Mặc Kệ Thiên Hạ - Sống Như Người Nhật

Chương 3: Việc Tâm Sự Chỉ Khiến Bạn Lúc Nào Cũng Tự Trách Bản Thân



Pananceia là một vị thần xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp.Trong thần thoại La Mã, nàng được gọi với cái tên Panacea- nữ thần chữa bệnh. Qua các tác phẩm nghệ thuật như thi ca và âm nhạc, nàng được biết đến với vai trò vị thần đại diện cho y thuật,một trong những con gái của Asclepius – người được coi là biểu tượng của nghành y trong thần thoại Hy Lạp, con trai thần mặt trời Apollo.

Tên gọi Panaceia mang ý nghĩa “xoa dịu mọi thứ”,chính là nguồn gốc của từ tiếng anh “panacea”-thần dược vạn năng.

Vậy ra, trong lịch sử, con người đã cho rằng sự xoa dịu tương đương với thần dược vạn năng. Tuy nhiên, thực tế đã chothaasy một điều đáng tiếc là liều thuốc đó không thể xoa dịu mọi loại bệnh tật. Nếu xoa dịu thực sự là thần dược vạn năng thì có lẽ không ai phải nhận thêm bấtcuws nỗi đau nào, cũng không có người có muốn được xoa dịu mà tự khiến mình bị tổn thương nhiều hơn.

Nếu xoa dịu không thể kéo người ta ra khỏi nỗi đau thì ta có nên thay đổi việc đó bằng “tâm sự”?

Tuy nhiên,việc “được lắng nghe” cũng có những nguy hiểm tiềm ẩn riêng.

Khi gặp phải chuyện buồn hay vướng mắc về tâm lí,con người thường có nhu cầu được ai đó lắng nghe. Mong muốn giãi bày tâm sự, được thấu hiểu là hoàn toàn lí giải được.

Thế nhưng, việc chia sẻ với người khác cũng chính là sự “xoa dịu”,nó chỉ lam mối bận tâm tạm thời lắng xuống, khiến bạn yên lòng hơn trong thoáng chốc mà chẳng thể giải quyết triệt để lo lắng của bạn.

Trên thực tế, tâm sự với ai đó không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền bạc hay tình cảm.

Có người tự trách bản thân vẫn chẳng giải quyết được gì sau khi chia sẻ với người khác.có người lại cho rằng một người vẫn chưa đủ để nghĩ hướng giải quyết đành tiếp tục chia sẻ nỗi lo với người khác nữa. Nhưng dù bạn có tìm đến ai thù kết quả cũng chỉ có một. Bạn chỉ thấy nhẹ nhõm trong chốc lát, để rồi sau đó phải đối mặt với sự thực rằng vấn đề chưa được giải quyết được kể cả bạn chia sẻ với bao nhiêu người đi chăng nữa. Dần dần, bạn sẽ lún sâu vào ý tui trách mình là kẻ vô dụng.

Bạn càng chia sẻ cho bao nhiêu thì nỗi lo lắng lại càng tăng.

Bạn đang rất bối rối và muốn cố gắng thoát khỏi sự khổ sở ấy. Hiện thực có thể khiến bạn vô cùng sốc nhưng chắc chắn bạn không phải người duy nhất không biết sự thật.

Nếu bạn vẫn thường xuyên tìm kiếm sự xoa dịu thì tôi khuyên bạn nên dừng lại ngay.

Là chuyện viên tư vấn tâm lí học làm việc ở bộ quốc phòng,tôi của nhiệm vụ điều trị cho các binh sĩ- những người hằng ngày phải đối mặt với nỗi áp lực từ việc tính mạng bị đe dọa.

Tỷ lệ tự tử ỏ lực lượng phòng vệ khá cao, theo như công bố của bộ lao đông và phúc lợi, tỷ lệ đó gấp1.5 lần so với người dân bình thường nói chung. Do công việc đặc thù khác với những nhanh nghề thông thường, luôn phải đối mặt nhiều nguy hiểm nên họ có những nỗi lo lắng rất riêng.

Ngoài ra, là một trong số ít các nhân viên tư vấn hậu họa ở nhật, tôi cũng có nhiệm vụ chăm sóc tâm lý cho những người gặp nạn của trận đại địa chấn ở miền Đông Nhật Bản và vụ sạt lở đất quy mô lớn tại hiroshima năm 2014,đặc biệt là những người bị thương hoặc mắc chứng PTSD(rối loạn stress sau sang chấn).

Qua nhiều lần tiếp xúc với những nạn nhân rơi vào hoàn cảnh không thể tự mình làm bất cứ điều gì, tôi có thể khẳng định một điều:Những người mong muốn được an ủi thì tình trạng chuyển biến xấu, trong khi đó, những người kiên quyết dựa vào bản thân mình thì nhanh chóng hồi phục.

Sau khi tôi thành lập công ty tư vấn phi lợi nhuận và website chính thức, tôi nhận được rất nhiều email xoay quanh các vấn đề thường gặp phải trong cuộc sống.một email được gửi đến với nội dung ngư sau:

“Tôi đang ngoại tình. Tôi đã bỏ bê con cái, nhưng bởi vì tôi bị chồng bao hành. Tôi bị chồng bạo hành nên mới làm như vậy?Việc tôi làm là đúng phải không? “

Người phụ nữ ấy có lẽ mong nhận được sự đồng tình của tôi kiểu như:”Vậy hả? Thật khổ cho cô. Cô không làm sai gì cả”

Hẳn cô ấy đã muốn tôi đáp lại như thế. Nhưng tôi không đơn giản đồng ý với cô ấy. Cho dù khó khăn như thế nào cũng phải vượt qua và tiến về phía trước,đối diện với người đó bằng sự chân thành, vậy mới làm phương châm sống của tôi.

“Này bây giờ cô buông thả bản thânthif cả đời cô sẽ phải chịu khổ. Cô nen suy nghĩ đến việc tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình”.Tôi đã trả lời lại như thế. Tôi đã nhgix một cách nghiêm túc xem nếu kiên trì hướng về tương lai, cô ấy sẽ làm gì để chạm tới hạnh phúc.

Thật không may, sau lần đoá tôi đã mất liên lạc với cô ấy. Sau này, tôi nghe đâu đó nói rằng cô ấy đã tự mình giải quyết tận gốc rễ vấn đề.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.