ Liên bang” (Federal Reserve System) để che tai đậy mắt thiên hạ. Thế nhưng, trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang có đầy đủ mọi chức năng của một Ngân hàng trung ương, và cũng giống như Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thiết kế theo mô hình tư nhân nắm giữ cổ phần, và ngân hàng sẽ thu được lợi ích rất lớn từ việc đó. Điểm khác biệt giữa Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng thứ nhất hay Ngân hàng thứ hai là, 20% cổ phần vốn có của chính phủ trong cơ cấu cổ phần của Cục Dự trữ Liên bang đã bị lấy mất, và như vậy, nó sẽ trở thành một ngân hàng trung ương tư hữu “thuần tuý”.
Nhằm che đậy bản chất thực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng như để trả lời cho câu hỏi ai là kẻ khống chế cơ quan này, Paul đã khéo léo đề xuất ý kiến: “Quốc hội khống chế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, chính phủ nắm giữ vai trò đại biểu trong hội đồng quản trị, nhưng đa số thành viên của hội đồng quản trị là do hiệp hội ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế”.
Về sau, trong phiên bản cuối cùng, Paul đã đổi thành “thành viên của Hội đồng quản trị do tổng thống Mỹ bổ nhiệm”, thế nhưng, chức năng thực sự của Hội đồng quản trị do Hội đồng Tư vấn Liên bang (Federal Advisory Council) khống chế, và cùng với Hội đồng quản trị, Hội đồng tư vấn liên bang sẽ định kỳ mở hội nghị “thảo luận” công việc.
Thành viên của Hội đồng tư vấn Liên bang sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị của 12 ngân hàng dự trữ liên bang quyết định. Điểm này đã được lấp liếm trước công chúng.
Một vấn đề nan giải khác mà Paul phải đối phó là làm thế nào để che giấu sự thực rằng, nhân vật chịu trách nhiệm chủ trì Cục Dự trữ Liên bang là một chuyên gia kỳ cựu của ngân hàng New York. Từ thế kỷ 19 đến nay, vì phải gánh chịu nhiều thiệt hại do nạn khủng hoảng ngân hàng gây nên, hầu hết các thương nhân, chủ trang trại vừa và nhỏ của miền trung tây nước Mỹ ghét cay ghét đắng các chuyên gia ngân hàng đến từ miền đông. Còn các nghị sĩ của những khu vực này cũng không thể ủng hộ ngân hàng trung ương nếu như nó được chủ trì bởi một nhân vật nào đó từ ngân hàng New York. Vì vậy mà Paul đã thiết kế nên một phương án giải quyết tài tình để 12 ngân hàng địa phương thuộc Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo thành một hệ thống hoàn hảo. Ngoài giới ngân hàng, rất ít người biết được rằng, về lý thuyết, việc phát hành tiền tệ và tín dụng của Mỹ được tập trung ở New York, dù trên thực tế, điều này không hề diễn ra ở New York, và màn kịch này chẳng qua là do các ngân hàng thuộc Cục Dự trữ Liên bang dàn dựng nên mà thôi. Còn một điểm nữa thể hiện sự suy nghĩ sâu xa của Paul – đặt trụ sở của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Washington – trung tâm chính trị của nước Mỹ, trong khi New York mới là trung tâm tài chính lớn của đất nước này. Mối lo ngại chính của ông ta xuất phát từ sự kỳ thị của dân chúng đối với các nhà ngân hàng đến từ New York.
Điều bận tâm thứ tư của Paul là làm thế nào tìm ra nhân viên quản lý cho 12 nhà ngân hàng địa phương trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Kinh nghiệm làm việc trong Quốc hội của Nelson Aldrich cuối cùng đã giúp ông tìm được đất dụng võ. Ông chỉ ra rằng, các nghị sĩ miền trung tây nước Mỹ thường tỏ rõ sự thù địch với ngân hàng New York, và để tránh mất kiểm soát, tổng thống phải là người đứng ra bổ nhiệm vị trí chủ tịch ngân hàng địa phương và đó không phải là nhiệm vụ của Quốc hội. Nhưng điều này đã tạo nên một lỗ hổng pháp luật. Điều 8 chương 1 của Hiến pháp Mỹ quy định rõ ràng rằng, Quốc hội chịu trách nhiệm phụ trách việc quản lý phát hành tiền tệ. Việc Cục Dự trữ Liên bang gạt Quốc hội ra ngoài rõ ràng đã vi phạm Hiến pháp. Về sau, quả nhiên điểm này đã trở thành cái cớ để các nghị sĩ chĩa mũi dùi công kích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Sau khi được dàn xếp chu đáo, dự luật này nghiễm nhiên xuất hiện với hình thức mô phỏng theo sự phân quyền và cân bằng kiểm soát của hiến pháp Mỹ. Tổng thống bổ nhiệm, quốc hội thẩm duyệt, nhân sĩ độc lập nhậm chức chủ tịch Hội đồng quản trị, còn các nhà ngân hàng đảm nhận vị trí cố vấn, quả là một thiết kế hoàn hảo!
2. Bảy nhà tài phiệt phố Wall: Những người điều khiển hậu trường của Cục Dự trữ Liên bang
Bảy nhân vật quan trọng của phố Wall hiện tại đã khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của Mỹ, bao gồm: J.P. Morgan, James J. Hill, George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan; bốn người còn lại gồm John Rockefeller, William Rockefeller, James Stillman (Chủ tịch National City Bank), Jacob Schiff (công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Cities Bank. Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế nước Mỹ(2).
John Moody – người sáng lập hệ thống đánh giá đầu tư Moody nổi tiếng, 1911.
Bảy vị tai to mặt lớn của phố Wall chính là những người thực sự điều khiển việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng bí mật giữa họ với gia tộc Rothschild của châu Âu cuối cùng đã tạo nên một phiên bản của Ngân hàng Anh tại Mỹ.
3. Sự ra đời và phát triển của dòng họ Morgan
Tiền thân của Ngân hàng Morgan là công ty George Peabody của Anh vốn không được nhiều người biết đến. George Peabody vốn là một thương gia chuyên buôn hoa quả sấy khô của vùng Baltimore (Mỹ). Sau khi phất lên nhờ một số thương vụ nhỏ, vào năm 1835, George đến London. Chàng thương gia trẻ nhận thấy ngành tài chính là một lĩnh vực béo bở, bèn quyết định hùn vốn với một số người nữa để mở ngân hàng Merchant Bank. Đây là một nghiệp vụ “tài chính cao cấp” rất hợp thời khi đó, khách hàng chủ yếu bao gồm chính phủ, các công ty lớn và những người rất giàu có. Họ cung cấp các khoản vay cho thương mại quốc tế, phát hành cổ phiếu và công trái, kinh doanh các loại hàng hoá chủ lực, và đây chính là tiền thân của ngân hàng đầu tư ngày nay.
Thông qua sự giới thiệu của công ty anh em nhà Brown thuộc chi nhánh Anh, George Peabody đã nhanh chóng gia nhập vào giới tài chính Anh. Không lâu sau, George Peabody hết sức kinh ngạc khi nhận được thư mời đến dự tiệc từ nam tước Nathan Rothschild. Đối với chàng thương gia trẻ này thì vinh hạnh đó chẳng khác nào niềm hãnh diện của một tín đồ Thiên Chúa giáo được Giáo hoàng tiếp kiến.
Nathan đã đi thẳng vào vấn đề bằng việc đề nghị George Peabody giúp mình làm đại diện giao tế bí mật của dòng họ Rothschild. Tuy nổi tiếng là giàu có với khối tài sản khổng lồ, song dòng họ Rothschild vẫn bị nhiều người ở châu Âu căm ghét và coi thường vì thường lừa gạt cưỡng đoạt tài sản của dân chúng. Tầng lớp quý tộc ở London vốn không thèm sống chung cùng hàng ngũ với Nathan, đã năm lần bảy lượt thẳng thừng từ chối lời mời của anh em dòng họ này. Dù đã tạo ra thế lực rất mạnh ở Anh, nhưng gia tộc Rothschild luôn có cảm giác của kẻ ngồi “chiếu dưới” vì bị giới quý tộc cô lập. Một nguyên nhân khác khiến Nathan chọn George Peabody vì ông ta là người khiêm tốn nhã nhặn, tư cách khá tốt, lại là người Mỹ, sau này còn có thể dùng vào việc lớn.
Đương nhiên là George Peabody hồ hởi đón nhận lời đề nghị của Nathan. Toàn bộ mọi kinh phí giao tế đều do Nathan chi trả, công ty của George Peabody nhanh chóng trở thành trung tâm giao tế nổi tiếng London. Đặc biệt là vào ngày 4 tháng 7 hàng năm, tiệc mừng nhân ngày lễ độc lập nước Mỹ đều được tổ chức tại nhà George Peabody và trở thành một sự kiện quan trọng trong giới quý tộc London(2a). Đám khách khứa cũng khó mà hình dung nổi, vì sao một doanh nhân hết sức bình thường mấy năm trước lại có thể cáng đáng nổi những khoản phí chiêu đãi trong những bữa tiệc hoành tráng và xa xỉ kia.
Mãi đến năm 1854, George Peabody vẫn chỉ là một ông chủ ngân hàng nhỏ với khoản tài sản trị giá một triệu bảng Anh. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian 6 năm ngắn ngủi sau đó, khối tài sản của vị thương gia này đã đạt mức 20 triệu bảng Anh và biến ông trở thành ông chủ nhà băng có máu mặt ở Mỹ. Trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1857 tại Mỹ do dòng họ Rothschild giật dây, George Peabody đã dốc hết tiền đầu tư vào công trái đường sắt và công trái chính phủ Mỹ trong khi các ông chủ nhà băng Anh đột nhiên bán tống bán tháo tất cả công trái có dính dáng đến Mỹ. Cũng trong giai đoạn này, George Peabody lâm vào cảnh khó khăn nghiêm trọng. Điều kỳ lạ là khi George mấp mé bên bờ vực phá sản, Ngân hàng Anh giống như thiên sứ từ trên trời rơi xuống đã ngay lập tức cung cấp cho ông ta một khoản vay tín dụng trị giá 800 nghìn bảng Anh. Chính điều này đã giúp George phục hồi nhanh chóng. Và thế là, chẳng hiểu sao, một người cẩn trọng như George Peabody lại quyết định mua vào một lượng lớn các loại công trái đang bị các nhà đầu tư Mỹ bán đổ bán tháo như rác rưởi. Cuộc khủng hoảng năm 1857 hoàn toàn không giống với cuộc suy thoái năm 1837. Chỉ trong một năm thì nền kinh tế Mỹ đã hoàn toàn thoát khỏi bóng mây của sự suy thoái. Kết quả là các loại công trái Mỹ đã giúp ông nhanh chóng trở thành người siêu giàu có – một việc xảy ra tương tự với chiến dịch công trái Anh của Nathan năm 1815 khiến người ta khiếp đảm.
Vì George Peabody không có con nối dõi nên sản nghiệp khổng lồ kia cũng chẳng có ai thừa kế. Chính vì thế mà ông rất khổ tâm và cuối cùng quyết định mời chàng trai trẻ tuổi Junius Morgan nhập hội làm ăn. Sau khi George Peabody nghỉ hưu, Junius Morgan đã nắm giữ toàn bộ việc làm ăn và đổi tên công ty này thành Junius S. Morgan and Company, sau đó đổi tên chi nhánh ở Mỹ thành J.P. Morgan and Company. Năm 1869, trong cuộc họp mặt ở London với gia tộc Rothschild, dòng họ Morgan đã hoàn toàn kế thừa mối quan hệ của George Peabody với gia tộc Rothschild và đưa mối quan hệ hợp tác này phát triển lên một tầm cao mới. Năm 1880, J.P. Morgan đầu tư một lượng lớn vốn nhằm tổ chức lại hoạt động kinh doanh của công ty đường sắt.
Ngày 5 tháng 2 năm 1891, gia tộc Rothschild và một số nhà ngân hàng khác ở Anh đã thành lập một tổ chức bí mật lấy tên là “Tập đoàn hội nghị bàn tròn”. Ở Mỹ, một tổ chức tương tự cũng được thành lập, đứng đầu chính là dòng họ Morgan. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, “Tập đoàn hội nghị bàn tròn” của Mỹ được đổi tên thành “Hội đồng đối ngoại” (Council on Foreign Relations), còn ở Anh thì đổi thành “Viện Hoàng gia về Quan hệ quốc tế“ (Royal Institute of International Affairs). Rất nhiều quan chức của chính phủ hai nước Anh và Mỹ đều là những người được lựa chọn từ hai hiệp hội này.
Năm 1899, J.P. Morgan và Drexel đến London tham gia đại hội các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Ngay khi trở về, J.P. Morgan đã được chỉ định làm đại diện cao cấp cho lợi ích của dòng họ Rothschild ở Mỹ. Hội nghị London đi đến một thống nhất rằng, các công ty J.P. Morgan (New York), Drexel (Philadelphia), Grenfell (London), Morgan Harjes Cỉe (Paris), M.M. Warburg Company (Đức) và Mỹ, gắn kết hoàn toàn với dòng họ Rothschild(3). Năm 1901, J.P. Morgan đã mua lại công ty gang thép Carnegie với giá 500 triệu đô-la, sau đó cơ cấu lại toàn bộ tố chức này và biến nó thành Công ty gang thép Mỹ (United States Steel Corporation) có giá thị trường hơn 1 tỉ đô-la. J.P. Morgan được coi là người giàu nhất trên thế giới thời đó, thế nhưng, căn cứ theo báo cáo của uỷ ban kinh tế lâm thời quốc gia (Temporary National Economic Committee), ông ta chỉ năm giữ 9% cổ phần của công ty mình. Xem ra, Morgan với tiếng tăm lừng lẫy vẫn chỉ là một nhân vật diễn trước sân khấu.
4. Rockefeller: Vua dầu mỏ
John Rockefeller cha là một nhân vật ít nhiều gây tranh cãi trong lịch sử nước Mỹ, bị thiên hạ chụp mũ là “người máu lạnh”. Tên tuổi của ông gần liền với công ty dầu mỏ nổi tiếng thế giới.
Việc buôn bán dầu mỏ của John Rockefeller bắt đầu từ thời kỳ nội chiến Mỹ (1861 – 1865), và mãi đến năm 1870, khi công ty dầu mỏ được thành lập thì quy mô làm ăn của ông vẫn thuộc vào hàng thường thường bậc trung. Sau khi nhận được một khoản cho vay cơ bản của ngân hàng đô thị quốc gia Cleveland, trong nháy mắt, dường như Rockefeller đã tìm được cảm giác đích thực của mình. Dã tâm cạnh tranh theo luật rừng của nhà tài phiệt này đã vượt xa sức tướng tượng của mọi người. Nhận thấy ngành công nghiệp luyện dầu rất có triển vọng tốt với mức lợi nhuận ngắn hạn rất cao, nhưng Rockefeller cũng đồng thời nhìn thấy một sự thật hiển nhiên: đó là sự cạnh tranh trong lĩnh vực này diễn ra kịch liệt mà không có sự kiểm soát, vì thế, sớm hay muộn, các doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi này cũng sẽ rơi vào cảnh cạnh tranh theo kiểu tự sát. Và để tồn tại, chỉ có duy nhất một cách: tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoạn nào.
Trước hết, Rockefeller khống chế công ty trung gian nhưng không để cho ai biết rằng mình đã đề xuất mua lại đối thủ cạnh tranh với giá thấp. Nếu cự tuyệt, đối thủ cạnh tranh sẽ đối mặt với cuộc chiến giá cả thảm khốc, cho đến khi đối thủ phủ phục hoặc phá sản mới thôi. Nếu không hiệu quả, sau cùng Rockefeller sẽ sử dụng đến chiêu sở trường của mình – bạo lực: đánh công nhân của đối thủ cạnh tranh, phóng hoả thiêu rụi nhà xưởng của đối thủ. Sau mấy hiệp như vậy, số đối thủ may mẩn sống sót chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Tuy đã gây nên sự căm phẫn trong giới kinh doanh, nhưng hành vi lũng đoạn này của Rockefeller cũng đem lại hứng thú cao độ cho các nhà tài phiệt ngân hàng ở New York.
Dòng họ Rothschild vẫn muốn tìm mọi cách khống chế nước Mỹ đang ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, những mánh khóe của họ tộc này sớm muộn đều thất bại. Việc khống chế một quốc vương ở châu Âu đơn giản hơn rất nhiều so với việc khống chế một chính phủ dân cử. Sau cuộc nội chiến của Mỹ, dòng họ Rothschild bắt đầu sắp xếp kế hoạch khống chế Mỹ. Về tài chính thì đã có công ty Morgan và công ty Kuhn Loeb, còn trong giới công nghiệp vẫn chưa có ai thích hợp. Những gì mà Rockefeller làm đã thắp lên một tia hy vọng cho dòng họ Rothschild. Nếu như được tiếp thêm một lượng tài chính lớn thì thực lực của nhà Rockefeller sẽ vượt rất xa so với một vùng Cleveland nho nhỏ.
Rothschild đã cử Jacob Schiff của công ty Kuhn Loeb – một chiến lược gia quan trọng nhất của họ về tài chính ở Mỹ – tham gia vào kế hoạch này. Năm 1875, Jacob Schiff thân chinh đến Cleveland để chỉ cho Rockefeller cách thức triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch khống chế nước Mỹ. Cùng với sự xuất hiện của Jacob Schiff, một điều may mấn khác cũng đến với Rockefeller mà có nằm mơ ông ta cũng không dám nghĩ đến: thông qua ngân hàng Morgan và công ty Kuhn Loe, Rothschild đã khống chế 95% thị phần vận chuyển đường sắt Mỹ, đồng thời Jacob Schiff đang có dự định thành lập công ty South Improvement Company nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển giá rẻ cho công ty dầu mỏ cua Rockefeller, mà dưới sự khống chế giá cước vận chuyển này, chẳng có mấy công ty luyện dầu có thể tiếp tục sinh tồn. Rất nhanh chóng, Rockefeller đã lũng đoạn hoàn toàn ngành dầu mỏ của Mỹ, trở thành “Vua dầu mỏ” thật sự cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
5. Jacob Schiff: Chiến lược gia tài chính của Rothschild
Mối quan hệ mật thiết giữa hai dòng họ Rothschild và Schiff có thể được truy ngược về năm 1785, khi Rothschild cha chuyển đến một toà dinh thự năm tầng ở Frankfurt, và trong nhiều năm liền sống chung với dòng họ Schiff.
Cùng là các nhà tài phiệt ngân hàng gốc Do Thái ở Đức nên hai dòng họ này có mối quan hệ hữu hảo kéo dài hàng trăm năm.
Năm 1865, tròn 18 tuổi, Jacob Schiff đến Mỹ sau một thời gian thực tập ở ngân hàng Rothschild (Anh).
Sau khi tổng thống Lincoln bị ám sát, Jacob làm kế toán cho các ngân hàng châu Âu của Mỹ, đồng thời cùng thúc đẩy việc xây dựng chế độ ngân hàng trung ương tư hữu của Mỹ. Một mục đích khác của Jacob chính là phát hiện, bồi dưỡng kiến thức cho đại diện của ngân hàng châu Âu, đồng thời đưa họ gia nhập vào các vị trí quan trọng như chính phủ, toà án, ngân hàng, công nghiệp, để chờ thời cơ.
Ngày 1 tháng 1 năm 1875, Jacob liên kết với công ty Kuhn Loeb và trở thành thành viên chủ chốt của công ty.
Dưới sự ủng hộ của đế chế Rothschild hùng mạnh, cuối cùng công ty Kuhn Loeb đã trở thành một trong những ngân hàng đầu tư nổi tiếng nhất cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
6. James J. Hill: Vua đường sắt
Xây dựng đường sắt là ngành công nghiệp quan trọng đòi hỏi nguồn tài chính lớn. Sự phát triển của ngành công nghiệp đường sắt khổng lồ tại Mỹ chủ yếu dựa vào nguồn tiền từ thị trường vốn của Anh và các quốc gia khác ở châu Âu. Khống chế việc phát hành công trái đường sắt Mỹ ở châu Âu chính là thủ đoạn của các nhà tài phiệt nhằm nắm giữ số phận của ngành công nghiệp này.
Năm 1873, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đột ngột siết chặt nguồn tài chính đối với Mỹ đồng thời bán tháo công trái của nước này. Điều đó khiến cho công trái đường sắt Mỹ lâm vào cảnh chợ chiều. Ngay khi cuộc khủng hoảng kết thúc vào năm 1879, dòng họ Rothschild lập tức trở thành chủ nợ lớn nhất của ngành đường sắt Mỹ. Chỉ cần cao hứng một chút, nhà tài phiệt này có thể bóp chết mạch máu tài chính của bất kỳ công ty đường sắt nào của Mỹ. Trong bối cảnh đó, James J. Hill – một thương gia khởi nghiệp với nghề vận chuyển đường sắt bằng hơi nước và than đá – buộc lòng phải đầu quân dưới trướng của các nhà tài chính để có thể sinh tồn và lớn mạnh trong sự cạnh tranh khốc liệt của ngành đường sắt.
Morgan chính là chỗ dựa tài chính đối với ông ta. Với sự ủng hộ của Morgan, James J. Hill đã thực hiện kế hoạch thôn tính hàng loạt công ty đường sắt đang lâm vào cảnh phá sản sau cuộc khủng hoảng năm 1873.
Đến năm 1893, giấc mơ được nắm giữ ngành đường sắt xuyên Mỹ của James J. Hill cuối cùng đã trở thành hiện thực. Khi tranh giành quyền khống chế đường sắt miền Tây, James J. Hill đã gặp phải một đối thủ rất mạnh – Liên hiệp đường sắt Thái Bình Dương (Union Pacific Railroad) do Tập toàn tài chính Rockefeller đỡ đầu. Liên hiệp này đã bất ngờ tấn công ông trùm vận tải đường sắt bằng việc bí mật thu mua cổ phiếu của công ty Northern Pacific do James J. Hill kiểm soát. Khi phát hiện ra vấn đề thì James J. Hill đã sắp mất quyền kiểm soát công ty. Ông ta lập tức cầu viện khẩn cấp nhà tài phiệt Morgan lúc này đang trong kỳ nghỉ mát ở châu Âu. Morgan lập tức ra lệnh cho thuộc hạ phản kích lại sự khiêu chiến của Rockefeller. Trong một thời gian dài, thị trường cổ phiếu phố Wall như lên cơn sốt, nhà đầu tư tranh nhau mua cổ phiếu của Công ty đường sắt Northern Pacific như ăn mày cướp cháo thí khiến mỗi cổ phiếu có khi đã nhảy lên mức 1.000 đô-la.
Hai con hổ đánh nhau ắt có con bị thương, cuối cùng các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế buộc phải điều đình.
Kết quả là, Công ty cổ phần chứng khoán miền Bắc (Northern Securities Company) được thành lập, hai con hổ cùng nhau kiểm soát ngành vận chuyển đường sắt Bắc Mỹ. Ngay trong ngày thành lập công ty này, tổng thống McKinley bị ám sát, Phó tổng thống Roosevelt cha lên kế nhiệm. Dưới sự phản đối quyết liệt của Roosevelt cha, Công ty chứng khoán miền Bắc bị “Đạo luật chống độc quyền” – đạo luật được quốc hội Mỹ thông qua năm 1890 – cưỡng chế giải thể. Sau đó James J. Hill quay hướng đầu tư về miền Nam, nuốt gọn ngành vận chuyển đường sắt từ Colorado thẳng đến Texas.
Đến khi qua đời vào năm 1916, James J. Hill đã tích góp được một tài sản lên đến 53 triệu đô la.
7. Anh em nhà Warburg
Năm 1902, hai anh em Paul và Felix từ Frankfurt (Đức) di cư sang Mỹ. Hai chàng trai này xuất thân trong một gia đình có truyền thống về nghề ngân hàng, rất tinh thông trong lĩnh vực này, đặc biệt là Paul, người được gọi là cao thủ trong giới tài chính thời đó. Rothschild tỏ ra rất xem trọng tài năng của Paul nên đã đặc phái hai anh em từ ngân hàng của dòng họ Warburg (M. M. Warburg and Co.) đến Mỹ vốn lúc này đang rất cần nhân tài.
Lúc này, dòng họ Rothschild thúc đẩy kế hoạch ngân hàng trung ương tư hữu ở Mỹ đã gần cả trăm năm, sụt sùi nhiều phen mà chưa được như ý. Lần này, Paul sẽ đảm nhận nhiệm vụ chủ công. Sau khi đến Mỹ được một thời gian, Paul đã kết giao với công ty Kuhn Loeb của Jacob Schiff, đồng thời cưới con gái của vợ chồng Schiff, còn Felix cũng đã cưới một cô con gái khác của Schiff.
Colonel Ely Garrison – cố vấn tài chính suốt hai đời tổng thống Roosevelt (cha) và Wilson đã nhận xét rằng: “Aldrich đang gặp phải sự phản đối trên toàn quốc, chính ngài Paul Warburg đã cơ cấu lại đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Trí tuệ thiên tài đằng sau kế hoạch này đều bắt nguồn từ Alfred Rothschild của London”(4).
8. Tuyến tiền tiêu của việc xây dựng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: Cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907
Năm 1903, Paul đem cương lĩnh hành động với các chỉ dẫn cách thức áp dụng những “kinh nghiệm tiên tiến” của các ngân hàng trung ương châu Âu đến nước Mỹ và trao cho Jacob Schiff. Sau đó, tài liệu này lại được trao cho James Stillman – CEO của National City Bank (sau này là Ngân hàng Hoa Kỳ) và nhóm các nhà ngân hàng của New York. Mọi người đều cảm thấy như được khai sáng nhờ tư tưởng của Paul.
Vấn đề là sự phản đối của dân chúng đối với ngân hàng trung ương tư nhân tăng lên rất mạnh. Giới công nghiệp cũng như chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ác cảm với các nhà tài phiệt ngân hàng New York. Bất cứ đề án nào có liên quan đến ngân hàng trung ương tư nhân do các nhà tài phiệt ngân hàng đề xuất đều bị các nghị sĩ quốc hội tránh né giống như tránh bệnh truyền nhiễm vậy. Trong một bầu không khí khó chịu mang đậm tính chính trị như vậy, việc thông qua đề án ngân hàng trung ương nhằm tạo ra lợi thế cho các nhà tài phiệt ngân hàng quả thật là một điều vô cùng khó khăn.
Để xoay chuyển tình thế bất lợi, một cuộc khủng hoảng tài chính khổng lồ đã bắt đầu được nghĩ đến. Trước hết, trong dư luận bắt đầu xuất hiện những khái niệm tài chính mới.
Ngày 6 tháng 1 năm 1907, một bài viết của Paul với tiêu đề “Khuyết điểm và nhu cầu của hệ thống ngân hàng chúng ta” (Defects and Needs of Our Banking System) đã được công bố để rồi từ đây, Paul trở thành người cổ suý hàng đầu cho chế độ ngân hàng trung ương ở Mỹ. Không lâu sau đó, tại hội nghị dành cho các thương gia New York, Jacob Schiff đã tuyên bố rằng “nếu không đủ sức kiểm soát nguồn vốn tín dụng, ngân hàng trung ương của chúng ta sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính ghê gớm với tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất(5).
Giống như thời kỳ 1837, 1857, 1873, 1884 và 1893, các nhà tài phiệt ngân hàng đã sớm nhìn ra hiện tượng bong bóng xuất hiện trong sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, và đây cũng là kết quả tất yếu của việc không ngừng nới lỏng vòng quay lưu chuyển tiền tệ. Nói một cách hình tượng, toàn bộ quá trình này giống như việc nuôi cá trong hồ. Việc chế nước vào hồ cá cũng giống như chuyện nới lỏng vòng quay lưu chuyển tiền tệ hay bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế. Sau khi nhận được một lượng lớn tiền được bơm vào này, dưới sự mê hoặc của tiền bạc, các ngành các giới bắt đầu ngày đêm khổ sở, nỗ lực sáng tạo ra của cải, và quá trình này giống như việc cá trong hồ cá ra sức hấp thụ các thành phần dinh dưỡng để ngày càng béo mập. Khi nhận thấy thời cơ thu nhập đã chín muồi, các nhà ngân hàng sẽ đột ngột siết chặt vòng quay lưu chuyển tiền tệ, rút cạn nước trong hồ, và phần lớn cá trong hồ lúc này chỉ biết tuyệt vọng chờ đợi giây phút bị tóm gọn.
Nhưng chỉ có các ông trùm ngân hàng lớn nhất mới biết được đâu là thời điểm bắt đầu hút nước vớt cá. Ngay sau khi một quốc gia thành lập chế độ ngân hàng trung ương tư nhân, việc kiểm soát quá trình rút nước hớt cá của đám tài phiệt ngân hàng lại càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Quy trình phát triển, suy thoái kinh tế, tích luỹ và bốc hơi tài sản đều là kết quả tất yếu từ việc “nuôi dưỡng” một cách khoa học của các nhà ngân hàng.
Morgan và các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế sau lưng ông ta đã tính toán một cách chính xác thành quả dự tính của cơn bão táp tài chính lần này. Trước hết là trò “rung cây doạ khỉ”, làm chấn động xã hội Mỹ, để “thực tế” chỉ rõ rằng một xã hội không có ngân hàng trung ương sẽ yếu ớt đến thế nào. Tiếp đến là trò bóp nghẹt và sáp nhập các đối thủ cạnh tranh vừa và nhỏ, đặc biệt là những công ty đầu tư uỷ thác mua bán, khiến các nhà ngân hàng cảm thấy khó chịu.
Các công ty đầu tư uỷ thác thời đó đang nắm giữ nhiều nghiệp vụ mà ngân hàng không thể có, trong khi đó, chính phủ lại hết sức thông thoáng về mặt quản lý. Tất cả những điều này khiến cho các công ty đầu tư uỷ thác ra tay thu hút nguồn vốn xã hội và đầu tư vào các ngành nghề có rủi ro cao hay thị trường cổ phiếu. Đến khi cuộc khủng hoảng bùng phát vào tháng 10 năm 1907, khoảng một nửa các khoản gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư uỷ thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và công trái có mức rủi ro cao, và như vậy, cả thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ.
Trong suốt mấy tháng trước thời gian này, Morgan liên tục đi “nghỉ mát” giữa London và Paris. Theo sự hoạch định công phu của các nhà tài chính quốc tế, Morgan trở về Mỹ.
Không lâu sau, ở New York bỗng nhiên có tin đồn rằng Knickerbocker Trust – một công ty uỷ thác mua bán lớn thứ ba nước Mỹ – sắp phá sản. Lời đồn đại như virus độc hại lan ra khắp New York với tốc độ chóng mặt. Những người có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng vô cùng hoảng sợ chen chúc nhau sắp hàng suốt sáng thâu đêm trước cửa các công ty uỷ thác để chờ rút hết tiền trong tài khoản của họ. Còn ngân hàng thì yêu cầu các công ty uỷ thác này phải lập tức hoàn nợ. Do phải đối mặt với sức ép từ hai phía nên các công ty đầu tư uỷ thác chỉ còn biết cách vay tiền thị trường cổ phiếu (Margin Loan), lãi suất vay trong nháy mắt đã nhảy lên mức 150%. Đến ngày 24 tháng 10, giao dịch thị trường cổ phiếu hầu như rơi vào trạng thái đóng băng.
Lúc này, Morgan xuất hiện với bộ mặt của một vị chúa cứu thế. Vị chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán New York tìm đến phòng làm việc của Morgan cầu cứu. Với giọng run rẩy, ông ta cho Morgan biết rằng nếu trước ba giờ chiều mà không thể tập trung đủ 25 triệu đô-la thì ít nhất 50 doanh nghiệp sẽ phá sản, và ngoài việc đóng cửa sở giao dịch ra, ông ta không còn lựa chọn nào khác. Hai giờ chiều, Morgan triệu tập khẩn cấp hội nghị các nhà ngân hàng, và trong vòng 16 phút, các nhà ngân hàng đã gom đủ tiền. Morgan lập tức cho người đến Sở Giao dịch chứng khoán tuyên bố sẽ mở rộng biên độ cho vay với lãi suất 10%, cả Sở Giao dịch ngay tức khắc vang lên một tràng hoan hô. Chỉ trong một ngày, nguồn vốn cứu trợ khẩn cấp đã hết veo, lãi suất lại bắt đầu sốt mạnh. Tám ngân hàng và công ty uỷ thác mua bán đã đóng cửa. Morgan vội tìm đến Ngân hàng thanh toán New York, yêu cầu phát hành ngân phiếu định mức – một nguồn tiền tạm thời – để ứng phó với sự thiếu hụt hiện kim nghiêm trọng.
Thứ bảy ngày 2 tháng 11, Morgan bắt đầu triển khai kế hoạch mà ông đã nung nấu từ lâu nhằm cứu vãn công ty Moore and Schley đang chao đảo trong mưa gió. Công ty này đã lún sâu vào khoản nợ 25 triệu đô-la, sắp phải đóng cửa. Nhưng công ty này lại là chủ nợ chính của Tennessee Coal and Iron Company, và nếu công ty này phải tuyên bố phá sản thì thị trường cổ phiếu New York sẽ hoàn toàn sụp đổ, hậu quả liên quan sẽ khó lường hết. Morgan cho mời tất cả các nhân vật tai to mặt lớn trong giới tài chính New York đến thư viện của ông. Các nhà ngân hàng thương mại được bố trí trong phòng sách phía đông, trong khi ông tổng của công ty uỷ thác mua bán được sắp xếp ở phòng sách phía tây, còn các nhà tài chính đứng ngồi không yên và đang lo cho số phận của mình thì được Morgan bố trí một phòng riêng.
Morgan thừa biết rằng nguồn tài nguyên khoáng sắt và than đá của các bang Alabama, Georgia thuộc quyền nắm giữ của Tennessee Coal and Iron Company sẽ giúp tăng cường vị thế bá chủ gang thép do Morgan dựng nên. Dưới sự khống chế của pháp lệnh chống lũng đoạn, Morgan không thể nuốt trôi miếng mồi béo bở này, trong khi cuộc khủng hoảng lần này đã đem đến cho ông ta một cơ hội hiếm có.
Điều kiện của Morgan là, để cứu vãn Tennessee Coal and Iron Company cũng như cả ngành uỷ thác mua bán, các công ty uỷ thác mua bán cần phải huy động nguồn vốn 25 triệu đô-la đồng thời mua lại quyền nợ của Công ty khai khoáng và luyện thép Tennessee từ tay Moore và Schley. Cuối cùng, dưới áp lực phá sản cận kề và sự mệt mỏi do lo nghĩ, các ông chủ của các công ty đầu tư đã phải đầu hàng Morgan.
Ngay sau khi thâu tóm được miếng mồi béo là Công ty Tennessee Coal and Iron này, Morgan vui mừng khôn xiết, nhưng vẫn còn một cửa ải cuối cùng phải vượt qua – tổng thống Roosevelt (cha), người luôn luôn phản đối tình trạng lũng đoạn. Tối chủ nhật ngày 3 tháng 11, Morgan phái người đến Washington ngay trong đêm với nhiệm vụ phải lấy được phê chuẩn của tổng thống trước khi thị trường cổ phiếu mở cửa vào sáng thứ hai. Ngân hàng khủng hoảng, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, người dân tức giận vì đã mất đi tất cả của cải. Điều này đã tạo nên sự khủng hoảng trong chính quyền khiến cho Roosevelt (cha) không thể không dựa vào sức mạnh của Morgan để ổn định đại cuộc, trong thời khấc cuối cùng, ông ta đã buộc phải đặt bút ký vào bản hạ thành liên minh. Khi đó chỉ còn 5 phút nữa là đến giờ thị trường cổ phiếu ngày thứ hai mở cửa!
Tin tức nhanh chóng lan khắp thị trường New York.
Morgan đã mua lại Tennessee Coal and Iron với giá siêu rẻ 45 triệu đô-la, trong khi giá trị thực của công ty này theo tính toán của John Moody ít nhất cũng khoảng 1 tỉ đô-la(6).
Mỗi một cuộc khủng hoảng tài chính đều là sự định hướng chính xác cho sự bùng nổ những âm mưu đã nung nấu từ lâu Lâu đài tài chính mới tinh nguy nga rực ro luôn được xây trên đống hoang tàn đổ nát của hàng ngàn hàng vạn người phá sản.
9. Từ chế độ bản vị vàng đến tiền giấy – bước chuyển lớn trong thế giới quan của các nhà ngân hàng
Từ cuối thế kỷ 19, trong nhận thức của các nhà ngân hàng quốc tế đối với tiền bạc lại có thêm một sự khác biệt mới.
Châu Âu bước sang thế kỷ 20, các nhà tài phiệt ngân hàng đã tìm ra một thể chế tiền lệ pháp định hiệu quả cao hơn và cũng phức tạp hơn. Tiền tệ pháp định đã thoát ly triệt để khỏi sự khống chế cứng rấn của vàng và bạc đối với tổng lượng tiền cho vay, khiến cho việc khống chế tiền tệ càng thêm mềm dẻo nhưng cũng kín đáo hơn. Trong khi hiểu được rằng lợi ích thu được từ việc tăng cường cung ứng tiền tệ vô hạn tổn thất hơn rất nhiều so với lợi tức các khoản vay mà lạm phát tiền tệ đem lại, các nhà ngân hàng bèn lập tức trở thành những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất cho tiền tệ pháp định. Bằng việc phát hành thêm tiền với tốc độ nhanh mạnh, các nhà ngân hàng đã tước đoạt toàn bộ của cải giá trị nhất của dân chúng trên cả nước, mà so với phương thức ngân hàng cưỡng chế phát mãi tài sản của người khác, lạm phát tiền tệ “văn minh” hơn nhiều, đồng thời cũng ít gặp phải sự kháng cự của người dân hơn, thậm chí còn khó mà phát hiện ra.
Với sự tài trợ của các nhà tài phiệt ngân hàng, các nghiên cứu kinh tế học về lạm phát tiền tệ dần chuyển hướng sang quỹ đạo của trò chơi số học đơn thuần. Khái niệm lạm phát tiền tệ (Currency Inflation) do việc phát hành thêm tiền giấy gây nên đã hoàn toàn bị lý luận lạm phát giá cả (Price Inflation) che khuất.
Lúc này, ngoài chế độ dự trữ vàng cục bộ (Fractional Reserve) cũng như việc cắt đứt mối quan hệ giữa tiền tệ và công trái quốc gia, các nhà ngân hàng lại có thêm một công cụ lợi hại hơn: lạm phát tiền tệ. Từ đây, các nhà ngân hàng đã thực hiện sự chuyển biến đầy kịch tính từ người bảo vệ vàng trở thành kẻ thù không đội trời chung đối với vàng.
Nhận xét của Keynes đối với nạn lạm phát tiền tệ có thể nói là vô cùng sắc bén “áp dụng biện pháp này, chính phủ có thể tận thu toàn bộ của cải của người dân một cách bí mật mà khó bị phát giác, trong một triệu người thật khó có một người có thể phát hiện ra hành vi ăn cấp này”.
Nói một cách chính xác thì biện pháp này không phải do Cục Dự trữ Liên bang thực hiện mà là chính phủ.
10. Cuộc tranh cử tổng thống năm 1912
Thứ Ba, vị Hiệu trưởng của Trường Đại học Princeton sẽ trúng cử Thống đốc bang New Jersey của các bạn. Tháng 11 năm 1912, ông ta sẽ đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 1917, ông ta sẽ tiếp tục tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Và đó sẽ là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Bài phát biểu của Rabbi Stephen ở New Jersey năm 1910.
Wise – người sau này trở thành cố vấn thân cận của tổng thống Wilson – có thể dự đoán chính xác kết quả cuộc tranh cử tổng thống trước hai năm, thậm chí là kết quả bầu cử thông thống của sáu năm sau, hoàn toàn không phải vì trong tay ông ta thật sự có một quả cầu thần kỳ của các phù thuỷ, mà bởi vì mọi kế hoạch đều là việc đã được các nhà tài phiệt ngân hàng vạch sẵn.
Đúng như dự tính của các nhà ngân hàng quốc tế, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1907 đã gây chấn động rất lớn đến xã hội Mỹ. Sự phẫn nộ của dân chúng đối với công ty đầu tư uỷ thác, sự hoang mang đối với việc đóng cửa của các ngân hàng, sự dè chừng và sợ hãi đối với thế lực của các ông trùm tài chính phố Wall hoà vào nhau tạo thành trào lưa phản đối mạnh mẽ mọi sự lũng đoạn tài chính và đã cuốn cả nước Mỹ vào cuộc.
Woodrow Wilson – Hiệu trưởng Trường Đại học Princeton – chính là một nhân vật sục sôi phản đối sự lũng loạn tài chính đó. Frank Vanderlip – Chủ tịch National City Bank đã từng nói rằng: “Tôi viết thư mời Woodrow Wilson – Hiệu trưởng Trường Đại học Princeton tham gia một buổi dạ tiệc và phát biểu diễn thuyết. Để cho ông ta biết được đây là một cơ hội trọng đại, tôi đã nói rằng thượng nghị sĩ Aldrich cũng phải đến tham dự và phát biểu diễn thuyết. Câu trả lời của tiến sĩ Wilson đã khiến tôi kinh ngạc. Ông ta đã thẳng thừng từ chối phát biểu diễn thuyết chung với thượng nghị sĩ Aldrich(7). Thượng nghị sĩ Aldrich khi đó là người rất có thế lực với 40 năm làm việc trong Quốc hội nhưng có đến 36 năm là thượng nghị sĩ, lại là Chủ tịch uỷ ban tài chính thượng viện có quyền lực rất lớn, bản thân là cha vợ của Johan Rockefeller con, có mối qua lại vô cùng mật thiết với giới ngân hàng phố Wall. Năm 1908, ông ta đã đề nghị rằng, trong tình huống khẩn cấp, ngân hàng có thể phát hành tiền tệ, và dùng công trái của chính phủ liên bang, chính phủ bang và chính phủ địa phương cùng với phiếu công trái đường sắt làm tài sản thế chấp. Thú vị thật, rủi ro đã có chính phủ và người dân cáng đáng, còn chỗ ngon lành thì các nhà tài phiệt ngân hàng hưởng cả. Điều này khiến người ta không thể không bái phục thủ đoạn của phố Wall. Cái đề án này được gọi là “Đạo luật tiền tệ khẩn cấp” (Emergency Currency Act), và trở thành cơ sở lập pháp cho đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ 5 năm sau đó. Thượng nghị sĩ Aldrich được coi là người phát ngôn của phố Wall.
Woodrow Wilson tốt nghiệp Đại học Princeton năm 1879, sau đó học thêm ngành luật ở Đại học Virginia và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Đại học John Hopkins vào năm 1886. Năm 1902, Woodrow Wilson chính thức trở thành Hiệu trưởng Đại học Princeton. Với học vấn uyên thâm, ông luôn phản đối mạnh mẽ sự lũng đoạn tài chính, và đương nhiên là không muốn gần gũi với người phát ngôn của các trùm tài chính. Mặc dù học cao hiểu rộng và có một trái tim bác ái, song, vị Hiệu trưởng trường Đại học Princeton cũng khó mà hiểu hết được kỹ xảo kiếm tiền của các nhà tài phiệt ngân hàng phố Wall.
Đám tài phiệt ngân hàng hiểu rõ rằng, Wilson là một người nổi tiếng chuyên phản đối sự lũng đoạn tài chính, một nhân tài với hình tượng trong sáng, và đó quả thật là một viên ngọc thuần khiết khó có được. Vì thế, các ông trùm nhà băng ngấm ngầm đổ tiền đầu tư vào Wilson, ra sức “đẽo gọt” hòng dùng ông vào việc lớn.
Cũng may là Cleveland Dodge – Chủ tịch Ngân hàng đô thị quốc gia New York lại là bạn học của Wilson ở Đại học Princeton. Năm 1902, việc Wilson nhậm chức hiệu trưởng Đại học Princeton một cách thuận lợi chính là kết quả của sự hỗ trợ to lớn về tài chính của Dodge. Có được một mối quan hệ không đơn giản như vậy, dưới sự sắp đặt của các nhà tài phiệt ngân hàng, Dodge bắt đầu loan lin ở phố Wall rằng Wilson được dự đoán sẽ trở thành tổng thống tương lai.
Mới nhậm chức hiệu trưởng được mấy năm mà Wilson đột nhiên được người khác tung hô mình là tổng thống tương lai. Và việc Wilson thấy mừng âu cũng là chuyện thường tình. Đương nhiên, việc được tung hô như vậy luôn phải trả giá. Wilson bắt đầu quay lưng với phong trào phản đối lũng đoạn tài chính và xích gần lại với phố Wall. Quả nhiên, dưới sự ủng hộ của các ông chủ phố Wall, năm 1910, Wilson nhanh chóng trở thành Thống đốc bang New Jersey.
Bề ngoài, Wilson vẫn nghiêm khắc chỉ trích phố Wall lũng đoạn tài chính cho dù thực tế trong lòng ông ta cũng hiểu rằng địa vị và tiền đồ chính trị của ông ta sẽ phải hoàn toàn dựa vào thế lực của các nhà tài phiệt ngân hàng. Còn đám tài phiệt thì ra bộ khoan dung và kiềm chế một cách lạ thường trước sự đả kích của Wilson. Dường như hai bên đã duy trì một sự hiểu ngầm khéo léo mà chẳng cần phải nói ra.
Trong khi uy tín và thanh danh của Wilson ngày càng lên cao, các nhà tài phiệt ngân hàng đã trống giong cờ mở nhằm gây quỹ tranh cữ tổng thống cho ông. Dodge thành lập một văn phòng quyên quỹ tranh cử cho Wilson tại số 42 đại lộ Broadway New York, mở tài khoản ngân hàng đồng thời đóng góp một tấm chi phiếu trị giá
1.000 đô-la. Bằng phương thức chuyển phát nhanh, Dodge đã quyên góp được một khoản kinh phí cực lớn từ các nhà tài phiệt ngân hàng, và 2/3 nguồn kinh phí trong tổng số quyên góp được đều do 7 nhà tài phiệt ngân hàng lớn nhất phố Wall đóng góp(8).
Sau khi được đề cử tổng thống, trong niềm vui khó kiềm chế nổi, Wilson đã viết thư cho Dodge và nói rằng “Thật là không thể tưởng tượng niềm vui của tôi”. Từ đây, Wilson đã hoàn toàn dốc sức cho hoài bão của các nhà tài phiệt ngân hàng. Với tư cách là người tham gia tranh cử của Đảng Dân chủ, Wilson đã mang trên vai mình trọng trách cùng niềm hy vọng vô cùng của Đảng này. Cơn khát quyền lực của Đảng Dân chủ vốn đã mát chiếc ghế tổng thống trong nhiều năm cũng chẳng khác gì cơn khát của Wilson.
Thách thức lớn nhất lúc này của Wilson chính là đương kim tổng thống Taft – người khi đó còn chưa được biết đến trên toàn quốc – và so với Wilson thì rõ ràng Taft có lợi thế hơn rất nhiều. Trong khi Taft đang tự tin chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thứ hai và tỏ ý chưa sẵn sàng bật đèn xanh cho đạo luật của Aldrich thì một sự việc kỳ lạ chưa từng thấy đã xảy ra: cựu tổng thống Roosevelt (cha) – người tiền nhiệm của Taft đã đột nhiên chen ngang để tham gia tranh cử tổng thống. Thật là hoạ vô đơn chí cho Taft của Đảng Cộng hoà lẫn người “thay ca” do Roosevelt (cha) lựa chọn. Năm đó, nhờ ép buộc cơ quan chứng khoán miền bắc giải thể mà Roosevelt (cha) đã trở nên nổi tiếng. Ông được tiếng là cương quyết với nạn lũng đoạn, và sự xuất hiện đột ngột của ông ta sẽ xâm hại nghiêm trọng đến phiếu bầu của Taft.
Trên thực tế, sau lưng của ba ứng cử viên này đều có sự ủng hộ của các nhà tài phiệt ngân hàng. Dưới sự dàn xếp của phố Wall, Roosevelt (cha) quả nhiên “không cẩn thận” đã gây hại nặng nề cho Taft, khiến Wilson trúng cử thuận lợi.
Màn kịch này tuy khúc điệu có khác nhưng cách diễn thì lại hay như màn kịch của năm 1992, khi Bush cha bị Perry cướp mất một lượng lớn phiếu bầu đẫn đến thất bại bất ngờ trước đối thủ mới Clinton.
11. Kế hoạch B
Với sự sắp đặt hết sức cơ mật và linh cảm nghề nghiệp vượt trội, các ông trùm ngân hàng ở đảo Jekyll đã chuẩn bị sẵn hai kế hoạch. Kế hoạch thứ nhất chính là kế hoạch do thượng nghị sĩ Nelson Aldrich chủ trì, chịu trách nhiệm tấn công nghi binh, để thu hút hoả lực của phía phản đối, Đảng Cộng hoà là phe ủng hộ kế hoạch Aldrich. Một phương án khác được gọi là “Kế hoạch B” mới là hướng tấn công chính thực sự, đây chính là Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sau này, còn Đảng Dân chủ là lực lượng ủng hộ chủ yếu.
Thực ra, cả hai kế hoạch này không có sự khác nhau về bản chất, chỉ có cách diễn đạt là khác nhau mà thôi.
Cuộc tranh cử tổng thống cũng được phát triển xoay quanh mục tiêu hạt nhân này. Mối quan hệ giữa thượng nghị sĩ Aldrich với phố Wall là chuyện ai ai cũng biết. Trong bầu không khí phản đối phố Wall mạnh mẽ phủ rộng khắp nước, đạo luật cải cách tài chính do ông đề xuất tất nhiên là thất bại. Còn Đảng Dân chủ rời xa trung tâm quyền lực đã lâu, luôn đóng vai phê phán kịch liệt sự lũng đoạn tài chính. Thêm vào đó là hình ảnh tươi mới của Wilson. Tất cả những điều này khiến cho Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ do Đảng Dân chủ ủng hộ có cơ hội sẽ được thông qua. Bằng một thiết kế khéo léo tạo ra cuộc khủng hoảng năm 1907, họ đã buộc cả hai đảng nhận ra ràng, cần phải cải cách thể chế tài chính, xuôi theo ý dân. Lúc này các nhà ngân hàng đã phải hy sinh Đảng Cộng hoà, và chuyện ủng hộ Đảng Dân chủ tất nhiên là việc làm hết sức logic.
Để tiến thêm một bước trong việc mị dân, các nhà tài phiệt ngân hàng đã sử dụng cao chiêu khiến cho hai đảng phái công kích lẫn nhau. Thượng nghị sĩ Aldrich chủ trì phe chống đối, dùng những lời lẽ nghiêm khấc chỉ trích đề án của Đảng Dân chủ vốn có ý thù địch với ngân hàng, và không có lợi cho chính phủ. Ông ta tuyên bố mọi chính sách tiền tệ pháp định quay lưng lại với hệ thống bản vị vàng đều là thách thức nghiêm trọng đối với các nhà tài phiệt ngân hàng.
Tạp chí Nation ngày 23 tháng 10 năm 1908 đã đăng lời nhận xét rằng: “Chế độ tiền tệ pháp định của chính phủ không được bảo đảm bằng vàng mà ngài Aldrich phản đối cũng chính là kế hoạch do ông ta đề xuất năm 1908. Ông ta nên biết rằng, trên thực tế chính phủ không liên quan đến việc phát hành tiền tệ, (các quy định đạo luật trong thảo luận) uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang toàn quyền khống chế việc phát hành tiền tệ”.
Sự chỉ trích của Đảng Dân chủ đối với đề án của Aldrich cũng khiến thiên hạ hả hê. Họ cho rằng thứ mà Aldrich đang bảo vệ chính là lợi ích và địa vị lũng đoạn tài chính của các nhà ngân hàng phố Wall, còn đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ do Đảng Dân chủ đề xuất là nhằm “xây dựng nên một hệ thống ngân hàng trung ương hoàn mỹ phân quyền phân lập, trong đó tổng thống bổ nhiệm, quốc hội thẩm duyệt, các nhà ngân hàng đưa ra ý kiến chuyên môn, khống chế lẫn nhau”.
Do không am tường nhiều về công việc tài chính nên Wilson tin rằng, phương án này đã phá tan sự lũng đoạn của các nhà ngân hàng phố Wall đối với ngành tài chính.
Chính nhờ sự phản đối và chỉ trích kịch liệt của Aldrich và Vanderlip cũng như phố Wall mà đạo luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ của Đảng Dân chủ chiếm được thiện cảm của dân chúng.
12. Đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được phê duyệt – mộng đẹp của các nhà tài phiệt ngân hàng thành hiện thực
Đồng thời với sự kiện Wilson trúng cử tổng thống, kế hoạch B chính thức được khởi động.
Ngày 26 tháng 6 năm 1913, tức là chỉ 3 tháng sau khi Wilson bước vào Nhà Trắng, Carter Glass – một nhà tài phiệt ngân hàng đồng thời là hạ nghị sĩ của bang Virginia, đã chính thức tung ra kế hoạch B tại hạ viện: Dự luật Glass (The Glass Bill). Ông ta cố ý tránh dùng những từ quá kích động như ngân hàng trung ương, và thay vào đó là “Cục Dự trữ Liên bang”. Ngày 18 tháng 9, dự luật này đã được thông qua tại hạ viện với tỉ lệ 287 phiếu thuận và 85 phiếu chống trong tình hình đa số hạ nghị sĩ chẳng hiểu gì bản chất của vấn đề.
Sau khi được trình lên thượng viện, dự luật này mang tên dự luật Glass-Owen. Bản thân thượng nghị sĩ Robert Owen cũng là một nhà tài phiệt ngân hàng. Ngày 19 tháng 12 năm 1913, dự luật này đã được thượng viện thông qua. Lúc này, trong hai bản dự luật này vẫn còn hơn 40 điểm khác nhau chờ giải quyết. Theo quy dính của hai viện, trong vòng một tuần trước lễ Giáng sinh, Quốc hội sẽ không thông qua các dự luật quan trọng và mọi người chỉ có thể đợi đến năm sau mới có thể bàn tiếp. Vì thế, rất nhiều nghị sĩ phản đối dự luật này đã nhao nhao rời Washington về nhà nghỉ lễ.
Lúc này, ở Quốc hội có một văn phòng làm việc tạm thời. Paul Warburg chỉ huy trực tiếp chiến địa này đã nắm đúng cơ hội ngàn năm có một này, phát động một trận chiến sấm chớp. Ông cho mời các nghị sĩ đến văn phòng tạm thời này để thương thảo các bước tiếp theo. Tối thứ bảy ngày 20 tháng 12, cả hai viện đã triệu tập hội nghị liên tịch tiếp tục thương thảo các điểm bất đồng quan trọng. Lúc này, ai cũng muốn thông qua dự luật bằng mọi giá trước kỳ nghỉ Giáng sinh. Thậm chí ngày 17 tháng 12, Nhà Trắng tuyên bố bắt đầu cân nhắc đến danh sách thành viên Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang khoá một. Nhưng mãi đến giữa đêm ngày 20, những bất đồng quan trọng vẫn chưa thể giải quyết.
Dưới sự thúc ép của các nhà tài phiệt ngân hàng, hội nghị liên tịch quyết định sẽ tiếp tục họp trọn ngày chủ nhật – tức ngày 21, nếu không giải quyết được vấn đề thì không nghỉ.
Đến nửa đêm ngày 20, hầu như cả hai viện vẫn chưa đạt được sự thống nhất đối với một số vấn đề quan trọng.
Những bất đồng này bao gồm: Số lượng ngân hàng địa phương của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ; lượng vàng dự trữ được đảm bảo chắc chẩn như thế nào; tỉ lệ dự trữ vàng; vấn đề kết toán tiền tệ trong mậu dịch quốc nội và quốc tế; đề án cải cách dự trữ vàng; tiền tệ do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát hành có thể trở thành vàng dự trữ của ngân hàng thương mại hay không; tỉ lệ công trái chính phủ làm sản phẩm thế chấp để phát hành tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang; vấn đề lạm phát tiền tệ(9).
Sau một ngày, sáng thứ hai ngày 22, tờ New York Times đã đăng một bài báo quan trọng “Dự luật tiền tệ hôm nay có thể trở thành luật”. Bài báo này đã nhiệt liệt tán dương hiệu suất làm việc của Quốc hội, “với một tốc độ làm việc chưa từng có, hội nghị liên tịch đã sửa đổi sự bất đồng đối với dự luật của hai viện, mọi thứ đã hoàn tất vào sáng sớm hôm nay”. Khoảng thời gian mà bài báo này đề cập nằm vào khoảng từ 1 giờ 30 đến 4 giờ sáng ngày thứ hai. Một dự luật quan trọng rồi đây sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân Mỹ đã được tiến hành dưới sự vội vàng và áp lực, tuyệt đại đa số các nghị sĩ không thể đến kịp để đọc kỹ những chỗ sửa đổi, chứ đừng nói đến việc chỉnh sửa dự luật.
4 giờ 30 sáng ngày 22, văn kiện cuối cùng đã được giao đến nhà in.
Đúng 7 giờ, các nghị sĩ đối chiếu bản thảo lần cuối.
2 giờ chiều, văn kiện đã in xong được đặt trên bàn làm việc của các nghị sĩ với thông báo cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 4 giờ chiều.
4 giờ chiều, hội nghị bắt đầu.
Đúng 6 giờ, báo cáo cuối cùng của hội nghị liên tịch đã được đưa ra, lúc này đại đa số nghị sĩ đã đi ăn cơm tối, trên hội trường chỉ còn lác đác mấy nghị sĩ.
7 giờ 30 tối, Grass bắt đầu đọc bài diễn văn kéo dài 20 phút, sau đó bước vào giai đoạn tranh luận.
11 giờ đêm, mọi người bắt đầu biểu quyết. Cuối cùng, hạ viện đã thông qua với số phiếu áp đảo 298/60.
Ngày 23, hai ngày trước lễ Giáng sinh, thượng viện cũng đã biểu quyết thông qua dự luật Cục Dự trữ Liên bang với tỉ lệ 43/25 (vắng 27 nghị sĩ). Để báo đáp ơn tri ngộ của các nhà tài phiệt phố Wall, tổng thống Wilson đã chính thức đặt bút ký vào dự luật này chỉ một giờ sau khi thượng nghị viện thông qua dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Phố Wall và thành phố tài chính London tức khắc reo mừng hoan hô.
Trong bài diễn thuyết hôm đó, nghị sĩ Lindbergh đã nói rằng:
Dự luật này (dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) đã trao quyền tín dụng lớn nhất trên trái đất. Ngay sau khi tổng thống đặt bút ký vào dự luật này, quyền lực của tiền tài vốn dĩ chẳng xem chính phủ ra gì này sẽ được hợp pháp hoá. Người dân trong thời gian ngắn sẽ không thể biết được điều này, nhưng sau mấy năm nữa họ sẽ nhận ra tất cả. Đến lúc đó, người dân cần phải tuyên bố “tuyên ngôn độc lập” lại lần nữa mới có thể giải phóng mình ra khỏi quyền lực của đồng tiền. Thứ quyền lực của đồng tiền này cuối cùng sẽ đủ sức khống chế cả Quốc hội. Nếu như các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ chúng ta không lừa gạt quốc hội thì phố Wall không thể lừa dối chúng ta. Nếu chúng ta thật sự có một Quốc hội của dân thì người dân sẽ có đời sống ổn định. Sự phạm tội lớn nhất của Quốc hội chính là dự luật hệ thống tiền tệ (dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ). Dự luật ngân hàng này là sai lầm lập pháp nghiêm trọng nhất trong thời đại của chúng ta. Giới chóp bu của hai đảng đã một lần nữa tước đoạt mất cơ hội nhận được những điều tốt đẹp từ chính phủ của chính họ(10).
Còn các nhà tài phiệt ngân hàng thì không ngớt lời ca ngợi dự luật này. Oliver Sands – Chủ tịch American National Bank đã nói một cách tràn trề nhiệt tình rằng:
“Việc thông qua dự luật tiền tệ này sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với quốc gia và sẽ giúp ích cho hoạt động thương nghiệp. Theo tôi thấy, đây là sự bắt đầu cho một thời đại phồn vinh rộng khắp”.
Trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Independent tháng 7 năm 1914, thượng nghị sĩ Aldrich đã tiết lộ:
“Trước khi dự luật này (dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) được thông qua, các nhà tài phiệt ngân hàng New York chỉ có thể kiểm soát nguồn vốn của vùng này. Bây giờ, họ đã có thể chi phối dự trữ vàng trong ngân hàng của cả quốc gia”.
Trải qua hơn một trăm năm đối đầu quyết liệt với chính phủ Mỹ, cuối cùng các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã đạt được mục đích của họ: khống chế triệt để quyền phát hành tiền tệ quốc gia của nước Mỹ. Và mô hình của Ngân hàng Anh cuối cùng đã được phục chế thành công tại Hoa Kỳ.
13. Ai nắm giữ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ?
Nhiều năm nay, vấn đề ai đang nắm giữ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn luôn là một đề tài kín như bưng. Bản thân Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì luôn quanh co úp mở. Giống như Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng giữ kín thông tin về các cổ đông. Hạ nghị sĩ Wright Patman đảm nhận chức chủ tịch ngân hàng Hạ viện và uỷ ban tiền tệ đến 40 năm, trong đó có 20 năm liền ông không ngừng đề xuất phương án phế bỏ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và ông cũng luôn để ý đến vấn đề rốt cuộc ai đang nắm giữ Cục Dự trữ Liên bang.
Bí mật này cuối cùng đã được hé lộ. Eustace Mullins – tác giả cuốn sách “Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ” (Secrets of Federal Reserve) – đã trải qua hơn nửa thế kỷ nghiên cứu và thu thập được 12 giấy phép kinh doanh (Organization Certificates) sớm nhất của ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, trên đó ghi rõ ràng giá trị mỗi một cổ phần cấu thành của Cục Dự trữ Liên bang.
Ngân hàng New York của Cục Dự trữ Liên bang là ngân hàng khống chế thực tế hoạt động của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Tổng lượng cổ phần phát hành theo đăng ký trong văn bản gửi cơ quan kiểm toán ngày 19 tháng 5 năm 1914 là 20.3053 cổ phần, trong đó:
National City Bank of New York dưới sự khống chế của công ty Rockefeller và Kuhn Loe, tức là tiền thân của Ngân hàng Hoa Kỳ, nắm giữ số cổ phần lớn nhất – 30.000 cổ phần.
First National Bank của Morgan nắm giữ 15.000 cổ phần.
Sau khi sáp nhập vào năm 1955 thành Ngân hàng Hoa Kỳ, hai công ty đã nắm giữ gần 1/4 số cổ phần của Ngân hàng New York thuộc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ, và trên thực té nó đã quyết định chiếc ghế Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang. Việc tổng thống bổ nhiệm chức Chủ tịch chỉ là hình thức mà thôi, còn việc lấy ý kiến Quốc hội lại càng giống một màn kịch.
Ngân hàng thương mại quốc gia New York (National Bank of Commerce of New York City) của Paul Wahlberg nắm giữ 21.000 cồ phần.
Hanover Bank của dòng họ Rothschild đảm nhận chức Chủ tịch với quyền sở hữu 10.200 cổ phần.
Chase National Bank nắm giữ 6.000 cổ phần.
Chemical Bank nắm giữ 6.000 cổ phần.
Tổng cộng, sáu ngân hàng này đã nắm giữ 40% cổ phần Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đến năm 1983, họ đã nắm giữ tổng cộng là 53% lượng cổ phần.
Sau khi điều chỉnh, tỉ lệ nắm giữ cổ phần của họ là: Ngân hàng Hoa Kỳ 15%, Chase Manhattan 14%, Morgan Guaran ty Trust 9%, Manufacturers Hanover 7%, Chemical Bank 8%(11).
Tổng vốn đăng ký của Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là 143 triệu đô-la, nhưng việc các ngân hàng kể trên có chi ra khoản tiền này hay không vẫn là một câu đố. Một số nhà sử học cho rằng các ngân hàng chỉ chi ra một nửa hiện kim, trong khi một số nhà sử học khác thì cho rằng, về cơ bản, các ngân hàng không chi ra bất cứ hiện kim nào mà chỉ dùng hối phiếu để chi ra, và trên tài khoản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mà bản thân họ đang sở hữu chỉ là sự biến động của mấy con số mà thôi, còn sự vận hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực ra chính là việc “dùng giấy thế chấp phát hành ra giấy”. Chẳng thế mà một nhà sử học đã mỉa mai rằng, hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang không mang tính chất “liên bang”, cũng chẳng có “dự trữ”, và cũng không phải là “ngân hàng” nốt.
Ngày 15 tháng 6 năm 1978, uỷ ban đối ngoại của chính phủ thượng nghị viện Mỹ đã công bố báo cáo về lợi tức của các công ty chủ chốt của nước Mỹ. Báo cáo này cho thấy rằng, 470 vị trí thành viên Hội đồng quản trị là do người của 130 công ty chủ chốt nhất của Mỹ nắm giữ. Tính bình quân tại mỗi một công ty chủ chốt có 3,6 ghế trong hội đồng quản trị thuộc về các nhà tài phiệt ngân hàng.
Trong đó, Ngân hàng Hoa Kỳ đã khống chế 97 ghế Hội đồng quản trị; công ty J.P. Morgan – 99 ghế; Chemical Bank – 96 ghế; Chase Manhattan – 89 ghế; Hanover De – 89 ghế.
Ngày 3 tháng 9 năm 1914, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định bán cổ phần ra công chúng, tờ New York Times đã công bố cơ cấu cổ phần của các ngân hàng chủ yếu như sau:
National City Bank đã phát hành 250.000 cổ phiếu, James Stillman nắm giữ 47.498 cổ phiếu; công ty J.P. Morgan nắm giữ 14.500 cổ phiếu; William Rockefeller nắm giữ 10.000 cổ phiếu; John Rockefeller nắm giữ l~750 cổ phiếu.
Ngân hàng thương mại quốc gia New York đã phát hành 250.000 cổ phiếu, George Berk nắm giữ 10.000 cổ phiếu; công ty J.P. Morgan – 7.800 cổ phiếu; May Hariman – 5.650 cổ phiếu; Paul Warburg – 3.000 cổ phần; Jacob Schiff – 1.000 cổ phần, J.P. Morgan con – 1.000 cổ phiếu.
Chase Bank, George Berk nắm giữ 13.408 cổ phiếu.
Hanover Bank, James Still nắm giữ 4.000 cổ phiếu; William Rockefeller nắm giữ 1.540 cổ phiếu.
Kể từ khi thành lập vào năm 1913 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang đã cho thấy một sự thật không thể bao biện rằng các nhà tài phiệt ngân hàng đang thao túng mạch máu tài chính, công thương nghiệp và chính trị của nước Mỹ.
Hơn thế nữa, các nhà tài phiệt phố Wall đều có mối quan hệ mật thiết với dòng họ Rothschild của thành London.
Benjamin Strong – CEO của Bankers Trust – được chọn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khoá thử nhất. “Dưới sự khống chế của Strong, hệ thống dự trữ liên bang đã hình thành mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với Ngân hàng Anh và Ngân hàng Pháp. Benjamin Strong giữ chức Chủ tịch ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York mãi đến năm 1928 thì đột ngột tử vong trong khi Quốc hội đang điều tra hội nghị bí mật của Cục Dự trữ Liên bang cũng như giới chóp bu của ngân hàng trung ương châu Âu. Những hội nghị bí mật này đã dẫn đến cuộc đại suy thoái năm 1929”(12).
14. Hội đồng quản trị khoá một của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Về sau, Wilson đã tự thừa nhận rằng, ông ta chỉ được phép chỉ định một thành viên trong Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các thành viên còn lại đều do các nhà tài phiệt ngân hàng của New York lựa chọn. Trong quá trình đề cử và bổ nhiệm Paul Warburg vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, thượng nghị viện yêu cầu ông phải có mặt tại Quốc hội để trả lời chất vấn vào tháng 6 năm 1914, chủ yếu là tìm hiểu vai trò của ông trong quá trình soạn thảo dự luật Cục Dự trữ Liên bang, nhưng rốt cuộc, Paul đã từ chối thẳng thừng. Trong thư gửi cho Quốc hội, ông tuyên bố rằng việc trả lời bất cứ chất vấn nào theo yêu cầu đều có thể sẽ ảnh hưởng đến vai trò của ông trong Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang, vì vậy ông quyết định từ chối việc tiếp nhận đề cử vào chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Tờ New York Times ngay lập tức lên tiếng minh oan cho Paul, và trong số ra ngày 10 tháng 7 năm 1914, tờ báo này đã chỉ trích thượng nghị viện không nên chất vấn Paul một cách hồ đồ như vậy.
Hiển nhiên Paul là nhân vật trung tâm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nếu không có ông, chắc chẳng có người thứ hai nào biết được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ rốt cuộc vận hành như thế nào. Đối mặt với thái độ cứng rắn của ông, Quốc hội chỉ còn cách gật đầu và đưa ra một danh sách các câu hỏi trước khi ông nhậm chức, và nếu như cảm thấy câu hỏi nào đó “sẽ ảnh hưởng đến vai trò của mình”, Paul có thể không trả lời, và cuối cùng thì Paul đã đành miễn cưỡng đồng ý nhưng yêu cầu được gặp mặt phi chính thức.
Uỷ ban hỏi: Tôi biết Ngài là người của Đảng Cộng hoà, nhưng ngay khi Roosevelt tham gia tranh cử thì Ngài lại trở thành người đồng tình và ủng hộ Wilson (Đảng Dân chủ)?
Paul đáp: Đúng vậy.
Uỷ ban hỏi: Nhưng anh của Ngài (Felix Warburg) lại ủng hộ Taft (Đảng Cộng hoà)?”
Paul đáp: Đúng vậy!(13)
Điều thú vị là, ba cổ đông của công ty Kuhn Loeb lại ủng hộ ba người khác nhau ra tranh cử tổng thống, trong số đó Otto Kahn ủng hộ Roosevelt cha. Giải thích của Paul là ba người này không can thiệp vào quan điểm chính trị của nhau, bởi vì “tài chính và chính trị không liên quan đến nhau”.
Paul vượt qua cuộc điều trần của Quốc hội một cách thuận lợi, trở thành Chủ tịch thứ nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, sau đó trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ngoài Paul ra, bốn thành viên khác của hội đồng là:
– Adolph Miller, nhà kinh tế học, xuất thân từ Đại học Chicago do Rockefeller tài trợ và Đại học Harvard do Morgan tài trợ.
– Charles Hamlin, từng đảm nhiệm chức trợ lý Bộ trưởng tài chính.
– Frederick Delano, thông gia của Roosevelt, nhà tài phiệt ngân hàng đường sắt.
– WP.G Harding, Chủ tịch First National Bank of Atlanta.
Thomas D. Jones được tổng thống Wilson đích thân tiến cử đã bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra và khởi tố, về sau tự rút lui khỏi Hội đồng quản trị.
Hai thành viên khác là Bộ trưởng tài chính và Kiểm toán viên tiền tệ.
15. Hội đồng tư vấn liên bang
Hội đồng tư vấn liên bang là một chiếc camera bí mật được Paul Warburg dày công thiết kế để khống chế Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Trong quá trình vận hành hơn 90 năm của Cục Dự trữ Liên bang, Hội đồng tư vấn liên bang đã thực hiện một cách hết sức xuất sắc ý tưởng năm đó của Paul, hầu như chưa có ai để ý cơ cấu này và sự vận hành của nó, cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy.
Năm 1913, hạ nghị sĩ Grass đã ra sức quảng cáo cho Hội đồng tư vấn liên bang. Ông ta nói: “Ở đây không thể có thứ gì gian ác. Mỗi năm Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang sẽ hội đàm bốn lần với Hội đồng tư vấn của các nhà tài phiệt ngân hàng, mỗi một thành viên đại diện cho Cục Dự trữ Liên bang địa phương nơi mình sống. Chúng ta còn có thể bảo vệ lợi ích của công chúng tốt hơn sự sắp đặt này không?” Bản thân hạ nghị sĩ Grasse là một nhà tài phiệt ngân hàng, và ông ta không giải thích hoặc cung cấp bất cứ chứng cứ nào cho thấy các nhà ngân hàng đã từng bảo vệ lợi ích gì của công chúng trong lịch sử của nước Mỹ.
Hội đồng tư vấn liên bang do 12 nhà tài phiệt ngân hàng địa phương thuộc Cục Dự trữ Liên bang tiến cử hợp thành, mỗi năm hội đàm bốn lần với thành viên của Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang tại Washington. Các nhà tài phiệt ngân hàng đã đề xuất “kiến nghị” chính sách tiền tệ cho các thành viên Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang, mỗi một đại biểu đại diện cho lợi ích kinh tế của địa phương mình, mỗi người đều có quyền bỏ phiếu như nhau, đơn giản mà hoàn toàn kín kẽ về lý thuyết, nhưng trong sự khốc liệt tàn bạo của ngành ngân hàng thì đó hoàn toàn lại là một bộ “quy tấc ngầm” khác.
Thật khó tưởng tượng được tại sao một nhà ngân hàng nhỏ của Cincinnati lại ngồi chung một bàn hội nghị với các trùm tài chính quốc tế như Paul Warburg, Morgan để đề xuất “kiến nghị chính sách tiền tệ“ với các ông trùm tài chính này? Chỉ cần tiện tay móc trong túi ra một tấm chi phiếu rồi ngoạch lên đó hai nét bút thì bất cứ ai trong số hai ông trùm tài chính này cũng đủ khiến cho các nhà tài phiệt ngân hàng nhỏ khuynh gia bại sản. Trên thực tế, sự sinh tồn của mỗi một nhà tài phiệt ngân hàng nhỏ trong số 12 khu vực liên bang đều hoàn toàn phụ thuộc và sự ban ơn của 5 ngân hàng lớn ở phố Wall. Năm ông trùm này có ý đem đa số các giao dịch lớn với các ngân hàng châu Âu để chuyển thành các giao dịch nhỏ lẻ cho các “ngân hàng vệ tinh” trong các khu vực của mình xử lý. Và càng có được những thương vụ béo bở thì “các ngân hàng vệ tinh” càng thêm phục tùng nghe theo các ông trùm kia. Đương nhiên, năm ông trùm kia cũng có quyền nắm giữ cổ phần của những ngân hàng nhỏ này. Nói chung chúng ta không cần phải tưởng tượng nhiều cũng có thể biết được kết quả mỗi khi khi các ngân hàng nhỏ “đại diện cho lợi ích khu vực của mình” này cùng nhau thảo luận chính sách tiền tệ của Mỹ với năm ông trùm tài chính kia.
Cho dù “kiến nghị” của Hội đồng tư vấn liên bang chẳng có sức trói buộc lắm đối với việc quyết sách của hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang, nhưng đều đặn mỗi năm bốn lần, các nhà tài phiệt ngân hàng không ngại khổ cực vi hành đến Washington để hội họp với năm ông trùm phố Wall. Có phải họ đến Washington chỉ để gặp gỡ trà nước với năm nhà tài phiệt đó? Nên nhớ rằng, họ là những con người vô cùng bận rộn cùng lúc phải kiêm nhiệm chức chủ tịch Hội đồng quản trị của 63 công ty như Morgan. Nếu như sự “kiến nghị” của họ không nhận được bất cứ sự suy xét nào, mà họ vẫn vui vẻ đó thực sự là điều hết sức kỳ lạ.
16. Chân tướng ở đâu?
Tuyệt đại da số người Mỹ hoàn toàn không thể hiểu được chính xác phương thức vận hành của các thể chế cho vay quốc tế. Sổ sách của cục dự trơ liên bang Mỹ vốn dĩ chưa từng được kiểm tra. Nó hoàn toàn được vận hành bên ngoài phạm vi khống chế của Quốc hội, và nó dang thao túng nguồn cung ứng tín dụng của nước Mỹ.
Thượng nghị sĩ Barry Goldwater
Để tạo ra giá cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chỉ cần hạ thấp lãi suất xuống, nhằm mở rộng hoạt động tín dụng và tạo nên một thị trường cổ phiếu phồn vinh. Ngay sau khi ngành công thương đã quen với môi trường lãi suất như vậy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại quyết định nâng cao lãi suất một cách tuỳ ý nhằm chấm dứt sự phồn vinh này.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các nhà tài phiệt ngân hàng nắm giữ Cục Dự trữ Liên bang có thể dùng khả năng điều chỉnh lãi suất nhẹ nhàng khiến cho giá thị trường dao động lên xuống một cách hài hoà như con lắc cũng có thể điều chmh mạnh lãi suất khiến cho giá cả thị trường dao động dữ dội. Bất kể là tình hình nào, nó sẽ nắm giữ tin tức nội bộ của tình hình tài chmh và biết trước sự thay đổi sắp đến của sự việc.
Đây là điều mà không có một chính phủ nào có thể có được (quyền biết trước thông tin thị trường). Và đây cũng là điều kỳ lạ nhất và nguy hiểm nhất mà giai cấp đặc quyền thiểu số nắm giữ. Hệ thống này là thuộc tư hữu, toàn bộ mục đích vận hành của nó chính là lợi dụng tiền của người khác để thu được lợi nhuận lớn nhất có thể. Họ biết được khi nào thì cần tạo ra khủng hoảng để thu lợi. Tương tự họ cũng biết phải dừng khủng hoảng vào lúc nào. Khi tài chính được khống chế thì lạm phát tiền tệ và siết chật tiền tệ đều có hiệu quả như nhau đối với mục đích của họ.
Hạ nghị sĩ Charles Lindbergh
Mỗi một phiếu dự trữ liên bang (Federal Reserve Note) đều đại diện cho một khoản nợ chưa trả của một đồng đô-la Cục Dự trữ Liên bang.
Báo cáo tiền tệ, Ngân hàng hạ viện và uỷ ban tiền tệ
Ngân hàng khu vực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là cơ cấu chính phủ mà là công ty độc lập do tư nhân nắm giữ và địa phương kiểm soát.
Lewis và chính phủ Mỹ, 1982
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là một trong những cơ cấu hủ bại nhất trên thế giới. Trong số những người có thể nghe chúng ta nói (diễn thuyết của quốc hội), chẳng một ai biết được trên thực tế quốc gia của chúng ta đang bị các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thống trị.
Có một số người cho rằng, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang là cơ cấu của Chinh phủ Mỹ. Trên thực tế, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang không phải là cơ cấu chinh phủ mà là cơ cấu lũng đoạn hoạt động tín dụng do tư nhân chi đạo. Cục Dự trữ Liên bang đang bóc lột nhân dân Mỹ vì lợi ích của bản thân họ cũng như lợi ích của những kẻ bịp bợp ngoại quốc.
Hạ nghị sĩ Louis McFadden
Khi viết chi phiếu, trong tài khoản của bạn và tôi cần phải có đủ tiền để bảo đảm cho kim ngạch của chi phiếu đó. Thế nhưng, khi xuất chi phiếu, trong tài khoản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chẳng có bất cứ món tiền nào để bảo đảm. Đây cũng là lúc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sáng tạo ra tiền tệ.
Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Boston
Từ năm 1913 đến năm 1949, nguồn vốn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từ 143 triệu đô-la đã tăng vọt lên 45 tỉ đô-la. Số tiền này trực tiếp chảy vào hầu bao của các cổ đông ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
L estaque Mullins
Rất nhiều vị tổng thống đã đưa ra lời cảnh báo về sự đe doạ của quyền lực tiền tệ. Nhiều ghi chép của quốc hội và các án lệ pháp luật đã nói rõ ràng tính chất tư hữu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng có bao nhiêu người dân Mỹ, người dân Trung Quốc cũng như các quốc gia khác biết được điều này? Đây mới là điểm đáng sợ của vấn đề! Chúng ta cho rằng giới truyền thông uy quyền của phương Tây “tự do công bằng” sẽ phơi bày tất cả, nhưng trên thực tế, chân tướng của vấn đề luôn bị giới truyền thông cố ý “bỏ qua”. Vậy còn sách giáo khoa của nước Mỹ thì sao? Vốn dĩ các loại sách giáo khoa Mỹ đều lấy việc lựa chọn những “nội dung lành mạnh” cho thế hệ sau mà bỏ qua các loại quỹ mang đanh nghĩa của các nhà ngân hàng quốc tế.
Trước khi qua đời, tổng thống Wilson đã thừa nhận rằng mình đã bị lừa dối trong các vấn đề liên quan đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Ông đã day dứt khi nói rằng: “Tôi đã vô ý huỷ hoại tổ quốc mình”.
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức đi vào hoạt động ngày 25 tháng 10 năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bùng nổ. Lại một sự “trùng hợp” hoàn hảo về thời gian! Các cổ đông của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang hồ hởi chờ một mẻ cá lớn?
CHÚ THÍCH
(1) Trích từ “Hệ thống kinh tế quốc dân và ngân hàng” (National Economy and the Banking System), Tài liệu của Thượng nghị viện, số 23, Đại hội thứ 76, Kỳ họp thứ nhất. 1939.
(2) John Moody, The Seven Men, McClure s Magazine, 8/1911, tr. 418.
(2a) John Moody, The Seven Men, McClure s Magazine, 8/1911, tr. 418.
(3) William Guy Carr, Những con tốt trong trò chơi (Pawns In The Game), 1978.
(4) Eustace Mullins, Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – John McLlaughlin 1993, Chương 3.
(5) Paul M Warburg, Nhược điểm và nhu cầu của hệ thống ngân hàng của chúng ta (Defects and Needs of our Banking System), 1907.
(6) Ron Chernow, Gia tộc Morgan (The House of Morgan) (Groove Press, 1990). tr.128.
(7) Antony C. Sutton, Âm mưu của Cục Dự trữ Liên bang (The Federal Reserve Conspiracy) – Tab Books, 1995, tr. 78.
(81 Antony C. Sutton, âm mưu của Cục Dự trữ Liên bang (The Federal Reserve Conspiracy) – Tab Books, 1995, tr. 83.
(9) Eustace Mullins, Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – John McLlaughlin 1993, Chương 3.
(10) Charles Lindberg – cha. Diễn văn nhậm chức, 23/12/1913.
(11) Eustace Mullins, Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – John McLlaughlin 1993, tr. 178.
(12) Ferdinand Lundberg, 60 gia đình Mỹ (America s 60 families) Halcyon House, 1939.
(13) Eustace Mullins, Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – John McLlaughlin 1993, Chương 3.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.