Xác Chết Dưới Gốc Sồi

CHƯƠNG 13



Vandoosler trèo lên một chiếc ghế tựa, thò đầu qua một lá cửa con để giám sát sự biểu hiện của ngôi nhà bên phải. Mặt trận phía Tây như Lucien nói. Cái gã này thực sự là một kẻ điên khùng. Tuy nhiên, hầu như gã đã viết những cuốn sách rất vững vàng về nhiều mặt chưa được biết đến của cuộc chiến năm 1914-1918 ấy. Thế nào mà người ta lại có thể say sưa đối với cái thứ già cỗi ấy trong lúc có biết bao những mưu mô thủ đoạn có thể nổi lên ở những xó xỉnh của mọi khu vườn? Dẫu sao, có lẽ đó cũng cùng một công việc.
Có lẽ ông cần xem xét lại không gọi họ là Thánh Truc và Thánh Machin nữa. Cái đó làm họ tức giận và rất có thể hiểu được. Đó không phải là những chú bé nữa. Phải, nhưng ông, việc đó làm ông vui. Còn hơn cả thế. Cho đến nay, Vandoosler chưa bao giờ khước từ điều gì đó tìm kiếm cho ông niềm vui. Vậy là ông sẽ thấy họ sẽ đem cho hiện tại cái gì, ba gã nghiên cứu Thời đại này. Nghiên cứu để nghiên cứu, có sự khác nhau gì giữa cuộc sống của những kẻ săn-hái với cuộc sống của những thầy tu dòng Xi-tơ, cuộc sống của những binh nhì và cuộc sống của Sophia Siméonidis? Trong lúc chờ đợi, ông giám sát Mặt trận phía Tây, chờ đợi Pierre Relivaux thức dậy.
Việc đó hẳn không chậm trễ. Đây không phải loại người nằm ườn lâu trên giường. Đây là một người theo thuyết ý chí chăm chỉ, một loại người hơi gây bực mình.
Khoảng chín giờ rưỡi, với nhiều lần đi đi lại lại thoáng thấy lờ mờ, Vandoosler cho rằng Pierre Relivaux đã sẵn sàng đối với ông. Ông xuống bốn tầng gác, chào những nhà truyền giáo đã tụ tập trong gian phòng chung. Những nhà truyền giáo đang ngồi sát nhau ăn điểm tâm. Có lẽ chính sự tương phản giữa những lời nói và hành động làm ông vui. Vandoosler đi ấn chuông nhà người láng giềng.
Pierre Relivaux không thích sự xâm nhập vào nhà mình. Vandoosler đã dự kiến điều này và ông chọn cách tấn công trực tiếp là: cựu Cảnh sát, lo lắng về vợ ông ta mất tích, những câu hỏi đặt ra, ta sẽ khá hơn ở bên trong nhà, Pierre Relivaux trả lời những gì mà Vandoosler chờ đợi, có nghĩa là chuyện đó chỉ liên quan tới ông.
– Rất đúng – Vandoosler nói trong lúc vào trong bếp mà không được mời – nhưng có một hài cốt. Cảnh sát có thể đến thăm ông chốc lát vì họ cho rằng việc đó có liên quan tới họ. Vậy tôi xét rằng những lời khuyên trước của một cựu Cảnh sát già sẽ có thể có ích đối với ông.
Đúng như dự kiến, Pierre Relivaux cau mày.
– Cảnh sát ư? Nhân danh gì? Vợ tôi, theo tôi biết, có quyền vắng mặt.
– Tất nhiên. Nhưng đã xảy ra một chuỗi những tình tiết đáng buồn. Ông có nhớ cách đây mười lăm ngày có ba công nhân đến đào một cái hào trong vườn của ông không?
– Tất nhiên là biết. Sophia đã nói với tôi rằng họ kiểm tra những đường dây điện cũ. Tôi không quan tâm tới việc đó.
– Rất tiếc – Vandoosler nói – Bởi vì vấn đề không phải là những nhân viên của thành phố, cũng không phải bất cứ điều gì đáng kể. Không bao giờ có đường dây điện nào trong vườn của ông cả. Ba gã ấy đã nói dối đấy.
– Việc đó không có ý nghĩa chứ! – Relivaux kêu lên – Cái mớ lộn xộn ấy là gì? Có quan hệ gì với Cảnh sát hoặc với Sophia?
– Chính đó mà mọi thứ rối tung lên – Vandoosler nói, vờ như thành thực lấy làm tiếc cho Relivaux – Một người ở phường, một kẻ sục sạo, dù thế nào đi nữa đó là một người không mang ông ở trong lòng y, đã biết được sự gian trá. Tôi cho rằng người đó đã nhận ra một công nhân và đã hỏi anh ta. Dù sao thì người đó cũng báo cho Cảnh sát. Tôi biết chuyện đó, tôi còn có vài cuộc tiếp xúc ở đó.
Vandoosler nói dối với vẻ dễ dàng và thích thú. Cái đó làm cho ông hoàn toàn thoải mái.
– Cảnh sát đã bỡn cợt và bỏ qua – Ông nói tiếp – Cảnh sát đã bớt bỡn cợt khi vẫn nhân chứng ấy phật ý đã tăng cường sự sục sạo của mình và đã báo cho họ biết rằng vợ ông đã “mất tích mà không báo trước”, như người ở trong phường đã nói. Mặt khác cái hào trái phép ấy đã được chính vợ ông yêu cầu đào qua dưới cây sồi non mà ông trông thấy ở đó.
Vandoosler chỉ cái cây trong lúc lơ đãng chỉ ngón tay về phía cửa sổ.
– Sophia đã làm thế ư? – Relivaux nói.
– Bà ấy đã làm việc đó theo lời nhân chứng ấy. Đến nỗi Cảnh sát biết rằng vợ ông lo rằng cái cây từ trên trời rơi xuống bà. Bà ấy đã cho đào ở dưới cái cây. Từ đó, bà ấy mất tích. Đối với Cảnh sát thì mười lăm ngày là quá lắm. Ta nên hiểu họ. Họ lo lắng là có mất tích hay không. Họ sẽ đến để hỏi ông, việc đó là chắc chắn.
– “Nhân chứng” ấy là ai?
– Vô danh. Những người đó hèn nhát.
– Còn ông, ông đã làm gì trong việc này? Nếu Cảnh sát đến nhà tôi, việc đó liên quan gì tới ông?
Câu hỏi bình thường này cũng đã được Vandoosler dự kiến. Pierre Relivaux là một người chu đáo, cứng đầu cứng cổ, không có dấu vết rõ ràng kỳ quặc. Vả lại chính vì thế mà viên cảnh sát già tin là có nhân tình vào ngày thứ bảy – chủ nhật. Vandoosler nhìn ông ta. Có một nửa là thực. Trong lúc này, không quá phức tạp để điều khiển.
– Hãy công nhận rằng nếu tôi có thể xác nhận việc thuật lại những sự việc của ông, việc đó chắc chắn làm họ yên lòng. Tôi đã để lại những kỷ niệm tại chỗ họ.
– Tại sao ông giúp tôi? Ông muốn gì ở tôi? Tiền chăng?
Vandoosler mỉm cười, lắc đầu. Relivaux cũng ngạc nhiên.
– Tuy nhiên – Relivaux nhấn mạnh – hình như trong căn nhà tồi tàn mà các ông đang ở, thứ lỗi cho tôi nếu tôi nhầm lẫn, tất cả các ông đều có vẻ kỳ cục trong…
– Tình trạng khó khăn – Vandoosler nói – Đúng thế. Tôi thấy ông được thông tin khá đấy nhưng ông không để lộ ra.
– Những kẻ cháy túi, đó là nghề của tôi – Relivaux nói
– Dẫu sao chăng nữa, chính Sophia đã nói với tôi như vậy. Vậy lý do gì?
– Cảnh sát đã gây cho tôi những nỗi phiền muộn vô ích trước đây. Khi việc đó làm họ quan tâm, việc đó có thể đi xa, họ không biết dừng lại nữa. Từ đó, tôi có xu hướng cố làm cho những người khác tránh được những điều phi lý ấy. Một sự trả thù nhỏ, tuỳ ý ông nghĩ. Một quyết định chống Cảnh sát. Và rồi tôi quan tâm tới việc đó. Không lấy tiền.
Vandoosler để Pierre Relivaux suy nghĩ về cái lý do chỉ đúng bề ngoài ấy và lập luận tồi. Ông ta có vẻ nuốt trôi những lời nói đó.
– Ông muốn biết điều gì? – Relivaux hỏi.
– Điều mà họ muốn biết.
– Có nghĩa là?
– Sophia đang ở đâu?
Pierre Relivaux dứng lên, giang hai tay và quay vào bếp.
– Bà ấy đã đi. Bà ấy sẽ trở về. Việc nhỏ nhặt không cần để ý tới.
– Họ muốn biết vì sao ông không để ý tới việc nhỏ nhặt.
– Bởi vì tôi không có việc nhỏ nhặt. Bởi vì Sophia đã nói với tôi rằng bà ấy đi. Bà ấy nói với tôi có cuộc hẹn gặp ở Lyon. Đó không phải là chân mây cuối trời!
– Họ sẽ không miễn cưỡng tin ông. Hãy tỏ ra đúng đắn, thưa ông Relivaux. Tôi nghĩ có quan hệ đến sự thanh thản là điều quý giá đối với ông.
– Đó là một việc không có lợi ích gì – Relivaux nói – Thứ ba, Sophia nhận được một bưu thiếp. Bà ấy đã chỉ cho tôi xem. Bên trên là một ngôi sao vẽ nguệch ngoạc và một cuộc hẹn vào giờ ấy trong khách sạn ấy ở Lyon. Đi chuyến tàu tối hôm sau. Không có chữ ký. Thay cho bình tĩnh thì Sophia hối hả. Bà bới óc suy nghĩ cho rằng tấm thiếp ấy do Stelyos Koutsoukis, một người Hy Lạp, bạn trai cũ của bà ấy gửi tới, do hình ngôi sao. Tôi đã có việc giải quyết với gã này nhiều lần trước cuộc hiin nhân của tôi. Một kẻ hâm mộ – tê giác – xung động.
– Xin lỗi?
– Không dám, chẳng có gì. Đó là một kẻ trung thành của Sophia.
– Người tình cũ của bà ấy.
– Tất nhiên – Pierre Relivaux nói – Tôi tin chắc là Sophia đi. Nếu tấm thiếp không biết do ai gửi, có Trời biết điều gì có thể chờ đợi bà ấy. Nếu tấm thiếp do cái gã Stelyos ấy gửi, thật không tốt. Nhưng không có gì để làm, bà ấy lấy túi xách và ra đi. Tôi thú nhận rằng tôi nghĩ gặp lại bà ấy trở về hôm sau. Tôi không biết gì khác.
– Còn cái cây? – Vandoosler hỏi.
– Ông muốn tôi nói gì với ông về cái cây ấy? Sophia đã gây cho tôi cả một câu chuyện rắc rối! Tôi không nghĩ rằng bà ấy đi đến mức cho đào đất dưới cái cây ấy. Bà ấy còn đi tới tưởng tượng ra cái gì nữa? Bà ấy đang không ngừng nói lăng nhăng những chuyện bậy bạ… Hẳn đó là một món quà tặng, thế thôi. Có lẽ ông biết rằng Sophia đã khá nổi tiếng trước khi rút lui khỏi sân khấu. Bà ấy hát.
– Tôi biết chuyện ấy. Nhưng Juliette nói rằng chính ông đã trông thấy cái cây ấy.
– Vâng, tôi đã kể cho cô ấy như vậy. Một buổi sáng, ở hàng rào song sắt, Juliette đã hỏi tôi cái cây mới ấy là thế nào. Xét thấy vẻ lo lắng của Sophia, tôi không muốn giải thích cho cô ta rằng chúng tôi không biết cái cây ấy đến từ đâu và rằng chuyện đó được đồn đại quanh phường. Như ông đã hiểu, tôi thích sự bình thản. Vả lại đó là điều hẳn tôi phải nói với Sophia. Điều đó sẽ tránh được những nỗi buồn phiền.
– Tất cả chuyện đó đều hoàn hảo – Vandoosler nói – Nhưng ông là người duy nhất nói ra điều này. Sẽ rất tốt nếu ông có thể cho tôi xem tấm bưu thiếp ấy, để chúng tôi có thể gặp bà nhà.
– Rất tiếc – Relivaux nói – Sophia đã mang nó theo vì trong đó có những chỉ dẫn để làm theo. Ông hãy thông cảm.
– A! Đáng buồn nhưng không quá nghiêm trọng. Tất cả chuyện đó đứng vững được.
– Rõ ràng là chuyện đó đứng vững! Vì sao mà người ta chê trách tôi điều gì đó?
– Ông biết rõ những Cảnh sát nghĩ gì về người chồng khi vợ người đó mất tích.
– Thật ngớ ngẩn.
– Vâng, ngớ ngẩn thật.
– Cảnh sát sẽ không đi được tới đó – Relivaux nói trong khi đập bàn tay cứng rắn lên bàn. Tôi không phải như bất cứ ai.
– Vâng – Vandoosler nhẹ nhàng nhắc lại – Như mọi người.
Vandoosler từ từ đứng lên.
– Nếu những Cảnh sát đến gặp tôi, tôi sẽ theo hướng của ông – Ông ta nói thêm.
– Không cần. Sophia sẽ trở về.
– Chúng ta hy vọng điều đó.
– Tôi không lo ngại đâu.
– Vậy thì càng hay. Xin cám ơn sự thành thật của ông.
Vandoosler qua vườn để về nhà mình. Pierre Relivaux nhìn ông đi xa và nghĩ: Vì lẽ gì mà lão nhúng mũi vào, cái lão quấy rầy này?

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.